Category

Tin Tức Khỏe

Category

Tham vọng! Nguồn gốc đầy uy lực của cả điều tốt đẹp và xấu xa

Bạn có phân biệt được khát vọng và tham vọng không? Có nhiều điều giữa cuộc sống chỉ cách nhau một màng ranh giới mỏng manh, rất dễ nhầm lẫn, khát vọng và tham vọng cũng thế. Khát vọng là những mong muốn của con người về những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Tham vọng cũng giống khát vọng nhưng mức độ cao hơn. Những mong muốn của tham vọng rất lớn lao, vượt xa hiện thực và nếu không biết kiềm chế thì sẽ trở nên quá tham vọng và đánh mất nhiều điều tốt đẹp.

Một người quá tham vọng có thể sẽ suy nghĩ quá nhiều, luôn nghĩ mọi cách để đạt được tham vọng đó, dẫn đến mệt mỏi, hao tốn thời gian, thêm lo lắng và áp lực cho bản thân. Những bạn trẻ chưa đạt được thành công, thành tích hay công lao gì thường ôm tham vọng lớn. Nhưng, bạn nên biết giới hạn, nắm rõ khả năng của mình để không phải rượt đuổi theo những giá trị hư ảo ngoài tầm với. Đừng lấy câu nói “Không có gì là không thể” để ngụy biện, dễ dẫn tới tự phụ, tự tin thái quá. 

Quá tham vọng, quá cầu toàn sẽ chỉ đem đến tác dụng ngược, vậy bạn đã biết đường cố gắng đúng cách chưa? - Ảnh 1.

Tôi có quen biết một người đàn ông trung niên, ông ấy là trụ cột của gia đình mình, mọi chuyện trong nhà hầu như đều do ông ấy lo gánh. Tiền ông ấy kiếm được không ít nhưng cũng không phải quá nhiều để đủ mua những gì ông ấy muốn. Gia đình ông ấy đều thích mua sắm, hưởng thụ nên dù không có đủ tiền vẫn mua nào smartphone, xe hơi… bằng tiền vay mượn khắp nơi. Đến khi ra smartphone hay xe hiệu mới thì liền bán cũ chạy theo mốt mới cho “sành điệu”, “kịp với thời đại”.

Và đương nhiên, họ không đủ tiền trả nợ, ông ấy và vợ tiếp tục mượn tiền nơi khác rồi “lấy đầu này đắp đầu kia”, mãi lẩn quẩn trong vòng tròn tham vọng hưởng thụ xa hoa và nợ nần không dứt. Có lẽ đọc đến đây bạn sẽ thắc mắc vợ và con ông ấy đâu đúng không? Vợ ông ấy chỉ ở nhà làm nội trợ vì từ nhỏ đã nghỉ học, bà ấy cũng không có kiến thức gì nhiều, lại sợ vất vả. Bà ấy trông mong đứa con gái đang tuổi trưởng thành lớn lên sẽ được gả cho đại gia, nhà giàu để cùng hưởng thụ cuộc sống sung sướng nên đầu tư vẻ ngoài cho nó mà mặc cho nó lơ là việc học…

Thật ra tham vọng đúng hoàn cảnh có thể là động lực cố gắng, là một liều doping hữu hiệu. Nhưng nếu quá tham vọng, quá ham muốn những gì vượt xa tầm với, muốn sớm sở hữu được nó trong khi mình chưa đủ khả năng sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược mà thôi.Như ví dụ trên thì chúng ta có thể thấy quá tham vọng đem lại quá nhiều tai hại: khiến ta mệt mỏi, khó hài lòng, không thỏa mãn và tất nhiên không thể hạnh phúc. Ta sẽ không kiềm chế được bản thân: che lấp lý trí và trái tim. Ngoài ra, nếu đã thực hiện nhiều lần mà không hoàn thành được mục tiêu đề ra thì người quá tham vọng sẽ gánh những hệ lụy như: bất lực, tự ti và chán nản, dần bị đánh gục bởi chính mình. 

“Trái tim thật nhỏ, nhưng lại khao khát những điều to lớn. Nó chẳng đủ để làm bữa tối của một chú diều hâu, thế nhưng toàn bộ thế giới đều không đủ đối với nó” – Francis Quarles

Quá tham vọng, quá cầu toàn sẽ chỉ đem đến tác dụng ngược, vậy bạn đã biết đường cố gắng đúng cách chưa? - Ảnh 3.

Đừng bao giờ chờ đợi một thứ gì đó thật hoàn hảo

Người theo chủ nghĩa hoàn hảo, hay người cầu toàn (perfectionist) là người có xu hướng muốn mọi thứ liên quan tới họ đều phải hoàn hảo, từ công việc, gia đình đến bạn bè, quan hệ xã hội. 

Trên đời không có gì hoàn mỹ nếu không muốn nói là có rất nhiều nghịch lý và bất công, nên con người ai cũng phải chấp nhận những khiếm khuyết, thiếu sót mà đi tiếp chứ không thể vì một việc không vẹn tròn mà dừng lại.

Những người cầu toàn sẽ hoàn thành đầy đủ những mục tiêu đề ra một cách hoàn mỹ nhất, điều đó cũng có lợi trong hoàn cảnh nhất định nhưng nhìn chung toàn diện thì hại nhiều hơn lợi. Quá cầu toàn sẽ khiến ta không thể thích ứng, khó chấp nhận hiện thực, hoàn cảnh rồi khiến ta mệt mỏi và “đuối nước” giữa dòng chảy của thời gian và cuộc đời, dần cũng sẽ chán nản, thụt lùi và bỏ cuộc như quá tham vọng, để rồi thua cả một người tầm thường. Chẳng những thế, quá cầu toàn còn gây khó chịu cho mọi người xung quanh, khiến các mối quan hệ dần mờ nhạt.

Nói như vậy không phải cổ vũ những người không hề có ý chí cầu tiến, không hề có ham muốn gì để thành động lực phấn đấu hay cho phép mình sơ suất, cẩu thả vì nghĩ không cần hoàn mỹ, mà chúng ta phải biết chừng mực và giới hạn. Hai đặc tính trên xuất phát từ nhận thức nên có thể từ từ điều chỉnh được. Đừng để sau thật nhiều thất bại mới khiến bạn thay đổi. Hãy nhớ: “Đừng bao giờ chờ đợi một thứ gì đó thật hoàn hảo, vì rằng, không có ai hoàn hảo cả và vì rằng chỉ khi bạn yêu chúng, chúng mới trở nên hoàn hảo mà thôi!”

Vậy, làm thế nào để cố gắng đúng cách? Có nhiều loại cố gắng và quan trọng nhất không thể thiếu là cố gắng nâng cao cấp độ tư duy, nhận thức của bạn để tránh và kéo mình ra trong hai trường hợp trên.

Dưới đây là trình tự để việc cố gắng mang lại hiệu quả:

1.Nghĩ xa rộng về lợi ích lâu dài và xác định rõ mục tiêu

2.Tìm động lực, vật xúc tiến để xem thành động lực duy trì cố gắng

3.Chỉ suy nghĩ và nói thì không đem lại kết quả cuối cùng, hãy bắt tay vào hành động và cố gắng từng chút một để đạt được mục đích to lớn và lâu dài, đừng cố gắng ngay đến bán mạng. Hãy thực hiện một cách đều đặn, xuyên suốt chứ đừng “cố quá” để rồi hai chữ ấy bị lật ngược.

Và… khi đã cảm thấy bản thân đã cố gắng hết mức rồi nhưng không đạt được cố gắng như mong muốn thì đừng buồn. Điều thực sự đáng buồn là khi bạn không thực sự cố gắng để biết được kết quả là thành công hay thất bại mà thôi. Dù cố gắng hết mức mà vẫn thất bại thì vẫn thu nạp về trải nghiệm, bài học và hoài niệm sau này.  

“Ai chờ đợi để làm nhiều điều tốt đẹp cùng một lúc sẽ chẳng bao giờ làm gì cả” – Samuel Johnson



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

Nhiều người thường có thói quen ngủ nướng đến tận 9 – 10 giờ sáng mới dậy. Tuy nhiên, nếu thay đổi thói quen này và bắt đầu dậy sớm từ 6 giờ sáng thì bạn sẽ cảm thấy cơ thể minh mẫn, tỉnh táo hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu thực hiện một số thói quen tốt cho sức khỏe sau đây trước 7 giờ sáng thì bạn sẽ luôn có đủ năng lượng để làm việc và hoạt động suốt cả ngày.

Co duỗi người

Khi vừa thức dậy, cơ thể bạn sẽ cần một chút thời gian để thích nghi với trạng thái thức tỉnh. Do đó, hãy co duỗi người nhẹ nhàng trên giường để máu lưu thông khắp các cơ bắp, sau đó mới từ từ ngồi dậy sẽ giúp cơ thể sẵn sàng hoạt động hơn.

Trước 7 giờ sáng mỗi ngày, đây là 5 việc bạn nên làm để duy trì sức khỏe cơ thể tốt nhất - Ảnh 1.

Uống nước chanh ấm loãng

Thận và gan của bạn sẽ được đào thải độc tố hiệu quả nếu bạn uống một cốc nước chanh ấm loãng vào trước 7 giờ sáng mỗi ngày. Mặt khác, nước chanh cũng giúp tăng cường tiêu hóa nên giúp bạn dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ngày tốt hơn.

Trước 7 giờ sáng mỗi ngày, đây là 5 việc bạn nên làm để duy trì sức khỏe cơ thể tốt nhất - Ảnh 2.

Ăn sáng

Tất nhiên là sẽ không thể bỏ qua việc ăn sáng trước 7 giờ sáng được, bởi những người bỏ bữa sáng thường dễ bị suy dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và không đủ tỉnh táo làm bất cứ việc gì trong ngày.

Uống một tách trà gừng

Trà gừng giúp cho tinh thần luôn tỉnh táo, minh mẫn vào sáng sớm. Bên cạnh đó, trà gừng còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm và chống lại các vi sinh vật gây hại cho cơ thể. Vậy nên, việc nhâm nhi một tách trà gừng cũng là điều nên làm trước 7 giờ sáng mỗi ngày bạn nhé.

Trước 7 giờ sáng mỗi ngày, đây là 5 việc bạn nên làm để duy trì sức khỏe cơ thể tốt nhất - Ảnh 3.

Đi bộ hoặc thiền định

Đây cũng là 2 bộ môn tốt mà bạn nên thực hiện trước 7 giờ sáng. Đặc biệt, nếu bạn duy trì việc thực hiện 2 bộ môn này đều đặn sẽ dần cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và tinh thần luôn sảng khoái, tỉnh táo.

Trước 7 giờ sáng mỗi ngày, đây là 5 việc bạn nên làm để duy trì sức khỏe cơ thể tốt nhất - Ảnh 4.



Theo Gà


Theo Trí Thức Trẻ/HELINO

Năm 208 CN, Tào Tháo dẫn quân xuôi nam, tiến đánh Kinh Châu. Lưu Bị thua trận bỏ thành chạy trốn.

Trong trận Trường Bản năm ấy, Tào Tháo sai Tào Thuần dẫn năm ngàn binh sĩ tinh nhuệ đi truy kích Lưu Bị, khiến ông phải bỏ lại vợ con, dẫn theo Trương Phi, Gia Cát Lượng và mấy chục kỵ binh hoảng hốt tháo chạy.

Đội quân từng gây nên nỗi ám ảnh trong cuộc đời của Lưu Bị năm xưa chính là “Hổ Báo Kỵ” dưới trướng Tào Tháo.

Hé lộ bí mật về đội quân tinh nhuệ tập hợp toàn cao thủ

Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa gần như không hề nhắc tới nhóm binh sĩ tinh nhuệ mang tên Hổ Báo Kỵ. Nhưng nhiều sử liệu vẫn lưu lại không ít thông tin, trong đó tiêu biểu là “Tam Quốc chí” và “Ngụy thư”.

Sở dĩ đội quân ấy có tên là Hổ Báo Kỵ, bởi nhóm binh lính này sở hữu sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ, khi tác chiến dũng mãnh chẳng khác nào hổ báo.

“Ngụy thư” ghi lại, đội quân này “đều là những người kiêu duệ trong thiên hạ, hoặc từ trăm người mới chọn được một”. Từ đó có thể thấy, Hổ Báo Kỵ là đội quân tập hợp toàn các cao thủ.

Đội quân đặc biệt của Tào Tháo từng khiến đối thủ như Lưu Bị, Mã Siêu khiếp đảm - Ảnh 1.

Hổ Báo Kỵ là đội quân tuyển chọn toàn các cao thủ. (Ảnh minh họa).

Những danh tướng mạnh nhất dưới trướng Tào Ngụy đều bước ra từ “lò đào tạo” nghiêm ngặt của Hổ Báo Kỵ.

Trong đó có 8 vị tướng nổi tiếng được mệnh danh là “Bát Hổ Kỵ” từng được nhắc tới trong “Tam Quốc chí”, bao gồm Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Thượng, Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Tào Chân, Tào Tu.

Đây là minh chứng khẳng định Hổ Báo Kỵ sở hữu đội hình chiến đấu cực mạnh, thậm chí là nhóm quân đứng đầu Tam Quốc thời bấy giờ.

Đáng chú ý hơn, người nắm giữ vai trò thống lĩnh đội quân đặc chủng này từ trước đến nay đều xuất thân từ gia tộc họ Tào.

Không chỉ mang trong mình dòng máu Tào gia, những người đảm nhiệm chức này còn cần phải sở hữu năng lực vượt trội, cùng với đó là sự tín nhiệm và tin tưởng tuyệt đối từ quân chủ.

Chỉ truyền lại quyền thống lĩnh Hổ Báo Kỵ cho người có thực lực trong gia tộc, chỉ riêng điều này đã cho thấy đây là đội quân chủ đạo của tập đoàn chính trị Tào Ngụy.

Nỗi ám ảnh của các thế lực đối địch với Tào Ngụy

Mặc dù những trận chiến có sự tham gia của Hổ Báo Kỵ được ghi lại không nhiều, nhưng đội quân này vẫn lưu danh sử sách với 4 chiến tích nổi bật dưới đây.

Chiến tích đầu tiên của đội quân này được sử liệu ghi lại xảy ra vào năm Kiến An thứ 9, trong trận chiến tại Nam Bì cùng Viên Đàm. Khi đó, Tào Thuần đã “thống lĩnh Hổ Báo Kỵ bao vây Nam bì”, “tấn công chớp nhoáng, khiến Đàm bại trận. Binh sĩ dưới quyền chém đầu Đàm”.

Năm Kiến An thứ 12, Tào Tháo tiến lên phía bắc để chinh phạt các bộ tộc Ô Hoàn. Bấy giờ, Tào Thuần dẫn Hổ Báo Kỵ ra chiến trường, lấy thủ cấp của thiền vu Ô Hoàn là Thạp Đốn ngay tại trận.

Năm Kiến An thứ 13, quân Tào tiến đánh Kinh Châu. Đội quân khiến Lưu Bị phải bỏ lại vợ mình trong trận Trường Bản để tháo chạy cũng chính là Hổ Báo Kỵ”.

Tới năm Kiến An thứ 16, trong trận đánh với Mã Siêu, Tào Tháo áp dụng chiến thuật “trước dùng khinh kỵ binh, chiến đấu hồi lâu thì cho Hổ Báo Kỵ ra đánh giáp công để đại phá”, đánh bại quân đoàn “Tây Lương thiết kỵ” tinh nhuệ của vị tướng họ Mã.

Đối mặt với những trận chiến gian khó, chiến đấu với những đối thủ tiếng tăm, thành tích của Hổ Báo Kỵ như vậy phải nói là rất đỗi huy hoàng.

Đội quân đặc biệt của Tào Tháo từng khiến đối thủ như Lưu Bị, Mã Siêu khiếp đảm - Ảnh 2.

Đội quân Hổ Báo Kỵ của Tào Tháo từng ghi được nhiều chiến công oanh liệt, thậm chí đã lấy mạng nhiều nhân vật khét tiếng thời bấy giờ. (Tranh minh họa).

Từ những chiến tích của đội quân này, có thể thấy Tào Tháo tận dụng Hổ Báo Kỵ một cách rất thông minh. Vị quân chủ này thường tung ra nhóm binh sĩ tinh nhuệ nhất của mình ở vào thời điểm mấu chốt nhất.

Bên cạnh đó, sử liệu còn lưu lại một chi tiết khác chứng minh tầm quan trọng của Hổ Báo Kỵ. Sau khi Tào Thuần mất, Tào Tháo đã đích thân làm thống lĩnh của đội quân này cho đến lúc qua đời.

Việc này khẳng định, Tào Tháo rất mực coi trọng vai trò của Hổ Báo Kỵ nên mới đưa ra quyết định trực tiếp chỉ đạo đội quân tinh nhuệ nhất của mình.



Theo Trần Quỳnh


Thời đại

Những chú “gà siêu nhân”

Hãy gạt đi những con số sửng sốt về số lượng bài thi, số điểm được nâng trong kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang, ta đã bao giờ đặt mình vào vị trí của các em và hỏi: có phải đứa trẻ nào cũng “thèm” điểm không? 

Có thể trong số chủ nhân của những điểm số trên trời ấy có em thích trở thành thợ cắt tóc, thành vũ công, thợ trang điểm… những nghề hoàn toàn không cần thiết phải bon chen vào không khí sôi sục dùi mài kinh sử của hàng triệu thí sinh cả nước. Nhưng làm sao các em có thể chống đỡ lại chiếc vung tư tưởng nặng nề úp lên đầu từng ngày từng giờ? 

Xét cho tới cùng, các em chỉ là nạn nhân, nạn nhân của bệnh thành tích không chỉ trong giáo dục mà đã di căn đến mọi ngõ ngách trong cuộc sống. Các em bị biến thành công cụ để thoả mãn khao khát của các bậc cha mẹ về sản phẩm của họ: những siêu nhân tài giỏi.

Tôi đọc được nhiều bình luận, phê phán các em. Những lời sắc như dao nhọn ấy, đến người trưởng thành còn thấy tổn thương, huống hồ, đây chỉ là những cô cậu học trò chỉ quen với sân trường, sách vở, mới chập chững bước vào đời thì liệu sẽ choáng váng chừng nào.

Dư luận có quan tâm cảm xúc của các em không? Trộm nghĩ tới những đứa trẻ tự kết liễu đời mình ở độ tuổi đẹp nhất bởi những nỗi xấu hổ mà chúng vẫn nghĩ nguyên nhân do bản thân gây nên, tôi hoảng hốt. Không nhiều người nghĩ “hộ” những tâm hồn non nớt ấy có thể bị tổn thương sâu sắc, sang chấn tâm lý, hậu quả là những thứ dễ nhìn thấy, rất gần.

Ta thường khó chịu về tắc đường, về ô nhiễm môi trường, ta phàn nàn về những thứ lớn lao vĩ đại nhưng lại thoả hiệp với những thói xấu tưởng nhỏ bé mà vô cùng quan trọng trong ngôi nhà của mình: dối trá, áp đặt.

Những đấng sinh thành đã từng trải qua giai đoạn như các con: ôn luyện đến kiệt sức, thi cử cân não. Thế sao họ vẫn điềm nhiên áp đặt vào thế hệ sau của mình, thậm chí tìm mọi cách dù gian dối để đặt con mình vào nơi chúng không thuộc về?

Phù phép điểm thi ở Hà Giang: Người lớn khát danh, thèm điểm nhưng đừng biến con em mình trở thành một thế hệ thất bại - Ảnh 1.

Sống hộ con: thương con hay là hại con?

Nhỏ thì bố mẹ chọn sẵn cho con từ giày dép đến áo quần; lớn lên chọn cho con ngành học, trường lớp; ra trường chọn cho con việc làm. Câu nói nằm lòng mà đứa trẻ nào cũng thuộc: “trên đời chỉ có ba mẹ thương con vô điều kiện thôi” liệu có thật sự đúng?

Điểm cao của con là niềm vui của cha mẹ, làm nghề danh giá như gia đình muốn là niềm kiêu hãnh đối với xã hội; thành công là thước đo cho sự hiếu thảo mà con cái cần đền đáp lại công lao của người lớn, những điều kiện ấy mặc định tốt cho con nhưng ba mẹ không quan tâm con thật sự phù hợp và yêu thích hay không?

Liệu đứa trẻ ấy có đang sống cuộc đời như mình muốn? Có lẽ nhiều ba mẹ đang vuốt ve cái danh của mình, “cố tình không biết’’ con cái đang chật vật sống như một gánh nặng phải trả. Liệu rằng ai cũng sẵn sàng nói với con sau những kỳ thi căng như dây đàn như đợt THPT quốc gia vừa rồi rằng: con đỗ hay trượt không quan trọng, chỉ cần con chọn con đường như con muốn, con sống tử tế và lương thiện, ba mẹ luôn ủng hộ? Đừng để mất con trong chính ngôi nhà của mình: nơi mà lẽ ra chúng được yêu thương, được tôn trọng mọi sở thích dù chúng có làm giáo sư, bác sĩ hay đơn giản chỉ là một thợ làm móng hay phục vụ nhà hàng.

Kỳ vọng của cha mẹ thực sự đáng sợ, nó không giết chết những đứa trẻ ngay lập tức mà gặm nhấm dần dần, biến chúng thành những cỗ máy được lập trình sẵn. 

Một gia đình, nhiều gia đình, một đứa trẻ, nhiều đứa trẻ được tạo ra như thế sẽ trở thành một thế hệ thất bại. 

Những đứa trẻ khổ sở và chán nản khi phải học những thứ chúng không hề muốn, làm những thứ chúng không hề thích. Chúng sẽ phát triển thế nào nếu không có đam mê, không cần phải chịu trách nhiệm trước lựa chọn của mình? 

Trước khi nói đến những nguyên nhân vĩ mô mà xã hội phải chịu trách nhiệm, hãy tự hỏi: chúng ta, bậc làm cha làm mẹ đã thương con như thế nào? Con đã thật sự được thoát khỏi cái bóng của cha mẹ chưa? Chúng ta đang yêu con hay yêu chính mình qua con cái? Hy sinh cho con hay ích kỷ? Hai khái niệm này có phải đang bị đánh đồng với nhau? Và nếu cha mẹ không si mê thành tích và cật lực biến con thành cỗ máy chạy đua thành tích, thì liệu những “bàn tay ma thuật” sửa điểm kia có xuất hiện hay không?

Rất có thể sẽ còn tiếp diễn nhiều những vụ việc “phù phép” điểm ở Hà Giang như thế trên đất nước này nếu vẫn còn tồn tại tư duy biến con cái thành công như mình muốn bằng mọi giá trong đầu các bậc làm cha làm mẹ. Cái giá phải trả có khi sẽ day dứt đằng đẵng cả một cuộc đời con người bởi những suy nghĩ u mê, tăm tối ấy. Chúng ta có đang lạm quyền “làm” cha mẹ không?

Chuyện tiêu cực ở Hà Giang khiến tôi nhớ ngay đến câu chuyện nhặt nhạnh được trên mạng: một ông vua sai giết hết trâu trên đất nước để lấy da trải mặt đất giúp mọi người không bị chảy máu chân khi giẫm vào đá. Rồi một vị hiền triết đến hiến kế rằng ông chỉ cần ra lệnh làm cho mỗi người một đôi giày để đi, sẽ chẳng ai bị đau chân nữa. 

Thay đổi những điều lớn lao chưa bao giờ có thể làm ngay lập tức và dễ dàng nhưng nếu chắt chiu, thay đổi từ những việc nhỏ thì hoàn toàn có thể. 

Chúng ta có thể làm người thầy tốt trong ‘’trường nhà’’ của mình đúng không? Bạn có đang thực sự thương con mình?



Hải Dương


Theo Trí Thức Trẻ

Những người bạn kim loại

Fuli – một chú chó robot sử dụng trí tuệ nhân tạo để giao tiếp và chăm sóc những người một mình, đang gây sốt trong cộng đồng mạng Trung Quốc thời gian gần đây.

Những tính năng tương tự cũng xuất hiện trên Paro – một robot hình hải cẩu hay Tamagotchi – một chú gà ảo có cảm biến đặc biệt để phát hiện cảm xúc người dùng. Những thông tin thu nhận sẽ được lưu trữ trong một hồ sơ cá nhân và dùng để tương tác lại với chú nhân của chúng. Những con robot này có thể ca hát, cười, động viên hay khích lệ tinh thần chủ nhân tùy từng trường hợp nhất định.

Theo nhà thiết kế Zhang Jianning, nhưng con robot cũng có khả năng thu hút sự chú ý chủ nhân và thực hiện một số công việc nhất định, ví dụ như nhận thư từ khi họ đi vắng hay gọi cấp cứu khẩn cấp nếu phát hiện chủ sở hữu đã bị ốm.

Fuli – một chú cho robot đã được giới thiệu tại Yunqi 2050, một triễn lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ từ các nhà phát minh trẻ. Zhang, một sinh viên tốt nghiệp tại Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh, đã thiết kế Fuli không đơn giản chỉ là một món đồ chơi mà còn có một vẻ ngoài đáng yêu để dễ tiếp cận một số lớn những người Trung Quốc trẻ tuổi đang sống một mình.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 1.

Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển

Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển những năm gần đây. Vào thời điểm khi ngày càng nhiều người ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn độc thân và sống một mình lâu hơn, các công ty công nghệ đã phát triển những người bạn robot đặc biệt để lấp đầy khoảng trống tình cảm.

Từ những robot mang hình dáng vật nuôi đến bạn gái thực tế ảo, các robot này ngày càng đa dạng và được phát triển trên những công nghệ tiên tiến nhất. Có thể ví như đó chính là Siri của Apple và Alexa của Amazon bước từ màn hình điện thoại ra thực tế. Và ngạc nhiên thay, có vẻ như người tiêu dùng đang rất đón chờ những sản phẩm này và sẵn sàng chi đậm để sở hữu chúng.

Thế hệ “vườn không nhà trống”

“Một số người cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với máy tính thay vì con người”, Kitty Fok – giám đốc quản lý của công ty IDC China tại Bắc Kinh, một công ty chuyên phân tích công nghệ cho biết. Khi xã hội vận hành theo đồng tiền thì con người càng ngày càng cảm thấy cô đơn. Vì thế, thị trường cho những người “bạn đồng hành” bằng robot ngày càng phát triển, Fok ví von.

Sáu mươi sáu triệu thanh niên đang sống một mình ở Trung Quốc vào năm 2014, theo số liệu của chính phủ. Bắc Kinh ước tính rằng vào năm 2020, những người đàn ông độc thân có thể đông hơn những phụ nữ độc thân ở Trung Quốc tới 30 triệu người. Đây có thể coi là hệ quả của chính sách một con tại Trung Quốc, khi tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trên đất nước này.

Và tình hình cũng không sáng sủa hơn ở nhiều nước khác.

Ở Nhật Bản, cứ bốn người đàn ông trưởng thành thì có một người độc thân. Con số này với nữ giới là một trên bảy. Đây là con số đáng báo động kể từ sau Thế chiến thứ hai. Trong số những người độc thân này, hơn 60% số người không duy trì bất cứ quan hệ cá nhân nào. Tương tự ở Hàn Quốc, các hộ gia đình độc thân đang ngày càng phổ biến và ngày nay đã chiến một phần tư tổng số hộ gia đình cả nước, theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn giảm dần kết hợp với những ngày làm việc kéo dài đang thay đổi cấu trúc xã hội ở Đông Á. Giới trẻ ngày càng khác biệt với thế hệ đi trước, khi mà thời gian dành cho đời sống xã hội hãy các mối quan hệ cá nhân ngày càng ít đi.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 2.

Cuộc sống bận rộn của người Nhật là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới hiện tượng này.

Những thanh niên “vườn không nhà trống” – cách họ được gọi ở Trung Quốc, đã trở nên phổ biến đến mức trở thành một thị trường tiềm năng để khai thác. Từ các gian hàng karaoke một người ở Trung Quốc cho đến các cửa hàng một người ăn ở Hàn Quốc, các dịch vụ nhắm đến những khách hàng đi một mình đang ngày càng phát triển và làm ăn phát đạt.

Nhiều người trẻ chọn cách sống độc lập và tách khỏi gia đình, thậm chí có thể xem quyền tự chủ cá nhân như một hình thức giải thoát khỏi những luật lệ và quy tắc phiền hà của các thế hệ đi trước. Tuy vậy sự tự chủ của họ không nhất thiết giúp việc sống một mình trở nên dễ dàng hơn. Đây là lúc mà một sản phẩm như chú chó robot Fuli có thể có ích. Sau một ngày dài mệt mỏi trong văn phòng và không có ai đợi ở nhà, Fuli sẽ giúp người dùng thấy dễ chịu và đỡ cô đơn hơn trong chính ngôi nhà của mình.

Đối với những người thích trò chuyện với người bạn ảo của họ, thì XiaoIce – một chatbot nói tiếng Quan Thoại của Microsoft có thể đáp ứng điều này. Không giống như các cuộc nói chuyện thông thường, XiaoIce sử dụng những cụm từ sống động như thật và linh hoạt tùy từng hoàn cảnh. Các kỹ sư đã thiết kế XiaoIce chuyên cho việc giao tiếp với người sử dụng và XiaoIce thậm chí còn có thể gây ngạc nhiên cho người dùng, chẳng hạn như đặt báo thức trên điện thoại và quản lý những dịch vụ tiện ích hàng ngày.

“Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng”, các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018. “Nhu cầu tình cảm và thuộc về số đông là một số nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, xây dựng các phần mềm trò chuyện để giải quyết những nhu cầu này là vấn đề cấp thiết với xã hội của chúng ta”.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 3.

“Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng”, các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018

Có lẽ vì vậy mà ngày càng nhiều các công ty áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm của họ. Việc này làm cho các sản phẩm trở nên “tình cảm” hơn, hoặc trong một vài trường hợp, là “khêu gợi” hơn.

Vào năm 2016, một công ty công nghệ cao ở Tokyo tên Vinclu đã giới thiệu Azumi Hikari, một trợ lý nhà ảo được chiếu như một hình ba chiều trong một ống kính gọi là Gatebox. Hikari có thể bật và tắt đèn, điều khiển hệ thống sưởi hay làm bất cứ công việc gì mà một ứng dụng quản lý nhà có thể làm được. Đặc biệt hơn, cô ấy sở hữu một bề ngoài dễ thương và một giọng nói dễ chịu, thứ làm Hikari cực kì nổi bật và thu hút nhiều sự quan tâm.

Mặc dù không hoàn toàn giống như Joi, bạn đồng hành ảo của Ryan Gosling trong bộ phim Blade Runner 2049, Hikari cũng có thể làm được một vài điều đáng kinh ngạc. Cô ấy biết cách động viên và thúc giục, cũng như nhắc nhở và hỏi han. Hikari có thể làm bạn thật sự muốn về nhà, điều mà một ứng dụng quản lý nhà không thể làm nổi.

Với giá 2.700 đô la Mỹ, Gatebox hiện đã được bán hết ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Một phát ngôn viên của Vinclu cho biết người dùng Gatebox đã cảm nhận một sự thay đổi rõ rệt so với những ngày “vô cảm” trước đây. Trước thành công vang dội của Gatebox, Line Corp – chủ sở hưu dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất của Nhật Bản, đã mua lại phần lớn cổ phần của Vinclu để tích hợp lên ứng dụng của mình. Và Hikaru không phải là trợ lý ảo duy nhất gây sốt trong thời gian gần đây.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 4.

Hikari – một trợ lý ảo 3 chiều, có thể làm bạn thật sự muốn về nhà, điều mà một ứng dụng quản lý nhà không thể làm nổi

Vào năm 2017, công ty iQiyi của Trung Quốc, một dịch vụ truyền hình trực tuyến thuộc sở hữu của Baidu trong Netflix, đã bổ sung một trợ lý AI vào tai nghe thực tế ảo nhằm tăng doanh thu. Trợ lý ảo này, có tên Vivi, chủ yếu nhằm giúp người dùng chọn video từ danh mục iQiyi, nhưng Vivi cũng có thể tán tỉnh, trả lời một số câu hỏi và nhảy với người dùng trong môi trường ảo.

Sau khi vấp phải sự phản đối từ phương Tây về những vấn đề liên quan đến nữ quyền, iQiyi sau đó đã gỡ bỏ Vivi, nhưng đại diện công ty cho biết một phiên bản tái lập trình của Vivi sẽ được phát hành vào một ngày không xa.

Những người bạn của tương lai

Tại một công ty công nghệ tên là Couger, một nhóm kỹ sư khởi nghiệp của Nhật Bản đang phát triển một người bạn đồng hành từ trí tuệ nhân tạo mà không cần kết nối với tai nghe, ống và màn hình.

“Virtual Human Agent” hay VHA của nhóm kĩ sư này sử dụng công nghệ không dây và blockchain để “sống” bên ngoài thiết bị. Trong video trình diễn, nguyên mẫu VHA đã “nhảy” từ màn hình máy tính để bàn sang màn hình điện thoại thông minh của người dùng và tiếp tục di chuyển quanh phòng bằng cách tương tác liên tục với các thiết bị kết nối internet trong phòng đó. “Đó là một chiếc ghế đẹp,” VHA nhận xét khi “nhảy” vào chiếc máy ảnh thông minh đang hướng ống kính vào một cái ghế – một ví dụ về cách AI có khả năng phân tích môi trường xung quanh.

Phát ngôn viên của Couger nói rằng, chỉ trong một vài năm nữa thì VHA sẽ theo người sử dụng từ nhà đến nơi làm việc. Về cơ bản, VHA sẽ ở bên và cung cấp cho bạn những thông tin thú vị dù bạn có đi bất cứ đâu, miễn là nơi đó có internet.

Mẫu VHA của Couger được mô tả như một người phụ nữ trẻ mà công ty gọi là Rachel. Giám đốc điều hành của Couger, Atsushi Ishii, cho biết người dùng có thể tùy chỉnh nhân vật theo cách họ thích. Ishii cũng nói rằng khi VHA ra thị trường vào năm 2019 sẽ bao gồm cả sự lựa chọn cho một VHA nam và những khả năng đáng ngạc nhiên khác. Trên hết, Ishii tin rằng điều quan trọng là VHA có thể trở thành bạn của người dùng.

“Nếu bạn nói chuyện với một người, bạn sẽ muốn nói nhiều hơn và chia sẻ nhiều cảm xúc khi bạn đã tin tưởng”, Ishii nói thêm, “Bạn có thể tin tưởng VHA. Sẽ sớm thôi”.

Ishii giải thích rằng càng có nhiều thông tin mà người dùng chia sẻ với VHA, thì càng có nhiều khả năng thông tin đó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của họ. Đối với những người băn khoăn về sự riêng tư, Couger cho biết sự tích hợp công nghệ blockchain của nó đảm bảo rằng thông tin của người dùng trên thực tế đã được phân tách và không thể bị can thiệp từ bên ngoài.

Theo một số chuyên gia về sức khỏe tâm lý, một người bạn đồng hành “ảo” có thể tốt hơn là không có bạn đồng hành nào cả. Do áp lực của cuộc sống hiện đại đối với nhiều người, xu hướng tìm kiếm những người bạn “ảo” này ngày càng được thông cảm và ủng hộ.

“Nếu bạn so sánh AI với những người bạn đồng nghiệp hoặc những người hàng xóm, bạn có thể bị hẫng hụt”, Joyce Chao, một nhà tâm lý học và là một giảng viên tại Đại học Hong Kong cho biết. “Nhưng chúng ta biết rằng cảm giác kết nối với một cái gì đó sẽ tốt cho sức khỏe của chúng ta”, ông nói thêm.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 5.

Kato – một bác sĩ tâm lý, cảnh báo rằng điều quan trọng là người dùng phải nhận ra đâu là ranh giới giữa thực và ảo

Như với tất cả mọi thứ, kiểm duyệt có định hướng có lẽ là chính sách hợp lý với những AI này, Chao nói. “Trong khi sự phụ thuộc vào AI có thể gây nên những quan ngại nhất định về mặt xã hội, những người bạn ảo cũng có thể mang lại sự tự tin cho người dùng và khuyến khích họ tìm kiếm sự kết nối trong thế giới thực”.

Takahiro Kato, một bác sĩ tâm thần làm việc tại Kyushu, chuyên tiếp xúc với những bệnh nhân bị cô lập và lo lắng thái quá trong xã hội, đồng ý rằng AI có thể cung cấp một nền tảng hữu ích cho việc phát triển và thực hành các kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, Kato cảnh báo rằng điều quan trọng là người dùng phải nhận ra đâu là ranh giới giữa thực và ảo.

“Ban đầu, AI có thể rất hữu ích và tích cực”, Kato kết luận, “Nhưng thực tế đó chỉ là cảm giác nhất thời. Sau đó, bạn phải học lại cách giao tiếp với người thật. Con người sinh ra không phải để sống một mình”.



Theo Ly Linh Spiderum


Helino

Cuộc giải cứu đội bóng trong hang động Tham Luang là câu chuyện nhân văn về tình người. Ở đó không có sự phân biệt về sắc tộc, giới tính, quốc tịch mà chỉ là những con người đang làm hết sức mình để giúp đỡ những người hoạn nạn.

Câu chuyện truyền cảm hứng từ cuộc giải cứu các cầu thủ nhí Thái Lan: Bạn tuyệt đối không đơn độc, bởi sau lưng có cả một thế giới sẵn lòng nâng đỡ - Ảnh 1.

Câu chuyện về các cậu bé đội bóng Lợn Rừng và huấn luyện viên của họ là câu chuyện kỳ diệu về sự sống và sức mạnh của niềm hy vọng. Ảnh: Pixel8000.

Đó là những người trong đội bơm nước luôn dính đầy bùn đất. Nhiều người trong số họ thậm chí đã tự mang máy móc của mình tới Tham Luang để hút nước từ trong hang ra ngoài từ những ngày đầu biết tin đến nay.

Đó là một người phụ nữ tên Rawinmart Luelert đã tình nguyện mang hết quần áo và tư trang của các nhân viên cứu hộ về giặt sạch. Cô chia sẻ rằng: “Một ngày, một người bạn gửi cho tôi vài bức ảnh về những nhân viên cứu hộ trong bộ đồ dính đầy bùn đất. Cảnh sát nói rằng đồng phục của họ đã không được giặt 4 ngày nay rồi. Tôi rất vui khi có thể giúp đỡ họ.”

Cô và những nhân viên, tình nguyện viên đã làm việc suốt đêm để những nhân viên cứu hộ có quần áo sạch mặc vào hôm sau.

Suwan Kankeaw, một nhân viên trong tiệm giặt bày tỏ:”Tôi thực sự hy vọng đội cứu hộ sẽ thành công. Tôi không có khả năng trực tiếp đưa bọn trẻ ra ngoài, những gì tôi có thể làm là giặt sạch những bộ đồ này. Trong những người đóng góp vào cuộc giải cứu, có những người mà trong chúng ta không ai nhớ mặt, nhớ tên họ những họ vẫn luôn làm việc và đóng góp trong thầm lặng với hy vọng duy nhất là cứu được các cậu bé và huấn luyện viên ra ngoài.

Câu chuyện truyền cảm hứng từ cuộc giải cứu các cầu thủ nhí Thái Lan: Bạn tuyệt đối không đơn độc, bởi sau lưng có cả một thế giới sẵn lòng nâng đỡ - Ảnh 2.

Hành trình giải cứu các cầu thủ nhí Thái Lan là câu chuyện phi thường về tình đoàn kết. Ảnh: Twitter.

Cuộc giải cứu kỳ diệu này còn là câu chuyện về tình đoàn kết khi cuộc giải cứu này có sự tham gia của nhiều thợ lặn và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Myanmar… Nếu nói ý chí sống mãnh liệt của đội bóng qua nhiều ngày trong hang động là một điều kỳ diệu thì cuộc giải cứu này là một kỳ tích.

Trong điều kiện địa hình đầy thách thức khi những người thợ lặn phải lặn sâu, bò qua bùn và các mảnh vụn với khe hẹp chỉ đủ cho một người chui qua cộng với việc thiếu ánh sáng và nhiều cầu thủ nhí không biết bơi thì việc đưa được các em ra khỏi hang động thực sự là một điều phi thường.

Hành trình đưa các cầu thủ nhí của đội bóng Lợn Rừng ra khỏi hang động còn là hành trình gắn với sự hy sinh, trong đó, không thể không nhắc đến người thợ lặn Saman Gunan.

Anh đã hy sinh trong cuộc giải cứu đội bóng nhí ở hang Tham Luang do thiếu oxy trong đường hầm cửa hang nhưng tấm gương về lòng dũng cảm của anh vẫn được kể mãi về sau. “Trong mắt của mọi người, anh ấy rất dễ mến. Tôi rất yêu anh ấy, thực sự yêu anh ấy. Saman từng nói không biết cái chết sẽ đến khi nào. Chúng ta không thể thay đổi được điều đó nên việc cần làm là hãy yêu thương, trân trọng nhau mỗi ngày. Tôi sẽ lấy lòng tự hào để quên đi nỗi buồn đau”, vợ anh Saman Gunan chia sẻ.

Để tới cửa hang, các thành viên trong đội bóng thiếu niên Thái Lan phải vượt qua những thách thức mà ngay cả thợ lặn chuyên nghiệp nhất cũng phải e sợ.

Tình cảm gia đình vốn là điều thiêng liêng và ý nghĩa nhất trong cuộc đời mỗi người. Trong hành trình trở về của các cầu thủ nhí Thái Lan, tình cảm giữa cha mẹ và con cái là một điểm sáng đáng quý. Chỉ có những người làm cha, làm mẹ mới hiểu nỗi lo lắng, bất an khi con cái gặp hiểm nguy.

Bên ngoài hang động Tham Luang, người ta không chỉ thấy những đội tình nguyện viên, những phóng viên báo đài, những nhân viên y tế, những chuyến xe ra vào mà còn thấy hình ảnh những người cha mẹ của các cầu thủ nhí đang khắc khoải mong ngóng từng giờ, từng phút thông tin về những đứa con của mình.

Họ đều chia sẻ niềm vui và sự mong chờ khi biết con mình vẫn còn sống và sắp được cứu ra ngoài. “Tôi rất hạnh phúc khi con trai mình vẫn còn sống, mạnh khỏe và bình an. Tôi không biết nói gì hơn nữa.Tôi cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi. Cảm ơn rất nhiều.” Một bà mẹ khác thì bày tỏ: “Tôi mong ngóng từng giây từng phút để gặp con trai tôi. Tôi rất nhớ nó. Tôi sẽ ôm thằng bé vào lòng. Tôi nhớ nó nhiều lắm.”

Còn các cầu thủ nhí, các em cũng thực sự là những cậu bé ngoan ngoãn và dũng cảm. Trong hang động tối tăm thiếu thốn đủ thứ chỉ trừ hy vọng, những cậu bé ấy vẫn nhắn nhủ những lời làm an lòng cha mẹ, dặn họ đừng lo lắng. “Ba mẹ đừng lo nhé, con ổn”; “Con yêu ba mẹ”; “Đừng lo lắng vì con vắng mặt hai tuần. Con sẽ sớm giúp mẹ bán hàng thôi”; “Con không sao cả, chỉ hơi lạnh chút thôi, đừng quá lo lắng và đừng quên sinh nhật con nhé”. Những dòng chữ dù nghuệch ngoạc nhưng khiến những người làm cha, làm mẹ thêm ấm lòng và an tâm hơn.

Có một từ không thể bỏ qua khi nhắc đến câu chuyện về đội bóng Lợn Rừng, chính là “hy vọng”. Câu chuyện về các cậu bé đội bóng Lợn Rừng và huấn luyện viên của họ là câu chuyện kỳ diệu về sức sống mãnh liệt của niềm hy vọng. Trong điều kiện thiếu thốn về thực phẩm, không có ánh sáng và nguồn oxy cạn kiệt, họ vẫn bình tĩnh và tin tưởng rằng sẽ có người tìm ra mình. Chính sự lạc quan ấy đã giúp họ trụ vững trong nhiều ngày và chờ đợi được đến ngày được cứu ra ngoài.

Cuộc giải cứu đội bóng Lợn Rừng không chỉ là một trong những cuộc giải cứu quy mô và phi thường nhất mà còn là câu chuyện đầy cảm hứng về tình người và lòng vị tha.

Dù huấn luyện viên Ekkapol là người đã đưa các cầu thủ nhí vào hang và dẫn đến việc cả đội bóng bị mắc kẹt nhưng thân nhân các cầu thủ vẫn không trách móc hay đổ lỗi cho anh mà còn bày tỏ rằng: “Chúng tôi mong huấn luyện viên Ekkapol tiếp tục chăm sóc tụi nhỏ. Anh không phải tự trách mình đâu. Chúng tôi muốn anh không quá nặng nề. Chúng tôi không tức giận gì anh cả. Chúng tôi hiểu tình thế của anh và muốn gửi tới anh hỗ trợ về tinh thần”.

Huấn luyện viên 25 tuổi cũng đã viết thư xin lỗi gia đình đám trẻ: “Thưa các vị phụ huynh, tụi nhỏ hiện vẫn ổn. Tôi hứa sẽ chăm sóc các em tốt nhất có thể. Tôi muốn cảm ơn các vị đã hỗ trợ và tôi cũng muốn xin lỗi quý vị”.

Ở đây, người ta không chỉ thấy câu chuyện về lòng vị tha mà còn là sự nhân văn và thấu hiểu trong cách con người đối xử với nhau.

Những câu chuyện truyền cảm hứng ấy giúp chúng ta không ngừng tin tưởng vào tình người, tình đoàn kết, sự hy sinh và lòng vị tha, ngay cả giữa những con người xa lạ. Cả thế giới đều dõi theo hành trình giải cứu đội bóng bởi từ trong câu chuyện ấy, người ta tìm ra những giá trị sống nhân văn và ý nghĩa tưởng như một lúc nào đó đã lạc mất trong cuộc sống này.



Theo Kiều Anh


VOV

Chúng ta dành già nửa một ngày cho công việc, và già nửa một đời để đi làm, cho nên công việc nhiều khi không chỉ là công cụ kiếm tiền, mà còn là con đường tìm kiếm giá trị cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị và tính toán thật kỹ càng để tìm ra công việc phù hợp với mình nhất. Có như vậy, con đường tiến đến thành công của bạn sẽ ngắn hơn, và phong cảnh bên đường cũng sẽ đẹp hơn.

Yếu tố thông tin – quá trình tiến đến công việc lí tưởng

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin. Những thiết bị tìm kiếm sàng lọc thông tin hiện đại đã và đang mang lại cho chúng ta sự tiện lợi chưa từng có. Dù bạn có thừa nhận hay không, thì mỗi giây mỗi phút trôi qua, công nghệ thông tin lại càng bành trướng sức ảnh hưởng của nó lên mọi mặt trong cuộc sống.

Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công việc lý tưởng. Dựa vào vô số những kênh thông tin, thu thập tin tức nhắm đến mục tiêu, trải qua nhưng phân tích lý tính, đưa ra quyết định khoa học… Nhờ đó, công việc trong mơ, vùng trời lý tưởng sẽ thuộc về bạn.

Nắm vững cơ hội này, đồng nghĩa với việc bạn đang đi trước người khác một bước. Nếu bỏ lỡ nó, sẽ hối hận suốt đời.

Tính cách quyết định số phận, suy nghĩ quyết định túi tiền: 5 yếu tố giúp bạn định vị công việc chính xác, mở ra tương lai rực rỡ - Ảnh 1.

Yếu tố tiềm lực – sự tiếp diễn của công việc lí tưởng

Cũng giống như việc tuyển chọn và huấn luyện vận động viên, để quyết định có bồi dưỡng một vận động viên hay không, đầu tiên ta phải nắm được người này có phù hợp với tiêu chuẩn hạng mục này hay không, có tiềm lực để khai thác hay không, có tài năng để phát triển hay không, sau khi trải qua bài kiểm tra tổng hợp mới có thể đưa ra quyết định. 

Lựa chọn một công việc lí tưởng cũng cần có yếu tố tiềm lực. Bởi vì con người là tài nguyên vô hạn, phải làm sao để có thể tận dụng, khai thác hiệu quả tiềm lực đạt đến giới hạn cao nhất, giúp cho bản thân duy trì được tỉ lệ cạnh tranh công việc lâu dài, giúp bản thân bước vào hàng ngũ tinh anh. Vì vậy chúng ta lúc nào cũng phải chú ý đến việc khai thác tiềm lực bản thân.

Yếu tố tâm lí – cơ sở của công việc lí tưởng

Tính cách quyết định số phận, suy nghĩ quyết định túi tiền. Khi chọn việc, bạn phải cân nhắc xem tính cách của bản thân liệu có phù hợp với công việc đó hay không. Hiện nay, tình trạng sinh viên tốt nghiệp cử nhân đại học nhưng vẫn thất nghiệp, bằng thạc sĩ nhưng vẫn đi làm công nhân không hề hiếm lạ. Rõ ràng học vấn cao khiến người người ngưỡng mộ, nhưng đến khi ra trường tìm việc làm, lại nhận về kết quả không ai tin nổi. Rốt cuộc làm sao vậy? Nhân tài bị lãng phí? Bằng đại học giờ không có giá trị?

Một số người có tính cách hướng nội, cả ngày chẳng nói chẳng cười, khiến người khác phiền theo, vô hình chung tạo nên khoảng cách với mọi người. Các mối quan hệ ngày càng nhạt nhòa, dần dần trở nên cách biệt với tập thể. 

Trong xã hội coi trọng làm việc theo nhóm theo tập thể hiện nay, họ có thể không bị đào thải sao? Chúng ta phải học cách hợp tác, học cách hòa nhập với tập thể, chỉ có như vậy, mới có thể tiếp thu ý kiến từ nhiều phía, đạt được lợi ích nhất định. Nếu không, một cây làm chẳng nên non, đến cuối cùng chỉ còn hai bàn tay trắng, không gặt hái được gì, không có thành tựu gì, không bao giờ thích ứng với sự biến hóa của nhu cầu thời đại, nhu cầu công việc.

Tính cách quyết định số phận, suy nghĩ quyết định túi tiền: 5 yếu tố giúp bạn định vị công việc chính xác, mở ra tương lai rực rỡ - Ảnh 2.

Yếu tố học tập – pháp bảo của công việc lí tưởng

Học vấn của một người quyết định tiền đồ, phương hướng phát triển của người đó trong một mức nhất định, quyết định người đó có phù hợp với công việc, có thể đạt được thành tựu gì, gặt hái được thành quả gì hay không, mở ra tiền đồ tươi đẹp cho bản thân, giúp bạn có thể bước đi vững vàng trên con đưởng trải đầy hoa hồng. 

Học tập là vấn đề suốt đời. Đối mặt với tình hình cạnh tranh công việc hiện nay, chỉ có không ngừng học hỏi, trau dồi, mới có thể đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của thị trường việc làm, giúp bạn thuận lợi tung cánh trên bầu trời của chính bản thân bạn.

Yếu tố phán đoán – mấu chốt của công việc lí tưởng

Cũng giống như với một vận động viên bóng đá, mỗi một lần sút bóng đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với sự thắng lợi của cả một trận, sau khi thu thập thông tin nhắm được mục tiêu, trải qua phân tích lý tính và phân tích khoa học, ta phải biết cách tận dụng triệt để, nắm chắc cơ hội, nắm giữ thế chủ động và kịp thời xuất kích, kịp thời đưa ra lựa chọn, để không bỏ lỡ cơ hội, khiến mình hối hận suốt đời. Phán đoán chính là phân tích các loại yếu tố thông tin kịp thời, chữa bệnh đúng thuốc, kết hợp các yếu tố có ích cho bản thân lại, phân tích nghiên cứu, chắt lọc, để đưa ra quyết định cuối cùng.

Chúc các bạn đều có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn, hướng đến thành công!



Sandy


Theo Trí Thức Trẻ

Cuộc sống của người trẻ hiện đại có rất nhiều những ưu điểm. Chúng ta được tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn, có cơ hội quan sát thế giới từ sớm hơn và luôn được cập nhật những thứ mới mẻ, hay ho nhất. Tuy nhiên, đi kèm với nó cũng là những mặt trái, những góc khuất hoặc thậm chí là những nỗi sợ không biết tỏ cùng ai.

Một hoạ sĩ minh hoạ người Thuỵ Sĩ tên Stephan Schmitz đã dành nhiều thời gian để quan sát và thể hiện lại cuộc sống thật sự của người trẻ đằng sau những khoảnh khắc lung linh trên MXH bằng chính nét vẽ của mình.

Góc nhìn tinh tế, cách thể hiện mới lạ cùng sự chân thật đến giật mình đã khiến bộ tranh này nhanh chóng nhận được sự chú ý của cư dân mạng thế giới. Xem xong những khoảnh khắc này, ai cũng phải công nhận rằng từng thấy mình đâu đó trong những “bi kịch thời đại” như thế này.

Ngay cả khi mối quan hệ gặp vấn đề, cũng chỉ có một người muốn hàn gắn, níu giữ. Người còn lại chỉ biết thờ ơ đứng nhìn.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 1.

Danh tiếng trên mạng bỗng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó vừa mở ra nhiều cơ hội vừa là thứ cám dỗ chúng ta không thể dứt ra được.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 2.

Truyền thông luôn tô vẽ về những cuộc vui nhưng cuộc sống người trẻ thì lại cô đơn hơn thế.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 3.

Ở chung một căn phòng nhưng đôi khi cảm thấy thật xa lạ và khác biệt đến thế.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 4.

Thay vì chống chọi lại với khó khăn, hãy tận hưởng nó!

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 5.

Dù muốn hay không, sự chia li vẫn xảy ra mỗi ngày và chúng ta chẳng còn biết làm gì ngoài học cách chấp nhận.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 6.

Dù đã trong một mối quan hệ yêu đươgn nhưng vẫn không thể quên được tình cũ.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 7.

Ai mới là người đáng trách đây: Người đàn ông vứt bỏ gia đình đi tìm niềm vui mới hay ba mẹ con luôn chỉ biết gào thét?

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 8.

Đến cuối cùng, tình cảm gia đình vẫn là thứ giúp ta vững bước qua những ngày giông bão.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 9.

Nhiều cô gái vẫn ôm trong mình tư tưởng đàn ông là chiếc máy sản xuất tiền, mình phải vắt cạn họ.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 10.

Hôn nhân – niềm hạnh phúc của người này nhưng lại là nỗi buồn của người khác.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 11.

Đôi khi để giữ được sự vững tin về tương lai, chúng ta buộc phải nghĩ thật lớn và không ngừng nhắc nhở bản thân về những điều trước mắt.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 12.

Đằng sau thành công là vô số những thất bại mà không phải ai cũng biết.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 13.

Nếu nhìn thấy một ai đó hạnh phúc và vui vẻ, khoan hãy nghĩ rằng cuộc sống của họ bằng phẳng, dễ dàng. Có thể họ đã trải qua nhiều nỗi buồn mà bạn chưa hề biết thôi.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 14.



Theo V


Helino

Stress – “Kẻ mà ai cũng biết là ai” chốn “thiên đường” bàn giấy

Làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, Anthony phải thực hiện khoảng 250 cuộc gọi mỗi ngày. Anh cũng dần chai lì với việc bị vô số khách hàng “cục cằn” cứ hét vào điện thoại mà chửi bới, nhục mạ vì cho rằng anh đang làm phiền họ.

Mỗi ngày Anthony phải uống đến 6-8 cốc café để giữ mình tỉnh táo mà nghe khách hàng chửi. Thậm chí, hết giờ làm việc, anh vẫn tìm đến rượu, bia để giải sầu. Tệ hơn, cứ nửa đêm, anh lại giật mình tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa trong cơn đau nhức toàn thân. Anthony quyết định đến gặp bác sĩ vật lý trị liệu để chấm dứt chuỗi ngày ác mộng này. 

Và vị bác sĩ đã cho biết, stress đã ảnh hưởng nặng nề đến thể trạng của anh. Bằng mắt thường, ông ấy cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai anh luôn trong trạng thái căng cứng, không thể thả lỏng thoải mái; bàn tay anh cũng luôn nắm chặt một cách cứng nhắc, gò bó. Chính Anthony cũng không hề nhận ra những biểu hiện tiêu cực này.

“50 sắc thái” đối phó với stress

Trước tiên, tưởng không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng, hãy chú ý đến một hiện tượng thú vị trong thế giới động vật hoang dã. Có thể bạn chưa biết, trong trường hợp bị loài báo tấn công, nếu một con linh dương chạy thoát khỏi kẻ săn mồi hung hăng thì sau đó, nó sẽ không tìm về với bầy đàn ngay lập tức. Nó sẽ dành khoảng một tiếng đồng hồ để tìm giải pháp xả hết lượng adrenaline tích tụ sau cuộc rượt đuổi sống còn (adrenaline là một loại hormone được tiết ra khi loài vật sợ hãi, căng thẳng). Sau đó, khi con linh dương cảm thấy ổn định trở lại, chúng mới tìm lại và gia nhập vào bầy đàn như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 1.

Nhưng phần lớn các nhân viên công sở lại không “học hỏi” được phản ứng của loài linh dương trước các tình huống căng não. Thậm chí sau khi gặp phải stress, họ vẫn cứ gồng mình gắng gượng quay trở lại giải quyết công việc ngay lập tức, mà thay vào đó, họ nên xả hết cảm giác bực dọc, khó chịu. 

Họ vẫn cứ để những nỗi ám ảnh, chán chường, bất mãn phát sinh trong công việc ấy bủa vây trong tâm trí mình. Họ còn không hề tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giải phóng “độc tố” adrenaline thường phát sinh mỗi khi stress.

Bạn sẽ làm gì khi vừa bị sếp phàn nàn về hiệu quả công việc tệ hại của mình trong thời gian qua? Bạn sẽ làm gì khi bị phê bình, thậm chí bị “sỉ nhục” trong một công họp lớn?

Mỗi người sẽ có cách thức riêng để xử lý đống stress trên. 

Có người sẽ cứ một mình âm thầm chịu đựng nỗi đau đó, thậm chí, họ còn không nhận ra họ đang tự hành hạ bản thân mình nếu cứ tiếp tục làm vậy. 

Có người lại xả stress theo cách kém hiệu quả, ví dụ như, họ thư giãn bằng việc ngồi xem TV như cái xác không hồn mà mắt vẫn hướng đến thông báo ting ting liên hồi trên group chat công việc, hay họ sẽ mượn rượu giải sầu. 

Có người lại cố gắng gồng mình quyết tâm vực dậy bản thân và luôn miệng tuyên bố với đồng nghiệp rằng: Em vẫn ổn, chị không cần phải lo cho em”.

Stress là tâm bệnh, vậy thì phải trị bằng “tâm dược”

Nhắc đến các giải pháp điều trị stress chốn công sở, người ta thường hay nghĩ tới các phương pháp thư giản, giải trí, vận động cơ thể… sau chuỗi ngày mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng, stress cũng thường “đâm rễ” từ chính tư tưởng, tư duy, cách suy nghĩ tiêu cực trước một vấn đề nan giải của bạn. Và dưới đây là một số linh đan “tâm dược” dành cho bạn:

Tâm dược 1: Lo lắng làm gì cho hao mòn nhan sắc, thêm bệnh vào người.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 2.

Mỗi khi vướng phải khó khăn trong công việc, một số người thường có tâm lý lo âu, sợ sệt, ám ảnh, không ngừng nghĩ đến vấn đề đó đến quên ăn mất ngủ.

Bạn đã từng?

-Luôn để tâm đến việc ganh đua với thành tích của team sale “hàng xóm” (thay vì nghĩ đến việc trong quý này, thành tích của team mình đã tăng hạng được bao nhiêu phần trăm).

-Luôn lo lắng mỗi khi được phân công đi đòi nợ khách hàng khó đòi nhất và luôn tìm cách đùn đẩy cho người khác (thay vì cố gắng tìm cách đòi nợ tối ưu nhất).

-Luôn tự căm ghét, thất vọng vì bản thân mình vì đã không hoàn thành tốt KPI tháng này, sợ bị đuổi việc (thay vì tự động viên bản thân tháng sau cần cố gắng hơn nữa).

Một số người lại sợ hãi, ám ảnh stress trong công việc đến mức không dám trốn chạy, chỉ âm thầm chịu đựng, từng ngày bào mòn tinh thần và thể xác của chính mình.

Sự lo âu vô bổ chính là con dao găm nhỏ mà sắc có thể hạ gục một nhân viên văn phòng khỏe mạnh. Và những nỗi lo lắng khi không được giải tỏa và dần tích tụ thành stress cũng ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, hiệu quả công việc, chất lượng giấc ngủ, sức khỏe, tâm trạng và thái độ làm việc của bạn.

Giải pháp ư? Bớt lo âu chuyện không đâu đi và thay vào đó, hãy tập trung giúp đỡ người khác. Hãy giúp vợ nấu một bữa cơm tối, hãy cùng con gải một bài toán khó, tình cảm gia đình sẽ giúp bạn không còn để tâm đến mối lo âu, căng thẳng trong công việc nữa.

Tâm dược 2: Bạn không bao giờ thắng được ván bài so đo với kẻ khác đâu. Hãy chỉ tập trung vào công việc của chính mình.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 3.

Phần lớn mọi người thường nghĩ rằng “Tôi phải thực hiện cho bằng được phương pháp sale của cậu bạn đồng nghiệp đó. Tháng vừa qua, cậu ta vừa được xếp loại A vì thành tích sale cao nhất” thay vì nghĩ “Tôi sẽ triển khai các phương pháp bán hàng phù hợp nhất với năng lực của tôi.”

Mỗi phút giây bạn bỏ ra để ghen tị với đồng nghiệp là một phút giây lãng phí.

Khi bạn cứ liên tục so đo với đồng nghiệp, bạn sẽ dần đánh mất bản thân mình. Và khi đó, những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty sẽ dần vơi cạn.

Hay nói như tác giả Ryan Holiday:

“Đừng quan tâm đến những gì người khác đang làm. Trên đời này, chẳng hề có một cuộc ganh đua nào cả, chỉ là bạn tự tạo ra nó mà thôi. Hãy cứ phát huy tối đa những gì bạn có thể.”

Thay vì lãng phí thời gian và tâm sức lao vào ván bài so đo với kẻ khác một cách vô bổ, hãy dành thời gian chú tâm vào công việc của mình.

Một lời khuyên chỉ vỏn vẹn trong 6 chữ mà có thể đem lại cho bạn 60 năm vui vẻ, thanh thản trong sự nghiệp của mình và hạn chế tối đa stress:

“Đi đúng làn đường của bạn”.

Bạn có thể đi nhanh, đi xa, miễn là bạn đừng nhìn sang làn đường của người khác để so đo xem ai đi nhanh hơn, xa hơn. Tai nạn giao thông có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Một lần nữa, tôi phải nhắc lại.

Ngưng đố kỵ. Hãy tập trung vào công việc của chính bạn. Học hỏi, trải nghiệm, thất bại rồi lại đứng lên tiếp tục chiến đấu với đống deadlines ngập đầu ngập cổ.



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ

Sri Lanka là quốc đảo xinh đẹp nằm giữa Ấn Độ Dương, nơi có dấu ấn Phật giáo đậm nét, bãi biển xanh biếc cát trắng nắng vàng, núi non trùng điệp và những đồi chè trải dài hút mắt. Nhờ có khí hậu ôn hòa và cảnh quan đẹp mắt mà Sri Lanka là điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng hàng đầu châu Á. Ẩm thực của Sri Lanka chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, cùng với hương vị bản địa đã tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn. Hãy ghi nhớ ngay loạt món ăn hấp dẫn ở đảo quốc Sri Lanka sau đây để thử khi có cơ hội ghé qua bạn nhé!

Kottu

Kottu (hay còn gọi là Kottu Roti), là món ăn độc đáo chỉ có riêng tại Sri Lanka. Món ăn này có vẻ ngoài và cách chế biến giống với cơm rang, song thay vì gạo thì người dân nơi đây sử dụng một loại bánh mì dẹt bẻ vụn ra được gọi là godamba. Kottu có mặt từ thành phố lớn cho đến miền quê, và điều khiến chúng trở nên thú vị đó chính là tiếng “băm” chảo leng keng của người bán hàng, do bạn phải gọi thì người bán hàng mới bắt đầu chế biến.

 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 1.
 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 2.

Có đến hơn 20 loại Kottu khác nhau, từ cá, gà, thịt muối, pho mát… Món ăn này được phục vụ với nước sốt cà ri cay, bạn có thể dùng để chấm hoặc trộn với món Kottu của mình.

Appa

Appa (hay còn được gọi là Appam) là một kiểu bánh crepe của đảo quốc xinh đẹp này. Khác với bánh crepe thông thường được làm từ bột mì và trứng sữa, Appa được làm từ bột gạo lên men và nước cốt dừa.

 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 3.

Món bánh này mỏng, giòn ở viền ngoài và mềm bên trong, được tráng trong chảo sâu lòng tạo thành hình chiếc bát nhỏ. Những “chiếc bát” này thường sẽ được dùng đựng cà ri, nước sốt cay, hay cách đơn giản nhất là đựng một quả trứng rán vào đó. Và tất nhiên, không chỉ cà ri hay nước sốt mới được ăn hết, mà những chiếc bát này rồi cũng sẽ được thực khách xơi gọn.

Lamprais

Lamprais là món ăn hết sức phổ biến vào những ngày cuối tuần đối với người dân Sri Lanka. Về cơ bản, món ăn này giống với xôi thập cẩm của Việt Nam khi được gói trong lá chuối và có nhiều loại nhân mặn. Lamprais thực chất là món cơm, cùng các nguyên liệu khác được nấu chín trước rồi được gói vào lá chuối và nướng tiếp đến khi tỏa mùi thơm ngào ngạt. Những thành phần phổ biến thường có trong Lamprais là cơm nấu với gia vị cà ri, bò viên, tôm viên, trứng, đôi khi có thêm một chút đậu hầm và hành.

 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 4.

Cà ri các loại

Ẩm thực Sri Lanka chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ, chính vì vậy cà ri ăn cùng cơm là món ăn rất phổ biến trong những bữa ăn hằng ngày. Cà ri tại Sri Lanka có nhiều loại, từ cà ri bò, gà truyền thống, cho đến một loạt món chay như cà ri khoai, cà ri củ cải đỏ, cà ri đậu lăng. Độc đáo nhất có lẽ phải kể đến món cà ri mít. Trái mít xanh cắt miếng đem nấu cà ri là món ăn rất được người Sri Lanka ưa chuộng. Món ăn này có hương vị hết sức độc đáo, là sự kết hợp của cà ri cay cay, beo béo với những miếng mít xanh ngọt nhẹ.

 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 5.
 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 6.
 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 7.

Pol Sambol

Ở Sri Lanka, dừa là loại trái cây vô cùng phổ biến, hầu hết trong mọi món ăn đều có nước dừa hoặc cốt dừa. Pol Sambol là mọt loại gia vị gồm dừa khô, hành tím, ớt khô, nước chanh, muối và cá khô vụn trộn cùng nhau. Pol Sambol có vị cay cay mặn ngọt, thơm mùi dừa khá thú vị, thường được rắc trang trí hoặc để chấm nhiều món ăn khác. Pol Sambol có thể ăn cùng cơm, cà ri, Kottu, hoặc đơn giản chỉ là với vài lát bánh mì.

 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 8.
 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 9.

Tham khảo thêm Có ai ngờ được người Ấn ăn “bún” cùng sữa dừa và đó lại là một món đặc sản

Watalappam

Watalappam là món tráng miệng yêu thích số 1 của người Sri Lanka. Món bánh này gồm cốt dừa, sữa đặc, đường thốt nốt, trứng, gia vị có quế, nhục đậu khấu, đôi khi còn có thêm cả hạt điều. Những nguyên liệu này sẽ được trộn đều rồi hấp chín, khá giống với món bánh flan nhưng béo ngọt và thơm mùi dừa hơn rất nhiều.

 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 10.
 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 11.

Achcharu

Achcharu là từ dùng chung để chỉ những loại trái cây, rau quả được dầm với ớt bột và gia vị cà ri. Achcharu được bày bán rất phổ biến ở những xe đẩy, trong những khu chợ và trên đường phố. Achcharu thường được khách mua về nhấm nháp ngay hoặc làm món ăn kèm trong bữa ăn. Hương vị của Achcharu là sự bùng nổ mạnh mẽ của gia vị với rau quả tươi giòn. Những loại Achcharu được người Sri Lanka yêu thích nhất là xoài, dứa, cóc và mận.

 Những món ăn hấp dẫn nhất định phải thử khi đến với đảo quốc xinh đẹp Sri Lanka - Ảnh 12.

Nguồn: Theculturetrip, CNN



Theo Minh Hồng


Trí Thức Trẻ

Sau bao nhiêu năm cố gắng học và kết quả, thi rớt THPT hay điểm thi không đủ để vào trường đại học mình yêu thích, nhìn bạn bè trong lớp vui mừng khi đậu cao và được vào trường mơ ước mà mình mặc cảm thua kém.

Trong tay cầm tấm bằng đại học đi xin việc làm mà cứ bị từ chối trong khi bạn của mình cùng khóa có người mời ăn mừng có công việc như mơ.

Trong trường hợp như thế rất dễ để rơi vào trạng thái của người thua cuộc – cảm xúc buồn bã, cảm thấy bế tắc trước tương lai, nghi ngờ và đánh giá thấp vào khả năng của mình, thậm chí cho mình là kẻ bại trận trong cuộc sống, không có gì tốt để hy vọng cho ngày mai.

Rồi bạn có thể ngồi một mình trong căn phòng kín than thân trách phận – tại sao ông trời bất công với mình, tại sao mình rơi vào ngôi sao xấu.

Giáo sư quần đùi Trương Nguyện Thành: Thái độ của bạn khi đứng trước thất bại mới định nghĩa được con người bạn - Ảnh 1.

GS Trương Nguyện Thành.

Nếu bạn ở trong tâm trạng ấy, tôi hiểu được vì tôi cũng đã từng ở vị trí ấy. Khi mới qua Mỹ vào tháng 9 năm 1980, tiếng Anh thì chỉ biết vài chữ đủ để tồn tại như hungry, drink, food, sleep, v.v. Vì đã quá tuổi, tôi chỉ được học một năm ở trung học.

Nơi tôi sống ở vùng quê hẻo lánh nên trường không có lớp tiếng Anh cho người nước ngoài (vì không có người nước ngoài!), tôi phải tự bươn chải trong các lớp học. Cuối tháng 12, sau 4 tháng tôi nộp hồ sơ cho một số trường đại học gần nhà. Điểm thi TOEFL lúc ấy chỉ hơn 300 một tí trong khi muốn vào đại học thì phải 550 trở lên, học bạ trung học thì không có. Trường thì báo không có khả năng đánh giá học lực vì tiếng Anh kém (các lớp không có điểm).

Nộp hồ sơ xin vào đại học là hành động điên rồ từ ảo tưởng không thực tế. Đó là đánh giá của ông hiệu trưởng khi khuyên tôi nên xin việc làm sau khi ra trường và ông sẵn sàng giúp đỡ để tôi có một việc ở hãng làm thịt gà tây gần trường.

Và rồi tháng 3 cũng đến, tháng mà các trường đại học có quyết định tuyển sinh. Mỗi chiều tôi chạy ra hộp thư để coi có thư từ trường đại học cho mình không. Khi có tôi mừng lắm, cầm lá thư với tràng đầy hy vọng. Vội vàng xé toạc phong thư để rồi nhìn thấy những dòng chữ “Thank you for your interest in the university… Unfortunately (thật đáng tiếc), ….”.

Cái chữ “unfortunately” đập vào mắt tôi, con tim tôi như vỡ ra từng mảnh và tôi không thể nào tiếp tục đọc hết lá thư. Hết thư này, đến thư khác. Cái chữ ác nghiệt “unfortunately” nó cứ đánh vào mặt tôi và tim tôi không thương tiếc.

Rồi lá thư cuối cùng cũng đến. Tôi cầm nó trong tay, hồi hộp không dám mở vì sợ sự thật phũ phàng. Sau buổi cơm chiều, mẹ nuôi tôi hỏi “Tại sao con không mở lá thư để coi kết quả?”. Tôi trả lời “Tôi sợ sự thật”.

Bà ta đứng dậy cầm lá thư hỏi “Is it OK that I open it?” (Mẹ mở nó được chứ?). Tôi chỉ gật đầu.

Rồi giọng của mẹ nuôi cất lên “Dear Thanh Truong, thank you …. UNFORTUNATLY…”. Tôi chỉ nghe được đến cái chữ ác nghiệt “unfortunately” rồi không nghe được gì nữa. Tôi xin phép mẹ để lên phòng riêng vì muốn được một mình. Khi bước lên cầu thang, tôi nghe tiếng mẹ nuôi vọng theo “Thanh, it is not the end of the world!” (Thành, điều đó không phải là tận thế!).

Không ai vui khi đối diện với thất bại cả. Nhưng nếu tôi để tư duy của kẻ thua cuộc lấn chiếm mình ở khoảng thời gian ấy thì tôi không có ngày hôm nay để chia sẻ với bạn điều này.

Trước mặt tôi chỉ có một lựa chọn, đó là chấp nhận số mạng hẩm hiu của mình và chờ đến hè thì đi làm ở hãng thịt gà tây như quyết định của một bạn Việt Nam có cùng hoàn cảnh giống như tôi. Nhưng tôi thực sự không can tâm.

Thời gian ngồi một mình trong phòng riêng đối diện với thất bại, ấy là lúc tôi tự hỏi và nói chuyện với chính mình. “Thành, mày muốn gì cho cuộc sống này?”; “Mày đã liều cái mạng sống của mày trên biển vì cái gì?”; “Mày than thân trách phận rồi có giúp mày giải quyết được điều gì không?”; “Mày không có gia đình hay bà con bên cạnh để nương tựa, mày phải tự lo cái mạng sống của mày”; “Trên đời không có cái gì muốn có mà không phải trả cái giá của nó. Thế mày có biết cái giá cho điều mày muốn là gì không?”; “Thế mày có dám chấp nhận trả cái giá cho nó hay không?” …

Tuần sau đó tôi tâm sự với các thầy cô về kết quả xin vào đại học của tôi. Họ chia buồn nhưng tôi trả lời với họ “Đúng là điều này ngoài mong đợi của tôi nhưng tôi không có thời gian để buồn. Buồn không giúp gì mà còn cản trở tôi đạt điều tôi muốn. Điều tôi muốn là vào đại học. Và điều tôi cần làm bây giờ là làm sao tôi nâng cao trình độ tiếng Anh mau chóng”.

Tôi vào thư viện mượn thêm sách để đọc. Tôi nhờ thầy cô chỉ bài thêm mỗi khi có thời gian. Tôi cố gắng hơn gấp bội so với trước đó.

Thầy cô thấy thế viết thư cho trường đại học gần nhà (North Dakota State University – NDSU) và đồng loạt ký tên thỉnh cầu “give this student a chance and you will not regret it.” (Hãy cho đứa học trò này một cơ hội và bạn sẽ không ân hận bởi điều đó).

Tuần lễ trước khi nghỉ hè, tôi nhận được lá thư từ NDSU bảo rằng, trường đã xét lại hồ sơ của tôi sau khi nhận được thỉnh nguyện thư có nhiều chữ ký và quyết định chấp nhận cho tôi vào học có điều kiện (admission on probation condition). Tôi đọc lá thư mà mừng rơi nước mắt!

Điều tôi muốn nói – Thất bại ngày hôm nay không có nghĩa bạn sẽ thất bại trong tương lai và càng không có nghĩa bạn là con người thất bại. Thái độ của bạn khi đứng trước thất bại mới định nghĩa được con người của bạn. Nếu chấp nhận vào số phận của một kẻ thua cuộc thì tương lai phía trước của bạn đã rõ.

Còn nếu không chấp nhận vào số phận như tôi đã làm vào năm 1981 thì tương lai của bạn sẽ có nhiều điều tuyệt vời chưa biết trước được nhưng chắc chắn là không ở dưới đáy vực như hiện tại!

GS Trương Nguyện Thành – Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM từng mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên, gây nhiều ý kiến tranh luận trên mạng xã hội. Trước đó, ông từng công tác tại ĐH Utah Mỹ, sống và làm việc 38 năm tại Mỹ.



Trương Nguyện Thành


Theo Trí Thức Trẻ

Bởi vì hay phải gửi đồ cho bố mẹ nên tôi cũng trở nên quen thuộc với anh nhân viên ở bưu điện gần nhà.

Anh ấy cũng đã hơn 40 tuổi rồi, rất thân thiện, làm việc vô cùng có trách nhiệm, dù có thân thiết đến mấy cũng rất minh bạch, làm việc có trình tự, đảm bảo là trên hết.

Sáng sớm nay tôi lại đến gửi đồ, anh ấy cười nói với tôi: “Tháng sau cậu đến chắc không còn thấy anh nữa!”

“Anh định nghỉ hưu sớm ư?”, tôi đùa.

“Anh xin nghỉ việc”, anh ấy nói. Tháng sau anh ấy sẽ đến làm cho một công ty vận chuyển của một người bạn. Công ty đó tôi cũng biết, quy mô rất lớn, có nhiều chi nhánh trên cả nước.

“Vậy thì tốt quá rồi”, tôi chúc mừng anh ấy.

“Không còn cách nào khác cả”, anh ấy thở dài. Cha anh ấy đã mất vì bệnh, mẹ hiện nay cũng đang bệnh, chỉ nằm ở trên giường.

Vợ ở nhà chăm sóc mẹ, dạy con học bài, không có công việc chính thức. Con gái sang năm thì lên đại học, lương tháng hiện tại quả thực không nuôi nổi gia đình.

Từ câu chuyện của người đàn ông làm nghề chuyển hàng lâu năm: TIỀN thực sự quan trọng, tình nghĩa đậm sâu đến mấy cũng không nuôi nổi thân! - Ảnh 1.

Mấy năm nay, nhiều hình thức giao hàng khác phát triển, phương thức thanh toán cũng đã được cách mạng hóa, nhiều ngành truyền thống bị ảnh hưởng, đơn vị của anh ấy cũng là một trong số đó: vật giá càng ngày càng cao, công việc càng ngày càng khó khăn vì vậy không thể tăng lương được.

Anh ấy nói mấy ngày nay, cứ sau khi tan làm là lại thấy bước chân nặng trĩu: gia đình còn không nuôi nổi, làm gì có mặt mũi nào về nhà.

Mấy hôm trước một người bạn cũ gọi điện kêu anh ấy qua bên công ty đó giúp đỡ, còn hứa là hàng tháng sẽ có cả lương thưởng.

Anh ấy năm nay đã hơn 40 tuổi rồi, cảm thấy nếu không nỗ lực một phen thì sẽ không còn cơ hội nữa, lúc hạ quyết tâm từ chức, lãnh đạo có khuyên anh ấy: “Anh không thể từ chức, làm nghề này bao năm rồi, anh nỡ lòng đi ư?”

Anh ấy nghe vậy khổ sở nói: “Đừng nói chuyện tình nghĩa nữa, giám đốc xem xem tháng này anh trả lương cho tồi được bao nhiêu? Ngần đấy lương có đủ để tôi đưa mẹ đi bệnh viện không?”

Vị giám đốc kia nghe xong im lặng không nói gì.

“Đến gia đình còn nuôi không nổi, cái gì mà nỡ với không nỡ.”

Anh ấy nói với tôi, thân là một người dân bình thường, cái tình nghĩa lớn nhất với anh ấy chính là dựa vào hai bàn tay để nuôi sống gia đình, mà ít nhất là kiếm đủ tiền để lo cho chi tiêu cơ bản trong nhà.

Công ty không thể khiến anh ấy làm được điều này thì dù có lôi kéo kiểu gì cũng vô dụng.

Từ câu chuyện của người đàn ông làm nghề chuyển hàng lâu năm: TIỀN thực sự quan trọng, tình nghĩa đậm sâu đến mấy cũng không nuôi nổi thân! - Ảnh 2.

Câu chuyện của anh ấy khiến tôi nhớ đến Xuân Cẩm, một người bạn học của tôi.

Năm ngoái cô bạn ấy đã từ chức ở một tòa soạn mà cô ấy đã làm việc suốt 15 năm trời để tách ra làm CEO của một công ty truyền thông mới thành lập.

Là một trong những trụ cột của công ty đó, việc cô ấy quyết định nghỉ việc cũng gặp phải không ít trở ngại.

“Chị viết nhiều bài như vậy, lại rất được lãnh đạo coi trọng, giờ đi như vậy, mọi thứ đều phải bắt đầu lại từ đầu, chị phải suy nghĩ cho thật kĩ”, đồng nghiệp khuyên cô ấy.

“Năm đó bao nhiêu người tranh nhau muốn vào đơn vị của con, bây giờ bỗng dưng lại bỏ cái bát cơm ngon lành đó đi làm mấy chuyện vớ vẩn, không đâu, con có bị làm sao không hả?”, người nhà mắng cô ấy.

“Mấy năm nay tôi đều nghĩ cô là người hiểu đạo lý, có tình có nghĩa, không ngờ cô lại coi trọng tiền đến vậy….”, giám đốc vừa duyệt đơn từ chức vừa nói với cô ấy.

Cuối cùng, Xuân Cẩm vẫn chấp nhận từ bỏ 2 tháng lương chưa được nhận mà không do dự từ chức.

“Lương là 1, tình nghĩa là 0, không phải tôi coi trọng tiền bạc hơn mà là mức lương tôi được nhận phải tương xứng với sức lao động mà tôi bỏ ra.”

Cô ấy cũng nhiều lần động viên tôi nghỉ việc, một người mà đến quần áo cũng không mua nổi, gia đình nuôi cũng không xong, đến ngày mai cũng không biết sẽ ra làm sao thì không xứng nói đến chuyện tình nghĩa.

Lấy tình nghĩa để níu giữ, che đậy một cuộc khủng hoảng không thể giải quyết được chẳng khác nào vẽ ra một chiếc bánh lớn để thỏa mãn cơn đói của một kẻ ngốc.

Từ câu chuyện của người đàn ông làm nghề chuyển hàng lâu năm: TIỀN thực sự quan trọng, tình nghĩa đậm sâu đến mấy cũng không nuôi nổi thân! - Ảnh 3.

Hai hôm trước tôi có gặp được một chủ doanh nghiệp về quê làm từ thiện.

Ông ấy xuất thân ở nông thôn, đi làm chưa được bao lâu thì đơn vị thực hiện cải cách, cắt giảm nhân công, vì vậy ông ấy trở thành người thất nghiệp. Ông ấy không chấp nhận số phận như vậy, bắt đầu từ công việc lái xe bây giờ đã trở thành ông chủ của ba công ty với quy mô hàng nghìn nhân viên.

Sau khi sự nghiệp thành công, ông ấy không hề quên quê hương, mấy năm gần đây đều quyên góp ủng hộ người nghèo, quyên góp tiền sửa đường cho thành phố.

Một phóng viên trong lúc phỏng vấn đã khen ông ấy là một người có tình có nghĩa, ông ấy nói: “Đừng quá lạm dụng từ “tình nghĩa” này. Ít nói chuyện tình nghĩa lại mà thay vào đó hãy làm việc. Khi đã tách ra khỏi nỗ lực và thực lực thì tình nghĩa chẳng qua chỉ là lừa dối bản thân thôi.”

Ông ấy chưa bao giờ nhắc chuyện tình nghĩa với nhân viên của mình mà thay vào đó nỗ lực hết sức đi phát triển doanh nghiệp, và quan trọng là luôn cố gắng duy trì phát lương đúng hạn cho nhân viên.

Ông ấy nói rằng đối với một vị lãnh đạo thì cách hay nhất để thể hiện sự tôn trọng với nhân viên của mình đó là phát lương đúng hạn và luôn có một chế độ phúc lợi dành cho họ. Đây không chỉ thể hiện sự tôn trọng của mình đối với nhân viên mà còn giúp khẳng định giá trị của một lãnh đạo trong mắt mọi người.

Nhân viên khi được công nhận, họ sẽ có cảm giác có thành tựu và cảm giác tự tin, như vậy họ tự nhiên sẽ hết mình với công việc, tự nhiên sẽ “có tình có nghĩa” đối với công việc mà họ đang làm.

“Lấy chuyện tình nghĩa ra để vắt sức lao động của nhân viên, chẳng khác gì muốn cảnh cáo nhân viên của mình rằng đứng có nói chuyện tiền bạc, kiểu ông chủ như vậy không xứng để nhân viên bán mạng vì mình”, ông ấy nói.

Từ câu chuyện của người đàn ông làm nghề chuyển hàng lâu năm: TIỀN thực sự quan trọng, tình nghĩa đậm sâu đến mấy cũng không nuôi nổi thân! - Ảnh 4.

Vì vậy, đối với nhân viên mà nói, việc ông chủ không tôn trọng những gì họ bỏ ra, không khiến họ trong quá trình làm việc cảm giác được mình được công nhận mà suốt ngày chỉ nhắc chuyện tình với nghĩa quả là một chuyện đáng buồn.

Bởi vì, cái được gọi là tình nghĩa đối với họ mà nói chẳng qua chỉ là mong sao giữa cái xã hội bận rộn này có thể cùng gia đình sống thật tốt, thật hạnh phúc.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Chúng ta thường tìm nhiều cách để trốn chạy khỏi những mối nguy hiểm đang đe dọa bản thân, chạy tới một nơi “an toàn” để biến mình thành một con người khác – con người mà chúng ta nghĩ rằng mọi người muốn thấy và sẽ thích.

Bạn thử ngẫm lại xem. Đã bao nhiêu lần bạn ngồi trong phòng chờ tại một cuộc phỏng vấn xin việc, thấy một ứng cử viên tràn đầy tự tin, nói chuyện phiếm với nhân viên lễ tân, mỉm cười với những ứng viên khác, và rồi bạn ước gì mình có thể giống như anh ấy, cô ấy?

Đã bao nhiêu lần bạn nhìn thấy ai đó ở bữa tiệc rượu – người có thể dễ dàng hòa nhập vào đám đông, đi từ nhóm này sang nhóm khác và bắt chuyện với người lạ, và bạn lại ước gì mình có siêu năng lực đó?

Đã bao nhiêu lần bạn nhìn thấy một anh chàng trong chiếc áo kỳ lạ màu neon của người Hawaii với đôi giày thể thao sáng bóng luôn phớt lờ những lời không hay, những tiếng cười nhạo của người khác, và ước gì bạn cũng có thể không cần để tâm đến ngoại hình của mình?

Những người xung quanh quả thực có nhiều điểm mạnh mà chúng ta không có nhưng bạn từng nghĩ tới chưa, họ cũng đã phải trải qua cảm giác tự ti, cũng nếm qua vài thất bại… mới được như vậy.

Tính cách là vũ khí bí mật dẫn bạn tới thành công: Không biết tận dụng và phát huy thì con đường thăng tiến còn lắm chông gai - Ảnh 1.

Việc muốn trở thành người khác, hành động như người khác là một phần tự nhiên trong quá trình trải nghiệm, trưởng thành của con người. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng mỗi người chúng ta sinh ra là một bản thể, đều có những nét tính cách khác nhau và chính điều đó khiến chúng ta trở nên đặc biệt.

Vì thế, hãy luôn là chính mình thay vì cố gắng trở thành kẻ khác! Chỉ chúng ta mới biết bản thân mình thực sự là ai và phải tôi luyện bản thân như thế nào trên con đường vươn tới thành công.

Việc hẹn hò là một minh chứng chân thực nhất cho điều này. Trong ngày hẹn đầu tiên, bạn ngồi trước đối phương và cố gắng đoán xem họ đang tìm kiếm điều gì, mẫu bạn đời lý tưởng của họ là gì thay vì thể hiện con người thật của mình. Việc này thực sự đang tiêu tốn thời gian của cả hai nhưng lại không đưa mối quan hệ tới đâu.

Bạn cứ thử tưởng tượng một chút: một người phụ nữ chua ngoa và bi quan cư xử theo phong cách ngọt ngào và nữ tính chỉ vì nghĩ rằng đàn ông có lẽ sẽ thích; hay đổi lại, một người đàn ông tốt bụng, tử tế lại hành động như một anh chàng “bad boy” vì cho rằng phụ nữ thích vậy.

Chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu những việc làm đó có hiệu quả không? Hẳn là không bởi trong một mối quan hệ, không ai muốn mình bị đối phương lừa dối cả.

Tính cách là vũ khí bí mật dẫn bạn tới thành công: Không biết tận dụng và phát huy thì con đường thăng tiến còn lắm chông gai - Ảnh 2.

Vì thế, bạn đừng cố sức đoán xem người khác đang kiếm tìm điều gì, muốn mẫu người như thế nào mà hãy giả sử chính bạn là người họ muốn tìm và đặt bản thân mình vào những tình huống xảy ra. Nhờ đó, những thành công bạn đạt được sẽ trở nên ý nghĩa hơn bởi những mối quan hệ, sự kết nối mà bạn tạo lập phù hợp với con người đích thực của bạn.

Tiến lên phía trước bằng cách là chính mình

Hãy cố gắng thể hiện con người, tính cách thực sự của bạn với mọi người nhiều nhất có thể. Sống với con người thật của mình, bạn sẽ cảm thấy tự do, dễ dàng, nhẹ nhõm và thoải mái hơn dù lúc đầu có thể bạn thấy nó thật tồi tệ.

Mục tiêu tuyệt vời nhất trong cuộc sống, kinh doanh hay nghệ thuật đều nên phản ánh đúng con người chân thật của doanh nhân, của tác giả phía sau nó. Đây là một quan điểm đầy cảm hứng, nhưng làm thế nào để bạn thực sự làm được điều đó?

Câu trả lời là bạn hãy kiểm soát bản thân, chú ý tới những thiếu sót của mình và tất cả mọi thứ khác, đặc biệt là khi bạn ở gần mọi người. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng vì một điều gì đó mà tạo dựng cho mình vẻ bề ngoài giả tạo, đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người và quan trọng hơn, đừng tự so sánh mình với người khác mà lãng quên giá trị của bản thân.

Những mối quan hệ mới được xây dựng bằng con người thật của bạn sẽ dễ dàng khơi gợi phản ứng tích cực từ người khác hơn. Đồng thời, khi bạn ngừng cố gắng thay đổi bản thân thành một con người khác, bạn tự nhiên sẽ thành công và đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc sống.

Tính cách là vũ khí bí mật dẫn bạn tới thành công: Không biết tận dụng và phát huy thì con đường thăng tiến còn lắm chông gai - Ảnh 3.

Bạn cũng sẽ trở nên thu hút hơn trong mắt mọi người bởi cái mà họ công nhận và yêu mến là bạn chân thực, không phải là ai khác, không phải lớp mặt nạ hay vỏ bọc bên ngoài do bạn tạo ra.

Kết lại, bạn hãy cứ sống đúng với tính cách, con người thật của mình. Bằng cách này, bạn không cần phải bận rộn, mệt mỏi để tìm hiểu xem người khác muốn gì và cố làm theo, trái lại, bạn có thể tận hưởng những giây phút vui vẻ bên họ.

Nhà thơ Ralph Waldo Emerson cũng từng nói: “Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình thành người khác là thành tựu lớn nhất.” Đúng vậy! Trong khi bạn ngưỡng mộ người khác và muốn trở thành phiên bản thứ hai của họ, biết đâu chính họ lại đang ngưỡng mộ và muốn trở thành bạn. Vì thế, hãy cứ là mình duy nhất, là bản thể đặc biệt thay vì tự biến mình thành bản sao!



Theo Nguyễn Nguyễn


Theo Trí Thức Trẻ/Nhịp sống kinh tế

Thời gian trước trò chuyện với trưởng phòng dịch vụ khách hàng của một ngân hàng nọ, anh ấy nói với tôi rất nghiêm túc, anh ấy đã tính rồi, tiêu chuẩn tự do tài chính của các thành phố nhỏ, vừa và lớn lần lượt là x triệu, xx triệu và xxx triệu. Tôi thật sự không biết anh ấy đã tính toán như thế nào với những con số khô khan kia. 

Thật ra tự do tài chính chỉ đơn thuần là một loại cảm giác. Nó không phải đổi hiệu xe từ BYD thành BMW hay không còn cắn răng khi sắm những món thời trang xa xỉ, mà đó là cảm giác: “Khi có hứng thú, tôi sẽ không ngần ngại làm việc chăm chỉ suốt 3 giờ đồng hồ, còn nếu tôi không thích, trả 3 triệu một giờ tôi cũng không làm.” 

Tự do tài chính là cảm giác không bị tiền bạc ràng buộc. Một khi có tiền là người ta lại muốn chi tiêu. Cho dù đã được tự do ngồi tàu tốc độ cao, họ vẫn muốn tận hưởng cuộc sống thoải mái trên những chuyến bay; khi tự do đón chuyến xe bình thường, sẽ bắt đầu nghĩ đến một cuộc đời được thoải mái ngồi chuyến xe cao cấp. 

Nếu như phải dùng tiền để tính, ham muốn của con người sẽ không bao giờ thật sự có được tự do ở mức cao nhất. 

Sự tự do thật sự của một người, xuất phát từ việc tích lũy nguồn lực + sở trường không thể thay thế + khả năng nắm bắt cơ hội và thực hiện nó. 

Có những điều này, chúng ta mới có thêm động lực để tính đến việc “tự do về tài chính”. Vậy rốt cuộc chúng ta nên làm thế nào mới có thể tích lũy những điều quan trọng này? 

Đừng tin vào câu nói “chỉ cần bạn nỗ lực, bước đến đâu cũng là đỉnh cao cuộc đời”: Trước 30 tuổi nên làm gì để được tự do về tài chính? - Ảnh 1.

 1. Hãy tận dụng điểm xuất phát

Đừng tin vào câu “người có năng lực đến đâu cũng như nhau thôi” Rất nhiều người thường hay tin vào những câu nói mang mùi ngôn tình: chỉ cần bạn nỗ lực, đi đến đâu cũng có thể bước lên đỉnh cao của cuộc đời. 

Thông thường, đằng sau sẽ minh họa thêm câu chuyện của ông Z từ tài xế taxi trở thành chủ tịch hội đồng quản trị, hoặc anh Y hiện là người có tầm ảnh hưởng trong ngành giáo dục, tuy ban đầu anh đã từng rớt đại học. 

Về bản chất, điều này mang hiệu ứng “thành kiến người sống sót” nhất định. (Thành kiến sống sót – Survivorship bias là để nói tới hiện tượng mọi người thường tập trung quá nhiều vào lời nói/hành vi/thống kê từ những người thắng cuộc, những trường hợp thành công mà quên mất những người thua cuộc, những trường hợp thất bại. Nói cách khác, quá trình lấy ví dụ đưa ra kết luận bị sai lạc do xu hướng ưa thích các ví dụ thành công. Lúc đó, bức tranh chỉ có toàn màu hồng.) 

Có hàng ngàn người xuất thân bình thường, làm việc vất vả nhưng mức lương không lý tưởng vẫn phải miệt mài từ tuổi 20 đến 30 vì sao không được nhắc đến? Ông Z hay anh Y, họ đều có xuất phát điểm là những trường học có tiếng, nơi tập hợp những tài năng. Ngoài năng lực vượt trội, họ cũng có một nền tảng tốt. 

Lúc trước tôi làm đầu tư, đã từng tiếp xúc với rất nhiều người phụ trách ngân sách. Giám đốc đầu tư với nguồn quỹ nhỏ có kém hơn so với giám đốc quỹ lớn? Không nhất định. Họ đều là tiến sĩ đại học lớn, giỏi giao tiếp, am hiểu tài chính. Thậm chí giám đốc đầu tư với nguồn quỹ nhỏ sẽ có nhiều áp lực hơn nên càng phải nỗ lực hơn. 

Tuy nhiên, sau vài năm gặp lại họ, tôi phát hiện ra rằng giám đốc đầu tư quỹ lớn có một mô hình lớn mạnh hơn, còn giám đốc đầu tư quỹ nhỏ, vì ít dự án, khả năng kiểm soát rủi ro kém, mạng lưới quan hệ hẹp, sau cùng chỉ có thể loay hoay bên trong vòng tròn tương đối nhỏ của một dự án. 

Hầu hết các kết quả mà tôi biết là: những người có ngân sách lớn, cho dù họ bình thường hơn đi nữa, cũng có thể tự hào viết vào hồ sơ của mình hàng chục dự án đầu tư nổi tiếng. Mọi người vừa nhìn vào: “Ồ! Thật không thể tin được! Thì ra anh/chị là nhà đầu tư của công ty A, còn chiếm nhiều cổ phần đến vậy!” Còn giám đốc đầu tư của một công ty quỹ nhỏ, chỉ có thể bận rộn từ đầu năm đến cuối năm với các dự án mà quỹ lớn không mấy bận tâm đến. 

Đây chính là sức mạnh của nền tảng. Một nền tảng khởi đầu tốt, trên con đường phát triển sự nghiệp, có thể trở thành một tên lửa để đưa bạn lên tầm cao

Có lẽ một người có năng lực thì đi đến đâu cũng như nhau là thật, nhưng thành tài hay không vẫn là vấn đề thời gian. Khác biệt chủ yếu nhất là sự tập hợp các nguồn lực. Nền tảng lớn có quá nhiều nhân sự, quy trình lại phức tạp, nhưng lợi thế không thể thay thế đó chính là cung cấp cho bạn nguồn lực dồi dào. 

Tôi đã từng đọc một bài viết có tên “Sau ba năm làm việc, tôi chọn rời khỏi Tencent”. Tác giả nhiều lần chỉ trích cách tuyển dụng, quản lý của nền tảng lớn, anh ấy không nhìn thấy có nhiều người bước ra từ Tencent, họ chưa từ chức thì đã được các nhà đầu tư săn đón. 

Ở đây cái gọi là “nguồn lực”, ngoại trừ các mối quan hệ, kỹ thuật, kiến ​​thức, quan trọng hơn đó là “bằng chứng nhận” mà nền tảng lớn mang đến cho bạn. 

Vì vậy, nếu như trước tuổi 30 bạn nắm bắt được cơ hội bước chân vào một nền tảng lớn, xin đừng từ bỏ. Được tự do tài chính hay không, có lẽ nằm trong quyết định này. 

Đừng tin vào câu nói “chỉ cần bạn nỗ lực, bước đến đâu cũng là đỉnh cao cuộc đời”: Trước 30 tuổi nên làm gì để được tự do về tài chính? - Ảnh 2.

2. Dám đối mặt với khó khăn tài chính, thời cơ đến thì quyết chí tiến lên 

Một tác giả chuyên viết về tài chính, một trong những tác phẩm của ông trở thành quyển sách “gối đầu giường” của giới lãnh đạo, đã từng kể câu chuyện: Có một biên tập viên nữ, du học Anh về nước sau khi tốt nghiệp, các khoản tiết kiệm cộng lại chưa đến 3 triệu, nhưng lại mua được một chung cư trị giá trăm triệu! Hơn nữa, nó đã tăng giá gấp đôi trong vòng vài năm! Cô ấy đã làm được như thế nào? 

Hóa ra công việc hàng ngày của cô gái biên tập viên là duyệt bản thảo, cô đọc được tin tức giá nhà của các thành phố loại vừa tăng lên hết đợt này đến đợt khác, vả lại khi tan làm trở về khu nhỏ vào ban đêm, còn thấy những người mặc đồ tây lái xe điện ở khắp nơi, đó là những người môi giới bất động sản. 

Cô liền cảm thấy: “Hừm, đã đến mùa tăng giá nhà đất của thành phố.” Nhưng cô ấy vẫn không có tiền. Vì vậy, cô đã “mặt dày” đi mượn tiền từ bạn bè. Cô ấy một lòng tin tưởng, chỉ cần tuân theo nguyên tắc “có lãi sẽ trả đúng hạn” thì sẽ không tổn hại đến tình cảm bạn bè. 

Vay được tiền, cô ấy đã làm thế nào để trả? Cô đã tự hỏi mình ba câu hỏi: Ngành nghề của tôi có phải là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao? Công ty của tôi có phải là một trong những công ty tốt nhất trong ngành? Tôi có phải là một trong những người giỏi nhất trong công ty không? 

Thật trùng hợp, cô ấy có thể trả lời cả ba câu hỏi này là: Phải. 

Thế là chung cư này đã được cô ấy mua về một cách tự tin. 

Câu chuyện cho chúng ta biết rằng, những người “tự do tài chính” sớm đều có những đặc điểm sau: Không sợ khó khăn tài chính, xem nó như một đòn bẩy để tăng thêm sự giàu có; Quan sát tỉ mỉ, luôn nhận ra giá trị ở xung quanh; Có năng lực, có tự tin, dám vỗ ngực với khả năng kiếm tiền của mình. 

Nói một cách thẳng thắn, làm những việc có độ khó, bạn mới có thể tiến bộ nhanh hơn. Những người dám gò ép chính mình, mới đủ tư cách có được sự dư dả mà vận mệnh ban tặng. 

Đừng tin vào câu nói “chỉ cần bạn nỗ lực, bước đến đâu cũng là đỉnh cao cuộc đời”: Trước 30 tuổi nên làm gì để được tự do về tài chính? - Ảnh 3.

3. Còn quan trọng hơn có tiền, đó là có quyền lựa chọn

Cách đây không lâu tôi từng tham dự một sự kiện, sau khi lắng nghe chia sẻ của cựu phó chủ tịch một tổ chức giáo dục, tôi thật sự đã cảm nhận được rất nhiều điều. Lúc bà vừa tốt nghiệp đã đặt ra hai tiêu chuẩn tìm việc làm: 

Đầu tiên, không làm những gì bản thân không thích; 

Thứ hai, nhất định phải gần với trung tâm quyền lực. Chỉ ở trung tâm quyền lực, bà mới có cơ hội được trò chuyện trực tiếp với các lãnh đạo hàng đầu, mới có cơ hội học hỏi những người giỏi nhất. Công việc tài vụ tuyệt đối sẽ không làm, bởi bà biết sau bốn năm đại học, bà hiểu rất rõ bản thân không thích nó đến mức nào; Công ty lớn tuyệt đối sẽ không vào, nhận công việc vì để lấp chỗ trống chắc chắn bà sẽ không được gần trung tâm quyền lực. 

Trong khi hầu hết mọi người bối rối về những gì họ nên làm trong tương lai, bà ấy đã có chọn lựa quyết đoán cho sau này. Chính vì lựa chọn này, bà bắt đầu từ vị trí trợ lý nhỏ cho giám đốc, sau này trưởng thành cùng tổ chức giáo dục, trở thành trụ cột thứ hai của công ty. 

Tiềm năng giàu có của một người, đầu tiên là ở việc dám lựa chọn. Bởi vì lựa chọn có nghĩa là bạn đã đích thân nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của sự vật. 

Rất nhiều người vào lúc vừa tốt nghiệp, thậm chí bằng lòng chi một khoản phí để tham khảo ý kiến ​​của “chuyên gia tư vấn”, giải quyết sự mờ mịt và những khó khăn khi phải đối mặt với các lựa chọn. 

Cũng có không ít người học quản lý tài chính, sau khi học một thời gian dài, họ vẫn không ngừng hỏi: “Thưa thầy, thầy có thể gợi ý cho em một ngân sách không? Thấy cảm thấy sản phẩm quản lý tài chính này có ổn không?” Về bản chất, những việc này đều là trao quyền lựa chọn vào tay người khác. Nếu như ngay cả việc lựa chọn liên quan đến tương lai và con đường tiền tài của chính mình cũng không làm được, vậy tại sao còn muốn nhanh chóng trở thành một người tự do về tài chính? 

 Xin nói một cách chân thành, những người có thể đạt được tự do tài chính trước tuổi 30, ngoại trừ việc đầu thai kiếp khác và may mắn ra, phụ thuộc nhiều hơn vào sự “nhạy cảm” – cảm giác nhạy bén với cơ hội, sau đó đưa ra lựa chọn một cách nhanh chóng.



Tu An


Theo Trí Thức Trẻ

Theo BBC, đó là buổi đi làm đầu tiên của anh chàng sinh viên 20 tuổi Walter Carr khi là một nhân viên của công ty chuyên cung cấp dịch vụ khuân đồ dọn nhà Bellhops Moving. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc bất ngờ xảy ra là xe hơi của Walter bị hỏng đúng ngay đêm hôm trước.

Vì không muốn tới trễ trong ngày quan trọng này, cậu đã không hề đắn đo quyết định đi bộ 32km từ nhà ở Homewood đến nhà khách hàng ở Pelham (bang Alabama, Mỹ) từ tối hôm trước với hy vọng kịp giờ làm vào ngày hôm sau. Theo lời kể, trong hành trình đó, lúc cậu đi từ từ, lúc rảo bước nhanh, thậm chí có lúc chạy và mỗi lần chỉ nghỉ 10 giây.

Thật may mắn cho Walter, khoảng 3h sáng, một số cảnh sát ở Pelham nhìn thấy cậu chạy trên đường nên đã hỏi cậu có muốn giúp đỡ không. Khi cậu nói rõ việc mình đang làm, những cảnh sát này đã mời cậu ăn sáng và sau đó cho cậu đi nhờ tới nhà khách hàng của cậu ngày hôm ấy có tên là Jenny Lamey.

Cô Jenny kể rằng dù đã đi bộ vài tiếng nhưng Walter không nghỉ ngơi mà vẫn hăng hái bắt tay vào việc ngay trước cả khi những thành viên còn lại trong nhóm giúp việc tới. Cô viết trên Facebook: “Tôi rất cảm kích trước Walter và hành trình của cậu ấy. Chàng thanh niên rất khiêm tốn, tử tế, nhiệt tình và có hoài bão lớn. Cậu ấy chăm chỉ và mạnh mẽ”.

Mọi nỗ lực sẽ được đền đáp xứng đáng: Chàng trai cuốc bộ 32km xuyên đêm để kịp giờ làm, được sếp tưởng thưởng món quà bất ngờ - Ảnh 1.

“Tôi muốn họ thấy rằng tôi chắc chắn sẽ đến đó trong bất cứ tình thế nào”, cậu chia sẻ với hãng tin MNN sau đó về quyết định đi bộ xuyên đêm tới nơi làm việc. Cậu cho biết, công việc mới rất có ý nghĩa với cậu và cậu cũng không muốn sếp của mình thất vọng.

Quyết tâm đặc biệt của Walter, nhất định không tới chỗ làm muộn, đã thu hút sự chú ý của Luke Marklin, CEO Bellhops Moving. Sau khi đọc được những dòng chia sẻ này, Luke đã lái xe từ Tennessee tới Alabama hôm thứ hai để ghi nhận sự nhiệt huyết của nhân viên mới và tặng chiếc xe riêng Ford Escape đời 2014 cho Walter. Khi nhận món quà đặc biệt này, Walter đã rất xúc động và bật khóc.

Trong khi đó, cô Jenny đã lập trang Go Fund Me để gây quỹ được khoảng 6.000 USD ủng hộ cậu sinh viên đáng khen này. Lí do mà cô Jenny và vị CEO kia đều có thôi thúc muốn giúp đỡ Walter khi biết chàng sinh viên đã phải chuyển nơi ở khi ngôi nhà của hai mẹ con bị cuốn mất trong cơn bão Katrina.

Walter Carr hy vọng một ngày nào đó mình sẽ trở thành một lính thủy quân lục chiến Mỹ nên luôn có ý thức rèn luyện bản thân trước những thử thách. Cậu mong câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng tới những ai đang phải đấu tranh để có được những điều mình muốn trong đời, dù chật vật thế nào. 



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

World Cup năm nào cũng vậy, bên cạnh những bàn thắng, những màn ăn mừng và những giọt nước mắt là những tranh cãi. Niềm vui có thể đến với những nhóm cổ động viên nhất định, nhưng cứ có kịch hay thì ai cũng thích thú xem. Điển hình nhất, ta có những pha ăn vạ của vô số các cầu thủ mà có vẻ là càng nổi tiếng thì họ ăn vạ càng khéo.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 1.

Trong tuần đầu tiên của World Cup 2018, Lucas Hernandez của đội tuyển Pháp thừa nhận mình đã ngã giở vờ trong chiến thắng 2-1 trước đội tuyển Úc, anh làm vậy với mong muốn trọng tài rút thẻ đỏ với trung vệ Mathew Leckie của Úc.

Hậu vệ Gerard Piqué “buộc tội” đội trưởng của Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đã ngã giả vờ để được hưởng penalty. Piqué nói rằng Ronaldo luôn có thói quen “tự ném mình xuống đất“.

Tiền đạo Luis Suárez của Uruguay trong trận đấu với Bồ Đào Nha đã có vô số pha bóng tiểu xảo làm người xem không khỏi bực mình: những pha ngã của anh kịch đến mức đến cả trọng tài cũng “đọc ra vị”, thấy anh này lăn lộn cũng kệ. Suárez sau khi thấy trọng tài không phản ứng gì, lập tức bật dậy tiếp tục thi đấu.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 2.

Còn Neymar thì vô vàn ví dụ. Bạn có thể đọc ở bài viết này để biết thêm chi tiết.

Những sự việc mang tính chất “cơm bữa” này chẳng còn xa lạ với những người xem bóng, nhưng hình ảnh xấu xí này vẫn làm đau lòng người hâm mộ. Cho tới khi những pha ngã này vẫn còn đem lại lợi ích, nó vẫn cứ sẽ diễn ra.

Tôi coi nó như là một kĩ năng vậy“, Alexi Lalas, một cựu tuyển thủ bóng đá nổi tiếng của Mỹ nói. “Có những pha ngã vờ hay mà có những pha ngã rất tệ, tôi không coi chúng là một lời lăng mạ tới môn thể thao vua hay những ai hứng chịu hậu quả của cú ngã ấy“.

Nhìn thì gây ức chế thật đó, nhưng những cú ngã kia đều được hậu thuẫn bởi những suy nghĩ logic đến lạnh lùng. Những cầu thủ chuyên nghiệp đã biến ngã giả vờ thành một chiến thuật đầy chất nghệ thuật, mang lại những kết quả cực kì có lợi trong một trận đấu lớn, dù họ biết là đang có hàng triệu ánh mắt dõi theo từng cái nhăn nhó giả vờ trên khuôn mặt họ.

May mắn là mỗi lần họ ngã, ta lại có số liệu để mà tổng hợp và nghiên cứu. Kết quả cho thấy cầu thủ ngã giả vờ khi họ có được những kết quả khả quan nhất có thể xảy ra.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 3.
Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 4.

Đây là lý do tại sao các cầu thủ lại giả vờ ngã

Lý do hiển nhiên nhất: là để cầu thủ đối phương bị trọng tài nhẹ thì nhắc nhở, mà nặng thì rút thẻ phạt. Khi tiếng còi thổi phạt vang lên, trận đấu sẽ bị dừng lại, đội tuyển bị phạm lỗi sẽ được một quả đá phạt. Nếu như lỗi mà xảy ra trong vòng 16 mét 50 thì càng tuyệt vời: chẳng ai chê cơ hội để có được bàn thắng trên chấm penalty. Chiến thuật tốt nhất để có được những điều trên là ngã giả vờ.

Các nhà nghiên cứu xem xét kĩ vấn đề này thấy rằng việc lừa lọc để hưởng lợi … đầy rẫy trong thế giới tự nhiên. Lừa đảo luôn là cách lấy ưu thế tốt nhất mà tốn ít sức lực nhất, chẳng ngạc nhiên khi kĩ năng này tìm được đường vào với sân cỏ.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, khác với tự nhiên, trong thể thao thì những cú lừa như thế này sẽ khiến cầu thủ đối mặt với nguy cơ bị phạt ngược lại hay thậm tệ hơn, bị fan chê ghét. Họ chịu một sức ép không nhỏ khi thực hiện những tiểu xảo này. Bạn đừng hiểu nhầm, đây không phải là lời thanh minh cho những hành vi xấu xí kia, đây là sự thật.

Trong một nghiên cứu đăng tải hồi năm 2011 trên tạp chí khoa học PLOS One, các nhà sinh học Úc nói rằng yếu tố chủ chốt để một cú ngã giả vờ mang về một quả phạt chính là khoảng cách giữa một cầu thủ và trọng tài – người nhìn thấy cái “tín hiệu: ngã giả vờ được phát đi.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 6.

Một pha ăn mừng rất hay của các cầu thủ.

Cụ thể, họ tính ra rằng những người giả vờ ngã gần trọng tài sẽ có gấp 3 lần tỉ lệ được hưởng một quả đá phạt so với những người ngã ở xa vị trí trọng tài. Tuy nhiên khoảng cách này cũng có những mặt hại: trọng tài kinh nghiệm có thể nhìn ra những tiểu xảo này, họ sẽ quyết định hoặc làm lơ hoặc là sẽ phạt thẻ vàng chính cầu thủ giả vờ ngã.

Các nhà nghiên cứu xem kĩ 60 trận bóng từ 10 giải khác nhau, phân loại ra những kiểu ngã mà các cầu thủ thực hiện, phân tích xe họ bị vấp, bị phạm lỗi hay đã giả vờ ăn vạ. Họ làm vậy chỉ cho một khán giả duy nhất: đó là vị trọng tài.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ ngã giả vờ tăng lên 2 lần khi tỉ số đang hòa. Tất cả những cú ngã đều có tính toán chứ không phải là ngẫu nhiên: hoặc có thể ngã ở chỗ đá phạt dễ thành bàn, hoặc là kéo dài thời gian trận đấu, …

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 7.

Số lượng ngã giả vờ mỗi trận, số lượng bàn thắng ghi được khi Thắng – Winning, khi Thua – Losing và khi đang Hòa – Drawing.

Vị trí ngã ở đâu cũng đóng vai trò quan trọng. Rõ ràng là tỉ lệ ngã giả vờ càng tăng cao khi càng tới gần khung thành của đối phương.

Các nhà khoa học cũng có kết luận này: “Những cú ngã giả vờ càng mang lại nhiều lợi ích khi nó càng được dùng nhiều”. Khi càng hưởng được nhiều lợi, các cú ngã giả vờ sẽ càng diễn ra với tần suất cao hơn.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 8.

Vị trí của các cú ngã giả vờ: càng gần khung thành đối phương thì ngã càng nhiều.

Đây là ví dụ dễ thấy nhất:

Trong trận đấu tranh xuất vào tứ kết ở World Cup 2014 giữa Hà Lan và Mexico, tỉ số lúc ấy là 1-1. Tiền vệ Arjen Robben đã ngã trong vòng cấm, mang lại cho Hà Lan một quả phạt đền. Nhìn kĩ, ta có thể thấy hậu vệ Rafel Márquez đã phạm lỗi.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 9.

Nhưng đây đã là pha giả vờ thứ năm của Robben trong trận đấu này. Chính anh cũng đã thừa nhận mình có ngã giả vờ vài lần tại buổi phỏng vấn kết thúc hai hiệp đấu. Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định pha ngã dẫn tới quả phạt penalty là chính đáng.

Đây là phần thưởng cho những “cố gắng” của Robben: Klaas-Jan Huntelaar đã sút thành công quả 11 mét, đưa Hà Lan vào vòng kế tiếp.

Thế nhưng những cầu thủ bóng đã không phải là những “kịch sĩ” duy nhất

Đây không phải là đặc sản của bóng đá mà còn là vấn nạn chung của mọi môn thể thao. Ta có:

Các cầu thủ bóng rổ NBA.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 10.
Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 11.

Các cầu thủ bóng bầu dục.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 12.

Các tuyển thủ môn khúc gôn cầu trên băng.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 13.

Không thể phủ nhận đây là một trong những chiến thuật trong thể thao và cụ thể, quay lại với chủ đề ta đang bàn tán, là bóng đá. Đằng sau những cú ngã giả vờ không phải lúc nào cũng là những ý định phi thể thao. Thực tế, theo như thông số ESPN đã ghi nhận thì Neymar là cầu thủ bị phạm lỗi nhiều nhất tại một trận đấu World Cup trong vòng 20 năm trở lại đây.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 14.

“Cứu em với anh Tài ơi”.

Một trận đấy bóng đá có rất nhiều tiểu tiết nhỏ, trọng tài chính không thể theo dõi được mọi tiểu xảo mà các cầu thủ thực hiện (thế mới sinh ra công nghệ VAR, thứ công nghệ gây vô vàn tranh cãi). Một cú chích mũi giày kín, một pha gài chân khéo léo, một cú lên gối tưởng chừng như chẳng may, một cú văng tay hóa ra lại là cố tình chơi cùi chỏ, … sẽ gây ra sự ức chế cho không ít người. Khi phải đối mặt với những cầu thủ có những tiểu xảo ngã giả vờ giỏi, những cầu thủ có tiểu xảo đánh người sẽ đôi phần e ngại.

Vậy có cách nào ngăn việc ngã giả vờ không?

Đơn giản thì dừng việc thưởng cho hành vi mang tính chiến thuật này và hãy bắt đầu xử phạt nặng hơn. Nhưng ta phải nhìn vào yếu tố quyết định cho những pha này, đó là trọng tài. Chẳng có người cầm cân nảy mực nào muốn trở thành người bỏ qua một tình huống chấn thương thực sự hoặc không phạt một tình huống phá bóng ác ý. Hiển nhiên là họ muốn đi theo tư duy “thà phạt nhầm còn hơn bỏ sót”.

Đã có những nhà khoa học đề xuất sử dụng thuật toán machine vision để phát hiện ra các pha ngã giả vờ, nhưng môn bóng đá này đâu có rạch ròi như vậy. Công nghệ VAR đã và đang gây tranh cãi , mà đến cách công nghệ xác định bàn thắng cũng còn bị người ta đem ra soi xét cơ mà.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 15.

Cũng đã có những đề xuất giảm kích cỡ khu vực 16 mét 50 xuống, để biến những pha penalty thành những quả đá phạt thông thường thôi. Vài người đưa ra ý kiến rằng đặt chấm đá phạt 11 mét ra xa hơn chút để tăng độ khó cho những quả penalty.

Thậm chí, có thể để người xem – những fan nhiệt thành của bóng đá đưa ra quyết định. Nhưng rõ ràng là chẳng bao giờ chuyện này xảy ra nổi, đến cả nghiên cứu cũng chỉ ra điều hiển nhiên là một vị trọng tài được huấn luyện bài bản giỏi phát hiện ngã giả vờ hơn là người xem qua màn hình.

Hiện tại thì ta cứ phải sống chung với lũ thôi. Chẳng có gì là hoàn hảo cả.

Tham khảo Vox



Theo Dink


TRÍ THỨC TRẺ

“Ý điên” cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ nhiếp ảnh gia 9X

“Đến xã Đức Hòa ở Sóc Sơn, Hà Nội, hỏi Ý “điên” thì ai cũng biết. Ý thường cởi trần, mặc độc chiếc quần jean cắt ống, Ý chỉ còn một chân, sau vụ tai nạn giao thông, thường đi đất, di chuyển bằng cách nhảy lò cò nhiều hơn là mang nạng”.

Đỗ Vy (SN 1996) – nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa ngành nhiếp ảnh, ĐH Sân khấu Điện ảnh (Hà Nội) đã mở đầu bài viết về nhân vật đặc biệt của mình như thế. Cách giới thiệu trần trụi, ngắn gọn và cô đọng về một người đàn ông tên Ý. Ông là tay hoạ sĩ già gân, trải qua bấy nhiêu năm cuộc đời, lại đọng một nỗi đau đầy da diết về tình yêu.

“Ông cũng đã yêu, một tình yêu không so đo tính toán. Mọi người bảo ông điên mới đi yêu một người con gái bệnh tật, đó là người vợ đầu của ông, và bà cũng nửa mê, nửa tỉnh như ông. Mặc, ông cứ nhẹ nhàng chấp nhận mọi may rủi mà số phận đem lại để rồi sau đó cũng không thể gặp nhau được nữa vì gia đình cấm cản. Và tượng của Ý cũng kì lạ, huyễn hoặc như chính sự tồn tại của ông. Ý còn vẽ cả tranh. Bức nào cũng vẽ cũng có đôi nam nữ xoắn xuýt bên nhau theo quan niệm âm dương giao hòa. Nhưng dường như ẩn chứa trong đó là nỗi khát vọng của ông về một mái ấm gia đình.

Đời Ý có hai người đàn bà, mà theo ông người đầu tiên thì có tình mà không có lý, còn người thứ hai thì có lý mà không có tình” – Vy chia sẻ.

Ý “điên” trở lại với nghệ thuật chính nhờ sự khích lệ của người thầy đã nhận ra tài năng của Ý – Nhà giáo Phan Cẩm Thượng, cộng với tình yêu thương của người anh ruột, ông Nguyễn Xuân Sơn, một người lính giải ngũ. Thế nhưng, ẩn sâu trong cái sự kiên cường đó, ẩn sâu sau cái sự ngưỡng mộ của người đời với tài năng của ông là những nỗi thống khổ mà chỉ có nghệ thuật cứu rỗi được.

Ý làm việc miệt mài, hối hả. Những bức tượng của ông lại xuất hiện với những gương mặt người, những số phận, những suy tư đọng trong những triết lý nhân sinh. Dường như tượng của ông cũng như cuộc đời ông, nằm trong cái hỗn độn của cái lí cái tình. Cái tình và lí đó làm mê hoặc con người.

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 1.

Ý điên là lão chí phèo ngoài đời thực. Ảnh: Đỗ Vy

Dù là Ý điên trong mắt người đời, nhưng khi gặp ông, Vy không cảm thấy sợ hãi và xa lánh hay toát lên lòng thương xót cho số phận. Bởi như lời ông chia sẻ, ông tự thấy mãn nguyện: “Có hạnh phúc nào bằng khi sống mà được làm cái mình thích, được yêu cái mà mình yêu.”

Bộ ảnh đồ án tốt nghiệp của Vy đã xuất sắc giành được điểm 10 và gây ấn tượng mạnh với các thầy, cô giáo. Câu chuyện về một đời người đàn ông được Vy bóc trần qua từng lớp lang, góc cạnh. Nhờ Vy, Ý “điên” mới có dịp ôn lại cuộc đời mình một cách dung dị và an yên như thế!

“Người đời còn gọi Ý là gã Chí Phèo đời thật, bởi có được đồng nào, Ý chỉ dành để mua rượu. Có những ngày người ta tìm thấy Ý ngủ ở ven đường, có khi bên bờ ruộng, có khi ôm chai rượu chửi khắp xóm làng. Điều giống nhất là Chí Phèo đời thực cũng khao khát một tình yêu mãnh liệt”. 

Người đàn ông “hóa điên” vì vợ đột ngột bỏ đi sau 12 năm chung sống

Chúng tôi tìm về xã Đức Hoà tìm gặp Ý “điên”. Vẫn bề ngoài phong trần như trong từng bức ảnh của Vy, Ý tiếp chúng tôi với vẻ thân tình và có chút gì đó bộc bạch. Ý “điên” tên thật là Nguyễn Như Ý (SN 1970, trú Sóc Sơn, Hà Nội). Anh vốn là một họa sỹ, một nhà điêu khắc nức tiếng một thời. Anh tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) năm 1995. Anh có một phong cách sáng tác rất độc, chẳng lẫn vào ai.

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 2.

Họa sĩ, nhà điêu khắc Nguyễn Như Ý.

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 3.

Tượng những người phụ nữ là đặc trưng sáng tác của Nguyễn Như Ý.

Anh có triển lãm vài lần ở Hà Nội, cũng hợp tác triển lãm đôi ba lần khác ở trời Âu. Ra trường, anh được gia đình mai mối với một người con gái trong làng. Cô ấy bị nhiễm chất độc màu da cam. Sau 12 năm chung sống êm ấm,bỗng một ngày vợ đột ngột bỏ đi không lời từ biệt. Gia đình nhà vợ trách Ý nhiều lắm, vì anh không đủ khả năng chăm sóc cho cô nữa nên đưa cô về. Kể từ đó, Ý trở thành người đàn ông cô độc, phải chăng là nhất trần gian luôn! 

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 4.

Một bức tượng vợ chồng mà anh đang đẽo dở.

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 5.

Không còn người phụ nữ bên cạnh, anh Nguyễn Như Ý đắm mình trong công việc đẽo tượng.

Tuyệt vọng, quay về nhà ôm nỗi nhớ thương, anh nhấn chìm mình trong rượu. Rồi anh điên cuồng sáng tác, những khúc gỗ lớn có, bé có cứ qua tay anh lại thành một hình thù gì đó rất có hồn và rất độc. Hầu hết tác phẩm của Ý đều lấy đề tài yêu đương trai gái, hình ảnh vợ chồng hay gia đình đoàn viên hạnh phúc.

Những khúc gỗ tạc ra như hình mấy bức tượng trên đảo Phục Sinh, lại có dáng phong trần, khỏe khoắn, hoang dại như những tượng nhà mồ Tây Nguyên, nhưng cũng mang một điều gì đó rất “điên” của riêng Ý.

Từng gác đam mê điêu khắc, đạp xích lô nuôi vợ bệnh

Nói chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ: “Anh quen cô ấy hồi mới ra trường, sống với nhau 12 năm, yêu thương nhau còn hơn cả bản thân mình, thế mà đùng một cái cô ấy bỏ đi không lời từ biệt. Hồi đó cô ấy sức khỏe yếu lắm. Sống với nhau ngần ấy năm, non nửa thời gian cô ấy nằm trong bệnh viện Bạch Mai vì bệnh tật. Cũng vì thế anh chả có tâm trí nào vẽ vời đục đẽo”.

Hồi đó, anh đạp xích lô trước cổng bệnh viện, vừa để có tiền vừa để có thời gian chăm vợ. Già nửa năm còn lại, anh đưa vợ về nhà chăm sóc và thực hiện công việc điêu khắc của mình. Anh khoe rằng “nuôi chừng ấy năm cô ấy cũng lớn thêm một chút, từ 25 ký lên gần 30 ký”. Nói rồi anh cười, nhưng điệu cười chỉ chực chờ cho nước mắt trào ra.

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 6.

Một tác phẩm từng được triển lãm năm 2012 tại Hà Nội

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 7.

Tượng la liệt khắp nơi

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 8.

Một tác phẩm vẽ bằng sơn của Nguyễn Như Ý.

Thời trước, gia đình Ý đủ điều kiện để con trai học và theo nghề hoạ sĩ, thậm chí Ý nhận được cả học bổng. Nhưng anh bỏ tất cả, chọn cuộc sống như bây giờ. Tự hạnh phúc và thoả mãn vì làm được những điều mình yêu thích, Ý chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn này.

Giờ đây không còn vướng bận ai, một mình anh thích đi đâu cũng mặc, làm gì cũng kệ, thế nhưng anh chọn cuộc đời “ẩn dật”, sáng mò cua bắt cá như một nông phu, chiều cầm cọ vẽ tranh như một nghệ sỹ.

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 9.

Mặt một người phụ nữ cách điệu.

Mấy năm trước, anh bị một tai nạn, cụt mất một chân, đi đâu cũng chỉ nhảy lò cò, có lẽ đó là một lý do khiến anh chọn đời ẩn dật. Nhưng còn lý do lớn hơn nữa chắc hẳn vì anh chưa quên được hình bóng người vợ bé nhỏ của mình. Khi được hỏi rằng anh có định lập gia đình không, anh trả lời một câu rất phó mặc “có chứ, chờ ai đến yêu mình thì mình lấy”.

Hình bóng người vợ in hằn vào từng suy nghĩ, từng điệu cười, giọng nói của anh. Hình bóng đó cũng in hằn lên những khối gỗ mà anh đục đẽo. Anh kể rằng bức tượng đắt nhất cũng có vài mươi triệu, bức rẻ nhất thì cũng đủ đãi một bữa rượu cho ai ngồi xem anh khắc. Có bức to cao hơn 6m, cũng có bức chỉ bằng ngón tay. Anh đục tượng rồi để đó, la liệt khắp nhà. Tượng anh không bán, ai ưng thì lấy, trả anh bao nhiêu tiền cũng được.

Gặp người họa sĩ cụt chân trong bộ ảnh gây sốt của nữ sinh trường SKĐA: Hóa điên sau 20 lần cất công tìm người vợ bỏ đi nhưng không thấy - Ảnh 10.

Đau vì vợ bỏ đi, anh còn phải đối mặt với phần đời chỉ còn 1 chân sau tai nạn. Chính vì thế anh đã chọn sống ẩn dật…

Số tác phẩm vô vàn nhưng vẫn có một điểm chung là khắc họa những nét mặt, ánh nhìn của hai người khác giới. Những người gỗ kia nhìn anh có phải bằng ánh nhìn của người đã bỏ anh đi không, điều đó khó ai biết, chỉ biết anh nhìn tác phẩm của mình với một ánh mắt tiếc nuối, đớn đau như nhìn cái gì đó đã từng của mình nhưng giờ không còn nữa.

Những khi không điêu khắc, anh lại nhận mình trong rượu khiến ai nhìn thấy cũng ái ngại, xót xa.



Theo Bá Cường


Trí thức trẻ

 Những việc không tên dài dằng dặc

Để đạt được một thành công nhỏ nào đó, như hoàn thành một cuốn sách của riêng mình; điểm IELTS cao như ý muốn; cơ thể khỏe khoắn, 6 múi cuồn cuộn; dậy từ 5 giờ sáng đều hơn vắt chanh để đọc sách, tìm kiếm tài liệu… rõ ràng đòi hỏi chúng ta cần phải đầu tư thời gian, chất xám và sự kiên trì. 

Những điều này sẽ chẳng bao giờ đạt được nếu ta vẫn đang mải mê dành thời gian buổi sáng để trả lời email của người X, inbox Facebook của bạn Y, direct message trên Instagram của bạn Z.

Chẳng ai thích cảm giác có người khác đang chờ đợi mình đúng không? Đấy là lý do khiến buổi sáng khi bắt đầu làm việc, nếu ta thấy một loạt tin nhắn Facebook, một list email cần trả lời – ta thường có xu hướng “dọn dẹp” những thứ này trước tiên. Chúng ta tự an ủi bản thân mình là, dọn dẹp xong các thứ này rồi ta sẽ tập trung hơn cho công việc cần làm.

Vấn đề của cách tiếp cận trên chính là, ta đang dành ra thời gian hiệu quả nhất trong ngày của bản thân cho sự ưu tiên của người khác.

Nếu bạn dành cả buổi sáng để trả lời tin nhắn, khả năng là đều trưa hoặc đầu giờ chiều bạn mới xong để bắt đầu tập trung vào việc cần làm, và lúc này thì cơn buồn ngủ sẽ sầm sập lao tới. “Thôi để mai làm vậy,” – đa phần mọi người sẽ tự an ủi mình như thế.

Nhưng ngày mai lại xuất hiện một mớ inbox, email  và vô số những việc nho nhỏ cần phải làm khác. Nếu cuộc sống bạn đang trải qua đúng như thế nào, bạn sẽ chỉ mãi mãi dành thời gian của mình cho những việc phát sinh, những việc theo yêu cầu của người khác mà thôi. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thời gian để làm cho riêng mình nữa.

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt mỏ neo sáng tạo ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 1.

Ưu tiên việc mình trước, việc người sau

Một thói quen đơn giản mà bạn có thể tập ngay sau khi đọc bài viết này đó là thay đổi thói quen làm việc của bản thân, tập trung vào việc mình trước, việc người để sau. Có nghĩa là: bạn nên “khóa” hẳn một khoảng thời gian mỗi ngày dành cho việc gì mà bạn cần tập trung và cần dành thời gian nhất. Lúc đó nên tránh xa điện thoại, Facebook cũng như email (có thể là cả YouTube và Instagram nữa).

Tôi từng là một người nước đến chân mới nhảy. Việc thay đổi thói quen như thế này giúp tôi trở thành một người viết hiệu quả hơn. Ví dụ, tôi dành ra 2-3 tiếng vào sáng sớm cho việc viết sách và viết blog. Nếu được, tôi hạn chế họp vào buổi sáng – vì buổi sáng là thời gian hiệu quả nhất của bản thân. Vậy nên dù có vấn đề gì xảy ra, tôi đều đã ưu tiên để hoàn thành việc viết của mình rồi. 

Đương nhiên là có rất nhiều lúc khi tôi đang tập trung và sẽ có người làm phiền hoặc có tin nhắn Facebook hoặc email đang chờ phản hồi lại. Nhưng tôi nghĩ đơn giản là, trả lời muộn một chút cũng không sao.

Khi làm việc theo cách này, tôi đang loại bỏ và giảm nhẹ đi những kì vọng và áp lực mà người khác vô tình đưa gánh lên vai. Nghe thì dễ vậy thôi, bạn sẽ cần cố gắng nhiều lắm để “tránh xa thế giới” đó, dù chỉ là một tiếng thôi. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, hoặc người khác sẽ thấy buồn, khó chịu vì bạn không phải hồi lại họ. Nhưng tôi nghĩ là thà bạn làm một vài người buồn vì vài điều nhỏ, còn hơn là bỏ qua giấc mơ mình đang theo đuổi chỉ để dọn hết đống inbox, đúng không?

Vô tình dành thời gian hiệu quả nhất trong ngày để sống cuộc đời của người khác: Hãy kích hoạt mỏ neo sáng tạo ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 2.

Sống trọn vẹn cuộc đời của mình 

Tập trung làm việc và lúc năng lượng của mình lên cao nhất. Có một vài khoảng thời gian trong ngày mà bản thân chúng ta làm việc tốt nhất. Với phần lớn mọi người, đó là khoảng thời gian buổi sáng và cuối giờ chiều. Thời điểm này, bạn nên hạn chế tụ tập hẹn hò. Trong trường hợp chưa biết, bạn hãy dành ra 1 tuần hoặc 1 tháng ghi chép lại thời gian biểu của bản thân để hiểu tìm được đích xác “thời điểm vàng” trong ngày của bạn. 

Kích hoạt “mỏ neo” sáng tạo. Khi làm việc vào những khung giờ hiệu quả như trên, bạn hãy cố gắng tạo ra cho bản thân một môi trường lặp đi lặp lại mỗi ngày. Ví dụ nghe cùng một kiểu nhạc, ngồi ở cùng một nơi, ngửi cùng một mùi – dần dần não ta sẽ quen và cứ gặp không gian đó là tích cực sáng tạo.

Lên danh sách ít thôi. Thường ta có xu hướng lập ra một to-do-list dài thật dài. Bí kíp ở đây là, bạn hãy tập cách viết tối đa 3 việc phải làm ngày hôm nay thôi. Nếu bạn cứ cố gắng thêm vào danh sách những việc cần làm nhiều, bạn sẽ chẳng bao giờ làm xong được cả. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ chẳng bao giờ có động lực thôi thúc để làm việc và tận hưởng cảm giác hoàn thành việc gì đó. 

Ghi lại thời gian. Bạn nên tập thói quen cho bản thân ghi lại các lịch hẹn, các việc mình đã làm và cần làm vào giấy, hoặc note trên điện thoại. Việc ghi lại này giống như ta rót từ não ra giấy,  giúp ta ghi nhớ. Não ta sẽ có thời gian và không gian để nghiên cứu các việc khác kĩ càng hơn.

Có khung thời gian làm việc cụ thể. Kể cả bạn đang là một người làm việc tự do hay một bạn sinh viên vẫn đang tìm việc, hãy tự lên một khung thời gian làm việc cho bản thân mình. Bạn nên phân chia thời gian trong ngày ra cho những loại công việc khác nhau, ví dụ: việc cần sự sáng tạo tập trung, họp, việc giấy tờ hành chính, việc khác… Điều này giúp bạn phân bổ thời gian tốt hơn và đặc biệt phù hợp để giúp bạn tránh trở thành một người “nghiện việc”.

Hy vọng, mỗi chúng ta sẽ được sống trọn vẹn cuộc đời của mình – chứ không phải ưu tiên đi giải quyết, xử lý những kỳ vọng, gợi ý của người khác. 



Lê Tuấn Anh


Theo Trí Thức Trẻ

Đêm nhạc sẽ được diễn ra vào 20h ngày 6-7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). “Bài ca không quên” được xây dựng kết cấu dọc theo chiều dài lịch sử của cuộc kháng chiến mà ở đó, khán giả sẽ được sống lại những khoảnh khắc hào hùng, và cả những phút giây lãng mạn của tình yêu trong chiến trận. Trong dòng chảy của những giai điệu bất hủ, sẽ có những điểm nhấn được đầu tư dàn dựng công phu, hoành tráng.

NSƯT Quốc Hưng (Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Tổng đạo diễn chương trình) chia sẻ về ý nghĩa chủ đề của chương trình : “Bài ca không quên là ca khúc mãi mãi có sức sống trong lòng người nghe, không chỉ bởi giai điệu đẹp mà còn là những ca từ có sức gợi và truyền cảm sâu sắc. Bao năm tháng qua, những giai điệu không quên ấy đã được cất lên bởi nhiều giọng ca hàng đầu trong nền âm nhạc dân tộc.

Nhiều ca khúc đẹp, lãng mạn và hùng tráng sẽ được biểu diễn trong chương trình như Tình ca, Hành khúc ngày và đêm, Đường tôi đi dài theo đất nước, Đêm nay anh ở đâu, Em vẫn đợi anh về, Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Áo mùa đông, Cô dân quân làng đỏ, Bài ca không quên, Kỷ niệm mối tình đầu, Miền xa thẳm, Cỏ non thành cổ, Tổ quốc,…

Bên cạnh mong muốn những giọng ca trẻ sẽ mang đến hơi thở mới lạ trong cách thể hiện từng ca khúc, ê kíp thực hiện chương trình còn muốn gửi đến thế hệ trẻ ngày nay những thông điệp tri ân, hướng về quá khứ và các bậc tiền nhân. Lịch sử dân tộc đã đi qua cuộc chiến với biết bao mất mát, hy sinh, thế hệ hôm nay không được phép quên điều đó và trong đêm nhạc này, lời tri ân sâu sắc sẽ được cất lên bằng âm nhạc.

Chương trình nghệ thuật Bài ca không quên là món quà đầy ý nghĩa gửi tới những người có công với đất nước; tưởng nhớ và tri ân các liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc. Chương trình có sự đồng hành của các đơn vị : Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).



A.D


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Andrew Colliver là một thành viên trong Hội Liên hiệp các doanh nhân ở Melbourne (Úc), và là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Banjo Loans. Đây là công ty cung cấp dịch vụ vay tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trước khi bước vào thế giới kinh doanh, Andrew đã từng là một nhân viên. Vì vậy, ông nhận thấy có những kinh nghiệm hữu ích liên quan đến sự thay đổi này. Dưới đây là những chia sẻ của ông trong bài viết trên Inc..

Phần lớn chúng ta đều sợ sự thay đổi. Song, trên thực tế, cuộc sống là một chuỗi sự kiện biến đổi không ngừng. Vì vậy, cách ứng phó với những đổi thay là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa thành công cho mỗi cá nhân.

Trong 20 năm giữ vị trí giám đốc ngân hàng liên doanh, bản thân tôi có rất nhiều sự bực bội với môi trường làm việc. Cách đây 5 năm, tôi gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Sự biến này đã thúc đẩy tôi dành thời gian xem xét lại cuộc sống của mình. Kết quả là, tôi quyết định nghỉ việc, và bắt đầu khởi nghiệp.

Hiện tại, triết lý kinh doanh của tôi đặt trên nền tảng của sự uyển chuyển và khả năng chịu đựng nỗi đau. Tôi xác định cho mình một ranh giới trong việc chấp nhận và thay đổi, dẫu rằng tôi không thực sự thích ranh giới này nhưng đó là điều cần thiết.

Nếu bạn cũng đang suy ngẫm về con đường kinh doanh của mình thì đây là 6 kinh nghiệm khi tôi thay đổi bản thân để thành công . Hy vọng có thể hữu ích với bạn:

1. Hãy hiểu thật rõ bản thân mình

“Đi cùng nhau” từ ngày mới sinh ra, nhưng liệu bạn có đang hiểu thật rõ về chính mình không? Hãy cùng tôi phân tích.

Khi bắt đầu tìm lại những cột mốc quan trọng trong đời, tôi đã nhận ra bản thân từng là người rất tò mò và sáng tạo. Điều này lý giải vì sao tôi không thể hòa hợp được với những doanh nghiệp mang tính ràng buộc và hệ thống cao.

Trong 6 tháng sau khi rời khỏi công ty cũ, tôi dành 6 tháng chỉ để dọn dẹp sân vườn và tìm hiểu về bản thân. Tôi có những cuộc trò chuyện sâu và chân thành với những người bạn mà tôi tin rằng họ hiểu tôi rõ nhất. Từ đó, tôi tạo ra những nguyên tắc sống mới và cam kết sẽ duy trì các nguyên tắc này trong khi khởi sự kinh doanh riêng. Giai đoạn này đã giúp tôi nhận ra, điều duy nhất ngăn cả mình theo đuổi giấc mơ chính là sự sợ hãi và hoài nghi vào năng lực bản thân.

Giấc mơ của tôi là xây dựng một công ty hỗ trợ tài chính trực tuyến cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tôi muốn trở thành một ông chủ ngân hàng thật tốt cho những doanh nghiệp đang phục vụ cho nền kinh tế chung.

2. Tôn trọng những điều chưa biết

Từ một người làm thuê nhận lương định kỳ chuyển sang làm doanh nhân tự điều hành công ty riêng là một sự thay đổi lớn.

Trong thế giới làm thuê, bạn thường biết được những ngày tiếp theo của bạn sẽ ra sao. Còn việc kinh doanh thì giống như bạn phải vừa lái vừa sửa một chiếc máy bay khi đang trên không trung. Bạn phải nhảy ra khỏi khoang lái và đóng lại những chiếc đinh cho an toàn vì không thể để những sai sót ấy ảnh hưởng đến chuyến bay của bạn. Đây là một điều khá thử thách. Song, đây là điều rất phù hợp với bản tính thích mạo hiểm của tôi. Vì thực tế là tôi từng cảm thấy rất khổ sở khi phải ở trong vòng an toàn dưới mặt đất.

3. Không từ bỏ vì sợ hãi hoặc hoài nghi bản thân

Tôi đã từng phải đối mặt với nỗi sợ của việc dùng chính nguồn vốn của mình để làm quỹ cho công ty. Giờ đây tôi nhận ra sự nghi ngờ chính mình cũng giống như một kẻ ngáng đường trong việc phát triển bản thân. Tôi chọn cách đối diện, vượt qua nỗi sợ để cải thiện bản thân tốt hơn.

Tôi đã vấp phải khá nhiều sai lầm, trong đó có “sai lầm kinh điển” với các startup là thuê quá nhiều nhân sự so với năng lực tài chính của công ty. Chúng tôi đã phải sa thải nhiều nhân viên tài năng. Đây là một điều rất đau lòng. Người đồng sáng lập và tôi cũng đã phải trải qua nhiều tháng liền không có đồng lương nào.

Nhưng chúng tôi đã thay đổi, thích nghi và học hỏi từ những sai lầm đó. Tôi đã phát triển và trở thành một phiên bản mới của chính mình. Tôi có khả năng đối mặt với những thách thức tốt hơn khi chúng xuất hiện trở lại.

6 kinh nghiệm vượt qua nỗi sợ hãi, thay đổi bản thân để thành công - Ảnh 1.

Andrew Colliver – đồng sáng lập kiêm CEO của Banjo Loans.

4. Lắng nghe những lời khuyên cần thiết

Là doanh nhân, chúng ta đều muốn làm mọi việc theo ý mình, nhưng có quá nhiều thứ chúng ta không biết.

Như bạn trẻ vị thành niên – bạn nghĩ rằng mình biết cách tốt nhất để giải quyết mọi thứ, mà không nhận ra giải pháp thành công cho vấn đề tương tự từ người khác. Tôi đã từng nhận được một lời khuyên tuyệt vời về việc đừng tốn quá nhiều thời gian xem quảng cáo kỹ thuật số vì công ty chúng tôi làm việc về mảng kế toán và môi giới. Nhưng tôi không nghe theo, và đó là lỗi lầm lớn nhất mà tôi từng tạo ra. Nếu bạn đang xin lời khuyên từ ai đó, hãy biết lắng nghe sâu những chia sẻ từ người ấy.

Lời khuyên tốt nhất mà tôi từng nhận được là hãy thiết lập một công ty linh động, và cởi mở với quá trình thử nghiệm, học hỏi và thích ứng. Và chúng tôi đã cùng đưa ra tầm nhìn về tương lai: trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính ưu việ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Úc.

5. Tìm kiếm cộng đồng hỗ trợ

Tham gia Hội Liên hiệp các doanh nhân ở Melbourne (Úc) mở ra cơ hội học hỏi kinh nghiệm và lối tư duy mới cho chúng tôi. Tôi đã gạn lọc được những góc nhìn quý giá khi lắng nghe các doanh nhân khác chia sẻ những vấn đề kinh doanh và giải pháp của họ.

Có lẽ, lợi ích lớn nhất là cảm giác tôi không phải là người duy nhất đang đối mặt với những khó khăn khi điều hành một công ty. Chúng ta đều gặp phải những vấn đề tương tự, nên mạng lưới hỗ trợ từ các doanh nhân khác là điều vô cùng quý giá. Tôi cần tiếp tục phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, cũng như hỗ trợ trở lại cho các thành viên của Hiệp hội.

6. Tận hưởng lợi ích khi làm chủ bản thân

Trong vài năm, tuy không có được bất kỳ một chiến thắng lớn nào, chúng tôi vẫn giữ được niềm tin vào con đường đang đi. Chúng tôi đã thay đổi và thích nghi những điều cần làm. Cuối cùng, công việc kinh doanh cũng được cải thiện. Chúng tôi đã triển khai những kế hoạch, công cụ và con người một cách hợp lý để đạt được tổng cộng 50 triệu USD.

Nhưng chiến thắng lớn nhất là khi tôi nhận ra tinh thần kinh doanh đã tác động đến cuộc sống của bản thân ra sao. Làm chủ một doanh nghiệp cho tôi sự linh động trong sắp xếp thời gian với gia đình. Tôi vẫn làm việc 24/7 nhưng ít nhất tôi được lựa chọn thời gian làm việc. Tôi có thể đưa bọn trẻ đến trường và sau đó quay lại làm việc.

Việc phấn đấu để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống đã giúp tôi trở nên tốt hơn. Tôi có thể phải làm việc trong vài giờ sau khi bọn trẻ đi ngủ hoặc làm thêm vào cuối tuần, nhưng tôi được cười nhiều hơn, được tạo ra nhiều ký ức vui vẻ hơn cho con mình – mhững niềm vui mà tôi sẽ không đánh đổi với bất cứ mức lương nào.

Trên hành trình cuộc đời mình, tôi đã dừng lại để suy ngẫm và quyết định vượt qua nỗi sợ, thay đổi bản thân để thành công. Dĩ nhiên, tôi chưa hẳn đã đứng trên đỉnh vinh quanh. Nhưng chí ít, tôi đang tiến dần đến đỉnh cao ấy.



Theo Hải Hà


DNSG/INC.

Năng lực học tập không cao, thành tích ở trường cũng bình bình, thậm chí còn nghịch ngợm phá phách, vậy mà khi bước chân vào xã hội lại làm ông chủ, phát tài, lý ở đâu và vì sao? 

Người thường tìm kiếm sự ổn định, người giàu thích những thách thức

Lựa chọn nghề nghiệp của 2 nhóm người này vốn đã là một khác biệt lớn: những người bình thường luôn mong được làm trong một công ty lớn, công việc ổn định. Còn người giàu thì dạy con gái của mình, đừng để ý tới những công ty thực tập, thậm chí là khuyến khích con gái tự lập 1 công ty nhỏ.

Chọn dịch vụ quản lý tài chính của ngân hàng cũng là một khác biệt: người bình thường chọn một dịch vụ “được đảm bảo”, lợi nhuận hàng năm từ 3%-5%. Còn người giàu lại thích mạo hiểm, mua bán nhất định phải có lợi lớn, mua một tỷ lên vốn cổ phần nhất định và nhận lại lợi nhuận cao hơn. “Tư duy giàu có” sẽ không mua một quỹ bảo tồn vốn – “rủi ro thấp tức là lợi nhuận thấp”.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 1.

Người thường một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu

Người bình thường có lẽ so với người giàu thì càng nỗ lực nhiều hơn trong công việc, sự khác biệt lần này xuất phát từ cách định nghĩa khác nhau của cái gọi là “nỗ lực công việc”. Người phổ thông luôn nỗ lực bằng sức lực bản thân từ sớm tới tối muộn, dù mệt mỏi cũng không oán thán.

Cái mà một người giàu coi là “nỗ lực làm việc” bao gồm 3 phương diện: 

– Thứ nhất, là sự nỗ lực của cả một đội nhóm. Họ có thói quen dẫn dắt, lãnh đạo một đội nhóm kinh doanh, thay vì một mình chiến đấu. Nó hay ở chỗ là khích lệ được đồng đội cùng phấn đầu vì một mục tiêu, đặt ra kỳ vọng và để mọi người chia nhau xử lý công việc. 

– Thứ 2, để tiền “nỗ lực làm việc”. Người thường vì sợ rủi ro mà gửi tiền của họ tại ngân hàng, lúc này tiền của họ như một kẻ “lười biếng” không hề “sản xuất” thêm lợi nhuận. Người giàu thì yêu cầu tài sản của mình mỗi năm phải đem về ít nhất 10% lợi nhuận. “Tư duy giàu có” hay ở chỗ, dù có ngủ cũng phải để tiền sinh ra tiền. Ví dụ như: cho người khác vay tiền mở nhà hàng phải yêu cầu một tỷ lệ lãi nhất định, và đồ thế chấp; hoặc là đầu tư tiền vào bất động sản để hưởng lợi chênh lệch. 

– Thứ 3, người giàu dùng tiền của người khác để kiếm tiền cho mình. “Tư duy nghèo” là chỉ sử dụng tiền trong túi, không dám vay mượn.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 2.

Người thường luôn nói Có, người giàu dám nói Không

Những “tư duy nghèo” hay người nghèo chính là thường nói theo những gì người khác nói, có khi là mê tín, có khi là nghe lời cha mẹ, có khi chỉ vì sợ khác biệt, những người này chắc chắn đều rơi vào tình trạng “tiền nhỏ thì tằn tiện, tiền lớn thì trở nên hồ đồ”. Ví dụ mua một căn nhà, anh ta nhất định sẽ kì kèo phí quản lý nhà để phí càng ít càng tốt.

Người thường tựa bầy cừu, người giàu như sói

Quan sát 2 người trẻ tuổi, liệu có biết được 20 năm sau, ai sẽ thành phú ông không? Tất nhiên là có thể, xem xem gan bọn họ to nhỏ thế nào là có thể dự đoán rồi.

Đa số người giàu và người “tư duy giàu có” đều là từ nhỏ đã lớn gan lớn mật rồi, tức là họ dám làm những việc mà người khác không dám làm, những việc chưa ai làm thì anh ta lại thích làm. 

Ví dụ như: sắp tới công ty muốn phát triển thị trường các tỉnh miền Tây, muốn điều cử một số nhân lực cốt lõi vào đó, hầu hết nhân viên tại trụ sở chính đều không nỡ rời Hà Nội, nên đều suy nghĩ rất lâu cũng không ai dám tiến cử, chỉ có một hai thanh niên năng nổ không chút do dự mà nhận luôn. 

Tất nhiên, gan càng lớn thì cơ hội càng nhiều; gan càng nhỏ thì cơ hội cũng sẽ trôi qua. Bạn nói xem, ai trong số họ có khả năng thành công cao hơn nào?

Hiệu ứng bày đàn nói chung là rất hiển nhiên. Đa số mọi người đều là kiểu “nước chảy bèo trôi”, không dám để mình nổi bật, không dám làm gì đó khác biệt đám đông; mà chỉ đợi khi có tiếng nói số đông mới dám hành động, đương nhiên khả năng thành công của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều. 

Ví dụ như: những người cả gan họ sẵn sàng mua vào cổ phiếu khi nó đạt 1.30 điểm, còn những người khác vì tâm lý bầy đàn mà cứ đợi đến 2.30 điểm mới chịu mua vào vì đó là lúc thấy có nhiều người mua vào nhất. Như vậy thì lúc mà phú ông đang ngồi đếm tiền rồi thì họ mới vội tranh nhau mua vào với giá cao hơn, cứ cho là được lợi nhuận thì tỷ lệ thu được cũng không ăn thua.

Người thường chăm chú vào chi tiết, người giàu lưu tâm ở đại sự

Những người ưa ổn định, tâm lý của đàn cừu thì đương nhiên họ cũng thuộc nhóm những người quá chăm chú vào chi tiết mà quên đi đại sự. Đôi khi với những việc nhỏ nhặt họ rất chặt chẽ, nhưng khi gặp việc lớn thì họ lại trở nên hồ đồ, hoặc là xử lý không tốt hoặc là chưa từng nghĩ đến. 

“Tư duy làm giàu” là để tâm ở đại sự, thay vì làm con tốt thì phải làm con xe đi đường dài như thế mới có thể đi nhanh hơn người khác và về đích thành công.



Tiểu Lý


Theo Trí Thức Trẻ