Category

Tin Tức Khỏe

Category

Get rich slowly (Tạm dịch: Làm giàu thận trọng) là chương trình hỗ trợ cho những cá nhân hướng đến tự do tài chính sáng lập bởi J.D. Roth. Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả series bài khám phá các nguyên lý cốt lõi của phương pháp này.

Khả năng vực dậy khi vấp ngã là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành khi học cách quản lý tiền bạc của bạn. Không có ai hoàn hảo. Chúng ta đều phạm sai lầm trong chuyện tiền bạc mỗi ngày. Tôi đã phạm hàng đống sai lầm trong quá khứ và vẫn đang tiếp tục. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ:

– Tôi từng có khoản nợ tiêu dùng hơn 35,000 USD

– Tôi thử trả nợ và thất bại nhiều lần, tôi liên tục đổ tiền vào những cổ phiếu thua lỗ.

– Khi tôi mua chiếc Mini Cooper cũ, tôi đã để cảm xúc lấn át lý trí, để rồi phải trả mức giá cao hơn cho chiếc xe.

Tuy nhiên, mỗi lần tôi nhận ra mình đã phạm sai lầm tài chính, tôi cố gắng học hỏi từ nó để không lặp lại trong tương lai. Đôi lúc tôi vẫn tái phạm, nhưng tôi cố để không làm như vậy. Thay vào đó, tôi cố gắng để luôn mắc lỗi mới.

Trong quyển Failing Forward, John C. Maxwell viết rằng có 7 kỹ năng then chốt cho phép những người thành công vượt qua các thất bại thay vì bị ám ảnh bởi nó:

1. Không chối bỏ. Người thành công không đổ lỗi cho bản thân khi họ thất bại. Họ nhận trách nhiệm cho mỗi lần vấp ngã, nhưng họ không xem thất bại đó là do cá nhân mình.

2. Xem thất bại là tạm thời. Những người cá nhân hóa các thất bại nhìn những vấn đề như một cái hố mà họ mãi kẹt ở đó. Nhưng những người thành công xem đó chỉ là một tình trạng tạm thời.

3. Xem mỗi thất bại như một tai nạn độc lập. Người thành công không định nghĩa bản thân bằng những thất bại cá nhân. Họ hiểu rằng mỗi sự thụt lùi chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ quá trình.

4. Kỳ vọng một cách thực tế. Điều này cực kỳ quan trọng. Quá nhiều người bắt đầu những kế hoạch lớn với kỳ vọng thiếu thực tế rằng họ sẽ thấy được kết quả ngay lập tức. Thành công cần có thời gian. Khi bạn theo đuổi bất kỳ điều gì đáng giá, chặng đường sẽ chẳng hề bằng phẳng. Và hãy nhớ: Sự hoàn hảo là kẻ thù của thành công.

5. Tập trung vào những điểm mạnh. Hãy tập trung vào việc củng cố và nâng cao những thế mạnh của bạn, vốn là những thứ cho phép bạn đạt được các kết quả tốt hơn. Hãy sửa chữa bất kỳ điểm yếu nào có thể ngăn cản bạn trong quá trình đạt được mục tiêu. Sự hoàn hảo không phải là con đường dẫn đến thành công; việc tìm cách củng cố những thế mạnh của bạn mới là con đường đúng đắn.”

6. Nhìn nhận vấn đề từ đa chiều. Những người thành công có thể tiếp cận các vấn đề của họ một cách đa chiều. Điều đó quan trọng đối với mọi thứ trong cuộc sống chứ không chỉ trong công việc. Để thất bại một cách tích cực, bạn phải làm những điều có quả với bản thân chứ không cần phải hiệu quả với người khác.

7. Đứng dậy. Cuối cùng, người thành công không để lỗi lầm khiến mình nhụt chí. Họ học từ các sai lầm và tiếp tục bước đi.

Get rich slowly #7: Điều kỳ diệu của tương lai là nó có thể được xây dựng trên thất bại của quá khứ, nếu không bất chấp để thử, bạn cũng chẳng thể thành công - Ảnh 3.

Bảy điều này tạo nên một nền tảng vững chắc trong việc đương đầu với thất bại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm tài chính cá nhân. Khi bạn cố gắng trả nợ, khi bạn học cách đầu tư, khi bạn cắt giảm chi tiêu, hãy hiểu rằng một vài thất bại là không thể tránh khỏi. Nhưng bạn không phải là thất bại. Hãy tạo ra chúng, học từ chúng và bước tiếp.

Không bao giờ là quá muộn để thay đổi, và bắt đầu có những lựa chọn thông minh. Nếu bạn đang 40 tuổi và không có tài khoản tiết kiệm nghỉ hưu, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm vào ngày mai. Nếu bạn 30 tuổi và đang chật vật với khoản nợ từ thẻ tín dụng, bạn có thể cắt giảm chi tiêu trong thẻ và dốc lòng thay đổi. Điều kỳ diệu của tương lai là nó có thể được xây dựng trên tàn dư của quá khứ.

Thất bại không sao cả

Mỗi ngày khi tôi viết trang blog này, tôi sợ rằng mình sẽ thất bại. Mỗi khi tôi thực hiện chương trình phát sóng hàng tuần của mình, tôi sợ rằng mình sẽ thất bại. Khi tôi viết quyển sách của mình trong suốt 9 tuần vừa qua, tôi đã lo sợ thất bại suốt mỗi ngày. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn làm. Tôi biết rằng nếu tôi không thử làm những việc mình lo sợ, tôi sẽ không bao giờ thành công.

Nếu bạn đã có những lựa chọn tài chính sai lầm, đừng để chúng khiến bạn thất vọng. Đừng để chúng khiến bạn sợ hãi tiếp tục cố gắng. Hãy thất bại 7 lần, và bắt đầu lại lần thứ 8.



Nhật Minh


Theo Nhịp Sống Kinh Tế/GRS

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 1.

Ngôi làng Zisiqiao, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vốn được mệnh danh là “vùng đất” của rắn, khi tại đây số rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 2.

Trong suốt hơn 40 năm qua, 80% dân làng sinh sống bằng nghề nuôi rắn.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 3.

Trước khi được biết đến là vùng đất của rắn, ngôi làng chỉ biết biết trông cậy vào trồng trọt và đánh bắt cá.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 4.

Ước tính, tại đây có khoảng hơn 100 trang trại nuôi rắn, cung cấp khoảng 3 triệu con mỗi năm.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 5.

Ngoài việc sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc y học cổ truyền, các con rắn còn được nuôi để lấy thịt bán cho các nhà hàng.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 6.

Ngôi làng này cũng trở nên rất nổi tiếng vì là nơi nuôi nhiều loại rắn từ rắn hổ lục, rắn hổ mang, hay rắn “5 bước” cực độc, khiến nạn nhân “vật vã” qua 5 giai đoạn trước khi chết.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 7.

Người “dẫn” rắn về làng cho biết, khi còn trẻ, ông đã tự bắt rắn hoang để chữa căn bệnh viêm khớp nặng và cảm thấy rất hiệu quả. Sau đó, ông quyết định mở trang trại nuôi rắn.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 8.

Lợi nhuận từ việc nuôi rắn ngày càng tăng. Người dân trong làng từ đó cũng học tập ông, theo nghiệp nuôi rắn.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 9.

Không chỉ trong nước, những con rắn tại ngôi làng này còn được xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Mỹ.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 10.

Trên thực tế đã từng có người bỏ mạng vì nghề nghiệp nguy hiểm này.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 11.

Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng, nên dân làng vẫn bất chấp nguy hiểm, “sống chết” với nghề.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 12.

Một người dân trong làng khẳng định anh từng phải nằm liệt giường suốt 3 năm liền, tuy nhiên sau khi sử dụng các sản phẩm chế biến từ rắn, hiện nay anh đã có thể đi lại bình thường.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 13.

Cuộc sống của người dân tại Zisiqiao hiện nay rất ổn định. Thậm chí, nhiều hộ gia đình có thu nhập lên tới hàng nghìn USD mỗi tháng.



theo Ngọc Bích


Saostar

1. Nếu không biết phát triển khả năng cũng như thu thập tri thức chuyên môn, bạn mãi chỉ là một lao động giản đơn. Bạn không thể trở nên giỏi giang và chưa xứng đáng đảm nhận một trách nhiệm quan trọng. Nếu ỷ lại vào người chủ để họ rèn luyện bạn trở thành giỏi giang, bạn cũng phải tốn tiền và như thế bạn phải nhận giúp việc cho họ với một mức lương rất thấp. Bất luận người nào muốn hưởng lương cao cũng phải biết phát triển tài năng và tri thức của mình.

2. Bạn phải biết thu thập, tích trữ những “giá trị” bản thân. Đó là mục đích của một cuộc sống lao động hiệu quả. Những “giá trị” đó là tài năng, là những tri thức có thể dùng, có thể đem bán. Giữa người này với người kia thường tồn tại một sự cách biệt to lớn. Bởi chỉ có một vài người biết thu thập những “giá trị” vô giá, còn rất nhiều người khác lại không đáng giá một xu. 

Đồng lương chúng ta nhận sẽ tuỳ thuộc yếu tố quan trọng này, đó là công việc mà chúng ta đang làm có nhiều người khác làm được không? Bạn sẽ được trả giá cao hơn nếu công việc đang tiến hành ít người có thể làm được. Đó là lý lẽ thực tiễn để chúng ta thấy cần phải phát triển tài nghệ và tri thức. Bạn phải trở nên có “giá trị”.

3. Cần phải nhắc bạn một điều là có nhiều lương tri và đạo đức thì vẫn chưa đủ. Nó phải là một nền tảng, trên đó người ta có thể phát triển và thành đạt. Dù khả năng đến bậc nào, nếu thiếu lương tri bạn có thể làm hỏng cuộc đời. Tuy thế, trong môi trường doanh nghiệp, trong địa hạt khoa học hay mỹ thuật cũng thế, chỉ có lương tri thôi chưa đủ. Lương tri không thể thay thế những tri thức chuyên môn. 

Nó chỉ là một cớ rất tiện lợi để cho những người không làm nên trò trống viện dẫn, tự bào chữa cho sự bất lực của họ. Bạn cần có lương tri nhưng cũng cần có nhiều tri thức và tài năng.

4. Có một quy tắc mà những người dưới ba mươi tuổi nên áp dụng là dành nửa thời giờ của mình để học và một nửa để giải trí. Ai cũng cần học, nhưng ai cũng cần giải trí. Giải trí cần thiết nhưng học cũng cần không kém. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có sách vở và những lớp học. Bạn nên đi học, nên đọc sách, nên tìm hiểu, nên trưởng thành, vừa học vừa chơi.

Muốn thành công, kiếm được nhiều tiền đã đến lúc người trẻ bớt lười, bớt lướt Facebook và ghi nhớ 7 điều sau - Ảnh 1.

5. Công việc bạn làm không quan trọng bằng cách bạn làm. Dù làm một công việc gì bạn cũng phải nghiên cứu trước. Bạn phải làm cho đàng hoàng và làm đến cùng. Một công việc dù đơn giản đến mấy cũng có thể làm khéo léo hay vụng về, làm theo cách khôn ngoan hay ngờ nghệch. 

Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi ít nhiều sự khéo léo. Luôn luôn có một cách hay hơn nữa để làm một công việc. Chỗ kinh doanh hiện giờ sẽ trở nên thành công hơn nếu bạn biết cách làm việc và làm hiệu quả. Nó là bàn đạp để bạn tiến lên một công việc, một chức vụ lớn lao hơn. Hiện giờ, người ta thử bạn, coi có xứng đáng tiến lên cấp trên chăng. Người chủ luôn cho cơ hội để bạn chứng tỏ rằng mình là một người tài giỏi.

6. Bạn chưa nghiên cứu kỹ công việc mình làm tức là chưa học được kỹ thuật và công nghệ của nó. Lúc đó, bạn chỉ được coi như một “tay mơ” hoặc một người máy. Làm việc một cách “tài tử” trong nghề bao giờ cũng hỏng việc, còn người máy chỉ biết làm việc như cái máy, không chút suy nghĩ. 

Bạn phải nỗ lực để trở nên một người chuyên nghiệp, một tay nhà nghề, sành sỏi. Bạn có thể giữ chỗ làm hiện giờ với đôi chút cố gắng song bạn phải cố gắng làm công việc ấy theo cách hay hơn những người khác đã làm. Đó là cách khôn ngoan để bước chân vào nghề. Đó cũng là cách nâng từ bậc nghiệp dư lên thành người chuyên nghiệp.

7. Bạn nên nhớ kỹ điều này, bất luận trong công việc gì dù nhỏ hay lớn cũng có phần kỹ thuật của nó. Trong mỗi công việc ít ra có ba mươi sáu cách làm vụng về và chỉ có một cách làm hay và khôn ngoan. Trong mỗi bài toán thường chỉ có một lời giải đúng. Chỉ có một cách đánh bản nhạc cho đúng, chỉ có một lối gói hàng cho khéo cũng như chỉ có một lối phục vụ khách hàng hiệu quả.

 Muốn tìm ra cách đó, bạn phải nghiên cứu công việc mình làm và lắng nghe lời chỉ bảo của những nhà chuyên môn. Bấy luận công việc bạn làm hiện giờ là công việc gì, nó cũng đòi hỏi sự khéo léo. Chỉ khéo vừa vừa chưa phải là khéo. Muốn làm việc hiệu quả, trước hết bạn phải tìm cách làm việc để đạt được nhiều kết quả mà ít hao tốn công sức và thời gian.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ

– Ám ảnh “đỗ Đại học”- 

Có một thực tế phải thừa nhận rằng dù đã thay đổi tư duy khá nhiều, xã hội vẫn xem đỗ Đại học là một điều gì đó to tát và quan trọng.

Không chỉ là bàn đạp cho cuộc đời sau này, Đại học còn được xã hội xem như một thứ điểm trang, thậm chí nhiều nơi vẫn coi đỗ Đại học là chỉ dấu cho sự hiếu học và danh giá của một gia đình hay một dòng họ.

Thế nên áp lực đỗ Đại học đè lên vai học sinh nặng nề không kém sức nặng của bầu trời trên vai thần Atlas.

“Phải đỗ Đại học”, đó vừa là mục tiêu, vừa là nghĩa vụ, vừa là mệnh lệnh phải chấp hành.

Tôi rất kinh hãi quãng thời gian ôn thi Đại học: những buổi lên lớp triền miên, những đêm ôn thi đến thâm quầng cả mắt, thần kinh căng thẳng, nơm nớp lo sợ. Trong đầu thậm chí còn vẽ ra đủ thứ kịch bản tồi tệ nếu không đỗ Đại học…

Cho đến bây giờ, khi đã tốt nghiệp Đại học được 3 năm, tôi vẫn không hiểu vì sao mình có thể vượt qua được giai đoạn đó.

Vì thế, tôi rất bức xúc khi có ai đó nói “thời học sinh là thời vô lo vô ưu…”. Vô lo vô ưu cái gì cơ chứ? Lo học, lo thi như một cuộc chiến cam go thực sự. Ắt hẳn tâm lý sĩ tử nào cũng đau đáu một nỗi: “Thi trượt Đại họct thì xác định cuộc đời tăm tối”. Có ai chưa đọc những tin tức về học sinh tự tử vì trượt Đại học không? Năm nào cũng có đấy!

Có một sự thật nghiệt ngã là: Áp lực phải đỗ đại học không đáng sợ bằng combo hậu đại học: Nghèo + Thất nghiệp + Thất tình - Ảnh 1.

– Nhưng “hậu Đại học” còn kinh sợ hơn… – 

Áp lực vào được Đại học là đã kinh khủng nhưng áp lực sau khi tốt nghiệp Đại học còn kinh khủng hơn.

4 năm ăn học, kinh phí đã có cha mẹ chu cấp, dù ít dù nhiều, nhưng sau ngày nhận tấm bằng cử nhân, nguồn “viện trợ” này lập tức bị cắt. Với những sinh viên chỉ quen “ăn và học”, mất nguồn viện trợ từ cha mẹ đồng nghĩa với khó khăn bủa vây.

“Đói thì đầu gối phải bò”, hậu Đại học là những chuỗi ngày lang thang rải CV tìm việc. Không ít người dành hàng tháng trời đi rải hàng chục CV mà vẫn không được nơi nào gọi đến phỏng vấn.

Hết tiền sinh hoạt nhưng không dám về quê “ăn bám” cha mẹ thêm nữa, người ta đành phải làm nghề tay trái để kiếm sống. Có người làm bồi bàn, có người chạy xe ôm, có người xin vào làm công nhân trong khu công nghiệp, hàng tháng nhận “đồng lương chết đói”, nhưng không làm thì không được.

Buồn bã, chán nản, ủ rũ, tuyệt vọng… những cảm xúc này ai rồi cũng sẽ nếm đủ. Nhất là khi nhìn sang những bạn bè xưa được cha mẹ xin cho một chỗ làm trong cơ quan nhà nước. Ờ, rõ ràng chúng học kém hơn mình, vì sao lại có cuộc sống tốt hơn mình đến vậy?

Bấy giờ người ta mới hiểu thế nào là đời, là thế, là lực, là bất công, là nghịch lý. Bấy giờ, bao ước mơ, dự định, bao tương lai vẽ vời… mới chính thức sụp đổ tan tành mây khói.

Tấm bằng Đại học để im trong rương gỗ – niềm tự hào ngày nào – phút chốc hóa thành lời mỉa mai đầy cay đắng.

Nhưng chưa hết… 

Người ta yêu một thuở trên giảng đường, “một ngày đẹp trời” bỗng nói lời chia tay đầy cương quyết. Người nói không thể đợi đến ngày ta thành sự nghiệp. Dù không muốn nhưng có thể không chấp nhận không? Tình yêu, vốn dĩ không phải chỉ yêu là đủ được.

Vậy là combo “nghèo + thất nghiệp + thất tình” đều đủ cả. Nếu nói như Trịnh Công Sơn “hãy đi đến cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa” thì hỏi mấy ai có thể bình tâm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp này?

Có một sự thật nghiệt ngã là: Áp lực phải đỗ đại học không đáng sợ bằng combo hậu đại học: Nghèo + Thất nghiệp + Thất tình - Ảnh 2.

Cô đơn là một “đặc sản” của thời hậu Đại học. Là khi đi làm về, không muốn tự tay nấu một bữa cơm, đành nuốt tạm bát bún ngoài quán cho qua bữa. Là khi buồn chán, muốn tụ tập bạn bè uống một trận say đã đời nhưng chợt nhận ra bạn bè thân thiết nhất đều đã mỗi người một phương. Là khi lúc tuyệt vọng, mở điện thoại ra, lướt một lượt danh bạ nhưng không biết gọi cho ai và nói gì…

Hà Nội có những đêm không ngủ, lấy xe máy lượn khắp phố phường, đốt thuốc một mình, giấu kín tâm sự để cho mọi người thấy rằng mình đang ổn.

Hậu Đại học chính là như vậy, là chênh vênh, là day dứt, là những tháng ngày vật lộn mưu sinh. Nếu so sánh với những áp lực phải đỗ Đại học năm xưa thì lo lắng ấy quả thực không đáng nhắc đến nữa.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)



Đại Hiệp


Theo Trí Thức Trẻ

Trong quá trình trưởng thành của con cái, vai trò của người mẹ là quan trọng hơn cả. Bởi sự chăm sóc và bầu bạn của mẹ đối với con là nhiều nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất.

Tuy nhiên, nếu người mẹ thuộc một trong ba kiểu dưới đây, dù cho họ có hy sinh nhiều hơn nữa, con cái cũng khó có thể cảm kích. Thậm chí, cách yêu thương lệch lạc của những người mẹ này còn tạo thành rào cản đối với tiền đồ của con trẻ.

Kiểu thứ nhất: Người mẹ việc gì cũng làm thay con

Giờ đây, con cái trong mỗi gia đình đều được coi như trân bảo trong tay cha mẹ. Thậm chí có nhiều phụ huynh còn thay con cơm bưng nước rót, việc gì liên quan tới trẻ cũng đều tìm cách chen chân, nhúng tay vì sợ con mình bị thiệt thòi.

Những người mẹ việc gì cũng thay con làm hết chính là một kiểu phụ huynh như vậy. Họ luôn quan tâm thái quá, bảo vệ quá đà, việc gì có thể làm thay con đều sẽ ra tay, dù tận tâm tới mức khiến chính mình mỏi mệt cũng quyết không lơ là.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của kiểu mẹ này là luôn tìm cách làm hộ con ngay từ những việc nhỏ nhất như xới cơm, gắp thức ăn, xách cặp, cất dép…

Có đôi khi, con trẻ chỉ ra ngoài chơi một lúc, những người mẹ này cũng vô cùng lo lắng, liên tục gọi điện thoại khắp nơi để hỏi han.

Họ đều thừa nhận rằng, việc chăm lo mọi điều trong sinh hoạt của con khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, khi được người khác khuyên nhủ hãy để con tự giác, những người mẹ ấy đều vin vào lý do “con còn nhỏ”, “không yên tâm”…

Có mẹ là 1 trong 3 kiểu người dưới đây, đừng hỏi vì sao con cái không thể trở nên ưu tú - Ảnh 1.

Những người mẹ chăm lo thái quá cho con cái đặc biệt phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có cả Việt Nam. (Ảnh minh họa).

Hầu hết những vị phụ huynh này đều cho rằng, sự chăm lo của họ sẽ khiến con cái có được những phút giây thư thái.

Nhưng thực tế, cách quan tâm lệch lạc và quá đà thế này chỉ khiến con trẻ trở nên yếu ớt, vô dụng, phụ thuộc.

Nếu không cho thế hệ sau của chúng ta chịu khổ từ sớm, sau này xã hội sẽ khiến các em càng thêm khổ sở.

Khi đã bước chân ra cuộc đời, muôn vàn khó khăn đang chờ đón các em ngoài kia càng chông gai hơn nhiều so với những thử thách trong gia đình, trường học.

Lúc bấy giờ, ngay tới những người mẹ tưởng như “vạn năng” cũng không có cách nào gánh vác, san sẻ tất cả cho con mình.

Nếu không học cách tự lập từ sớm, chẳng mấy chốc con trẻ sẽ bị cuộc đời vùi dập tới mức không thể gượng dậy.

Phát hiện vợ cùng anh họ trong tư thế không mảnh vải che thân, người chồng còn bị sốc bởi 1 câu nói đầy phũ phàng

Vì thế, ngay từ nhỏ, hãy để con em của chúng ta rèn luyện năng lực tự lập và khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Thay vì làm hộ con tất cả mọi việc, hãy hướng dẫn bé cách đảm đương những việc trong khả năng của các em.

Khi con trẻ đã hình thành thói quen tự túc, phụ huynh cũng có cơ hội nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống ung dung, tự tại.

Kiểu thứ hai: Người mẹ thích so sánh, ganh đua

Trong mắt những người mẹ có thói quen so sánh, ganh đua, con cái của họ đều phải trở nên giỏi giang, xuất chúng, hay ít nhất cũng phải bằng bạn bằng bè.

Chỉ cần các bé xuất hiện trước mắt, họ sẽ biến thành những bà mẹ theo đuổi chủ nghĩa hoàn mỹ, ôm mộng tưởng không thực tế đối với tiền đồ của con mình.

Tâm trí của những người mẹ ấy luôn tồn tại một nhân vật vô cùng phi thường mang tên “con nhà người ta”. Đứa bé hoàn mỹ ấy không thích chơi đùa, chẳng hề nghịch ngợm, chỉ chăm chăm học tập, thi cử luôn đứng hạng nhất, hơn nữa tật xấu nào cũng không có.

Câu cửa miệng thường thấy nhất của những bà mẹ thuộc kiểu này chính là: “Con nhìn con nhà người ta xem…”; “Con nhà người ta so với con…”. Trong mắt họ, con cái của mình vĩnh viễn chẳng tốt bằng con người ngoài.

Cũng vì suy nghĩ thâm căn cố đế ấy, mà những người mẹ kiểu này luôn tìm cách ép con vào vòng xoáy ganh đua cho bằng bạn bằng bè.

Có mẹ là 1 trong 3 kiểu người dưới đây, đừng hỏi vì sao con cái không thể trở nên ưu tú - Ảnh 2.

Bắt ép con cái phải gồng mình lên để thỏa mãn kỳ vọng của bản thân cha/mẹ sẽ chỉ làm phản tác dụng. (Ảnh minh họa).

Nếu thấy con của đồng nghiệp đi học thêm, họ sẽ tìm cách ép con mình đi học bổ túc bằng được.

Khi thấy con nhà hàng xóm học dương cầm, họ sẽ không chịu được thua kém, mua ngay một chiếc đàn về nhà, không quan tâm việc con mình có thích hay không, tối ngày bắt trẻ luyện tập.

Tất cả những ganh đua, so sánh, ép uổng ấy chỉ đem lại đả kích cho con trẻ, khiến các em mất đi sự tự tin, thậm chí thực sự trở thành những người thua kém, vô dụng.

Thay vì lôi con trẻ vào vòng xoáy ganh đua chỉ nhằm mục đích thể hiện, hãy tìm cách để các em phát huy tiềm năng của mình dựa trên nguyện vọng và sở thích.

Khi con cái tiến bộ, bạn nên tích cực khen ngợi, đồng thời tạo điều kiện cho con cố gắng, phấn đấu một cách tự nhiên. Sự khích lệ tinh tế, đúng lúc, đúng chỗ như vậy sẽ khiến thế hệ sau của chúng ta càng trở nên ưu tú.

Kiểu thứ ba: Người mẹ hy sinh quá nhiều

Người mẹ kiểu này còn bị coi là “người hầu của con cái”. Vì con mình, họ sẵn sàng buông bỏ tất cả, thậm chí còn chẳng dành chút thời gian nào cho chính mình.

Những bà mẹ này sẵn lòng vì con cái mà từ bỏ công việc mình yêu thích, từ chối mọi cuộc tụ họp, tự biến mình trở thành vệ tinh xoay quanh các bé 24/24.

Họ cho rằng, chỉ toàn tâm toàn ý chăm nom con trẻ như vậy mới được coi là một người mẹ tốt. Nhưng sự thực lại hoàn toàn khác xa quan điểm cực đoan ấy.

Những người mẹ hy sinh quá nhiều sẽ khiến con cái nảy sinh cảm giác áy náy, khiến tình cảm mẹ con càng thêm xa cách.

Chưa dừng lại ở đó, nếu người mẹ thường xuyên lấy lý do vất vả chăm con để than phiền, mắng mỏ, cáu gắt, bầu không khí gia đình sẽ bị ảnh hưởng, mối quan hệ vợ chồng cũng có nguy cơ rạn nứt.

Có mẹ là 1 trong 3 kiểu người dưới đây, đừng hỏi vì sao con cái không thể trở nên ưu tú - Ảnh 3.

Đừng tự biến thiên chức chăm sóc con cái trở thành gông xiềng trong cuộc sống của những người làm mẹ. (Ảnh minh họa).

Quan tâm tới con cái chưa bao giờ là điều sai trái. Nhưng quan tâm một cách lệch lạc và thái quá không chỉ khiến bản thân người làm mẹ mệt mỏi, thậm chí còn có khả năng ảnh hưởng tới nhân cách, tiền đồ của con trẻ.

Vì vậy, dù làm mẹ là trách nhiệm cao cả, nhưng chúng ta cũng nên học cách cân bằng giữa con cái và công việc.

Để giảm tải áp lực cho bản thân, người phụ nữ trong gia đình có thể san sẻ công việc chăm lo cho con cái với chồng hoặc người thân.

Duy trì thời gian nghỉ ngơi, giải trí cố định sẽ giúp cuộc sống của các bà mẹ bớt đi nhiều lo âu, bất mãn.



Theo Trần Quỳnh


Trí Thức Trẻ

Lâu lắm rồi mới có một bài viết về thế hệ 9x lại nhận được nhiều sự đồng cảm như vậy: Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu!

“Sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.”

“Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.”

Đúng vậy, bắt đầu ở tuổi nào cũng không quan trọng, quan trọng là bạn có dám bắt đầu hay không thôi. Mỗi người có một khung thời gian riêng, quỹ thời gian riêng, người khác có thể thành công năm 20 tuổi, còn bạn 30 thậm chí 40 tuổi mới thành công cũng chẳng sao cả.

Nếu chúng ta cứ nhìn thành công của người khác và tự dằn vặt bản thân thì chẳng bao giờ tiến bộ được đâu. Đừng phí thời gian ganh tỵ với bất kỳ ai.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 1.

Bạn có tin mỗi người đi qua đời bạn đều là định mệnh, từng việc xảy ra hàng ngày đều có nguyên do của nó không? Bài học mà cuộc sống dạy bạn đắt giá hơn bất cứ bài học nào bạn được học ở trường lớp!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 2.

Vốn dĩ chúng ta cố gắng làm mọi thứ cũng chỉ để bản thân hạnh phúc thôi đúng không. Người khác start-up, mở công ty, làm việc cho tập đoàn nước ngoài, lương 3000$… họ hạnh phúc riêng họ. Bạn cũng có thể tự tạo ra hạnh phúc cho riêng mình cơ mà!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 3.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thành phố ồn ào, náo nhiệt có thể không phải là mảnh đất phù hợp với bạn. Thử tìm đến những nơi khác, yên bình hơn xem sao. Bạn đã từng nghĩ đến một ngôi nhà trên núi, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà, sống cùng thiên nhiên chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 4.

Có những người muốn lập gia đình sớm. Có những người lại muốn sống độc thân. Mỗi cách chọn đều có niềm vui riêng. Miễn sao sáng sớm thức dậy, mở mắt ra và vui vẻ sống trọn vẹn ngày hôm đó là được.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 5.

18 tuổi, bấp bênh bước vào cổng trường đại học. 22 tuổi, bấp bênh ra trường, chạy khắp nơi xin việc. Còn bây giờ, bạn bấp bênh vì điều gì?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 6.

Nuối tiếc nhất của thanh xuân là không dám làm, không can đảm. Người thành công và người thất bại chỉ hơn nhau chữ liều mà thôi.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 7.

Ai cũng thích làm chủ: Làm chủ doanh nghiệp, làm chủ công ty, làm chủ người khác. Nhưng cái quan trọng nhất là làm chủ chính mình bạn đã làm được chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 8.

Càng trẻ càng dễ sai lầm, càng dễ thất bại. Không phải ai cũng đủ can đảm để đứng lên. Nhưng có một sự thật là càng thất bại, họ càng liều, càng dũng cảm. Thậm chí họ sẵn sàng đứng lên chỉ để đón nhận cái thất bại tiếp theo!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 9.



Theo Won


Trí thức trẻ

Làm việc nơi công sở, quan trọng nhất là phải chuyên nghiệp, có khả năng làm việc nhóm, nhanh nhạy trước cái mới và linh hoạt trong ứng xử. Bất kể là người đã đi làm lâu năm hay người mới đi làm, đều phải cẩn thận ghi nhớ 10 “quả bom hẹn giờ” dưới đây, đừng để bị “nổ” rồi mới hối hận.

1. Gặp khó khăn không biết mở miệng nhờ giúp đỡ

Từ nhỏ, thầy cô luôn dạy chúng ta rằng, không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Vậy mà giờ vẫn có không ít các bạn mới đi làm, không hiểu không biết cũng chẳng chịu nói, cứ im ỉm tự đoán tự làm.

Bình thường người ta đuối nước còn biết vùng vẫy cầu cứu, nhưng nhiều người “đuối nước” nơi công sở lại lựa chọn im lặng, tự đày đọa mình. Cứ như thế, họ càng trôi càng xa, đợi đến khi sức cùng lực kiệt, ý chí tiêu tan, họ cũng chẳng còn cách nào trụ lại nơi đó nữa.

2. Không suy nghĩ kĩ càng trước khi hỏi

Không biết thì nên hỏi, nhưng cũng không thể cứ trực tiếp hỏi mà không hề suy nghĩ qua.

Thường trước khi đặt ra câu hỏi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề đó, và có một số cách nhìn nhận riêng. Vì vậy khi hỏi, tôi hy vọng thông qua quá trình thảo luận, mình có thể đưa ra một đáp án tốt hơn, hoặc thử xem hướng đi của mình có thể thuyết phục được người khác hay không.

Nhưng khi tiếp nhận câu hỏi từ những người khác, tôi dần phát hiện ra, rằng khi đặt câu hỏi, có rất ít người đưa ra được ý kiến cá nhân cho thấy họ từng cố lý giải nó. Đa số bọn họ đều chỉ “ném” vấn đề ra, rồi chờ đợi câu trả lời từ tôi. Sau đó họ sẽ phản ứng kiểu: “Ok, em làm theo lời anh đấy nhé.”

Như vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra thì trách nhiệm biến thành của tôi. Điều này khiến tôi không được thoải mái cho lắm. Vì thế, khi hỏi một vấn đề gì đó, đừng mang theo tâm thái “đùn việc” hoặc chối bỏ trách nhiệm.

Ít nhất phải đưa ra được cách nhìn nhận vấn đề của chính mình, rồi thảo luận cùng người ta, như thế vấn đề mới nhanh chóng được giải quyết. Dù sao vấn đề cũng là của bạn, đừng thản nhiên đẩy qua cho người khác.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 1.

3. Thói quen kéo dài ‘deadline’

Khi đặt ‘deadline’, nên cho nhau thời gian hợp lý để có thể co dãn. Cho dù lượng công việc nhiều hay ít, tôi đều chia giai đoạn với đối phương trước, phân tích kĩ càng, sau đó mới đặt deadline. Nhưng vẫn có nhiều người nói nộp muộn liền nộp muộn mà không có bất kì một biện pháp “vớt vát” nào.

Hoàn thành công việc đúng thời hạn là nguyên tắc cơ bản của một người đi làm. Xin hãy có trách nhiệm với đồng nghiệp, công ty và chính bản thân bạn.

4. Chờ đợi bị động, tốc độ làm việc chậm chạp

Đúng ra, chúng ta nên làm việc theo trình tự thế này: cố gắng hoàn thành công việc càng sớm càng tốt, xong việc rồi tìm một đồng nghiệp liên quan để thảo luận, góp ý, bàn giao. Nhưng một số người lại không hiểu được điều này.

Họ làm xong việc thì bỏ đấy, chẳng buồn thảo luận hay báo cáo gì. Mỗi người đều phải hiểu rõ vị trí của mình ở đâu trong cả tiến trình, nắm được tiến độ làm việc của cả nhóm, chủ động truyền và nhận “bóng”. Không nên kéo dài thời gian, giúp cho từng giai đoạn của kế hoạch có thể hoàn thành thuận lợi theo đúng dự tính. Vậy mới có thể hoàn thành công việc theo như mục tiêu đã đề ra.

5. Không biết làm cũng không dám nói, chỉ vùi đầu vào làm

Không nên cứ nhận việc xong là bắt tay vào làm luôn, mà trước tiên phải suy nghĩ xem nên làm thế nào, sắp xếp lên kế hoạch hợp lý rồi hãy bắt đầu. Nếu vùi đầu đi làm, mất cả đống thời gian mới phát hiện ra đã làm sai, khiến chính mình không còn thời gian để thay đổi, đồng nghiệp không còn thời gian để sửa chữa, sẽ thành ra gây tổn thất cho công ty.

Không làm được thì nói không làm được, khi thời gian vẫn còn, mọi người có thể cùng nhau bàn bạc nghĩ cách, hoặc chia lại công việc chứ cứ ép bản thân mình thì vừa hại mình vừa hại cả công ty.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 2.

6. Bệnh nặng bệnh nhẹ không bệnh, đủ loại lý do xin nghỉ

Tôi từng nghe đến một nguyên tắc khiến tôi vô cùng kinh ngạc: “Sinh nhật có thể xin nghỉ.”

Đi làm bao nhiêu năm, chỉ khi bệnh không chịu được hoặc có việc quan trọng lắm tôi mới xin nghỉ. Bởi vì xin nghỉ chỉ khiến công việc đáng nhẽ là của tôi bị đẩy sang cho người khác, hoặc chất lượng công việc đi xuống mà thôi.

Nhiều năm nay, mỗi lần đồng nghiệp xin nghỉ, tôi thật sự muốn hỏi: “Sức khỏe của cậu thật sự kém hơn tôi sao?”

Bạn nghỉ rồi, cũng tức là phần việc của bạn hoặc sẽ do người khác gánh, hoặc sẽ bị dồn lại chờ bạn đi làm. Cho dù thế nào đi nữa, điều đó cũng sẽ gây phiền hà cho một vài người, có khi là rất nhiều người, thậm chí là tạo thành tổn thất cho công ty.

7. Chưa làm xong việc đã ung dung bỏ về

Trong công ty, mỗi một hạng mục công việc đều được phân chia và sắp xếp chặt chẽ, yêu cầu tiến độ nghiêm ngặt. Cho nên chỉ cần có ai đó xin nghỉ hoặc rời bỏ vị trí mà không nói rõ ràng, thì công việc sẽ bị tồn đọng.

Khi có ai khác phải đứng ra thay bạn đảm nhận phần việc đó, rất có khả năng họ sẽ chỉ làm qua quýt cho xong, vì họ cũng bận chẳng kém, và đấy dù sao cũng chẳng phải việc của họ. Hay thậm chí người thay thế có lòng muốn làm tốt, thì cũng chưa chắc họ đã quen việc được như bạn. Cuối cùng công việc sẽ không được hoàn thành với chất lượng tốt nhất.

Con người ta làm gì cũng phải làm cho tới nơi tới chốn. Việc đã giao cho bạn thì bạn phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm với nó từ đầu đến cuối, chứ không phải bắt đầu thì hồ hởi, làm được lưng chừng lại tùy hứng bỏ đi.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 3.

8. Mượn công việc để đi giải quyết việc riêng

Trong mấy năm làm việc của tôi, có ít nhất ba lần nhận được thông báo từ bên thứ ba rằng đồng nghiệp của mình không đến thăm hỏi khách hàng theo kế hoạch, mà lại đi xem phim, đi tụ họp bạn bè…

Thế mà khi tôi hỏi về phản ứng của khách hàng, anh ta lại có thể nói vanh vách như thật. Nếu thật sự cần thời gian để giải quyết việc riêng, cứ nói rõ, việc gì phải giấu giấu diếm diếm như thế?

9. Làm việc qua loa, không vận dụng kĩ năng chuyên nghiệp

Khi làm xong một việc gì đó, tôi thường kiểm tra lại rất nhiều lần, viết một bài luận cũng phải xem lại vài lượt mới yên tâm. Làm như thế, tôi sẽ có thể tìm ra những điểm chưa hợp lý và tìm ra cách sửa chúng để sản phẩm của mình hoàn hảo hơn.

Nhưng mấy năm gần đây khi làm việc cùng những đồng nghiệp trẻ tuổi, tôi thường xuyên bắt gặp tình trạng báo cáo sơ sài, qua loa. Tôi hỏi rốt cuộc các bạn có vận dụng kiến thức đã học để làm việc không, thì nhận được những câu trả lời rất mơ hồ.

Bạn học kiến thức chuyên ngành để làm gì nếu không vận dụng nó vào công việc. Làm việc thì cần nghiêm túc, không thể dùng trực giác hay bản năng để giải quyết cho xong được.

10. Làm việc không rõ ràng, gặp chuyện liền lập tức thoái thác trách nhiệm

Có một số người, rõ ràng là chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề, lại cứ đổ cho công ty không tạo điều kiện. Tôi rất muốn hỏi mấy người đó, có thật là công ty không tạo điều kiện cho họ không, hay là chính họ làm việc còn chưa đâu ra đâu cả?

Chẳng công ty nào không muốn tạo điều kiện cho nhân viên, nhưng họ luôn mong rằng, cùng với những điều kiện thuận lợi họ cung cấp, nhân viên có thể cho họ thấy sự nỗ lực và hiệu quả công việc. Khi làm việc, hãy làm cho ra hồn trước, rồi hãy bàn đến chuyện nên có cái này cái kia thì sẽ tốt hơn.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 4.

Công sở chưa bao giờ là một môi trường dễ tồn tại, thế nhưng thật ra nó cũng chẳng khó chịu và mệt mỏi như bạn nghĩ. Chỉ cần có ý thức làm tốt việc của mình, cộng thêm một chút khéo léo trong ứng xử, sẽ chẳng văn phòng nào khó dễ bạn mãi đâu.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được trích từ YBOX.VN |Youth Confession.



PV


Theo Trí Thức Trẻ/Youth Confessions

1. Để tiếp tục tồn tại phải luôn luôn đặt mục tiêu cao hơn, khó hơn, phá vỡ giới hạn của chính mình

Trong cuộc trò chuyện với báo giới, ông Nguyễn Mạnh Hùng tâm sự: Nếu có hai lựa chọn một khó, một dễ thì bao giờ chúng tôi cũng sẽ chọn việc khó để làm. “Việc khó mà làm sẽ trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn và khi làm được sẽ nâng mình lên một tầm cao hơn”, ông nói.

2. Chỉ có những người dám vứt đi thành công mới có thể thành công tiếp

Ông từng nhiều lần chia sẻ bí quyết thành công của Viettel là biết quên đi thành công của chính mình, bằng cách tạo cho mình những thách thức mới, bắt đầu từ những số 0 mới. 

3. Không dám thay đổi chính là khước từ cơ hội của chính mình

Kỷ niệm 10 năm Viettel đầu tư ra nước ngoài, ông Hùng khuyến khích người Viettel “thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ”, “làm một điều gì đó khác biệt”. Ông nhận xét: “Trong khó khăn luôn có cơ hội. Và vì chúng ta nhận ra cơ hội khi người khác chỉ thấy được rủi ro nên chúng ta luôn vươn lên mạnh mẽ và phát triển hơn trước”.

4. Nghèo là sức mạnh vì từ đó chúng tôi có khát khao lớn hơn. 

Dẫn lại câu chuyện của Viettel trong cuộc đua ở thị trường viễn thông Việt khi VNPT đã xác lập chỗ đứng, ông Hùng cho thấy sức mạnh của người đi sau, không có nhiều tiềm lực, nhưng có khát khao và dám làm, biết “sáng tạo một cách phá hủy”, để tạo nên những đột phá. 

5. Muốn thay đổi, hãy thắt lại dây giày và tiến bước

Đó là thông điệp ông Nguyễn Mạnh Hùng gửi đi trong đại hội Đoàn Thanh niên của Tập đoàn Viettel năm 2017 để kêu gọi cùng xây dựng một Viettel mới.

6. Hãy làm nên chương mới thay vì đọc lại ánh hào quang của thế hệ trước

Đây là câu nói về “tinh thần Rowan – luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ít đòi hỏi và không nản chí” trong bài phát biểu trước 50.000 cán bộ nhân viên tại Hội nghị tôn vinh Điển hình xuất sắc toàn cầu tổ chức tháng 3/2016.

7. Mỗi doanh nghiệp Việt hãy xây đắp một “khát vọng phi thường” để mai đây khi đủ sức mạnh sẽ biến thành “khát vọng thần thánh” cho dân tộc Việt Nam

Chia sẻ tại Đại học Công nghiệp hồi tháng 2 năm nay, CEO Viettel nói: “Phải đặt ra cho mình những mục tiêu cao nhất, những mục tiêu mà đa số nghĩ là không thể. Bởi chỉ những cái không thể mới có thể tạo ra những con người và tổ chức xuất sắc”.

8. Từ ngày đầu đã được bơm tiền, vũ trang tận răng thì khó xả thân và làm việc quên mình lắm 

Nói với người trẻ, ông Hùng cho rằng phải bán chiếc xe máy của mình đi thì khi ấy mới thực sự khởi nghiệp, xả thân, làm việc quên mình.

9. Nếu có thể làm được cho mỗi người dân sử dụng smartphone truy cập internet với giá rẻ thì đó là một cuộc cách mạng

Với chiến lược khác biệt, “lấy nông thôn bao vây thành thị”, ông Hùng là người đứng sau việc đưa di động, Internet trở thành dịch vụ bình dân tại Việt Nam. Viettel nhờ thế xác lập vị trí số một về viễn thông tại Việt Nam.

10. Đo thành công không chỉ dựa trên con số doanh thu hay lợi nhuận mà thông qua việc giải quyết được vấn đề gì của xã hội

Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 10 năm Viettel đầu tư quốc tế, ông Hùng nêu quan điểm đo sự thành công không chỉ dựa trên con số doanh thu hay lợi nhuận mà “thông qua việc mình đã giải quyết được các vấn đề gì của xã hội”. 



P.V (T.H)


Theo Trí Thức Trẻ

Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 17/7 khi trả lời câu hỏi của MC rằng: “Vì sao con trai tôi phải tới Montenegro , quốc gia mới gia nhập NATO năm 2017 để bảo vệ nước này nếu họ bị tấn công?”.

“Tôi hiểu anh đang nói gì và tôi cũng có cùng một câu hỏi như vậy. Montenegro là một đất nước nhỏ bé với những người dân mạnh mẽ. Họ là những người rất can trường. Họ có thể trở nên rất hung hăng và khi đó Thế chiến thứ III sẽ bắt đầu”, vị Tổng thống Mỹ cho hay.

Ông nhấn mạnh điều này là không công bằng khi các nước thành viên khác trong NATO vẫn đang trì trệ trong việc đóng góp ngân sách trong chi tiêu quốc phòng.

Phát biểu này của Tổng thống Trump được cho là viện dẫn một điều khoản trong Hiệp ước NATO.

Cụ thể là theo Điều 5, hành động tấn công vào bất kỳ một nước thành viên nào cũng là tấn công vào cả khối liên minh quân sự này. Vì vậy, bất cứ khi nào một quốc gia trong khối bị đe dọa, tất cả các quốc gia thành viên có trách nhiệm hỗ trợ “ngay lập tức”.

Đây được xem là nền tảng cho 29 thành viên đồng minh kể từ khi Hiệp ước được kỳ kết năm 1949 nhằm đối trọng với Liên Xô.

Điều 5 chỉ mới được đưa ra duy nhất 1 lần là sau vụ khủng bố tấn công Mỹ ngày 11/9/2001.

Cách đây hơn 1 năm, ngày 5/6/2017 quốc gia nhỏ bé vùng Balkan Montenegro chính thức trở thành thành viên thứ 29 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sự mở rộng lần này của NATO về phía Đông châu Âu một lần nữa tạo nên những đợt sóng căng thẳng mới trong quan hệ với Nga.

Khi đó Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng, việc kết nạp Montenegro là một cách để NATO chống lại các nỗ lực của Nga mở rộng ảnh hưởng ở vùng Balkans.

Là một quốc gia chỉ có hơn 620.000 dân, Montenegro nằm ở vị trí địa chiến lược tại khu vực Balkan và có thể giúp khối NATO mở rộng biên giới tại vùng biển Adriatic. Đây là những lý do khiến quốc gia từng thuộc khối Nam Tư (cũ) này là một trong những mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và NATO trong suốt nhiều năm.



Theo Song Hy


VTCnews

Nhưng tại sao kỹ năng lãnh đạo lại quan trọng đến vậy?

Trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn là một thứ “được ăn cả ngã về không”. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm hiện tại và sự nỗ lực để phát triển phát thân của bạn. Câu hỏi bây giờ là: Điều gì khiến bạn có thể cải thiện kỹ năng lãnh đạo của mình? Dưới đây là 5 chiến lược đơn giảm giúp bạn đạt được điều này.

Xem xét các nguyên tắc cơ bản của kỹ năng lãnh đạo

Những vận động viên giỏi nhất thế giới dành một khoảng thời gian lớn để luyện tập những động tác cơ bản nhất trong môn thể thao của mình. Lấy những tay golf chuyên nghiệp làm ví dụ. Nếu bạn được tham quan bất kỳ sân golf chuyên nghiệp nào, bạn cũng sẽ thấy những người chơi giỏi nhất thực hiện các động tác tư bản nhất như cầm vợt, chỉnh tư thế, vung vợt.

Lãnh đạo cũng đòi hỏi sự luyện tập tương tự, những nguyên tắc cơ bản không thay đổi là bao nhiêu và bạn sẽ phải liên tục xem xét và cố gắng cải thiện chúng. Dưới đây là một số nguyên tắc:

– Chất lượng các mối quan hệ là vấn đề quan trọng

– Mọi người nhìn vào bản thân người lãnh đạo trước khi xem xét tầm nhìn

– Sự tin tưởng có sức mạnh tuyệt đối

– Luôn phải đặt ra tiêu chuẩn nền tảng

– Trách nhiệm là chìa khóa

Hình thành những thói quen buổi sáng tích cực

Thói quen buổi sáng sẽ phản ánh cách bạn hành động suốt cả ngày. Thói quen buổi sáng có thể là tập thể dục, cầu nguyện, thiền định hoặc đơn giản chỉ là sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc trong ngày với sự tập trung cao độ.

Làm sếp nhưng không được nhân viên tin tưởng, chắc bạn chưa áp dụng 5 chiến lược đơn giản này - Ảnh 1.

Thông thường mọi người thường để cho email, những tin nhắn văn bản hoặc mọi trường làm việc định hình nên phần lớn thời gian trong ngày của họ. Đổi lại, điều này ảnh hưởng đến cách họ dẫn dắt nhóm của mình. Một nhà lãnh đạo buộc phải ở trong thế phòng thủ để giải quyết vấn đề sẽ khiến họ hành động trái ngược cách họ nên làm.

Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Bạn có thể cho rằng mình biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từ góc nhìn của một lãnh đạo nhưng trong thực tế, hầu hết mọi người thường gặp khó khăn với việc tự nhận thức. Rất hiếm khi bạn hoặc người khác có đầy đủ những năng lực quan trọng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Đó là sự đồng cảm, sự dẫn dắt đồng đội, thiết lập các tiêu chuẩn cho công việc và nhân viên, sự tích cực, lòng tin cậy, sự nhạy cảm và sự phản hồi kịp thời. Có rất nhiều bài đánh giá lãnh đạo như Welder Leader 360° nhưng bạn có thể tìm bất cứ bài đánh giá nào phù hợp với bản thân.

Liên tục mô hình hóa định nghĩa về sự lãnh đạo mỗi ngày

Những nhà lãnh đạo tài năng nhất biết rõ cốt lõi của việc lãnh đạo là tin tưởng và trao quyền cho người khác. Những điều đó là chưa đủ, bạn cần liên tục định hình, mô hình hóa định nghĩa lãnh đạo của bản thân.

Làm sếp nhưng không được nhân viên tin tưởng, chắc bạn chưa áp dụng 5 chiến lược đơn giản này - Ảnh 2.

Trong thế giới ồn ào và bận rộn ngày nay, mọi người sẽ quan tâm đến hành động của bạn hơn là những lời nói sáo rỗng. Hãy luôn tập trung và cố gắng không ngừng để trở thành một ví dụ tuyệt vời về lãnh đạo và là tấm gương cho mọi người trong nhóm của mình.

Luôn hỏi xem tình hình công việc của những thành viên trong nhóm

Trong một nghiên cứu với hơn 23000 nhà lãnh đạo, các nhà lãnh đạo luôn gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của nhân viên từ chính thông tin họ cung cấp. Một lãnh đạo tốt không có nghĩa là biết mọi thứ mà không cần đến sự phản hồi của nhân viên. Nếu như vậy, làm sao mọi thứ có thể cải thiên?

Hãy nhớ rằng, nếu bạn bắt đầu thực hiện ngay những chiến lược lập này không có nghĩa bạn sẽ nhận được kết quả ngay lập tức. Lãnh đạo là một hành trình và không phải là một điểm đến. Vì vậy, hãy luôn luôn kiên nhẫn. Hãy áp dụng chúng vào công việc và kết quả sẽ đến.



Diệu Bảo


Theo Trí Thức Trẻ

1. Mọi việc không bao giờ tốt hoặc xấu như chúng có vẻ thế

Khi tôi làm việc ở Apple từ 1983 tới 1987, công ty đã trải qua những thăng trầm, thăng kỳ diệu và trầm thảm thương. Giao Macintosh là một nốt thăng. Lần giãn thợ đầu tiên của Apple sau đó vài năm là một nốt trầm. Nhưng tôi nhận ra rằng khi mọi việc có vẻ tuyệt vời, vẫn có rất nhiều vấn đề mà mọi người chọn cách phớt lờ. 

Rồi tôi nhận thấy trong suốt những ngày đen tối, mọi việc cũng không tệ đến mức đó: vẫn có hàng nghìn khách hàng mua Macintosh, những người phát triển khá hạnh phúc và hầu hết nhân viên đều không bị ảnh hưởng bởi chuyện giãn thợ. (Một số nhân viên thậm chí còn nghĩ giãn thợ là một cách tốt để “dọn nhà”.) Vì thế, tôi đã học được cách kiềm chế sự lạc quan cũng như bi quan vào lúc tuổi già.

2. Nếu bạn nghĩ ai đó là một người khiếm nhã thì tất cả những người khác cũng nghĩ như thế

 Khi tôi gặp ai đó mà tôi không thích, tôi tự hỏi đó là do lỗi của tôi hay của người đó. Có thể tôi đã hiểu sai cô ta, còn người khác thì ngưỡng mộ và tôn trọng cô ta. Sau khi điều tra, tôi đã hình thành nên nguyên tắc thông tin hoàn hảo về người khiếm nhã, nghĩa là nếu bạn nghĩ ai đó là người khiếm nhã, nhiều khả năng tất cả những người khác cũng nghĩ như vậy. 

Hiếm khi có sự bất đồng về người khiếm nhã. Tuy nhiên, điều tương tự không đúng với những người tốt. Nếu bạn nghĩ ai đó là người tốt, bạn không nên mặc định rằng tất cả những người khác cũng nghĩ như vậy.

3. Cuộc sống quá ngắn để đối phó với những người khiếm nhã

Tiếp tục về những kẻ khiếm nhã… Giờ tôi đã 51 tuổi, đã sống quá nửa đời người. Ở cái tuổi này, tôi không còn đủ thời gian để thích nghi với những người khiếm nhã – thành thật mà nói, còn không đủ thời gian để quan tâm tới những người tôi yêu quý. 

Tại sao phải lãng phí thời gian với những người bạn không thích? Vì thế, dù khách hàng, đối tác hay đại lý của bạn có tuyệt vời đến đâu chăng nữa, cũng đừng cho người đó một phần cuộc sống của bạn. Những người khiếm nhã không chỉ làm lãng phí thời gian của bạn, họ còn làm hỏng tâm hồn bạn với quãng thời gian bạn dành cho những người mà mình thích.

7 bài học cuộc sống đắt giá với người trẻ mãi đến năm 40 tuổi cựu cố vấn Apple mới nghiệm ra - Ảnh 1.

4. Doanh nhân luôn giao hàng chậm một năm và trong bản dự báo “bảo thủ” của họ kết quả thường cao gấp 10 lần

Tôi đã từng làm việc với những doanh nhân chưa có nhiều kinh nghiệm và với những doanh nhân có những thành tích tuyệt vời ở các công ty tên tuổi. Kinh nghiệm, tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn – chẳng có gì quan trọng. Doanh nhân thường giao hàng chậm một năm và kết quả tài chính của họ thường thấp hơn 90% so với dự báo “bảo thủ” của họ. Điều này không hẳn đã là tệ – thậm chí có lẽ còn cần thiết đối với doanh nhân để họ biết họ vớ vẩn thế nào nhưng đó lại là cách vận hành của công việc.

5. Đánh giá người khác bằng ý định của họ và đánh giá bản thân bằng kết quả

 Nếu bạn muốn được yên bình trong thế giới này, bạn nên làm như sau: Khi bạn đánh giá người khác, hãy nhìn vào điều họ dự định làm. Khi đánh giá bản thân, hãy xem điều bạn thực sự đạt được. Thái độ này giúp bạn giữ được sự khiêm nhường. Ngược lại, nếu bạn đánh giá người khác bằng kết quả của họ (thường thiếu hụt) và đánh giá bản thân bằng ý định (thường được xem là kiêu ngạo) thì bạn sẽ được xem là người nhỏ nhen, xấu tính và hay cáu giận.

6. Bạn không cần phải trả lời mọi email

 Tôi luôn có cảm giác thôi thúc phải trả lời mọi email. Đôi lúc, đơn giản là tôi không thể trả lời email được trong hàng tuần liền và tôi cảm thấy như phát điên. Tuy nhiên, có đôi ba lần tôi làm mất hết những lá thư được gửi đến, vì tôi sao chép nhầm tập dữ liệu, vì dữ liệu bị lỗi hay máy tính bị hỏng hoàn toàn và tôi thấy rất sợ trước viễn cảnh hàng trăm người sẽ không nhận được phản hồi của mình và họ sẽ nổi giận. 

Có thể họ sẽ nghĩ: “Guy cho rằng anh ta đã là người nổi tiếng, quan trọng nên không còn cần phải trả lời email nữa”. Trong nhiều tuần, tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những bức thư cuồng nộ, nhưng bạn biết chuyện gì đã xảy ra không? Chẳng có gì cả. Không có một bức thư chửi rủa nào. Tôi đã rất ngạc nhiên. Nhưng tôi vẫn thấy bị thôi thúc với việc phải trả lời email.

7. Đừng yêu cầu người khác làm điều bạn sẽ không làm

 Đây là bài kiểm tra cuối cùng đối với mọi cuộc xúc tiến thương mại, chiến dịch marketing, thiết kế kỹ thuật và chỉ đạo nhân viên. Trên thực tế, nó cũng có sức mạnh như nguyên tắc Vàng (“Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình” hay “Người nào có tiền, người ấy có quyền.”)

Nếu bạn không muốn làm việc gì, đừng yêu cầu người khác làm điều đó.

Thông thường, mỗi năm tôi nhận được một nhận thức muộn mằn. Tôi cho rằng đó là một tỉ lệ khá tốt. Đây là nhận thức muộn mằn quan trọng nhất dành cho bạn: Gia đình đem lại cho tôi niềm vui lớn hơn tất cả. Tôi không nhận ra điều này khi còn trẻ. Khi đó, tôi cứ nghĩ rằng kiếm tiền, mua xe, có được quyền năng và danh tiếng (dù rằng không phải tôi đã có tất cả những điều này) mới là mục tiêu của đời mình. Nhưng bây giờ hàng ngày tôi đều cảm thấy hạnh phúc vì đã có một người vợ và bốn đứa con.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ

Mới đây, bà Lê Hoàng Diệp Thảo – vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những “chia sẻ gan ruột” trên trang cá nhân trước khi phiên hòa giải cuối cùng xung quanh vụ ly hôn triệu đô của vợ chồng Vua cà phê Việt. Nội dung chia sẻ cụ thể như sau:

“Ngày 24/07, theo như thông báo của Tòa thì đây sẽ là phiên hòa giải cuối cùng trước khi có phán quyết dành cho chúng ta, cho cả gia đình.

Chuyện gì đến cũng phải đến, gia đình mong anh tỉnh táo lúc này để đi đến hòa giải thành mà không cần phải chờ đến bản án của Tòa. Mong tất cả chúng ta cùng nỗ lực lần cuối để sớm kết thúc tất cả những khổ đau, tranh chấp lẽ ra không bao giờ nên có.

Khi hay tin anh về, con gái mừng đến khóc: “Đã 6 năm rồi mình mới hẹn được với Ba buổi cơm tối gia đình đó Mẹ”. Ba không đến. Nhưng Ba vẫn luôn là người được mong đợi và chào đón, các con luôn mong Ba quay trở về. 

Đằng đẵng bao năm qua, gia đình chỉ còn Mẹ. Mẹ thay Ba chăm sóc và dạy dỗ các con, vừa lo toan cuộc sống, vừa giải quyết những phá hoại triền miên từ phía nhân viên của Ba. May sao, các con đều hiểu chuyện, luôn hỏi Mẹ có cách nào cứu Ba. Mẹ hiểu, dù có bất kể chuyện gì, các con vẫn luôn rất nhớ và mong đợi tình thương của Ba.

Giờ đây, 5 mẹ con cùng cầu nguyện cho Ba, mong gia đình mình sớm được bình yên và sẽ không còn bất kỳ phiên toà nào làm đau đớn gia đình chúng ta nữa!”

Bà Thảo cho thấy niềm mong mỏi được đối thoại trực tiếp với chồng để giải quyết các vấn đề xung quanh vụ tranh chấp, nhưng đáp lại, cho tới thời điểm này, vẫn là sự im lặng tuyệt đối của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. 

Suốt 3 năm qua, vụ tranh chấp và cuộc ly hôn của vợ chồng “vua cà phê Việt” vẫn thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội.

Sự việc bắt đầu được chú ý từ tháng 12/2015, một thông cáo được phát đi từ Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, có đề cặp đến “chuyện của ông bà chủ” với nội dung như sau: “Chúng tôi đang giải quyết các mâu thuẫn nội bộ dựa trên sự tôn trọng pháp luật và phán quyết của tòa án. Thật sự chúng tôi không muốn những việc như cá nhân hay gia đình ảnh hưởng đến việc kinh doanh hay cộng đồng dư luận. Khi sự việc đã được giải quyết ổn thỏa, chúng tôi sẽ chính thức có thông báo cụ thể”.

Ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện, với phán quyết hủy Quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đồng thời khôi phục tư cách Phó tổng giám đốc của bà tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhắn gửi Vua cà phê: Mong tất cả chúng ta cùng nỗ lực lần cuối để sớm kết thúc tất cả những khổ đau, tranh chấp - Ảnh 1.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Thế nhưng, đến ngày 10/10/2017, ông Vũ và Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đơn kháng cáo và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo. Như vậy, sau nhiều phiên xét xử, phán quyết của TAND TP.HCM, bà Thảo vẫn chưa trở về vị trí của mình sau mấy năm rời đi.

Cũng trong thời gian này, tòa án đang thụ lý xem xét vụ ly hôn của hai vợ chồng ông Vũ, bà Thảo. Bà Thảo cũng đã có đơn gửi đến Chánh án Tòa án TP.HCM, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn. 

Đến ngày 21/3/2018, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM lại mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH), do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo đó, ông Vũ đứng đơn khởi kiện bà Thảo về hành vi chiếm giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH, cùng các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Đồng thời, ông Vũ yêu cầu bà Thảo trả ngay cho TNH con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bà Thảo đã chiếm đoạt vào ngày 16/10/2015.

Từ những nhận định đúng thực tế, TAND TP.HCM đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ đứng đơn khởi kiện.

Trước đây, trong một bài chia sẻ gây bão dư luận, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã “dốc hết lòng” kể về biến cố lớn nhất trong cuộc hôn nhân của mình với “vua cafe Việt” Đặng Lê Nguyên Vũ.

Theo bà Diệp Thảo, cuộc hôn nhân ấy, bắt đầu bằng một tình yêu tuyệt đẹp, vượt qua bao khó khăn trở ngại để đến được với nhau. Bởi lẽ, bà là con của một gia đình đại gia kinh doanh vàng bạc đá quý ở Buôn Mê Thuột, là hoa khôi của thành phố Pleiku, có sẵn tố chất thông minh, khôn khéo và một công việc ổn định. Trong khi đó, ông Nguyên Vũ nhà rất nghèo, cả gia đình làm công nhân trong xí nghiệp gạch ở huyện M’Drak.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo làm đám cưới trong sự ngỡ ngàng của nhiều người, khi đó ông đang là một chàng sinh viên Y khoa học hành dang dở, ôm ấp giấc mộng thương trường.

Vợ chồng ông Vũ và bà Thảo đã cùng nhau xây dựng nên thương hiệu Trung Nguyên nổi tiếng. Tại đây, ông Vũ có nhiệm vụ xây dựng và quảng bá thương hiệu, còn bà Thảo đảm nhận vai trò Phó Tổng Giám đốc thường trực, như một người nội tướng của Trung Nguyên. 



P.V (T.H)


Theo Trí Thức Trẻ

Năm cậu 13 tuổi, gia đình cậu lúc đó khá nghèo và khó khăn, 4 anh chị em phải sống dựa vào đồng lương eo hẹp mà người cha kiếm được nhưng cũng chẳng đủ để trả sinh hoạt phí. Cả gia đình cậu phải sống trong một khu ổ chuột tồi tàn ở Brooklyn.

Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một chiếc áo cũ sờn rồi hỏi: 

“Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”

“Khoảng 1 USD thưa cha”.

“Con có thể bán nó với giá 2 USD không?”, người cha dùng ánh mắt khẩn khoản hỏi cậu bé. 

“Con nghĩ chẳng ai bỏ tiền mua chiếc áo này đâu, trừ khi đó là một kẻ ngốc”, cậu bé trả lời. 

“Sao con không thử xem? Con biết không, gia đình mình đang gặp khó khăn”, người cha lại nhìn con với ánh mắt chân thành.

Cậu bé gật đầu đồng ý để cha vui lòng. Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là nên cậu dùng bàn chải để giặt áo tránh bị nhăn. 

Sáng hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện ngầm. Sau 6 tiếng chào mời người mua hàng, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 USD. Cậu bé rất vui mừng và nghĩ rằng mình có thể tiếp tục làm công việc này để giúp đỡ gia đình.

Những ngày sau đó, cậu đều đi tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch rồi đem đi bán, tích cóp từng đồng một đưa cho cha. Cứ như vậy, công việc này kéo dài được hơn chục ngày.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 1.

Một hôm khác, cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 20 USD không?”

“Con nghĩ là con không thể thưa cha. Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 USD.” 

“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ. 

Vậy là cậu bé lại suy nghĩ để tìm ra cách bán chiếc áo. Cuối cùng, cậu cũng nghĩ tới người anh họ cậu là một người rất đam mê hội họa, tự học nhưng lại vẽ rất đẹp. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con chim đại bang và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. 

Cậu nảy ra ý tưởng sẽ chọn một ngôi trường có nhiều học sinh là con nhà giàu theo học ở đó. Nghĩ là làm luôn, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc, liền có người đến mua chiếc áo mà không mảy may suy nghĩ với gia 20 USD, thậm chí còn bo thêm cho cậu 5 USD vì chiếc áo đó rất đẹp. 

Số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy. Cậu rất sung sướng và chạy vội về nhà đưa tiền cho cha.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 2.

Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 USD được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Khác với những lần trước, cậu không do dự và quả quyết với cha rằng con sẽ bán được, cha cứ tin con. 

Sau bao nhiêu ngày chờ đợi thì cuối cùng thì cơ hội cũng đã tới. 2 tháng sau, vì để quảng bá phim, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những thiên thần của Charlie” đã đến thành phố cậu bé đang sống. 

Buổi họp báo kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô kí tên lên đó. Tất nhiên là cô đồng ý và vui vẻ kí lên áo cho fan hâm mộ. Sau khi kí xong, cậu bé bẽn lẽn hỏi cô: 

“Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?” 

“Được chứ, chiếc áo này là của cháu, cháu có quyền bán nó”.

Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo có chữ kí của nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors, tôi bán giá 200 USD”. Mọi người nháo nhào trả giá và kết quả chung cuộc, chiếc áo được bán với số tiền không tưởng, 1200 USD. 

Về đến nhà, cậu ngạc nhiên khi thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà. Cha cậu bé cầm tiền trên tay mà không khỏi cảm động: 

“Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua lại, cha thật không tin được con có thể làm… Cha không muốn con sớm phải tham gia vào việc kiếm tiền, cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo dù cũ dù xấu đến thế nào thì vẫn có cách để làm tăng giá trị của nó. Chúng ta cũng vậy, đói khổ, nghèo rách nhưng không việc gì phải bi quan với cuộc sống con ạ. Hãy cứ vui vẻ lên, cứ yêu đời đi.” 

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 3.

Thật không ngờ, cậu bé ngày ấy sau 20 năm đã trở thành một huyền thoại bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới Michael Jordan và là một tỉ phú giàu có.

Cuộc sống không bao giờ có thể hoàn hảo và con người cũng vậy, chẳng có ai là hoàn hảo. Vậy nên, hãy chấp nhận rằng cuộc sống có lúc thăng lúc trầm, mỗi giai đoạn cuộc sống sẽ khiến chúng ta cảm thấy trân trọng hơn việc được sống, được sinh ra trên thế giới này. Cuộc sống khó khăn nhưng không có nghĩa là cuộc sống toàn màu xám, cuộc sống vẫn có thể có màu hồng tùy theo cách nhìn của mỗi người. 

Hôm nay bạn như chiếc áo 1 USD, đó là vì bạn chưa nhận thấy giá trị của chính mình mà thôi.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

Xuất phát điểm là một cậu bé sống ở vùng ngoại ô nghèo của Paris, ngôi sao trẻ Kylian Mbappe vụt trở thành một trong những ngôi sao sáng giá nhất của World Cup 2018. Sau mỗi buổi tập luyện bóng đá, Mbappe lại trở về căn phòng ngủ dán đầy poster thần tượng của anh, Cristiano Ronaldo. Anh vẫn còn giữ được tấm ảnh chụp cùng CR7 hồi anh còn bé tí. 

Ngôi sao 19 tuổi hiện đang thi đấu cho đội tuyển Pháp và sau màn chiến thắng ngày hôm qua, cả đội đang hừng hực khí thế chuẩn bị cho trận chung kết sắp tới đây. Mbappe đã chứng tỏ được năng lực của mình đối với những người tin tưởng anh và tạo ra hàng loạt bất ngờ dành cho người hâm mộ đội tuyển Pháp cũng như của môn thể thao vua trong suốt 1 tháng diễn ra giải đấu lớn nhất hành tinh.

Kylian Mbappe hiện là ngôi sao trẻ “hot” nhất thế giới, được hàng loạt đội bóng đại gia của châu Âu săn đón. Mbappe là cầu thủ trẻ nhất từng khoác áo Monaco, cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn cho Monaco và hiện là cầu thủ được trả lương cao thứ hai chỉ sau Neymar trong câu lạc bộ PSG. 

Với một ngôi sao mới nổi như Mbappe, chắc hẳn anh có đủ khả năng để tậu nhà cao cửa rộng, sắm siêu xe cho mình. Nhưng Mbappe không như vậy. Ngôi sao được ví như Thierry Henry mới này vẫn duy trì nếp sống giản dị đến khó tin. 

Kylian Mbappe ở World Cup 2018: Đá hay lại ăn vạ cũng giỏi, ngôi sao không toàn vẹn nhưng luôn biết tiến về phía trước - Ảnh 1.

Bản thân Mbappe tự nhìn ra vết xe đổ của nhiều thần đồng bóng đá thế giới trước anh, những ngôi sao vừa chớm nở đã vội tàn vì sa đà vào ăn chơi, hưởng thụ. Song một phần khác, Mbappe được cha mẹ mình quán triệt tư tưởng sự nghiệp là ưu tiên số một. 

Bà Fayza Lamari, mẹ của Mbappe cho biết: “Đúng là Kylian đang được rất nhiều người tung hô. Nhưng tôi luôn nhắc nhở con trai mình rằng nó mới chỉ 19 tuổi mà thôi và sự nghiệp của nó mới chỉ vừa bắt đầu. Kylian vẫn còn phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều”.

Fayza Lamari là người Pháp gốc Algeria, từng chơi bóng ném chuyên nghiệp. Ông Wilfried, bố của Mbappe người Cameroon, là người đại diện kiêm huấn luyện viên đầu tiên của anh. Cha mẹ Mbappe đều là dân thể thao chuyên nghiệp nên ngay từ nhỏ anh đã được giáo dục đến nơi đến chốn rằng luôn phải tập trung tối đa cho chuyên môn.

Cha mẹ Mbappe có cậu con nuôi Jires Kembo-Ekoko cũng là cầu thủ chuyên nghiệp. Tiền đạo 29 tuổi này từng có 6 năm khoác áo Rennes trước khi chuyển sang UAE thi đấu. Kembo-Ekoko có thể không tạo được tiếng vang như Mbappe. Nhưng ông anh nuôi này lại là tấm gương sáng cho Mbappe về tinh thần chuyên nghiệp, luôn tập trung hết mình cho chuyên môn.

Phong cách đĩnh đạc đến khó tin và tinh thần thi đấu không biết sợ của Mbappe ở cái tuổi mà hầu hết các ngôi sao còn đang học hỏi kinh nghiệm thực sự là rất đặc biệt. Mạnh mẽ, nhanh nhẹn, dứt điểm nhạy bén và biết “phục vụ” đồng đội khi cần, bạn không thể đòi hỏi gì hơn ở một cầu thủ mới 19 tuổi.

Kylian Mbappe ở World Cup 2018: Đá hay lại ăn vạ cũng giỏi, ngôi sao không toàn vẹn nhưng luôn biết tiến về phía trước - Ảnh 2.

Vẫn biết dường như những gì Mbappe đang thể hiện gần đây gây ra sự phản cảm đối với những người hâm mộ bóng đá. Anh đã phải nhận 2 thẻ vàng vì “lỗi ăn vạ” trong trận đấu với Uruguay và Bỉ. Những hành vi xấu chơi gần đây đang khiến người hâm mộ chán ghét Mbappe. Mọi hình ảnh đẹp đẽ về một lối chơi tốc độ, hoa mỹ và những pha xử lý tuyệt vời của ngôi sao số 10 ĐT Pháp làm điên đảo hàng phòng ngự “quỷ đỏ”. Tất cả trở nên lu mờ trước việc Mbappe cố tình câu giờ ở những phút bù giờ.

Chẳng ai hoàn hảo cả, Mbappe cũng vậy. Có lẽ vì còn trẻ tuổi nên những gì anh làm là theo bản năng, không suy nghĩ nhiều. Ở nhiều khía cạnh, chắc chắn những hành vi ấy đáng bị chê trách, nhưng hãy đứng về phía những người yêu và tin vào môn thể thao vua, chàng trai 19 tuổi ấy còn bồng bột. Hãy cho chàng trai ấy thêm cơ hội để chứng minh bản lĩnh của mình, chắc chắn sẽ còn vươn xa, bay xa hơn nữa trong tương lai. 



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Bên ngoài thì Mak Kean Loong trông giống một người đàn ông của gia đình khi ông luôn ở bên và chơi đùa cùng vợ và con gái. Nhưng điều ít ai biết là Mak Kean Loong đang chật vật với việc cảm nhận những cảm xúc tích cực như ấm áp hay vui vẻ.

“Trong vài năm trở lại đây tôi nghĩ rằng tôi chưa hề cảm nhận được thứ cảm xúc đó”, người đàn ông đeo kính 38 tuổi chia sẻ với giọng nói mệt mỏi.

“Tôi không nói với vợ của tôi”, ông nói. “Nếu như bạn muốn kết thúc cuộc sống của mình thì chẳng có lý do gì bạn lại nói với ai đó gần gũi bạn, phải không?”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 1.

Ông Mak bị mắc chứng trầm cảm một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời

Mak đã không tự tử. Nhưng sau đó thông qua một thỏa thuận với cấp trên của ông, ông nghỉ làm kĩ sư cơ sở hạ tầng ở công ty để tập trung hồi phục.

Và đó là mất mát khiến ông cảm thấy cay đắng.

“Tôi cảm thấy đau đớn khi nhìn người khác mặc quần áo công sở. Tôi biết rằng hiện tại tôi không còn ở vị trí đó. Vai trò đó của tôi đã bị lấy mất. Đó là những ý nghĩa để tôi bấu víu vào”.

Khoảng 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử về các bệnh liên quan tới tâm lý. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Singapore năm 2010 cho thấy trầm cảm đã ảnh hưởng tới 159.000 người trong cuộc sống của họ.

Như trường hợp của Mak, căn bệnh này khiến việc duy trì công việc trở thành một cuộc chiến căng thẳng. Mak phải đưa ra lựa chọn, hoặc là giả vờ như không có gì, hoặc là đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong phim tài liệu “Đối mặt với trầm cảm”, 4 người Singapore đã chia sẻ thẳng thắn câu chuyện của họ.

Bị coi là “phiền phức” và “yếu đuối”

Một trong những cuộc chiến mà người bị trầm cảm phải chống lại là sự kì thị của những người sử dụng lao động.

Điều này đã xảy ra với Mak khi anh công bố tình trạng của mình bằng cách viết blog và vẽ truyện tranh trên mạng nói về bệnh trầm cảm.

Mak tưởng rằng những chia sẻ của ông gửi tới thông điệp về bệnh trầm cảm và cách giúp những người bị căn bệnh đó. Nhưng một cấp trên của ông đã cảnh báo rằng nếu người trong ngành biết ông bị trầm cảm, ông sẽ bị “để ý”.

“Có những người sẽ nói rằng ‘anh bị trầm cảm – vậy anh có chắc là sẽ làm được không? Tôi không nghĩ là tôi thực sự muốn nhận anh’ hoặc là ‘anh cần tới gặp bác sĩ thường xuyên hơn, vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ trả lương anh thấp hơn”, ông Mak chia sẻ thẳng thắn.

Ông Lim Yufan, người đã trải qua hơn nửa đời với căn bệnh trầm cảm, hiểu sống trong nỗi lo sợ bị đánh giá là như thế nào.

“Ngoại trừ công việc đầu tiên của tôi, tôi đã không nói với bất kì nhà tuyển dụng hay đồng nghiệp nào rằng tôi bị trầm cảm”, người đàn ông 30 tuổi này chia sẻ. “Tôi lo sợ rằng điều đó sẽ khiến họ không tin tưởng tôi trong công việc”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 2.

Ông Lim chật vật với căn bệnh trầm cảm ngay từ khi còn đi học

Mặc dù vậy, căn bệnh trầm cảm vẫn ảnh hưởng tới công việc của ông ấy: Ông ấy phải xin nghỉ thường xuyên và không thể làm việc trong thời gian dài, công việc ngắn nhất của ông ấy chỉ kéo dài một tháng.

Ông nói rằng phân nửa cấp trên của ông không thấu hiểu căn bệnh trầm cảm và đó là lý do khiến ông phải nghỉ việc. “Một trong số họ nói rằng, ‘Yufan, anh thật phiền phức. Anh thực sự khiến tôi thấy mệt mỏi vì điều đó đấy.”

Để nhấn mạnh ảnh hưởng của cấp trên – dù họ biết nhân viên của họ bị trầm cảm hay không – nhà tư vấn tâm lý Pauline Sim ở phòng khám LP nói rằng: “Nếu bạn có một cấp trên khó tính, cầu toàn, hay khiển trách và không cảm thông thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 3.

Bác sĩ Paul cùng với ông Lim

Trong trường hợp của ông Mak, cấp trên của ông cho ông một chút thời gian để hồi phục.

“Nhưng vì là người mới và quá trình hồi phục có thể kéo dài hơn, chúng tôi đã đồng ý rằng có lẽ tôi nên nghỉ việc thì sẽ tốt hơn”, ông nói.

Tuy vậy, sự kì thị không bắt nguồn hay chấm dứt ở người sử dụng lao động. Một nghiên cứu cấp quốc gia vào năm 2015 của Viện sức khỏe tâm thần đã chỉ ra rằng người mắc trầm cảm thường bị coi là “yếu đuối” chứ không phải “mắc bệnh”.

Chịu áp lực trước kỳ vọng lớn

Ngay cả những người mạnh mẽ vẫn có thể bị mắc trầm cảm. Một ví dụ đó là nhà đồng sáng lập Học viện tennis Ignite và cũng là huấn luyện viên trưởng Jaime Wong.

Ở độ tuổi 12, cô ấy từng là nhà vô địch tennis trẻ nhất Singapore. Cô ấy trở thành thành viên đội tuyển tham gia SEA Games một năm sau đó.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 4.

Wong từng vô địch tennis từ khi còn rất trẻ

“Tôi không biết cách đối diện với thất bại cho lắm. Sau khi tôi thua một trận tennis, tôi có thể cảm thấy buồn phiền hàng giờ, thậm chí hàng tuần liền, mà không nói năng gì. Tôi nghĩ tôi thực sự là một đại diện cho sự ưu tú, đôi khi là hoàn hảo của văn hóa chúng ta”.

“Tôi quá quen với việc chiến thắng. Suốt cuộc đời tôi, tôi là kẻ tốt nhất trong gần như mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là một phần quan trọng lý giải vì sao tôi có thể rơi vào căn bệnh trầm cảm”.

Nó bắt đầu bằng sự tích tụ của các yếu tố: cô ấy bị tổn thương bởi một mối quan hệ; một căn bệnh mãn tính khiến hệ thống tiêu hóa của cô bị sưng và nhiễm trùng; và rồi câu lạc bộ mà học viện của cô dựa vào đã bị đóng cửa để tái phát triển.

“Chúng tôi phải chuyển tới câu lạc bộ gần bãi biển Changi, và rồi chúng tôi mất tới 90% khách hàng”, cô kể lại. “Mọi thứ dường như trở nên tệ nhất có thể. Do đó, tôi đã cảm thấy cực kì suy sụp”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 5.

“Tôi quá quen với việc phải chiến thắng”, Wong chia sẻ

Ông Lim cũng từng là một học sinh ưu tú tại một trường cấp 2 hàng đầu, nơi mà “hiển nhiên là kì vọng lúc nào cũng cao”.

Vào năm thứ ba, ông là nhạc trưởng của ban nhạc giao hưởng của trường và là một người chơi trumpet “khá tốt”. Nó cho ông “sự công nhận, ý thức về giá trị và mục đích”.

Nhưng khi điểm số của ông ấy tụt xuống dưới mức chấp nhận được, vị trí nhạc trưởng của ông bị lung lay. “Tôi dường như bị áp lực, chủ yếu là từ chính bản thân, phải cố gắng kéo điểm số lên”, ông kể.

Ông trở nên ngày càng lo sợ về tình hình học tập và trải qua cơn trầm cảm nghiêm trọng đầu tiên. “Nó làm tôi sợ đến trường”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 6.

Ông Lim là một học sinh luôn lo lắng về tình hình học tập của bản thân khi còn học cấp 2

Với ông Mak, chứng trầm cảm xuất hiện lần đầu vào năm 2006, một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời, sau những thất vọng chuyện gia đình và chuyện công sở.

“Bất kì lúc nào tôi làm những thứ đi ngược lại với giá trị cốt lõi của bản thân, tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, ông nói.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 7.

“Tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, Mak chia sẻ

“Có một thời điểm công ty bị chia rẽ bởi người này người nọ… Tôi buộc phải lựa chọn. Những lúc đó, tôi luôn đấu tranh với chính mình.”

Sau 3 năm – khoảng thời gian mà ông đã “làm việc khá tốt”, ông ấy nghĩ rằng ông đã đánh bại trầm cảm. Nhưng ông ấy lại rơi vào một chứng trầm cảm nhẹ khác có tên là chứng loạn dưỡng. Chứng bệnh này kéo dài hơn nhiều và biểu hiện bằng trạng thái tâm trạng luôn không vui và thiếu tự tin.

Không được chữa trị và công nhận

Mặc dù biết rằng bản thân luôn cảm thấy tiêu cực, ông Mak đã không coi những dấu hiệu của chứng loạn dưỡng là vấn đề. Điều này không hiếm – nhiều người rất khó có thể nhận biết được trầm cảm, bác sĩ Lim nói.

Ông Chris Tan là một ví dụ khác. Ông bị đột quỵ vào năm 2005 khiến tay trái của ông ấy mất một phần khả năng hoạt động. Sau khi xuất hiện ông trở nên dễ xúc động, nhưng ông không hề biết rằng đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Sau khi được chẩn đoán, ông nhận ra rằng có thể ông đã mắc trầm cảm từ khi còn học cấp 2. “Bố mẹ tôi hay mẫu thuẫn với nhau trong chuyện tiền nong”, người đàn ông 45 tuổi này chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 8.

Ông Tan rơi vào trầm cảm sau khi bị đột quỵ lần đầu vào năm 2005

Bố của ông là người đánh cá, và “cuộc sống thì rất cực khổ”. “Tôi chưa bao giờ hiểu được ông ấy khi tôi còn bé”, ông chia sẻ. Vào năm 2003, bố ông được chẩn đoán đã bị ung thư. Ông ấy qua đời trong năm đó, và ông Tan vẫn không thể nào tha thứ cho bản thân về những gì đã xảy ra khi đó.

“Tôi đã nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ tôi vào buổi sáng. Bà ấy nói rằng bố tôi có gì đó không ổn”, ông kể lại.

“Tôi nói bà ấy rằng đừng có làm quá lên. Tôi vừa thay đồng phục và lái xe đi làm. Tôi định đi tới nơi làm và rồi nhận được cuộc điện thoại thứ hai. Người lái xe cấp cứu đã gọi tôi”.

Dừng một lúc để trấn tĩnh, ông nói tiếp: “Tôi ghét bản thân mình… Đây là vấn đề mà tôi vẫn phải nói chuyện với những nhà tư vấn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 9.

Hiện tại Tan sắp xếp lịch hẹn ở Viện sức khỏe tâm thần (IMH) bất kì khi nào ông cảm thấy sắp “tụt dốc”, ông cũng gặp một chuyên gia hỗ trợ cá nhân để vượt qua trầm cảm. Nhưng có rất ít người tìm đến các biện pháp chữa trị hay thậm chí là chỉ nghĩ đến chúng.

Khi được hỏi rằng những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm bệnh lý nên tìm trợ giúp đâu, 54% số người được hỏi trả lời là gia đình và bạn bè.

Và trong tổng số 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử bệnh tâm thần, chỉ có 10% trong số đó tìm đến các biện pháp chữa trị, theo như giáo sư Chong Siow Ann từ IMH, người đã chia sẻ phát hiện này tại Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới khu vực 2013.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 10.

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình. Nhưng điều đó đã phản tác dụng. “Tôi đã gần như bóc lột những đứa trẻ, ép buộc chúng quá sức, và một số đứa đã khóc trên sân tập”, cô kể lại.

“Tôi từng nói với bố mẹ chúng rằng: ‘Những đứa trẻ này tới đây để trở nên giỏi hơn, không phải tới đây để chơi. Nếu chúng muốn chơi thì hãy chơi chỗ khác ấy’. Tôi đã rất lưỡng lự và e ngại trong một thời gian dài về việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp – vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tôi, rằng tôi không kiểm soát được bản thân”.

Trở về từ bờ vực

Bác sĩ Sim đã quá quen thuộc với những bệnh nhân “tỏ ra mạnh mẽ”. Bà chia sẻ: “Thật là buồn khi biết rằng một khi họ không thể đối mặt với nó, đôi khi họ sẽ nghĩ đến việc treo cổ hay nhảy lầu tự tử”.

“Trong điều kiện bình thường, hầu hết mọi người đều muốn sống và chiến đấu để sống. Nhưng khi bạn bị trầm cảm, bạn sẽ chỉ muốn biến mất”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 11.

Khi trầm cảm, bạn chỉ muốn biến mất

Khi cô Wong cảm thấy không thể làm gì được nữa, cảm giác “không còn lí do gì để sống” ập đến cho đến khi cô ấy “hoàn toàn vứt bỏ nó” trong một đêm. Cô ấy ngồi vào xe, ra đường Dunearn Road, và rồi cứ thế nhấn ga.

“Tôi chỉ biết là tôi nhấn ga. Cuối cùng tôi cũng tới Rochor, và tôi nhận ra rằng tôi vẫn còn sống, điều đó thật điên rồ”, cô nói.

“Tôi nhận ra những gì mình đã làm – rằng điều đó thật ích kỉ, vì tôi đã không nghĩ tới hậu quả của hành động của tôi, không chỉ với bản thân tôi.”

“Nếu tôi không bỏ cái suy nghĩ điên rồ đó, điều gì sẽ xảy ra với những người sẽ phải chăm sóc tôi nếu như tôi bị thương, hơn thế nữa, những người tôi đã có thể khiến họ bị thương?”

Cơ quan đăng kí khai sinh và tử vong cho biết rằng khoảng một nửa số ca tự tử trong năm 2016 nằm trong độ tuổi từ 20 tới 49. Có nhiều đàn ông đã tự tử hơn phụ nữ.

Ông Mak cũng suýt chút nữa làm điều tương tự khi một cơn trầm cảm nặng ập đến vào tháng 7 năm ngoái. Vợ ông ấy, bà Tan Phay Shing thấy rằng ông có “tâm trạng không tốt” khi ông ấy gần như chẳng nói gì và “lạc trong suy nghĩ riêng”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 12.

“Tôi nghĩ tôi không hiểu đầy đủ những gì mà anh ấy đang trải qua”, bà Tan chia sẻ ý kiến về căn bệnh của chồng bà

Nhưng ngay cả khi vậy, bà không hề biết những gì ông ấy đã lên kế hoạch khi ông đưa bà và các con đi ăn lần cuối cùng. Thảm kịch đã không xảy ra vì ông Mak đã tự hứa với bản thân mình một cơ hội cuối cùng: một cuộc gọi khẩn cấp tới IHM trước khi mọi thứ kết thúc.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước. Vì vậy nếu như cuộc gọi của tôi bị cắt hay không ai bắt máy, hay ai đó cúp máy trước tôi, lúc đó tôi sẽ tiếp tục như kế hoạch”, ông nói trong nỗi buồn.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 13.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước”, Mak chia sẻ

Ông ấy đã cầm máy trong 10 phút. Cuối cùng thì có ai đó đã nhấc máy. Ông được khuyên là đến IMH để khám, và ông đã nhập viện trong tối hôm đó.

Đó là một trong những lí do vì sao mà người có vấn đề thần kinh không nên bị kì thị, bác sĩ Sim nói. “Nếu họ được giúp đỡ, họ có thể trở về cuộc sống bình thường”, bà chia sẻ.

“Nếu họ được giúp đỡ, những thảm kịch sẽ ít đi”.

Học cách chống lại

Ngoài việc can thiệp và chữa trị sớm, bác sĩ Sim cũng khuyên rằng nên có một “cuộc sống cân bằng” và có những sự ưu tiên đúng đắn. Nhưng nói thì dễ làm thì khó, nhất là tại một quốc gia có giờ làm việc dài nhất thế giới.

Một nhân viên bình thường làm khoảng 2073 giờ trong năm 2016 theo số liệu của Bộ lao động, so với 2069 giờ ở Hàn Quốc và 1713 giờ ở Nhật Bản.

Bác sĩ Sim nghĩ rằng những người đang đi làm nên tự hỏi bản thân: Nếu như họ quỵ xuống, ai sẽ là người thực sự nhớ đến họ?

“Tùy thuộc vào vai trò của bạn trong công việc, người ta có thể cúi người 3 lần, cho bạn một ít tiền tang và có thể là thêm một vòng hoa – nếu như bạn nổi tiếng hơn, sẽ có ai đó đưa tang cùng – nhưng mọi thứ chỉ đến vậy thôi”, bà nói.

“Nhưng mà những người sẽ tiếp tục đau buồn và chịu ảnh hưởng là những người thân yêu xung quanh bạn”.

Ông Tan – người từng “luôn đạt chỉ tiêu” kinh doanh ở nơi làm việc trước khi bị đột quỵ, nhận ra rằng chứng trầm cảm khiến mọi thứ trở nên khó khăn khi ông cố gắng quay lại chốn công sở. Ông bị sa thải và sự nghiệp của ông chững lại.

Hiện giờ làm công việc tự do, ông luôn chật vật nhưng vẫn nỗ lực học cách chống lại căn bệnh trong khi cố gắng hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình, như là gửi tiền cho mẹ tiêu hàng tháng. “Quan trọng không phải là số tiền mà là lòng thành”, ông chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 14.

“Nếu như tôi có thể làm quen với những triệu chứng và sống một cách có ích nhất có thể, với tôi, như vậy là tôi đã hồi phục rất nhiều rồi. Điều đó có nghĩa là tôi không đánh mất đi bản thân mình và tôi vẫn có thể hoàn thành trách nhiệm là một người con, người anh hay thậm chí là nhân viên”.

Còn với cô Wong, người đã trải qua chứng trầm cảm hơn một năm, niềm tin đã giúp cô ấy hồi phục đáng kể. Cô ấy đã không còn cần sử dụng thuốc chống trầm cảm từ năm 2014.

Khi con người hồi phục bằng tinh thần, họ nhận ra rằng “mọi thứ chúng ta có đều là thứ chúng ta được cho mượn, rằng mọi thứ không xoay quanh chúng ta”, bác sĩ Sim nói.

Bà cũng bổ sung: “Khi bạn đặt bản thân là một phần nhỏ trong cái lớn hơn, bạn học cách nhìn mọi thứ khác đi”.

Sự giúp đỡ và hi vọng có thể có nhiều hình thức khác nhau, như những gì mà ông Lim đã phát hiện ra. Ví dụ, tập gym khiến ông cảm thấy là “mình đang sống”, thậm chí đôi khi khiến ông quên mất là mình bị trầm cảm.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 15.

Tập gym khiến Lim cảm thấy là “mình đang sống”

Hiện giờ ông ấy có một trang bán hàng trên mạng bày bán các loại đồ chơi, vì vậy ông không “cảm thấy áp lực phải trả lời ai đó”. Những món đồ chơi cũng cho ông ấy “một số lí tưởng” mà ông ấy có thể dựa vào, như là công lí và đối xử bình đẳng.

“Những câu chuyện bắt nguồn của những siêu anh hùng này thường là những tấn thảm kịch: Batman, khi cha mẹ anh ta qua đời; Superman, khi hành tinh của anh ta bị phá hủy. Nó cho tôi một chút hi vọng rằng với tình cảnh của tôi, tôi có thể trở nên mạnh mẽ hơn”, ông chia sẻ.

Trong lúc đó, ông Mak đang đánh giá lại những gì ông ấy muốn trong công việc. “Tôi không muốn một công việc lương cao ngất ngưởng. Tôi chỉ muốn công việc đó có nghĩa đối với tôi”, ông nói với vẻ nuối tiếc.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 16.

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”.

Ông được khuyên là không nên đặt ra thời hạn cho quá trình hồi phục. Vợ ông – một người dạy làm bánh, trở thành trụ cột gia đình trong lúc này. Và ông ấy dựa vào gia đình để tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh trầm cảm.

“Tôi luôn đảm bảo rằng cô ấy biết tôi ở đâu và tôi đang làm gì. Tôi cũng giữ bản thân mình có trách nhiệm với cô ấy”, ông nói.



Theo Nam Spiderum


Helino

Vào giai đoạn quần hùng tranh bá dưới thời Tam Quốc, mưu lược là yếu tố rất được các bậc quân chủ coi trọng. Bởi họ hiểu rõ một sự thật rằng chỉ có quân lực mạnh là chưa đủ, mà nhất định phải sở hữu sách lược cao minh, mưu sâu kế hiểm mới có thể xưng bá thiên hạ.

Nhắc tới những mưu sĩ nổi danh thời Tam Quốc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những nhân vật quen thuộc như Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý, Bàng Thống… 

Thế nhưng, người được giới sử gia Trung Quốc đánh giá là đệ nhất mưu sĩ Tam Quốc lại không phải là nhân vật nào trong số đó.

Không phải Gia Cát Lượng hay Quách Gia, ai mới thực sự là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc? - Ảnh 1.

Ngay tới Ngọa Long, Phượng Sồ vẫn chưa phải là nhân vật có được danh hiệu “đệ nhất mưu sĩ Tam Quốc”. (Tranh minh họa).

Nhân vật sở hữu tài năng “vượt mặt” nhiều mưu sĩ tên tuổi

Gia Cát Lượng là nhà quân sự, chính trị gia nổi tiếng của tập đoàn chính trị Thục Hán thời Tam Quốc. Nói đến tài mưu lược, không thể không nhắc tới Khổng Minh tiên sinh.

Ông cả đời cúc cung tận tụy vì Thục Hán, lưu lại cho đời sau cả một “gia tài” về mưu kế, cũng truyền lại nhiều áng văn bất hủ như “Xuất sư biểu”, “Giới tử thư”… Chỉ tiếc rằng trong chiến dịch Bắc Phạt cuối đời mình, Gia Cát Lượng mắc bệnh qua đời ở tuổi 54.

Năm xưa, dưới trướng Tào Tháo cũng có một nhân tài mưu lược xuất chúng là Quách Gia. Trước kia, mưu sĩ này là thủ hạ của Viên Thiệu, sau đó nương nhờ thế lực của Tào Ngụy và lập được không ít công lao.

Tiếc thay nhân tài đoản mệnh, năm 38 tuổi, Quách Gia mắc bệnh qua đời trong trận đánh dẹp Ô Hoàn. Vị mưu sĩ này vừa mất, đội quân của Tào Tháo cũng không còn hùng mạnh như xưa.

Ngoài ra, những tên tuổi khác như Tư Mã Ý, Bàng Thống… đều đứng trong hàng ngũ đại mưu sĩ thời bấy giờ.

Dù vậy, người được hậu thế đánh giá là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc lại không phải ai trong số họ. Nhân vật đủ tài sức để đánh bật tất cả những tên tuổi ấy chính là Giả Hủ.

Không phải Gia Cát Lượng hay Quách Gia, ai mới thực sự là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc? - Ảnh 2.

Giả Hủ chính là mưu sĩ “vượt mặt” nhiều quân sư tên tuổi thời Tam Quốc. (Tranh minh họa).

Giả Hủ (147 – 224), người Cam Túc (Trung Quốc), là mưu sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, từng đảm nhiệm chức vụ quân sư thân cận của Tào Tháo.

Trước khi gia nhập vào tập đoàn chính trị Tào Ngụy, ông từng phụng sự dưới trướng của những nhân vật như Đổng Trác, Lý Thôi và Trương Tú. Dù vậy, ông vẫn được Tào Tháo rất mực tin tưởng khi đầu quân giúp sức cho gia tộc họ Tào.

Sau khi Tào Tháo qua đời, Giả Hủ tiếp tục phụng sự những người kế nghiệp của Tào Ngụy sau này.

Khi còn trẻ, Giả Hủ đã sở hữu học vấn nổi trội, tiếc rằng “người đời chẳng ai biết đến” thực tài của ông, chỉ có một nhân sĩ tên Diêm Trung là người đầu tiên nhìn ra cái tài của nhân vật này.

Sau này, cơ duyên đưa đẩy ông bước lên vũ đài chính trị vào thời buổi loạn lạc. Năng lực của bậc đại mưu sĩ này bắt đầu được bộc lộ qua những mưu kế vi diệu mà ông bày cho các bậc quân chủ của mình.

Điểm lại những mưu kế vi diệu của đệ nhất mưu sĩ Tam Quốc

Sử gia Trần Thọ trong cuốn “Tam Quốc chí” từng đưa ra lời nhận định về tài năng của Giả Hủ:

“[…] Giả Hủ toan tính cơ hồ không hề sơ sót, đạt đến mức thấu hiểu sự quyền biến, đại khái là gần được như Lương, Bình vậy!”.

Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, những lời tán dương của Trần Thọ dành cho Giả Hủ cũng không hề thái quá.

Từng phụng sự nhiều đời quân chủ, làm việc cho nhiều thế lực chính trị khác nhau, Giả Hủ dường như chưa bao giờ khiến chủ nhân của mình thất vọng trong việc bày mưu tính kế.

Vào những năm cuối thời Đông Hán, mọi việc triều chính hầu như đều nằm trong tay Đổng Trác. Giả Hủ ban đầu cũng làm việc dưới quyền gian thần này.

Trong những năm ấy, mưu sĩ họ Giả đã hiến cho Đổng Trác nhiều kế sách quan trọng, giúp ông ta giành thắng lợi trong các cuộc đàn áp, đồng thời mở rộng thế lực, tạo điều kiện để sau này Đổng Trác tiến vào Trung Nguyên.

Sau khi Đổng Trác bị Tư đồ Vương Doãn mượn tay Lữ Bố hại chết, hai bộ hạ của Đổng là Lý Thôi và Quách Tỵ từng có ý định bỏ trốn.

Nhưng sau đó nghe lời can gián của Giả Hủ, Lý – Quách đã ở lại. Vị mưu sĩ này còn dâng kế sách giúp họ cùng nhau đánh hạ thành Trường An.

Sự diệt vong trong nháy mắt của nhà Đông Hán lúc đó cũng chính là minh chứng cho thấy sự lợi hại của đại mưu sĩ Giả Hủ.

Không phải Gia Cát Lượng hay Quách Gia, ai mới thực sự là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc? - Ảnh 3.

Từng phụng sự cho nhiều thế lực chính trị khác nhau, những mưu kế vi diệu của Giả Hủ chưa bao giờ khiến quân chủ của ông thất vọng. (Tranh minh họa).

Sau này, Giả Hủ lại nương nhờ thế lực của Trương Tú. Trong trận chiến Uyển Thành, quân sự họ Giả hiến kế cho Trương Tú vờ đầu hàng, sau đó tập kích quân đội của Tào Tháo.

Cũng nhờ có kế sách này, Trương Tú mới có thể đánh bại Tào Tháo, còn giết được con trưởng và cháu trai của Tào.

Ngay tới ái tướng Điển Vi cũng vong mạng trong tay quân của Trương Tú, mà người đứng sau lập mưu tính kế không ai khác chính là Giả Hủ.

Có thể nói, Giả Hủ đích thị là một trong những nhân vật hiếm thời bấy giờ có thể khiến cho Tào Tháo tổn thất lớn tới vậy.

Tới năm 199, Viên Thiệu gửi thư đề nghị Trương Tú tham gia chinh phạt Tào Tháo. Sau khi cân nhắc tình thế, Giả Hủ đã khuyên Tú từ chối lời đề nghị này để đầu hàng Tào Tháo.

Không phải Gia Cát Lượng hay Quách Gia, ai mới thực sự là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc? - Ảnh 4.

Sau cùng, tập đoàn chính trị Tào Ngụy hùng mạnh chính là đích đến cuối cùng mà Giả Hủ chọn để cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của mình. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

Quyết định đầu quân cho Ngụy đã khiến Giả Hủ từ một mưu sĩ của phe đối địch trở thành quân sư tâm đắc dưới tay Tào Tháo. Quả nhiên sau đó, Giả Hủ giúp Tào đánh thắng Viên Thiệu trong trận Ô Sào và Quan Độ.

Năm 208, Giả Hủ từng hết lời khuyên can quân chủ không nên đánh Đông Ngô nhưng Tào Tháo không nghe. Kết quả là quân Tào Ngụy phải nhận kết cục đại bại trong trận đại chiến Xích Bích.

Vậy mới thấy, tầm nhìn xa trông rộng của Giả Hủ không chỉ thể hiện qua những diệu kế nắm chắc phần thắng trong tay, mà còn bộc lộ thông qua từng lời can gián.

Thất bại nặng nề của Tào Tháo trong đại chiến Xích Bích chính là minh chứng cho một sự thật: Nghe theo Giả Hủ thì thắng, không nghe Giả Hủ thì bại.

Khi Tào Tháo qua đời, vị mưu sĩ họ Giả tiếp tục phụng sự cho các vị quân chủ đời sau của Tào Ngụy. Đến năm 224 dưới thời Ngụy Văn Đế, ông qua đời ở tuổi 77 vì tuổi cao sức yếu.

Không phải Gia Cát Lượng hay Quách Gia, ai mới thực sự là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc? - Ảnh 5.

Nhờ tài năng xuất chúng cùng sự khôn khéo của mình, Giả Hủ là một mưu sĩ hiếm hoi làm việc dưới trướng Tào Tháo mà vẫn có kết cục an ổn. (Hình tượng Giả Hủ trong bộ phim Tam Quốc cơ mật).

Sinh thời, Giả Hủ được đánh giá là một mưu sĩ đại tài, một người cơ trí và đặc biệt nhạy bén với thời cuộc.

Tác gia nổi tiếng Dịch Trung Thiên thậm chí còn ca ngợi vị mưu sĩ họ Giả này là “người thông minh nhất thời Tam Quốc”. Ông đánh giá Giả Hủ là người “nhìn thấu tâm tư người khác”, “liệu việc như thần”, “biết người cũng tự biết mình”.

Nếu như phần đông các mưu sĩ đời trước của Tào Tháo đều có kết cục chẳng mấy tốt đẹp (Quách Gia chết yểu, Tuân Úc chết thần bí, Hứa Du chết oan…), thì đại mưu sĩ họ Giả đã vận dụng triệt để tài năng và sự khôn khéo của mình để có thể an nhàn vô lo, sống trọn đến cuối đời.

Giả Hủ đã lưu lại cho hậu thế nhiều mưu lược cao sâu, là một trong những tên tuổi làm nên sự sống động của giai đoạn lịch sử thời Tam Quốc.



Theo Trần Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ/Thời đại

Theo TS. Đỗ Thị Phương Hà – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chính những thói quen này đã góp phần khiến chúng ta vô tình làm gia tăng đáng kể lượng muối mà chúng ta ăn vào hàng ngày và kết quả là làm tăng cao hơn nguy cơ chúng ta có thể mắc tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều bệnh mạn tính khác.

Không chỉ có thế, theo TS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần với sự gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày đã được biết đến từ lâu.

Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP) là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa. Muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này.

 Ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày? - Ảnh 1.

Không nên nêm lượng gia vị quá nhiều trong cùng một món ăn.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, kém ngon miệng, cảm giác no liên tục, chảy máu hoặc có các cục máu, có máu trong phân, đau và/hoặc yếu mệt.

Không phải tất cả bệnh nhân ung thư dạ dày đều là do vi khuẩn HP, nhưng những người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng bị ung thư cao hơn.

Muối làm vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố kích thích viêm trên thành dạ dày, làm thành dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.

Nghiên cứu của tác giả D’Elia và cộng sự trên 270.000 người và theo dõi trong 6-15 năm cho thấy những người ăn nhiều muối tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn.

Một nghiên cứu khác còn tìm thấy rằng với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày thì nguy cơ ung thư dạ dày tăng thêm 8%.

Hiện nay chúng ta đang ăn quá nhiều muối, nhiều gấp đôi nhu cầu cơ thể cần. Do đó những người đã có nguy cơ về ung thư dạ dày cần xem lại lượng muối ăn hàng ngày của mình cẩn thận, tránh những thực phẩm chứa nhiều muối mà mình vẫn ưa thích.

 Ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày? - Ảnh 2.

Để hạn chế lượng muối ăn khi chúng ta thưởng thức các bữa ăn của mình, TS. Hà cho biết cần thực hiện vài mẹo nhỏ để giảm muối.

Trước hết cần tập thói quen không để bát nước chấm, gia vị trên mâm cơm, nhất là khi trong bữa ăn của chúng ta toàn các món đã chế biến đậm đà với các gia vị mặn rồi.

Tiếp theo có thể pha loãng bát nước mắm của mình trước khi ăn. Bạn cũng có thể dùng các gia vị khác như chanh, tỏi, tiêu, ớt … để giúp tăng cảm giác ngon miệng, bù lại việc giảm sự ngon miệng do giảm vị mặn mà bạn đã quen thuộc lâu nay.

Nếu vẫn muốn chấm đồ ăn vào gia vị mặn trước khi ăn thì nên chấm nhẹ, không nên dìm cả miếng thịt, gắp rau ngập sâu vào bát nước chấm rồi thâm chí còn lật đi, lật lại nhiều lần để cho ngấm đẫm nước chấm trước khi ăn.

Ngoài ra, cũng nên hạn chế thói quen thêm nước mắm, nước kho thịt, kho cá vào cơm khi ăn vì các loại nước này cũng chứa một lượng muối đáng kể.

Hãy bỏ thói quen chấm trái cây vào các loại muối ớt, muối tiêu, muối tôm, muối ô mai, bột canh… khi ăn.

Hãy thực hiện việc giảm ăn muối và các gia vị có nhiều muối trong khi ăn, cùng với việc hạn chế cho thêm muối và các gia vị này khi chế biến và lựa chọn thực phẩm ít muối sẽ giúp chúng ta có chế độ ăn lành mạnh ít muối đề phòng chống tăng huyết áp và các bệnh mạn tính liên quan – TS. Hà khuyến cáo thêm.

Tại hội thảo về truyền thông giảm ăn muối để phòng chống bệnh không lây nhiễm, ông Trương Đình Bắc, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay khảo sát gần nhất cho thấy người Việt đang ăn khoảng 10 gr muối/ngày, trong khi cơ thể chúng ta chỉ cần 1-2 gr/người/ngày và WHO khuyến cáo chỉ nên dùng 5 gr muối/người/ngày.

Khác với nhiều quốc gia phát triển, có đến 75% lượng muối sử dụng hàng ngày từ thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh, đồ ăn từ nhà hàng, tại Việt Nam có đến 70% lượng muối sử dụng là từ đồ ăn nhà nấu, 30% còn lại là thức ăn nhanh và đồ ăn nhà hàng, như vậy là người Việt có thói quen ăn mặn và nấu mặn.

Ông Bắc kêu gọi mỗi người đầu bếp gia đình giảm lượng muối, nước mắm, bột nêm, bột canh… khi nấu nướng.

Mục tiêu của Việt Nam là đến 2025 giảm được 30% muối ăn bình quân/người, tức là còn 7 gr/người/ngày, đến 2030 thì giảm tiếp về 5 gr/người/ngày là lý tưởng nhất.

Muốn giảm được muối, chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn các nguyên tắc: giảm muối khi nêm nếm, nấu nướng; khi chấm thì nhẹ tay; lựa chọn các thực phẩm tự nhiên thay cho thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối.



Theo Nguyễn Hà


Sức khỏe đời sống

Tôi ủng hộ việc phụ nữ làm tất cả công việc chân chính để kiếm tiền, để có thể tự lo cho mình, nuôi sống bản thân, độc lập về kinh tế. Cho nên, làm gì cũng được, miễn các bạn thấy công việc đó thú vị, bạn thích và đem lại thu nhập. 

Bạn không cần phải ngại, thấy xấu hổ khi bắt đầu kiếm tiền bằng công việc gì đó miễn là chân chính!

– Bán hàng online là công việc khá nhàn (thật sự rất nhàn nếu mọi thứ thuận lợi) và ai cũng có thể làm, từ bà nội trợ cho đến nhân viên văn phòng, chị công nhân… Bạn cứ hình dung rằng bạn chỉ cần ngồi nhà, có người đưa hàng tới cho bạn, tới lấy hàng mang đi giao rồi chuyển tiền vào tài khoản cho bạn, cuối tháng bạn ngồi đếm tiền lời thôi, bạn không bị áp lực công việc, không phải dậy sớm, không phải chạy xe nắng nóng ngoài đường, không bị sếp phê bình, không chịu stress vì KPI hàng tháng… 

Nhưng – luôn là nhưng – không phải ai cũng có thể dễ dàng thành công khi bán hàng online. 

– Bạn có thể bán hàng như nghề tay trái, để mỗi tháng kiếm 1, 2 triệu tiền tiêu vặt cho vui nhưng để việc bán hàng online trở thành nguồn thu nhập chính, hơn nữa là nguồn thu nhập có thể giúp cuộc sống của bạn “xông xênh” thì đó là một con đường hết sức chông gai. 

– Có nhiều bạn đã nhắn tin riêng hỏi tôi: “Tại sao mình rao hàng mà không một ai hỏi thăm, nhiều lần như vậy khiến mình nản rồi!”. 

Vâng, chắc chắn là sẽ như vậy!

Vậy bây giờ phải làm sao đây? 

Hãy bắt đầu tự vấn bản thân: Vì sao người ta phải mua hàng của mình? Hàng của mình có gì đặc biệt? Hàng tốt ư? Lấy gì để chứng minh? Niềm tin ư? Bạn là ai mà có thể khiến người khác phải tin bạn?

Bán hàng online cũng là một nghề chân chính: Không có việc nào dễ mà kiếm nhiều tiền, tất cả đều phải có nỗ lực! - Ảnh 1.

1. Chúng ta hãy bắt đầu bằng sản phẩm bạn bán: Có những bạn chọn bán tất cả mọi thứ, miễn có lời là bán. Tôi không ủng hộ cách buôn bán này. Vì sao? Vì không chuyên nghiệp. Bạn không thể là siêu thị được. Rõ ràng là bán kiểu này chỉ là bán cho vui và mang tính chất tạm thời, không hoạch định cho việc bạn sẽ phát triển, có tương lai…

2. Không biết bán gì: Giờ bạn định bán hàng online nhưng không biết sẽ bán cái gì, nguồn hàng lấy ở đâu? Hãy chọn bán nguồn hàng bạn dễ có, dễ tìm và bạn am hiểu. Đừng xem thường chị cả đời chỉ bán gạo hay đậu, nên nhớ, gạo có giá của gạo, đậu có giá của đậu, miễn bạn tóm được thị trường tiêu thụ, bạn sẽ là vua. 

3. Bán cái phù hợp với bạn thì dễ thành công: Ví dụ, bạn ở biển hay quê ở biển thì bạn có thể tận dụng nguồn hàng từ biển. Bạn am hiểu về rau củ quả thì bán rau củ quả. Bạn đẹp thì nên bán các sản phẩm làm đẹp.

4. Nói sao để người ta tin tôi: Người nổi tiếng hay có chút địa vị xã hội thì nói người khác dễ tin hơn là người “hết sức bình thường”. Vì thế, nếu bạn “là người bình thường” thì nói làm sao để người khác tin đây? Hãy tạo cho người khác sự tin tưởng trước. 

Nếu bạn không làm được như vậy hay làm như thế quá mất thời gian, hãy “đi tắt”. Đi tắt là chọn một thương hiệu sẵn có, thương hiệu đã được người khác tin dùng để bán. Bạn không là ai nên đừng mạo hiểm nghĩ mình có thể xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm lạ hoắc nào đó. Lâu lắm, khó lắm bạn ạ! Không ít người mất vài năm, thậm chí là hàng chục năm để làm thương hiệu, đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc.

5. Đừng nói quá, đừng phóng đại: Hãy thật thà! Mặc dù quảng cáo là cần thiết, nhưng bạn là một cá nhân bán hàng, bạn đừng nói phóng đại, nói quá xa sự thật chất lượng sản phẩm bạn bán.

6. Bán có duyên: Bạn bắt đầu bán hàng và sỗ sàng ‘tag’ tất cả bạn bè trên Facebook mỗi lần bạn rao sản phẩm mới. Tôi kịch liệt phản đối cách làm này. Hành vi này có thể làm phiền người khác, khiến người khác “nghỉ” chơi với bạn luôn. Nếu ‘tag’, hãy ‘tag’ người thân của mình và xin phép ‘tag’ đàng hoàng. 

Bán hàng online cũng là một nghề chân chính: Không có việc nào dễ mà kiếm nhiều tiền, tất cả đều phải có nỗ lực! - Ảnh 2.

7. Tôi rao hàng suốt mà không ai mua: Facebook của bạn chẳng có gì để người khác xem ngoài những bài rao bán các mặt hàng, bạn tẻ nhạt, tại sao người khác phải kết nối với bạn? Có những bạn bán hàng chuyên đi kết bạn với người khác chỉ nhằm mục đích là có thêm khách hàng. Ai cần kết bạn với người chỉ đến với người khác bằng sự toan tính chứ?

8. Nản lòng: Đa số các bạn bán hàng online khi bắt đầu rất háo hức nhưng sau một thời gian thì nghỉ bán. Vì sao? Khó quá, bán không ai mua. Nếu bạn thấy khó thì đó là điều tất nhiên, chẳng có gì dễ dàng cả. Phải kiên trì theo đuổi (tất nhiên nếu bạn thấy thích và thấy nó xứng đáng để bạn theo). 

9. Uy tín: Khi bắt đầu công việc này, bạn hãy tự thề với lòng rằng bạn bán bằng lương tâm và trách nhiệm, chịu đựng, giải quyết khó khăn và rủi ro, đừng “tất cả vì lợi nhuận”. Nếu tất cả mất hết, bạn vẫn còn uy tín, còn giá trị con người mình, hãy tin như vậy!

10. Chủ động nếu bạn muốn làm lớn: Nếu chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp, sẽ có ngày bị “hỏng cẳng” ngay. Trong cuộc đời này hãy luôn luôn chuẩn bị phương án hai cho mình.

11. Sợ đầu tư, trục lợi sẵn: Nếu bạn định bán hàng mà không dám bỏ chỉ 1, 2 triệu để lấy hàng thì dừng công việc lại đi! Cái gì cũng sợ rủi ro, sợ mất tiền, tư tưởng đó khiến bạn không bao giờ khá nổi. Ngược lại, nếu bạn chịu đầu tư, bạn sẽ có thêm động lực để phấn đấu. Đầu tư không có nghĩa là liều lĩnh, là đổ tiền vào không mục đích, không biết lối ra.

12. Sau cùng là đam mê, là niềm tin: Làm việc mình thích, tin vào bản thân, theo đuổi đến tận cùng điều mình muốn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Làm gì cũng được, miễn là bạn thấy mình hạnh phúc. 

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.



Huỳnh Mai An Đông


Theo Trí Thức Trẻ

Sức khỏe chính là tài sản có giá trị như một kho báu được trao cho mỗi chúng ta chỉ một lần trong đời. Chính vị sự “một đi không trở lại” đó nên nhiệm vụ quan trọng của mỗi người chính là phải chăm sóc bản thân mình thật tốt ngay từ khi còn nhỏ.

Bạn càng chăm sóc sức khỏe của mình nhiều bao nhiêu, bạn sẽ có cuộc sống hạnh phúc nhiều bấy nhiêu, sống thọ hơn và luôn luôn năng động hơn trong suốt cuộc đời của mình.

Các nhà khoa học đã đưa ra một lời khuyên trên kênh Bright Side giúp bạn kiểm tra tuổi của cơ thể và gợi ý một vài bài tập để cải thiện sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Thực hiện động tác thể dục giúp kiểm tra tuổi của cơ thể

Đầu tiên, hãy thực hiện việc khởi động đôi chút để giúp cơ bắp của bạn sẵn sàng cho việc thực hiện bài kiểm tra.

Sau đó cúi xuống, cố gắng chạm cả 2 bàn tay xuống sàn càng thấp càng tốt.

Giữ chân và lưng thẳng.

Ghi nhớ điểm mà bàn tay của bạn có thể chạm tới, và sau đó đứng thẳng trở lại.

Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn - Ảnh 1.

Kết quả kiểm tra:

1. Mức 20-25 tuổi

Bạn có thể chạm sàn bằng cả bàn tay trong khi vẫn giữ chân thẳng. Cơ bắp của bạn khá thoải mái. Đây là mức lý tưởng về tuổi cơ thể của bạn.

Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn - Ảnh 2.

2. Mức 25-38 tuổi

Bạn có thể chạm sàn bằng đầu ngón tay và hơi cong nhẹ đầu gối. Nhìn chung, bài tập này không gây ra quá nhiều sự khó chịu với cơ thể bạn. Bạn vẫn có thể thực hiện một cách bình thường

Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn - Ảnh 3.

3. Mức 38-50 tuổi

Các ngón tay của bạn có thể chạm vào phần trên của bàn chân, đầu gối của bạn bị uốn hơi cong, và cơ bắp có cảm giác bị căng cứng. Nhìn chung, bạn có cảm giác như muốn đứng thẳng lại càng sớm càng tốt, thời gian giữ động tác ngắn.

Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn - Ảnh 4.

4. Mức trên 50 tuổi

Bạn không thể chạm tay vào bàn chân của mình, khi bạn nỗ lực uốn cong người xuống để vươn tay xuống sàn thì đầu gối của bạn cũng bị uốn cong theo. Bạn cảm thấy không thoải mái ở vị trí này.

Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn - Ảnh 5.

Cách cải thiện tính linh hoạt của cơ thể

Nếu bạn không hài lòng với kết quả của mình, xin đừng lo lắng. Đây là gợi ý bài tập tốt nhất cho việc kéo dài tuổi cơ thể của mỗi người. Hãy nhớ, tuổi của bạn càng ngày càng cao, nhưng tuổi cơ thể có thể phát triển nhanh hoặc chậm dựa vào cách mà bạn chăm sóc bản thân. Trong thực tế, có người trẻ lão hóa sớm hơn nhưng có những người già lại có cơ thể trẻ trung.

Hãy uốn cong cơ thể theo cách này khoảng hơn 30 lần/ngày, bạn sẽ có kết quả đáng ngạc nhiên trong vòng một tháng kiên trì tập luyện.

Các nhà hiền triết Tây Tạng nói rằng, tuổi cơ thể của một người phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe gan của người đó khi chúng được kết nối hoạt động linh hoạt.

Mọi người đều biết rằng một lối sống ít vận động ảnh hưởng tiêu cực đến cơ bắp và các cơ quan nội tạng.

Bằng cách uốn ít nhất 30 lần/ngày, bạn sẽ làm cho dây chằng và gân của bạn mạnh khỏe chắc chắn hơn. Điều tốt lành nhất là bạn có thể cải thiện tính linh hoạt của cơ thể ở bất kỳ lứa tuổi hay giai đoạn nào trong đời.

Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn - Ảnh 6.

Thường xuyên luyện tập, cơ thể sẽ mềm mại và trẻ hóa chỉ sau 30 ngày.

Cách giải phóng sức căng cơ bắp với bài tập thể dục tĩnh

Thể dục tĩnh giúp loại bỏ co thắt cơ bắp bên trong. Bằng cách thực hiện bài tập đơn giản này, bạn có thể giải phóng căng thẳng và làm phong phú cơ thể của bạn bằng cách bổ sung nhiều oxy. Đồng thời, động tác này có thể giúp cho bạn vừa tập vừa thư giãn giúp tăng cơ bắp.

Một trong những tác dụng quan trọng nhất của bài tập này là nó mang lại một hiệu quả giống như bạn vừa mát xa các cơ quan nội tạng bên trong, từ đó có thể cải thiện hệ tiêu hóa.

Điều tốt nhất nữa là bạn không cần bất kỳ thiết bị hay dụng cụ thể dục nào để thực hiện động tác này, và bạn có thể làm bất cứ nơi nào bạn muốn.

Các nhà khoa học công bố: Đây chính là động tác thể dục giúp con người có thể sống lâu hơn - Ảnh 7.

Cách thực hiện:

Giữ hơi thở của bạn.

Hít sâu và cuộn tròn bụng.

Giữ hơi thở của bạn một lần nữa.

Thở hết không khí ra khỏi phổi, và hít bụng vào (hóp bụng).

Lưu ý quan trọng: Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu một kế hoạch tập luyện thể dục thể thao trong trường hợp cần thiết.

*Theo BS



Theo Homi


Trí Thức Trẻ

Ra đời vào năm 1866, sau hơn 130 năm hình thành và phát triển, Munsingwear đã trở thành thương hiệu thể thao được yêu thích nhất tại Nhật Bản, đặc biệt là trong giới chơi Golf. 

Munsingwear đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Taiwan, Hongkong…và đặc biệt tại đất nước Mặt Trời Mọc, có đến hơn 200 cửa hàng trên khắp cả nước, trở thành một thương hiệu mà bất cứ người yêu thích trang phục thể thao nào cũng mong muốn được sở hữu

Munsingwear : Thương hiệu thời trang đắt giá của Nhật Bản mà bạn nên sở hữu - Ảnh 1.

Ban đầu, Munsingwear được biết đến như một thương hiệu chuyên dành cho người chơi Golf bởi những thiết kế độc đáo và đặc biệt chất lượng sản phẩm tuyệt vời khiến cho bất kỳ người chơi nào dù hoạt động liên tục nhiều giờ đều cảm thấy thoải mái. Về sau, với mong muốn mang những sản phẩm chất lượng hơn đến với người yêu thể thao nói chung và người yêu thích thời trang thể thao nói riêng, Munsingwear đã cho ra đời thêm 2 dòng sản phẩm mới: Basic và Trendy.

Munsingwear : Thương hiệu thời trang đắt giá của Nhật Bản mà bạn nên sở hữu - Ảnh 2.

Munsingwear : Thương hiệu thời trang đắt giá của Nhật Bản mà bạn nên sở hữu - Ảnh 3.

Dòng basic & casual cổ điển với điểm mạnh là sự đơn giản, thoải mái, chú trọng vào kiểu dáng và chất liệu vải cao cấp

 

Munsingwear : Thương hiệu thời trang đắt giá của Nhật Bản mà bạn nên sở hữu - Ảnh 4.

Dòng sản phẩm theo xu hướng (Trend): luôn bắt kịp xu hướng thời trang thế giới và áp dụng vào những trang phục thể thao của Munsingwear

Bất kể thuộc dòng sản phẩm nào của Munsingwear cũng như các phụ kiện: gang tay, túi xách, mũ…đều được thiết kế và sản xuất một cách nghiêm ngặt dựa theo các tiêu chuẩn khắt khe của người Nhật. Với công nghệ Suncreen và Ultra Cool, tất cả trang phục đều có khả năng chống nắng và làm mát hiệu quả, chức năng phản chiếu tia hồng ngoại, bảo vệ làn da và luôn tạo cảm giác dễ chịu cho những người chơi thể thao.

Munsingwear : Thương hiệu thời trang đắt giá của Nhật Bản mà bạn nên sở hữu - Ảnh 5.

Bằng uy tín thương hiệu trăm năm cùng đội ngũ nhân sự chất lượng cao đến từ Nhật Bản, Munsingwear luôn tạo ra những sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư, từ basic cho đến trendy.

Ở Nhật Bản, khi bước trên đường phố, không khó để bạn bắt gặp những chú chim cánh cụt – logo của thương hiệu Munsingwear trên trang phục của mọi người.

Tại Việt Nam, với việc mở cửa hàng thứ 2 chỉ sau 3 tháng xuất hiện, Munsingwear đã chứng tỏ được sức hút của mình đối với những người yêu thích thời trang thể thao cao cấp.

Munsingwear : Thương hiệu thời trang đắt giá của Nhật Bản mà bạn nên sở hữu - Ảnh 6.

Sự kiện Grand Opening tại số 13 Bà Triệu vào ngày 21/07 vừa qua ngoài sự có mặt bất ngờ của diễn viên Mạnh Trường và ca sĩ Văn Mai Hương còn có rất đông khách hàng đã có mặt từ rất sớm để không bỏ lỡ ưu đãi hấp dẫn đến từ thương hiệu này.

Nhân sự kiện Grand Opening tại số 13 Bà Triệu, Hà Nội, Munsingwear dành tặng khách hàng ưu đãi đến hết ngày 04/08::

Mua 1 sản phẩm nhận ưu đãi 5%

Mua 2 sản phẩm nhận ưu đãi 10%

Từ 3 sản phẩm trở lên nhận ưu đãi 20%

Tham khảo thêm thông tin tại: fb.com/Munsingwear.vietnam



A.D


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Majuli, hòn đảo trên sông lớn nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ biến mất. Theo ước tính, trong hơn 70 năm qua, diện tích của Majuli đã bị thu hẹp quá nửa, chỉ khoảng 20 năm nữa nó sẽ bị nhấn chìm.

Nguyên nhân đến từ sự sạt lở, xói mòn liên tục. Ấn Độ đã nỗ lực gìn giữ quần thể thiên nhiên này bằng cách xây kè, kiên cố hóa những khu vực hay sạt lở. Tuy nhiên, từ năm 1991 đến nay, có hơn 35 ngôi làng ở đây đã bị cuốn trôi. Trong khi nhà chức trách vẫn đang loay hoay, một người nông dân yêu môi trường đã hành động để bảo vệ những gì còn sót lại.

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 1.

Jadav Payeng, người đàn ông dùng 40 năm cuộc đời biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới

Gần 40 năm trước, Jadav Payeng, một cậu bé 16 tuổi đã chứng kiến sự xói mòn kinh hoàng và cái chết của vô số loài rắn do lũ quét và nhiệt độ cao ở Majuli. Jadav tự coi việc giữ gìn nơi đây thành sứ mệnh cả đời. Miệt mài trồng cây, ngày qua ngày, từng chồi non được Jadav gieo xuống đã trở thành khu rừng nhiệt đới rộng 550ha, rộng hơn cả Central Park ở New York (340ha).

Jadav nay đã già, nhưng thiên đường nhiệt đới mà ông tạo ra giờ là nơi chốn của hổ Bengal, tê giác Ấn Độ, thậm chí có cả đàn voi hơn 100 con ghé thăm mỗi năm.

Dưới đây là câu chuyện của Jadav Payeng, người anh hùng vô danh khiến cả thế giới phải nể phục:

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 2.

Jadav Payeng sinh ra và lớn lên tại Majuli, hòn đảo trên sông lớn nhất thế giới

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 3.

Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của con người và biến đổi khí hậu – trong hơn 70 năm qua, diện tích của Majuli đã bị thu hẹp quá nửa, chỉ khoảng 20 năm nữa nó sẽ bị nhấn chìm

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 4.

Điều đó sẽ chưa thể thành sự thật, vì đã có người hùng thầm lặng Jadav Payeng

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 5.

Gần 40 năm trước, Jadav Payeng, một cậu bé 16 tuổi đã chứng kiến sự xói mòn kinh hoàng và cái chết của vô số loài rắn do lũ quét và nhiệt độ cao ở Majuli

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 6.

Jadav tự coi việc giữ gìn nơi đây thành sứ mệnh cả đời. Miệt mài trồng cây, ngày qua ngày trong suýt soát 40 năm, từng chồi non được Jadav gieo xuống đã trở thành khu rừng nhiệt đới rộng 550ha

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 7.

4 thập kỷ đã qua, Jadav vẫn thầm lặng hoàn thành sứ mệnh của bản thân

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 8.

Thiên đường nhiệt đới mà ông tạo ra giờ là nơi chốn của hổ Bengal, tê giác Ấn Độ, thậm chí có cả đàn voi hơn 100 con ghé thăm mỗi năm

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 9.

Sự thật, nơi này còn rộng hơn cả Central Park, công viên xanh nổi tiếng của New York

Mỗi ngày trồng 1 cái cây từ 40 năm trước, người đàn ông biến hòn đảo suýt bị nhấn chìm thành thiên đường nhiệt đới - Ảnh 10.

Sau khi câu chuyện của Jadav được cả thế giới biết đến, ông được xem như người hùng. Dưới đây là bộ phim tài liệu Forest Man of India (Người rừng Ấn Độ) được thực hiện để tôn vinh những nỗ lực vì môi trường của Jadav.

Theo B.P



Theo Long J


Trí Thức Trẻ