Tự trồng và chế biến dược liệu, tưởng tốt hóa hại

Trong điều trị bệnh bằng thảo dược, dược liệu cần được đảm bảo không chỉ sạch mà còn chứa hàm lượng hoạt chất cao. Ý thức được việc mua dược liệu trôi nổi ngoài thị trường dễ dẫn đến mua phải dược liệu không chuẩn giống, “bẩn” hoặc bị “rút ruột” hoạt chất, nhiều người chọn cách tự trồng dược liệu cho mình. Tuy nhiên, việc làm này cũng không thể đảm bảo được chất lượng khi giống, mẫu đất, nước và quá trình chăm sóc, thu hái cũng như sơ chế không có quy chuẩn, không được kiểm soát và tính toán nghiêm ngặt.

Ví dụ như cây cà gai leo (loại cây được dược dùng nhiều để trị các bệnh về gan), quá trình trồng trọt không theo tiêu chuẩn nào thì tác dụng chữa bệnh khó có thể đạt được hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.

Đó là còn chưa kể, cà gai leo rất dễ nhầm với cà độc dược, cà tàu, cà dại, người dân có thể trồng nhầm cây và không thể đảm bảo cây có bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, đạm…hay không. Điều này rất nguy hiểm bởi lẽ, tiêu chuẩn đối với cây dược liệu là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngay cả với những loại thuốc có trong danh mục quy định.

Theo Th.S Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về tiêu chuẩn GACP-WHO): “Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những dược liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu thì đó là một điều tối kỵ đối với gan.”

Cũng theo ThS. Đào Quang Trung: “Nhiều người dân tự trồng dược liệu tại nhà hoặc xen với những cây hoa màu khác rồi cho rằng đó là dược liệu sạch. Theo tôi, đó không phải là dược liệu bởi lẽ trong cây có nguy cơ cao tồn dư đạm, phân bón, thuốc trừ sâu. Hơn nữa, việc trồng tự phát không thể đảm bảo được nguồn đất, nước và cây giống thuần chủng”.

Tự trồng và chế biến dược liệu chữa bệnh – Những lầm tưởng tai hại - Ảnh 1.

Tự phơi khô, chế biến Cà gai leo có thể làm giảm chất lượng dược liệu

Bên cạnh đó, khi tự trồng dược liệu cũng khó tính toán được thời điểm cây chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất để thu hái. Tự sơ chế dược liệu bằng cách phơi, sao khô, hạ thổ như kinh nghiệm dân gian cũng sẽ làm hàm lượng hoạt chất bị suy giảm. Đó là còn chưa kể, việc đun, sắc dược liệu uống khiến người bệnh không thể tính toán về liều lượng, không loại bỏ được tạp chất. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều trị.

Như vậy, tự trồng và chế biến dược liệu cũng không thể đảm bảo một nguồn dược liệu sạch như kỳ vọng mà ngược lại, người bệnh có thể vẫn phải sử dụng dược liệu kém chất lượng hàng ngày, khiến việc điều trị không cho hiệu quả như mong đợi, thậm chí rước họa vào thân.

Nên dùng dược liệu sao cho đúng?

Để trị bệnh hiệu quả bằng thảo dược, lời khuyên là người tiêu dùng hãy lựa chọn các sản phẩm từ dược liệu được trồng trọt theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới). Bởi lẽ, một vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ cho ra đời các sản phẩm đảm bảo an toàn, không có dư lượng thành phần không mong muốn và chứa hàm lượng hoạt chất cao.

Tuy nhiên, hiện nay, có rất ít đơn vị triển khai được vùng trồng đạt tiêu chuẩn này bởi những yêu cầu vô cùng khắt khe về điều kiện và quy trình trồng trọt, thu hái như: nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm, trình độ nhân lực…

Tự trồng và chế biến dược liệu chữa bệnh – Những lầm tưởng tai hại - Ảnh 2.

Một vùng trồng Cà gai leo sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội

Được sự hỗ trợ của BioTrade (dự án phát triển dược liệu sạch được Liên minh châu Âu tài trợ) một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã triển khai vùng trồng dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP. Trong đó có công ty TNHH Tuệ Linh với vùng trồng cà gai leo sạch lớn nhất tại Mỹ Đức, Hà Nội đã mang đến cho người tiêu dùng một lựa chọn an toàn.

Tự trồng và chế biến dược liệu chữa bệnh – Những lầm tưởng tai hại - Ảnh 3.

Cà gai leo được chăm sóc đảm bảo sạch, không sử dụng hóa chất độc hại

Tại đây, tất cả các khâu của quy trình trồng trọt, thu hái cà gai leo luôn được kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn GACP đề ra: đầu tiên là lựa chọn mẫu đất, mẫu nước, rồi đến cây giống thuần chủng, không bị lai tạp và nhân giống trong nhà màng. Khi phát triển, cây được đem ra vùng trồng với quy trình bài bản: phủ màng các luống trồng cây để tránh cỏ xâm lấn, luống cao, đất tơi xốp nhằm bảo vệ bộ rễ không ngập úng và phát triển hoạt chất cao, sử dụng phân hữu cơ là đậu tương thay vì phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…

Thời điểm thu hái Cà gai leo cũng được tính toán chính xác để có được dược liệu chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất. Nhờ đó mang lại sản phẩm sạch, an toàn và cho hàm lượng hoạt chất cao.

 

Tự trồng và chế biến dược liệu chữa bệnh – Những lầm tưởng tai hại - Ảnh 4.

Logo BioTrade được in trên bao bì sản phẩm giúp người dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch

Các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu cà gai leo sạch này như: Giải độc gan Tuệ Linh, Cà gai leo Tuệ Linh đều được gắn logo BioTrade, là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm từ dược liệu sạch. Logo BioTrade được gắn trên sản phẩm thể hiện những giá trị mà BioTrade hướng tới, đó là bảo tồn nguồn gen cây thuốc và phát triển vùng trồng sạch bền vững, an toàn, tự nhiên, hoạt tính cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.



Ánh Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Write A Comment