Theo một cuộc khảo sát do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện năm 2013, trung bình một người Việt Nam đọc 0,8 cuốn/năm. Từ điểm này, dễ dàng nhận ra một vấn đề văn hóa khá nghi ngại: người Việt Nam chỉ thích smartphone gắn bó với mình mà thôi. 

Người Nhật, tuy bây giờ đọc ít hơn so với trước kia nhưng trung bình một người vẫn giữ thói quen đọc 10 – 20 cuốn/năm, theo kết quả của một Bộ của Nhật Bản báo cáo.

Người Trung Quốc trung bình đọc 4,66 cuốn vào năm ngoái, theo một khảo sát của Viện Báo chí và Xuất bản Trung Quốc.

Năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chọn ngày 21 tháng 4 là Ngày sách Việt Nam để khuyến khích phong trào đọc sách của cộng đồng. Lý giải về việc lựa chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam.

Nhưng nhiều người cho rằng dù có Ngày sách đi chăng nữa thì cũng không tách rời con người và điện thoại thông minh ra được. Năm 2017, 15 triệu chiếc smartphone được bán ra gấp 2 lần so với 7 triệu máy bán ra năm 2013.

Số lượng người Việt Nam sử dụng các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, ngày càng tăng trưởng nhanh. Không thiếu những hình ảnh trong các quán cafe, gặp gỡ bạn bè hay bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào, dễ dàng bắt gặp người Việt chỉ luôn chăm chú vào màn hình điện thoại và tay lướt lướt xem thông tin.

Vì thế, tháng 5 năm 2017, UBND Hà Nội đã quyết định đưa khoảng 20 hiệu sách dọc theo con đường dài hàng trăm mét kế bên Tòa án Nhân dân và thành lập hẳn một con đường sách là đường 19/2 để người yêu sách vừa có thể thư thả đọc sách, vừa thưởng ngoạn không gian đẹp đẽ.

Năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thành lập một con phố sách tương tự mà một năm sau đó đã thu hút 2,5 triệu lượt khách ghé thăm và mua tổng cộng 750.000 cuốn sách.

Các quán cà phê sách cũng là một phần trong chiến dịch cải thiện việc đọc cho người dân của chính phủ, và những cố gắng này ban đầu đã có những tiến triển tốt, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay có hàng trăm quán cà phê có mô hình tương tự trên khắp đất nước, ở các thành phố lớn và khu vực nông thôn.

Chị Nhung, một giáo viên 39 tuổi dạy tiếng Đức sinh sống ở Hà Nội, mỗi tuần đều ghé qua phố sách với cô con gái 8 tuổi tên là Nhật Anh. Chị luôn giới hạn việc sử dụng điện thoại thông minh của con gái mình không quá hai giờ một ngày và Nhật Anh cũng được quy định phải đọc sách mỗi ngày.

Nhật Anh cho biết em đọc ít nhất một cuốn sách một tuần và rất thích tiểu sử của những người nổi tiếng, đặc biệt là nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ/Nikkei

Write A Comment