Tag

cuộc sống

Browsing

Theo một cuộc khảo sát do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện năm 2013, trung bình một người Việt Nam đọc 0,8 cuốn/năm. Từ điểm này, dễ dàng nhận ra một vấn đề văn hóa khá nghi ngại: người Việt Nam chỉ thích smartphone gắn bó với mình mà thôi. 

Người Nhật, tuy bây giờ đọc ít hơn so với trước kia nhưng trung bình một người vẫn giữ thói quen đọc 10 – 20 cuốn/năm, theo kết quả của một Bộ của Nhật Bản báo cáo.

Người Trung Quốc trung bình đọc 4,66 cuốn vào năm ngoái, theo một khảo sát của Viện Báo chí và Xuất bản Trung Quốc.

Năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chọn ngày 21 tháng 4 là Ngày sách Việt Nam để khuyến khích phong trào đọc sách của cộng đồng. Lý giải về việc lựa chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam.

Nhưng nhiều người cho rằng dù có Ngày sách đi chăng nữa thì cũng không tách rời con người và điện thoại thông minh ra được. Năm 2017, 15 triệu chiếc smartphone được bán ra gấp 2 lần so với 7 triệu máy bán ra năm 2013.

Số lượng người Việt Nam sử dụng các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, ngày càng tăng trưởng nhanh. Không thiếu những hình ảnh trong các quán cafe, gặp gỡ bạn bè hay bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào, dễ dàng bắt gặp người Việt chỉ luôn chăm chú vào màn hình điện thoại và tay lướt lướt xem thông tin.

Vì thế, tháng 5 năm 2017, UBND Hà Nội đã quyết định đưa khoảng 20 hiệu sách dọc theo con đường dài hàng trăm mét kế bên Tòa án Nhân dân và thành lập hẳn một con đường sách là đường 19/2 để người yêu sách vừa có thể thư thả đọc sách, vừa thưởng ngoạn không gian đẹp đẽ.

Năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thành lập một con phố sách tương tự mà một năm sau đó đã thu hút 2,5 triệu lượt khách ghé thăm và mua tổng cộng 750.000 cuốn sách.

Các quán cà phê sách cũng là một phần trong chiến dịch cải thiện việc đọc cho người dân của chính phủ, và những cố gắng này ban đầu đã có những tiến triển tốt, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay có hàng trăm quán cà phê có mô hình tương tự trên khắp đất nước, ở các thành phố lớn và khu vực nông thôn.

Chị Nhung, một giáo viên 39 tuổi dạy tiếng Đức sinh sống ở Hà Nội, mỗi tuần đều ghé qua phố sách với cô con gái 8 tuổi tên là Nhật Anh. Chị luôn giới hạn việc sử dụng điện thoại thông minh của con gái mình không quá hai giờ một ngày và Nhật Anh cũng được quy định phải đọc sách mỗi ngày.

Nhật Anh cho biết em đọc ít nhất một cuốn sách một tuần và rất thích tiểu sử của những người nổi tiếng, đặc biệt là nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ/Nikkei

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 1.

Tiểu Trang là một nhà văn tự do người Trung Quốc. Năm nay Trang vừa tròn 38 tuổi, và cô đã sống một mình được 14 năm. Một khoảng thời gian thực sự dài để cô cảm thấy cuộc sống hiện tại hoàn toàn phù hợp với mình và không hề có ý định thay đổi hay tìm một người bạn đời để chung sống. Điều duy nhất khiến Tiểu Trang gợn chút lo lắng là vấn đề sức khỏe. Bởi sống một mình mà ốm đau thì thực sự sẽ rất khổ sở. Chính vì thế, Tiểu Trang luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, tập thể dục thường xuyên. Theo một cách nào đó, sống một mình đã khiến Tiểu Trang trở thành một phiên bản mới của chính mình – sống tích cực hơn và lành mạnh hơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 2.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 3.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 4.

Những người thích ở một mình trước nay thường bị thiên hạ coi là những kẻ sống nội tâm (introvert) và chỉ thích lủi thủi trong ổ hamster riêng của mình. Nhưng xu hướng thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Không chỉ có những người hướng nội, mà cả những người hướng ngoại cũng thích thú với phong cách sống mới này.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 5.

Bạn hoàn toàn có thể tách biệt mình ra khỏi thế giới, để kết nối lại với chính mình thêm một lần nữa. Hải Anh (35 tuổi) từng có hai đời chồng và cả hai cuộc hôn nhân đều kết thúc không hạnh phúc, bởi cô không thể có con. Sau hai lần đổ vỡ, Hải Anh quyết định sống một mình và chẳng buồn tìm kiếm người yêu nữa. Thì may mắn thay, cô lại tìm thấy chính mình. Sống một mình đã cho Hải Anh những niềm vui mới, cũng như cô có thể quan tâm nhiều hơn đến bố mẹ, bạn bè, đến sự nghiệp riêng của bản thân. Dần dần, cô cũng không tự trách mình vì không-thể-đẻ. Cuộc sống nhẹ nhõm và an nhiên hơn hẳn khi Hải Anh học được cách tha thứ cho chính mình.

Sống một mình cũng có thể cho chúng ta khả năng sáng tạo tốt nhất. Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tác hay lập trình thừa nhận rằng khả năng làm việc và sáng tạo của họ tăng gấp nhiều lần khi họ ở một mình mà không bị những tác động bên ngoài.

Bạn cũng sẽ cảm thấy trân trọng những mối quan hệ thực sự đáng giá đối với mình. Những người sống một mình có xu hướng sẽ thu nhỏ vòng tròn tình bạn lại, ít rắc rối, ít thị phi và sẽ chỉ còn lại những người yêu thương bạn một cách chân thành.

Một cuộc sống độc lập, tự do không vướng bận sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn khi không phải trói mình vào những gánh nặng và trách nhiệm. Nghe có vẻ ích kỉ, nhưng thôi nào, chẳng phải chúng ta vẫn đang hô hào phải sống vì bản thân và yêu mình trước nhất hay sao?

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 6.

Phụ nữ chọn sống một mình, bởi các nàng càng ngày kiếm tiền càng giỏi. Với thu nhập vài chục triệu một tháng thì việc thuê một căn hộ tầm trung để sống một mình hoàn toàn là điều trong tầm tay. Phụ nữ nói chung và những người thích sống độc thân nói riêng đã có thể ngồi ở nhà, một mình, và vẫn kết nối được với cả thế giới nhờ sự giúp đỡ của những trang thiết bị hiện đại.

Giấc mơ được tự tay xây dựng nên một tổ ấm chỉ-của-riêng-em chưa bao giờ thành hiện thực dễ đến thế. Nhưng không phải cuộc sống một mình nào cũng để lại những ánh hào quang lấp lánh. Đôi khi nó không hề ngọt ngào như tưởng tượng.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 7.

Rất nhiều phụ nữ sau khi sống một mình một thời gian đã phải chống chọi với căn bệnh mất cân bằng ăn uống. Theo nghiên cứu khoa học, khi bạn sống một mình, bạn sẽ có thói quen cần những âm thanh, hình ảnh xung quanh để làm mình “xao nhãng khỏi sự cô đơn”. Vậy là tivi được bật suốt ngày đêm và bạn sẽ ăn trong tình trạng không thể kiểm soát bởi vừa ăn vừa xem phim, vừa ăn vừa làm việc, thậm chí vừa ăn vừa nằm ườn trong bồn tắm… Kết quả là lành mạnh đâu không thấy, chị em lại hốt hoảng phi thân đến đăng kí ở những trung tâm gym hòng lấy lại sự mảnh mai trước khi chọn dọn ra sống một mình.

Một nỗi ám ảnh nữa hoàn toàn có thể chạm tay vào được, ấy chính là sự cô đơn. Không phải ai cũng miễn nhiễm với không khí chỉ-có-riêng-mình hằng ngày, và liên tục. Phụ nữ, giống loài một ngày nói trung bình tới 37.000 từ đương nhiên sẽ thấy việc ở một mình và không có ai để buôn dưa bán dứa tâm sự sẽ là một cơn ác mộng thực sự.

Ở một mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học cách thay cái bóng đèn bị cháy, sửa ổ điện chập chờn, cho thú cưng uống thuốc, ăn cháo đúng cách nếu chẳng may nó bị ốm (cứ như thể bản thân mình chưa đủ mệt ấy), học cách mở những lọ cà muối, dưa chuột muối đúng kiểu hay thậm chí là phải biết cách thụt rửa bồn cầu nếu chẳng may nó bị tắc. Chị em nào luyện được đủ những “ngón nghề” ấy, chắc chắn sẽ hóa nữ cường nhân! Nhưng thường phụ nữ sẽ thất bại ngay từ lần thử đầu tiên, sẽ ngồi khóc hu hu hoặc giận dữ với chính bản thân mình.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 8.

Để sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ cho cuộc sống ấy, bằng cách:

Đừng đánh mất những mối quan hệ bạn bè hay đời sống xã hội. Sống một mình không có nghĩa là bạn cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, chui vào hang và quay lại thời kì đồ đá. Hãy cứ giữ những sợi dây kết nối ấy bằng nhiều cách, như những tin nhắn hỏi thăm, những cuộc điện thoại hay facetime để cả bạn lẫn những người yêu thương bạn đều yên tâm rằng bạn vẫn ổn.

Có thể nuôi một (vài) con thú cưng như chó mèo để cảm thấy vui vẻ và phấn chấn hơn. Thú cưng luôn là những “bác sĩ tâm lí” trị liệu tinh thần cực kỳ tốt. Sau một ngày dài mệt mỏi và đầy áp lực, bạn hoàn toàn có thể quay về với chốn riêng ấm cúng, biết rằng có một (vài) người bạn nhỏ đang háo hức ngóng đợi từng bước chân của mình. Trái tim khi ấy, chắc chắn sẽ thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 9.

Trang trí nhà cửa bằng những gam màu ấm áp, để thật nhiều ánh sáng tự nhiên lọt vào trong nhà cũng là cách để tâm hồn cảm thấy bớt cô đơn và hiu quạnh. Không cần quá cầu kì hay đầu tư vào những món đồ đắt tiền, chỉ cần một bức tranh có gam màu rực rỡ hay những chiếc đèn có ánh sáng ấm là đủ để căn phòng của bạn sáng bừng lên rồi.

Đối diện với những gì khiến bạn cảm thấy thực sự cô đơn, và đi qua nó. Bạn sợ những tối cuối tuần không có ai bầu bạn? Hãy lên lịch đi chơi cùng hội bà tám của mình. Bạn sợ những khi ốm đau bệnh tật chỉ có một mình và chú chó nhỏ chẳng thể lấy giúp bạn cốc nước ấm để uống thuốc? Vậy thì hãy chuẩn bị sẵn thật nhiều thuốc men trong nhà đề phòng, đừng quên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất đúng bữa để duy trì sức khỏe.

Luôn nhắc bản thân nhớ đến những điểm cộng của việc sống một mình. Bạn sẽ được làm mọi điều tùy thích, được ăn pizza vào bữa sáng và nằm ườn trên giường cả ngày cũng chẳng ai ý kiến. Bạn sẽ được tự do sáng tạo, làm việc và kết nối lại với bản thân theo đúng cách mà bạn muốn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 10.

Luôn thử những cái mới. Như mỗi ngày cắm một lọ hoa, học cách tự nấu ăn theo chế độ riêng, sơn lại màu cửa sổ hay dán lại tường phòng ngủ… Tất cả những thay đổi đều mang lại cảm giác mới lạ tích cực cho bạn. Khi sự nhàm chán không còn xuất hiện, chắc chắn bạn sẽ không còn thấy sợ cô đơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 11.

Sống một mình không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống chung với nhiều người. Đó mới chính là sự cô đơn khiến trái tim chúng ta rỉ máu. Đáng tiếc là những trách nhiệm, lựa chọn, những rào cản lại đang bắt chúng ta sống chung với nhầm người.

Đa phần sẽ chọn cách tặc lưỡi và sống tiếp. Tự AQ rằng “Ông bà mình sống với nhau cả đời đâu phải chỉ vì tình yêu. Sống còn vì tình nghĩa, vì trách nhiệm, vì quan tâm nhau nữa mà!”. Nhưng một số ít trong đó sẽ không chọn cam kết như vậy. Sống với nhầm người là cách tự giết chết mình nhanh nhất, với họ là vậy. Chính vì thế, mà họ chọn cách tách mình ra, chọn cách “ngắt kết nối” với thế giới bên ngoài. Không cần người yêu, thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi người yêu muốn qua đêm lại nhà mình. Đừng nghĩ họ khó gần, họ tiêu cực, ích kỉ hay chỉ biết đến chính mình. Bởi đôi khi chúng ta luôn cần tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài để có thể học cách yêu thương và hiểu được bản thân.

Không ai có quyền phán xét, đừng quên điều đó, bởi cuộc sống này là của bạn, lựa chọn nằm trong tay bạn. Hãy cứ sống một mình nếu thích và nghĩ rằng điều đó là cần thiết để chữa trị những tâm bệnh của bản thân. Chỉ cần nhớ rằng, đừng sống một mình quá lâu, bởi từ thẳm sâu, con người ai cũng cần có tình yêu hết cả!

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 12.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 1.

Tòa tháp đôi 16 tầng của Privé có 160 căn hộ cao cấp có diện tích khoảng 800 đến 2.700 m2.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 2.

Giá mỗi căn hộ lên tới 2,35 – 8,5 triệu USD.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 3.

Privé nằm trên một hòn đảo nhân tạo có hệ thống đường, cầu và cổng riêng biệt.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 4.

Các căn hộ được thiết kế theo phong cách châu Âu.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 5.

Dịch vụ thang máy riêng từng căn hộ.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 6.

Cửa sổ kính trong suốt từ trần đến sàn dài 10m. Ban công sâu 3m và dài tới 36,5m, giúp tổ chức các bữa tiệc nhỏ mùa hè ngoài trời.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 7.

Các căn hộ áp mái có giá lên tới 8,3 triệu USD và có hồ bơi riêng.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 8.

Ngoài sự sang trọng trong các căn hộ, trên cả hai tòa tháp, có trên 20.000 m2 tiện nghi trong nhà.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 9.

Mỗi tòa tháp có một phòng tập thể dục rộng 3.000 m2, dịch vụ spa với phòng xông hơi khô và xông hơi, phòng trị liệu mát-xa, phòng tập tạ và phòng tập thể dục.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 10.

Dịch vụ giải trí với bida, trò chơi trên bàn và truyền hình nơi cư dân có thể thư giãn.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 11.

Phòng uống rượu và xì gà, nơi có kho chứa rượu riêng.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 12.

Tòa nhà còn có nhà hàng và nhà bếp phục vụ riêng, nơi có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa ngắm cảnh toàn thành phố.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 13.

Bãi biển riêng, câu lạc bộ bãi biển, bồn tạo sóng ngoài trời, bể bơi phân làn, hồ bơi bãi biển, và quán cà phê bên hồ bơi, không thiếu nơi để người dân tận hưởng ánh nắng mặt trời của Florida.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 14.

Ngoài ra còn có một sân tennis, đường mòn chạy bộ, khu vực chăm sóc vật nuôi, trạm sạc xe hơi điện và trạm rửa xe, cũng như bến du thuyền riêng cho du thuyền./.



Theo Thanh Giang


VOV/Business Insider

Lâu lắm rồi mới có một bài viết về thế hệ 9x lại nhận được nhiều sự đồng cảm như vậy: Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu!

“Sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.”

“Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.”

Đúng vậy, bắt đầu ở tuổi nào cũng không quan trọng, quan trọng là bạn có dám bắt đầu hay không thôi. Mỗi người có một khung thời gian riêng, quỹ thời gian riêng, người khác có thể thành công năm 20 tuổi, còn bạn 30 thậm chí 40 tuổi mới thành công cũng chẳng sao cả.

Nếu chúng ta cứ nhìn thành công của người khác và tự dằn vặt bản thân thì chẳng bao giờ tiến bộ được đâu. Đừng phí thời gian ganh tỵ với bất kỳ ai.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 1.

Bạn có tin mỗi người đi qua đời bạn đều là định mệnh, từng việc xảy ra hàng ngày đều có nguyên do của nó không? Bài học mà cuộc sống dạy bạn đắt giá hơn bất cứ bài học nào bạn được học ở trường lớp!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 2.

Vốn dĩ chúng ta cố gắng làm mọi thứ cũng chỉ để bản thân hạnh phúc thôi đúng không. Người khác start-up, mở công ty, làm việc cho tập đoàn nước ngoài, lương 3000$… họ hạnh phúc riêng họ. Bạn cũng có thể tự tạo ra hạnh phúc cho riêng mình cơ mà!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 3.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thành phố ồn ào, náo nhiệt có thể không phải là mảnh đất phù hợp với bạn. Thử tìm đến những nơi khác, yên bình hơn xem sao. Bạn đã từng nghĩ đến một ngôi nhà trên núi, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà, sống cùng thiên nhiên chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 4.

Có những người muốn lập gia đình sớm. Có những người lại muốn sống độc thân. Mỗi cách chọn đều có niềm vui riêng. Miễn sao sáng sớm thức dậy, mở mắt ra và vui vẻ sống trọn vẹn ngày hôm đó là được.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 5.

18 tuổi, bấp bênh bước vào cổng trường đại học. 22 tuổi, bấp bênh ra trường, chạy khắp nơi xin việc. Còn bây giờ, bạn bấp bênh vì điều gì?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 6.

Nuối tiếc nhất của thanh xuân là không dám làm, không can đảm. Người thành công và người thất bại chỉ hơn nhau chữ liều mà thôi.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 7.

Ai cũng thích làm chủ: Làm chủ doanh nghiệp, làm chủ công ty, làm chủ người khác. Nhưng cái quan trọng nhất là làm chủ chính mình bạn đã làm được chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 8.

Càng trẻ càng dễ sai lầm, càng dễ thất bại. Không phải ai cũng đủ can đảm để đứng lên. Nhưng có một sự thật là càng thất bại, họ càng liều, càng dũng cảm. Thậm chí họ sẵn sàng đứng lên chỉ để đón nhận cái thất bại tiếp theo!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 9.



Theo Won


Trí thức trẻ

Bên ngoài thì Mak Kean Loong trông giống một người đàn ông của gia đình khi ông luôn ở bên và chơi đùa cùng vợ và con gái. Nhưng điều ít ai biết là Mak Kean Loong đang chật vật với việc cảm nhận những cảm xúc tích cực như ấm áp hay vui vẻ.

“Trong vài năm trở lại đây tôi nghĩ rằng tôi chưa hề cảm nhận được thứ cảm xúc đó”, người đàn ông đeo kính 38 tuổi chia sẻ với giọng nói mệt mỏi.

“Tôi không nói với vợ của tôi”, ông nói. “Nếu như bạn muốn kết thúc cuộc sống của mình thì chẳng có lý do gì bạn lại nói với ai đó gần gũi bạn, phải không?”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 1.

Ông Mak bị mắc chứng trầm cảm một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời

Mak đã không tự tử. Nhưng sau đó thông qua một thỏa thuận với cấp trên của ông, ông nghỉ làm kĩ sư cơ sở hạ tầng ở công ty để tập trung hồi phục.

Và đó là mất mát khiến ông cảm thấy cay đắng.

“Tôi cảm thấy đau đớn khi nhìn người khác mặc quần áo công sở. Tôi biết rằng hiện tại tôi không còn ở vị trí đó. Vai trò đó của tôi đã bị lấy mất. Đó là những ý nghĩa để tôi bấu víu vào”.

Khoảng 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử về các bệnh liên quan tới tâm lý. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Singapore năm 2010 cho thấy trầm cảm đã ảnh hưởng tới 159.000 người trong cuộc sống của họ.

Như trường hợp của Mak, căn bệnh này khiến việc duy trì công việc trở thành một cuộc chiến căng thẳng. Mak phải đưa ra lựa chọn, hoặc là giả vờ như không có gì, hoặc là đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong phim tài liệu “Đối mặt với trầm cảm”, 4 người Singapore đã chia sẻ thẳng thắn câu chuyện của họ.

Bị coi là “phiền phức” và “yếu đuối”

Một trong những cuộc chiến mà người bị trầm cảm phải chống lại là sự kì thị của những người sử dụng lao động.

Điều này đã xảy ra với Mak khi anh công bố tình trạng của mình bằng cách viết blog và vẽ truyện tranh trên mạng nói về bệnh trầm cảm.

Mak tưởng rằng những chia sẻ của ông gửi tới thông điệp về bệnh trầm cảm và cách giúp những người bị căn bệnh đó. Nhưng một cấp trên của ông đã cảnh báo rằng nếu người trong ngành biết ông bị trầm cảm, ông sẽ bị “để ý”.

“Có những người sẽ nói rằng ‘anh bị trầm cảm – vậy anh có chắc là sẽ làm được không? Tôi không nghĩ là tôi thực sự muốn nhận anh’ hoặc là ‘anh cần tới gặp bác sĩ thường xuyên hơn, vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ trả lương anh thấp hơn”, ông Mak chia sẻ thẳng thắn.

Ông Lim Yufan, người đã trải qua hơn nửa đời với căn bệnh trầm cảm, hiểu sống trong nỗi lo sợ bị đánh giá là như thế nào.

“Ngoại trừ công việc đầu tiên của tôi, tôi đã không nói với bất kì nhà tuyển dụng hay đồng nghiệp nào rằng tôi bị trầm cảm”, người đàn ông 30 tuổi này chia sẻ. “Tôi lo sợ rằng điều đó sẽ khiến họ không tin tưởng tôi trong công việc”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 2.

Ông Lim chật vật với căn bệnh trầm cảm ngay từ khi còn đi học

Mặc dù vậy, căn bệnh trầm cảm vẫn ảnh hưởng tới công việc của ông ấy: Ông ấy phải xin nghỉ thường xuyên và không thể làm việc trong thời gian dài, công việc ngắn nhất của ông ấy chỉ kéo dài một tháng.

Ông nói rằng phân nửa cấp trên của ông không thấu hiểu căn bệnh trầm cảm và đó là lý do khiến ông phải nghỉ việc. “Một trong số họ nói rằng, ‘Yufan, anh thật phiền phức. Anh thực sự khiến tôi thấy mệt mỏi vì điều đó đấy.”

Để nhấn mạnh ảnh hưởng của cấp trên – dù họ biết nhân viên của họ bị trầm cảm hay không – nhà tư vấn tâm lý Pauline Sim ở phòng khám LP nói rằng: “Nếu bạn có một cấp trên khó tính, cầu toàn, hay khiển trách và không cảm thông thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 3.

Bác sĩ Paul cùng với ông Lim

Trong trường hợp của ông Mak, cấp trên của ông cho ông một chút thời gian để hồi phục.

“Nhưng vì là người mới và quá trình hồi phục có thể kéo dài hơn, chúng tôi đã đồng ý rằng có lẽ tôi nên nghỉ việc thì sẽ tốt hơn”, ông nói.

Tuy vậy, sự kì thị không bắt nguồn hay chấm dứt ở người sử dụng lao động. Một nghiên cứu cấp quốc gia vào năm 2015 của Viện sức khỏe tâm thần đã chỉ ra rằng người mắc trầm cảm thường bị coi là “yếu đuối” chứ không phải “mắc bệnh”.

Chịu áp lực trước kỳ vọng lớn

Ngay cả những người mạnh mẽ vẫn có thể bị mắc trầm cảm. Một ví dụ đó là nhà đồng sáng lập Học viện tennis Ignite và cũng là huấn luyện viên trưởng Jaime Wong.

Ở độ tuổi 12, cô ấy từng là nhà vô địch tennis trẻ nhất Singapore. Cô ấy trở thành thành viên đội tuyển tham gia SEA Games một năm sau đó.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 4.

Wong từng vô địch tennis từ khi còn rất trẻ

“Tôi không biết cách đối diện với thất bại cho lắm. Sau khi tôi thua một trận tennis, tôi có thể cảm thấy buồn phiền hàng giờ, thậm chí hàng tuần liền, mà không nói năng gì. Tôi nghĩ tôi thực sự là một đại diện cho sự ưu tú, đôi khi là hoàn hảo của văn hóa chúng ta”.

“Tôi quá quen với việc chiến thắng. Suốt cuộc đời tôi, tôi là kẻ tốt nhất trong gần như mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là một phần quan trọng lý giải vì sao tôi có thể rơi vào căn bệnh trầm cảm”.

Nó bắt đầu bằng sự tích tụ của các yếu tố: cô ấy bị tổn thương bởi một mối quan hệ; một căn bệnh mãn tính khiến hệ thống tiêu hóa của cô bị sưng và nhiễm trùng; và rồi câu lạc bộ mà học viện của cô dựa vào đã bị đóng cửa để tái phát triển.

“Chúng tôi phải chuyển tới câu lạc bộ gần bãi biển Changi, và rồi chúng tôi mất tới 90% khách hàng”, cô kể lại. “Mọi thứ dường như trở nên tệ nhất có thể. Do đó, tôi đã cảm thấy cực kì suy sụp”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 5.

“Tôi quá quen với việc phải chiến thắng”, Wong chia sẻ

Ông Lim cũng từng là một học sinh ưu tú tại một trường cấp 2 hàng đầu, nơi mà “hiển nhiên là kì vọng lúc nào cũng cao”.

Vào năm thứ ba, ông là nhạc trưởng của ban nhạc giao hưởng của trường và là một người chơi trumpet “khá tốt”. Nó cho ông “sự công nhận, ý thức về giá trị và mục đích”.

Nhưng khi điểm số của ông ấy tụt xuống dưới mức chấp nhận được, vị trí nhạc trưởng của ông bị lung lay. “Tôi dường như bị áp lực, chủ yếu là từ chính bản thân, phải cố gắng kéo điểm số lên”, ông kể.

Ông trở nên ngày càng lo sợ về tình hình học tập và trải qua cơn trầm cảm nghiêm trọng đầu tiên. “Nó làm tôi sợ đến trường”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 6.

Ông Lim là một học sinh luôn lo lắng về tình hình học tập của bản thân khi còn học cấp 2

Với ông Mak, chứng trầm cảm xuất hiện lần đầu vào năm 2006, một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời, sau những thất vọng chuyện gia đình và chuyện công sở.

“Bất kì lúc nào tôi làm những thứ đi ngược lại với giá trị cốt lõi của bản thân, tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, ông nói.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 7.

“Tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, Mak chia sẻ

“Có một thời điểm công ty bị chia rẽ bởi người này người nọ… Tôi buộc phải lựa chọn. Những lúc đó, tôi luôn đấu tranh với chính mình.”

Sau 3 năm – khoảng thời gian mà ông đã “làm việc khá tốt”, ông ấy nghĩ rằng ông đã đánh bại trầm cảm. Nhưng ông ấy lại rơi vào một chứng trầm cảm nhẹ khác có tên là chứng loạn dưỡng. Chứng bệnh này kéo dài hơn nhiều và biểu hiện bằng trạng thái tâm trạng luôn không vui và thiếu tự tin.

Không được chữa trị và công nhận

Mặc dù biết rằng bản thân luôn cảm thấy tiêu cực, ông Mak đã không coi những dấu hiệu của chứng loạn dưỡng là vấn đề. Điều này không hiếm – nhiều người rất khó có thể nhận biết được trầm cảm, bác sĩ Lim nói.

Ông Chris Tan là một ví dụ khác. Ông bị đột quỵ vào năm 2005 khiến tay trái của ông ấy mất một phần khả năng hoạt động. Sau khi xuất hiện ông trở nên dễ xúc động, nhưng ông không hề biết rằng đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Sau khi được chẩn đoán, ông nhận ra rằng có thể ông đã mắc trầm cảm từ khi còn học cấp 2. “Bố mẹ tôi hay mẫu thuẫn với nhau trong chuyện tiền nong”, người đàn ông 45 tuổi này chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 8.

Ông Tan rơi vào trầm cảm sau khi bị đột quỵ lần đầu vào năm 2005

Bố của ông là người đánh cá, và “cuộc sống thì rất cực khổ”. “Tôi chưa bao giờ hiểu được ông ấy khi tôi còn bé”, ông chia sẻ. Vào năm 2003, bố ông được chẩn đoán đã bị ung thư. Ông ấy qua đời trong năm đó, và ông Tan vẫn không thể nào tha thứ cho bản thân về những gì đã xảy ra khi đó.

“Tôi đã nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ tôi vào buổi sáng. Bà ấy nói rằng bố tôi có gì đó không ổn”, ông kể lại.

“Tôi nói bà ấy rằng đừng có làm quá lên. Tôi vừa thay đồng phục và lái xe đi làm. Tôi định đi tới nơi làm và rồi nhận được cuộc điện thoại thứ hai. Người lái xe cấp cứu đã gọi tôi”.

Dừng một lúc để trấn tĩnh, ông nói tiếp: “Tôi ghét bản thân mình… Đây là vấn đề mà tôi vẫn phải nói chuyện với những nhà tư vấn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 9.

Hiện tại Tan sắp xếp lịch hẹn ở Viện sức khỏe tâm thần (IMH) bất kì khi nào ông cảm thấy sắp “tụt dốc”, ông cũng gặp một chuyên gia hỗ trợ cá nhân để vượt qua trầm cảm. Nhưng có rất ít người tìm đến các biện pháp chữa trị hay thậm chí là chỉ nghĩ đến chúng.

Khi được hỏi rằng những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm bệnh lý nên tìm trợ giúp đâu, 54% số người được hỏi trả lời là gia đình và bạn bè.

Và trong tổng số 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử bệnh tâm thần, chỉ có 10% trong số đó tìm đến các biện pháp chữa trị, theo như giáo sư Chong Siow Ann từ IMH, người đã chia sẻ phát hiện này tại Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới khu vực 2013.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 10.

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình. Nhưng điều đó đã phản tác dụng. “Tôi đã gần như bóc lột những đứa trẻ, ép buộc chúng quá sức, và một số đứa đã khóc trên sân tập”, cô kể lại.

“Tôi từng nói với bố mẹ chúng rằng: ‘Những đứa trẻ này tới đây để trở nên giỏi hơn, không phải tới đây để chơi. Nếu chúng muốn chơi thì hãy chơi chỗ khác ấy’. Tôi đã rất lưỡng lự và e ngại trong một thời gian dài về việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp – vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tôi, rằng tôi không kiểm soát được bản thân”.

Trở về từ bờ vực

Bác sĩ Sim đã quá quen thuộc với những bệnh nhân “tỏ ra mạnh mẽ”. Bà chia sẻ: “Thật là buồn khi biết rằng một khi họ không thể đối mặt với nó, đôi khi họ sẽ nghĩ đến việc treo cổ hay nhảy lầu tự tử”.

“Trong điều kiện bình thường, hầu hết mọi người đều muốn sống và chiến đấu để sống. Nhưng khi bạn bị trầm cảm, bạn sẽ chỉ muốn biến mất”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 11.

Khi trầm cảm, bạn chỉ muốn biến mất

Khi cô Wong cảm thấy không thể làm gì được nữa, cảm giác “không còn lí do gì để sống” ập đến cho đến khi cô ấy “hoàn toàn vứt bỏ nó” trong một đêm. Cô ấy ngồi vào xe, ra đường Dunearn Road, và rồi cứ thế nhấn ga.

“Tôi chỉ biết là tôi nhấn ga. Cuối cùng tôi cũng tới Rochor, và tôi nhận ra rằng tôi vẫn còn sống, điều đó thật điên rồ”, cô nói.

“Tôi nhận ra những gì mình đã làm – rằng điều đó thật ích kỉ, vì tôi đã không nghĩ tới hậu quả của hành động của tôi, không chỉ với bản thân tôi.”

“Nếu tôi không bỏ cái suy nghĩ điên rồ đó, điều gì sẽ xảy ra với những người sẽ phải chăm sóc tôi nếu như tôi bị thương, hơn thế nữa, những người tôi đã có thể khiến họ bị thương?”

Cơ quan đăng kí khai sinh và tử vong cho biết rằng khoảng một nửa số ca tự tử trong năm 2016 nằm trong độ tuổi từ 20 tới 49. Có nhiều đàn ông đã tự tử hơn phụ nữ.

Ông Mak cũng suýt chút nữa làm điều tương tự khi một cơn trầm cảm nặng ập đến vào tháng 7 năm ngoái. Vợ ông ấy, bà Tan Phay Shing thấy rằng ông có “tâm trạng không tốt” khi ông ấy gần như chẳng nói gì và “lạc trong suy nghĩ riêng”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 12.

“Tôi nghĩ tôi không hiểu đầy đủ những gì mà anh ấy đang trải qua”, bà Tan chia sẻ ý kiến về căn bệnh của chồng bà

Nhưng ngay cả khi vậy, bà không hề biết những gì ông ấy đã lên kế hoạch khi ông đưa bà và các con đi ăn lần cuối cùng. Thảm kịch đã không xảy ra vì ông Mak đã tự hứa với bản thân mình một cơ hội cuối cùng: một cuộc gọi khẩn cấp tới IHM trước khi mọi thứ kết thúc.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước. Vì vậy nếu như cuộc gọi của tôi bị cắt hay không ai bắt máy, hay ai đó cúp máy trước tôi, lúc đó tôi sẽ tiếp tục như kế hoạch”, ông nói trong nỗi buồn.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 13.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước”, Mak chia sẻ

Ông ấy đã cầm máy trong 10 phút. Cuối cùng thì có ai đó đã nhấc máy. Ông được khuyên là đến IMH để khám, và ông đã nhập viện trong tối hôm đó.

Đó là một trong những lí do vì sao mà người có vấn đề thần kinh không nên bị kì thị, bác sĩ Sim nói. “Nếu họ được giúp đỡ, họ có thể trở về cuộc sống bình thường”, bà chia sẻ.

“Nếu họ được giúp đỡ, những thảm kịch sẽ ít đi”.

Học cách chống lại

Ngoài việc can thiệp và chữa trị sớm, bác sĩ Sim cũng khuyên rằng nên có một “cuộc sống cân bằng” và có những sự ưu tiên đúng đắn. Nhưng nói thì dễ làm thì khó, nhất là tại một quốc gia có giờ làm việc dài nhất thế giới.

Một nhân viên bình thường làm khoảng 2073 giờ trong năm 2016 theo số liệu của Bộ lao động, so với 2069 giờ ở Hàn Quốc và 1713 giờ ở Nhật Bản.

Bác sĩ Sim nghĩ rằng những người đang đi làm nên tự hỏi bản thân: Nếu như họ quỵ xuống, ai sẽ là người thực sự nhớ đến họ?

“Tùy thuộc vào vai trò của bạn trong công việc, người ta có thể cúi người 3 lần, cho bạn một ít tiền tang và có thể là thêm một vòng hoa – nếu như bạn nổi tiếng hơn, sẽ có ai đó đưa tang cùng – nhưng mọi thứ chỉ đến vậy thôi”, bà nói.

“Nhưng mà những người sẽ tiếp tục đau buồn và chịu ảnh hưởng là những người thân yêu xung quanh bạn”.

Ông Tan – người từng “luôn đạt chỉ tiêu” kinh doanh ở nơi làm việc trước khi bị đột quỵ, nhận ra rằng chứng trầm cảm khiến mọi thứ trở nên khó khăn khi ông cố gắng quay lại chốn công sở. Ông bị sa thải và sự nghiệp của ông chững lại.

Hiện giờ làm công việc tự do, ông luôn chật vật nhưng vẫn nỗ lực học cách chống lại căn bệnh trong khi cố gắng hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình, như là gửi tiền cho mẹ tiêu hàng tháng. “Quan trọng không phải là số tiền mà là lòng thành”, ông chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 14.

“Nếu như tôi có thể làm quen với những triệu chứng và sống một cách có ích nhất có thể, với tôi, như vậy là tôi đã hồi phục rất nhiều rồi. Điều đó có nghĩa là tôi không đánh mất đi bản thân mình và tôi vẫn có thể hoàn thành trách nhiệm là một người con, người anh hay thậm chí là nhân viên”.

Còn với cô Wong, người đã trải qua chứng trầm cảm hơn một năm, niềm tin đã giúp cô ấy hồi phục đáng kể. Cô ấy đã không còn cần sử dụng thuốc chống trầm cảm từ năm 2014.

Khi con người hồi phục bằng tinh thần, họ nhận ra rằng “mọi thứ chúng ta có đều là thứ chúng ta được cho mượn, rằng mọi thứ không xoay quanh chúng ta”, bác sĩ Sim nói.

Bà cũng bổ sung: “Khi bạn đặt bản thân là một phần nhỏ trong cái lớn hơn, bạn học cách nhìn mọi thứ khác đi”.

Sự giúp đỡ và hi vọng có thể có nhiều hình thức khác nhau, như những gì mà ông Lim đã phát hiện ra. Ví dụ, tập gym khiến ông cảm thấy là “mình đang sống”, thậm chí đôi khi khiến ông quên mất là mình bị trầm cảm.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 15.

Tập gym khiến Lim cảm thấy là “mình đang sống”

Hiện giờ ông ấy có một trang bán hàng trên mạng bày bán các loại đồ chơi, vì vậy ông không “cảm thấy áp lực phải trả lời ai đó”. Những món đồ chơi cũng cho ông ấy “một số lí tưởng” mà ông ấy có thể dựa vào, như là công lí và đối xử bình đẳng.

“Những câu chuyện bắt nguồn của những siêu anh hùng này thường là những tấn thảm kịch: Batman, khi cha mẹ anh ta qua đời; Superman, khi hành tinh của anh ta bị phá hủy. Nó cho tôi một chút hi vọng rằng với tình cảnh của tôi, tôi có thể trở nên mạnh mẽ hơn”, ông chia sẻ.

Trong lúc đó, ông Mak đang đánh giá lại những gì ông ấy muốn trong công việc. “Tôi không muốn một công việc lương cao ngất ngưởng. Tôi chỉ muốn công việc đó có nghĩa đối với tôi”, ông nói với vẻ nuối tiếc.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 16.

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”.

Ông được khuyên là không nên đặt ra thời hạn cho quá trình hồi phục. Vợ ông – một người dạy làm bánh, trở thành trụ cột gia đình trong lúc này. Và ông ấy dựa vào gia đình để tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh trầm cảm.

“Tôi luôn đảm bảo rằng cô ấy biết tôi ở đâu và tôi đang làm gì. Tôi cũng giữ bản thân mình có trách nhiệm với cô ấy”, ông nói.



Theo Nam Spiderum


Helino

– 01- 

Đồ chơi dành cho con trẻ có thể ít ỏi, nhưng trong đó không thể thiếu một con lợn đút ống. Con lợn này thường được làm bằng những chất liệu như gốm, sứ hoặc nhựa, dùng để tích cóp những đồng xu hoặc tiền lẻ. Nó có nhiều hình dạng to nhỏ khác nhau, có những con được làm bằng sắt, kiên cố như những két đựng tiền.

Con lợn đút ống này rèn cho trẻ nhỏ tính tiết kiệm. Khi có tiền, cần phải biết tích cóp. Để đến khi không có tiền, vẫn có một khoản nhất định để trang trải cuộc sống, giúp chúng phần nào dễ thở hơn trong vấn nạn nghèo đói đang bao phủ đại đa số chúng ta bây giờ!

Chúng ta cật lực kiếm tiền, nhưng cũng dễ dàng để bị lừa mất trắng số tiền đó. Khi mất tiền ta cảm thấy hối hận, lại lăn xả vào kiếm tiền, rồi tích cóp, rồi lại để mất tiền vì lí do gì đó. Cuối cùng, nghèo vẫn hoàn nghèo.

Thực tế đã chứng minh, những đồng tiền ta đút vào trong con lợn đất, thường bị móc ra từ rất sớm. Đến khi đập lợn, chúng ta thường giật mình, không biết tiền đút bao năm đi đâu hết rồi. Vì vậy, tiền trong lợn đất thường ít khi đủ để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, gian khổ.

Khi chúng ta lớn lên thêm chút nữa, nhu cầu sử dụng tiền của chúng ta ngày một lớn hơn. Chúng ta nhìn gì cũng muốn mua, trong tay khi ấy thường không có lấy một đồng. Những lúc đó, chỉ muốn hét thật to…

Khi chúng ta đến tuổi trưởng thành, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề về tiền lương. Nếu mặt chúng ta không đủ dày, hay không có đủ sự dũng cảm cần thiết, tiền lương sẽ luôn là vấn đề ám ảnh. Và cứ như vậy, cả đời chúng ta vẫn không thể thoát nghèo.

Đời người, là quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ với cái nghèo. Nếu chúng ta có thể đạt thoả thuận đình chiến với cái nghèo, hoặc trong lúc tranh đấu ta vẫn có thời gian để làm việc ta muốn, khi ấy ta mới có thể trở thành người chiến thắng thực sự.

Điểm mạnh của người nghèo: Càng nghèo, cuộc sống càng vui vẻ? - Ảnh 1.

– 02 – 

Cái gọi là nghèo, thật ra chỉ mang tính chất tương đối.

Có người lúc nào cũng khản cổ gào lên kêu mình không có tiền. Họ tích cực đầu tư vào chứng khoán, với số tiền lớn không tưởng. Sau đó lấy tay chỉ bộ quần áo họ đang mặc, đôi giày họ đang đeo như một bằng chứng không thể chối cãi cho sự nghèo của họ.

Có người làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, cũng đủ ăn, đủ mặc. Nhưng lúc nào họ cũng lo sợ một ngày nào đó không trả được tiền học phí cho con, để rồi làm bản thân u mê, mộng mị trong tư tưởng nghèo đói.

Không có khái niệm nghèo nhất. Trong mắt những người nghèo luôn tồn tại những người nghèo hơn họ.

Nghèo thật ra cũng có điểm tốt của nó. Những người sống trong sự giàu có, thịnh vượng, bản chất của họ có thể bị chính sự giàu có, thịnh vượng này che mờ. Hệ quả, những người khác sẽ khó nhìn thấy bản chất con người họ, dễ nảy sinh với họ những hiểu lầm đáng tiếc.

Người nghèo thì không. Khi không có tiền, những phẩm chất đạo đức của họ nổi bật lên trên. Người khác nhìn vào, dễ dàng đoán biết được chính xác một người nghèo là tốt hay xấu.

Người nghèo cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Họ ít khi bị người khác nhờ làm một việc gì đó phức tạp. Thời gian của họ ít khi phải chia sẻ với bất kì một ai.

Người nghèo cũng thường là những người hào phóng nhất, bởi không có khoảng cách giữa người nghèo với nhau. Họ chung sống trong hoà bình, không có sự ghen ghét, đố kị, khi gặp khó khăn họ cũng sẽ được nhiều người nghèo khác giúp đỡ.

Người nghèo không có nhiều tiền. Họ không có đủ tiền để mua nhà, ăn không đủ no, nhưng ít nhất vẫn đủ sống. Cuộc đời có thể lay lắt, nhưng họ vẫn có thời gian để tận hưởng niềm vui sống.

Điểm mạnh của người nghèo: Càng nghèo, cuộc sống càng vui vẻ? - Ảnh 2.

– 03 – 

Những người nghèo chỉ có một điểm yếu duy nhất, đó là dễ bị nhiễm phải một thứ virus tên là: Sợ. Họ sợ để người khác nhìn thấy.

“Đừng nhìn vào quần áo của tôi, chúng nhàu nhĩ lắm!”

“Đừng nhìn vào gương mặt của tôi, gương mặt đã hằn chặt những nếp nhăn do ngày đêm suy nghĩ khốn khổ.”

Người nghèo luôn có mặc cảm tự ti. 

Tuy nhiên, nghèo không phải một cái tội, nếu họ tìm được một thuốc đề kháng để ngăn virus này xâm nhập, tình trạng nghèo khó của họ sẽ không thể kéo dài mãi. Trời không mưa liền ba ngày, người không nghèo khổ suốt đời, chỉ cần họ có niềm tin, tương lai tươi sáng đang chờ họ phía trước.



Đình Trọng


Theo Trí Thức Trẻ

Dưới đây là 8 dấu hiệu phổ biến nhất nhưng cũng thường bị bỏ qua nhất của stress. Nếu nhận thấy mình có bất kỳ biểu hiện nào tương tự, hãy ngay lập tức “xả stress” đi vì cơ thể bạn đang “kêu cứu” đấy:

Lúc nào cũng gà gật

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 1.

Đã bao giờ bạn mệt đến mức ngủ quên chưa? Đó có thể là sự mệt mỏi về thể chất, nhưng nó cũng có thể báo hiệu sự căng thẳng về tinh thần đến nỗi cơ thể tự tìm cách điều hòa thông qua việc nghỉ ngơi. Theo Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, 50% những người bị căng thẳng gặp tình trạng buồn ngủ gà gật, còn nhiều hơn cả những triệu chứng như đau đầu, căng cơ hay thèm ăn.

Những giấc ngủ ngắn mang lại nhiều lợi ích, nhưng đó là khi bạn kiểm soát được đồng hồ sinh học của bản thân. Còn nếu tình trạng buồn ngủ, ngáp ngắn ngáp dài suốt ngày, không tập trung được vào công việc thì bạn nên xem lại khối lượng công việc cũng như những vấn đề trong cuộc sống của mình, có thể chúng đang khiến bạn cảm thấy quá tải đấy.

Có nhiều cảm xúc rối loạn

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 2.

Cuộc sống thì lúc nào cũng tràn đầy cảm xúc, nhưng khi bạn trải qua nhiều cảm xúc cùng lúc, như giận dữ, thất vọng, cô đơn và sợ hãi… mà không thể quản lý được thì tất cả chúng trở thành một trái bóng đánh mạnh vào tinh thần.

Bạn có thể sẽ cảm thấy nặng nề trong lồng ngực, suy nghĩ thì chạy đua nhưng không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Bạn lo lắng cho tương lai nhưng đồng thời lại mắc kẹt với quá khứ. Bạn không biết làm gì cho phải và cảm thấy bất lực. Đó chính là một trạng thái của stress quá độ mà bạn nên chú ý.

Cảm thấy bị “đóng băng”

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 3.

Trong một số tình huống căng thẳng, nỗi sợ hãi có thể khiến chúng ta cảm thấy bị “đóng băng”, không biết phải làm gì cho phải. Trạng thái này xuất hiện phổ biến khi chúng ta phải đối mặt với nguy hiểm, sự tấn công vật lý hay những thảm họa. Nhưng trong chính cuộc sống thường ngày này, chúng ta cũng vẫn bị cảm giác đó chi phối mỗi khi cảm thấy bất lực, thất vọng hay lo sợ.

Tiến sĩ tâm lý Leon F. Seltzer đã viết trong cuốn “Psychology Today”: “Bạn bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi vô hình, phóng đại và nó khiến bạn không biết hành động sao cho hợp lý. Trớ trêu thay, trạng thái cảm xúc này xuất hiện khi bạn buộc phải lựa chọn giữa việc trốn tránh hay dũng cảm đối diện và chiến đấu với nó”.

Dễ dàng thỏa hiệp

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 4.

Những cuộc tranh cãi khiến bạn cảm thấy ức chế nhưng như thế còn tốt hơn là sự thỏa hiệp. Theo Tiến sĩ Curtis Reisinger, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Zucker Hillside thì thái độ hòa hoãn, hay thậm chí “gió chiều nào che chiều đấy” cũng là một dấu hiệu cho biết bạn đang bị stress.

Vì những lý do liên quan đế tình cảm, mối quan hệ, công việc hay nỗi sợ tiềm ẩn, bạn không dám thể hiện hết những điều mình suy nghĩ và mong muốn. Thay vào đó bạn lựa chọn tuân theo ý kiến nào được số đông tán thành nhất để tránh xung đột. Và như thế, những ức chế dồn nén một ngày nào đó sẽ đánh bại chính bạn.

Cảm thấy buồn nôn

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 5.

Buồn nôn là một trong những cảm giác phổ biến nhất mà người bị căng thẳng quá độ thường trải qua. Đây là kết quả của một quá trình stress lâu dài, khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt và cần được nghỉ ngơi. Cảm giác bất lực này có thể kéo dài ngay cả khi những căng thẳng dữ dội đã trôi qua.

Đau nhức mình mẩy

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 6.

Đã bao giờ bạn thức dậy mà cảm thấy cả người rệu rã như vừa chạy một cuốc marathon chưa? Ngoại trừ những lý do từ hoạt động thể chất thì đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress “tấn công”.

Tiến sĩ David Clarke, – Chủ tịch Hiệp hội rối loạn tâm lý sinh lý, nói: “Đau đầu, đau lưng, đau cơ và các triệu chứng tiêu hóa là phổ biến nhất khi bạn bị căng thẳng, nhưng không loại trừ những triệu chứng khác – chúng có thể diễn ra nhiều lần”. Nếu bạn thấy mình thường xuyên bị đau nhức cơ thể, hãy tìm đến các chuyên gia để có xác định nguyên nhân chính xác nhất.

Thường xuyên nghiến răng

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 7.

Trong chương trình The Tonight Show, nữ diễn viên Demi Moore nói với Jimmy Fallon rằng căng thẳng là lý do khiến cô phải thay 2 răng cửa. Việc nghiến răng liên quan đến mất ổn định cảm xúc, và nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác như đau đầu, đau hàm, đau nhức cơ mặt và khả năng cảm nhận của răng, khiến răng bị mài mòn, lung lay…

Khám răng thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện sớm tình trạng căng thẳng, vì những áp lực bạn đặt lên răng mình có thể phản ánh phần nào những áp lực cuộc sống mà bạn đang phải gánh chịu.

Ăn uống mất kiểm soát

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 8.

Khi bạn bị căng thẳng, ăn uống không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu của cơ thể nữa. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cảm xúc của bạn đang mất cân bằng và bạn ăn để an ủi tinh thần chứ không vì thân thể nữa. Hay nói cách khác, bạn đang ngấu nghiến cảm xúc của mình chứ không phải vì thức ăn ngon hay đang cảm thấy vui sướng.

Elizabeth Trattner, MD, một bác sĩ được chứng nhận của hội đồng quốc gia chuyên về y học tích hợp, nói rằng về mặt sinh lý học, những người chịu áp lực thường bị tăng cân khó kiểm soát. Tin tốt là có những loại thực phẩm giúp giảm stress mà bạn có thể nạp vào để giúp cơ thể và tinh thần thư giãn hơn.



Theo Hà Lê


Trí thức trẻ


Sự tò mò, sáng tạo và khả năng giao tiếp là 3 kỹ năng được đề cập xuyên suốt trong 6 nghề nghiệp tương lai trong ngành ngân hàng do HSBC dự báo. Đây là những tố chất mà máy móc không thể sánh bằng con người.


Mark Zuckerberg đã vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới của Bloomberg khi cổ phiếu Facebook tăng 2,4%.


Vì quá lạnh, khách ngồi 15 phút rồi ra nên mỗi ngày quán cà phê mang tên Ice Coffee đón tận 400 – 500, thậm chí 1.000 khách. Quán do 3 bạn sinh viên ĐH Kiến trúc TPHCM mở ra, cứ 10 ngày thì quán phải đóng cửa để thay băng một lần, để băng mới và trong.

Có thể nói, mạng lưới quan hệ xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công và phát triển sự nghiệp. Những người trẻ luôn được khuyên là nên tạo dựng các mối quan hệ xã hội càng sớm càng tốt để học hỏi. Trong một sự kiện với rất nhiều người, bạn tham gia cuộc trò chuyện như thế nào khi mọi người ở trong vòng kết nối nhỏ? Bạn phải nói về điều gì? Duy trì cuộc nói chuyện bằng cách nào? Tất cả những điều này, chúng ta đều phải học.

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 1.

Thật tốt khi chúng ta bắt đầu có ý thức gây dựng sự nghiệp ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ lỡ những sự kiện tốt để tạo dựng mạng lưới quan hệ tại thời điểm này. Đôi khi, bạn có tham gia các sự kiện nhưng chỉ đi cho có hoặc chỉ tham gia các cuộc hội thoại xã giao hời hợt. Nhưng bạn không biết rằng những cuộc gặp gỡ thực thụ có thể thay đổi cuộc đời bạn. Có thể những người bạn đáng yêu bạn gặp tại hội thảo lại là những nhà quản lý quan trọng và họ có thể đem đến cho bạn những cơ hội không ngờ.

Nắm vững nghệ thuật tạo lập quan hệ là một trong những bí quyết để bạn đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Dưới đây là những bí quyết để tạo dựng lên các mối quan hệ xã hội mà những người trẻ biết càng sớm càng tốt.

1. Nhiều người sẽ cảm thấy khó xử khi tham gia các sự kiện

Đây là sự thật: Hầu hết mọi người trong công ty đều ghét phải tham gia các sự kiện kết nối. Thật khó xử? Không ai thực sự biết mình phải nói gì hoặc nên làm gì. Nhưng một khi bạn hiểu đúng về các sự kiện, bạn có thể tận dụng nó như một cơ hội để làm quen với những người mới bằng các cuộc trò chuyện thoải mái.

Khi bạn chủ động giới thiệu bản thân và bắt đầu một cuộc trò chuyện, bạn sẽ thấy rằng không khí dường như bớt căng thẳng và ai nấy đều cởi mở hơn. Vì vậy, đừng chờ đợi những người khác đến với bạn. Hãy là người chủ động nói câu xin chào.

2. Mọi người đều thích nói về bản thân họ

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 2.

Bất cứ nơi nào bạn đi, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau: Tất cả họ đều có chung một chủ đề yêu thích – chính bản thân họ. Do đó trong một cuộc trò chuyện, cách tốt nhất để thu hút những người khác là đưa ra những câu hỏi về bản thân họ, công việc của họ và quan điểm của họ.

Hỏi những câu tương tự như: “Bạn nghĩ gì về chủ tọa?”, “Bạn có làm việc với X trong lĩnh vực của mình không?”, “Làm thế nào bạn vào được công ty Y ngay từ đầu?”. Và bạn nên thật sự lắng nghe bằng cách những cử chỉ như nụ cười hay một cái gật đầu. Nó sẽ làm cho họ cảm thấy thoải mái, và bạn cũng có thể sẽ học hỏi rất nhiều.

3. Còn trẻ là một lợi thế

Bạn trẻ tuổi và ít kinh nghiệm, ít mối quan hệ, đó không phải là một trở ngại mà thậm chí còn lại một lợi thế. Bởi những người lớn tuổi luôn muốn giúp đỡ những người trẻ tuổi hơn. Đó là lí do tại sao khi bạn muốn kết nối với một ai đó, đặc biệt là với những người lớn tuổi, hãy bày tỏ với họ bạn ngưỡng mộ sự nghiệp của họ ra sao và mong muốn được truyền đạt kinh nghiệm.

4. Để tham gia vào vòng kết nối, bạn phải là một người “phá băng” giỏi

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 3.

Đôi khi sẽ có những tình huống cực kỳ đáng sợ khi bạn phải một mình tham gia sự kiện mà mọi người đang nói chuyện trong những vòng tròn nhỏ. Chuyên gia giao tiếp tiết lộ một chiến lược tiếp cận tương đối hiệu quả: cười thật tươi và hỏi rằng, “Tôi có thể phá hỏng vòng tròn của bạn không?”. Cách này thực sự phát huy tác dụng trong mọi lần vì không ai nỡ từ chối. Thông thường sẽ có một hoặc nhiều người cùng nói “Tất nhiên!” Và sau đó họ bắt đầu giới thiệu bản thân và giúp bạn hòa nhập vào câu chuyện đang nói dở.

Nếu bạn cho rằng việc sử dụng cách tiếp cận phía trên là hơi táo bạo, hãy thử giao tiếp bằng mắt với một thành viên của cuộc trò chuyện và bắt đầu với, “Xin chào, tên tôi là X”. Đó là một ý tưởng tuyệt vời để bắt đầu “phá băng” và chuẩn bị cho cuộc trò chuyện. Bạn có thể bắt đầu bằng những câu chào hỏi đơn giản: “Điều gì mang bạn đến sự kiện này?” và “Bạn có biết ai ở đây không?”. Đó sẽ là khởi đầu cho những mối quen hệ tuyệt vời.

5. Một cuộc trò chuyện thực chất luôn tốt hơn những câu chuyện hời hợt

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 4.

Trong một sự kiện, nếu bạn là một người trẻ và chưa quen biết nhiều, bạn chỉ nên thực hiện một hoặc hai kết nối thực sự thay vì chạy vòng quanh phòng, và đưa danh thiếp cho tất cả mọi người. Một cuộc trò chuyện chất lượng luôn luôn đánh bại số lượng, và chỉ những cuộc trò chuyện thực sự mới có thể tạo dựng cho bạn những mối quan hệ lâu dài sau khi sự kiện kết thúc. Đó chính là bí quyết để tạo dựng mạng lưới quan hệ.



Theo Minh An


Trí thức trẻ

1. Nếu bạn không thể là mặt trời thì cũng đừng làm một đám mây.

2. Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được làm bằng thời gian.

3. Chẳng sao cả nếu bạn cố, và cố, và cố nữa, nhưng vẫn thất bại. Nhưng thật tệ hại nếu bạn cố rồi thất bại, và không muốn cố lần nữa.

4. Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười.

5. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với nhưng khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 1.

6. Thời gian là miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể làm chủ thời gian nhưng có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ lại thời gian nhưng có thể tiêu dùng vào việc có ích. Một khi thời gian đã trôi đi bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Hãy quí trọng từng phút giây mà mình đang có.

7. Con tàu thực sự rất an toàn khi neo đậu ở cảng nhưng người ta đóng tàu không phải vì mục đích đó.

8. Hãy tìm kiếm ba sở thích của bạn: Một cái để kiếm tiền, một cái để bạn phát triển và một cái để sáng tạo.

9. Nghĩ quá nhiều sẽ hủy hoại bạn. Hủy hoại thực tại, thay đổi mọi thứ xung quanh, khiến bạn lo lắng và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ.

10. Có hai điều cần nhớ trong cuộc sống: Hãy chăm sóc suy nghĩ của bạn khi bạn một mình và hãy cẩn trọng với lời nói khi ở chốn đông người.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 2.

11. Cuộc sống như cách pha trà: Hãy đun sôi cái tôi của bạn, làm bay hơi mọi lo lắng, pha loãng mọi buồn phiền, lọc đi mọi sai lầm và bắt đầu thưởng thức sự hạnh phúc.

12. Những điều tốt đẹp đến với ai tin tưởng, những điều tốt hơn đến với ai kiên nhẫn và… những điều tốt nhất chỉ đến với người không bỏ cuộc

13. Rất nhiều người sợ nói ra những gì họ muốn, đó là lý do tại sao họ không có được những gì mình muốn.

14. Chiếc ghế sofa êm ái dễ đưa người ta vào giấc ngủ. Còn con đường đá khúc khuỷu kia lại khiến nhuệ khí tăng mãi không ngừng.

15. Không để trôi mất đi thời gian đáng kể, không để tiếc thương cho năm tháng trôi qua vô ích, chỉ có nắm chắc hôm nay mà cố gắng mới không biết đến sự héo mòn tan tác trong ảm đạm của việc không làm gì.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 3.

16. Có thể mọi người sẽ không đánh giá đúng công việc mà bạn làm. Có thể mọi người sẽ không hiểu những gì mà bạn nói. Nhưng… nếu bạn biết những gì bạn đang làm thực sự có ý nghĩa, hãy tiếp tục con đường mà bạn đã chọn.

17. Cuộc sống là kỳ thi khó khăn nhất, rất nhiều người bị thất bại vì họ cố gắng ‘copy’ người khác mà không hiểu được rằng… mỗi người có tờ câu hỏi khác nhau. 

18. Một suy nghĩ tiêu cực sẽ không bao giờ mang lại một cuộc sống tích cực.

19. Trở ngại không thể ngăn được bạn, khó khăn không thể dừng được bạn. Người khác không thể ngăn được bạn, chỉ có người duy nhất ngăn cản bạn là chính bạn mà thôi. 

20. Người duy nhất mà bạn nên cố gắng để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Nhắc đến Nhật Bản, phần lớn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Tokyo. Suốt hàng chục năm qua, thủ đô của xứ sở mặt trời mọc đã được xem là đại diện tiêu biểu cho sự thịnh vượng, phát triển và luôn luôn tấp nập, nhộn nhịp. Tuy nhiên, ít ai nhớ ra rằng Nhật Bản còn có Kyoto – một vùng đất sở hữu những nét đẹp cũng như tinh thần sống rất khác với Tokyo.

Thành phố Kyōto là một thủ phủ của phủ Kyōto, Nhật Bản. Thành phố có dân số hơn 1,5 triệu người và là một phần chính của vùng đô thị Kansai. Vào năm 2014, Kyoto từng được bình chọn là địa điểm đáng để du lịch nhất thế giới.

Khi đặt chân đến đây, cảm giác đầu tiên của bạn sẽ là sự bình yên, trong trẻo. Nơi đây tuy phát triển nhưng không hề bị công nghiệp hoá mà vẫn giữ được những bản sắc rất riêng của mình. Từ những con đường nhỏ nhắn nép mình trên những khu phố lớn, những ngôi nhà cổ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm hay những công trình về văn hoá, tôn giáo vẫn được gìn giữ đến tận ngày hôm nay.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 1.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 2.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 3.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 4.

Mới đây nhất, Nguyễn Thế Vinh – Quán quân mùa 2 của cuộc thi Here We Go, đồng thời là nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên MXH đã chia sẻ một bộ ảnh cực đẹp về Kyoto. Suốt hành trình của mình, Vinh đã tự mình rong ruổi, khám phá từng nơi một ở thành phố xinh đẹp này.

Anh bạn chia sẻ: “Sau gần ba giờ đồng hồ ngồi trên con tàu Shinkansen, mình đã đặt chân đến Kyoto, một thành phố được biết đến là cố đô của Nhật Bản, nơi còn lưu giữ nhiều công trình văn hóa cổ xưa, những ngôi chùa, ngôi đền và cả những kiểu nhà ở nữa.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 5.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 6.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 7.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 8.

Khi đến Kyoto các bạn nhất định phải đến con đường xuyên rừng trúc Arashiyama Bamboo Grove, huyện Geisha ở Gion, gần đó là nhiều ngôi đền chùa nổi tiếng như Kinkaku-ji Temple, Kiyomizu-dera Temple… và đừng quên thưởng thức những món ăn tuyệt vời ở Kyoto nhá.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 9.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 10.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 11.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 12.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 13.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 14.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 15.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 16.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 17.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 18.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 19.

Nhìn vào bộ ảnh này, ai cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn một chút. Chẳng có những dòng người tấp nập, chẳng có cảnh xe xe cộ cộ kẹt cứng hay những đám đông mới nhìn thôi đã thấy ngộp mà thay vào đó là những khoảng lặng bình yên, những con đường rộng rãi nơi mà ai cũng có thể khoan thai sải bước. Những cảm xúc ấy trong trẻo, dịu dàng ấy chẳng cần phải nói ra mà đã được truyền tải hết qua từng khoảnh khắc rồi.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 20.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 21.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 22.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 23.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 24.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 25.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 26.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 27.

 Bộ ảnh ở Kyoto này sẽ cho bạn thấy một Nhật Bản rất khác: Bình yên, dịu dàng và đẹp như những thước phim điện ảnh - Ảnh 28.



Theo V


Helino

Chúng ta nói nhiều đến sự hoàn hảo, đến những con người “có trong tay tất cả” và ngưỡng mộ họ không dứt. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ công bố hồi tháng 1/21018, sự cầu toàn với chính bản thân đã tăng 10% so với năm 1989, và kỳ vọng sự hoàn hảo ở người khác tăng lên 16%.

Định hướng trở thành một người hoàn hảo không phải là không tốt nhưng nó dễ dẫn đến những mục tiêu không thực tế. Nhưng ép buộc một người từ bỏ các tiêu chuẩn cao gần như là không thể vì đó đã trở thành bản chất của họ. Giải pháp duy nhất chỉ có thể là tự mình quản lý kỳ vọng.

Biết cách quản lý những kỳ vọng của chính bản thân thực sự mang lại rất nhiều lợi ích. Xét riêng ở khía cạnh công việc, mỗi vị trí sẽ có cách để tận dụng tính cách này:

1. Ở vị trí nhân viên

Cầu toàn với chính bản thân mình

Trong khi hầu hết người trẻ đều loay hoay tìm kiếm con đường sự nghiệp phù hợp thì những người cầu toàn lại biết chính xác những gì họ muốn. Sự hoàn hảo của họ có thể dẫn đến những mục tiêu chuyên nghiệp tuyệt vời, miễn là những kỳ vọng được quản lý đúng cách. Điều họ cần là một người có kinh nghiệm lâu năm và một chuyên gia trẻ tuổi để thảo luận và cân bằng.

Ví dụ: Một nhân viên muốn trở thành quản lý trong vòng 3 năm. Họ nên trao đổi với một đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn để xem kỳ vọng đó có thể đạt được không và phải làm những gì để thành công. Với những thông tin góp ý đó, người cầu toàn có thể tự lên một kế hoạch phù hợp nhất với khả năng và mục tiêu của họ.

Cầu toàn với người khác

Người cầu toàn luôn có sẵn một bức tranh về môi trường làm việc mà họ mong muốn, bao gồm cả thái độ làm việc giữa các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp. Nếu không phù hợp với sự mong đợi đó, họ có thể cảm thấy áp lực và khó chịu.

Người quản lý cần nhìn ra tính cách này của nhân viên và giải thích cho họ rằng không phải mọi nhân viên đều đóng góp cho công ty theo cùng một cách. Họ được thuê với những mục tiêu công việc khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau và như thế thành công của họ sẽ khác với đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, khi khen ngợi nhân viên trước đám đông, người quản lý hãy kết hợp đóng góp của họ với sứ mệnh chung của công ty. Như thế, họ sẽ thấy vị trí của mỗi người trong bức tranh chung và những kỳ vọng vào đồng nghiệp sẽ thay đổi phù hợp linh hoạt với thực tế hơn.

2. Ở vị trí người quản lý

Người theo chủ nghĩa cầu toàn: Làm cách nào để biến cá tính này thành thế mạnh để thành công? - Ảnh 1.

Cầu toàn với chính bản thân mình

Những người cầu toàn ở vị trí quản lý gặp một vấn đề duy nhất nhưng lại khó thay đổi nhất, đó là sự thành công mà họ mong muốn lại gắn liền với đội nhóm mà họ quản lý. Nếu nhân viên của họ chùn bước thì chính họ cũng sẽ cảm thấy thất bại.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần tự thay đổi quan điểm của mình. Hãy liệt kê những điều nằm dưới sự kiểm soát của bạn và những điều không. Ví dụ bạn có thể đưa ra cuộc họp hàng tuần để thảo luận về chất lượng những công việc đã hoàn thành nhưng nếu một nhân viên không đạt được kết quả như kỳ vọng thì cũng không nên trách chính mình. Cần phải có một cách đánh giá thành công rõ ràng và rành mạch để phân định những kỳ vọng cho bản thân và kỳ vọng vào người khác.

Cầu toàn với người khác

Khi người quản lý là một người cầu toàn, họ sẽ mong muốn xây dựng nên một đội nhóm hoàn hảo theo kỳ vọng của chính họ. Điểm mạnh là nếu biết cách khai thác, họ sẽ có một nhóm đồng nghiệp cực kỳ ăn ý. Nhưng điểm yếu là họ có thể trở nên độc đoán và áp đảo trong mắt nhân viên.

Với vai trò là một người quản lý cầu toàn, bạn có một bức tranh rất lớn về sự thành công của nhân viên. Nhân viên có thể cảm thấy việc tăng doanh số trong 3 tháng lên 25% là không thể nhưng người quản lý cầu toàn lại có định hướng rất rõ ràng cho con đường gặt hái thành công đó.

Để tạo thành động lực thúc đẩy cho nhân viên, bạn nên tách nhỏ các kỳ vọng và giải thích rõ cho nhân viên vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu chung. Lúc này, cảm giác áp bức sẽ không còn nữa.

3. Ở vị trí là một người bình thường

Người theo chủ nghĩa cầu toàn: Làm cách nào để biến cá tính này thành thế mạnh để thành công? - Ảnh 2.

Cầu toàn với chính mình

Là một người cầu toàn với chính bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy mình cần biết hết mọi thứ, đóng góp vào mọi vấn đề mà không nhận ra sự ‘tham lam’ này chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.

Thay vì cố gắng hoàn thiện mọi thứ, hãy nắm lấy điểm mạnh của chính mình và trung thực với nó. Nếu bạn giỏi ở lĩnh vực tiếp thị thì đừng tỏ ra chuyên gia ở mảng phát triển sản phẩm làm gì. Thay vào đó, hãy mở rộng các mối quan hệ với đồng nghiệp mà có thể giúp bạn khắc phục những thiếu sót bạn còn đang mắc phải.

Cầu toàn với người khác

Bạn có thể có rất nhiều kỳ vọng ở người khác nhưng đôi khi điều đó lại đẩy họ ra quá xa. Bạn có thể tránh điều này bằng cách tách nhỏ các mục tiêu ra và từ từ thực hiện chúng, thỏa mãn nhu cầu hoàn hảo của chính bản thân. Mỗi khi một mục tiêu đạt được, hãy kỷ niệm nó với đội nhóm của mình để tạo động lực cho họ.

Điều quan trọng là cần phải thực tế, có số liệu theo dõi rõ ràng. Vì những gì bạn cho là “thành công” có thể khác với người khác, vì thế những con số khách quan sẽ giúp bạn duy trì quan điểm thực tế và gắn mục tiêu của mình vào với mục tiêu chung.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/Addicted Success

Mỗi người chúng ta khi đến độ tuổi trưởng thành bắt buộc đều phải có một công việc để kiếm tiền, để nuôi sống bản thân và gia đình. Không ai được phép ì ạch, ỷ lại vào công sức người khác. 

Để có được một công việc để làm, tất nhiên không có gì khó. “Một mét vuông đất, nghìn việc làm”, nhưng điều quan trọng nhất ở thời điểm này là tìm được công việc mình mong muốn được làm nhất. Bởi có ý thích thì mới tận tâm với công việc, cơ hội thăng tiến dễ dàng hơn, lúc ấy tiền bạc hay danh vọng cũng chẳng thể so sánh với việc mỗi sáng thức dậy, bạn chỉ muốn tức tốc đến nơi làm việc để giải quyết đống lộn xộn sót lại ngày hôm qua.

Có yêu công việc mình làm mới biết trân trọng từng đồng tiền mình làm ra, mới yêu thêm từng khoảnh khắc cuộc sống. Đây cũng chính là thông điệp của bài diễn thuyết dưới đây. Diễn giả cũng gửi lời khuyên tới tất cả những ai không yêu công việc mình làm hay cảm thấy khổ sở khi phải thức dậy mỗi sáng thì hãy nghỉ việc đi.

Làm công việc mình ghét chính là đang lãng phí cuộc đời: Đừng cố gắng vì nhà to xe đẹp như hàng xóm, hãy là chính mình thôi! - Ảnh 1.

“Chắc hẳn nhiều bạn không biết tại sao mình đang làm công việc này và hơn nữa bạn thực sự ghét công việc này. Đó chính là một sự lãng phí nhất của cuộc đời một con người. 

Quãng thời gian từ lúc sinh ra đến năm 20 tuổi, đó là thời thơ ấu và thời niên thiếu mà bạn trải qua khá bình yên. Hầu hết chúng ta thường có một công việc ở độ tuổi 20 và hầu hết mọi người sẽ về hưu ở độ tuổi 65. Và nếu chúng ta may mắn, chúng ta có thể sẽ sống đến khi 80 tuổi. Vì vậy, khi nhìn lại, phần lớn cuộc đời của chúng ta, trên thực tế, sẽ được dành để làm việc. 

Nhưng theo một cuộc điều tra mới của Gallup, kết quả cho thấy 85% người Mỹ đều không thích thú gì với công việc của họ, còn ở Trung Quốc và Nhật Bản con số này lên tới 94%. Hầu hết mọi người đều ghét điều mà họ làm nhưng lại dành phần lớn thời gian họ sống để làm điều đó. Thật buồn cười!

Bạn có muốn dành phần lớn cuộc đời mình để làm điều mình ghét không? Chắc chắn câu trả lời của số đông là ‘Không” rồi.

Và chỉ cần để bạn biết rằng: Nếu bạn đang vất vả để nghỉ hưu ở độ tuổi này, bạn đã bỏ lỡ một trognj điểm bởi vì thực tế, chỉ 82% người trên thế giới sống đến 65 tuổi. Và nếu bạn sống đến 65 tuổi thật thì trung bình bạn chỉ có khoảng 15 năm còn lại để sống sau khi về hưu và bạn cũng biết chỉ 65% số người thực ra sống cho đến 80 tuổi. 

Vì vậy đừng chỉ chăm chăm vào một công việc khiến cho bạn khiếp sợ vào những ngày thứ 2 bắt đầu một tuần mới và sống thực sự vào những ngày cuối tuần. Nếu bạn không thích công việc của mình thì nghỉ đi, tìm cách khác kiếm tiền. Như vậy, sẽ ổn hơn khi thức dậy vào ngày mai, và hoàn toàn tái sinh lại bản thân và trở thành người mà bạn muốn trở thành. 

Sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu cả, có thể bây giờ bạn đang suy nghĩ: “Hmm, điều đó không thực tế chút nào vì phía sau tôi còn có gia đình phải chăm sóc và…”. 

Nếu những đứa con của bạn lớn lên thì rồi lại trở thành những người giống bạn và làm một công việc “chán chết”, cứ nghĩ đến đi làm là lại phát hoảng. hãyđoán xem chúng nghĩ gì khi chúng trở nên già đi! Vậy bạn có muốn con mình phải sống một cuộc sống như thế không?

Thà là bạn để con của mình nhìn thấy bạn sống một cuộc sống mãn nguyện bằng việc làm những điều bạn thích, rồi đến khi lớn lên, chúng sẽ làm những điều tương tự ngay cả khi chúng kiếm được ít tiền.

Dù bạn là CEO của một công ty tỉ đô hay là một người bảo vệ và đến một lúc nào đó, rồi chúng ta cũng sẽ thành cát bụi mà thôi. Hãy nghĩ lại cuộc đời mình. Nếu bạn không hạnh phúc với công việc của mình hay mục tiêu của bạn hay ý nghĩa của bạn trong cuộc sống thì hãy thay đổi đi. 

Kiếm ít tiền cũng được nhưng hãy làm điều mình mong muốn và đừng ham muốn về việc cần mua một ngôi nhà to hơn, một chiếc xe hơi mới chỉ vì nhà hàng xóm đã làm vậy. Đừng sợ người khác phán xét bởi bạn khác họ. Hãy là chính mình! Hãy làm những điều mình thích!”



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

Thế nhưng, anh lại rất tự lập và không lựa chọn những “bệ đỡ” đó để đi lên.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 1.

Xuất thân từ một gia đình thượng lưu nhưng Evan Spiegel nỗ lực trở thành tỷ phú tự thân. Evan Spiegel, 28 tuổi, hiện đang sở hữu một ứng dụng với cả trăm triệu người dùng và khối tàn sản lên đến 3,5 tỷ USD.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 2.

Spiegel chính thức trở thành tỷ phú vào khoảng tháng 12 năm 2014, thời điểm giá trị thị trường của Snap lên đến 10 tỷ USD.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 3.

Evan kết hôn với siêu mẫu Miranda Kerr, cựu thiên thần của hãng nội y đình đám Victoria’s Secret vào tháng 7 năm ngoái. Đám cưới được tổ chức kín đáo và đơn giản, ngay tại biệt thự của Evan ở California. Chi phí của đám cưới này không được tiết lộ, nhưng chiếc váy của Miranda được thiết kế độc quyền bởi thương hiệu Dior.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 4.

Tỷ phú 28 tuổi này ít chia sẻ về cuộc sống cá nhân, đặc biệt rất kín tiếng trên mạng xã hội. Anh chàng hầu như không bao giờ cập nhật Twitter hay Instagram. Tuy nhiên, thi thoảng anh lại “được” xuất hiện trên Instagram của vợ.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 5.

Khách mời không được phép đăng tải bất kì hình ảnh nào về hôn lễ lên mạng xã hội. Khu vực tổ chức lễ cưới còn được che chắn rất kín đáo, an ninh được thắt chặt để đề phòng các tay săn ảnh.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 6.

Được biết, vào năm 2016, Evan đã chi đến gần 900 nghìn USD cho việc thuê các vệ sĩ cá nhân.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 7.

Năm 2015, khi ứng dụng Snap (sau được đổi tên thành Snapchat) nổi tiếng và được rất nhiều nhà đầu tư rót vốn, chàng tỷ phú trẻ cũng tự thưởng cho mình một chiếc Ferrari đỏ rực, cực kỳ nổi bật.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 8.

Đến năm 2016, anh đã mua lại căn biệt thự trị giá khoảng 12 triệu USD, mà chủ cũ của nó là Harrison Ford.



Theo Hương Giang


Trí thức trẻ

Không cần dài dòng nữa, đây chính là những tuyệt chiêu “life hack” khá thông minh dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là người lười, cùng xem nhé!

#1. Lười rửa bát? Đừng lo, chỉ cần đặt một tờ giấy bọc đồ ăn lên đĩa/bát là xong!

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 1.

#2. Muốn quay lò vi sóng cùng một lúc 2 chiếc bát to, hãy đặt một cốc nước và để đối xứng như thế này, rất dễ phải không?

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 2.

#3. Vừa chơi game vừa nghịch nước trong phòng tắm bằng cách… gọi Facetime từ một chiếc iPad sang một chiếc iPhone

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 3.

#4. Vừa nằm phơi nắng vừa uống nước giải khát, tại sao không?

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 4.

#5. Cục sạc pin MacBook có công dụng như một cái mở nắp chai

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 5.

#6. Sử dụng móc treo quần áo để vừa làm bếp, vừa sử dụng máy tính bảng

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 6.

Hoặc như thế này

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 7.

#7. Điện thoại + ống nhòm = máy ảnh xịn

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 8.

#8. Vừa nằm vừa xem điện thoại theo cách không thể thông minh hơn

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 9.

#9. Xông hơi áo quần để là cho phẳng phiu bằng… nhà bếp

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 10.

#10. Ăn bỏng ngô thật thuận tiện bằng cách mặc ngược chiếc áo hoodie

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 11.



Theo Hieu D


Trí thức trẻ

Những nguyên tắc ứng xử mà bố mẹ và người lớn trong nhà tập cho trẻ chính là cơ sở để nuôi dưỡng những phẩm chất lẫn thói quen tích cực khi trẻ trưởng thành.

Tuy vậy, những quy tắc sống và cách ứng xử còn phải căn cứ theo độ tuổi của trẻ. Nếu bạn áp đặt tùy tiện không những không đạt hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, khiến trẻ khó tiếp thu và sinh ra tâm lý phản kháng.

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 1.

Giai đoạn trước 10 tuổi, bạn nhất định phải tập cho trẻ 5 nguyên tắc ứng xử này để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển về sau (Ảnh minh họa).

Chọn độ tuổi thích hợp để tạo cho trẻ thói quen tốt là một trong những cách giáo dục gia đình khôn ngoan nhất.

Đối với giai đoạn khi trẻ dưới 10 tuổi, bạn nên tập cho trẻ 5 nguyên tắc ứng xử sau đây, bởi vì chúng vừa phù hợp, vừa giúp ích không nhỏ đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ về sau.

1. Dạy trẻ gặp ai cũng phải biết chào hỏi

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 2.

Chỉ cần mỗi khi đưa trẻ ra ngoài hay gặp ai đó, bạn làm gương chào hỏi trước, sau đó nhẹ nhàng khuyến khích trẻ cũng chào hỏi đối phương như bạn (Ảnh minh họa).

Không ít phụ huynh đều có thói quen nhắc nhở con mình phải chào hỏi khi gặp người khác.

Nhưng có điều, đôi khi bạn chỉ tập cho trẻ thói quen chào người lạ mà cảm thấy không cần thiết với những người đã quá thân quen. Điều này là một thiếu sót không nhỏ.

Khi bạn không để trẻ tập được thói quen chào hỏi khi gặp người quen, dần dần khi lớn lên có thể khiến trẻ thiếu sự tôn trọng với họ.

Trẻ sẽ có tâm lý người đó đã quá quen thuộc rồi thì muốn làm sao cũng được. Chính vì vậy, bạn nên giúp trẻ hình thành phép lịch sự chào hỏi bất cứ ai mà trẻ gặp.

Hãy nói với trẻ hành động đó là sự lễ phép và trẻ sẽ được hoan hô, khen ngợi.

Nếu con của bạn bình thường ở nhà đã khá nhút nhát và có phần hướng nội thì bạn đừng quá vội ép trẻ phải vào nề nếp.

Chỉ cần mỗi khi đưa trẻ ra ngoài hay gặp ai đó, bạn làm gương chào hỏi trước, sau đó nhẹ nhàng khuyến khích trẻ cũng chào hỏi đối phương như bạn.

Dần dần tự nhiên trẻ sẽ biết phải làm thế nào dù trong tình huống trẻ gặp người khác mà không hề có mặt bạn.

2. Dạy trẻ chú ý lời nói và hành động ở nơi công cộng

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 3.

Nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng từ sớm (Ảnh minh họa).

Nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ với tâm lý cưng chiều con mà để trẻ vô tư có những hành động thái quá, ảnh hưởng đến người xung quanh ở nơi công cộng.

Bạn cho rằng trẻ con thì được phép nghịch ngợm và đáng được bao dung? Đừng để cách nghĩ này khiến con bạn trở thành kẻ tự cao, tự đại và thiếu tôn trọng mọi người khi trưởng thành!

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là chưa đến 10 tuổi, bạn đã nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng.

Khi thấy trẻ có lời nói hay hành động không đúng đắn, thậm chí gây phiền hà cho người khác, bạn nên giữ trẻ bên mình và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng điều đó là không tốt, là không ngoan và sẽ bị chê cười.

Những chú ý và răn dạy kịp thời, kiên nhẫn của bạn sẽ giúp trẻ ngày càng nhận thức được lời ăn tiếng nói và cử chỉ của mình. Trẻ sẽ biết điều gì nên làm để trở thành một đứa trẻ ngoan và được khen ngợi.

3. Dạy trẻ khi đến nhà người khác không được nghịch ngợm và tùy tiện lấy đồ

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 4.

Nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì (Ảnh minh họa).

Trẻ con vốn rất nghịch ngợm và hiếu kỳ đối với mọi đồ vật hay sự việc xung quanh. Nhưng không vì thế mà bạn để trẻ vô tư chạy lung tung hay sờ nắm, thậm chí làm hỏng đồ đạc nhà người khác, bất kể đó là nhà người lạ hay người thân quen.

Trong giai đoạn trước 10 tuổi, có thể ý thức về quyền sở hữu ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ thường cảm thấy rằng đồ của người khác đều là của nhà mình, mình thích thì mình lấy và chơi thôi.

Những lúc này, bạn nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì.

Không chỉ là ở nhà người khác, ngay cả trong gia đình, bạn cũng nên thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen “hỏi” người lớn trước khi muốn lấy thứ gì.

4. Dạy trẻ không nên chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 5.

Khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập (Ảnh minh họa).

Nói xấu sau lưng người khác hoặc kể lể khiếm khuyết hay bí mật của ai đó có thể khiến trẻ thành thói quen.

Sau khi trưởng thành, trẻ sẽ trở thành người chỉ biết nhìn vào khuyết điểm của người xung quanh, thậm chí có tư tưởng khinh khi, đố kỵ.

Vì vậy, ngay khi trẻ còn nhỏ, bạn nên nhẫn nại giảng giải để trẻ hiểu hành động đó là không tốt. Bạn có thể khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập.

Đặc biệt, bố mẹ và người trong nhà phải làm gương trước, không nên cãi vã, đả kích nhau hoặc xúm lại nói điều không hay về ai đó trước mặt con trẻ.

Khi bạn còn làm chưa tốt thói quen này thì rất khó để trẻ nghe theo lời dạy của bạn.

5. Dạy trẻ làm sai phải xin lỗi, hoặc nếu bị phạm lỗi cũng có quyền yêu cầu người khác xin lỗi mình

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 6.

Phải cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có quyền được người khác xin lỗi nếu trẻ bị ức hiếp hay ngược đãi (Ảnh minh họa).

Người lớn còn không tránh khỏi lúc phạm sai lầm, huống chi là con trẻ. Cho nên, khi trẻ phạm lỗi, bạn cần dạy trẻ thói quen dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn cải thiện.

Ngược lại, bạn cũng phải cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có quyền được người khác xin lỗi nếu trẻ bị ức hiếp hay ngược đãi.

Muốn tập cho trẻ nguyên tắc ứng xử lành mạnh này, trước hết bạn phải là người làm gương thật tốt.

Cho dù bạn là người trưởng bối nhưng nếu bạn trách lầm trẻ hoặc làm gì không đúng, bạn vẫn phải xin trẻ một cách nghiêm túc, chân thành.



Theo Lạc Tâm


Helino

Khi nói đến hội chứng “burn-out” – dấu hiệu kiệt sức vì công việc, ngay cả những người có ảnh hưởng trên thế giới như nữ hoàng truyền thông Arianna Huffington, cựu ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, ca sĩ Lady Gaga hay nhà sản xuất phim Shonda Rhimes cũng không thể tránh khỏi điều này.

Hội chứng “burn-out”, tạm dịch là “cháy sạch” là một dạng hội chứng tâm thần đáng lo ngại đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản là trong cơ thể có những tố chất dự trữ, mà khi mắc hội chứng “burn-out”, cơ thể không còn huy động được tố chất này để hoạt động; dẫn tới ức chế hệ thống thần kinh và các enzyme sinh học, làm rối loạn hệ thống chuyển hóa.

Nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển tới mức nặng, khó có thể điều trị khỏi, dễ mất đi khả năng lao động và phải sống phụ thuộc suốt đời.

Gretchen Rubin, hiện vừa là một luật sư vừa là một trong những tác giả viết về hạnh phúc đầy cảm hứng và có nhiều ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, cho rằng tỷ lệ mắc hội chứng này thực sự có liên quan mật thiết đến tính cách của bạn.

Trong cuốn sách The Four Tendencies (Bốn xu hướng tính cách) của mình – hiện tại đang là bestseller trên New York Times – Rubin thiết lập một cấu trúc tính cách mới, phân chia mọi người vào một trong các kiểu tính cách sau dựa vào cách bạn phản ứng với sự mong đợi:

Người kiên trì: Bạn là người sẵn sàng đáp ứng cả kỳ vọng bên ngoài và kỳ vọng bên trong. Đồng thời, bạn đối mặt với deadline công việc và hoàn thành những mục tiêu năm mới đề ra một cách khá thuận lợi. Bạn ưu tiên những gì người khác mong đợi từ bạn và cũng ưu tiên những mong đợi của bản thân vì cho rằng cả hai đều quan trọng. Bạn cũng dễ dàng thay đổi thói quen.

Người chất vấn: Bạn thường xuyên đặt câu hỏi bởi vì bạn không thích làm bất cứ điều gì tùy ý, không hiệu quả hoặc không hợp lý. Bạn sẽ chỉ đáp ứng những kỳ vọng bên ngoài nếu bạn nghĩ nó hợp lý và có ý nghĩa cho mình. Để thực hiên một thói quen, bạn cần những lý do.

Người có trách nhiệm: Bạn sẵn sàng đáp ứng dễ dàng với kỳ vọng bên ngoài nhưng lại đấu tranh để đáp ứng mong đợi bên trong của riêng bạn. Bạn làm việc tốt khi chịu trách nhiệm bởi người khác, nhưng bạn thấy khó khăn để đạt được kỳ vọng của bản thân.

Người chống đối: Bạn chống lại mọi kỳ vọng bên ngoài cũng như bên trong. Thay vào đó, bạn chỉ làm những gì bạn muốn theo cách riêng của mình. Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều gì đó, bạn rất có khả năng chống lại. Vì thế, để thực hiện thói quen, bạn cần sự tự do và sự lựa chọn.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 1.

Rubin cho rằng những người ít có khả năng cảm thấy kiệt sức là người chống đối, bởi vì họ chỉ làm những gì họ muốn. Do đó, họ ít phải chịu áp lực hơn 3 xu hướng còn lại. Đặc biệt, những thách thức khác mà họ phải giải quyết ví dụ như nhu cầu cá nhân cũng không bị giới hạn bởi người khác.

Nhiều người cho rằng người kiên trì sẽ cảm thấy kiệt sức nhất vì họ phải đáp ứng cả kỳ vọng bên trong và bên ngoài, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Khả năng để cân bằng cả hai mong đợi mới là điều khiến họ cảm thấy dần kiệt sức.

Tiếp theo, nhu cầu đặt câu hỏi liên tục với mọi thứ của những người chất vấn khiến họ dễ bị kiệt sức nhất. Tuy nhiên, Rubin nói rằng họ có khả năng ngăn chặn điều này xảy ra vì khi đạt tới mức giới hạn, họ sẽ thông báo cho sếp hoặc đồng nghiệp của mình biết. Người chất vấn chắc chắn sẽ chống lại bất cứ điều gì họ nghĩ là không hiệu quả hoặc lãng phí thời gian của họ.

Những người có xu hướng đối mặt với nhiều vấn đề nhất liên quan tới kiệt sức là những người có trách nhiệm. Với họ, những kỳ vọng bên ngoài luôn áp đảo những kỳ vọng bên trong mà không thể đảo ngược. Do đó, kiểu người này luôn trở thành đối tượng cho những kẻ khác nhờ vả hay cầu xin.

Một dấu hiệu cho thấy người có trách nhiệm đang cảm thấy kiệt sức đó là khi họ nói về nhu cầu của mình được đưa lên vị trí tiên quyết.

Rubin nói: “Khi họ bắt đầu đề cập lên cảm giác này cũng là lúc trọng lượng của kỳ vọng bên ngoài đã trở nên quá nặng”.

Đối với những người có trách nhiệm, họ có thói quen luôn đặt nhu cầu của người khác lên trước và muốn quan tâm mọi người tốt hơn. Một cách nhanh chóng và dễ dàng để tránh kiệt sức đó là họ nên nghĩ tới điều họ làm có mang lại ý nghĩa cho bản thân mình trong tương lai hay không.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 2.

Một cách khác để một người có trách nhiệm tránh kiệt sức là suy nghĩ về sự cân bằng.

“Nếu bạn nói có với một người, hãy nhớ điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nói không với người khác”, Rubin cảnh báo.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế

Trong suốt 44 năm, ông Bhairav Nath Shukla làm quản lý ngôi nhà nổi tiếng “Mukti Bhawan” – nơi nhiều người mong muốn khi trút hơi thở cuối cùng – bởi họ tin rằng ở đây họ sẽ được “giải thoát khỏi vòng luân hồi theo luật nhân quả”. Ông đã được chứng kiến rất nhiều người giàu và nghèo đến đây để chờ cái chết. Họ chờ cái chết đến và hy vọng tìm được chút bình yên trước khi biến mất khỏi cuộc đời. Shukla cũng cầu chúc bình yên cho họ.

1. Giải quyết mọi mâu thuẫn trước khi kết thúc cuộc đời

Có nhiều nỗi đau khiến con người ta cảm thấy nghẹn lòng và muốn giải quyết mọi mâu thuẫn trước khi rời đi. Chẳng hiếm những người mang quá nhiều gánh nặng trong cuộc đời và muốn buông bỏ vào giây phút cuối. Tất nhiên, trong đời sẽ có những điều không ưng ý nhưng điều quan trọng không phải là cuộc đời không có mâu thuẫn mà cần học cách vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt.

2. Sống đơn giản đem đến ý nghĩa

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhiều người mới nhận ra rằng một cuộc sống giản đơn chính là cuộc sống ý nghĩa nhất. Con người luôn bị những truy cầu mới làm cho hoa mắt nên không ngừng ham muốn. Nhưng chúng ta đều không biết rằng người sở hữu nhiều hơn chính là người tìm niềm vui trong những điều ít ỏi.

Chứng kiến 12.000 cái chết trong cả cuộc đời, đây là những bài học quý giá mà người đàn ông này để lại - Ảnh 1.

3. Nhìn nhận mặt tốt và mặt xấu của người khác

Theo Shukla, không có ai là hoàn hảo, bên trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt song song là tốt và xấu. Sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời là chúng ta chỉ nhìn vào những điểm xấu của người khác. Thay vì chỉ trích những người xấu, chúng ta phải thấu đáo nhìn ra những điểm tốt của họ. Quá tập trung vào cái xấu xa của một người khiến chúng ta trở nên nhỏ nhen, ích kỷ với họ. Nếu bạn tập trung vào những phẩm chất tốt của họ, bạn sẽ hiểu và thậm chí yêu thương mọi người nhiều hơn. 

4. Tìm vẻ đẹp trong những điều bình dị nhất

Những người quá khắt khe hay quá kiêu căng là những người khó có thể tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt bởi vì tâm trí của họ dường như bận tâm với những điều khác. Bởi thế, những con người chỉ hướng tới những cái đẹp xa xôi mà bỏ qua những cái đẹp ngay trong tầm tay.

5. Can đảm để nhận giúp đỡ từ người khác

Tự bản thân bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ vô cùng khi tự tay làm tất cả mọi thứ nhưng điều này sẽ ngăn cản bạn học hỏi những điều tốt đẹp mà người khác tích lũy được trong cuộc đời của họ. Chúng ta cần giúp đỡ người khác và can đảm để tìm sự giúp đỡ khi chúng ta cần.

Chứng kiến 12.000 cái chết trong cả cuộc đời, đây là những bài học quý giá mà người đàn ông này để lại - Ảnh 2.

6. Chấp nhận hiện thực để tìm đường đi

Phần lớn tất cả mọi người đều chọn cách trốn tránh và sợ hãi với những gì phải đối diện, nhưng lại không hề biết rằng hành động chối bỏ cảm xúc này đã tạo ra những cảm xúc rất nguy hiểm. Chỉ khi bạn chấp nhận thực tại, bạn mới có đủ sức mạnh để quyết định mình cần làm gì. Shukla tin rằng: “Khi biết chấp nhận, bạn sẽ thực sự sáng suốt để tìm ra đường đi của mình”. 

7. Khi tìm ra mục tiêu, hãy hành động 

Shukla chia sẻ rằng rất nhiều người tìm ra mục tiêu của cuộc đời mình nhưng họ lại chẳng làm gì để biến nó thành sự thật, họ lười biếng, họ chỉ muốn ngồi đó và nhìn ra bên ngoài chờ đợi điều kì diệu xảy ra với mình. Một khi đã nhìn thấy lựa chọn về mục đích cuộc đời, chắc chắn bạn sẽ xác định được thời gian và nỗ lực mình cần có.

8. Thói quen trở thành giá trị 

Shukla khuyên mọi người nên nuôi dưỡng những thói quen tốt để gặt hái được những giá trị tốt. Việc xây dựng những thói quen tốt cần thời gian và công sức. “Nó sẽ giống như việc bạn luyện tập cơ bắp và phải rèn luyện hàng ngày”.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Cuộc sống là tập hợp của những gì phức tạp nhất, nhiều lúc nó được ví như một mớ bòng bong khi có quá nhiều khía cạnh, quá nhiều nhân vật, quá nhiều câu chuyện… Mỗi ngày ngay khi vừa tỉnh giấc, chúng ta đã phải đối mặt với ti tỉ sự vật, hiện tượng rối ren đủ kiểu. Chưa hết, càng lớn lên, bạn sẽ càng phải chấp nhận sự thật cuộc sống không chỉ có màu hồng mà còn vô số mảng tối, vô số hiện thực phũ phàng.

Bộ tranh của nữ họa sĩ người Nhật Mimi N chính là một tác phẩm khắc họa lại thế giới theo cách thực tế như thế. Từng hệ lụy, thay đổi tiêu cực do sự phát triển quá nhanh của thế giới đều được cô dùng chính nét vẽ của mình để diễn tả theo một cách dễ hiểu nhất.

Càng ngày người ta càng cảm thấy cô đơn, và thu mình hơn vào thế giới riêng của mình. Ở thế giới đó, mọi ảo tượng đẹp đẽ nhất trong bạn đều có thể trở thành hiện thực

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 1.

Thay vì đến những người thân thiết xung quanh mình, có những người chỉ biết tìm sự an ủi qua những người bạn ảo trên MXH

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 2.

Việc hôm nay cứ để ngày mai, bài tập, deadline tới sát rồi vẫn vô tư chơi điện thoại, máy tính… đây là căn bệnh mà rất nhiều người trẻ đang mắc phải. Họ cứ trì hoãn, lần lữa trong mọi việc để rồi khi hối hận đã không kịp

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 3.

Rất khó cho chúng ta để tìm ra một người bạn thực lòng, sẵn sàng ở bên bạn, che chở bạn khỏi mọi tổn thương từ thế giới bên ngoài

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 4.

Chúng ta đã quá quen với việc tự đeo lên cho mình những tấm mặt nạ để che giấu đi bản chất thật của bản thân

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 5.

Có đôi khi chỉ nỗ lực thôi là chưa đủ, khi mà bạn cứ cố gắng hoàn thành mọi việc, kiểu gì cũng có những tác nhân, những con người cố tình hoặc vô ý làm hỏng chúng

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 6.

Ở lĩnh vực nào, ở môi trường nào, ở gia đình nào cũng vậy, luôn có sự tồn tại của nhân vật mang tên “con nhà người ta”. Việc bị so sánh, có đôi khi sẽ khiến chúng ta có thêm tinh thần cạnh tranh nhưng phần nhiều thì nó khiến chúng ta mệt mỏi và mất niềm tin vào bản thân

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 7.

Thế giới của người trưởng thành khắc nghiệt đến độ có đôi khi, bạn muốn khóc cũng chẳng phải việc dễ dàng

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 8.

Con người là vậy, cứ không suy nghĩ, không tính toán đã làm ra hàng loạt các hành động không tưởng để rồi cuối cùng mới nuối tiếc, hối hận

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 9.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một phần xấu xí, tiêu cực khiến chúng ta ghen tị, ganh ghét với mọi thành tích người khác làm được. Thay vì cố gắng cải thiện tình trạng này, chúng ta lại cứ tìm cách nói xấu người khác và biện minh cho chính mình

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 10.

Văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nhức nhối, khó lòng giải quyết

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 11.

Tình cảm thật giả thế nào nay đã trở thành một thứ thật khó đoán. Bởi những người chúng ta tin tưởng nhất, yêu thương nhất rất có thể lại là người gây ra những vết thương đau đớn nhất cho chúng ta

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 12.



Theo N.S


Helino

Theo thống kê, mọi người thường thức dậy vào khoảng 6 giờ đến 7 giờ 30 mỗi sáng.

Tôi không phải là một người như vậy. Tôi thường thức dậy lúc 7 giờ 45 phút, đi làm lúc 8 giờ, uống một cốc cà phê vội vã trên đường và đến văn phòng lúc 9 giờ sáng. Sau mỗi buổi tan sở, tôi đã kiệt sức đến mức chỉ muốn nằm xuống và không làm gì cả.

Một ngày, tôi quyết định thay đổi hoàn toàn lịch trình cuộc sống của mình, bắt đầu bằng việc thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng. Đó quả thực là một quyết định khiến cuộc đời tôi thay đổi. Nhờ nó, tôi đã hiểu vì sao thức dậy sớm là một thói quen thành công

1. Tôi làm việc hiệu quả hơn

Những người thành công dậy sớm. Tôi nghe thấy điều đó ở khắp mọi nơi. Steve Jobs từng thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng và đã dành đủ thời gian để bắt đầu với Apple. Rất nhiều người nổi tiếng khác cũng có thói quen tương tự.

Tôi từng nghĩ mình là một con cú đêm và sẽ chẳng bao giờ dậy sớm nổ. Nhưng khi bắt đầu thử nghiệm, tôi nhận ra, buổi sáng là thời điểm hoàn hảo nhất để làm việc hiệu quả đối với tôi. Bây giờ, tôi thức dậy với một tâm trí tỉnh táo, một cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đặt mục tiêu cho ngày mới ngay lập tức. Tôi đã bắt đầu một ngày mới tuyệt vời khi mà phần lớn mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say. Và hoàn thành mọi thứ khi trở về nhà sau giờ tan sở. Vì thế, tôi có nhiều thời gian buổi tối hơn cho gia đình.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 1.

2. Làm chủ thời gian của mình

Tôi từng thức dậy, nhảy ra khỏi giường khi nhận ra mình đã gần như muộn làm. Cuống cuồng chuẩn bị mọi thứ nhưng rồi vẫn đến công ty muộn. Ngồi vào bàn làm việc một cách lúng túng và gắt gỏng, tôi hầu như vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn để bắt đầu công việc. Đó chắc chắn không phải là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

Bắt đầu thực hiên thói quen dậy sớm, tôi có hơn 2 giờ trước khi đi làm để chuẩn bị mọi thứ. Trong khoảng thời gian này tôi không chỉ sắp xếp mọi thứ hoàn hảo mà đôi khi còn có thể thưởng thức một tách cà phê hay đọc một vài trang từ cuốn sách yêu thích. Những người dậy sớm không cần phải vội vã. Họ có thể khởi động ngày mới bình tĩnh và tự tin.

3. Phát triển thêm các thói quen mới

Rèn luyện thêm các thói quen mới rất quan trọng để cải thiện, phát triển bản thân và buổi sáng là một thời điểm hoàn hảo cho điều đó. Tận dụng buổi sáng của riêng bạn, hãy lập kế hoạch một danh sách những việc bạn sẽ là trong mỗi sáng, điều đó sẽ giúp bạn hình thành những thói quen tốt mà không cần ép buộc bản thân bất cứ điều gì.

Ví dụ, một ngày mới của tôi sẽ bắt đầu với việc vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ tập thể dục sau đó uống một ly nước ấm, vận động một chút sau đó đọc sách… Các nhiệm vụ tương tự phải được thực hiện giống như mọi ngày, kể cả cuối tuần.

4. Có cơ thể cân đối hơn

Khi bạn dậy sớm, bạn có thời gian linh động để luyện tập thể dục trước khi bộ não của bạn bị vắt kiệt sức sau một ngày làm việc. Bạn có thể đến phòng tập gym vào sáng sớm hoặc đơn giản chỉ là đi bộ quanh khu vực bạn sống.

Dĩ nhiên, bạn có thể luyện tập vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng tôi cảm thấy kế hoạch luyện tập sau giờ làm việc có thể dễ dàng bị hủy bỏ bởi rất nhiều cám dỗ khác. Trong khi đó, lịch trình luyện tập vào sáng sớm của bạn sẽ không bao giờ bị người khác can thiệp.

Nhờ dậy sớm, tôi có 30 phút để đi bộ hoặc tập thể dục mỗi sáng và giảm được gần 3kg trong vòng 1 tháng. Tất nhiên, tôi sẽ không dừng lại ở đó.

5. Tận hưởng không gian yên tĩnh

Điều tôi yêu thích nhất khi thức dậy sớm là sự yên tĩnh của buổi sáng: không có tiếng trẻ con kêu khóc, không có tiếng ồn của tivi, của xe cộ. Buổi sáng sớm của tôi thật sự yên bình. Không điều gì khiến tôi mất tập trung với những nhiệm vụ quan trọng, tôi có thể suy nghĩ tập trung, lên kế hoạch hiệu quả.

Jeremy Korst, cựu Tổng giám đốc của Microsoft có thói quen thức dậy vào khoảng 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng bởi 2 lí do: đầu óc minh mẫn và không gian yên tĩnh. Trong suốt 2 giờ của buổi sáng, ông thường làm hết các công việc quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự bất hạnh của ai đó là anh ta không biết cách giữ yên lặng khi ở trong căn phòng của chính mình”. Bây giờ, tôi tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy sự yên bình và hạnh phúc khi thức dậy sớm.

6. Tiết kiệm năng lượng và thời gian đi lại

Không ai thích giờ cao điểm với xe cộ đông đúc và tắc đường, khởi hành sớm có thể cải thiện được phần khó chịu này trong cuộc sống của bạn. Nếu như dậy sớm, bạn có thể thong thả bắt xe bus hay tự lái xe đi làm và tránh được cảnh tắc đường, muộn làm rồi bị sếp mắng. Nếu muốn vận động nhiều hơn một chút, bạn cũng có thể đi xe đạp như tôi đã làm.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 2.

7. Ăn bữa sáng lành mạnh

Khoa học đã khẳng định, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo các nghiên cứu mới nhất, chúng ta nên nạp 15 – 25% năng lượng dành cho cả ngày trong bữa sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, chúng ta thường cảm thấy đói cồn cào trước bữa trưa và có thể không kiểm soát được lượng đồ ăn cũng như tính chất lành mạnh của thực phẩm nạp vào.

Trước đây, tôi luôn dậy sát giờ đi làm vì thế tôi luôn bỏ bữa sáng. Nhưng bây giờ, khi thức dậy vào 5 giờ 30 mỗi ngày, tôi có đủ thời gian không chỉ để chuẩn bị bữa sáng mà còn có thể thong thả thưởng thức nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn, việc đó tốt hơn nhiều so với việc vừa đi vừa ăn hay ăn sáng tại bàn làm việc.

8. Có những giấc ngủ yên bình hơn

Những người có thói quen “cú đêm” thường đi ngủ và thức giấc vào những thời điểm ngẫu nhiên, trong khi những người dậy sớm thường đã thiết lập lịch trình giấc ngủ cho cơ thể. Thói quen ngủ không lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn như mức độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ béo phì…

Khi bắt đầu thói quen dậy sớm, tôi nhận ra rằng cơ thể và đầu óc luôn tỉnh táo, khoan khoái mà không cần phải ngủ liên tục trong 10 – 12 giờ như trước. Thức dậy lúc 5 giờ 30 khiến tôi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ, năng lượng tràn đầy để bắt đầu ngày mới. Một lịch trình ngủ lành mạnh sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và cho bạn một sức khỏe tốt hơn.



Theo Hoài Thu


Thời đại