Tag

phỏng vấn

Browsing

Nhân viên nói chung đánh giá Apple và Microsoft có quy trình phỏng vấn tốt nhất.

 Phỏng vấn việc làm tại ông lớn công nghệ nào khó và mất thời gian nhất? - Ảnh 1.

Apple – 90 / 100

Microsoft – 90 / 100

Google – 88 / 100

Amazon – 87 / 100

Facebook – 83 / 100

Nhân viên Google chia sẻ quá trình phỏng vấn của họ “khó”.

 Phỏng vấn việc làm tại ông lớn công nghệ nào khó và mất thời gian nhất? - Ảnh 2.

Hầu nhất nhân viên Google được hỏi đều cho rằng quá trình phỏng vấn của họ khó hoặc rất khó. Trái lại, 30% nhân viên Amazon cho biết quá trình phỏng vấn tại công ty này dễ hoặc rất dễ.

Amazon

Rất khó – 17%

Khó – 24%

Trung bình – 29%

Dễ – 17%

Rất dễ – 13%

Apple

Rất khó – 12%

Khó – 36%

Trung bình – 32%

Dễ – 12%

Rất dễ – 8%

Facebook

Rất khó – 16%

Khó – 26%

Trung bình – 37%

Dễ – 5%

Rất dễ – 16%

Google

Rất khó – 19%

Khó – 30%

Trung bình – 25%

Dễ – 18%

Rất dễ – 8%

Microsoft

Rất khó – 11%

Khó – 36%

Trung bình – 48%

Dễ – 5%

Rất dễ – 0%

Nhiều nhân viên được nhận vào làm việc sau khi chỉ cần ứng tuyển trực tuyến.

 Phỏng vấn việc làm tại ông lớn công nghệ nào khó và mất thời gian nhất? - Ảnh 3.

Hầu hết nhân viên hiện tại của các công ty nói trên đều nhận được việc sau khi chỉ cần ứng tuyển trực tuyến, ngoại trừ Google và Microsoft. Facebook là công ty có tỷ lệ nhân viên được nhận vào làm bằng cách quan hệ mạng lưới nhất.

Amazon

Đăng kí trực tuyến – 39%

Giới thiệu – 14%

Nhân sự tuyển dụng – 32%

Khác – 12%

Quan hệ mạng lưới – 3%

Apple

Đăng kí trực tuyến – 34%

Giới thiệu – 29%

Nhân sự tuyển dụng – 10%

Khác – 17%

Quan hệ mạng lưới – 10%

Facebook

Đăng kí trực tuyến – 29%

Giới thiệu – 24%

Nhân sự tuyển dụng – 19%

Khác – 9%

Quan hệ mạng lưới – 19%

Google

Đăng kí trực tuyến – 29%

Giới thiệu – 18%

Nhân sự tuyển dụng – 39%

Khác – 11%

Quan hệ mạng lưới – 9%

Microsoft

Đăng kí trực tuyến – 17%

Giới thiệu – 26%

Nhân sự tuyển dụng – 30%

Khác – 13%

Quan hệ mạng lưới – 14%

Microsoft có thời gian phản hồi nhanh nhất sau một cuộc phỏng vấn.

 Phỏng vấn việc làm tại ông lớn công nghệ nào khó và mất thời gian nhất? - Ảnh 4.

Google thường phải mất tới vài tuần mới phản hồi cho các ứng viên sau cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, Microsoft có thể phản hồi ngay trong ngày.

Amazon

Trong ngày – 12%

Trong vòng một tuần – 47%

Một hoặc hai tuần – 22%

Hai đến bốn tuần – 10%

Từ bốn tuần trở lên – 9%

Apple

Trong ngày – 11%

Trong vòng một tuần – 42%

Một hoặc hai tuần – 31%

Hai đến bốn tuần – 4%

Từ bốn tuần trở lên – 12%

Facebook

Trong ngày – 15%

Trong vòng một tuần – 42%

Một hoặc hai tuần – 16%

Hai đến bốn tuần – 11%

Từ bốn tuần trở lên – 16%

Google

Trong ngày – 11%

Trong vòng một tuần – 5%

Một hoặc hai tuần – 35%

Hai đến bốn tuần – 30%

Từ bốn tuần trở lên – 19%

Microsoft

Trong ngày – 23%

Trong vòng một tuần – 55%

Một hoặc hai tuần – 10%

Hai đến bốn tuần – 10%

Từ bốn tuần trở lên – 2%

Nhân viên Facebook và Google phải trải qua nhiều cuộc phỏng vấn nhất trước khi được nhận vào làm việc.

 Phỏng vấn việc làm tại ông lớn công nghệ nào khó và mất thời gian nhất? - Ảnh 5.

Tại Google, ứng viên có thể phải trải qua từ 5 cuộc phỏng vấn trở lên mới được nhận vào làm việc. Tuy nhiên, ở Amazon, con số này có thể từ hai trở lên.

Amazon

Một đến hai cuộc phỏng vấn – 61%

Ba đến bốn cuộc phỏng vấn – 11%

Từ năm cuộc phỏng vấn trở lên – 28%

Apple

Một đến hai cuộc phỏng vấn – 53%

Ba đến bốn cuộc phỏng vấn – 30%

Từ năm cuộc phỏng vấn trở lên – 17%

Facebook

Một đến hai cuộc phỏng vấn – 40%

Ba đến bốn cuộc phỏng vấn – 36%

Từ năm cuộc phỏng vấn trở lên – 24%

Google

Một đến hai cuộc phỏng vấn – 34%

Ba đến bốn cuộc phỏng vấn – 27%

Từ năm cuộc phỏng vấn trở lên – 39%

Microsoft

Một đến hai cuộc phỏng vấn – 49%

Ba đến bốn cuộc phỏng vấn – 19%

Từ năm cuộc phỏng vấn trở lên – 32%

Nhân viên tại Google và Facebook chia sẻ rằng quá trình phỏng vấn giúp họ có một suy nghĩ đậm nét về văn hoá công ty.

 Phỏng vấn việc làm tại ông lớn công nghệ nào khó và mất thời gian nhất? - Ảnh 6.

Amazon – 67% nói có, 33% nói không

Apple – 46% nói có, 54% nói không

Facebook – 85% nói có, 15% nói không

Google – 79% nói có, 21% nói không

Microsoft – 70% nói có, 30% nói không



Theo Lê Nam Khánh


Saostar

Vào năm cuối của đại học, tôi quyết định rằng mình không thể trở về nhà trong tình trạng thất nghiệp mà không có kế hoạch nào sau khi tốt nghiệp cả. Vì vậy, tôi đã tham gia thêm một khóa thực tập và nhiều hoạt động ngoại khóa khác để mở rộng mối quan hệ và dễ dàng tìm kiếm việc làm.

Trong khoảng thời gian đó, tôi cũng tranh thủ hoàn thiện và chỉnh sửa hồ sơ xin việc của mình một cách kĩ càng nhất.

Và cuối cùng, tôi cũng nhận được những thành quả tốt nhờ nỗ lực của chính mình, bản CV ấy đã mang lại cho tôi nhiều cơ hội quý giá khi tôi lần lượt nhận được lời mời phỏng vấn tại Google, BuzzFeed, Oscar và khoảng hai chục công ty khởi nghiệp hàng đầu khác.

Ngoài ra, tôi cũng được gọi đi phỏng vấn cho các công việc toàn thời gian tại một chiến dịch lớn liên quan tới chính trị hay một công ty có tiếng thuộc chính phủ và thậm chí là một tổ chức có trị giá hàng tỷ đô la.

Nhờ có bản CV này, tôi đã lọt vào vòng phỏng vấn của Google, BuzzFeed và 20 công ty khởi nghiệp hàng đầu khác - Ảnh 1.

Một bản CV không cần thiết phải quá cầu kì và nên gồm những thông tin sau: nơi học tập, kinh nghiệm làm việc, một vài thông tin bổ sung và cuối cùng, hãy lưu nó vào một tệp văn bản. Tuy nhiên, sau nhiều năm làm việc, tôi đã tìm thấy một phương pháp khác để có thể xử lí tốt bản CV có tính chất quan trọng này.

1. Hãy coi bản CV ấy như một bản phác thảo những điều bạn mong muốn có trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng việc làm. Bạn muốn những nhà tuyển dụng hỏi điều gì? Làm cách nào để gây ấn tượng với họ? Bạn muốn họ chú ý hay ít quan tâm vào những vấn đề nào? Và giả sử rằng chỉ có duy nhất trong tay bản CV ấy mà không có một nguồn thông tin nào khác về bạn thì liệu những nhà tuyển dụng có bị thuyết phục và bạn được lọt vào vòng tiếp theo hay không?

2. Bạn cần để ý là phải luôn thể hiện mục đích một cách rõ ràng. Nếu viết quá nhiều từ, dài dòng, bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên lộn xộn và gây khó hiểu cho người đọc. Và đương nhiên, việc bạn bị từ chối là điều dễ hiểu. Nếu bạn không thể diễn tả mạch lạc những điều mình muốn thể hiện trong CV thì việc gây ấn tượng cũng sẽ trở nên vô nghĩa. 

Hãy loại bỏ những chi tiết thừa càng nhiều càng tốt, ví dụ như những khoảng thời gian bạn làm công việc không phù hợp hoặc không tương ứng với yêu cầu của công việc mới hay những từ ngữ chỉ dùng trong văn nói. Sau khi viết xong mỗi dòng, hãy tự hỏi: Liệu viết như vậy có giúp mình được nhìn nhận một cách tích cực hơn không?

3. Bạn cần chú ý tới hai từ: “Ngắn gọn”. Tất cả nên được trình bày vừa vặn trên một trang giấy. Đối với mỗi phần, bạn chỉ nên đưa ra nhiều nhất 3 hoặc 4 ý chính, với mỗi ý chính ấy thì chỉ cần không quá 3 dẫn chứng cụ thể (2 thường đã là nhiều rồi vì thêm dẫn chứng nữa chưa chắc đã tốt hơn). Mỗi dẫn chứng nên viết trong 1 dòng – điều này buộc bạn phải tập trung vào ý cơ bản mà bạn muốn thể hiện.

4. Trước tiên, hãy nhấn mạnh vào các kết quả đạt được, sau đó mới nhắc đến các kỹ năng. Ví dụ, tôi đã viết “Tăng trưởng lượng người theo dõi Facebook lên 40% và lượng người tiếp cận là 60%” thay vì “Nhận chạy quảng cáo tài khoản Facebook và Twitter”. Khi cần thiết, hãy đưa ra các con số cụ thể. 

Nếu muốn nhấn mạnh vào các kỹ năng hoặc phương thức làm việc của mình, bạn vẫn nên nhắc đến trước những tác động của cách làm ấy, chẳng hạn như: “Tăng lượng truy cập trang web và chuyển đổi KPI bằng chiến lược SEO ” thay vì “Sử dụng chiến lược SEO để tăng lượng truy cập trang web”. Các công ty sẽ thuê những người có thể mang lại cho họ kết quả hơn là những kĩ năng mà chưa chắc đã tạo nên thành công.

5. Thêm các hoạt động ngoại khóa nếu có thể, kể cả đó là một lớp học kĩ năng mềm hay một blog cá nhân mà bạn được rất nhiều người dùng mạng xã hội theo dõi. 

Nhờ có bản CV này, tôi đã lọt vào vòng phỏng vấn của Google, BuzzFeed và 20 công ty khởi nghiệp hàng đầu khác - Ảnh 2.

Chân dung của Katie Simon, hiện là founder của “More money for me”, tác giả bài viết.

6. Hãy đưa cho nhà tuyển dụng thêm nhiều nguồn thông tin khác về bạn. Bạn không thể gói gọn mọi thứ về bản thân mình chỉ trên một tờ giấy. Khi viết hồ sơ, tôi đã ghi thêm các liên kết dẫn đến các trang portfolios online, trang web cá nhân, trang Github của tôi, hồ sơ LinkedIn, tài khoản Twitter, Instagram và blog ảnh. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những thông tin bổ sung đó phải phù hợp với ngành nghề cụ thể mà bạn đang muốn được xét tuyển.

7. Xem xét và loại bỏ những kinh nghiệm làm việc lâu đời nhất. Nếu bạn đã từng làm việc cho hơn 3 công ty, hãy xem xét việc bỏ đi một hoặc hai công ty đầu tiên trên bản hồ sơ của mình. Trên thực tế, số công ty mà tôi từng làm việc phải nhiều hơn đến 2 lần số lượng mà tôi liệt kê trong hồ sơ của mình, nhưng tôi chỉ chọn viết ra những công ty mà tôi cảm thấy gắn bó và hiểu nhất. 

Ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, bạn vẫn có thể cân nhắc loại trừ những điểm ít ấn tượng hơn. Hãy nhớ rằng đây là một bản phác thảo cho cuộc phỏng vấn trong mơ của bạn. Liệu bạn muốn dành thời gian để nói về việc giao pizza của mình hay dành gấp đôi thời gian ấy để nói về việc làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào mùa hè năm ngoái?

8. Yếu tố độc lạ cũng không kém phần quan trọng. Anh trai tôi đã nhận được bằng Thạc sĩ về “Ghế và chỗ ngồi”. Nó là kết quả của quá trình học hỏi, nghiên cứu, bộc lộ được sự sáng tạo cũng như sự cần cù và nó đã giúp anh ấy trở thành một ứng viên nổi bật. 

Bạn cũng có thể đang quản lí một kênh YouTube chuyên về việc nướng bánh, hoặc đã từng giành chiến thắng trong các cuộc thi lướt sóng, kể cả khi nó không có liên quan đặc biệt gì đến công việc, bạn vẫn nên cân nhắc bổ sung thêm thông tin “không liên quan” ấy vì nó có thể là minh chứng cho những khía cạnh tích cực của bản thân bạn như tinh thần khởi nghiệp, trí tưởng tượng hoặc khả năng chịu đựng áp lực.

9. Sự linh hoạt là yếu tố cuối cùng giúp bạn có một bộ hồ sơ sao cho phù hợp với từng nhà tuyển dụng. Việc chỉnh sửa để phù hợp sẽ khiến bạn mất kha khá thời gian. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian là không khó nếu bạn có sẵn trong tay một loạt những thông tin quan trọng và chỉ cần lọc ra rồi đưa vào bản hồ sơ khi cần thiết. 

Thực tế, tôi chỉ dùng một nửa số dẫn chứng mình đã liệt kê ra ban đầu để đưa vào hồ sơ. Bằng cách này, tôi luôn có sẵn những thông tin cá nhân cần thiết bất kể khi tôi muốn xin vào một vị trí đòi hỏi cao về kĩ thuật hay một công việc nặng về viết lách. Cách này còn đặc biệt hữu ích khi bạn đang nộp đơn xin việc cho nhiều lĩnh vực hoặc cho nhiều vị trí khác nhau.



Công Hoàng


Theo Trí Thức Trẻ