Hãy thử tưởng tượng, bạn là một thanh niên Nhật Bản 25 tuổi xuân xanh và đang có một công việc phải làm bù đầu từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm mỗi ngày. Điều này là lẽ thường ở Nhật Bản, đất nước mà nhiều người còn phải quần quật làm việc cả đêm. Họ ăn mì cho bữa trưa và bữa tối, cuộc sống chỉ có công việc và ngủ, không có cha mẹ, bạn bè giao lưu và cũng chẳng có hứng thú thực sự với công việc.

Ở Nhật Bản, bạn có thể sẽ làm cùng một vị trí trong suốt 5 năm mà không thăng tiến, bởi quy chế ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào độ thâm niên trong công việc, lương lậu thì dường như chẳng thay đổi gì.

Hầu hết các nhân viên ở Nhật Bản sẽ phải mất 2 tiếng mỗi ngày để di chuyển tới chỗ làm việc. Độ dài của quãng đường sẽ tỷ lệ thuận với mức độ trầm cảm của họ, nhưng chẳng mấy ai nhận ra. Những chuyến tàu điện ảm đạm, lặng yên. Cổ bạn thì đau nhức bởi cả núi công việc căng thẳng hay phải cúi xuống liên tục để nhìn vào điện thoại…

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 1.

Tối thứ 6 nào họ cũng đi hát karaoke, một mình. Thật may mắn vì còn có ngành kinh doanh hát karaoke một mình. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi dịch vụ này nổi tiếng ở xứ sở hoa anh đào. Chỉ với 15 USD, bạn được két khản cổ họng các bài hát yêu thích, thưởng thức menu đồ uống đủ loại. Hát karaoke một mình có thể được xem như một liệu pháp chữa bệnh cho những người “cô đơn”.

Cuối tuần với những người ở Nhật Bản chủ yếu là để ngủ bù cho cả tuần làm việc cật lực trước khi quay trở lại với guồng làm việc điên cuồng vào thứ 2. Bạn khát khao một kì nghỉ lắm rồi và chỉ mong ngày nghỉ sẽ nhanh đến một chút.

Trên đây là một câu chuyện rất điển hình của những thành niên ở độ tuổi 20 – 30, làm việc cho một công ty truyền thống ở Nhật Bản. Ngoài kia, còn rất nhiều người có cuộc sống tương tự nữa. Vấn đề ở đây khá phức tạp. Thật khó tin khi người Nhật, phụ nữ Nhật Bản sống lâu nhất thế giới nhưng nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của phụ nữ trong độ tuổi 15 – 34 ở Nhật là tự tử.

Ở thành phố Tokyo có cả một mạng lưới trợ giúp những người cô đơn, chống chọi với sự căng thẳng trong công việc, đi đến đâu cũng có chỗ giải trí. Rất nhiều dịch vụ ra đời để khỏa lấp nỗi cô đơn như dịch vụ cho thuê bạn bè, ôm ấp, quán cà phê cho những người cô đơn…

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 2.

Tỷ lệ tự tử ở Tokyo tương đối thấp, đây là một trong những khu vực có tỷ lệ thấp nhất ở Nhật Bản. Nhưng nếu bạn đi về phía Bắc, đến những thành phố ven biển, lạnh lẽo, ảm đạm và thưa thớt người, vắng bóng những ngành công nghiệp phát triển, bức tranh cuộc sống sẽ hoàn toàn khác.

Ở Mỹ, việc tìm đến bác sĩ tâm lý là chuyện bình thường. Đó là điều chúng ta thường thấy trong các bộ phim và nó phản ánh một điều rất thông thường trong xã hội. Những người cảm thấy quá căng thẳng trong cuộc sống, bế tắc khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống gặp bác sĩ tâm lý để được giãi bày câu chuyện của họ và có ai đó lắng nghe. Đôi khi, có ai đó lắng nghe bạn “xả” ra mọi thứ là tất cả những gì họ cần.

Kiểu văn hóa đó không có ở Nhật Bản. Chẳng ai gặp bác sĩ tâm lý cả. Họ dường như có định kiến nặng nề về việc chia sẻ những vấn đề tâm lý, và số lượng bác sĩ tâm lý cũng rất ít. Đó là các yếu tố đầy đủ cho một “thảm họa” xã hội.

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 3.

Định kiến xã hội đóng vai trò rất lớn trong mọi khía cạnh của cuộc sống ở Nhật và có thể đó chính là điều đẩy nhiều người tới vực thẳm.

– Tỷ lệ ly hôn ở Nhật Bản thấp. Nhưng đàn ông đã ly hôn ở Nhật có nguy cơ tự tử cao gấp đôi nước khác.

– Sự hổ thẹn với chính mình là một văn hóa phổ biến ở Nhật Bản và nó là một cách để kiểm soát xã hội. Nó bắt nguồn từ một triết lý trong Nho giáo. Chắc hẳn, chúng ta đều biết hình ảnh những võ sĩ Samurai mổ bụng tự sát khi thất bại. Nhưng thực sự nó không lành mạnh chút nào.

Khi một công ty xảy ra vấn đề nghiêm trọng, nhiều lúc những người lãnh đạo công ty, các thành viên hội đồng quan trị sẽ từ chức… hoặc tệ hơn là tự sát. Một người quản lý hãng hàng không Nhật Bản (JAL) đã tự sát sau vụ máy bay rời khiến hơn 500 người thiệt mạng bởi ông ấy không thể chịu nổi sự hổ thẹn.

Học sinh hổ thẹn khi mắc lỗi ở trường. Nó trở thành những chấn thương tâm lý suốt đời của họ.

Liệu những điều đó có đủ để nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia “trầm cảm” không? Chúng ta khó có thể đánh gia. Những yếu tố văn hóa, chủ quan có lẽ đã tác động lên những con người đã, đang phải làm việc quá sức và kiệt quệ vì trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Ở Mỹ, người ta có thể sẽ được giải tỏa dễ dàng hơn với các cuộc gặp với bác sĩ tâm lý hay sự chia sẻ của gia đình, bè bạn. Nhưng ở Nhật, điều đó thật khó. Hiện nay, các công ty Nhật đã bắt đầu lập ra những kế hoạch nội bộ để giải quyết vấn đề này và mạng lưới hỗ trợ họ đang ngày càng mở rộng hơn. Nhưng, họ vẫn còn một quãng đường rất dài cần vượt qua!



THEO PV


THỜI ĐẠI

Write A Comment