Tag

cuộc sống

Browsing

Không cần dài dòng nữa, đây chính là những tuyệt chiêu “life hack” khá thông minh dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là người lười, cùng xem nhé!

#1. Lười rửa bát? Đừng lo, chỉ cần đặt một tờ giấy bọc đồ ăn lên đĩa/bát là xong!

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 1.

#2. Muốn quay lò vi sóng cùng một lúc 2 chiếc bát to, hãy đặt một cốc nước và để đối xứng như thế này, rất dễ phải không?

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 2.

#3. Vừa chơi game vừa nghịch nước trong phòng tắm bằng cách… gọi Facetime từ một chiếc iPad sang một chiếc iPhone

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 3.

#4. Vừa nằm phơi nắng vừa uống nước giải khát, tại sao không?

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 4.

#5. Cục sạc pin MacBook có công dụng như một cái mở nắp chai

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 5.

#6. Sử dụng móc treo quần áo để vừa làm bếp, vừa sử dụng máy tính bảng

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 6.

Hoặc như thế này

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 7.

#7. Điện thoại + ống nhòm = máy ảnh xịn

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 8.

#8. Vừa nằm vừa xem điện thoại theo cách không thể thông minh hơn

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 9.

#9. Xông hơi áo quần để là cho phẳng phiu bằng… nhà bếp

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 10.

#10. Ăn bỏng ngô thật thuận tiện bằng cách mặc ngược chiếc áo hoodie

10 bí kíp life hack tưởng vô dụng nhưng lại vô cùng hữu ích chỉ dành riêng cho những người lười - Ảnh 11.



Theo Hieu D


Trí thức trẻ

Những nguyên tắc ứng xử mà bố mẹ và người lớn trong nhà tập cho trẻ chính là cơ sở để nuôi dưỡng những phẩm chất lẫn thói quen tích cực khi trẻ trưởng thành.

Tuy vậy, những quy tắc sống và cách ứng xử còn phải căn cứ theo độ tuổi của trẻ. Nếu bạn áp đặt tùy tiện không những không đạt hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, khiến trẻ khó tiếp thu và sinh ra tâm lý phản kháng.

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 1.

Giai đoạn trước 10 tuổi, bạn nhất định phải tập cho trẻ 5 nguyên tắc ứng xử này để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển về sau (Ảnh minh họa).

Chọn độ tuổi thích hợp để tạo cho trẻ thói quen tốt là một trong những cách giáo dục gia đình khôn ngoan nhất.

Đối với giai đoạn khi trẻ dưới 10 tuổi, bạn nên tập cho trẻ 5 nguyên tắc ứng xử sau đây, bởi vì chúng vừa phù hợp, vừa giúp ích không nhỏ đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ về sau.

1. Dạy trẻ gặp ai cũng phải biết chào hỏi

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 2.

Chỉ cần mỗi khi đưa trẻ ra ngoài hay gặp ai đó, bạn làm gương chào hỏi trước, sau đó nhẹ nhàng khuyến khích trẻ cũng chào hỏi đối phương như bạn (Ảnh minh họa).

Không ít phụ huynh đều có thói quen nhắc nhở con mình phải chào hỏi khi gặp người khác.

Nhưng có điều, đôi khi bạn chỉ tập cho trẻ thói quen chào người lạ mà cảm thấy không cần thiết với những người đã quá thân quen. Điều này là một thiếu sót không nhỏ.

Khi bạn không để trẻ tập được thói quen chào hỏi khi gặp người quen, dần dần khi lớn lên có thể khiến trẻ thiếu sự tôn trọng với họ.

Trẻ sẽ có tâm lý người đó đã quá quen thuộc rồi thì muốn làm sao cũng được. Chính vì vậy, bạn nên giúp trẻ hình thành phép lịch sự chào hỏi bất cứ ai mà trẻ gặp.

Hãy nói với trẻ hành động đó là sự lễ phép và trẻ sẽ được hoan hô, khen ngợi.

Nếu con của bạn bình thường ở nhà đã khá nhút nhát và có phần hướng nội thì bạn đừng quá vội ép trẻ phải vào nề nếp.

Chỉ cần mỗi khi đưa trẻ ra ngoài hay gặp ai đó, bạn làm gương chào hỏi trước, sau đó nhẹ nhàng khuyến khích trẻ cũng chào hỏi đối phương như bạn.

Dần dần tự nhiên trẻ sẽ biết phải làm thế nào dù trong tình huống trẻ gặp người khác mà không hề có mặt bạn.

2. Dạy trẻ chú ý lời nói và hành động ở nơi công cộng

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 3.

Nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng từ sớm (Ảnh minh họa).

Nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ với tâm lý cưng chiều con mà để trẻ vô tư có những hành động thái quá, ảnh hưởng đến người xung quanh ở nơi công cộng.

Bạn cho rằng trẻ con thì được phép nghịch ngợm và đáng được bao dung? Đừng để cách nghĩ này khiến con bạn trở thành kẻ tự cao, tự đại và thiếu tôn trọng mọi người khi trưởng thành!

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là chưa đến 10 tuổi, bạn đã nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng.

Khi thấy trẻ có lời nói hay hành động không đúng đắn, thậm chí gây phiền hà cho người khác, bạn nên giữ trẻ bên mình và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng điều đó là không tốt, là không ngoan và sẽ bị chê cười.

Những chú ý và răn dạy kịp thời, kiên nhẫn của bạn sẽ giúp trẻ ngày càng nhận thức được lời ăn tiếng nói và cử chỉ của mình. Trẻ sẽ biết điều gì nên làm để trở thành một đứa trẻ ngoan và được khen ngợi.

3. Dạy trẻ khi đến nhà người khác không được nghịch ngợm và tùy tiện lấy đồ

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 4.

Nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì (Ảnh minh họa).

Trẻ con vốn rất nghịch ngợm và hiếu kỳ đối với mọi đồ vật hay sự việc xung quanh. Nhưng không vì thế mà bạn để trẻ vô tư chạy lung tung hay sờ nắm, thậm chí làm hỏng đồ đạc nhà người khác, bất kể đó là nhà người lạ hay người thân quen.

Trong giai đoạn trước 10 tuổi, có thể ý thức về quyền sở hữu ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ thường cảm thấy rằng đồ của người khác đều là của nhà mình, mình thích thì mình lấy và chơi thôi.

Những lúc này, bạn nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì.

Không chỉ là ở nhà người khác, ngay cả trong gia đình, bạn cũng nên thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen “hỏi” người lớn trước khi muốn lấy thứ gì.

4. Dạy trẻ không nên chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 5.

Khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập (Ảnh minh họa).

Nói xấu sau lưng người khác hoặc kể lể khiếm khuyết hay bí mật của ai đó có thể khiến trẻ thành thói quen.

Sau khi trưởng thành, trẻ sẽ trở thành người chỉ biết nhìn vào khuyết điểm của người xung quanh, thậm chí có tư tưởng khinh khi, đố kỵ.

Vì vậy, ngay khi trẻ còn nhỏ, bạn nên nhẫn nại giảng giải để trẻ hiểu hành động đó là không tốt. Bạn có thể khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập.

Đặc biệt, bố mẹ và người trong nhà phải làm gương trước, không nên cãi vã, đả kích nhau hoặc xúm lại nói điều không hay về ai đó trước mặt con trẻ.

Khi bạn còn làm chưa tốt thói quen này thì rất khó để trẻ nghe theo lời dạy của bạn.

5. Dạy trẻ làm sai phải xin lỗi, hoặc nếu bị phạm lỗi cũng có quyền yêu cầu người khác xin lỗi mình

 Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này - Ảnh 6.

Phải cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có quyền được người khác xin lỗi nếu trẻ bị ức hiếp hay ngược đãi (Ảnh minh họa).

Người lớn còn không tránh khỏi lúc phạm sai lầm, huống chi là con trẻ. Cho nên, khi trẻ phạm lỗi, bạn cần dạy trẻ thói quen dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn cải thiện.

Ngược lại, bạn cũng phải cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có quyền được người khác xin lỗi nếu trẻ bị ức hiếp hay ngược đãi.

Muốn tập cho trẻ nguyên tắc ứng xử lành mạnh này, trước hết bạn phải là người làm gương thật tốt.

Cho dù bạn là người trưởng bối nhưng nếu bạn trách lầm trẻ hoặc làm gì không đúng, bạn vẫn phải xin trẻ một cách nghiêm túc, chân thành.



Theo Lạc Tâm


Helino

Khi nói đến hội chứng “burn-out” – dấu hiệu kiệt sức vì công việc, ngay cả những người có ảnh hưởng trên thế giới như nữ hoàng truyền thông Arianna Huffington, cựu ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, ca sĩ Lady Gaga hay nhà sản xuất phim Shonda Rhimes cũng không thể tránh khỏi điều này.

Hội chứng “burn-out”, tạm dịch là “cháy sạch” là một dạng hội chứng tâm thần đáng lo ngại đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản là trong cơ thể có những tố chất dự trữ, mà khi mắc hội chứng “burn-out”, cơ thể không còn huy động được tố chất này để hoạt động; dẫn tới ức chế hệ thống thần kinh và các enzyme sinh học, làm rối loạn hệ thống chuyển hóa.

Nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển tới mức nặng, khó có thể điều trị khỏi, dễ mất đi khả năng lao động và phải sống phụ thuộc suốt đời.

Gretchen Rubin, hiện vừa là một luật sư vừa là một trong những tác giả viết về hạnh phúc đầy cảm hứng và có nhiều ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, cho rằng tỷ lệ mắc hội chứng này thực sự có liên quan mật thiết đến tính cách của bạn.

Trong cuốn sách The Four Tendencies (Bốn xu hướng tính cách) của mình – hiện tại đang là bestseller trên New York Times – Rubin thiết lập một cấu trúc tính cách mới, phân chia mọi người vào một trong các kiểu tính cách sau dựa vào cách bạn phản ứng với sự mong đợi:

Người kiên trì: Bạn là người sẵn sàng đáp ứng cả kỳ vọng bên ngoài và kỳ vọng bên trong. Đồng thời, bạn đối mặt với deadline công việc và hoàn thành những mục tiêu năm mới đề ra một cách khá thuận lợi. Bạn ưu tiên những gì người khác mong đợi từ bạn và cũng ưu tiên những mong đợi của bản thân vì cho rằng cả hai đều quan trọng. Bạn cũng dễ dàng thay đổi thói quen.

Người chất vấn: Bạn thường xuyên đặt câu hỏi bởi vì bạn không thích làm bất cứ điều gì tùy ý, không hiệu quả hoặc không hợp lý. Bạn sẽ chỉ đáp ứng những kỳ vọng bên ngoài nếu bạn nghĩ nó hợp lý và có ý nghĩa cho mình. Để thực hiên một thói quen, bạn cần những lý do.

Người có trách nhiệm: Bạn sẵn sàng đáp ứng dễ dàng với kỳ vọng bên ngoài nhưng lại đấu tranh để đáp ứng mong đợi bên trong của riêng bạn. Bạn làm việc tốt khi chịu trách nhiệm bởi người khác, nhưng bạn thấy khó khăn để đạt được kỳ vọng của bản thân.

Người chống đối: Bạn chống lại mọi kỳ vọng bên ngoài cũng như bên trong. Thay vào đó, bạn chỉ làm những gì bạn muốn theo cách riêng của mình. Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều gì đó, bạn rất có khả năng chống lại. Vì thế, để thực hiện thói quen, bạn cần sự tự do và sự lựa chọn.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 1.

Rubin cho rằng những người ít có khả năng cảm thấy kiệt sức là người chống đối, bởi vì họ chỉ làm những gì họ muốn. Do đó, họ ít phải chịu áp lực hơn 3 xu hướng còn lại. Đặc biệt, những thách thức khác mà họ phải giải quyết ví dụ như nhu cầu cá nhân cũng không bị giới hạn bởi người khác.

Nhiều người cho rằng người kiên trì sẽ cảm thấy kiệt sức nhất vì họ phải đáp ứng cả kỳ vọng bên trong và bên ngoài, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Khả năng để cân bằng cả hai mong đợi mới là điều khiến họ cảm thấy dần kiệt sức.

Tiếp theo, nhu cầu đặt câu hỏi liên tục với mọi thứ của những người chất vấn khiến họ dễ bị kiệt sức nhất. Tuy nhiên, Rubin nói rằng họ có khả năng ngăn chặn điều này xảy ra vì khi đạt tới mức giới hạn, họ sẽ thông báo cho sếp hoặc đồng nghiệp của mình biết. Người chất vấn chắc chắn sẽ chống lại bất cứ điều gì họ nghĩ là không hiệu quả hoặc lãng phí thời gian của họ.

Những người có xu hướng đối mặt với nhiều vấn đề nhất liên quan tới kiệt sức là những người có trách nhiệm. Với họ, những kỳ vọng bên ngoài luôn áp đảo những kỳ vọng bên trong mà không thể đảo ngược. Do đó, kiểu người này luôn trở thành đối tượng cho những kẻ khác nhờ vả hay cầu xin.

Một dấu hiệu cho thấy người có trách nhiệm đang cảm thấy kiệt sức đó là khi họ nói về nhu cầu của mình được đưa lên vị trí tiên quyết.

Rubin nói: “Khi họ bắt đầu đề cập lên cảm giác này cũng là lúc trọng lượng của kỳ vọng bên ngoài đã trở nên quá nặng”.

Đối với những người có trách nhiệm, họ có thói quen luôn đặt nhu cầu của người khác lên trước và muốn quan tâm mọi người tốt hơn. Một cách nhanh chóng và dễ dàng để tránh kiệt sức đó là họ nên nghĩ tới điều họ làm có mang lại ý nghĩa cho bản thân mình trong tương lai hay không.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 2.

Một cách khác để một người có trách nhiệm tránh kiệt sức là suy nghĩ về sự cân bằng.

“Nếu bạn nói có với một người, hãy nhớ điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nói không với người khác”, Rubin cảnh báo.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế

Trong suốt 44 năm, ông Bhairav Nath Shukla làm quản lý ngôi nhà nổi tiếng “Mukti Bhawan” – nơi nhiều người mong muốn khi trút hơi thở cuối cùng – bởi họ tin rằng ở đây họ sẽ được “giải thoát khỏi vòng luân hồi theo luật nhân quả”. Ông đã được chứng kiến rất nhiều người giàu và nghèo đến đây để chờ cái chết. Họ chờ cái chết đến và hy vọng tìm được chút bình yên trước khi biến mất khỏi cuộc đời. Shukla cũng cầu chúc bình yên cho họ.

1. Giải quyết mọi mâu thuẫn trước khi kết thúc cuộc đời

Có nhiều nỗi đau khiến con người ta cảm thấy nghẹn lòng và muốn giải quyết mọi mâu thuẫn trước khi rời đi. Chẳng hiếm những người mang quá nhiều gánh nặng trong cuộc đời và muốn buông bỏ vào giây phút cuối. Tất nhiên, trong đời sẽ có những điều không ưng ý nhưng điều quan trọng không phải là cuộc đời không có mâu thuẫn mà cần học cách vứt bỏ chúng càng sớm càng tốt.

2. Sống đơn giản đem đến ý nghĩa

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, nhiều người mới nhận ra rằng một cuộc sống giản đơn chính là cuộc sống ý nghĩa nhất. Con người luôn bị những truy cầu mới làm cho hoa mắt nên không ngừng ham muốn. Nhưng chúng ta đều không biết rằng người sở hữu nhiều hơn chính là người tìm niềm vui trong những điều ít ỏi.

Chứng kiến 12.000 cái chết trong cả cuộc đời, đây là những bài học quý giá mà người đàn ông này để lại - Ảnh 1.

3. Nhìn nhận mặt tốt và mặt xấu của người khác

Theo Shukla, không có ai là hoàn hảo, bên trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt song song là tốt và xấu. Sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời là chúng ta chỉ nhìn vào những điểm xấu của người khác. Thay vì chỉ trích những người xấu, chúng ta phải thấu đáo nhìn ra những điểm tốt của họ. Quá tập trung vào cái xấu xa của một người khiến chúng ta trở nên nhỏ nhen, ích kỷ với họ. Nếu bạn tập trung vào những phẩm chất tốt của họ, bạn sẽ hiểu và thậm chí yêu thương mọi người nhiều hơn. 

4. Tìm vẻ đẹp trong những điều bình dị nhất

Những người quá khắt khe hay quá kiêu căng là những người khó có thể tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt bởi vì tâm trí của họ dường như bận tâm với những điều khác. Bởi thế, những con người chỉ hướng tới những cái đẹp xa xôi mà bỏ qua những cái đẹp ngay trong tầm tay.

5. Can đảm để nhận giúp đỡ từ người khác

Tự bản thân bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ vô cùng khi tự tay làm tất cả mọi thứ nhưng điều này sẽ ngăn cản bạn học hỏi những điều tốt đẹp mà người khác tích lũy được trong cuộc đời của họ. Chúng ta cần giúp đỡ người khác và can đảm để tìm sự giúp đỡ khi chúng ta cần.

Chứng kiến 12.000 cái chết trong cả cuộc đời, đây là những bài học quý giá mà người đàn ông này để lại - Ảnh 2.

6. Chấp nhận hiện thực để tìm đường đi

Phần lớn tất cả mọi người đều chọn cách trốn tránh và sợ hãi với những gì phải đối diện, nhưng lại không hề biết rằng hành động chối bỏ cảm xúc này đã tạo ra những cảm xúc rất nguy hiểm. Chỉ khi bạn chấp nhận thực tại, bạn mới có đủ sức mạnh để quyết định mình cần làm gì. Shukla tin rằng: “Khi biết chấp nhận, bạn sẽ thực sự sáng suốt để tìm ra đường đi của mình”. 

7. Khi tìm ra mục tiêu, hãy hành động 

Shukla chia sẻ rằng rất nhiều người tìm ra mục tiêu của cuộc đời mình nhưng họ lại chẳng làm gì để biến nó thành sự thật, họ lười biếng, họ chỉ muốn ngồi đó và nhìn ra bên ngoài chờ đợi điều kì diệu xảy ra với mình. Một khi đã nhìn thấy lựa chọn về mục đích cuộc đời, chắc chắn bạn sẽ xác định được thời gian và nỗ lực mình cần có.

8. Thói quen trở thành giá trị 

Shukla khuyên mọi người nên nuôi dưỡng những thói quen tốt để gặt hái được những giá trị tốt. Việc xây dựng những thói quen tốt cần thời gian và công sức. “Nó sẽ giống như việc bạn luyện tập cơ bắp và phải rèn luyện hàng ngày”.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Cuộc sống là tập hợp của những gì phức tạp nhất, nhiều lúc nó được ví như một mớ bòng bong khi có quá nhiều khía cạnh, quá nhiều nhân vật, quá nhiều câu chuyện… Mỗi ngày ngay khi vừa tỉnh giấc, chúng ta đã phải đối mặt với ti tỉ sự vật, hiện tượng rối ren đủ kiểu. Chưa hết, càng lớn lên, bạn sẽ càng phải chấp nhận sự thật cuộc sống không chỉ có màu hồng mà còn vô số mảng tối, vô số hiện thực phũ phàng.

Bộ tranh của nữ họa sĩ người Nhật Mimi N chính là một tác phẩm khắc họa lại thế giới theo cách thực tế như thế. Từng hệ lụy, thay đổi tiêu cực do sự phát triển quá nhanh của thế giới đều được cô dùng chính nét vẽ của mình để diễn tả theo một cách dễ hiểu nhất.

Càng ngày người ta càng cảm thấy cô đơn, và thu mình hơn vào thế giới riêng của mình. Ở thế giới đó, mọi ảo tượng đẹp đẽ nhất trong bạn đều có thể trở thành hiện thực

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 1.

Thay vì đến những người thân thiết xung quanh mình, có những người chỉ biết tìm sự an ủi qua những người bạn ảo trên MXH

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 2.

Việc hôm nay cứ để ngày mai, bài tập, deadline tới sát rồi vẫn vô tư chơi điện thoại, máy tính… đây là căn bệnh mà rất nhiều người trẻ đang mắc phải. Họ cứ trì hoãn, lần lữa trong mọi việc để rồi khi hối hận đã không kịp

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 3.

Rất khó cho chúng ta để tìm ra một người bạn thực lòng, sẵn sàng ở bên bạn, che chở bạn khỏi mọi tổn thương từ thế giới bên ngoài

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 4.

Chúng ta đã quá quen với việc tự đeo lên cho mình những tấm mặt nạ để che giấu đi bản chất thật của bản thân

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 5.

Có đôi khi chỉ nỗ lực thôi là chưa đủ, khi mà bạn cứ cố gắng hoàn thành mọi việc, kiểu gì cũng có những tác nhân, những con người cố tình hoặc vô ý làm hỏng chúng

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 6.

Ở lĩnh vực nào, ở môi trường nào, ở gia đình nào cũng vậy, luôn có sự tồn tại của nhân vật mang tên “con nhà người ta”. Việc bị so sánh, có đôi khi sẽ khiến chúng ta có thêm tinh thần cạnh tranh nhưng phần nhiều thì nó khiến chúng ta mệt mỏi và mất niềm tin vào bản thân

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 7.

Thế giới của người trưởng thành khắc nghiệt đến độ có đôi khi, bạn muốn khóc cũng chẳng phải việc dễ dàng

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 8.

Con người là vậy, cứ không suy nghĩ, không tính toán đã làm ra hàng loạt các hành động không tưởng để rồi cuối cùng mới nuối tiếc, hối hận

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 9.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một phần xấu xí, tiêu cực khiến chúng ta ghen tị, ganh ghét với mọi thành tích người khác làm được. Thay vì cố gắng cải thiện tình trạng này, chúng ta lại cứ tìm cách nói xấu người khác và biện minh cho chính mình

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 10.

Văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nhức nhối, khó lòng giải quyết

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 11.

Tình cảm thật giả thế nào nay đã trở thành một thứ thật khó đoán. Bởi những người chúng ta tin tưởng nhất, yêu thương nhất rất có thể lại là người gây ra những vết thương đau đớn nhất cho chúng ta

Bộ tranh đơn giản mà đúng đến phũ phàng về những thực trạng hiện tại của cuộc sống hiện đại - Ảnh 12.



Theo N.S


Helino

Theo thống kê, mọi người thường thức dậy vào khoảng 6 giờ đến 7 giờ 30 mỗi sáng.

Tôi không phải là một người như vậy. Tôi thường thức dậy lúc 7 giờ 45 phút, đi làm lúc 8 giờ, uống một cốc cà phê vội vã trên đường và đến văn phòng lúc 9 giờ sáng. Sau mỗi buổi tan sở, tôi đã kiệt sức đến mức chỉ muốn nằm xuống và không làm gì cả.

Một ngày, tôi quyết định thay đổi hoàn toàn lịch trình cuộc sống của mình, bắt đầu bằng việc thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng. Đó quả thực là một quyết định khiến cuộc đời tôi thay đổi. Nhờ nó, tôi đã hiểu vì sao thức dậy sớm là một thói quen thành công

1. Tôi làm việc hiệu quả hơn

Những người thành công dậy sớm. Tôi nghe thấy điều đó ở khắp mọi nơi. Steve Jobs từng thức dậy lúc 5 giờ 30 mỗi sáng và đã dành đủ thời gian để bắt đầu với Apple. Rất nhiều người nổi tiếng khác cũng có thói quen tương tự.

Tôi từng nghĩ mình là một con cú đêm và sẽ chẳng bao giờ dậy sớm nổ. Nhưng khi bắt đầu thử nghiệm, tôi nhận ra, buổi sáng là thời điểm hoàn hảo nhất để làm việc hiệu quả đối với tôi. Bây giờ, tôi thức dậy với một tâm trí tỉnh táo, một cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đặt mục tiêu cho ngày mới ngay lập tức. Tôi đã bắt đầu một ngày mới tuyệt vời khi mà phần lớn mọi người xung quanh vẫn đang ngủ say. Và hoàn thành mọi thứ khi trở về nhà sau giờ tan sở. Vì thế, tôi có nhiều thời gian buổi tối hơn cho gia đình.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 1.

2. Làm chủ thời gian của mình

Tôi từng thức dậy, nhảy ra khỏi giường khi nhận ra mình đã gần như muộn làm. Cuống cuồng chuẩn bị mọi thứ nhưng rồi vẫn đến công ty muộn. Ngồi vào bàn làm việc một cách lúng túng và gắt gỏng, tôi hầu như vẫn chưa tỉnh ngủ hẳn để bắt đầu công việc. Đó chắc chắn không phải là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

Bắt đầu thực hiên thói quen dậy sớm, tôi có hơn 2 giờ trước khi đi làm để chuẩn bị mọi thứ. Trong khoảng thời gian này tôi không chỉ sắp xếp mọi thứ hoàn hảo mà đôi khi còn có thể thưởng thức một tách cà phê hay đọc một vài trang từ cuốn sách yêu thích. Những người dậy sớm không cần phải vội vã. Họ có thể khởi động ngày mới bình tĩnh và tự tin.

3. Phát triển thêm các thói quen mới

Rèn luyện thêm các thói quen mới rất quan trọng để cải thiện, phát triển bản thân và buổi sáng là một thời điểm hoàn hảo cho điều đó. Tận dụng buổi sáng của riêng bạn, hãy lập kế hoạch một danh sách những việc bạn sẽ là trong mỗi sáng, điều đó sẽ giúp bạn hình thành những thói quen tốt mà không cần ép buộc bản thân bất cứ điều gì.

Ví dụ, một ngày mới của tôi sẽ bắt đầu với việc vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ tập thể dục sau đó uống một ly nước ấm, vận động một chút sau đó đọc sách… Các nhiệm vụ tương tự phải được thực hiện giống như mọi ngày, kể cả cuối tuần.

4. Có cơ thể cân đối hơn

Khi bạn dậy sớm, bạn có thời gian linh động để luyện tập thể dục trước khi bộ não của bạn bị vắt kiệt sức sau một ngày làm việc. Bạn có thể đến phòng tập gym vào sáng sớm hoặc đơn giản chỉ là đi bộ quanh khu vực bạn sống.

Dĩ nhiên, bạn có thể luyện tập vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng tôi cảm thấy kế hoạch luyện tập sau giờ làm việc có thể dễ dàng bị hủy bỏ bởi rất nhiều cám dỗ khác. Trong khi đó, lịch trình luyện tập vào sáng sớm của bạn sẽ không bao giờ bị người khác can thiệp.

Nhờ dậy sớm, tôi có 30 phút để đi bộ hoặc tập thể dục mỗi sáng và giảm được gần 3kg trong vòng 1 tháng. Tất nhiên, tôi sẽ không dừng lại ở đó.

5. Tận hưởng không gian yên tĩnh

Điều tôi yêu thích nhất khi thức dậy sớm là sự yên tĩnh của buổi sáng: không có tiếng trẻ con kêu khóc, không có tiếng ồn của tivi, của xe cộ. Buổi sáng sớm của tôi thật sự yên bình. Không điều gì khiến tôi mất tập trung với những nhiệm vụ quan trọng, tôi có thể suy nghĩ tập trung, lên kế hoạch hiệu quả.

Jeremy Korst, cựu Tổng giám đốc của Microsoft có thói quen thức dậy vào khoảng 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng bởi 2 lí do: đầu óc minh mẫn và không gian yên tĩnh. Trong suốt 2 giờ của buổi sáng, ông thường làm hết các công việc quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự bất hạnh của ai đó là anh ta không biết cách giữ yên lặng khi ở trong căn phòng của chính mình”. Bây giờ, tôi tin chắc rằng bạn có thể tìm thấy sự yên bình và hạnh phúc khi thức dậy sớm.

6. Tiết kiệm năng lượng và thời gian đi lại

Không ai thích giờ cao điểm với xe cộ đông đúc và tắc đường, khởi hành sớm có thể cải thiện được phần khó chịu này trong cuộc sống của bạn. Nếu như dậy sớm, bạn có thể thong thả bắt xe bus hay tự lái xe đi làm và tránh được cảnh tắc đường, muộn làm rồi bị sếp mắng. Nếu muốn vận động nhiều hơn một chút, bạn cũng có thể đi xe đạp như tôi đã làm.

Bắt đầu thói quen thức dậy lúc 5:30 đã thay đổi cuộc sống của tôi, giờ đây tôi đã hiểu vì sao người giàu lại luôn dậy sớm - Ảnh 2.

7. Ăn bữa sáng lành mạnh

Khoa học đã khẳng định, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo các nghiên cứu mới nhất, chúng ta nên nạp 15 – 25% năng lượng dành cho cả ngày trong bữa sáng. Nếu bỏ qua bữa sáng, chúng ta thường cảm thấy đói cồn cào trước bữa trưa và có thể không kiểm soát được lượng đồ ăn cũng như tính chất lành mạnh của thực phẩm nạp vào.

Trước đây, tôi luôn dậy sát giờ đi làm vì thế tôi luôn bỏ bữa sáng. Nhưng bây giờ, khi thức dậy vào 5 giờ 30 mỗi ngày, tôi có đủ thời gian không chỉ để chuẩn bị bữa sáng mà còn có thể thong thả thưởng thức nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn, việc đó tốt hơn nhiều so với việc vừa đi vừa ăn hay ăn sáng tại bàn làm việc.

8. Có những giấc ngủ yên bình hơn

Những người có thói quen “cú đêm” thường đi ngủ và thức giấc vào những thời điểm ngẫu nhiên, trong khi những người dậy sớm thường đã thiết lập lịch trình giấc ngủ cho cơ thể. Thói quen ngủ không lành mạnh có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn như mức độ cholesterol trong máu cao, nguy cơ béo phì…

Khi bắt đầu thói quen dậy sớm, tôi nhận ra rằng cơ thể và đầu óc luôn tỉnh táo, khoan khoái mà không cần phải ngủ liên tục trong 10 – 12 giờ như trước. Thức dậy lúc 5 giờ 30 khiến tôi cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ, năng lượng tràn đầy để bắt đầu ngày mới. Một lịch trình ngủ lành mạnh sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và cho bạn một sức khỏe tốt hơn.



Theo Hoài Thu


Thời đại

Cuộc sống được tạo nên từ những mảng màu sáng tối hòa trộn với nhau. Nó không chỉ là nụ cười mà còn là nước mắt. Giữa những khó khăn, bộn bề lo toan của cuộc sống, chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng tưởng chừng như muốn gục ngã. Thế nhưng đừng bao giờ mất niểm tin vào những điều tốt đẹp, bởi chúng vẫn luôn tồn tại ngoài kia, diễn ra phô trương hoặc thầm lặng mỗi ngày.

Dưới đây là những khoảnh khắc tổng hợp những điều tốt đẹp vừa giản dị vừa lớn lao trên khắp thế giới, hãy xem chúng để củng cố niềm tin rằng: Cuộc sống luôn đong đầy những điều tốt đẹp, trong đó có cả bạn.


1. Anh chàng này đã mời người hàng xóm mắc bệnh ung thư máu qua sống với mình trong những tháng cuối cuộc đời để tiện chăm sóc cho cụ bà neo đơn không con cháu

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 1.

2. Anh lính cứu hỏa người Iran đã cứu bé gái khỏi hỏa hoạn bằng cách nhường mặt nạ dưỡng khí cho cô bé. Anh bị chết não nhưng nội tạng của anh vẫn tiếp tục cứu sống thêm 4 mạng người

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 2.

3. Hai chàng trai này đã bất chấp nguy hiểm để cứu sống chú cừu đáng thương đang vật vã giữa những con sóng biển

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 3.

4. Cô bé học sinh Ấn Độ quyết định chia sẻ nước uống của mình với 2 ông bà lão vô gia cư

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 4.

5. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ giúp 1 chú chó rửa mắt sau khi bị dính phải bom hơi cay trong 1 cuộc biểu tình

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 5.

6. Các cậu nhóc đối xử tình cảm thân thiện với cậu bạn bị mất cả 2 chân vì căn bệnh viêm màng não

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 6.

7. Vị thị trưởng thành phố Chicago giúp cô gái trẻ mình vô tình gặp trên xe buýt nói những lời khen ngợi tốt đẹp với nhà tuyển dụng qua điện thoại

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 7.

8. Dù tóc đã bạc, da đã nhăn nheo và mồm đã móm mém, tình cảm của cụ ông và cụ bà vẫn mặn nồng như thưở ban đầu

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 8.

9. Tình bạn giữa con người và động vật

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 9.

10. Một chú chó bị mắc kẹt và người dân quanh đó đã thay phiên nhau đưa thức ăn cho nó cả tháng trời cho đến khi người ta tìm được cách cứu nó ra ngoài

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 10.

11. Một người đàn ông vô gia cư đang giúp cụ già với nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh qua đường

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 11.

12. Dù nghèo đói nhưng cậu bé này vẫn tìm được cách chân thực và giản dị để bày tỏ lòng hâm mộ với bóng đá

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 12.

13. Anh lính rất vui vẻ khi vô tình bắt gặp đàn chó con trong 1 khu đổ nát gần chiến trường

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 13.

14. Đội tình nguyện phân phát thức ăn miễn phí sau cơn lũ lụt lịch sử ở Houston (Mỹ) năm 2017

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 14.

15. Lội xuống sông để mò tìm chiếc đĩa ném của mình, anh chàng này tiện thể tìm thêm được 73 chiếc đĩa khác để trao trả cho những người làm rơi giống mình

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 15.

Bonus: Nếu bạn vẫn cảm thấy thế giới này quá rối ren phức tạp, thì dưới đây là một chiếc giỏ tràn ngập tình yêu và sự thuần khiết!

15 bức ảnh cho thấy cuộc sống dù phức tạp nhưng ngoài kia vẫn luôn tồn tại tình yêu và lòng tốt - Ảnh 16.



Theo Mây


Helino

Có rất nhiều thói quen tốt được nhắc đi nhắc lại mỗi lần nhưng ở đây, tôi muốn nói đến những thói quen có tính khái quát hơn để bạn tự định hướng cuộc sống:

Quyết tâm theo đuổi mục đích

Trong nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học lâm sàng, khoảng 54% những người thể hiện quyết tâm thay đổi cuộc sống không kéo dài quyết tâm đó được quá 6 tháng. Và trung bình chúng ta thực hiện điều đó tới 10 lần mà chẳng đạt được thành công.

Biết mình cần làm gì không phải là vấn đề . Vấn đề thực sự là phải quyết tâm thực hiện nó! Nhiều người trong số chúng ta không biết cách để duy trì những thói quen tốt để thay đổi chất lượng cuộc sống. Bí quyết nằm ở: Sự kiên định, Nhất quán và Kiên trì.

Để tạo ra được những thói quen tốt buộc bạn phải có được mục tiêu và sự kiên trì một cách nhất quán, đủ để chúng trở nên quen thuộc đến không thể thiếu. Đây cũng là kỹ năng khó nhất mà William James – triết gia, nhà tâm lý học nổi tiếng nước Mỹ từng chia sẻ.

Dành những giờ đầu tiên của một ngày cho những việc làm đem lại giá trị cao

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 1.

Đừng bắt tay vào làm việc khi bạn chưa biết hôm nay mình cần làm được gì. Hãy lên kế hoạch và ngay lập tức bắt tay vào làm việc, bạn sẽ cảm thấy một dòng chảy nhiệt huyết đang tuôn trào. Và bởi thế, hãy đảm bảo việc đầu tiên bạn bắt tay vào làm là công việc đem lại giá trị cao nhất trong ngày đó.

Những công việc lặt vặt như kiểm tra thông báo hay trả lời email thực sự sẽ khiến bạn bị xao nhãng và mất tập trung vào điều quan trọng nhất. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, một người mất trung bình 23 phút để tập trung trở lại sau một sự gián đoạn nhỏ. Vì thế, hãy dồn hết tâm sức cho những công việc quan trọng vào đầu ngày và để dành những công việc nhỏ hơn vào cuối ngày, đồng thời nghỉ xả hơi sau ngày dài căng thẳng.

Tập trung cho một việc duy nhất

Thời đại công nghệ đem đến rất nhiều sự quấy nhiễu, khiến bạn mất tập trung. Nếu bạn thực sự phải hoàn thành một công việc quan trọng nào đó, hãy cho nó một hạn mức về thời gian cụ thể và đẩy bản thân vào áp lực hoàn thành, để tâm trí không “dạo chơi” ở những mẩu quảng cáo hay những đoạn phim ngắn lướt qua trên mạng xã hội.

Bạn có thể thử kỹ thuật Pomodoro để cải thiện khả năng tập trung giải quyết vấn đề một cách gọn gàng. Kỹ thuật này khuyên bạn nên tập trung cao độ vào 1 việc trong khoảng 30 phút, nghỉ 5 phút rồi lại quay lại công việc hoặc bắt đầu công việc mới. Và nên nhớ, chỉ cho đôi tay, đôi mắt nghỉ ngơi thôi chứ không phải là tranh thủ lướt web, lên MXH tán gẫu đâu nhé.

Học – Học nữa – Học mãi

Một trong những cách tốt nhất để nâng cao khả năng, từ đó thay đổi cuộc sống là tích lũy kiến thức. Bạn có thể vẫn còn đi học hay đã ra trường, bạn có thể học ở thư viện hay quán cà phê… miễn là bạn thực sự quan tâm đến những gì mình đang trau dồi và tận dụng tối đa thời gian để học tập.

Những người biết dành thời gian và sự kiên trì để tự trau dồi kiến thức chính là những người được giáo dục thực sự trên thế giới này. Hãy nhìn vào những doanh nhân, học giả nổi tiếng hay nhân vật lịch sử nào đó, bạn sẽ nhận thấy dù họ có qua các trường lớp đào tạo chính quy hay không thì họ vẫn là những sản phẩm thành công của việc tự học liên tục.

Học tập suốt đời là cách giải đáp mọi câu hỏi trong cuộc sống. Bạn không cần phải biết hết mọi thứ, hãy tìm lấy thứ khiến bạn hứng thú và bắt đầu tìm hiểu. Tìm các blog, trang web hay khóa học trực tuyến để mở rộng chân trời kiến thức của bạn, bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều.

Sử dụng tư duy đường vòng để giải quyết vấn đề

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 2.

Điều này có nghĩa là, hãy đặt vấn đề ở một góc độ khác để đưa ra cách giải quyết ổn thỏa nhất. Với cách nhìn nhận này, mỗi việc đều có nhiều cách giải quyết mà bạn không thể tưởng tượng được hết. Chúng là cách nghĩ phá vỡ những quy tắc ngầm hiểu, giải thoát bạn khỏi những điều nhàm chán và dậm chân tại chỗ.

Hãy phá vỡ tư duy thẳng đứng mà tìm hiểu vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, tin tưởng vào những kết quả độc đáo sẽ xảy đến…

Dành 5 phút mỗi ngày để thực hành chánh niệm

Chánh niệm là khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc và không có bất cứ phán xét gì tại một thời điểm nhất định trong hiện tại. Chánh niệm không phải là thiền định, cũng không cần phải làm vào mỗi sáng sớm. Mỗi ngày, bạn đều có thể thực hành chánh niệm bất cứ lúc nào và chỉ cần 5 phút vỏn vẹn để thấy những thay đổi trong tâm trí.

Chánh niệm giúp bạn bình tâm hơn, quên đi quá khứ và ngừng lo lắng về tương lai. Nó sẽ giúp bạn mở ra những nguồn thông tin phong phú mà chúng ta đã bỏ lỡ – thứ có thể giúp bạn thoát khỏi những vòng xoáy xô bồ và lựa chọn được những quyết định đúng đắn hơn.

Đọc sách mỗi ngày

Nếu bạn chưa biết thì đọc sách là các để não bộ hoạt động tích cực hơn, là bài tập thể dục cho tâm trí. Con người mới chỉ phát minh ra việc đọc vào khoảng vài ngàn năm trước đây. Và với phát minh này, chúng ta sắp xếp lại chính tổ chức bộ não của chúng ta, từ đó mở rộng cách để tư duy và tiến hóa trí tuệ giống loài. Não bộ có một khả năng liên kết phi thường mà đọc là nhân tố để kết nối các cấu trúc và khiến não hoạt động hiệu quả nhất. Không giống các phương tiện truyền thông hiện đại, đọc cho chúng ta thời gian để suy nghĩ , xử lý và tưởng tượng câu chuyện từ chính những kinh nghiệm sống mỗi ngày.

Đọc cũng cần có sự kiên nhẫn, siêng năng và quyết tâm cao độ. Nhưng có được thói quen này, chúng ta không những có được một nguồn kiến thức vô tận mà còn sống được khỏe mạnh, lâu dài hơn.

Tìm hiểu nhiều hơn về thế giới

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 3.

Mỗi một công việc, một miền đất, một nền văn hóa… đều có những điểm riêng khác biệt mà bạn không thể nào biết hết. Dù bạn có học hành giỏi giang đến đâu thì tất cả cũng chỉ như “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi, miệng giếng của bạn có thể to rộng nhưng bầu trời thì là vô tận.

Bởi thế, nếu có cơ hội, đừng ngại tìm hiểu các nền văn hóa, ngôn ngữ hay những ý tưởng mới. Hãy cởi mở với các cuộc thảo luận, không ngại chia sẻ quan điểm của bạn. Bạn sẽ học được rất nhiều điều đặc biệt.

Nghỉ ngơi để khôi phục tinh thần

Bản chất con người giống nhau, chính thói quen khác nhau làm nên sự khác biệt: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn bắt đầu từ chính những thói quen - Ảnh 4.

Khi bạn đã học quá nhiều, đã làm quá chăm chỉ, điều còn lại duy nhất đôi khi chỉ là một ngày nghỉ ngơi. Né tránh những thông báo, những lời nhắc nhở để tắt điện thoại, tắt email không phải là xấu, nếu bạn thực sự cần một khoảng thời gian trống rỗng.

Hoặc đôi khi, cuộc sống khiến bạn mệt mỏi đến mức muốn buông tay. Lúc đó, bạn có thể thay đổi môi trường, phong cách, thói quen… để vượt ra khỏi những điều bình thường. Dậy sớm 15 phút để đi bộ vài vòng hay ngồi thiền hoàn toàn là một việc nên làm khi bạn cảm thấy quá nặng nề trong đầu óc.

Nghỉ ngơi không hoàn toàn là thư giãn tại một bãi biển đầy nắng. Đó là cách nói cho việc bạn nên tìm sự tươi mới, thậm chí ngớ ngẩn nhưng có thể mang lại năng lượng mới cho cuộc sống.



Theo Hoài Thu


Trí thức trẻ

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao khi chúng ta cố gắng kiểm soát một ngày bằng cách lên lịch, kể cả lúc nghỉ ngơi thư giãn, ta lại thường cảm thấy ít vui vẻ hơn không?

Đó là do “Khi thời gian nghỉ ngơi được lên kế hoạch thay vì diễn ra một cách tự nhiên, chúng ta có xu hướng coi tất cả công việc được lên lịch là một phần của to-do list” – tiến sĩ Selin A. Malkoc (ĐH bang Ohio, Mỹ) chia sẻ. “Điều đó khiến chúng phần nào đó trở nên kém thú vị hơn.”

Muốn hạnh phúc hơn ư, vậy thì bạn hãy ngừng làm điều này ngay - Ảnh 1.

Lúc này, những giây phút nghỉ ngơi lại mang tính khiên cưỡng và ít thoải mái hơn – điều này khiến ta không tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian quý giá này.

Cụ thể, trong một nghiên cứu, 163 sinh viên đại học được đưa thời gian biểu giả định cho việc học và hoạt động ngoài giờ. Một số sinh viên được yêu cầu lên lịch đi chơi với một người bạn trước 2 ngày. Những người còn lại rơi vào trường hợp bất ngờ gặp một người bạn và ngẫu hứng đi chơi ngay lập tức với người đó. Sau đó, tất cả được hỏi xem họ cảm thấy thế nào.

Những người lên kế hoạch coi việc đi chơi giống như công việc phải làm hơn là một hoạt động thư giãn“, theo như kết luận nghiên cứu.

Tóm lại, việc lên lịch trình kĩ lưỡng có thể khiến ta mất hứng đôi phần. Vậy không lẽ chúng ta phải từ bỏ hẳn việc lên lịch trình, và hành động hoàn toàn ngẫu hứng sao?

Muốn hạnh phúc hơn ư, vậy thì bạn hãy ngừng làm điều này ngay - Ảnh 2.

May mắn là không. Theo Malkoc, ta có thể lập một ” kế hoạch sơ bộ”, nghĩa là dự tính công việc cần làm nhưng không gán thời gian cụ thể.

“Một thay đổi tưởng như bình thường nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý. Nó cho phép ta linh hoạt hơn khi giải quyết công việc, thay vì khư khư theo một lịch trình cứng nhắc.

Do vậy, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi chờ đợi mọi thứ xảy ra một cách tự nhiên”.

Ngoài việc lập ra kế hoạch sơ bộ, một lời khuyên khác dành cho bạn để hạnh phúc hơn là hãy ngừng việc nhồi nhét quá nhiều công việc trong một ngày.

Hãy tận hưởng niềm vui thay vì cố gắng đong đếm lượng công việc phải hoàn thành. Suy cho cùng, chúng ta sống là để trải nghiệm và hạnh phúc, vậy nên hãy học cách linh hoạt và sống thoải mái hơn nhé!



Theo Hoài Nguyên


Helino

Cuộc sống của người trẻ hiện đại có rất nhiều những ưu điểm. Chúng ta được tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn, có cơ hội quan sát thế giới từ sớm hơn và luôn được cập nhật những thứ mới mẻ, hay ho nhất. Tuy nhiên, đi kèm với nó cũng là những mặt trái, những góc khuất hoặc thậm chí là những nỗi sợ không biết tỏ cùng ai.

Một hoạ sĩ minh hoạ người Thuỵ Sĩ tên Stephan Schmitz đã dành nhiều thời gian để quan sát và thể hiện lại cuộc sống thật sự của người trẻ đằng sau những khoảnh khắc lung linh trên MXH bằng chính nét vẽ của mình.

Góc nhìn tinh tế, cách thể hiện mới lạ cùng sự chân thật đến giật mình đã khiến bộ tranh này nhanh chóng nhận được sự chú ý của cư dân mạng thế giới. Xem xong những khoảnh khắc này, ai cũng phải công nhận rằng từng thấy mình đâu đó trong những “bi kịch thời đại” như thế này.

Ngay cả khi mối quan hệ gặp vấn đề, cũng chỉ có một người muốn hàn gắn, níu giữ. Người còn lại chỉ biết thờ ơ đứng nhìn.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 1.

Danh tiếng trên mạng bỗng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó vừa mở ra nhiều cơ hội vừa là thứ cám dỗ chúng ta không thể dứt ra được.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 2.

Truyền thông luôn tô vẽ về những cuộc vui nhưng cuộc sống người trẻ thì lại cô đơn hơn thế.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 3.

Ở chung một căn phòng nhưng đôi khi cảm thấy thật xa lạ và khác biệt đến thế.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 4.

Thay vì chống chọi lại với khó khăn, hãy tận hưởng nó!

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 5.

Dù muốn hay không, sự chia li vẫn xảy ra mỗi ngày và chúng ta chẳng còn biết làm gì ngoài học cách chấp nhận.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 6.

Dù đã trong một mối quan hệ yêu đươgn nhưng vẫn không thể quên được tình cũ.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 7.

Ai mới là người đáng trách đây: Người đàn ông vứt bỏ gia đình đi tìm niềm vui mới hay ba mẹ con luôn chỉ biết gào thét?

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 8.

Đến cuối cùng, tình cảm gia đình vẫn là thứ giúp ta vững bước qua những ngày giông bão.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 9.

Nhiều cô gái vẫn ôm trong mình tư tưởng đàn ông là chiếc máy sản xuất tiền, mình phải vắt cạn họ.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 10.

Hôn nhân – niềm hạnh phúc của người này nhưng lại là nỗi buồn của người khác.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 11.

Đôi khi để giữ được sự vững tin về tương lai, chúng ta buộc phải nghĩ thật lớn và không ngừng nhắc nhở bản thân về những điều trước mắt.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 12.

Đằng sau thành công là vô số những thất bại mà không phải ai cũng biết.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 13.

Nếu nhìn thấy một ai đó hạnh phúc và vui vẻ, khoan hãy nghĩ rằng cuộc sống của họ bằng phẳng, dễ dàng. Có thể họ đã trải qua nhiều nỗi buồn mà bạn chưa hề biết thôi.

Bộ tranh đúng đến giật mình về cuộc sống hiện đại, ai xem xong cũng thấy mình trong đó - Ảnh 14.



Theo V


Helino

Xin chào tất cả các bạn,

Con người chúng ta luôn cảm thấy vui vẻ khi nhận sự may mắn. Nhưng lại thấy chán nản và suy sụp khi gặp chuyện khó khăn.

Tại sao chúng ta cứ thích vui mà không bao giờ dám buồn? Trong một cuộc chơi, có thắng thì cũng có thua. Trong một mối quan hệ, có lúc hạnh phúc và có lúc căng thẳng.

Bí mật thứ nhất:

“Điều tồi tệ luôn đến với ta với một mục đích tốt.”

Nếu đọc cuốn: “The flipside” (Mặt phải) của Adam J Jackson, các bạn sẽ thấy tất cả các câu chuyện đều kể về những nhân vật gặp phải biến cố trong cuộc đời, tuy nhiên sau khi vượt qua biến cố họ còn trở nên tốt đẹp và vĩ đại hơn cả những gì họ mơ ước. Bản thân tác giả Adam J Jackson lúc tám tuổi được chuẩn đoán mắc bệnh vảy nến và bệnh tình ngày một nặng đến nỗi phải nhập viện điều trị. 

Nhưng sau đó, nhờ vào chính căn bệnh của mình, Adam bắt tay vào nghiên cứu phát triển và cho ra đời một phương thức điều trị thành công bệnh vảy nến không dùng steroid, được gọi là M-Folia hiện đang áp dụng trên toàn thế giới.

Bạn không thể tránh khỏi những điều tồi tệ, bạn chỉ có hai lựa chọn: hoặc là để chúng quật ngã bạn, hoặc là vượt qua chúng và trở nên mạnh mẽ hơn. Đó đơn giản chỉ là một SỰ LỰA CHỌN.

Tony Robbins, một diễn giả hàng đầu thế giới, cũng phải thừa nhận rằng nếu không có khó khăn, ông sẽ không bao giờ có ngày hôm nay.

Là con cả, tuổi thơ của Tony không mấy suôn sẻ. Cha mẹ ly dị khi ông vừa lên bảy và mẹ cậu “đi bước nữa” với nhiều người đàn ông khác. Từ bé đến lớn, chưa bao giờ Tony Robbins có được một hình mẫu người cha đúng nghĩa. Tệ hơn nữa, mẹ cậu bắt đầu nghiện rượu và ma túy. 

Tony đã phải trở thành người gánh vác gia đình ở lứa tuổi 14. Ngày nọ, mẹ cậu đã kề dao vào cổ và đuổi ông ra khỏi nhà. Từ đó đến nay, Tony Robbins chưa bao giờ quay trở về gia đình đó. Và đó là cơ hội để ông gặp được bậc thầy Jim Rohn và trở thành triệu phú của ngày hôm nay.

Cuộc đời của Tony Robbins còn rất nhiều khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên ông luôn quan niệm:

“Mọi khó khăn đều là quà tặng, không có khó khăn, chúng ta không thể phát triển.”

Dành cho ai đang cảm thấy cuộc sống khó khăn: Hãy đọc bài viết này, bạn sẽ thấy đau buồn đơn giản chỉ là một lựa chọn mà thôi! - Ảnh 1.

Bí mật thứ hai:

“Khi gặp khó khăn, hãy tập trung nhìn vững về mục đích của bạn.”

Loài người chúng ta khi gặp khó khăn thường tập trung vào nỗi đau đó. Họ cứ mải mê đi chia sẻ nỗi đau của mình và khiến cho nỗi đau đấy ngày một sâu hơn. Rất ít người mạnh mẽ tập trung vào mục đích khỏi bệnh của mình. Chuyện này thật kỳ lạ.

Nếu như Adam J Jackson khi phát hiện ra căn bệnh vảy nến và bị đưa vào bệnh viện, thay vì ngồi thất vọng và đau đớn về bản thân, việc đầu tiên ông ta làm là suy nghĩ cách tìm ra loại thuốc có thể chữa bệnh cho mình. Đấy là lý do ông không chỉ khỏi bệnh mà còn trở nên nổi tiếng vì tìm ra được thuốc chữa bệnh vảy nến cho mọi người trên thế giới: M-Folia.

Sau khi bị mẹ đuổi ra khỏi nhà, có thể Tony Robbins đã ngồi ăn xin đâu đó và dằn vặt than thân trách phận. Nhưng bởi ông đã quyết tâm tập trung vào mục tiêu giàu có và phát triển bản thân. Đấy là lý do vì sao Tony chọn đi làm lao công và dọn dẹp chỉ để kiếm tiền đi học lớp hội thảo của thầy Jim Rohn nổi tiếng.

Khi đi học mục tiêu của chúng ta là gì? Có phải để thành công và phát triển bản thân không? Bởi vậy các bạn đừng tập trung vào môn học đó khó thế nào! Hãy luôn nghĩ tới cảnh ta đã học xong và ta thành công ra sao. Cứ mỗi lần khó khăn trong học tập ta lại nghĩ đến hình ảnh đó. Học không khó đâu. Chỉ tại mình cứ tập trung vào vấn đề nó khó và thế là nó cứ tồi tệ hơn cả lúc ban đầu. (Luật hấp dẫn)

Khi đi làm mục đích của chúng ta là để trở thành giỏi và có nhiều kinh nghiệm phải không? Vậy thì hãy cố gắng làm việc chăm chỉ và trở nên giỏi thật sự. Khi giỏi rồi thì lương tất nhiên sẽ tăng. Lúc đó chúng ta sẽ là người được các sếp săn đón. Hãy là người có thể bắt đầu được sự nghiệp của riêng mình. 

Nếu đi làm mà lúc nào cũng để ý ông A bà B, khách C khách D khó chịu ra sao hay tiền lương ít không đủ xài thì là các bạn đang tập trung vào một căn bệnh. Và căn bệnh ấy sẽ phình to hơn theo năm tháng! Hãy luôn nhớ tập trung vào việc lành bệnh!

Dành cho ai đang cảm thấy cuộc sống khó khăn: Hãy đọc bài viết này, bạn sẽ thấy đau buồn đơn giản chỉ là một lựa chọn mà thôi! - Ảnh 2.

Trong những ngày đầu phát triển thương hiệu riêng, tôi đã nói ra những thứ mình mong muốn. Tôi nói tôi muốn có cửa hàng ở đâu, doanh thu như nào. Tuy nhiên mỗi lần mở miệng ra nói là tôi lại nhận được nhiều những ý kiến tiêu cực. Họ nói tôi hoang tưởng và bốc phét. 

Tuy nhiên tôi không phí thời gian để tranh cãi. Cái cần tập trung là những thứ mình mong muốn. Và cứ thế chỉ trong một tháng, cùng với sự hỗ trợ của gia đình và nhân viên, tôi đã có cửa hàng đầu tiên và doanh thu dần ổn định theo thời gian.

Cách đây 1 tháng, tôi có một thợ trong khâu sản xuất quyết định nghỉ việc trong lúc cửa hàng đang thiếu nhân lực. Trước đây người này đã thường nói những điều không hay về tôi. Vì luôn tập trung vào việc phát triển thương hiệu và sản phẩm tốt nên tôi cũng không quan tâm. Nhưng điều gì đến cũng đến.

Khó khăn ở đây là người nhân viên này và một người thợ khác xin nghỉ việc cùng một lúc. Bởi vậ,y thay vì tập trung than thở vào khó khăn bấy giờ, tôi đã chuyển hướng sang đặt ra mục tiêu cần phải có nhiều nhân viên giỏi, yêu nghề và làm kịp sản phẩm cho mình. Và thế là chỉ trong 1 tuần, tôi đã có 5 người khác thay thế. Họ chăm chỉ và làm ra sản phẩm rất tốt.

Và tôi tin rằng, những khó khăn đến để khiến ta tìm cách thay đổi tình thế một cách tốt hơn.

Vậy cách vượt qua mọi khó khăn là gì?

– Thứ nhất: Khi khó khăn đến, tìm ra lợi ích của chúng là gì?

– Thứ hai: Sau khi tìm ra lợi ích, giữ vững mục tiêu mong muốn của mình và tập trung tìm cách đạt được mục tiêu. Luôn tập trung vào việc lành bệnh thay vì tập trung vào căn bệnh!

Đừng quên, tuyệt đối không phí thời gian ngồi than thở và đau lòng bởi những điều khó khăn mang lại cho mình.

Chúc các bạn luôn mạnh mẽ và tự tin trước những điều tồi tệ. Yêu mến khó khăn và tìm được cách vượt qua chúng là một nghệ thuật. Các bạn hãy là những nghệ sỹ tài ba nhé!

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả được trích từ blog Le and Everything.



Thục Anh


Theo Trí Thức Trẻ

Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy bị choáng ngợp và vượt quá sức chịu đựng khi phải giải quyết khéo léo giữa vấn đề sự nghiệp và nhu cầu công việc, thời gian dành cho gia đình, các mối quan hệ hay nhiều nghĩa vụ khác.

Nếu như bạn cảm thấy mình đang liên tục không có thời gian để hoàn thành những dự định cá nhân hoặc chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển bằng cách thay đổi một thứ trong ngày: thói quen buổi sáng của bạn.

Có một lý do khiến những người thành công có xu hướng là những người dậy sớm – giống như Tim Cook hay Oprah. Bởi lẽ những giờ sáng sớm yên tĩnh là một thời điểm quan trọng và quý báu để tập trung thiết lập thói quen bắt đầu một ngày của bạn, trước khi phần còn lại của thế giới thức tỉnh và có khả năng “hất” bạn ra khỏi guồng quay này. Nếu thói quen buổi sáng của bạn không được thiết kế để tối đa hóa năng suất, thì nghĩa là bạn đang bỏ lỡ cơ hội để tăng hiệu suất trong cả cuộc sống và công việc kinh doanh.

Dưới đây là lời khuyên từ nhà giải phẫu thần kinh nổi tiếng Mark McLaughlin về rèn luyện thói quen buổi sáng để có một sống thành công:

Là một nhà giải phẫu thần kinh bận rộn, một huấn luyện viên đấu vật, tác giả, diễn giả và người cha, thói quen buổi sáng chính là bí quyết để tôi thành công. Nó chỉ bao gồm ba bước đơn giản và có thể tạo ra hiệu suất cho thời gian còn lại trong ngày của tôi.

1. Thiền định

 Chuyên gia giải phẫu thần kinh nổi tiếng khẳng định: Thói quen rèn luyện tốt nhất vào buổi sáng chỉ bao gồm 3 bước đơn giản, thực hiện thành công thì cuộc đời thay đổi - Ảnh 1.

Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và việc đầu tiên làm là thiền định trong 10 phút, chưa từng bỏ sót một ngày nào. Đây là một hướng tự chăm sóc bản thân và “không có cửa thương lượng” khi bắt đầu một ngày mới của tôi.

Tôi may mắn được học thiền siêu việt – bao gồm việc đọc thầm một câu thần chú lặp đi lặp lại – từ các thầy giáo John Hanlon và Dean Sluyter, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng và Audio về thiền định tại trường Pingry vào năm 1980. Tuy nhiên, qua nhiều năm, phương pháp thiền định của tôi đã thay đổi thành thiền định tự nhiên – không sử dụng câu thần chú nữa. Nó tập trung hơn vào sự yên tĩnh.

Thiền – hay rèn luyện trí óc – có nhiều tác dụng hữu ích cho những người tập luyện như giúp giảm mức độ căng thẳng và tránh kiệt sức, cải thiện sức khỏe tâm thần và hạnh phúc, tăng cường mức độ sáng tạo, nâng cao năng lực đồng cảm, cải thiện giấc ngủ và nhiều hơn nữa.

Hãy thử ít nhất 10 phút thiền để bắt đầu một ngày của bạn và khám phá những điều bất ngờ nó có thể mang lại cho cuộc sống của bạn.

2. Sắp đặt

Tôi tạo một hệ thống tệp cá nhân được gắn nhãn cho mỗi ngày trong tháng và mỗi ngày sẽ có một tác vụ trong tệp đó. Khi một tác vụ nào đó tự động hiện lên trong ngày của tôi và nó không khẩn cấp, tôi sẽ lướt nó đi và không nghĩ về nó nữa cho đến ngày nó được chỉ định trong hệ thống. Ví dụ, tôi có thể thức dậy vào một buổi sáng, kiểm tra tập tin của tôi, và thấy rằng nhiệm vụ ngày hôm nay là viết một lời cảm ơn đến một người bạn. Tôi sẽ đánh dấu điều này vào một danh sách để thực hiện trong hôm nay và tiếp tục một ngày của tôi.

Tạo một hệ thống “nộp đơn” hàng ngày tương tự cho chính bạn để loại bỏ sự căng thẳng của tất cả các “việc cần làm” nhỏ có thể dễ dàng chồng chất và dễ dàng áp đảo bạn.

3. Lập kế hoạch

 Chuyên gia giải phẫu thần kinh nổi tiếng khẳng định: Thói quen rèn luyện tốt nhất vào buổi sáng chỉ bao gồm 3 bước đơn giản, thực hiện thành công thì cuộc đời thay đổi - Ảnh 2.

Bắt đầu một ngày của bạn mà không có một kế hoạch nào được thiết lập giống như bạn chạy một cuộc đua mà không có ý tưởng về các tuyến đường đi hoặc điểm đến vậy. Có thể bạn vẫn đi được đến đích, nhưng cuối cùng bạn vẫn sẽ bị stress, kiệt sức, và chắc chắn tụt lại phía sau tất cả những người khác.

Vì vậy hãy lập một kế hoạch trước và đưa ra một danh sách mọi thứ cần làm vào ngày hôm đó trước khi bạn bỏ lỡ chúng.

Lập kế hoạch ngày của bạn trước khi bắt đầu mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn tập trung vào các mục tiêu của bạn và cho bạn một bức ảnh tốt hơn, toàn diện hơn để thực sự đạt được chúng dễ dàng hơn.

Cuối cùng, hãy thử các thói quen buổi sáng khác nhau cho đến khi tìm được một lộ trình phù hợp để nó thực sự làm việc cho bạn. Đừng tự làm khó mình bằng những thói quen phức tạp, hãy xây dựng một lộ trình mà cần phải được tiếp thu một cách có ý thức và phù hợp với nhu cầu của bạn để giúp bạn có một ngày hiệu quả hơn và chạm đến ngưỡng thành công dễ dàng hơn.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Jorge Paulo Lemann, người giàu nhất Brazil và giàu thứ 29 trên thế giới, được biết đến chủ yếu vì kỹ năng đầu tư. Công ty 3G Capital của ông sở hữu hoặc đầu tư vào những tập đoàn bia lớn nhất thế giới, như Burger King, Tim Hortons, Kraft và Heinz.

Ngoài khối tài sản 27,5 tỷ USD, Lemann sống một cuộc sống giàu có, đầy đủ và rất bất thường. Ông tốt nghiệp Harvard, bắt đầu sự nghiệp với nghề báo, sau đó trở thành một nhà vô địch quần vợt chơi ở giải Wimbledon (Anh). Thời gian rảnh, ông theo đuổi bộ môn lướt sóng và spearfishing (bắt cá bằng thương).

Jorge Paulo Lemann. (Nguồn: Getty Images)Cuộc đời đầy màu sắc của người giàu nhất Brazil - Ảnh 1.

Từ Harvard đến lướt sóng

Tỷ phú 78 tuổi này sinh ra ở Rio de Janeiro với cha người Thụy Sĩ và mẹ người Brazil. Ông được nhận vào Harvard nhưng lại không hề thích học.

“Năm đầu tiên ở Harvard thật khủng khiếp. Tôi mới 17 tuổi và tôi rất nhớ bãi biển và mặt trời. Boston quá lạnh”, Lemann chia sẻ trong một sự kiện năm 2011.

Ông tiết lộ rằng ông học được nhiều về cách chấp nhận rủi ro khi lướt con sóng cao 9m trên bãi biển Copacabana hơn là học ở ngôi trường danh tiếng này. Ban giám hiệu thậm chí còn đề nghị ông tạm nghỉ một năm vì “chưa trưởng thành”. Mặc dù vậy, ông vẫn cố gắng học vì áp lực từ gia đình.

Năm 20 tuổi, Lemann tốt nghiệp sớm ngành kinh tế nhờ học “mẹo”. Ông hỏi giáo viên, sinh viên khóa trước và đọc đề thi cũ để chọn những môn phù hợp nhất với khả năng. Tuy nhiên, ông cũng hối tiếc vì không tận dụng khoảng thời gian này. “Tôi có thể học được nhiều hơn thế” nếu cố gắng hơn, vị doanh nhân nói.

Từ báo chí đến quần vợt

Sau Harvard, Lemann làm phóng viên tại tờ báo lâu đời thứ 3 ở Brazil, Jornal do Brasil, nhưng sớm nhận ra ông không phù hợp với lĩnh vực này. Sau đó, ông được đào tạo tại ngân hàng Credit Suisse ở Thụy Sĩ.

Cũng trong khoảng thời gian này, ông tìm thấy đam mê quần vợt và quyết định tham gia thi đấu chuyên nghiệp. Lemann là nhà vô địch quần vợt quốc gia của Brazil 5 lần. Ông từng đại diện cho Brazil và Thụy Sĩ (ông có quốc tịch kép) trong giải đấu quốc tế Davis Cup và cũng chơi trong Wimbledon. Ông chỉ từ bỏ quần vợt này khi nhận ra lọt vào top 10 thế giới là một việc rất khó.

Cuộc đời đầy màu sắc của người giàu nhất Brazil - Ảnh 2.

Jorge Paulo Lemann giành Cúp Natu Nobilis của Brazil năm 1979. (Nguồn: Gazeta Esportiva)

Sự nghiệp đầu tư

Năm 1971, ở tuổi 32, Lemann mua một công ty môi giới chứng khoán nhỏ có tên Banco de Investimentos Garantía SA với giá 800.000 USD. Ông muốn biến công ty thành Goldman Sachs của Brazil bằng cách áp dụng mô hình hợp doanh. Ông xây dựng Garantía thành một tên tuổi lớn và bán cho Credit Suisse First Boston với giá 675 triệu USD vào năm 1998.

Ông gặp các cộng sự hiện tại, Carlos Alberto Sicupira và Marcel Herrmann Telles, ở Garantía. Được gọi là “3 chàng lính ngự lâm”, các nhà đầu tư sau đó mua chuỗi cửa hàng bán lẻ Lojas Americanas SA vào năm 1982 với giá 24 triệu USD. Đây là vụ thâu tóm đầu tiên của Brazil. Sicupira và Telles giờ cũng là tỷ phú.

Năm 1989, Lemann mua lại công ty bia Cia Cervejaria Brahma với giá 50 triệu USD. “Tôi nhìn vào khu vực Mỹ Latinh và ai là người giàu nhất Venezuela? Một nhà sản xuất bia. Người giàu nhất Colombia? Một nhà sản xuất bia. Người giàu nhất Argentina? Một nhà sản xuất bia”, ông tiết lộ lý do.

Mỗi năm, Lemann buộc ban lãnh đạo của Brahma phải lên kế hoạch ngân sách từ số không và đưa ra lý do tại sao công ty cần nhiều hơn. Việc tập trung vào dòng tiền cũng giải thích tại sao vị tỷ phú không gặp vấn đề về nợ sau khi tiếp quản Anheuser-Busch trong năm 2008.

Năm 1993, ông và cộng sự thành lập công ty mua bán GP Investimentos và bắt đầu sự nghiệp M&A (sáp nhập và mua lại). GP sau đó trở thành công ty cổ phần tư nhân lớn nhất niêm yết ở Mỹ Latinh.

Ông và nhóm cộng sự nhanh chóng mua thêm những tên tuổi lớn trong ngành để tạo nên đế chế bia. Brahma biến thành AmBev sau khi sáp nhập với một hãng bia khác của Brazil. Sau đó, AmBev mua lại thương hiệu bia lớn nhất Argentina – Quilmes. Năm 2004, công ty sáp nhập với InterBrew của Bỉ với giá 11 tỷ USD, đổi tên thành InBev. Lemann và cộng sự thành lập 3G Capital trong cùng năm.

InBev tiếp tục sáp nhập cùng thương hiệu Anheuser-Busch của Mỹ vào năm 2008, thành AB InBev trong thỏa thuận 52 tỷ USD. Đến năm 2016, AB InBev bỏ 100 tỷ USD để hợp nhất với đối thủ SABMiller của Anh, thành công ty mới có tên Newbelco. “Đế chế” mới sở hữu hơn 200 thương hiệu bia, kiểm soát 1/3 thị phần và chiếm hơn nửa lợi nhuận thị trường toàn cầu.

Cuộc đời đầy màu sắc của người giàu nhất Brazil - Ảnh 3.

Vùng có màu là nơi AB InBev/SABMiller hoặc cả 2 kiểm soát thị trường. (Nguồn: AB InBev)

Tham vọng của Lemann được phản ánh trong phương châm của 3G Capital: “Dream big” (Mơ lớn). Với sự giúp đỡ của huyền thoại đầu tư Warren Buffett vào năm 2013, 3G giành quyền kiểm soát thương hiệu ketchup nổi tiếng H.J. Heinz của Mỹ với thỏa thuận 28 tỷ USD chỉ sau 6 tuần đàm phán. Lemann tiếp tục sáp nhập hãng với công ty chế biến thực phẩm Kraft Foods của Mỹ để thành lập Kraft Heinz vào năm 2015.

3G cũng “bắt tay” Buffett để biến Burger King (chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh của Mỹ) và Tim Hortons (chuỗi quán cà phê và nhà hàng Canada) thành “gã khổng lồ” Restaurant Brands International vào năm 2014.



Theo Lâm Ngọc


Time, Spectator, Business Insider

Trong xã hội ngày nay, cấu trúc hạt nhân của các gia đình truyền thống là điều không thể chối cãi. Thậm chí chính phủ nhiều nước thể chế hóa chúng thành luật. Tuy nhiên, nếu một con chó biết nói thì chúng sẽ nói rằng mình hoàn toàn bị sốc trước những gì mà con người làm với nhau.

Con chó chắc chắn sẽ kinh sợ khi biết con người có thể làm tình vào bất cứ khi nào, thậm chí khi phái nữ đã hết kinh nguyệt và không thể thụ thai. Thậm chí, con chó cũng khó hiểu sao con người có thể làm tình khi người phụ nữ đang có thai.

Thêm vào đó, những chú chó sẽ cảm thấy kỳ quặc khi con người thường làm tình trong các căn phòng kín thay vì công khai trước mặt những người khác như các con chó khỏe mạnh thường làm.

Bạn nghĩ rằng con chó nhà bạn có suy nghĩ kỳ quặc ư? Vậy nếu như bạn biết rằng trong 4300 loài động vật có vú, con người có thói quen tình dục kỳ quặc nhất, chắc bạn sẽ phải suy nghĩ lại.

Tình dục và sự kỳ quặc trong duy trì nòi giống của loài người - Ảnh 1.

Con người thật khó hiểu

Ví dụ những loài động vật có vú (Mammal Species) như sư tử, sói hay đười ươi thường làm tình công khai cũng như không sống chung hoặc cặp kè với nhau thành các gia đình truyền thống. Chúng sống thành những cá thể và gặp nhau chỉ để duy trì nòi giống.

Trong khi sự phát triển của từng bộ phận trên cơ thể con người, đặc biệt là bộ não giúp chúng ta chiếm ưu thế hơn so với những loài động vật khác thì hoạt động tình dục của chúng ta lại có vẻ lộn xộn. Trong khi nhiều nhà khoa học ủng hộ chế độ 1 vợ 1 chồng hiện nay thì một số bằng chứng lại cho thấy con người được thiết kế để “lăng nhăng” nhiều hơn.

Chế độ vợ chồng truyền thống giúp bảo vệ con cái

Một người phụ nữ có khoảng 400.000 trứng non trong lần có kinh đầu tiên và chúng mất dần qua mỗi lần kinh nguyệt, trong khi tinh trùng của đàn ông được sản xuất liên tục hàng giờ và hầu như không bao giờ hết trong suốt cuộc đời.

Hơn nữa, dù cả trứng và tinh trùng đều mang bộ gen di truyền cho con cái nhưng trứng lại cần nhiều tài nguyên của cơ thể hơn so với tinh trùng nhằm hỗ trợ sự phát triển của bào thai. Người phụ nữ cũng không có nhiều lựa chọn khi phải chăm sóc cho con khi mang thai cũng như sau khi đứa trẻ sinh ra, hệ quả là nhu cầu cần được chăm sóc của nữ giới và trẻ nhỏ là rất cao.

Trong khi đó, nam giới có thể ngay lập tức giao cấu với người khác để duy trì nòi giống và thường chỉ tập trung nguồn lực nếu biết chắc đứa con trong bụng phụ nữ là con mình. Tuy nhiên, sẽ rất khó để xác định đứa con này là con ai nên việc buộc người đàn ông chung thủy với vợ mình không chỉ giúp tăng nguồn lực chăm sóc cho con cái mà còn giúp các đáng mày râu không phải “đổ vỏ” hộ người khác.

Theo cuốn sách “Tại sao tình dục lại thú vị” (Why is Sex Fun) của tác giả Jared Diamond xuất bản năm 1998, việc một người đàn ông ruồng bỏ người phụ nữ khi cô ấy mang thai sẽ đặt cả người mẹ lẫn đứa con vào tình cảnh nguy hiểm hoặc thiếu thốn. Ngoài ra, việc tìm đối tác mới để quan hệ ngay sau khi đã làm tình với một người khác sẽ khiến khó nhận biết người nào đã thụ thai và đó có phải con của mình không.

Tất nhiên, quan điểm này thường không được các chị em chào đón cho lắm bởi chúng gián tiếp thừa nhận sự thua thiệt của đàn ông khi không được đi phát tán nòi giống của mình trong xã hội ngày nay.

Một nguyên nhân khác được các nhà khoa học đưa ra là chế độ gia đình truyền thống giúp con người chống lại những lần thụ tinh không đúng thời điểm, qua đó gia tăng tỷ lệ duy trì nòi giống.

Tình dục và sự kỳ quặc trong duy trì nòi giống của loài người - Ảnh 2.

Gia đình- cấu trúc cơ bản làm nên xã hội ngày nay

Không giống với các loài động vật khác chỉ giao phối khi có thể thụ tinh, con người có thể giao phối tại mọi thời điểm kể cả khi người nữ không thể mang thai. Nguyên nhân là đàn ông không có khả năng tự nhiên để phát hiện thời điểm chính xác nhất khiến phụ nữ mang thai cũng như có cơ chế ngắt nghỉ khi người nữ đã thụ tinh.

Hãy xem xét khỉ đầu chó, cả con đực lẫn cái của loài này đều có thể nhận ra khi nào con cái có khả năng mang thai do vùng da quanh âm đạo sưng đỏ lên và có thể quan sát từ xa. Con cái cũng tiết ra một mùi đặc trưng để hấp dẫn con đực. Trong trường hợp con đực vẫn không nhận ra, khỉ đầu chó cái sẽ nhảy xung quanh và chìa phần thân sau của mình ra nhằm thu hút con đực.

Tuy nhiên, do không thể biết chính xác thời điểm nào là lúc thụ tinh hoàn hảo nhất nên con người được thiết kế để có thể làm tình bất cứ lúc nào, có thể khơi gợi ham muốn mọi lúc mọi nơi để tăng khả năng duy trì giống nòi.

Dẫu vậy, đây là một hành vi cực kỳ mất sức cho nam giới bởi việc sản xuất tinh trùng cũng như làm tình cần rất nhiều năng lượng. Trong khi đó, khoảng thời gian làm tình và hồi phục sau đó có thể được tiết kiệm cho công cuộc kiếm ăn hàng ngày.

Bởi vậy, giải pháp hiệu quả nhất là 1 vợ 1 chồng khi người đàn ông chỉ cần quan hệ với người vợ của mình là đủ và không phải mất sức cho những người phụ nữ khác.

Bên cạnh đó, việc dễ dàng bị tấn công bởi kẻ săn mồi hay một người khác, hoặc làm ảnh hưởng quá trình duy trì nòi giống cũng là nguyên nhân khiến con người thích làm chuyện đó trong phòng kín hơn là trước mặt bầy đàn như bao loài động vật khác.

Loài người được thiết kế để “lăng nhăng”?

Trong khi tác giả Jared ủng hộ chế độ gia đình truyền thống thì tác giả Christopher Ryan và Cacilda Jetha trong cuốn “Tình dục thuở hồng hoang” (Sex at Dawn) xuất bản năm 2016 lại nhận định tổ tiên của chúng ta vốn sống theo kiểu lăng nhăng và cơ thể con người cũng được thiết kế để như vậy.

Con người có 4 họ hàng gần gũi nhất thuộc họ khỉ là Khỉ đột (Gorilla -2,3% sai khác ADN), Đười ươi (Orangutan- 3,6%), cùng Tinh tinh (Chimpanzee) và tinh tinh lùn (Bonobo) với 1,6%. Trong khi đười ươi cái lãnh hết trách nhiệm nuôi con và 2 con đười ươi đực và cái gặp nhau chỉ để làm tình thì loài khỉ đột lại phải cạnh tranh nhau khốc liệt cho việc duy trì nòi giống. Nhiều số liệu cho thấy có 95% số con khỉ đột con chỉ được thụ tinh bởi 5% số khỉ đột đực bởi những con cái thường bị 1 con đực bảo kê cũng như độc quyền giao phối trong mùa sinh sản .

Tình dục và sự kỳ quặc trong duy trì nòi giống của loài người - Ảnh 3.

Khỉ đột-Đười ươi-Tinh tinh-Tinh tinh lùn

Với việc cạnh tranh khốc liệt như vậy, kích thước cơ thể của loài khỉ đột và đười ươi đực đóng vai trò quan trọng cho việc chúng có thể đánh bật được các con đực khác để lấy quyền giao phối hay không cũng như di truyền gen tốt lại cho đời sau. Không khó để nhận ra cơ thể các con đười ươi và khỉ đột đực thường to gấp đôi con cái.

Đối với loài tinh tinh, việc giao phối giữa con đực và con cái thoải mái hơn. Bởi vậy, kích thước dương vật và tinh hoàn mới là yếu tố sống còn giúp chúng thành công duy trì nòi giống bởi một con cái có thể quan hệ với nhiều con đực và dương vật của con đực nào tốt hơn sẽ dễ gây thụ tinh hơn. 

Do không phải cạnh tranh, đánh nhau để giành giao phối nên kích thước tinh tinh đực chỉ nhỉnh hơn con cái khoảng 10-20%, nhưng dương vật của loài này lại dài gấp 3 lần so với khỉ đột.

Thậm chí, rất nhiều bầy đàn tinh tinh lùn do con cái nắm quyền và chúng có thể giao phối với rất nhiều tinh tinh lùn đực để có khoái cảm.

Rõ ràng, loài tinh tinh là loài giao phối hỗn hợp, khác với kiểu bảo kê đánh nhau của đười ươi và khỉ đột nên việc cạnh tranh di truyền giống nòi diễn ra bên trong ở cấp độ tế bào khi con đực phát triển dương vật to khỏe hơn để có thể phóng nhiều tinh trùng hơn qua mỗi lần giao phối.

Quay lại với cơ thể con người, bộ phận sinh dục của đàn ông cũng được thiết kế cho cuộc cạnh tranh di truyền giống nòi bên trong như tinh tinh. Dương vật của nam giới thuộc top dài và dày nhất so với bất kỳ loài linh trưởng nào. Chúng cũng được thiết kế sao cho hành động “thò ra thụt vào” sẽ hút chân không trong đường sinh sản của nữ giới và đẩy tinh trùng của người khác ra khỏi đó.

Tình dục và sự kỳ quặc trong duy trì nòi giống của loài người - Ảnh 4.

So sánh kích cỡ cơ thể và bộ phận sinh dục của con người (human) và các loài khỉ

Thông thường, nam giới thường bắn khoảng 3-9 lần trong mỗi lần xuất tinh. Những lần bắn đầu chứa các chất ức chế bạch cầu và kháng nguyên, vốn có vai trò giúp cơ thể miễn dịch với tế bào lạ, để hỗ trợ tinh trùng tiếp cận trứng. Thêm vào đó, những chất trong lần bắn đầu này còn ức chế chất hóa học từ những tinh trùng của người khác còn ở trong đường sinh sản nữ.

Trong các lần bắn cuối, tinh trùng của nam giới có kèm theo các chất làm chậm sự di chuyển của những con tinh trùng của người khác nếu chúng còn ở trong đường sinh dục nữ.

Nếu như cơ thể chúng ta được thiết kế để thích hợp cho lối quan hệ “bảo kê” như ở đười ươi hay khỉ đột chứ không phải hỗn hợp như tinh tinh thì tại sao bộ phận sinh dục của con người lại tiến hóa nhiều hơn kích thước cơ thể?

Không dừng lại ở đó, bạn có thấy lạ không khi nam giới thường buồn ngủ sau xuất tinh trong khi nữ giới có thể kéo dài sự lên đỉnh cũng như hưng phấn ngay trở lại sau thời gian ngắn. Liệu đây có phải là bằng chứng cho sự tiến hóa của nữ giới nhằm quan hệ được với các anh chàng khác khiến gia tăng khả năng mang thai hay không?

Nông nghiệp đã làm thay đổi thói quen tình dục

Con người đã sống theo kiểu săn bắn hái lượm từ thời kỳ cổ xưa nhất, khi các bằng chứng khoa học cho thấy loài người đã tồn tại cách đây 5 triệu năm, cho đến trước khi nền nông nghiệp ra đời cách đây 10.000 năm.

Xã hội thời kỳ cổ xưa này thường được phân bố theo những bộ lạc nhỏ không quá 150 người và tất cả các thành viên đều chia sẻ tài sản cũng như gánh nhiệm vụ như nhau. Bởi vậy, tình dục tại thời kỳ này không mang tính sở hữu và việc chăm sóc con cái là nghĩa vụ chung của toàn thể bộ lạc.

Nói cách khác, thời kỳ này là thời kỳ đa phu đa thê khi cả nam lẫn nữ đều có thể ngủ với bất kỳ ai mà họ thích.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc chia sẻ bạn tình khiến giải tỏa tâm lý cho toàn thành viên trong các bộ tộc cổ đại. Hơn nữa, do không biết chính xác đứa con là của ai nên trách nhiệm nuôi nấng được phân đều cho toàn tộc đàn, qua đó nâng cao khả năng sống sót cũng như chăm nuôi cho đứa trẻ.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng nông nghiệp đã làm thay đổi mọi thứ. Nhiều nền văn hóa và tôn giáo đã cổ súy cho chế độ 1 vợ 1 chồng cũng như ban hành những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử và trừng phạt nghiêm khác cho thói lăng nhăng.

Việc khẩu phần thức ăn và tài sản tăng lên khiến con người có ý thức về tư hữu hơn, tạo nên nhiều tật xấu như tham lam, ghen tỵ và thói chiếm hữu. Nếu trước đây con người sống theo bộ lạc và du cư nên không nặng về chiếm hữu thì nay vời nền nông nghiệp và định canh định cư, họ có tư tưởng sở hữu tài sản nhiều hơn.

Tình dục và sự kỳ quặc trong duy trì nòi giống của loài người - Ảnh 5.

Nông nghiệp là nguyên nhân gián tiếp khiến thói gia trưởng, bạo lực gia đình xuất hiện?

Kể từ đây, nam giới bắt đầu có ý thức chỉ truyền tài sản và tốn tài nguyên chăm sóc cho con cái mình, nhưng họ lại không thể biết đâu là con mình nếu giữ chế độ “chịch xã giao” như thời nguyên thủy. Bởi vậy, chế độ đơn thê đơn phu ra đời để đảm bảo cho ý thức tư hữu của nam giới.

Bên cạnh đó, do không phải hái lượm nữa nên vai trò của người phụ nữ bị suy giảm trong xã hội và các chuẩn mực đạo đức, văn hóa áp đặt tư duy rằng ham muốn của nữ thấp hơn nam. Điều này hoàn toàn không chính xác nếu xem xét sinh hoạt của các cộng đồng nguyên thủy. Nói cách khác, người nữ có thể bị kích thích không kém gì nam giới nhưng họ có thể kiềm chế ngọn lửa tình dễ dàng hơn và ép chúng vào khuôn khổ đạo đức.

Dẫu vậy, bản năng tình dục của con người không vì thế mà mất đi khi nam giới vẫn bị thúc đẩy quan hệ với nhiều nữ giới khác ngoài vợ của mình. Dù nhiều nền văn minh cổ đại đã lụi tàn, nhưng một số bộ lạc cổ như Warao ở Venezuela có nghi lễ cho phép người lớn tạm đình chỉ cuộc hôn nhân chính thức để ngủ với bất kỳ ai họ muốn.

Trên thực tế, những bài học trong phim ảnh như yêu 1 người thì sẽ cảm thấy thú vị khi quan hệ với người đó cả đời là một lời nói dối trắng trợn. Việc yêu 1 người suốt đời và giữ nguyên ham muốn quan hệ với người đó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.

Theo Christopher và Cacilda, bạn yêu 1 người thì vẫn sẽ có ham muốn với người đó, nhưng mức độ ham muốn sẽ không còn như trước. Do cơ thể người được thiết kế để duy trì nòi giống như bao loài động vật khác nên thông thường các hormone kích thích ham muốn của các cặp đôi sẽ giảm sau khoảng 3-6 tháng quan hệ nhằm thúc đẩy cá thể tìm đối tượng khác mở rộng nòi giống..

Ở đây theo khía cạnh khoa học, giảm ham muốn không có nghĩa là hết yêu mà nó chỉ chuyển tiếp sang một giai đoạn mới của mối quan hệ khi các cặp đôi duy trì bằng tình cảm hơn là tình dục.

Tất nhiên, việc các chuyên gia Christopher và Cacilda phân tích cấu trúc lăng nhăng của cơ thể người không nhằm phản đối chế độ gia đình truyền thống mà muốn mọi người có giải pháp hữu hiệu nhằm tăng ham muốn trong quan hệ vợ chồng, thử những chuyến du lịch, những cảm giác mới và tránh việc chỉ trích vợ hoặc chồng bị thu hút bởi một người khác, gây ra những xung đột không đáng có.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc suy giảm ham muốn khiến giảm lượng Testosterone ở nam và Estrogen ở nữ, qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm, bệnh tim hay ung thư.

Bởi vậy, thay vì cấm đoán bạn đời của mình bị thu hút bởi người khác, điều vốn là bản năng duy trì giống loài, các cặp vợ chồng nên tìm cách làm cho cuộc hôn nhân và quan hệ “chăn gối” của bạn thú vị hơn, không chỉ để duy trì hạnh phúc mà còn nâng cao sức khỏe bạn đời.

*Bài viết có sử dụng tư liệu từ cuốn “Tình dục thuở Hồng hoang” (Sex in Dawn) của Christopher Ryan & Cacilda Jethá cùng cuốn “Tại sao tình dục lại thú vị” của Jared Diamond



AB


Theo Thời Đại

Theo một cuộc khảo sát do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện năm 2013, trung bình một người Việt Nam đọc 0,8 cuốn/năm. Từ điểm này, dễ dàng nhận ra một vấn đề văn hóa khá nghi ngại: người Việt Nam chỉ thích smartphone gắn bó với mình mà thôi. 

Người Nhật, tuy bây giờ đọc ít hơn so với trước kia nhưng trung bình một người vẫn giữ thói quen đọc 10 – 20 cuốn/năm, theo kết quả của một Bộ của Nhật Bản báo cáo.

Người Trung Quốc trung bình đọc 4,66 cuốn vào năm ngoái, theo một khảo sát của Viện Báo chí và Xuất bản Trung Quốc.

Năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chọn ngày 21 tháng 4 là Ngày sách Việt Nam để khuyến khích phong trào đọc sách của cộng đồng. Lý giải về việc lựa chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam.

Nhưng nhiều người cho rằng dù có Ngày sách đi chăng nữa thì cũng không tách rời con người và điện thoại thông minh ra được. Năm 2017, 15 triệu chiếc smartphone được bán ra gấp 2 lần so với 7 triệu máy bán ra năm 2013.

Số lượng người Việt Nam sử dụng các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, ngày càng tăng trưởng nhanh. Không thiếu những hình ảnh trong các quán cafe, gặp gỡ bạn bè hay bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào, dễ dàng bắt gặp người Việt chỉ luôn chăm chú vào màn hình điện thoại và tay lướt lướt xem thông tin.

Vì thế, tháng 5 năm 2017, UBND Hà Nội đã quyết định đưa khoảng 20 hiệu sách dọc theo con đường dài hàng trăm mét kế bên Tòa án Nhân dân và thành lập hẳn một con đường sách là đường 19/2 để người yêu sách vừa có thể thư thả đọc sách, vừa thưởng ngoạn không gian đẹp đẽ.

Năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thành lập một con phố sách tương tự mà một năm sau đó đã thu hút 2,5 triệu lượt khách ghé thăm và mua tổng cộng 750.000 cuốn sách.

Các quán cà phê sách cũng là một phần trong chiến dịch cải thiện việc đọc cho người dân của chính phủ, và những cố gắng này ban đầu đã có những tiến triển tốt, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay có hàng trăm quán cà phê có mô hình tương tự trên khắp đất nước, ở các thành phố lớn và khu vực nông thôn.

Chị Nhung, một giáo viên 39 tuổi dạy tiếng Đức sinh sống ở Hà Nội, mỗi tuần đều ghé qua phố sách với cô con gái 8 tuổi tên là Nhật Anh. Chị luôn giới hạn việc sử dụng điện thoại thông minh của con gái mình không quá hai giờ một ngày và Nhật Anh cũng được quy định phải đọc sách mỗi ngày.

Nhật Anh cho biết em đọc ít nhất một cuốn sách một tuần và rất thích tiểu sử của những người nổi tiếng, đặc biệt là nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ/Nikkei

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 1.

Tiểu Trang là một nhà văn tự do người Trung Quốc. Năm nay Trang vừa tròn 38 tuổi, và cô đã sống một mình được 14 năm. Một khoảng thời gian thực sự dài để cô cảm thấy cuộc sống hiện tại hoàn toàn phù hợp với mình và không hề có ý định thay đổi hay tìm một người bạn đời để chung sống. Điều duy nhất khiến Tiểu Trang gợn chút lo lắng là vấn đề sức khỏe. Bởi sống một mình mà ốm đau thì thực sự sẽ rất khổ sở. Chính vì thế, Tiểu Trang luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, tập thể dục thường xuyên. Theo một cách nào đó, sống một mình đã khiến Tiểu Trang trở thành một phiên bản mới của chính mình – sống tích cực hơn và lành mạnh hơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 2.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 3.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 4.

Những người thích ở một mình trước nay thường bị thiên hạ coi là những kẻ sống nội tâm (introvert) và chỉ thích lủi thủi trong ổ hamster riêng của mình. Nhưng xu hướng thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Không chỉ có những người hướng nội, mà cả những người hướng ngoại cũng thích thú với phong cách sống mới này.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 5.

Bạn hoàn toàn có thể tách biệt mình ra khỏi thế giới, để kết nối lại với chính mình thêm một lần nữa. Hải Anh (35 tuổi) từng có hai đời chồng và cả hai cuộc hôn nhân đều kết thúc không hạnh phúc, bởi cô không thể có con. Sau hai lần đổ vỡ, Hải Anh quyết định sống một mình và chẳng buồn tìm kiếm người yêu nữa. Thì may mắn thay, cô lại tìm thấy chính mình. Sống một mình đã cho Hải Anh những niềm vui mới, cũng như cô có thể quan tâm nhiều hơn đến bố mẹ, bạn bè, đến sự nghiệp riêng của bản thân. Dần dần, cô cũng không tự trách mình vì không-thể-đẻ. Cuộc sống nhẹ nhõm và an nhiên hơn hẳn khi Hải Anh học được cách tha thứ cho chính mình.

Sống một mình cũng có thể cho chúng ta khả năng sáng tạo tốt nhất. Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tác hay lập trình thừa nhận rằng khả năng làm việc và sáng tạo của họ tăng gấp nhiều lần khi họ ở một mình mà không bị những tác động bên ngoài.

Bạn cũng sẽ cảm thấy trân trọng những mối quan hệ thực sự đáng giá đối với mình. Những người sống một mình có xu hướng sẽ thu nhỏ vòng tròn tình bạn lại, ít rắc rối, ít thị phi và sẽ chỉ còn lại những người yêu thương bạn một cách chân thành.

Một cuộc sống độc lập, tự do không vướng bận sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn khi không phải trói mình vào những gánh nặng và trách nhiệm. Nghe có vẻ ích kỉ, nhưng thôi nào, chẳng phải chúng ta vẫn đang hô hào phải sống vì bản thân và yêu mình trước nhất hay sao?

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 6.

Phụ nữ chọn sống một mình, bởi các nàng càng ngày kiếm tiền càng giỏi. Với thu nhập vài chục triệu một tháng thì việc thuê một căn hộ tầm trung để sống một mình hoàn toàn là điều trong tầm tay. Phụ nữ nói chung và những người thích sống độc thân nói riêng đã có thể ngồi ở nhà, một mình, và vẫn kết nối được với cả thế giới nhờ sự giúp đỡ của những trang thiết bị hiện đại.

Giấc mơ được tự tay xây dựng nên một tổ ấm chỉ-của-riêng-em chưa bao giờ thành hiện thực dễ đến thế. Nhưng không phải cuộc sống một mình nào cũng để lại những ánh hào quang lấp lánh. Đôi khi nó không hề ngọt ngào như tưởng tượng.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 7.

Rất nhiều phụ nữ sau khi sống một mình một thời gian đã phải chống chọi với căn bệnh mất cân bằng ăn uống. Theo nghiên cứu khoa học, khi bạn sống một mình, bạn sẽ có thói quen cần những âm thanh, hình ảnh xung quanh để làm mình “xao nhãng khỏi sự cô đơn”. Vậy là tivi được bật suốt ngày đêm và bạn sẽ ăn trong tình trạng không thể kiểm soát bởi vừa ăn vừa xem phim, vừa ăn vừa làm việc, thậm chí vừa ăn vừa nằm ườn trong bồn tắm… Kết quả là lành mạnh đâu không thấy, chị em lại hốt hoảng phi thân đến đăng kí ở những trung tâm gym hòng lấy lại sự mảnh mai trước khi chọn dọn ra sống một mình.

Một nỗi ám ảnh nữa hoàn toàn có thể chạm tay vào được, ấy chính là sự cô đơn. Không phải ai cũng miễn nhiễm với không khí chỉ-có-riêng-mình hằng ngày, và liên tục. Phụ nữ, giống loài một ngày nói trung bình tới 37.000 từ đương nhiên sẽ thấy việc ở một mình và không có ai để buôn dưa bán dứa tâm sự sẽ là một cơn ác mộng thực sự.

Ở một mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học cách thay cái bóng đèn bị cháy, sửa ổ điện chập chờn, cho thú cưng uống thuốc, ăn cháo đúng cách nếu chẳng may nó bị ốm (cứ như thể bản thân mình chưa đủ mệt ấy), học cách mở những lọ cà muối, dưa chuột muối đúng kiểu hay thậm chí là phải biết cách thụt rửa bồn cầu nếu chẳng may nó bị tắc. Chị em nào luyện được đủ những “ngón nghề” ấy, chắc chắn sẽ hóa nữ cường nhân! Nhưng thường phụ nữ sẽ thất bại ngay từ lần thử đầu tiên, sẽ ngồi khóc hu hu hoặc giận dữ với chính bản thân mình.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 8.

Để sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ cho cuộc sống ấy, bằng cách:

Đừng đánh mất những mối quan hệ bạn bè hay đời sống xã hội. Sống một mình không có nghĩa là bạn cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, chui vào hang và quay lại thời kì đồ đá. Hãy cứ giữ những sợi dây kết nối ấy bằng nhiều cách, như những tin nhắn hỏi thăm, những cuộc điện thoại hay facetime để cả bạn lẫn những người yêu thương bạn đều yên tâm rằng bạn vẫn ổn.

Có thể nuôi một (vài) con thú cưng như chó mèo để cảm thấy vui vẻ và phấn chấn hơn. Thú cưng luôn là những “bác sĩ tâm lí” trị liệu tinh thần cực kỳ tốt. Sau một ngày dài mệt mỏi và đầy áp lực, bạn hoàn toàn có thể quay về với chốn riêng ấm cúng, biết rằng có một (vài) người bạn nhỏ đang háo hức ngóng đợi từng bước chân của mình. Trái tim khi ấy, chắc chắn sẽ thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 9.

Trang trí nhà cửa bằng những gam màu ấm áp, để thật nhiều ánh sáng tự nhiên lọt vào trong nhà cũng là cách để tâm hồn cảm thấy bớt cô đơn và hiu quạnh. Không cần quá cầu kì hay đầu tư vào những món đồ đắt tiền, chỉ cần một bức tranh có gam màu rực rỡ hay những chiếc đèn có ánh sáng ấm là đủ để căn phòng của bạn sáng bừng lên rồi.

Đối diện với những gì khiến bạn cảm thấy thực sự cô đơn, và đi qua nó. Bạn sợ những tối cuối tuần không có ai bầu bạn? Hãy lên lịch đi chơi cùng hội bà tám của mình. Bạn sợ những khi ốm đau bệnh tật chỉ có một mình và chú chó nhỏ chẳng thể lấy giúp bạn cốc nước ấm để uống thuốc? Vậy thì hãy chuẩn bị sẵn thật nhiều thuốc men trong nhà đề phòng, đừng quên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất đúng bữa để duy trì sức khỏe.

Luôn nhắc bản thân nhớ đến những điểm cộng của việc sống một mình. Bạn sẽ được làm mọi điều tùy thích, được ăn pizza vào bữa sáng và nằm ườn trên giường cả ngày cũng chẳng ai ý kiến. Bạn sẽ được tự do sáng tạo, làm việc và kết nối lại với bản thân theo đúng cách mà bạn muốn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 10.

Luôn thử những cái mới. Như mỗi ngày cắm một lọ hoa, học cách tự nấu ăn theo chế độ riêng, sơn lại màu cửa sổ hay dán lại tường phòng ngủ… Tất cả những thay đổi đều mang lại cảm giác mới lạ tích cực cho bạn. Khi sự nhàm chán không còn xuất hiện, chắc chắn bạn sẽ không còn thấy sợ cô đơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 11.

Sống một mình không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống chung với nhiều người. Đó mới chính là sự cô đơn khiến trái tim chúng ta rỉ máu. Đáng tiếc là những trách nhiệm, lựa chọn, những rào cản lại đang bắt chúng ta sống chung với nhầm người.

Đa phần sẽ chọn cách tặc lưỡi và sống tiếp. Tự AQ rằng “Ông bà mình sống với nhau cả đời đâu phải chỉ vì tình yêu. Sống còn vì tình nghĩa, vì trách nhiệm, vì quan tâm nhau nữa mà!”. Nhưng một số ít trong đó sẽ không chọn cam kết như vậy. Sống với nhầm người là cách tự giết chết mình nhanh nhất, với họ là vậy. Chính vì thế, mà họ chọn cách tách mình ra, chọn cách “ngắt kết nối” với thế giới bên ngoài. Không cần người yêu, thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi người yêu muốn qua đêm lại nhà mình. Đừng nghĩ họ khó gần, họ tiêu cực, ích kỉ hay chỉ biết đến chính mình. Bởi đôi khi chúng ta luôn cần tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài để có thể học cách yêu thương và hiểu được bản thân.

Không ai có quyền phán xét, đừng quên điều đó, bởi cuộc sống này là của bạn, lựa chọn nằm trong tay bạn. Hãy cứ sống một mình nếu thích và nghĩ rằng điều đó là cần thiết để chữa trị những tâm bệnh của bản thân. Chỉ cần nhớ rằng, đừng sống một mình quá lâu, bởi từ thẳm sâu, con người ai cũng cần có tình yêu hết cả!

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 12.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 1.

Tòa tháp đôi 16 tầng của Privé có 160 căn hộ cao cấp có diện tích khoảng 800 đến 2.700 m2.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 2.

Giá mỗi căn hộ lên tới 2,35 – 8,5 triệu USD.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 3.

Privé nằm trên một hòn đảo nhân tạo có hệ thống đường, cầu và cổng riêng biệt.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 4.

Các căn hộ được thiết kế theo phong cách châu Âu.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 5.

Dịch vụ thang máy riêng từng căn hộ.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 6.

Cửa sổ kính trong suốt từ trần đến sàn dài 10m. Ban công sâu 3m và dài tới 36,5m, giúp tổ chức các bữa tiệc nhỏ mùa hè ngoài trời.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 7.

Các căn hộ áp mái có giá lên tới 8,3 triệu USD và có hồ bơi riêng.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 8.

Ngoài sự sang trọng trong các căn hộ, trên cả hai tòa tháp, có trên 20.000 m2 tiện nghi trong nhà.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 9.

Mỗi tòa tháp có một phòng tập thể dục rộng 3.000 m2, dịch vụ spa với phòng xông hơi khô và xông hơi, phòng trị liệu mát-xa, phòng tập tạ và phòng tập thể dục.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 10.

Dịch vụ giải trí với bida, trò chơi trên bàn và truyền hình nơi cư dân có thể thư giãn.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 11.

Phòng uống rượu và xì gà, nơi có kho chứa rượu riêng.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 12.

Tòa nhà còn có nhà hàng và nhà bếp phục vụ riêng, nơi có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa ngắm cảnh toàn thành phố.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 13.

Bãi biển riêng, câu lạc bộ bãi biển, bồn tạo sóng ngoài trời, bể bơi phân làn, hồ bơi bãi biển, và quán cà phê bên hồ bơi, không thiếu nơi để người dân tận hưởng ánh nắng mặt trời của Florida.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 14.

Ngoài ra còn có một sân tennis, đường mòn chạy bộ, khu vực chăm sóc vật nuôi, trạm sạc xe hơi điện và trạm rửa xe, cũng như bến du thuyền riêng cho du thuyền./.



Theo Thanh Giang


VOV/Business Insider

Lâu lắm rồi mới có một bài viết về thế hệ 9x lại nhận được nhiều sự đồng cảm như vậy: Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu!

“Sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.”

“Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.”

Đúng vậy, bắt đầu ở tuổi nào cũng không quan trọng, quan trọng là bạn có dám bắt đầu hay không thôi. Mỗi người có một khung thời gian riêng, quỹ thời gian riêng, người khác có thể thành công năm 20 tuổi, còn bạn 30 thậm chí 40 tuổi mới thành công cũng chẳng sao cả.

Nếu chúng ta cứ nhìn thành công của người khác và tự dằn vặt bản thân thì chẳng bao giờ tiến bộ được đâu. Đừng phí thời gian ganh tỵ với bất kỳ ai.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 1.

Bạn có tin mỗi người đi qua đời bạn đều là định mệnh, từng việc xảy ra hàng ngày đều có nguyên do của nó không? Bài học mà cuộc sống dạy bạn đắt giá hơn bất cứ bài học nào bạn được học ở trường lớp!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 2.

Vốn dĩ chúng ta cố gắng làm mọi thứ cũng chỉ để bản thân hạnh phúc thôi đúng không. Người khác start-up, mở công ty, làm việc cho tập đoàn nước ngoài, lương 3000$… họ hạnh phúc riêng họ. Bạn cũng có thể tự tạo ra hạnh phúc cho riêng mình cơ mà!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 3.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thành phố ồn ào, náo nhiệt có thể không phải là mảnh đất phù hợp với bạn. Thử tìm đến những nơi khác, yên bình hơn xem sao. Bạn đã từng nghĩ đến một ngôi nhà trên núi, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà, sống cùng thiên nhiên chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 4.

Có những người muốn lập gia đình sớm. Có những người lại muốn sống độc thân. Mỗi cách chọn đều có niềm vui riêng. Miễn sao sáng sớm thức dậy, mở mắt ra và vui vẻ sống trọn vẹn ngày hôm đó là được.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 5.

18 tuổi, bấp bênh bước vào cổng trường đại học. 22 tuổi, bấp bênh ra trường, chạy khắp nơi xin việc. Còn bây giờ, bạn bấp bênh vì điều gì?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 6.

Nuối tiếc nhất của thanh xuân là không dám làm, không can đảm. Người thành công và người thất bại chỉ hơn nhau chữ liều mà thôi.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 7.

Ai cũng thích làm chủ: Làm chủ doanh nghiệp, làm chủ công ty, làm chủ người khác. Nhưng cái quan trọng nhất là làm chủ chính mình bạn đã làm được chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 8.

Càng trẻ càng dễ sai lầm, càng dễ thất bại. Không phải ai cũng đủ can đảm để đứng lên. Nhưng có một sự thật là càng thất bại, họ càng liều, càng dũng cảm. Thậm chí họ sẵn sàng đứng lên chỉ để đón nhận cái thất bại tiếp theo!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 9.



Theo Won


Trí thức trẻ

Bên ngoài thì Mak Kean Loong trông giống một người đàn ông của gia đình khi ông luôn ở bên và chơi đùa cùng vợ và con gái. Nhưng điều ít ai biết là Mak Kean Loong đang chật vật với việc cảm nhận những cảm xúc tích cực như ấm áp hay vui vẻ.

“Trong vài năm trở lại đây tôi nghĩ rằng tôi chưa hề cảm nhận được thứ cảm xúc đó”, người đàn ông đeo kính 38 tuổi chia sẻ với giọng nói mệt mỏi.

“Tôi không nói với vợ của tôi”, ông nói. “Nếu như bạn muốn kết thúc cuộc sống của mình thì chẳng có lý do gì bạn lại nói với ai đó gần gũi bạn, phải không?”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 1.

Ông Mak bị mắc chứng trầm cảm một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời

Mak đã không tự tử. Nhưng sau đó thông qua một thỏa thuận với cấp trên của ông, ông nghỉ làm kĩ sư cơ sở hạ tầng ở công ty để tập trung hồi phục.

Và đó là mất mát khiến ông cảm thấy cay đắng.

“Tôi cảm thấy đau đớn khi nhìn người khác mặc quần áo công sở. Tôi biết rằng hiện tại tôi không còn ở vị trí đó. Vai trò đó của tôi đã bị lấy mất. Đó là những ý nghĩa để tôi bấu víu vào”.

Khoảng 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử về các bệnh liên quan tới tâm lý. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Singapore năm 2010 cho thấy trầm cảm đã ảnh hưởng tới 159.000 người trong cuộc sống của họ.

Như trường hợp của Mak, căn bệnh này khiến việc duy trì công việc trở thành một cuộc chiến căng thẳng. Mak phải đưa ra lựa chọn, hoặc là giả vờ như không có gì, hoặc là đối mặt với nguy cơ bị sa thải. Trong phim tài liệu “Đối mặt với trầm cảm”, 4 người Singapore đã chia sẻ thẳng thắn câu chuyện của họ.

Bị coi là “phiền phức” và “yếu đuối”

Một trong những cuộc chiến mà người bị trầm cảm phải chống lại là sự kì thị của những người sử dụng lao động.

Điều này đã xảy ra với Mak khi anh công bố tình trạng của mình bằng cách viết blog và vẽ truyện tranh trên mạng nói về bệnh trầm cảm.

Mak tưởng rằng những chia sẻ của ông gửi tới thông điệp về bệnh trầm cảm và cách giúp những người bị căn bệnh đó. Nhưng một cấp trên của ông đã cảnh báo rằng nếu người trong ngành biết ông bị trầm cảm, ông sẽ bị “để ý”.

“Có những người sẽ nói rằng ‘anh bị trầm cảm – vậy anh có chắc là sẽ làm được không? Tôi không nghĩ là tôi thực sự muốn nhận anh’ hoặc là ‘anh cần tới gặp bác sĩ thường xuyên hơn, vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ trả lương anh thấp hơn”, ông Mak chia sẻ thẳng thắn.

Ông Lim Yufan, người đã trải qua hơn nửa đời với căn bệnh trầm cảm, hiểu sống trong nỗi lo sợ bị đánh giá là như thế nào.

“Ngoại trừ công việc đầu tiên của tôi, tôi đã không nói với bất kì nhà tuyển dụng hay đồng nghiệp nào rằng tôi bị trầm cảm”, người đàn ông 30 tuổi này chia sẻ. “Tôi lo sợ rằng điều đó sẽ khiến họ không tin tưởng tôi trong công việc”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 2.

Ông Lim chật vật với căn bệnh trầm cảm ngay từ khi còn đi học

Mặc dù vậy, căn bệnh trầm cảm vẫn ảnh hưởng tới công việc của ông ấy: Ông ấy phải xin nghỉ thường xuyên và không thể làm việc trong thời gian dài, công việc ngắn nhất của ông ấy chỉ kéo dài một tháng.

Ông nói rằng phân nửa cấp trên của ông không thấu hiểu căn bệnh trầm cảm và đó là lý do khiến ông phải nghỉ việc. “Một trong số họ nói rằng, ‘Yufan, anh thật phiền phức. Anh thực sự khiến tôi thấy mệt mỏi vì điều đó đấy.”

Để nhấn mạnh ảnh hưởng của cấp trên – dù họ biết nhân viên của họ bị trầm cảm hay không – nhà tư vấn tâm lý Pauline Sim ở phòng khám LP nói rằng: “Nếu bạn có một cấp trên khó tính, cầu toàn, hay khiển trách và không cảm thông thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 3.

Bác sĩ Paul cùng với ông Lim

Trong trường hợp của ông Mak, cấp trên của ông cho ông một chút thời gian để hồi phục.

“Nhưng vì là người mới và quá trình hồi phục có thể kéo dài hơn, chúng tôi đã đồng ý rằng có lẽ tôi nên nghỉ việc thì sẽ tốt hơn”, ông nói.

Tuy vậy, sự kì thị không bắt nguồn hay chấm dứt ở người sử dụng lao động. Một nghiên cứu cấp quốc gia vào năm 2015 của Viện sức khỏe tâm thần đã chỉ ra rằng người mắc trầm cảm thường bị coi là “yếu đuối” chứ không phải “mắc bệnh”.

Chịu áp lực trước kỳ vọng lớn

Ngay cả những người mạnh mẽ vẫn có thể bị mắc trầm cảm. Một ví dụ đó là nhà đồng sáng lập Học viện tennis Ignite và cũng là huấn luyện viên trưởng Jaime Wong.

Ở độ tuổi 12, cô ấy từng là nhà vô địch tennis trẻ nhất Singapore. Cô ấy trở thành thành viên đội tuyển tham gia SEA Games một năm sau đó.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 4.

Wong từng vô địch tennis từ khi còn rất trẻ

“Tôi không biết cách đối diện với thất bại cho lắm. Sau khi tôi thua một trận tennis, tôi có thể cảm thấy buồn phiền hàng giờ, thậm chí hàng tuần liền, mà không nói năng gì. Tôi nghĩ tôi thực sự là một đại diện cho sự ưu tú, đôi khi là hoàn hảo của văn hóa chúng ta”.

“Tôi quá quen với việc chiến thắng. Suốt cuộc đời tôi, tôi là kẻ tốt nhất trong gần như mọi thứ tôi làm. Và tôi nghĩ đó là một phần quan trọng lý giải vì sao tôi có thể rơi vào căn bệnh trầm cảm”.

Nó bắt đầu bằng sự tích tụ của các yếu tố: cô ấy bị tổn thương bởi một mối quan hệ; một căn bệnh mãn tính khiến hệ thống tiêu hóa của cô bị sưng và nhiễm trùng; và rồi câu lạc bộ mà học viện của cô dựa vào đã bị đóng cửa để tái phát triển.

“Chúng tôi phải chuyển tới câu lạc bộ gần bãi biển Changi, và rồi chúng tôi mất tới 90% khách hàng”, cô kể lại. “Mọi thứ dường như trở nên tệ nhất có thể. Do đó, tôi đã cảm thấy cực kì suy sụp”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 5.

“Tôi quá quen với việc phải chiến thắng”, Wong chia sẻ

Ông Lim cũng từng là một học sinh ưu tú tại một trường cấp 2 hàng đầu, nơi mà “hiển nhiên là kì vọng lúc nào cũng cao”.

Vào năm thứ ba, ông là nhạc trưởng của ban nhạc giao hưởng của trường và là một người chơi trumpet “khá tốt”. Nó cho ông “sự công nhận, ý thức về giá trị và mục đích”.

Nhưng khi điểm số của ông ấy tụt xuống dưới mức chấp nhận được, vị trí nhạc trưởng của ông bị lung lay. “Tôi dường như bị áp lực, chủ yếu là từ chính bản thân, phải cố gắng kéo điểm số lên”, ông kể.

Ông trở nên ngày càng lo sợ về tình hình học tập và trải qua cơn trầm cảm nghiêm trọng đầu tiên. “Nó làm tôi sợ đến trường”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 6.

Ông Lim là một học sinh luôn lo lắng về tình hình học tập của bản thân khi còn học cấp 2

Với ông Mak, chứng trầm cảm xuất hiện lần đầu vào năm 2006, một năm trước khi đứa con đầu lòng ra đời, sau những thất vọng chuyện gia đình và chuyện công sở.

“Bất kì lúc nào tôi làm những thứ đi ngược lại với giá trị cốt lõi của bản thân, tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, ông nói.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 7.

“Tôi cảm thấy bản thân dần dần bị mất đi”, Mak chia sẻ

“Có một thời điểm công ty bị chia rẽ bởi người này người nọ… Tôi buộc phải lựa chọn. Những lúc đó, tôi luôn đấu tranh với chính mình.”

Sau 3 năm – khoảng thời gian mà ông đã “làm việc khá tốt”, ông ấy nghĩ rằng ông đã đánh bại trầm cảm. Nhưng ông ấy lại rơi vào một chứng trầm cảm nhẹ khác có tên là chứng loạn dưỡng. Chứng bệnh này kéo dài hơn nhiều và biểu hiện bằng trạng thái tâm trạng luôn không vui và thiếu tự tin.

Không được chữa trị và công nhận

Mặc dù biết rằng bản thân luôn cảm thấy tiêu cực, ông Mak đã không coi những dấu hiệu của chứng loạn dưỡng là vấn đề. Điều này không hiếm – nhiều người rất khó có thể nhận biết được trầm cảm, bác sĩ Lim nói.

Ông Chris Tan là một ví dụ khác. Ông bị đột quỵ vào năm 2005 khiến tay trái của ông ấy mất một phần khả năng hoạt động. Sau khi xuất hiện ông trở nên dễ xúc động, nhưng ông không hề biết rằng đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Sau khi được chẩn đoán, ông nhận ra rằng có thể ông đã mắc trầm cảm từ khi còn học cấp 2. “Bố mẹ tôi hay mẫu thuẫn với nhau trong chuyện tiền nong”, người đàn ông 45 tuổi này chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 8.

Ông Tan rơi vào trầm cảm sau khi bị đột quỵ lần đầu vào năm 2005

Bố của ông là người đánh cá, và “cuộc sống thì rất cực khổ”. “Tôi chưa bao giờ hiểu được ông ấy khi tôi còn bé”, ông chia sẻ. Vào năm 2003, bố ông được chẩn đoán đã bị ung thư. Ông ấy qua đời trong năm đó, và ông Tan vẫn không thể nào tha thứ cho bản thân về những gì đã xảy ra khi đó.

“Tôi đã nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ tôi vào buổi sáng. Bà ấy nói rằng bố tôi có gì đó không ổn”, ông kể lại.

“Tôi nói bà ấy rằng đừng có làm quá lên. Tôi vừa thay đồng phục và lái xe đi làm. Tôi định đi tới nơi làm và rồi nhận được cuộc điện thoại thứ hai. Người lái xe cấp cứu đã gọi tôi”.

Dừng một lúc để trấn tĩnh, ông nói tiếp: “Tôi ghét bản thân mình… Đây là vấn đề mà tôi vẫn phải nói chuyện với những nhà tư vấn”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 9.

Hiện tại Tan sắp xếp lịch hẹn ở Viện sức khỏe tâm thần (IMH) bất kì khi nào ông cảm thấy sắp “tụt dốc”, ông cũng gặp một chuyên gia hỗ trợ cá nhân để vượt qua trầm cảm. Nhưng có rất ít người tìm đến các biện pháp chữa trị hay thậm chí là chỉ nghĩ đến chúng.

Khi được hỏi rằng những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm bệnh lý nên tìm trợ giúp đâu, 54% số người được hỏi trả lời là gia đình và bạn bè.

Và trong tổng số 7% lực lượng lao động của Singapore có tiền sử bệnh tâm thần, chỉ có 10% trong số đó tìm đến các biện pháp chữa trị, theo như giáo sư Chong Siow Ann từ IMH, người đã chia sẻ phát hiện này tại Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới khu vực 2013.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 10.

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình

Với Wong, cô luôn “che đậy” chứng trầm cảm bằng cách làm việc hết sức mình. Nhưng điều đó đã phản tác dụng. “Tôi đã gần như bóc lột những đứa trẻ, ép buộc chúng quá sức, và một số đứa đã khóc trên sân tập”, cô kể lại.

“Tôi từng nói với bố mẹ chúng rằng: ‘Những đứa trẻ này tới đây để trở nên giỏi hơn, không phải tới đây để chơi. Nếu chúng muốn chơi thì hãy chơi chỗ khác ấy’. Tôi đã rất lưỡng lự và e ngại trong một thời gian dài về việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp – vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tôi, rằng tôi không kiểm soát được bản thân”.

Trở về từ bờ vực

Bác sĩ Sim đã quá quen thuộc với những bệnh nhân “tỏ ra mạnh mẽ”. Bà chia sẻ: “Thật là buồn khi biết rằng một khi họ không thể đối mặt với nó, đôi khi họ sẽ nghĩ đến việc treo cổ hay nhảy lầu tự tử”.

“Trong điều kiện bình thường, hầu hết mọi người đều muốn sống và chiến đấu để sống. Nhưng khi bạn bị trầm cảm, bạn sẽ chỉ muốn biến mất”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 11.

Khi trầm cảm, bạn chỉ muốn biến mất

Khi cô Wong cảm thấy không thể làm gì được nữa, cảm giác “không còn lí do gì để sống” ập đến cho đến khi cô ấy “hoàn toàn vứt bỏ nó” trong một đêm. Cô ấy ngồi vào xe, ra đường Dunearn Road, và rồi cứ thế nhấn ga.

“Tôi chỉ biết là tôi nhấn ga. Cuối cùng tôi cũng tới Rochor, và tôi nhận ra rằng tôi vẫn còn sống, điều đó thật điên rồ”, cô nói.

“Tôi nhận ra những gì mình đã làm – rằng điều đó thật ích kỉ, vì tôi đã không nghĩ tới hậu quả của hành động của tôi, không chỉ với bản thân tôi.”

“Nếu tôi không bỏ cái suy nghĩ điên rồ đó, điều gì sẽ xảy ra với những người sẽ phải chăm sóc tôi nếu như tôi bị thương, hơn thế nữa, những người tôi đã có thể khiến họ bị thương?”

Cơ quan đăng kí khai sinh và tử vong cho biết rằng khoảng một nửa số ca tự tử trong năm 2016 nằm trong độ tuổi từ 20 tới 49. Có nhiều đàn ông đã tự tử hơn phụ nữ.

Ông Mak cũng suýt chút nữa làm điều tương tự khi một cơn trầm cảm nặng ập đến vào tháng 7 năm ngoái. Vợ ông ấy, bà Tan Phay Shing thấy rằng ông có “tâm trạng không tốt” khi ông ấy gần như chẳng nói gì và “lạc trong suy nghĩ riêng”.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 12.

“Tôi nghĩ tôi không hiểu đầy đủ những gì mà anh ấy đang trải qua”, bà Tan chia sẻ ý kiến về căn bệnh của chồng bà

Nhưng ngay cả khi vậy, bà không hề biết những gì ông ấy đã lên kế hoạch khi ông đưa bà và các con đi ăn lần cuối cùng. Thảm kịch đã không xảy ra vì ông Mak đã tự hứa với bản thân mình một cơ hội cuối cùng: một cuộc gọi khẩn cấp tới IHM trước khi mọi thứ kết thúc.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước. Vì vậy nếu như cuộc gọi của tôi bị cắt hay không ai bắt máy, hay ai đó cúp máy trước tôi, lúc đó tôi sẽ tiếp tục như kế hoạch”, ông nói trong nỗi buồn.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 13.

“Tôi nói với bản thân rằng tôi sẽ không cúp máy trước”, Mak chia sẻ

Ông ấy đã cầm máy trong 10 phút. Cuối cùng thì có ai đó đã nhấc máy. Ông được khuyên là đến IMH để khám, và ông đã nhập viện trong tối hôm đó.

Đó là một trong những lí do vì sao mà người có vấn đề thần kinh không nên bị kì thị, bác sĩ Sim nói. “Nếu họ được giúp đỡ, họ có thể trở về cuộc sống bình thường”, bà chia sẻ.

“Nếu họ được giúp đỡ, những thảm kịch sẽ ít đi”.

Học cách chống lại

Ngoài việc can thiệp và chữa trị sớm, bác sĩ Sim cũng khuyên rằng nên có một “cuộc sống cân bằng” và có những sự ưu tiên đúng đắn. Nhưng nói thì dễ làm thì khó, nhất là tại một quốc gia có giờ làm việc dài nhất thế giới.

Một nhân viên bình thường làm khoảng 2073 giờ trong năm 2016 theo số liệu của Bộ lao động, so với 2069 giờ ở Hàn Quốc và 1713 giờ ở Nhật Bản.

Bác sĩ Sim nghĩ rằng những người đang đi làm nên tự hỏi bản thân: Nếu như họ quỵ xuống, ai sẽ là người thực sự nhớ đến họ?

“Tùy thuộc vào vai trò của bạn trong công việc, người ta có thể cúi người 3 lần, cho bạn một ít tiền tang và có thể là thêm một vòng hoa – nếu như bạn nổi tiếng hơn, sẽ có ai đó đưa tang cùng – nhưng mọi thứ chỉ đến vậy thôi”, bà nói.

“Nhưng mà những người sẽ tiếp tục đau buồn và chịu ảnh hưởng là những người thân yêu xung quanh bạn”.

Ông Tan – người từng “luôn đạt chỉ tiêu” kinh doanh ở nơi làm việc trước khi bị đột quỵ, nhận ra rằng chứng trầm cảm khiến mọi thứ trở nên khó khăn khi ông cố gắng quay lại chốn công sở. Ông bị sa thải và sự nghiệp của ông chững lại.

Hiện giờ làm công việc tự do, ông luôn chật vật nhưng vẫn nỗ lực học cách chống lại căn bệnh trong khi cố gắng hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình, như là gửi tiền cho mẹ tiêu hàng tháng. “Quan trọng không phải là số tiền mà là lòng thành”, ông chia sẻ.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 14.

“Nếu như tôi có thể làm quen với những triệu chứng và sống một cách có ích nhất có thể, với tôi, như vậy là tôi đã hồi phục rất nhiều rồi. Điều đó có nghĩa là tôi không đánh mất đi bản thân mình và tôi vẫn có thể hoàn thành trách nhiệm là một người con, người anh hay thậm chí là nhân viên”.

Còn với cô Wong, người đã trải qua chứng trầm cảm hơn một năm, niềm tin đã giúp cô ấy hồi phục đáng kể. Cô ấy đã không còn cần sử dụng thuốc chống trầm cảm từ năm 2014.

Khi con người hồi phục bằng tinh thần, họ nhận ra rằng “mọi thứ chúng ta có đều là thứ chúng ta được cho mượn, rằng mọi thứ không xoay quanh chúng ta”, bác sĩ Sim nói.

Bà cũng bổ sung: “Khi bạn đặt bản thân là một phần nhỏ trong cái lớn hơn, bạn học cách nhìn mọi thứ khác đi”.

Sự giúp đỡ và hi vọng có thể có nhiều hình thức khác nhau, như những gì mà ông Lim đã phát hiện ra. Ví dụ, tập gym khiến ông cảm thấy là “mình đang sống”, thậm chí đôi khi khiến ông quên mất là mình bị trầm cảm.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 15.

Tập gym khiến Lim cảm thấy là “mình đang sống”

Hiện giờ ông ấy có một trang bán hàng trên mạng bày bán các loại đồ chơi, vì vậy ông không “cảm thấy áp lực phải trả lời ai đó”. Những món đồ chơi cũng cho ông ấy “một số lí tưởng” mà ông ấy có thể dựa vào, như là công lí và đối xử bình đẳng.

“Những câu chuyện bắt nguồn của những siêu anh hùng này thường là những tấn thảm kịch: Batman, khi cha mẹ anh ta qua đời; Superman, khi hành tinh của anh ta bị phá hủy. Nó cho tôi một chút hi vọng rằng với tình cảnh của tôi, tôi có thể trở nên mạnh mẽ hơn”, ông chia sẻ.

Trong lúc đó, ông Mak đang đánh giá lại những gì ông ấy muốn trong công việc. “Tôi không muốn một công việc lương cao ngất ngưởng. Tôi chỉ muốn công việc đó có nghĩa đối với tôi”, ông nói với vẻ nuối tiếc.

Câu chuyện về thế hệ trầm cảm ở Singapore: Khi công việc, bạn bè hay gia đình mất dần ý nghĩa - Ảnh 16.

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”

“Nhưng với chứng trầm cảm, tôi nhận ra rằng những điều đơn giản lại tốt hơn. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại quan trọng hơn bất kì thứ gì khác”.

Ông được khuyên là không nên đặt ra thời hạn cho quá trình hồi phục. Vợ ông – một người dạy làm bánh, trở thành trụ cột gia đình trong lúc này. Và ông ấy dựa vào gia đình để tiếp tục cuộc chiến chống lại căn bệnh trầm cảm.

“Tôi luôn đảm bảo rằng cô ấy biết tôi ở đâu và tôi đang làm gì. Tôi cũng giữ bản thân mình có trách nhiệm với cô ấy”, ông nói.



Theo Nam Spiderum


Helino

– 01- 

Đồ chơi dành cho con trẻ có thể ít ỏi, nhưng trong đó không thể thiếu một con lợn đút ống. Con lợn này thường được làm bằng những chất liệu như gốm, sứ hoặc nhựa, dùng để tích cóp những đồng xu hoặc tiền lẻ. Nó có nhiều hình dạng to nhỏ khác nhau, có những con được làm bằng sắt, kiên cố như những két đựng tiền.

Con lợn đút ống này rèn cho trẻ nhỏ tính tiết kiệm. Khi có tiền, cần phải biết tích cóp. Để đến khi không có tiền, vẫn có một khoản nhất định để trang trải cuộc sống, giúp chúng phần nào dễ thở hơn trong vấn nạn nghèo đói đang bao phủ đại đa số chúng ta bây giờ!

Chúng ta cật lực kiếm tiền, nhưng cũng dễ dàng để bị lừa mất trắng số tiền đó. Khi mất tiền ta cảm thấy hối hận, lại lăn xả vào kiếm tiền, rồi tích cóp, rồi lại để mất tiền vì lí do gì đó. Cuối cùng, nghèo vẫn hoàn nghèo.

Thực tế đã chứng minh, những đồng tiền ta đút vào trong con lợn đất, thường bị móc ra từ rất sớm. Đến khi đập lợn, chúng ta thường giật mình, không biết tiền đút bao năm đi đâu hết rồi. Vì vậy, tiền trong lợn đất thường ít khi đủ để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, gian khổ.

Khi chúng ta lớn lên thêm chút nữa, nhu cầu sử dụng tiền của chúng ta ngày một lớn hơn. Chúng ta nhìn gì cũng muốn mua, trong tay khi ấy thường không có lấy một đồng. Những lúc đó, chỉ muốn hét thật to…

Khi chúng ta đến tuổi trưởng thành, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề về tiền lương. Nếu mặt chúng ta không đủ dày, hay không có đủ sự dũng cảm cần thiết, tiền lương sẽ luôn là vấn đề ám ảnh. Và cứ như vậy, cả đời chúng ta vẫn không thể thoát nghèo.

Đời người, là quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ với cái nghèo. Nếu chúng ta có thể đạt thoả thuận đình chiến với cái nghèo, hoặc trong lúc tranh đấu ta vẫn có thời gian để làm việc ta muốn, khi ấy ta mới có thể trở thành người chiến thắng thực sự.

Điểm mạnh của người nghèo: Càng nghèo, cuộc sống càng vui vẻ? - Ảnh 1.

– 02 – 

Cái gọi là nghèo, thật ra chỉ mang tính chất tương đối.

Có người lúc nào cũng khản cổ gào lên kêu mình không có tiền. Họ tích cực đầu tư vào chứng khoán, với số tiền lớn không tưởng. Sau đó lấy tay chỉ bộ quần áo họ đang mặc, đôi giày họ đang đeo như một bằng chứng không thể chối cãi cho sự nghèo của họ.

Có người làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, cũng đủ ăn, đủ mặc. Nhưng lúc nào họ cũng lo sợ một ngày nào đó không trả được tiền học phí cho con, để rồi làm bản thân u mê, mộng mị trong tư tưởng nghèo đói.

Không có khái niệm nghèo nhất. Trong mắt những người nghèo luôn tồn tại những người nghèo hơn họ.

Nghèo thật ra cũng có điểm tốt của nó. Những người sống trong sự giàu có, thịnh vượng, bản chất của họ có thể bị chính sự giàu có, thịnh vượng này che mờ. Hệ quả, những người khác sẽ khó nhìn thấy bản chất con người họ, dễ nảy sinh với họ những hiểu lầm đáng tiếc.

Người nghèo thì không. Khi không có tiền, những phẩm chất đạo đức của họ nổi bật lên trên. Người khác nhìn vào, dễ dàng đoán biết được chính xác một người nghèo là tốt hay xấu.

Người nghèo cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Họ ít khi bị người khác nhờ làm một việc gì đó phức tạp. Thời gian của họ ít khi phải chia sẻ với bất kì một ai.

Người nghèo cũng thường là những người hào phóng nhất, bởi không có khoảng cách giữa người nghèo với nhau. Họ chung sống trong hoà bình, không có sự ghen ghét, đố kị, khi gặp khó khăn họ cũng sẽ được nhiều người nghèo khác giúp đỡ.

Người nghèo không có nhiều tiền. Họ không có đủ tiền để mua nhà, ăn không đủ no, nhưng ít nhất vẫn đủ sống. Cuộc đời có thể lay lắt, nhưng họ vẫn có thời gian để tận hưởng niềm vui sống.

Điểm mạnh của người nghèo: Càng nghèo, cuộc sống càng vui vẻ? - Ảnh 2.

– 03 – 

Những người nghèo chỉ có một điểm yếu duy nhất, đó là dễ bị nhiễm phải một thứ virus tên là: Sợ. Họ sợ để người khác nhìn thấy.

“Đừng nhìn vào quần áo của tôi, chúng nhàu nhĩ lắm!”

“Đừng nhìn vào gương mặt của tôi, gương mặt đã hằn chặt những nếp nhăn do ngày đêm suy nghĩ khốn khổ.”

Người nghèo luôn có mặc cảm tự ti. 

Tuy nhiên, nghèo không phải một cái tội, nếu họ tìm được một thuốc đề kháng để ngăn virus này xâm nhập, tình trạng nghèo khó của họ sẽ không thể kéo dài mãi. Trời không mưa liền ba ngày, người không nghèo khổ suốt đời, chỉ cần họ có niềm tin, tương lai tươi sáng đang chờ họ phía trước.



Đình Trọng


Theo Trí Thức Trẻ