1. Không so sánh con mình với “con nhà người ta”
Nếu bố mẹ liên tục lấy “con nhà người ta” là hình mẫu chuẩn cho con nhà mình thì con trẻ sẽ dần dần bị mất tự tin. Từ đó, con ngại thể hiện tiềm năng trước mặt bố mẹ, thậm chí là che giấu vì sợ bị bố mẹ tiếp tục đem ra so sánh, chê không bằng “con nhà người ta”.
Nhận thức được năng lực rất quan trọng; nếu không được người lớn nhìn nhận đúng năng lực của mình, trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự kém cỏi, vô dụng, kèm theo đó có thể ôm hận, tức tối, có thể đi gây gổ với con nhà người ta để đòi lại “công bằng” cho mình.
2. Không nên tặng thưởng những món đồ nặng về vật chất cho con
Không nên dùng vật chất để thưởng cho con vì trẻ chỉ thích chơi đồ chơi sau 2, 3 ngày được mua cho, còn sau đó sẽ vứt qua một bên. Cô có nhớ, có một người mẹ từng kể rằng con chị ấy không thích tắm. Vì thế, để dỗ cho con tắm, chị ấy đã treo giải thưởng là đồ chơi.
Nhưng cô Mỹ Linh không cho rằng đó là một cách hay. Nếu có con gái, cô muốn nói với con rằng: “Khi con tắm sạch sẽ, con sẽ được trang điểm cho mẹ”. Còn nếu là bé trai: “Khi con tắm sạch sẽ, con sẽ được trang điểm cho bố”. Con sẽ rất thích làm như vậy, phần thưởng cho con sẽ trở nên thú vị hơn, là cách kết nối bố mẹ và con cái với nhau.
3. Không nên khắt khe thời gian biểu của con
Không hiếm các bậc phụ huynh thiết lập thời gian biểu cho con mỗi ngày và bắt buộc học xong thì con mới được đi chơi. Còn theo quan điểm của cô Mỹ Linh, khi học con cũng có thể chơi, khi chơi, con cũng có thể học.
Có một hôm trời mưa, cô kể lại rằng mẹ con cô không làm gì cả, chỉ chơi với nhau thôi. Trong công viên nước, mẹ và con thả lá xuống, xem lá của ai trôi nhanh hơn. Sau đó, mẹ hỏi con có biết vì sao trời mưa không, đã bao giờ con thắc mắc như vậy chưa… Cô cảm nhận được con mình thấy hứng thú khi đi tìm câu trả lời. Cách này khiến con muốn học và học rất nhanh.
4. Không để con tham gia quá nhiều lớp học ngoại khóa
Nếu bố mẹ chỉ đánh giá cao điểm số của các buổi học ngoại khoá, bạn sẽ khiến con trẻ suy nghĩ học chỉ vì điểm số. Nhiều năm học thêm như vậy có ích lợi gì? Thay vào đó hãy dành thời gian đi chơi cùng gia đình, như vậy tốt hơn cho trẻ.
5. Không nên thay con quyết định
Không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ, biết lựa chọn là một điều rất quan trọng. Cô Mỹ Linh đã chú ý đến điều này ngay từ khi các con còn nhỏ, ví dụ khi đi mua kem, cô cũng để các con tự chọn vị mình thích. Lúc học trung học, con trai lớn nói muốn đi du học Mỹ; ngôi trường mà con trai cô chọn lọt tọp 7, mỗi học sinh vào trường sẽ được nhận một con ngựa. Mỗi ngày, con của cô đều phải chăm sóc cho con ngựa ấy rồi mới đi ăn sáng. Thông điệp mà nhà trường muốn gửi đến là dạy cho học sinh bài học về tinh thần trách nhiệm.
6. Không nên phản đối chuyện yêu đương thời trung học
Tình yêu giúp chúng ta hiểu cảm giác được yêu và dạy chúng ta cách yêu thương mọi người cho nên cô khuyến khích các con trai mình có bạn gái và phải có trách nhiệm với những gì mình làm, đồng thời cha mẹ nên sớm dạy cho con trẻ hiểu về kiến thức giới tính.
7. Không nên đánh mắng con
Đánh con một roi rồi bắt con hứa lần sau con sẽ không như thế nữa, chắc chắn con sẽ không thể nhanh chóng hiểu được con đã làm sai điều gì và lỗi lần ấy có ảnh hưởng như thế nào. Tốt hơn hết, bố mẹ nên dành thời gian để giảng giải sai lầm cho con.
8. Không nên nói dối con
Cha mẹ nên tuân thủ lời hứa với con cái , nếu không trẻ sẽ nghĩ cha mẹ là kẻ nói dối. Nếu con trẻ không còn tin vào lời hứa thì cuộc sống sau này của con sẽ rất cô đơn.
9. Không nên vì công việc bỏ rơi con
Thời gian mà phụ huynh dành ra để bên cạnh các con, dù có ngắn ngủi thế nào, 2 phút hay 5 phút thì đối với bọn trẻ, đó chính là thiên đường không gì có thể sánh bằng.
10. Không nên để con chờ đợi khi con đặt câu hỏi
Các bố mẹ nên sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi của con, nếu gặp câu hỏi không biết đáp án, hãy cùng con tìm ra câu trả lời. Một lần khi đang nấu ăn thì con của cô Mỹ Linh đến hỏi tại sao bầu trời lại có màu xanh. Vì lúc đó không trả lời được, cô liền vặn nhỏ bếp và nói: “Câu hỏi của con thú vị nhé! Lát nữa mẹ con mình cùng tìm câu trả lời nhé!”
Theo Trí Thức Trẻ