Chốn công sở từ trước tới giờ luôn là một nơi rất tàn khốc, vì ở đó họ không nhìn vào sự vất vả của bạn mà chỉ nhìn vào thành quả mà bạn tạo ra.

Có một câu chuyện xảy ra như sau:

Một thực tập sinh mới đến bị ông chủ la, tức giận quá, cậu thanh niên đó “bật lại”, đòi dạy ông chủ cách làm người. Ông chủ chê thiết kế của cậu ta quá quê, màu sắc không được bắt mắt, muốn cậu ta thiết kế lại.

Cậu thanh niên tức giận:

“Sao ông nói chuyện khó nghe, nói chuyện thẳng thắn như vậy? Ông nói như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của tôi. Rõ rằng ông có thể nói là cậu làm rất tốt ở điểm này, điểm này tuy nhiên có vài chỗ vẫn cần phải thay đổi. Nếu ông nói như vậy tôi lập tức sẽ đi sửa ngay…”

Ông chủ cũng tức giận:

“Tôi là người phát lương cho cậu, không cần cậu phải dạy tôi nên nói năng như thế nào. Làm được thì làm, không làm được thì đi!”

 “Đi thì đi”, thực tập sinh đó nói. Sau đó đi luôn.

Thực ra, ở nơi làm việc thì bị mắng là chuyện bình thường, nói chuyện thẳng thắn cũng là chuyện thường thấy. Ở chốn công sở thì quan trọng nhất chính là hiệu suất.

Nơi làm việc trước giờ không phải một đại gia đình ấm áp tràn đầy tình yêu thương. Mọi người làm việc cùng nhau không phải là để dành thời gian ra dỗ dành, hay là nuôi dưỡng sở thích gì gì đó mà là để tạo ra giá trị, để kiếm về lợi nhuận cho công ty. Đừng hi vọng rằng công ty sẽ đem đến cho bạn sự ấm áp.

Vì vậy, lúc bị mắng, làm ơn hãy thu cái trái tim mong manh dễ vỡ của của bạn lại.

Thân làm việc trong môi trường công sở, đừng để cảm xúc chi phối bạn nhiều quá, mà hãy đi nghĩ xem người ta chỉ ra vấn đề gì ở bạn, từ đó nỗ lực đi khắc phục.

Những người mới đến, việc quan trọng nhất chính là học hỏi, rèn luyện bản lĩnh nơi công sở, có như vậy thì bạn mới có thể trở thành người không thể thay thế.

Còn có một số người mới đến xem nơi làm việc là trường học, luôn đợi có người đến dạy bạn, đợi người đến bảo bạn bây giờ nên làm gì. Anh trai à, công ty phát lương cho bạn, còn trường học thì thu tiền của bạn, vì vậy nên làm ơn hãy loại bỏ ngay cái tư tưởng vẫn đang ngồi trên ghế đó ra khỏi đầu, ở nơi làm việc, sẽ chẳng có ai thương xót những giọt nước mắt của bạn đâu.

Vậy ở trong môi trường làm việc khốc liệt như vậy, chúng ta nên làm sao để tự chủ?

Hãy nhớ, không bao giờ được để nước mắt rơi nơi làm việc: Hoặc là nổi bật, hoặc là chấp nhận bị knock-out! - Ảnh 1.

1. Kết quả dẫn đường

Ở nơi làm việc, quá trình không quan trọng, quan trọng nhất là kết quả

Đối với ông chủ mà nói, họ không hề quan tâm đến quá trình xảy ra sự việc, họ chỉ quan tâm là liệu bạn có thành công hay không. Đối với lãnh đạo, việc không thành công tức là chẳng có cái gì cả, không cần biết là chỉ thiếu một chút thôi hay còn thiếu sót rất nhiều, một khi đã không thành công thì tất cả đều như nhau.

Vậy rốt cuộc là bạn nên làm sao?

Khi làm việc, hãy hỏi mình những câu hỏi sau:

“Tôi cần thời gian bao lâu để đạt được kết quả?”

“Với tình hình trước mắt, liệu tôi có thể thành công hay không?”

“Nếu không thể thì làm sao mới có thể?”

“Nếu tôi không biết làm sao mới có thể thành công thì ai có thể sẽ biết?”

2. Không ngừng phủ định bản thân, chấp hành nhưng đồng thời cũng phải có suy nghĩ, chính kiến của riêng mình

Sự khác biệt giữa người ưu tú và người bình thường là ở chỗ: người ưu tú lúc nào cũng giữ bản thân tỉnh táo, có lập trường của riêng mình.

Chúng ta lúc nào cũng phải khiêm tốn, không ngừng phủ định bản thân, không ngừng hoài nghi, có như vậy mới có thể tìm ra được phương án tốt hơn. Trên thế giới này, không có tốt nhất, chỉ có tốt hơn.

Trong khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó, bạn có thể tự đối thoại với mình theo trình tự sau:

“Phương án của tôi chắc chắn không phải là phương án tốt nhất.”

“Tôi suy nghĩ như vậy đã đúng đắn chưa, cần bổ sung thêm cái gì không?”

“Tôi có thể làm như chưa từng nhận nhiệm vụ này, đứng từ một góc độ khác đi nhìn nhận nó được không?”

“Trong các phương án của tôi, có phải công đoạn nào cũng nên thực hiện không? Liệu có thể tối ưu hóa nó hơn không?”

“Giả sử phương án này là do người khác làm, tôi là người ra lệnh thực hiện phương án này, vậy nhìn phương án này, tôi thấy nó có được không?”

Cuối cùng, tìm hoặc tổng hợp lại phương án tối ưu nhất rồi sau đó đi thực hiện nó không thừa không thiếu một bước nào.

Hãy nhớ, không bao giờ được để nước mắt rơi nơi làm việc: Hoặc là nổi bật, hoặc là chấp nhận bị knock-out! - Ảnh 2.

3. Bất kể lúc nào cũng phải xác định mục tiêu rõ ràng

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ thường xuyên phải tiếp nhận nhiều sự thay đổi, hay những quan điểm, lập trường ý kiến khác nhau. Tất cả những thông tin này có thể đến từ chính bạn, từ ông chủ, từ khách hàng, đồng nghiệp, thậm chí từ những người qua đường.

Trong những trường hợp như vậy, phần lớn mọi người đều sẽ đưa ra quyết định vội vàng, sẽ thêm hoặc bớt trong kế hoạch mà mình đã đề ra trước đó, chưa kể trong quá trình thực hiện, bạn sẽ còn gặp phải những cạnh tranh không ngừng. những lúc như vậy, bạn phải làm sao?

Xuất hiện những trường hợp như này là bởi khi đó mọi người phần lớn đều đang chỉ nhìn trước mắt chứ chưa có cái nhìn và mục tiêu dài hạn, dù sao thì cúi đầu đi đường rất dễ đi sai, ngẩng đầu lên mà đi sẽ tốt hơn rất nhiều.

Làm sao để có thể duy trì mục tiêu rõ ràng?

Lúc đối sách gặp khó khăn, bạn có thể hỏi mình những câu hỏi sau:

“Mục tiêu của cả phương án này là gì?”

“Tính đến thời điểm này thì nguyên nhân của việc sửa đổi là gì?”

“Nguyên nhân này có phù hợp với mục tiêu hay không?”

“Phù hợp thì giữ, không phù hợp hãy dứt khoát từ bỏ.”

4. Biết rõ cái nào cần được ưu tiên

Trong cùng một khoảng thời gian thì chỉ có một chuyện là quan trọng nhất.

Chỉ có bản thân mình mới biết rằng chuyện nào nên cần được ưu tiên, có như vậy khi nhiệm vụ mới đến bạn mới không bị hoang mang, mới có thể kịp thời giải quyết được từng chuyện một. Tất nhiên đừng quá kì vọng vào lãnh đạo của bạn, lúc họ đưa việc cho bạn thì bản thân họ đôi khi cũng không rõ việc nào nên được làm trước, hoàn toàn phụ thuộc vào bạn thôi.

“Làm sao để xác định được cái nào cần được ưu tiên?”

“Lãnh đạo có từng nói qua việc nào nên được làm trước?”

“Trong tất cả các việc đang chờ thì deadline của việc nào gần nhất?”

“Việc nào mình có thể làm xong trước một cách nhanh chóng hơn?”

“Có việc nào mà deadline còn khá xa nhưng phải cần nhiều thời gian để hoàn thành nó không?”

Sau khi trả lời xong tất cả các câu hỏi đó thì hãy tiến hành làm việc A trước, rồi đến việc B, việc C. Cứ làm từng việc từng việc một, còn những việc còn lại cứ để nó thuận theo tự nhiên thôi.

Hãy nhớ, không bao giờ được để nước mắt rơi nơi làm việc: Hoặc là nổi bật, hoặc là chấp nhận bị knock-out! - Ảnh 3.

5. Tạm biệt chủ nghĩa anh hùng cá nhân

Không có một cá nhân hoàn hảo, chỉ có một nhóm hoàn hảo.

Đầu tiên, khi bạn cảm thấy bản thân mình rất mạnh, bạn sẽ vô thức thể hiện thái độ có phần khinh thường và ức hiếp những người yếu hơn, bởi vì bạn thông minh.

Tiếp theo, khi bạn hi vọng một mình mình có thể hoàn thành một chuyện gì đó, thì kết quả lại cho thấy thành quả của bạn luôn không bằng thành quả của một nhóm người chuyên nghiệp hơn.

Lại nói, ở nơi làm việc thì làm việc nhóm là một việc vô cùng quan trọng. Làm việc nhóm sẽ gúp bạn đạt được những thành quả mà có thể trước giờ bạn chưa tưởng tượng ra.

Không tồn tại sự công bằng tuyệt đối ở nơi làm việc, bất kể là bạn có than phiền ra sao, có không vui như thế nào, cảm thấy vẫn còn đang muốn ăn tiếp, vẫn còn muốn ngủ tiếp thì công việc cũng vẫn cứ phải làm. 

Những lúc như vậy hãy bình tĩnh lại, tích cực nâng cao giá trị bản thân, dùng hành động thực tế để chứng minh bản lĩnh của mình, chứng minh mình không thể thay thế, khiến người khác phải nhìn bạn bằng con mắt khác. Bởi lẽ, không có nước mắt ở nơi làm việc, hoặc là bạn nổi bật, hoặc là bị knock-out.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Write A Comment