Tag

sếp

Browsing

Hãy bắt đầu thực hành cách ứng xử ngay từ hôm nay để đạt thành công vững chắc hơn nữa.

Chán công việc của mình

Có thể bạn chán việc, nhưng đừng bao giờ nói với ai ở công ty, nhất là với sếp. Cách tốt hơn là nhận diện những thách thức mà bạn muốn giải quyết rồi đề nghị với sếp cho bạn nhận thêm nhiệm vụ đó, hoặc chuyển nhiệm vụ khác. Không ai muốn biết là bạn có chán việc hay không, vì thế, hãy giữ điều đó cho riêng mình. Nếu không, rất có thể bạn sẽ lại rơi vào cảnh phải đi tìm một công việc khác.

Đã đến lúc nghỉ chưa

Không nên để lại ấn tượng rằng, bạn cảm thấy lẽ ra đang ở một nơi khác rồi chứ không phải là còn ở lại cơ quan. Cho dù công việc của bạn không thú vị thì trong giờ làm việc, bạn hãy tập trung và đừng để người khác nhìn thấy bạn lúc nào cũng lén nhìn đồng hồ. Nếu làm vậy, bạn sẽ rất dễ lâm vào cảnh thất nghiệp.

Bất kỳ câu nào có từ “nhưng” theo sau

Chẳng hạn “Tôi là một người làm việc theo nhóm, nhưng…” hay “Tôi không có ý phàn nàn, nhưng…”. Từ “nhưng” trong những câu này có ý nghĩa phủ nhận hoàn toàn những nội dung trong vế trước. Nếu bạn không muốn phàn nàn thì sẽ không có từ “nhưng” nào cả. 

Nếu bạn là một người làm việc theo nhóm, đừng nêu với sếp lý do về việc bạn không hòa đồng với nhóm. Hãy cân nhắc về cách trình bày suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn nói những câu tương tự như trên, rất có thể bạn đã nói nhiều lần. Qua nhiều lần, cách nói như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt đẹp với sếp.

“Không, tôi không thể”

Dù có thân đến đâu bạn cũng không được thể hiện những điều này với sếp - Ảnh 1.

Có nhiều tình huống mà bạn biết chắc mình không thể hoàn thành một công việc nào đó. Nhưng lập tức nói “không” với sếp khi nhận nhiệm vụ thì thật thiếu khôn ngoan. Một cách khả dĩ hơn là bạn đề nghị sếp cho bạn thêm thời gian để suy nghĩ về công việc, tìm ra cách hoàn thành. Sẽ là hợp lý nếu bạn xin sếp bổ sung nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, cần thiết để giải quyết công việc, nhưng tránh nói “hoàn toàn không thể” nếu bạn còn chưa thử tìm kiếm các giải pháp.

Công ty khác mới bạn đầu quân cho họ

Sử dụng lời mời làm việc từ công ty khác để đòi hỏi sếp tăng lương sẽ không phải là một quyết định khôn ngoan. Sếp sẽ cho rằng, bạn đang có ý định xin nghỉ và nếu công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bạn có thể là người bị sa thải đầu tiên. Chính vì thế, nếu muốn tăng lương thì hãy thể hiện bằng chính năng lực làm việc của bạn.

Bạn chỉ làm được đến thế

Bạn có bài thuyết trình tối hôm trước, nhưng sếp lại không đánh giá cao kế hoạch của bạn. Có thể do bạn làm việc quá tách biệt hoặc bạn không có nhiều sự hỗ trợ, song đừng dại gì mà khẳng định với sếp bạn chỉ có thể làm được đến thế. Hãy cho sếp thấy rằng bạn đã cố gắng hết sức và bạn sẽ không dừng lại ở đó.

Lương ở đây thấp hơn năng lực của bạn

99% là bạn sai khi nói điều này bởi đó là cách phản ứng tiêu cực. Sếp hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: Thế thì bạn đang ở đây làm gì? Hãy kiếm việc khác! Bạn hãy chứng tỏ khả năng của mình trước khi đưa ra yêu cầu hay đòi hỏi.

*Nội dung trích cuốn “101 mẹo đối phó với sếp”, Minh Phương biên soạn.



Diệu Bảo


Theo Trí Thức Trẻ

Ông bà ta có câu: “Im lặng là vàng”. Rất nhiều bạn trẻ đã áp dụng lời dạy này vào công việc. Nhưng rốt cuộc, vàng đâu không thấy, chỉ thấy sự im lặng giống như một loại virus phá hủy mọi mối quan hệ, cơ hội và cả công việc của mình. Rốt cuộc, lời ông bà sai hay chúng ta sai?

Trong công việc, suốt hơn 10 năm qua tôi đã có cơ hội cộng tác với rất nhiều bạn trẻ, sinh viên cũng có, mà ra trường cũng có. Giới trẻ Việt Nam nhìn chung rất năng động, ham học hỏi, nhưng cũng có rất nhiều bạn phạm phải một sai lầm chết người khi đi làm: Tự biến mình thành những chú mèo hồng Hello Kitty “không có miệng” ở công sở, xem im lặng là vàng, rốt cuộc tự chuốc cho mình rất nhiều thứ đáng tiếc.

Nhưng rốt cuộc là tại sao?

Sau khi chứng kiến nhiều câu chuyện, tôi đã hiểu ra rằng đó chính là hậu quả của những hiểu lầm trong môi trường công sở. Nỗi sợ hãi đã khiến các bạn trẻ câm lặng!

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất và phổ biến nhất của các bạn trẻ ở công sở chính là: Sếp! Mà chẳng cứ gì là bạn trẻ, nhiều người đi làm đã lâu vẫn luôn xem sếp là “ông kẹ” công sở. Người lao động nhìn chung vẫn e ngại khi nhìn vào một quyền lợi của mình: Quyền được đối thoại, ngay cả là với sếp “bự” nhất!

Một ví dụ đơn giản mà tôi từng trải qua: Ngày trước tôi từng tuyển một bạn trẻ có nền tảng khá tốt, là sinh viên giỏi của một trường đại học thuộc hàng top đầu. Gặp nhau bàn bạc, trao đổi công việc, bạn cứ dạ dạ gật gật, rồi tự dưng sau đó “lặn không sủi bọt”, nhắn tin không trả lời, điện thoại không bắt máy.

Một thời gian sau, tôi tình cờ biết được bạn đi than vãn là bị tôi ép buộc làm việc quá sức (bạn chưa chính thức làm việc được ngày nào), bạn không kham nổi deadline nên tự rút không làm nữa, nhưng lúc giao deadline bạn chỉ gật đầu dạ dạ, khi được hỏi ý kiến cũng dạ dạ gật gật. Tôi đương nhiên là sửng sốt vô cùng, nhưng ngay lập tức hiểu ra bạn này thuộc vào kiểu bạn trẻ mới đi làm.

Mèo hồng Hello Kitty chốn công sở: Những kẻ đi làm nhưng không có miệng, ngại hỏi, ngại phô bày yếu kém của chính mình - Ảnh 1.

Đó là bạn mang điểm yếu rõ ràng về mặt giao tiếp

Cốt lõi nhất của làm việc là mạnh dạn trao đổi với nhau. Nếu thấy có bất cứ điều gì vướng mắc thì cứ mạnh dạn nói ra. Nhưng nhiều người lại chọn giải pháp im lặng, bất mãn, rồi nghỉ việc. Trong khi câu chuyện hoàn toàn có thể diễn ra theo một chiều hướng khác!

Hành động này xuất phát từ tâm lí nhiều người cứ nghĩ: Sếp là những kẻ chả bao giờ quan tâm bạn bận rộn thế nào hay đang có khó khăn gì, họ chỉ muốn kết quả, nếu bạn không thể đáp ứng yêu cầu thì xin chào tạm biệt. Tôi nghĩ đúng là có kiểu sếp này tồn tại trên đời, nhưng đây hoàn toàn là kiểu quản lí không hợp lý.

Những người quản lí có kinh nghiệm thừa hiểu rằng nhân sự nào cũng là một con người với cuộc sống riêng của họ. Vì thế trong công việc, họ luôn cân bằng giữa đòi hỏi và thực tế, cụ thể như thế này:

Tôi muốn anh làm cho tôi 10 điều này – đây là mặt lí tưởng, nhưng người quản lí tốt luôn hiểu rằng về mặt thực tế có thể có rất nhiều phát sinh: Thời gian để thực hiện cần dài hơn vì lí do ABC, hoặc nhân sự này chỉ có thể thực hiện được 8 điều vì lí do XYZ.

Môi trường làm việc tốt luôn là sự điều chỉnh hài hòa giữa đòi hỏi và thực tế, giữa sự cố gắng hết sức của nhân viên và sự cảm thông lẫn dẫn dắt động viên của người quản lí. Đó cũng là lí do vì sao không phải người có tài nào cũng có thể làm sếp. Tài năng đòi hỏi IQ, nhưng khả năng quản lí còn đòi hỏi cả EQ nữa.

Chính vì thế, các bạn trẻ hãy hiểu rằng sếp chỉ đặt ra cho bạn bài toán A chứ không phải là mệnh lệnh A. Mà “làm toán” thì chúng ta cùng làm. Khi sếp hỏi: “Em có gì muốn trao đổi không?” thì đây chính là lúc để bạn đưa ra ý kiến phản hồi rằng bạn nghĩ mình có thể giải được bao nhiêu %, mất bao lâu, cần thêm trợ giúp gì…

Sếp không phải là ông kẹ công sở, người mà nhất nhất chỉ ra mệnh lệnh hay chực chờ “vùi dập” bạn. Bạn có quyền đối thoại, trao đổi với sự cầu tiến và cố gắng hết mức.

Mèo hồng Hello Kitty chốn công sở: Những kẻ đi làm nhưng không có miệng, ngại hỏi, ngại phô bày yếu kém của chính mình - Ảnh 2.

Trường hợp của bạn gái mà tôi vừa kể chỉ là mức nhẹ nhất của việc áp dụng sai câu “Im lặng là vàng”. Nhưng đáng tiếc là cô bạn này mất đi cơ hội mà bạn chưa bao giờ được nhìn thấy, thành ra có thể với cô ấy nó chẳng mang lại bài học gì.

Nhưng với nhiều bạn trẻ khác, việc áp dụng sai lời ông bà dạy “Im lặng là vàng” lại mang đến khá nhiều hậu quả. Đó là với các bạn đã thực sự ở vào môi trường công sở và sống với nó mỗi ngày.

“Hello Kitty” công sở thường im lặng trước những điều mà lẽ ra cần phải trao đổi vì trong họ còn rất nhiều nỗi sợ hãi khác.

Không hỏi những vấn đề mình chưa biết

Nhiều sinh viên đi làm thêm hoặc mới ra trường và lần đầu bước vào công sở thường hay được khuyên rằng “Im lặng là vàng”. Lời dạy này thường được phiên ra thành: Đừng có dại mà thắc mắc quá nhiều kẻo bị mắng, bị khinh. Sự im lặng bỗng chốc bị đánh đồng thành thụ động, khép mình.

Trong khi lẽ ra nó phải là thái độ cầu thị khôn ngoan mà không cần đến “mồm mép tép nhảy”. Bạn không nói nhưng phải quan sát, không nói nhiều nhưng phải hỏi đúng trọng tâm đâu là chỗ mình còn mơ hồ. Đó mới chính là ý nghĩa thực sự của câu “Im lặng là vàng”!

Thực ra phân tích tâm lí của những người trẻ đi làm là công việc khá phức tạp và cần nhiều giấy mực.

Không lên tiếng thắc mắc còn có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Sợ bị nói ngu dốt là một phần, nhiều bạn trẻ không lên tiếng hỏi còn là vì nghĩ… mình đã biết “tỏng” hết rồi. Cuối cùng, dù không biết gì hay nghĩ mình biết tuốt đều có thể dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng.

Đến khi hậu họa ập tới mới chống chế yếu ớt: “Tại em không biết?”. Không biết tại sao không hỏi???

Nhưng thực ra, có sai sót xảy ra để thức tỉnh đã là chuyện may. Vì có làm thì có sai, sai mà biết sửa thì thành ra lại tốt hơn. Có những kẻ ăn may dù không hỏi han thắc mắc gì nhưng hậu họa không xảy ra nên càng lúc càng tưởng rằng “cứ hồn nhiên rồi em sẽ bình yên”. Nhưng họ không hiểu rằng việc im lặng thụ động nơi công sở sẽ dẫn đến hậu quả không thấy được ngay trước mắt nhưng thực sự nguy hại về sau: Các bạn có thể làm đến vài năm trong một vị trí mà thực sự chẳng học hỏi được thêm điều gì, “ù ù cạc cạc” về lĩnh vực mình đang làm việc.

Mèo hồng Hello Kitty chốn công sở: Những kẻ đi làm nhưng không có miệng, ngại hỏi, ngại phô bày yếu kém của chính mình - Ảnh 3.

Làm việc tức là hướng tới sự phát triển chứ đừng chỉ mưu cầu sự ấm êm. Chính vì cứ mong đợi một chỗ ngồi ổn định nên nhiều người ngại hỏi, ngại vỡ ra vấn đề. Nhưng nếu thế, bạn sẽ không bao giờ tiến lên được. Hãy làm việc như cách mà Leah LaBelle đã nói: “Làm việc thật vất vả để đạt được thứ bạn muốn vì không thứ gì đến với mình mà không có sự đấu tranh.”

Không đề nghị những vấn đề quyền lợi cho mình, không thắc mắc về những thứ cảm thấy chưa hợp lí hoặc bất công.

Đây chính là hai khía cạnh khác mà các bạn trẻ thường e ngại nói đến. Không đề nghị những vấn đề quyền lợi cho mình, tại sợ bị đánh giá mới đi làm đã đòi hỏi này nọ. Không thắc mắc về những thứ mình cảm thấy chưa hợp lí hoặc bất công, tại sợ bị ghét, bị đuổi, bị trù dập…

Những trường hợp này lại phân công sở ra làm hai hạng người: Hello Kitty và “Bà nội thiên hạ”. Những người không bao giờ lên tiếng thắc mắc và những người lúc nào cũng đòi hỏi dù chưa thực sự làm nên cơm cháo gì.

Ở giữa hai kiểu người này chính là những người hiểu được sự khéo léo trong giao tiếp. Hỏi làm sao để là lời đề nghị chứ không phải yêu sách. Nói làm sao để là sự trao đổi chứ không phải là gây hấn.

Nhưng thực ra bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì điều này hiếm khi là khả năng sẵn có, mà là hình thành qua kinh nghiệm. Tốt nhất vẫn là bạn cứ phải lên tiếng đi, cứ cân nhắc câu chữ, rồi dần dần sẽ học được cách giao tiếp tốt nhất.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được trích từ YBOX.VN |Youth Confession.



PV


Theo Trí Thức Trẻ/Youth Confessions

1. Sự đáng tin

Ông chủ nào cũng muốn nhân viên của mình đi làm, tan làm đúng giờ và hoàn thành công việc đúng hạn hoặc sớm hơn. Họ cũng muốn các nhân viên chứng minh được sự tận tâm cũng như sự coi trọng của họ đối với công việc.

Không chỉ vậy, các ông chủ còn luôn tìm kiếm sự nhiệt tình, siêng năng và hi vọng nhân viên của mình có khả năng tập trung vào công việc thay vì dễ bị xao lãng bởi các sự việc, sự vật xung quanh.

2. Sự tôn trọng

6 điều ông chủ nào cũng muốn thấy ở nhân viên: Đi làm thuê mà không nắm rõ thì đừng hỏi vì sao sự nghiệp mãi long đong - Ảnh 1.

Nhân viên trong một công ty luôn phải biết tôn trọng sếp và các đồng nghiệp của mình. Điều này có nghĩa họ nên tránh “ngồi lê đôi mách”, tránh những tin đồn ở văn phòng, nói xấu hoặc tranh cãi với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, họ cần thực hiện theo những chỉ dẫn của sếp, dành thời gian để lắng nghe cẩn thận và rõ ràng khi sếp chia sẻ thông tin gì đó.

3. Sự trung thực

Trung thực luôn là một trong những yêu cầu của các ông chủ đối với nhân viên. Họ có thể tin tưởng nhân viên của mình để từ đó đưa ra những đánh giá thật về hiệu suất công việc của bản thân cũng như nhân viên. Ví dụ, nếu một nhân viên biết rằng họ không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, cô ấy cần báo cáo trước với sếp để có thể nhận thêm sự hỗ trợ nếu cần thiết.

Các nhân viên cũng nên thành thực về mặt đạo đức. Những nhân viên thực hiện các hành vi phi đạo đức như dối trá trong bản lý lịch cá nhân hay bán bí mật thương mại cho đối thủ cạnh tranh của công ty thường sẽ bị sa thải ngay lập tức.

4. Sự chuyên nghiệp

6 điều ông chủ nào cũng muốn thấy ở nhân viên: Đi làm thuê mà không nắm rõ thì đừng hỏi vì sao sự nghiệp mãi long đong - Ảnh 2.

Các sếp luôn muốn nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân trong mọi thời điểm, từ lời nói đến cách cư xử, các nhiệm vụ cũng như ngoại hình. Nhân viên phải cư xử lịch sự với khách hàng và đồng nghiệp. Đồng thời, họ cũng cần phải tự hào về công việc của mình và đảm bảo hoàn thành nó thật tốt, thật hoàn hảo.

5. Khả năng thích ứng tốt và có trách nhiệm

Khi phải ứng phó với việc thay đổi nhiệm vụ, làm việc với đồng nghiệp mới hay những thay đổi khác ở nơi làm việc, thích ứng là kỹ năng cần thiết và quan trọng. Bởi vậy, một trong những điều mà các ông chủ muốn thấy ở nhân viên là sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trong công việc hàng ngày.

Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần là những người có trách nhiệm. Họ phải sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được giao cũng như với những sai lầm do mình gây ra.

6. Khả năng làm việc nhóm

Những người làm sếp luôn muốn nhân viên của mình có khả năng hợp tác, phối hợp với các đồng nghiệp khi thực hiện các dự án của công ty. Như thế, nhân viên cần phải biết kết hợp hài hòa giữa cái “tôi” và cái “ta”, giữa cá nhân và tập thể.

6 điều ông chủ nào cũng muốn thấy ở nhân viên: Đi làm thuê mà không nắm rõ thì đừng hỏi vì sao sự nghiệp mãi long đong - Ảnh 3.

Đồng thời họ cũng cần quản lý tốt các vấn đề cá nhân của mình bởi những vấn đề này sẽ có thể can thiệp, gây ảnh hưởng nhiều đến nhiệm vụ của nhóm và làm gián đoạn hiệu suất của họ tại nơi làm việc.

Mặt khác, các nhân viên cũng nên luyện cho mình khả năng xoay xở, sự tháo vát, sự tự định hướng cá nhân và có khả năng làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề sáng tạo hơn, nhanh chóng hơn. Các ông chủ sẽ có thể dựa vào một nhân viên để đưa ra quyết định của riêng mình và xử lý các dự án một mình mà không cần hỗ trợ.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế/Chron

1. Chuyển đổi áp lực thành tiềm lực 

Áp lực vừa đủ sẽ trở thành cội nguồn của động lực. Nếu áp lực quá nhỏ thì không thể kích thích đủ tiềm năng, do đó căng thẳng ở một mức độ thích hợp cũng không hẳn là xấu, bởi như vậy mới có thể kích thích được tiềm năng của nhân viên.

Tuy nhiên khi áp lực vượt quá một giới hạn nhất định nào đó, lại dẫn đến tình trạng quá tải và mất bình tĩnh của nhân viên. 

2. Bạn hiểu cũng phải để sếp hiểu 

Chúng ta phải hiểu rằng, đa số các sếp tạo áp lực thích hợp cũng là vì để việc kích thích tiềm năng của bạn có hiệu quả hơn, vì vậy đối mặt áp lực với thái độ tích cực có thể kích thích được tiềm lực của bạn. Tất nhiên, nếu như bạn cho rằng cấp trên nhìn bạn không thuận mắt, chỉ sợ bạn mệt mà không gục, điều đó cũng có thể xảy ra, suy cho cùng thì không phải sếp nào cũng biết cách lãnh đạo.

Bạn là người hiểu rõ nhất áp lực và tiềm lực mà bản thân có thể chống chịu. Khi phải đối mặt với những cấp trên không quan tâm đến khả năng chống chịu áp lực của nhân viên mà gây áp lực quá mức, bạn cần một cuộc trò chuyện riêng một cách chi tiết về việc này để cấp trên hiểu rõ hơn. 

Nhân viên khôn khéo bật mí bí quyết biến áp lực thành tiềm lực, khiến sếp cũng phải nể vài phần - Ảnh 1.

3. Học cách truyền áp lực lại cho sếp 

Khi bạn nhận ra rằng bạn đang chịu áp lực quá lớn từ sếp, bạn có thể phối hợp với các đồng nghiệp khác truyền áp lực này lại cho sếp, không đạt được kết quả mà sếp mong muốn sẽ khiến sếp lưu tâm, vài lần như vậy, sếp sẽ thay đổi chiến lược, vì vậy, học cách truyền áp lực đi cũng là một phương pháp quan trọng để hóa giải căng thẳng của bạn. 

4. Không ngừng nâng cao bản thân, hãy bình thản và tự tin 

Vẻ bình tĩnh trước áp lực đến từ sự tự tin về khả năng của chính mình và mức độ nắm vững chính xác những hạng mục công việc.

Nếu như mỗi ngày bạn thực hiện một số cải thiện nhất định cho các mục tiêu trong tương lai một cách có kế hoạch và tầm nhìn, khi căng thẳng ập đến, bạn có thể bình thản đứng trên áp lực, bởi vì khi bạn nhìn thấu sự việc, suy nghĩ thông suốt, giải quyết hợp lí, tự nhiên cũng sẽ không còn áp lực nào làm khó được bạn.



Tu An


Theo Trí Thức Trẻ

Chốn công sở từ trước tới giờ luôn là một nơi rất tàn khốc, vì ở đó họ không nhìn vào sự vất vả của bạn mà chỉ nhìn vào thành quả mà bạn tạo ra.

Có một câu chuyện xảy ra như sau:

Một thực tập sinh mới đến bị ông chủ la, tức giận quá, cậu thanh niên đó “bật lại”, đòi dạy ông chủ cách làm người. Ông chủ chê thiết kế của cậu ta quá quê, màu sắc không được bắt mắt, muốn cậu ta thiết kế lại.

Cậu thanh niên tức giận:

“Sao ông nói chuyện khó nghe, nói chuyện thẳng thắn như vậy? Ông nói như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của tôi. Rõ rằng ông có thể nói là cậu làm rất tốt ở điểm này, điểm này tuy nhiên có vài chỗ vẫn cần phải thay đổi. Nếu ông nói như vậy tôi lập tức sẽ đi sửa ngay…”

Ông chủ cũng tức giận:

“Tôi là người phát lương cho cậu, không cần cậu phải dạy tôi nên nói năng như thế nào. Làm được thì làm, không làm được thì đi!”

 “Đi thì đi”, thực tập sinh đó nói. Sau đó đi luôn.

Thực ra, ở nơi làm việc thì bị mắng là chuyện bình thường, nói chuyện thẳng thắn cũng là chuyện thường thấy. Ở chốn công sở thì quan trọng nhất chính là hiệu suất.

Nơi làm việc trước giờ không phải một đại gia đình ấm áp tràn đầy tình yêu thương. Mọi người làm việc cùng nhau không phải là để dành thời gian ra dỗ dành, hay là nuôi dưỡng sở thích gì gì đó mà là để tạo ra giá trị, để kiếm về lợi nhuận cho công ty. Đừng hi vọng rằng công ty sẽ đem đến cho bạn sự ấm áp.

Vì vậy, lúc bị mắng, làm ơn hãy thu cái trái tim mong manh dễ vỡ của của bạn lại.

Thân làm việc trong môi trường công sở, đừng để cảm xúc chi phối bạn nhiều quá, mà hãy đi nghĩ xem người ta chỉ ra vấn đề gì ở bạn, từ đó nỗ lực đi khắc phục.

Những người mới đến, việc quan trọng nhất chính là học hỏi, rèn luyện bản lĩnh nơi công sở, có như vậy thì bạn mới có thể trở thành người không thể thay thế.

Còn có một số người mới đến xem nơi làm việc là trường học, luôn đợi có người đến dạy bạn, đợi người đến bảo bạn bây giờ nên làm gì. Anh trai à, công ty phát lương cho bạn, còn trường học thì thu tiền của bạn, vì vậy nên làm ơn hãy loại bỏ ngay cái tư tưởng vẫn đang ngồi trên ghế đó ra khỏi đầu, ở nơi làm việc, sẽ chẳng có ai thương xót những giọt nước mắt của bạn đâu.

Vậy ở trong môi trường làm việc khốc liệt như vậy, chúng ta nên làm sao để tự chủ?

Hãy nhớ, không bao giờ được để nước mắt rơi nơi làm việc: Hoặc là nổi bật, hoặc là chấp nhận bị knock-out! - Ảnh 1.

1. Kết quả dẫn đường

Ở nơi làm việc, quá trình không quan trọng, quan trọng nhất là kết quả

Đối với ông chủ mà nói, họ không hề quan tâm đến quá trình xảy ra sự việc, họ chỉ quan tâm là liệu bạn có thành công hay không. Đối với lãnh đạo, việc không thành công tức là chẳng có cái gì cả, không cần biết là chỉ thiếu một chút thôi hay còn thiếu sót rất nhiều, một khi đã không thành công thì tất cả đều như nhau.

Vậy rốt cuộc là bạn nên làm sao?

Khi làm việc, hãy hỏi mình những câu hỏi sau:

“Tôi cần thời gian bao lâu để đạt được kết quả?”

“Với tình hình trước mắt, liệu tôi có thể thành công hay không?”

“Nếu không thể thì làm sao mới có thể?”

“Nếu tôi không biết làm sao mới có thể thành công thì ai có thể sẽ biết?”

2. Không ngừng phủ định bản thân, chấp hành nhưng đồng thời cũng phải có suy nghĩ, chính kiến của riêng mình

Sự khác biệt giữa người ưu tú và người bình thường là ở chỗ: người ưu tú lúc nào cũng giữ bản thân tỉnh táo, có lập trường của riêng mình.

Chúng ta lúc nào cũng phải khiêm tốn, không ngừng phủ định bản thân, không ngừng hoài nghi, có như vậy mới có thể tìm ra được phương án tốt hơn. Trên thế giới này, không có tốt nhất, chỉ có tốt hơn.

Trong khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó, bạn có thể tự đối thoại với mình theo trình tự sau:

“Phương án của tôi chắc chắn không phải là phương án tốt nhất.”

“Tôi suy nghĩ như vậy đã đúng đắn chưa, cần bổ sung thêm cái gì không?”

“Tôi có thể làm như chưa từng nhận nhiệm vụ này, đứng từ một góc độ khác đi nhìn nhận nó được không?”

“Trong các phương án của tôi, có phải công đoạn nào cũng nên thực hiện không? Liệu có thể tối ưu hóa nó hơn không?”

“Giả sử phương án này là do người khác làm, tôi là người ra lệnh thực hiện phương án này, vậy nhìn phương án này, tôi thấy nó có được không?”

Cuối cùng, tìm hoặc tổng hợp lại phương án tối ưu nhất rồi sau đó đi thực hiện nó không thừa không thiếu một bước nào.

Hãy nhớ, không bao giờ được để nước mắt rơi nơi làm việc: Hoặc là nổi bật, hoặc là chấp nhận bị knock-out! - Ảnh 2.

3. Bất kể lúc nào cũng phải xác định mục tiêu rõ ràng

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ thường xuyên phải tiếp nhận nhiều sự thay đổi, hay những quan điểm, lập trường ý kiến khác nhau. Tất cả những thông tin này có thể đến từ chính bạn, từ ông chủ, từ khách hàng, đồng nghiệp, thậm chí từ những người qua đường.

Trong những trường hợp như vậy, phần lớn mọi người đều sẽ đưa ra quyết định vội vàng, sẽ thêm hoặc bớt trong kế hoạch mà mình đã đề ra trước đó, chưa kể trong quá trình thực hiện, bạn sẽ còn gặp phải những cạnh tranh không ngừng. những lúc như vậy, bạn phải làm sao?

Xuất hiện những trường hợp như này là bởi khi đó mọi người phần lớn đều đang chỉ nhìn trước mắt chứ chưa có cái nhìn và mục tiêu dài hạn, dù sao thì cúi đầu đi đường rất dễ đi sai, ngẩng đầu lên mà đi sẽ tốt hơn rất nhiều.

Làm sao để có thể duy trì mục tiêu rõ ràng?

Lúc đối sách gặp khó khăn, bạn có thể hỏi mình những câu hỏi sau:

“Mục tiêu của cả phương án này là gì?”

“Tính đến thời điểm này thì nguyên nhân của việc sửa đổi là gì?”

“Nguyên nhân này có phù hợp với mục tiêu hay không?”

“Phù hợp thì giữ, không phù hợp hãy dứt khoát từ bỏ.”

4. Biết rõ cái nào cần được ưu tiên

Trong cùng một khoảng thời gian thì chỉ có một chuyện là quan trọng nhất.

Chỉ có bản thân mình mới biết rằng chuyện nào nên cần được ưu tiên, có như vậy khi nhiệm vụ mới đến bạn mới không bị hoang mang, mới có thể kịp thời giải quyết được từng chuyện một. Tất nhiên đừng quá kì vọng vào lãnh đạo của bạn, lúc họ đưa việc cho bạn thì bản thân họ đôi khi cũng không rõ việc nào nên được làm trước, hoàn toàn phụ thuộc vào bạn thôi.

“Làm sao để xác định được cái nào cần được ưu tiên?”

“Lãnh đạo có từng nói qua việc nào nên được làm trước?”

“Trong tất cả các việc đang chờ thì deadline của việc nào gần nhất?”

“Việc nào mình có thể làm xong trước một cách nhanh chóng hơn?”

“Có việc nào mà deadline còn khá xa nhưng phải cần nhiều thời gian để hoàn thành nó không?”

Sau khi trả lời xong tất cả các câu hỏi đó thì hãy tiến hành làm việc A trước, rồi đến việc B, việc C. Cứ làm từng việc từng việc một, còn những việc còn lại cứ để nó thuận theo tự nhiên thôi.

Hãy nhớ, không bao giờ được để nước mắt rơi nơi làm việc: Hoặc là nổi bật, hoặc là chấp nhận bị knock-out! - Ảnh 3.

5. Tạm biệt chủ nghĩa anh hùng cá nhân

Không có một cá nhân hoàn hảo, chỉ có một nhóm hoàn hảo.

Đầu tiên, khi bạn cảm thấy bản thân mình rất mạnh, bạn sẽ vô thức thể hiện thái độ có phần khinh thường và ức hiếp những người yếu hơn, bởi vì bạn thông minh.

Tiếp theo, khi bạn hi vọng một mình mình có thể hoàn thành một chuyện gì đó, thì kết quả lại cho thấy thành quả của bạn luôn không bằng thành quả của một nhóm người chuyên nghiệp hơn.

Lại nói, ở nơi làm việc thì làm việc nhóm là một việc vô cùng quan trọng. Làm việc nhóm sẽ gúp bạn đạt được những thành quả mà có thể trước giờ bạn chưa tưởng tượng ra.

Không tồn tại sự công bằng tuyệt đối ở nơi làm việc, bất kể là bạn có than phiền ra sao, có không vui như thế nào, cảm thấy vẫn còn đang muốn ăn tiếp, vẫn còn muốn ngủ tiếp thì công việc cũng vẫn cứ phải làm. 

Những lúc như vậy hãy bình tĩnh lại, tích cực nâng cao giá trị bản thân, dùng hành động thực tế để chứng minh bản lĩnh của mình, chứng minh mình không thể thay thế, khiến người khác phải nhìn bạn bằng con mắt khác. Bởi lẽ, không có nước mắt ở nơi làm việc, hoặc là bạn nổi bật, hoặc là bị knock-out.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ


Không bằng cấp chỉ là chuyện vặt, bạn hoàn toàn có thể trở thành CEO nếu sở hữu 3 yếu tố dưới đây. Ảnh: HBR

Theo khảo sát năm 2015 của website tìm việc trực tuyến CareerBuilder, tính riêng ở Mỹ, đã có 32% trong số 2.300 nhà tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực được khảo sát đang tiến hành nâng cao yêu cầu học vấn đối với các ứng viên. Khảo sát cũng cho biết, có 37% vị trí trước kia chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp phổ thông, nay đã đòi hỏi bằng đại học. Và, có tới 27% vị trí trước kia chỉ yêu cầu bằng cử nhân, nay đã đổi thành bằng thạc sĩ.

Tuy nhiên, dù yêu cầu từ nhà tuyển dụng là thế, song những người trải qua đào tạo đại học chưa chắc đã sở hữu khả năng làm việc tương xứng với trình độ được ghi trên tấm bằng. Việc lựa chọn sai lầm ứng viên vẫn thường xuyên diễn ra, nhất là khi nhà tuyển dụng chọn cho mình hướng đi “an toàn” – đoán định năng lực dựa trên bằng cấp – để rồi bỏ sót nhân tài.

Để hạn chế tối đa những sai sót nói trên, một dự án kéo dài 10 năm mang tên Gen CEOđã được thực hiện. Elena L. Botelho và Kim R. Powell – 2 nhà nghiên cứu đằng sau dự án – đã thu thập dữ liệu từ hơn 17.000 quản lý cấp cao từ công ty nghiên cứu ghSMART; sau đó, cùng với các giáo sư thuộc trường Đại học Chicago và Đại học Columbia, nhóm nghiên cứu tiếp tục lọc ra 2.600 CEO để tìm ra đặc điểm của những người có khuynh hướng sẽ trở thành CEO cũng như phương pháp của họ.

Sau khi hoàn tất, các nhà nghiên cứu cho biết, việc sở hữu tấm bằng tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá chưa hẳn đã là tấm vé thông hành tuyệt đối cho vị trí CEO. Đặc biệt, trong số các CEO được nghiên cứu, có đến 8% chưa từng học đại học.

Làm CEO đã khó, làm CEO mà “không bằng cấp” lại càng khó hơn. Vậy, làm thế nào mà 8% trong số các CEO được nghiên cứu có thể ngồi lên vị trí hiện tại? Câu trả lời nằm ở 3 yếu tố sau:

1. Trở thành “dân trong nghề”

Theo nghiên cứu, những CEO không bằng cấp đã bù đắp cho sự thiếu thốn của mình bằng việc tích lũy nhiều kiến thức cụ thể về ngành nghề hoặc thông tin chi tiết về các doanh nghiệp có liên hệ trực tiếp đến lĩnh vực mà công ty của họ đang hoạt động – điều vốn chỉ những “dân trong nghề” lâu năm mới sở hữu được.

Được biết, 89% trong số các CEO không bằng cấp chỉ làm việc ở một lĩnh vực cho tới khi giữ vị trí CEO. Ngoài ra, họ cũng sở hữu thời gian làm việc trong một ngành nghề nhiều hơn 40% những đồng nghiệp có bằng đại học.

Theo nghiên cứu, thời gian mà họ phải đảm nhiệm một vị trí nào đó cũng thường dài hơn 25% so với người tốt nghiệp cử nhân. Và, nếu tính trung bình, thời gian để họ có thể ngồi lên chiếc ghế CEO cũng dài hơn 15%. Tuy nhiên, số vị trí mà họ phải kinh qua trước khi trở thành CEO lại ít hơn tới 13%.

Thực tế, chủ doanh nghiệp cảm thấy an tâm hơn khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí CEO là những dân trong nghề. Nói không ngoa, kiến thức và các mối quan hệ được tích luỹ từ chính thực tế kinh doanh còn khiến họ có phần nổi trội hơn những đồng nghiệp được đào tạo qua trường lớp. Đáng chú ý, các CEO không bằng cấp có xác suất trở thành người sáng lập doanh nghiệp cao gấp đôi những người có bằng.

Bob, một doanh nhân được Gen CEO nghiên cứu, là minh chứng rõ nét cho những điều kể trên. Năm 1970, anh bắt đầu sự nghiệp với vị trí sĩ quan giải mã trong quân đội. Sau khi xuất ngũ, Bob làm việc cho một công ty cung cấp hệ thống báo động rồi tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Suốt quá trình làm việc, anh đã đảm nhận nhiều vị trí tại 2 công ty và có cơ hội được hoạt động chung với 4 CEO khác nhau.

Đặc biệt, thành tích của Bob thể hiện rõ nhất qua việc anh vực dậy một công ty đang trên đà thua lỗ rồi bán nó với giá gần 50 triệu USD. Với kiến thức và các mối quan hệ của một dân trong nghề lâu năm, anh đã thực hiện một cuộc cải tổ toàn bộ kéo dài suốt 9 năm ở công ty đang lao dốc đó. Kết quả là, doanh nghiệp dưới quyền điều hành của Bob đã thâu tóm được 24 công ty, giảm 88% nợ xấu và có doanh thu tăng gấp đôi. Thế nên, dù chẳng có một tấm bằng lận lưng, song chẳng ai tỏ ý hoài nghi năng lực của Bob mà ngược lại còn rất tin tưởng anh.

2. Để kết quả kinh doanh vượt ngoài mong đợi lên tiếng thay

Theo nghiên cứu, lý do những người không bằng cấp được đề bạt làm CEO đến từ việc họ thường xuyên là các cá nhân mang lại kết quả kinh doanh vượt ngoài mong đợi. Mark – một trong những CEO được nghiên cứu – cho biết anh đã quá quen với việc bị đánh giá thấp để rồi khiến cho ai nấy đều phải ngạc nhiên với kết quả kinh doanh của mình.

Lúc Mark khởi nghiệp với nghề tài xế xe tải, anh có thể chở tới 3 chuyến xe/ngày thay vì 1 chuyến/ngày như những người khác. Ông chủ của một công ty đối thủ vô tình biết điều này. “Đối với ông ấy, đây là chuyện chưa từng có tiền lệ. Thế nên, ông ấy đã đề nghị tôi đến làm việc cho mình”, Mark nhớ lại.

Và, khi làm nhân viên bán hàng, một lần nữa, Mark lại khiến cho tất cả phải “mắt tròn mắt dẹt”. Khi đó, sếp của Mark đặt mục tiêu nâng doanh số bán hàng của mỗi tổ lên 5% – 10%. Tuy nhiên, riêng với anh, người sếp đã đưa ra thử thách là 30% và hứa rằng tất cả doanh thu kể từ mức 10% trở lên đều sẽ trở thành tiền thưởng. Kết quả là, doanh số bán hàng của Mark và cả đội tăng lên tới 60%. Không những vậy, anh còn giúp mở rộng quy mô của công ty, từ một thành phố lên tới 13 tiểu bang khác nhau. Với sự tập trung cao độ và khả năng mang đến kết quả ngoài sự tưởng tượng, Mark, từ một tài xế xe tải, đã ngồi lên vị trí CEO của một doanh nghiệp trị giá 50 triệu USD trong vòng chưa đầy 20 năm.

Vậy, có thể thấy, thành công của Mark đơn giản bắt nguồn từ chính kết quả kinh doanh thực tế của anh. Mark là một người “thực sự được việc” chứ không chỉ “có lẽ sẽ được việc”. Kết quả mà anh mang lại cho doanh nghiệp mới là thứ giúp anh được chú ý, chứ không phải một tấm bằng “bảo chứng”.

Cũng theo Gen CEO, hơn một nửa (56%) số lãnh đạo không bằng cấp được nghiên cứu xuất thân từ bán hàng và marketing. Vì, đây là 2 mảng dễ được người khác chú ý hơn cả, khi chúng thể hiện rõ năng lực của nhân viên thông qua những con số biết nói.

3. Trở thành nam châm hút nhân tài

Theo nghiên cứu, các CEO không bằng cấp thường là những người chủ động hơn trong việc thu hút nhân tài cũng như trông cậy vào đội ngũ của mình nhiều hơn. Họ là những người khiêm nhường, cởi mở trong giao tiếp và sẵn sàng tiếp thu ý kiến từ tất cả mọi người, bất kể địa vị của họ. Một ví dụ điển hình đến từ cuộc nghiên cứu là Brian – CEO của một công ty giải pháp nguồn nhân lực trị giá 350 triệu USD.

Thành công của Brian nằm ở chỗ anh rất biết cách chiêu mộ nhân tài và tìm kiếm những ý tưởng lớn. Đơn cử như lần một nữ trợ lý hành chính được anh tuyển dụng không lâu đã giúp cho công ty của Brian chốt được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử ngành nhân sự.

Trước đó, khi Brian làm ở một công ty khác, anh có thói quen xin khách hàng của mình kể tên những người giỏi nhất trong ngành mà họ biết. Mặc dù, một số cái tên được nhắc đến nằm ở đẳng cấp hoàn toàn khác với Brian cũng như có khả năng kiếm tiền nhiều hơn anh, Brian vẫn có thể thuyết phục họ cùng về một đội với mình.

Việc trở thành một nam châm hút nhân tài giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp về lâu về dài của các CEO. Trái lại, những CEO sở hữu tính cách chủ đạo là “độc lập” lại có xác suất điều hành kém hiệu quả cao gấp đôi.

Lời kết: Dù những CEO được nghiên cứu có thể ngồi lên vị trí lãnh đạo mà không phải trải qua giáo dục đại học, các nhà nghiên cứu tin rằng con đường sự nghiệp của họ mang lại nhiều bài học giá trị cho tất cả những người đang và muốn trở thành lãnh đạo, bất luận trình độ học vấn. Nếu bạn thực sự có am hiểu sâu sắc về lĩnh vực hoạt động của mình, biết thu hút và giữ chân người tài, cũng như biết hướng sự tập trung vào duy chỉ kết quả kinh doanh, thì con đường trở thành lãnh đạo của bạn chắc chắn sẽ luôn luôn rộng mở.



Theo Lê Duy


DNSG

Có một thứ rất đáng sợ ở nơi công sở. Nó không phải là một loại virus nguy hiểm khiến bạn chết ngay lập tức, mà là một loại thuốc độc mãn tính có thể nuốt chửng tiền đồ của bạn lúc nào không biết. Đó chính là “Cảm xúc nổi loạn” – thứ cảm xúc thường gặp ở những người mới đi làm và đang tập thích nghi với môi trường làm việc mới.

“Tại sao anh ta lại ít việc hơn tôi? Tại sao tôi lại phải ở lại tăng ca trong khi mọi người đều về hết? Anh không phải là sếp của tôi, anh dựa vào cái gì mà dám ra lệnh cho tôi? Cho dù anh là cấp trên của tôi đi chăng nữa, anh cũng không được quát tôi như thế?”

Hãy thử nghĩ xem, bạn đã từng có suy nghĩ tương tự như vậy chưa?. Cho dù bạn không nói ra, nhưng chắc chắn bạn đang chửi thầm trong bụng, và lâu dần, thứ “cảm xúc nổi loạn” ấy đang gây nguy hiểm cho bạn đấy.

Nếu bạn đã từng có suy nghĩ như vậy. Hãy bình tĩnh lại! Và nếu như bạn không thể bình tĩnh được, hậu quả sẽ ra sao? Sớm muộn gì, cảm xúc ấy cũng sẽ bị đối phương cảm nhận được. 

Bạn đặt nghi vấn: “Tại sao anh ta lại biết được nhỉ?”. Dù bạn không nói ra, nhưng chính biểu hiện, giọng nói và thái độ của bạn đã tố cáo bạn rồi. Người Trung Quốc có câu “Tâm sinh tướng”, nghĩa là cảm xúc thường thể hiện ngay trên khuôn mặt, tâm thế nào thì diện mạo như vậy. Giác quan giữa người với người rất nhanh nhạy, tinh thế, chỉ cần trong đầu bạn có suy nghĩ đó thôi, đối phương sẽ cảm nhận được ngay.

Có một thứ cảm xúc không được phép tồn tại nơi công sở: Nếu không biết kiềm chế, mất việc như chơi! - Ảnh 1.

Nếu đối phương là đồng nghiệp của bạn, họ sẽ nghĩ: “Tên nhóc này thái độ không hợp tác, lần sau không tìm nó nữa”

Nếu đối phương là khách hàng của bạn, họ sẽ nghĩ: “Tại sao mình có thể đầu tư tiền của cho người như vậy? Liệu cậu ta có biết làm ăn kinh doanh hay không?”

Nếu đối phương là cấp trên của bạn, họ sẽ nghĩ: “Tại sao tên này luôn tỏ thái độ khó chịu như vậy? Hay là nó có bất bình gì với mình”. 

Chỉ cần một trong số họ suy nghĩ về bạn như vậy, e rằng những ngày tháng của bạn ở nơi làm việc ấy không còn dài nữa đâu. Và nếu như một ngày nào đó, có ít nhất ba người đều nói ra cùng một suy nghĩ như vậy, thì coi như số phận của bạn đã được định đoạt. Hãy thu dọn đồ đạc và chuẩn bị ra đi nhé!

Ai trong chúng ta cũng đều đã từng trải qua một thời trẻ dại, cũng đã từng nổi loạn. Thậm chí, có một khoảng thời gian, chúng ta rất thích cụm từ “Không giống ai”, và cho rằng nó thật tuyệt, nó thể hiện được cá tính, sự khác biệt, lập dị của bản thân. 

Tuy nhiên, nếu mang tâm lý này đến chỗ làm việc, nó chỉ chứng tỏ rằng bạn chưa trưởng thành mà thôi. Và chính tâm lý nổi loạn ấy sẽ đảo ngược tất cả những việc bạn cần làm và hại chính bản thân bạn.

Có một thứ cảm xúc không được phép tồn tại nơi công sở: Nếu không biết kiềm chế, mất việc như chơi! - Ảnh 2.

Tôi phát hiện ra một điều rất thú vị: Những người sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp, con đường thăng tiến của họ ở nơi làm việc sẽ rộng mở hơn, những người luôn có tư tưởng chống đối, tiền đồ của họ cũng sẽ trở nên hẹp hơn. 

Bởi vì, một khi bạn không thích người khác, người khác cũng không thích bạn, bạn xa lánh người khác, những người khác cũng sẽ xa lánh bạn, khi bạn mặc một chiếc áo mang tên “chống đối” để bảo vệ chính mình, thì vô hình chung bạn đang dần dần gạt mình ra khỏi tập thể. 

Đột nhiên tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng trên mạng, mặc dù không hẳn là đúng, nhưng rất phù hợp trong trường hợp này: “Bạn nghĩ rằng những người khác giống như một con bò, chưa chắc họ cũng nghĩ rằng bạn cũng giống một con bò, nhưng nếu bạn nghĩ người khác ngu ngốc, thì bạn mới thực sự là kẻ ngốc trong mắt họ.”

Nếu bạn muốn tạo sự khác biệt ở nơi làm việc, hãy mở rộng trái tim của bạn! Chân thành giao tiếp với mọi người, làm việc nghiêm túc và chăm chỉ. Khi sức mạnh của bạn và đồng nghiệp tạo thành sức mạnh tập thể, thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy sự nghiệp của bạn đang lên như diều gặp gió.



Thu Hoài


Theo Trí Thức Trẻ

Vị trí trưởng phòng bạn phấn đấu nhiều năm trời mới có được, rồi một ngày nọ, sếp thông báo với bạn rằng, bạn sẽ phải chia sẻ vị trí với một nhân viên mới. Có vẻ như bạn đang tức giận và ở mức chịu đựng của bản thân. Bạn cảm thấy không được tôn trọng.

Thực tế là ông chủ thậm chí không thông báo với bạn một cách thẳng thắn rằng bạn sẽ phải chia sẻ văn phòng của bạn với người khác. Điều này cho thấy rằng, ông ta không coi trọng bạn và mặc định đó là một điều hiển nhiên. Mối quan hệ giữa bạn và người quản lý, công việc rất quan trọng. Nếu đó là một mối quan hệ tốt, bình đẳng, bạn sẽ cảm thấy bản thân có giá trị , được công nhận và tôn trọng. Và cũng giống như bất kỳ mối quan hệ nào, điều đó đòi hỏi bạn có một kỹ năng giao tiếp tốt.

Liệu có phải là khôn ngoan khi trao đổi thẳng thắn với sếp. Câu trả lời ngắn gọn: Chính xác là như vậy! Mọi quản lý đều bận rộn và họ cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, không đủ khả năng để hiểu hết nhân viên của mình. Mọi quản lý đều muốn lắng nghe nguyện vọng của nhân viên. Vì thế, cấp dưới cần biết cách truyền đạt nhu cầu và mục tiêu của mình cho họ.

Tất nhiên, sẽ là không chuyên nghiệp nếu bạn bước vào phòng sếp và tức tối, đòi hỏi phải biết tại sao một số người ngoài cuộc không xứng đáng lại có được vị trí bằng bạn, trong khi bạn làm việc chăm chỉ lại bị phớt lờ. Điều đó có lẽ sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi tức giận tạm thời, nhưng đó là một ý tưởng khủng khiếp.

Thay vào đó, bạn nên trò chuyện trực tiếp với tư cách một người trưởng thành với sếp về những gì bạn muốn một cách cụ thể. Bạn có biết mình muốn gì không? Ví dụ, bạn đang tìm kiếm thêm công việc? Một văn phòng riêng? Vị trí mới? Tăng 10% lương?

Một khi bạn biết rõ bạn muốn gì, hãy sắp xếp một cuộc gặp với sếp và chuẩn bị cho cuộc trò chuyện. Như với bất kỳ cuộc thương lượng “khốc liệt” nào với nhà quản lí, tốt hơn hết là hãy loại bỏ yếu tố bất ngờ. Gửi email cho sếp của bạn và sắp xếp cuộc hẹn để thảo luận về “nguyện vọng nghề nghiệp và tương lai của bạn với công ty”. Sau đó, họ sẽ biết đó là vấn đề nghiêm trọng.

Các chuyên gia nhân sự khuyên bạn nên giữ cho cuộc trò chuyện tập trung vào bạn và con đường sự nghiệp của bạn thay vì nói về đồng nghiệp. Yêu cầu một mốc thời gian và thông tin phản hồi của sếp mà nhờ nó, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo. Có thể sếp không coi trọng bạn vì bạn đã không nói lên vấn đề và yêu cầu thêm ở bạn nếu bạn không đặt ranh giới.

Mặt khác, họ có thể không thực sự nhìn thấy bạn và giá trị bạn mang lại – bây giờ hoặc mãi mãi. Nếu như vậy, đó có thể là thời điểm bạn nên tìm một môi trường mới tốt hơn, có thể là một bộ phận mới hoặc công ty mới.

Dù bằng cách nào, bạn cũng cần phải tách rời cảm xúc ra khỏi công việc. Đó là một điều nói thì dễ nhưng thực sự khó thực hiện, nhưng chính điều đó tạo nên một thế giới khác biệt. Thử tập trung vào bản thân, gia đình và những thứ bạn thích bên ngoài văn phòng thay vì bận tâm đến những nỗi bực tức từ công sở.

Hãy nhớ rằng – có nhiều điều để quan tâm trong cuộc sống hơn là công việc, ngay cả khi bạn yêu thích những gì bạn đang làm. Khi bạn tìm thấy sự cân bằng và sức mạnh đó trong chính mình, sếp và đồng nghiệp của bạn có thể bắt đầu chú ý và tôn trọng bạn hơn.



Theo Minh An


Infonet

– 01 – 

Hãy để tôi kể cho bạn câu chuyện về hai đàn gà. 

Một nhà tiến hóa sinh vật học tên là William Muir tại trường đại học Purdue đã nghiên cứu về vấn đề gà đẻ trứng. Chúng ta đều biết rằng, để tính toán năng suất đẻ trứng của gà rất đơn giản, chỉ cần đếm thử số trứng là được. Nhưng điều mà ông muốn biết là: làm thế nào để tăng năng suất đẻ trứng của gà? 

Thế là, vị tiến sĩ này đã khéo léo làm một thí nghiệm, ông chia những con gà thành hai nhóm trước: Một nhóm là những con gà bình thường, một nhóm là những con gà có khả năng sinh sản cực kì mạnh mẽ, chúng ta tạm gọi là “gà siêu cấp”.

Trải qua 6 đời sinh sôi và sinh tồn, ông đã khám phá ra điều gì?

Những con “gà bình thường” ở nhóm thứ nhất đều béo tốt, hơn nữa số lượng trứng gà còn tăng lên nhanh chóng.

Vậy những con “gà siêu cấp” ở nhóm thứ hai thì sao? Chỉ còn lại 3 con, số khác đều đã chết hết.

Hóa ra, những con khác đều đã bị ba con này mổ chết. Chỉ khi chiến đấu với đồng loại, những con gà có khả năng sinh sản vô cùng tốt này mới có thể thành công. 

Đến bây giờ, mỗi khi tôi kể câu chuyện này, mọi người hầu như ngay lập tức đã hiểu ra ý nghĩa bên trong và nói với tôi: “Công ty của chúng tôi đúng thật là kiểu đàn gà “siêu cấp” đó!” hoặc là “đây chính là cuộc đời của tôi!” 

Thật vậy, chúng ta được bảo rằng: muốn thành công, bạn phải không ngừng cạnh tranh, dù là để vào trường loại ưu, tìm một công việc tốt hay để ở vị trí cao hơn người khác. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy những lời này có tác dụng khích lệ là bao. 

 Trong nhiều năm qua, chúng ta vẫn luôn sử dụng mô hình “gà siêu cấp” để điều hành hầu hết các tổ chức và công ty. Rất nhiều người cho rằng, thành công phụ thuộc vào việc lựa chọn những nhân tài, chỉ cần tập hợp những người thông minh nhất lại, sau đó giao hết nguồn lực và quyền lợi cho họ là đủ. Tuy nhiên, kết quả của việc này hoàn toàn giống với thí nghiệm trên: mọi người đều muốn mình đứng thứ nhất, chức năng các thành viên trong nhóm bị mất kiểm soát, đồng thời xuất hiện tình trạng lãng phí các loại nguồn lực.

Không thể phủ nhận khi tuyển dụng, đa phần các ông chủ đều không chịu thỏa hiệp, họ khao khát tìm được những người giỏi nhất, không muốn nhận nhân viên bình thường. Họ thử những phương thức tuyển dụng khác nhau (cho dù đôi lúc không hề có hiệu quả) để khai thác nhân tài ở khắp mọi nơi.

Nhưng một khi những nhân tài gia nhập vào công ty, ông chủ cũng đã chuẩn bị trước cho việc từ chức của họ. Các ông chủ cho rằng những nhân viên ưu tú này luôn phát triển rất nhanh, họ tràn đầy dã tâm nên luôn tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Thực tế thì trước sau gì những nhân viên ưu tú này cũng sẽ rời khỏi công ty để nâng cao cuộc đời sự nghiệp của mình, tiến thẳng về phía trước. Do đó, chúng ta cần khẩn trương tìm con đường khác, ví dụ như: một đội nhóm thật sự.

Trong công việc, bạn là con át chủ bài hay chỉ là chú gà siêu cấp? Thăng tiến hơn nhau ở chỗ hiểu mình, hiểu sếp! - Ảnh 1.

– 02 – 

Thế nào là một đội nhóm thật sự? 

Một nhóm nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts đã mời hàng trăm người tình nguyện và chia họ thành nhóm để giải quyết các vấn đề nan giải. Kết quả cho thấy, những đội thể hiện xuất sắc không chỉ là đội sở hữu vài thành viên có chỉ số IQ vượt trội, đội có toàn bộ thành viên đều có chỉ số IQ cao càng không lọt vào danh sách. 

Ngược lại, những đội đạt được thành công đều có ba đặc điểm sau: 

– Đầu tiên, họ đều có độ nhanh nhạy và đồng cảm cao về mặt xã giao. 

– Thứ hai, đội nhóm thành công đưa ra cho mỗi người một khoảng thời gian như nhau, như vậy sẽ không ai có thể trở thành chủ đạo, cũng không ai có cơ hội để gian lận. 

– Thứ ba, trong đội nhóm thành công có nhiều nhân viên nữ hơn. Điều này có nghĩa là phụ nữ có sự đồng cảm cao hơn? 

Chúng tôi không biết, nhưng điều quan trọng là, thí nghiệm này đã chứng thực lý luận của chúng tôi: chìa khóa cho sự xuất sắc của những đội nhóm nằm ở mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Trong đời sống, điều này có nghĩa sự tương tác giữa mọi người với nhau là vô cùng quan trọng. Nhờ mức độ ăn ý và nhanh nhạy cao giữa các thành viên, sự sáng tạo của họ mới có thể tiếp tục cuộn trào và không ngừng phát triển. 

Những thành viên bên trong sẽ không bị gây trở ngại bởi một ý tưởng nào, cũng sẽ không lãng phí sức lực để lưu tâm vào những chuyện vụn vặt. 

Xin lấy một ví dụ: Arup, một trong những công ty công trình tốt nhất trên thế giới, họ đã từng đảm nhận công việc xây dựng trung tâm cưỡi ngựa cho Olympic Bắc Kinh. Trong thời kì thế vận hội, nhóm này phải phụ trách 2500 con ngựa thuần chủng chất lượng cao vừa được chuyển đến bằng máy bay đường dài, chúng bị chênh lệch múi giờ rất nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe cũng không được coi là tốt. Nhưng vấn đề lớn hơn mà các kỹ sư phải đối mặt là: phải xử lí bao nhiêu phân ngựa? Điều này chưa từng được dạy ở học viện kỹ thuật. 

Vốn dĩ Arup cần mất vài tháng để trò chuyện với bác sĩ thú y, thực hiện nhiều nghiên cứu, điều chỉnh bảng số liệu điện tử, nhưng trên thực tế họ đã lựa chọn một cách khác: tìm kiếm sự giúp đỡ. 

Nhóm này đã tìm một người từng thiết kế trường đua ngựa tại New York, chưa đầy một ngày thì họ đã giải quyết xong vấn đề. Có thể thấy, chính nền văn hóa giúp đỡ lẫn nhau đã giúp Arup thành công. 

Giúp đỡ lẫn nhau, nghe có vẻ không có sĩ khí, nhưng lại rất quan trọng trong một đội nhóm thành công, hiệu quả mà nó mang đến thường vượt trên trí tuệ của cá nhân. Nó có nghĩa “tôi không cần phải biết hết tất cả mọi thứ mà chỉ cần làm việc trong một nhóm có những thành viên sẵn sàng tìm kiếm và cho đi sự giúp đỡ.” Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, đến nỗi chúng ta cảm thấy hành động giúp đỡ lẫn nhau sẽ xảy ra một cách tự nhiên, nhưng thực tế thì không như vậy.

Trong công việc, bạn là con át chủ bài hay chỉ là chú gà siêu cấp? Thăng tiến hơn nhau ở chỗ hiểu mình, hiểu sếp! - Ảnh 2.

– 03 –

Lúc tôi đang điều hành công ty phần mềm đầu tiên của mình, chúng tôi đã rơi vào tình cảnh khó khăn: ngoài việc va chạm nhiều ra, những thứ khác chúng tôi đều không có. Sau này, tôi dần dần nhận ra, những người thông minh và sáng tạo trong nhóm của tôi vốn không thấu hiểu nhau, họ chỉ đặt hết công sức vào công việc riêng của mỗi người, thậm chí không biết là ai đang ngồi cạnh họ. 

Thế là, tôi kiên quyết bảo mọi người ngừng làm việc và dành thời gian để làm quen với những người khác, nhờ vậy mà về sau chúng tôi mới có được những tiến bộ mang tính đột phá. 

Tôi đã ghé thăm nhiều công ty không cho phép nhân viên đặt ly cà phê trên bàn, bởi vì họ mong muốn mọi người có thể đi đến trước máy pha cà phê và trò chuyện cùng nhau. 

Ở Thụy Sĩ thậm chí còn có một danh từ độc đáo có liên quan gọi là “fika”, có nghĩa là các hoạt động chuyện trò trong lúc trà nước không chỉ vì đang giờ nghỉ. 

Công ty Idexx ở Maine thậm chí còn “điên rồ” hơn, họ xây dựng một vườn rau trong khu vườn của công ty, để mọi người ở tất cả các phòng ban cùng nhau chăm bón, từ đó hiểu được tình hình hoạt động của cả một công ty. Nhưng những người này có thật sự điên rồ không khi mà sự việc tiến triển không thuận lợi, mọi người cần đến sự hỗ trợ từ việc xã giao, cũng cần biết có thể cầu cứu với ai? Công ty không thể tự sáng tạo được, chỉ con người mới có thể. Mà điều thật sự truyền cảm hứng, khích lệ mọi người, là sự kết nối, lòng trung thành và sự tin tưởng mà họ đã cùng nhau xây dựng nên. Cần phải biết rằng, quan trọng là vữa, chứ không chỉ là gạch. 

Alex Pentland, từng đề nghị với một công ty đồng bộ hóa thời gian nghỉ giải lao của tất cả nhân viên, để mọi người đều có thể giao lưu với những người khác. Sau này, lợi nhuận của công ty được tăng lên đáng kể, còn tuyệt vời hơn là, mức độ hài lòng của nhân viên đã nâng cao 10%. 

Không bao giờ có một ý tưởng nào vừa nảy mầm đã hoàn hảo, nó giống như đứa con mới được sinh ra vậy, có chút thiếu trật tự và mơ hồ, nhưng đầy tính khả thi. Chỉ khi đón nhận sự giúp đỡ rộng rãi từ bên ngoài, sau khi cho đi niềm tin và đánh bại thử thách, ý tưởng của bạn mới có thể phát huy được tiềm năng lớn nhất. 

Trong công việc, bạn là con át chủ bài hay chỉ là chú gà siêu cấp? Thăng tiến hơn nhau ở chỗ hiểu mình, hiểu sếp! - Ảnh 3.

– 04 – 

Trong một nhóm, xung đột là không thể tránh khỏi, và thẳng thắn là cách tốt nhất để giải quyết xung đột. Nhưng trên thực tế, chúng ta lại hiếm khi sử dụng cách này để nuôi dưỡng trí tuệ và năng lực sáng tạo, thay vào đó, chúng ta đã quen với việc bàn luận về cái gọi là nhân viên thiên tài. 

Tôi đã từng nghĩ, nếu như ban đầu chúng tôi bồi dưỡng người giỏi theo cách này, có phải là sẽ không còn những nhân viên thiên tài rồi không? Nhưng khi tôi đang thưởng thức buổi diễn thử của Học viện nghệ thuật hoàng gia ở London, những gì diễn ra trước mặt thật sự khiến tôi rất ngạc nhiên. Hóa ra, những giáo sư với vai trò giám khảo không hề coi trọng năng lực biểu diễn của cá nhân, mà là sự tương tác, hỗ trợ giữa các sinh viên. Bởi vì, cái gọi là phim kịch, được tạo ra nhờ vào chính sự tương tác lẫn nhau. 

Tương tự như vậy, một số nhà sản xuất âm nhạc từng làm ra nhiều album bán chạy cũng nói với tôi: “Quả thật là chúng tôi có rất nhiều siêu sao âm nhạc, chỉ có điều hầu hết trong số họ không giữ độ hot được bao lâu. Chỉ những người có tinh thần hợp tác vô cùng mạnh mẽ, mới có thể duy trì tên tuổi ở tầm cao.” 

 Ngoài các diễn viên và ca sĩ, rất nhiều công ty cũng như vậy. Tôi đã từng đến thăm nhiều công ty nổi tiếng về tính độc đáo và sáng tạo, hầu như không nhìn thấy bóng dáng nào của nhân viên thiên tài, bởi vì những công ty này không cần đến “gà siêu cấp”, mỗi một người trong số họ đều rất quan trọng. Một khi bạn đã thật sự hiểu được tầm quan trọng của sự tương tác giữa mọi người với nhau, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng. Phương pháp quản lý khuyến khích nhân tài cạnh tranh nhau đã hết thời rồi, ngày nay, cùng nhau hợp tác đã thay thế vị trí của cạnh tranh. 

Trong nhiều năm qua, chúng ta đã từng sử dụng tiền bạc để khích lệ mọi người, nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tiền bạc sẽ phá hủy mối liên hệ xã hội giữa con người. Vì vậy, ngay lúc này chúng ta nên để mọi người khuyến khích lẫn nhau thay vì bị kiểm soát bởi tiền bạc. 

Tương tự như vậy, trước đây chúng ta từng cho rằng các nhà lãnh đạo nên tự giải quyết các vấn đề phức tạp như một đấng cứu thế, nhưng ngày nay, chúng ta nên định nghĩa lại “khả năng lãnh đạo”. Khả năng lãnh đạo chính là khả năng tạo ra một loại môi trường để mỗi người trong đó đều có thể tiếp thu ý kiến hữu ích, tập trung trí tuệ của các thành viên. 

Trong lịch sử bảo vệ môi trường, có một thỏa thuận nổi tiếng có tên là “Nghị định thư Montreal”, ủng hộ việc từng bước loại bỏ chất chlorofluorocarbons gây ra lỗ thủng của tầng ozon. Mặc dù xuất phát điểm rất tốt, nhưng khi đó mọi người phải đối mặt với một vấn đề nan giải: làm thế nào để tìm ra những vật thay thế? 

Có một nhóm đã đón nhận thử thách này, nhưng nêu ra ba nguyên tắc chính: 

– Thứ nhất, trong nhóm không nên có thành viên thiên tài, chúng ta cần tất cả mọi người, vì mỗi người đều có những góc nhìn độc đáo. 

– Thứ hai, chúng ta làm việc chỉ tuân theo một tiêu chuẩn: không có tốt nhất, chỉ có tốt hơn. 

– Thứ ba, sếp không can thiệp vào, chỉ cần đảm bảo hoạt động bình thường của nhóm và đảm bảo các nguyên tắc trên. 

Cuối cùng, việc làm này đã có hiệu quả, nhóm này đã vượt xa các công ty khác để giải quyết thành công vấn đề gai góc đe dọa sự sống còn của con người. Đến nay, nghị định thư Montreal là hợp đồng môi trường quốc tế được thực hiện thành công nhất. 

Tuy nhiên, ngoại trừ lỗ thủng tầng ozon, vẫn còn nhiều thứ cần được giải quyết trong tương lai. Nếu như chúng ta chỉ gửi gắm hy vọng vào một hoặc hai người tài, vậy thì nhất định sẽ không thể giải quyết vấn đề, trái lại, chúng ta cần đến tất cả các thành viên. Cho dù là điều hành một công ty hay bảo vệ môi trường toàn cầu, chỉ khi thừa nhận rằng mỗi người đều có giá trị riêng, chúng ta mới có thể giải phóng hoàn toàn nguồn năng lượng, trí tưởng tượng và động lực lớn hơn nữa để tạo ra một thế giới mới.



Tu An


Theo Trí Thức Trẻ