Tag

world cup

Browsing

Giải bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2018 sắp tìm ra được chủ nhân của chiếc cúp vô địch trong mùa giải năm nay với thật nhiều bất ngờ, gay cấn và kịch tính. Sau gần 1 tháng cuồng nhiệt cùng trái bóng, đã có những câu chuyện trong và ngoài sân cỏ gây xúc động mạnh mẽ cho cổ động viên trên khắp thế giới. Trong đó, người ta không thể không nhắc đến một cổ động viên dễ thương nhất quả đất – Clovis Acosta Fernandes – người đàn ông Brazil với bộ râu bạc cùng chiếc nón đen rộng vành.

Bức ảnh chứa đựng câu chuyện xúc động về người đàn ông cầm cúp đi cổ vũ World Cup suốt gần nửa cuộc đời - Ảnh 1.
Bức ảnh chứa đựng câu chuyện xúc động về người đàn ông cầm cúp đi cổ vũ World Cup suốt gần nửa cuộc đời - Ảnh 2.

Nhiều người vẫn không thể quên được hình ảnh người đàn ông luôn tươi cười lạc quan mang cúp đi cổ vũ cho đội tuyển quốc gia của mình.

Ông Clovis là cổ động viên cuồng nhiệt nhất của Brazil khi mà cứ mỗi mùa World Cup, bắt đầu từ năm 1990 tại Italia, ông Clovis luôn cầm cúp đi theo để cổ vũ đội tuyển quốc gia với mong muốn các chàng trai Brazil sẽ mang về vinh quang cho đất nước.

Bức ảnh chứa đựng câu chuyện xúc động về người đàn ông cầm cúp đi cổ vũ World Cup suốt gần nửa cuộc đời - Ảnh 3.

Suốt 25 năm, ông Clovis như người bạn đồng hành thân thiết của đội tuyển Brazil.

Hơn 20 năm, trải qua 7 kỳ World Cup người ta dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh người đàn ông khoác lên mình chiếc áo vàng – xanh của đội tuyển Brazil, cùng chiếc nón đen rộng vành và mang theo chiếc cúp theo chân đội Brazil đi chinh chiến ở nhiều nơi trên thế giới. Hình ảnh gây cảm xúc mạnh mẽ nhất của ông Clovis chính là những giọt nước mắt khi đội tuyển Brazil thất bại thảm hại trong trận bán kết với tỷ số 7-1 trước đội tuyển Đức.

Bức ảnh chứa đựng câu chuyện xúc động về người đàn ông cầm cúp đi cổ vũ World Cup suốt gần nửa cuộc đời - Ảnh 4.

Hình ảnh gây cảm xúc mạnh mẽ nhất của ông Clovis chính là những giọt nước mắt khi đội tuyển Brazil thất bại thảm hại trong trận bán kết với tỷ số 7-1 trước đội tuyển Đức.

Nhưng không ai ngờ, năm 2014 là kỳ World Cup cuối cùng người ta được nhìn thấy ông Clovis đến sân ủng hộ Neymar và các đồng đội. Năm 2015, ông Clovis qua đời ở tuổi 60 vì căn bệnh ung thư.

Ít ai biết rằng, không chỉ đi cùng đội tuyển Brazil tại các kì World Cup, ông Clovis còn nhiệt tình ủng hộ đội nhà tại các giải Châu Mỹ, Cúp Liên đoàn và Olympic. Ông đã đi cùng đội quân vàng xanh qua 66 nước, chiến đấu trong 150 trận ở 7 kỳ World Cup, 6 kỳ Copa America, 4 kỳ Confed Cup, 1 kỳ Olympic.

Bức ảnh chứa đựng câu chuyện xúc động về người đàn ông cầm cúp đi cổ vũ World Cup suốt gần nửa cuộc đời - Ảnh 5.

Ông Clovis chụp ảnh cùng cầu thủ Neymar.

Ông Clovis mất đi đồng nghĩa với việc World Cup vắng đi một ông già râu bạc, hay cười, ôm cúp vàng tại các trận đấu của Brazil. Tuy nhiên, tại kỳ World Cup 2018 năm nay, người hâm mộ bóng đá lại bất ngờ khi thấy Frank và Gostavo, hai con trai của ông Clovis có mặt tại Nga. Hai anh cũng không quên mang theo chiếc cúp vàng và chiếc mũ mà bố mình thường đội khi đi cổ vũ World Cup. Họ muốn thay bố tiếp tục hành trình ủng hộ, cổ vũ tinh thần cho đội quân vàng xanh.

Bức ảnh chứa đựng câu chuyện xúc động về người đàn ông cầm cúp đi cổ vũ World Cup suốt gần nửa cuộc đời - Ảnh 6.

Hình ảnh gây xúc động mạnh trong mùa World Cup 2018. Con trai của ông Clovis cũng không giấu nổi sự thất vọng và ôm chiếc cúp vào lòng giống hệt như cách cha mình đã làm nhiều năm trước.

Thế nhưng một lần nữa Neymar và các đồng đội của anh lại một lần nữa lỡ hẹn với chiếc cúp vô địch. Họ đã không thể đánh bại được các cầu thủ Bỉ và để thua 1-2 trong trận tứ kết. Khi ấy, con trai của ông Clovis cũng không giấu nổi sự thất vọng và ôm chiếc cúp vào lòng giống hệt như cách cha mình đã làm nhiều năm trước. Dù Brazil đã thất bại nhưng có lẽ hai con của ông Clovis cũng sẽ giống cha mình, giữ trọn vẹn tình yêu bóng đá, niềm tin vào đội tuyển của mình.

(Nguồn: Tổng hợp)



Theo LT


Helino


Thủ quân Croatia Luka Modric. (Nguồn: Getty Images)

Ngôi nhà của anh nép sau các hốc núi của dãy Velebit – nơi mà người hàng xóm gần nhất cũng cách xa cả vài km. Cây cối bây giờ đã mọc lên từ những đống đổ nát, nơi mà Modric đã trải qua một phần tuổi thơ của mình, bên cạnh những tấm biển cảnh báo “Mìn – nguy hiểm.”

Ông nội của anh – cũng mang tên Luka, sinh sống trong một ngôi nhà nằm bên cạnh con đường núi, thuộc thôn Modrici.

Modric, sinh năm 1985, đã có một phần tuổi thơ trong ngôi nhà này và sau đó tại làng Zaton Obrovacki gần đó cho đến khi xung đột Nam Tư nổ ra năm 1990.

Ông nội Modric bị sát hại, ngôi nhà bị đốt cháy và gia đình anh buộc phải trốn chạy đến thị trấn ven biển Zadar, cách nơi anh sinh ra khoảng 40km.

Ông Josip Bajlo – một trong những huấn luyện viên đội 1 của NK Zadar, thời câu lạc bộ này còn chơi ở giải hạng nhất Croatia chia sẻ những ấn tượng đầu tiên về Modric: “Tôi nghe nói về một cậu bé hiếu động, liên tục chơi bóng đá trong hành lang của khu tị nạn, thậm chí đi ngủ với trái bóng.”

Vài ngay sau khi Bajlo nhìn thấy Modric chơi bóng, ông đã đăng ký cho anh gia nhập học viện của câu lạc bộ. Và anh đã ngay lập tức trở nên nổi bật.

Luka Modric - Từ cuộc sống tị nạn đến ngôi sao bóng đá thế giới - Ảnh 1.

Tại NK Zadar, Modric dần chứng tỏ được tên tuổi, tạo dựng những bước đầu tiên để trở thành một ngôi sao sáng, một thủ lĩnh trong các cầu thủ bóng đá cùng thế hệ. Và anh cũng là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó để đến với trái bóng.

Xung đột Nam Tư năm đó khiến Zadar và các khu vực lân cận phải gánh chịu những vụ tấn công và thiệt hại nặng nề. Modric cùng các đồng đội đã phải tập luyện trong những điều kiện hết sức ngặt nghèo, nguy hiểm.

Không ít lần những đợt pháo kích bất chợt khi họ đang tập buộc phải họ phải bỏ trái bóng tìm đến nơi trú ẩn. Và nhiều người tin rằng những năm tháng khó khăn như vậy đã góp phần rèn luyện sức mạnh tinh thần và bản lĩnh của thủ quân Croatia.

Modric chuyển đến Dinamo Zagreb năm 2000, sau đó thi đấu tại Ngoại hạng Anh dưới màu áo của Tottenham Hotspur kể từ năm 2008. Anh gia nhập đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha Real Madrid vào năm 2012.

Tháng 10/2017, Modric lần thứ 3 xuất hiện trong đội hình tiêu biểu FIFPro của FIFA. Đây là lựa chọn được thực hiện bởi hàng nghìn cầu thủ chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Trước đó năm 2015, anh trở thành cầu thủ Croatia đầu tiên được vinh dự có mặt trong FIFPro.

Nhưng sự nổi tiếng của anh tại Croatia và những hình ảnh về một người đàn ông mẫu mực trong gia đình đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những lời khai của anh hồi năm ngoái, trong phiên tòa xét xử vụ tham nhũng nhiều triệu euro của cựu lãnh đạo Dinamo Zagreb Zdravko Mamic.

Lời khai của Modric giúp Mamic chống lại những cáo buộc tham nhũng đã khiến người hâm mộ – vốn coi phiên toà này là cơ hội để làm sạch môn thể thao vua tại Croatia – tức giận.

Tháng 3 vừa qua, các công tố viên đã khẳng định Modric đưa ra bằng chứng giả, một hành vi phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt lên đến 3 năm tù giam. Tuy nhiên, bản cáo trạng vẫn chưa được toà án phê chuẩn, do đó, Modric vẫn tiếp tục được thi đấu.

Sự tức giận của người hâm mộ bóng đá Croatia liên qua đến vụ tham nhũng kể trên đã được xoa dịu đáng kể sau màn trình diễn xuất sắc mà Modric và các đồng đội thể hiện ở vòng loại.

Luka Modric - Từ cuộc sống tị nạn đến ngôi sao bóng đá thế giới - Ảnh 2.

Luka và đồng đội đang thăng hoa trên đất Nga. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Nhưng không ít chuyên gia, và ngay cả huấn luyện viên Zlatko Dalic đã lo ngại rằng vụ kiện có thể ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của Modric tại ngày hội bóng đá tại Nga.

Modric đã đáp trả lại những mối bận tâm đó bằng phong độ tuyệt vời trong những trận đấu vừa qua trên đất Nga.

Đội trưởng của Croatia vẫn đang cùng các đồng đội tiến những bước dài và người hâm mộ có quyền hy vọng một kết quả tốt trong trận đấu với đội chủ nhà Nga ở vòng tứ kết và bóng đá Croatia đang có cơ hội tái lập lại thành tích đạt huy chương đồng mà “thế hệ vàng” của những Davor Suker, Zvonimir Boban… có được tại France 98./.



Theo Lê Quang Trường


Vietnam+

Khi những ông lớn dần rơi rụng trong một World Cup đầy rẫy những điều kỳ lạ, phần lớn người hâm mộ chuyển sang cổ vũ Croatia.

Bởi thế giới ngày càng trở nên khắc nghiệt và nhiều áp lực nảy sinh, người ta có xu hướng tìm đến những câu chuyện cổ tích. Nơi đó, nàng Lọ Lem tìm thấy hoàng tử, chàng Ếch sẽ hóa thành người và Người Đẹp được đánh thức bằng một nụ hôn.

Những hỡi ôi, cuộc sống này không có chỗ cho những câu chuyện thần tiên.

Những con người quật cường

Khi trận chung kết trôi về phút cuối, các cầu thủ Croatia vẫn cố gắng tìm kiếm một cái kết khác, mà ở đó họ không phải là những người thất bại.

Từ cánh trái, Ivan Perisic tung ra cú tạt bóng. Nó quá sâu và Hugo Lloris dễ dàng bắt gọn. Thủ môn người Pháp sau khi nằm trên sân một lúc để giết thời giờ, cuối cùng cũng thực hiện cú phát bóng lên. Hậu vệ Croatia, Domagoj Vida đón được nó. Nhưng anh chưa kịp đưa nó trở lại phần sân của Pháp, tiếng còi của trọng tài Nestor Pitana đã vang lên.

Không có câu chuyện cổ tích, nhưng huyền thoại về Croatia sẽ được lưu truyền mãi - Ảnh 1.

Vida đứng đó thẫn thờ, trong khi các cầu thủ Pháp ùa cả vào sân để ăn mừng chiến thắng. Tất cả đã chấm hết với Croatia. Luka Modric, Perisic, Mario Mandzukic cùng những người khác ngồi bệt xuống mặt cỏ, cúi đầu che đi những giọt nước mắt đang hòa lẫn với nước mưa.

Họ đã làm tất cả những gì có thể. Từ việc kiểm soát bóng nhiều hơn (61%), chuyền tích cực hơn (548 đường chuyền, so với 269 của Pháp) và chạy không biết mệt (tròn 100km). Họ đã rất dũng cảm và không có gì e ngại trước một đối thủ từng vô địch World Cup, để xứng đáng nhận được lời khen ngợi, rằng trong phần lớn thời gian, họ là đội chơi hay hơn.

Với một tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và ngoan cường, họ cũng không bao giờ bỏ cuộc, vào những khi có cảm giác bị đối xử bất công hoặc thời điểm khoảng cách đã bị nới rộng.

Thế nhưng không có phép lạ nào xảy ra. Pháp là đội giành chiến thắng. Cho dù chiến thắng này ban đầu mang màu sắc may mắn, với một bàn phản lưới và một bàn trên chấm phạt đền sau tình huống gây tranh cãi, song lịch sử đã khắc tên Les Bleus.

Vùng đất cổ tích

Croatia được biết đến là vùng đất cổ tích. Nằm giữa châu Âu cổ kính, đất nước này hiện lên với những cảnh quan đẹp như tranh vẽ, với các ngõ hẻm hình thành từ thời trung cổ, bên cạnh các pháo đài bằng đá rải rác quanh những bờ biển đẹp nhất Địa Trung Hải, và ngoài khơi Adriatic là hơn 1.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm uốn khúc. Không phải ngẫu nhiên mà bộ phim Game of Thrones đầy chất sử thi lấy Croatia làm bối cảnh chính.

Trong một câu chuyện cổ tích, những nhân vật chính thường có xuất thân bần hàn và cơ cực. Vì vậy, tại đội tuyển Croatia, chúng ta có Modric, ở tuổi lên 6 phải tị nạn trong một khách sạn để tránh đám phiến quân máu lạnh người Serbia và những quả đạn pháo trong cuộc chiến Balkan.

Không có câu chuyện cổ tích, nhưng huyền thoại về Croatia sẽ được lưu truyền mãi - Ảnh 2.

Cũng vì chiến tranh, Dejan Lovren mới 3 tuổi đã tới Đức cùng gia đình trên chiếc xe Yugo, trốn chui chốn lủi trong 7 năm vì nhập cư trái phép. Mandzukic cũng tị nạn ở Đức vì lý do tương tự. Hậu vệ Vedran Corluka thì chạy qua Nam Tư, trong khi Ivan Rakitic được sinh ra ở Thụy Sỹ.

Lớn lên trong khói lửa, họ tìm kiếm thú vui với trái bóng, đồng thời hun đúc tinh thần chiến đấu quật cường. Với những người bị bom đạn dập vùi và trải qua nỗi sợ hãi tột cùng về cái chết, không gì có thể đánh gục họ.

Trong những năm tháng đó, thật khó tưởng tượng những con người này, vào một ngày sẽ xuất hiện trong trận chung kết World Cup và trở thành tâm điểm của cả thế giới. Nhưng nó đã xảy ra. Băng qua quá khứ gian khó để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp, họ đã thay đổi số phận và làm chủ cuộc đời. Không gì tuyệt vời hơn nếu tại Luzhniki, một cái kết có hậu chờ đón tất cả.

Cổ tích vẫn mãi chỉ là cổ tích

Trên chiếc xe bus mà Croatia dùng để di chuyển ở Moscow, HLV Zlatko Dalic cho sơn dòng chữ: “Một đất nước nhỏ với giấc mơ lớn”.

Trong quá khứ, không quốc gia nào có dân số ít hơn 4 triệu người, giống Croatia, vào đến chung kết World Cup. Tuổi đời của đất nước này kể từ khi độc lập chỉ 27, quá trẻ nếu đặt cạnh những siêu cường bóng đá thế giới và có một lịch sử lâu đời.

Thế nhưng Croatia dám ước mơ và theo đuổi khát vọng. Bằng những chàng trai từng chơi bóng bên cạnh các ngôi nhà đổ nát rồi cuống cuồng chạy xuống hầm trú ẩn mỗi khi nghe tiếng còi báo động, họ gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác tại giải đấu trên đất Nga. Rồi đội bóng áo caro tiếp tục có mặt ở chung kết theo cách dị thường chưa từng thấy, lội ngược dòng cả 3 trận knock-out và hoàn thành đủ 130 phút.

Không có câu chuyện cổ tích, nhưng huyền thoại về Croatia sẽ được lưu truyền mãi - Ảnh 3.

Croatia đã tấn công những thành trì kiên cố của bóng đá và lật đổ các thế lực thống trị xưa cũ. Họ không phải ngựa ô, mà là kẻ nổi loạn tiến tới thay đổi thế giới, giống như việc đất nước này đã chiến đấu cho nền độc lập vào năm 1991.

Đáng buồn thay, các chiến binh đã không còn sức lực sau hành trình nhọc nhằn và mệt mỏi. Việc Modric cùng đồng đội tạo nên một trận chung kết có tới 6 bàn thắng đã là một nỗ lực phi thường. Trật tự bóng đá không thể đảo lộn. Quốc gia lớn hơn, truyền thống hơn vẫn là những người giành chiến thắng.

Và nàng Lọ Lem không thể tìm thấy hoàng tử, chàng Ếch tiếp tục sống ở đầm lầy còn Người Đẹp tiếp tục giấc ngủ dài trong lâu đài rêu phủ… Cổ tích vẫn mãi chỉ là cổ tích.

Một phút huy hoàng rồi vụt tắt

Sẽ không còn một đêm như này nữa với Modric, Mandzukic, Lovren hay Rakitic. Tuổi tác khiến World Cup 2022 quá xa vời với họ, chưa nói đến chuyện lại vào đến chung kết để tính chuyện phục thù.

Vì vậy, người ta hiểu ánh mắt buồn thăm thẳm của đội trưởng Croatia, cái ôm siết chặt của nữ Tổng thống Kolinda Grabar-Kitarovic dành cho các cầu thủ hay hình ảnh Lovren đi tìm từng đồng đội và ôm lấy từng người một. Lần đầu tiên và cũng là cuối cùng, họ đứng trước cơ hội lớn những bất lực để nắm bắt.

Với bóng đá Croatia, chiến công này là cái gì đó bất thường và dĩ nhiên, không có khả năng lặp lại. Nên nhớ rằng mới đây thôi, chỉ 9 tháng trước, họ còn không chắc sẽ giành được tấm vé tới Nga. Đạt được mục tiêu đó đã là một điều thần kỳ với vị HLV ít tiếng tăm.

Không có câu chuyện cổ tích, nhưng huyền thoại về Croatia sẽ được lưu truyền mãi - Ảnh 4.

Davor Suker, huyền thoại của Croatia, nay là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá, sau trận chung kết cũng chua chát nói rằng, “đây là lúc để các chính trị gia quyết định, khi nào đội tuyển sẽ có một sân vận động chính thức”. Ông cũng sẽ là “người hạnh phúc nhất thế giới” nếu “nhận được sự hỗ trợ, dù chỉ một chút, để xây dựng cơ sở hạ tầng”, chứ cũng không dám mơ “sẽ có một trung tâm huấn luyện quốc gia”.

Con đường trước mặt nhà Á quân thế giới rất mông lung, nếu không muốn nói là tăm tối. Chẳng bao lâu nữa dàn cầu thủ đẳng cấp thế giới, gồm Modric, Mandzukic, Perisic và Rakitic từ giã đội tuyển. Trong khi đó, thế hệ kế cận lại không mấy ai sáng giá ngoại trừ Mateo Kovacic, người chỉ đá chính 10 trận tại La Liga 2017/18 trong màu áo Real.

Vào lúc này, Croatia phải nâng niu từng khoảnh khắc. Bởi có thể nó sẽ biến mất vĩnh viễn.

Cảm hứng sẽ còn mãi

Nhưng, câu chuyện kỳ diệu mà Modric cùng đồng đội viết ra, dù không có cái kết trọn vẹn, sẽ còn được lưu truyền trong nhiều năm sau. Nó không bao giờ bị lãng quên, tương tự những câu chuyện dân gian Croatia vẫn được kể vào những đêm mùa đông lạnh lẽo.

Và người ta sẽ nhớ về các chiến binh huyền thoại, dám chơi tấn công và tạo nên thứ bóng đá của đam mê ở World Cup 2018, về tuyệt tác mà Modric đã tạo ra trước Argentina, màn đấu súng ly kỳ trên chấm phạt đền trận gặp Đan Mạch cũng như cuộc ngược dòng ngoạn mục khiến người Anh khóc hận.

Không có câu chuyện cổ tích, nhưng huyền thoại về Croatia sẽ được lưu truyền mãi - Ảnh 5.

20 năm trước, Modric đã mê mẩn trước Zvonimir Boban, để rồi bây giờ trở thành Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup. Anh cũng sẽ trở thành cảm hứng để các cậu bé ở Croatia, từ thủ đô Zagreb đến những nơi xa xôi hẻo lánh như Dubrovnik hay Vukovar. Rồi đất nước này lại có “Modric mới”, như từng có “Boban mới”.

Với thế giới, Croatia cũng mang đến niềm tin cho các quốc gia nhỏ bé, khuyến khích tất cả rũ bỏ sự sợ hãi và bước ra thể hiện bản thân. Như HLV Dalic nói, “hãy bắt đầu với một giấc mơ cùng tham vọng, những gì chúng tôi đã làm là một thông điệp tuyệt vời, không chỉ trong bóng đá”.

Cuộc sống không có câu chuyện cổ tích, nhưng vẫn còn sự lãng mạn. Chỉ cần theo đuổi đam mê và không ngừng nỗ lực.



Theo Thanh Đình


Trí thức trẻ

Xuất phát điểm là một cậu bé sống ở vùng ngoại ô nghèo của Paris, ngôi sao trẻ Kylian Mbappe vụt trở thành một trong những ngôi sao sáng giá nhất của World Cup 2018. Sau mỗi buổi tập luyện bóng đá, Mbappe lại trở về căn phòng ngủ dán đầy poster thần tượng của anh, Cristiano Ronaldo. Anh vẫn còn giữ được tấm ảnh chụp cùng CR7 hồi anh còn bé tí. 

Ngôi sao 19 tuổi hiện đang thi đấu cho đội tuyển Pháp và sau màn chiến thắng ngày hôm qua, cả đội đang hừng hực khí thế chuẩn bị cho trận chung kết sắp tới đây. Mbappe đã chứng tỏ được năng lực của mình đối với những người tin tưởng anh và tạo ra hàng loạt bất ngờ dành cho người hâm mộ đội tuyển Pháp cũng như của môn thể thao vua trong suốt 1 tháng diễn ra giải đấu lớn nhất hành tinh.

Kylian Mbappe hiện là ngôi sao trẻ “hot” nhất thế giới, được hàng loạt đội bóng đại gia của châu Âu săn đón. Mbappe là cầu thủ trẻ nhất từng khoác áo Monaco, cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn cho Monaco và hiện là cầu thủ được trả lương cao thứ hai chỉ sau Neymar trong câu lạc bộ PSG. 

Với một ngôi sao mới nổi như Mbappe, chắc hẳn anh có đủ khả năng để tậu nhà cao cửa rộng, sắm siêu xe cho mình. Nhưng Mbappe không như vậy. Ngôi sao được ví như Thierry Henry mới này vẫn duy trì nếp sống giản dị đến khó tin. 

Kylian Mbappe ở World Cup 2018: Đá hay lại ăn vạ cũng giỏi, ngôi sao không toàn vẹn nhưng luôn biết tiến về phía trước - Ảnh 1.

Bản thân Mbappe tự nhìn ra vết xe đổ của nhiều thần đồng bóng đá thế giới trước anh, những ngôi sao vừa chớm nở đã vội tàn vì sa đà vào ăn chơi, hưởng thụ. Song một phần khác, Mbappe được cha mẹ mình quán triệt tư tưởng sự nghiệp là ưu tiên số một. 

Bà Fayza Lamari, mẹ của Mbappe cho biết: “Đúng là Kylian đang được rất nhiều người tung hô. Nhưng tôi luôn nhắc nhở con trai mình rằng nó mới chỉ 19 tuổi mà thôi và sự nghiệp của nó mới chỉ vừa bắt đầu. Kylian vẫn còn phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều”.

Fayza Lamari là người Pháp gốc Algeria, từng chơi bóng ném chuyên nghiệp. Ông Wilfried, bố của Mbappe người Cameroon, là người đại diện kiêm huấn luyện viên đầu tiên của anh. Cha mẹ Mbappe đều là dân thể thao chuyên nghiệp nên ngay từ nhỏ anh đã được giáo dục đến nơi đến chốn rằng luôn phải tập trung tối đa cho chuyên môn.

Cha mẹ Mbappe có cậu con nuôi Jires Kembo-Ekoko cũng là cầu thủ chuyên nghiệp. Tiền đạo 29 tuổi này từng có 6 năm khoác áo Rennes trước khi chuyển sang UAE thi đấu. Kembo-Ekoko có thể không tạo được tiếng vang như Mbappe. Nhưng ông anh nuôi này lại là tấm gương sáng cho Mbappe về tinh thần chuyên nghiệp, luôn tập trung hết mình cho chuyên môn.

Phong cách đĩnh đạc đến khó tin và tinh thần thi đấu không biết sợ của Mbappe ở cái tuổi mà hầu hết các ngôi sao còn đang học hỏi kinh nghiệm thực sự là rất đặc biệt. Mạnh mẽ, nhanh nhẹn, dứt điểm nhạy bén và biết “phục vụ” đồng đội khi cần, bạn không thể đòi hỏi gì hơn ở một cầu thủ mới 19 tuổi.

Kylian Mbappe ở World Cup 2018: Đá hay lại ăn vạ cũng giỏi, ngôi sao không toàn vẹn nhưng luôn biết tiến về phía trước - Ảnh 2.

Vẫn biết dường như những gì Mbappe đang thể hiện gần đây gây ra sự phản cảm đối với những người hâm mộ bóng đá. Anh đã phải nhận 2 thẻ vàng vì “lỗi ăn vạ” trong trận đấu với Uruguay và Bỉ. Những hành vi xấu chơi gần đây đang khiến người hâm mộ chán ghét Mbappe. Mọi hình ảnh đẹp đẽ về một lối chơi tốc độ, hoa mỹ và những pha xử lý tuyệt vời của ngôi sao số 10 ĐT Pháp làm điên đảo hàng phòng ngự “quỷ đỏ”. Tất cả trở nên lu mờ trước việc Mbappe cố tình câu giờ ở những phút bù giờ.

Chẳng ai hoàn hảo cả, Mbappe cũng vậy. Có lẽ vì còn trẻ tuổi nên những gì anh làm là theo bản năng, không suy nghĩ nhiều. Ở nhiều khía cạnh, chắc chắn những hành vi ấy đáng bị chê trách, nhưng hãy đứng về phía những người yêu và tin vào môn thể thao vua, chàng trai 19 tuổi ấy còn bồng bột. Hãy cho chàng trai ấy thêm cơ hội để chứng minh bản lĩnh của mình, chắc chắn sẽ còn vươn xa, bay xa hơn nữa trong tương lai. 



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Trong trận bán kết đầu tiên giữa hai đội tuyển Pháp và Bỉ vào lúc rạng sáng ngày 11/7/2018, Nhóm Hiệp sỹ Online đã phát hiện được 16 link vi phạm bản quyền trận đấu này. Trong đó chủ yếu là tình trạng livestream trên hai trang mạng xã hội Facebook và YouTube. Trang web lậu xoilac.tv vẫn tiếp tục thu trái phép trận đấu và phát trực tiếp lên trang này.

Facebook sẽ xóa bỏ khi phát hiện trang vi phạm bản quyền World Cup 2018 - Ảnh 1.

Một kênh YouTube vi phạm bản quyền trận bán kết giữa Pháp và Bỉ.

Tại vòng bảng hơn 400 trường hợp vi phạm đã bị Nhóm Hiệp sỹ Online phát hiện, đến vòng 1/16 đã có hơn 200 link vi phạm bị phát hiện và cảnh báo với VTV và HTV. Cho đến vòng tứ kết đã có thêm hơn 300 link vi phạm bị phát hiện.Theo VTV, từ đầu mùa giải tới hết vòng tứ kết, tổng số vi phạm mà VTV đã phát hiện là 1.134 trường hợp, trong đó tổng số trường hợp đã xử lý là 1.098, tức vẫn còn 36 trường hợp vi phạm mà VTV chưa thể xử lý.

Trong đó phổ biến nhất các tài khoản Facebook và YouTube vi phạm. Qua quá trình rà soát vi phạm bản quyền, Nhóm cũng phát hiện các trang web và ứng dụng OTT vi phạm như vuithat.net, xoac.tv, vatvo.tv, tv.101vn.com, ghienbongda.vn, kenhtvhd.net, live.tructiesp3s.net, bongdatv.net, tructiepbongda.com, bongda tivi+. Nhóm kịp thời cảnh báo khi K+ phát tràn sóng kênh VTV2 trên vệ tinh, ngay sau đó K+ đã xử lý không để tràn sóng. Nhóm cũng đã phát hiện tình trạng tràn sóng trên vệ tinh và đã báo cáo, nhờ đó các kênh đã được khóa như trạng thái ban đầu

Sau khi hai đài cảnh báo hành vi vi phạm, rất nhiều link Facebook và YouTube vi phạm bản quyền bị xóa. Tuy nhiên, khá nhiều kênh YouTube đã thu trái phép tiếng bình luận của VTV hoặc HTV rồi gán hình ảnh mô phỏng vào để câu view, những trường hợp như vậy khó xử lý hơn.

Nhóm Hiệp sỹ Online cũng đã phát hiện Đài PT-TH Quảng Ngãi phát thanh trái phép World Cup 2018, một công ty truyền thông lớn phát trái phép tín hiệu World Cup và sau khi được cảnh báo các đơn vị này đã khóa tín hiệu.

Hiện nay khó xử lý vi phạm nhất vẫn là các App OTT và một số trang web lậu ngang nhiên truyền dẫn trái phép tín hiệu World Cup 2018 trên các kênh VTV và HTV, hoặc thu lậu từ vệ tinh của nước ngoài từ đầu mùa giải đến nay mà chưa bị xử lý. Mặc dù Nhóm Hiệp sỹ Online đã phát hiện các trang vi phạm này từ ngay đầu mùa giải, nhưng đến nay VTV vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để, giải đấu World Cup 2018 sắp kết thúc nhưng các trang vi phạm này vẫn tiếp tục tái diễn. Điển hình có thể kể đến các trang như: thucdem.tv, vatvo.tv, xoac.tv, xoilac.tv, keonhacai.com, tv.101vn.com, mybongda.com, tructiep3s.net.

Facebook sẽ xóa bỏ khi phát hiện trang vi phạm bản quyền World Cup 2018 - Ảnh 2.
Facebook sẽ xóa bỏ khi phát hiện trang vi phạm bản quyền World Cup 2018 - Ảnh 3.

Những kênh vi phạm bản quyền từ đầu mùa giải đến nay chưa bị xử lý.

Tình trạng vi phạm bản quyền trên mạng xã hội là hiện tượng nhức nhối diễn ra trong vài năm trở lại đây và ngày càng có có nhiều biến tướng, để qua mặt sự kiểm soát của Facebook và YouTube, nhiều người ngang nhiên livestream âm thanh kênh VTV trái phép trên YouTube. Hoặc một số ít người tiếp tay cho livestream trái phép bằng hành vi share lên Facebook cá nhân của mình một cách công khai.

Hành vi vi phạm bản quyền có thể gây thiệt hại đáng kể cho đơn vị sở hữu quyền. Vụ việc VTVcab đã hai lần mất bản quyền phát sóng giải đấu bóng đá Cúp C1 và Cúp C3 là bài học đau đớn cho các nhà đài. VTVcab đã thiệt hại tới hàng chục triệu USD khi bị một số kẻ vi phạm bản quyền giải đấu Cúp C1 trên các trang mạng. Ngay khi VTV có được bản quyền World Cup rất nhiều người có trách nhiệm đã tỏ ra lo lắng người dân Việt Nam có nguy cơ bị ngắt sóng World Cup giữa chừng vì hành vi vi phạm bản quyền không bị ngăn chặn.

Ngay sau trận đấu đầu tiên, VTV đã phải lên tiếng đề nghị Bộ TT&TT vào cuộc phối hợp xử lý, ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền World Cup. Rất may mắn là đến nay giải đấu chỉ còn 3 trận đấu nữa là kết thúc và người Việt Nam vẫn có thể được thưởng thức các trận đấu hấp dẫn nhờ trách nhiệm của những người bảo vệ bản quyền, trong đó có Nhóm Hiệp sỹ Online.



Theo PV


Ict news

Những trận đấu bóng đã luôn đem lại cho mọi người thật nhiều cảm xúc, dù thắng dù thua nhưng các cầu thủ đã cống hiến cho khán giả những khoảnh khắc ấn tượng và không thể nào quên. Trận chung kết FIFA World Cup Russia 2018 đã khép lại, lịch sử lại một lần nữa gọi tên đội tuyển Pháp khi họ vượt qua Croatia với tỷ số 4-2 để lên ngôi vô địch thế giới sau 20 năm miệt mài đi tìm cúp vàng. Các cầu thủ Pháp và cả Croatia đều xứng đáng trở thành những ngôi sao sáng chói trên sân vận động Luzhniki (Nga) ngày hôm qua.

Trong trận chung kết World Cup 2018, không chỉ có Antoine Griezmannn, Mbappe hay Luka Modric, Rakitic Mandzukic, Perisic mà còn có một nhân vật cực kỳ nổi bật – đó chính là vị Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 1.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 2.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 3.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 4.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 5.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 6.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 7.

Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic mặc chiếc áo của đội tuyển Croatia, ngồi trên khán đài cổ vũ cho các cầu thủ nước nhà. Bỏ qua vẻ nghiêm trang cần có ở một vị nguyên thủ quốc gia, bà Kolinda sẵn sàng đứng dậy, giơ cao hai tay để ăn mừng bàn thắng của đội nhà.

Ít ai biết rằng, vị nữ Tổng thống của Croatia là một “fan cuồng” bóng đá. Trong trận Croatia gặp Đan Mạch tại vòng 1/8, người phụ nữ quyền lực nhất Croatia cũng dành thời gian đến sân vận động Nizhny Novgorod, mặc chiếc áo đấu biểu tượng của quốc gia, ngồi khán đài như bao khán giả khác để cổ vũ cho đội nhà.

Ngày 15/7, bà Kolinda Grabar-Kitarovic tiếp tục đặt chân tới Moscow để cổ vũ cho Luka Modric và các đồng đội trong trận chung kết World Cup trên sân Luzhniki. Thậm chí bà còn tự chi trả mọi chi phí cho chuyến bay đến Nga. Bà Kolinda chỉ sử dụng vé máy bay hạng phổ thông để việc di chuyển diễn ra thuận tiện, tự trả tiền vé vào sân cho mình và đồng thời tự khấu trừ lương những ngày không làm việc để đi cổ vũ đội tuyển.

Tại Moscow, Tổng thống Kolinda đã gặp gỡ và gửi thông điệp cảm ơn tới người đồng cấp Vladimir Putin, sau khi nước chủ nhà đã tổ chức một kỳ World Cup 2018 cực kỳ thành công.

“World Cup 2018 là một minh chứng cho phần còn lại của thế giới về khả năng tổ chức một giải đấu lớn của nước Nga. Không chỉ dành sự hỗ trợ tốt nhất cho người hâm mộ, nước Nga còn ngăn chặn mọi tuyên bố và hành động thù địch”, bà Kolinda phát biểu tại điện Kremlin.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 8.

Tổng thống Kitarovic đã trao tặng cho người đồng cấp ở nước Nga một chiếc áo đấu số 9 in tên “Putin”.

Tổng thống Kolinda đã trao tặng cho người đồng cấp ở nước Nga một chiếc áo đấu số 9 in tên Putin, chỉ vài giờ trước trận chung kết giữa đội tuyển Croatia gặp Pháp.

Tổng thống Putin cũng đáp lại rằng: “Tôi chắc chắn chúng ta sẽ được thưởng thức một trận chung kết tuyệt vời trong ngày hôm nay”.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 9.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 10.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 11.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 12.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 13.

Bà không ngại dành cho vị huấn luyện viên của đội tuyển Croatia và cầu thủ Luka Modric những cái ôm nồng ấm thể hiện tình cảm và niềm tự hào của bà dành cho họ. Nữ tổng thống Croatia cũng tươi cười và an ủi các cầu thủ, dù bị ướt và đội nhà không thể vượt qua Pháp để làm nên kỳ tích.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 14.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 15.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 16.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 17.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 18.

Bất chấp trời mưa như trút nước, bà Kolinda cùng hai nhà lãnh đạo Pháp và Nga vẫn đội mưa chia vui cùng các cầu thủ.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 19.

Bà Grabar-Kitarovic đã chiếm trọn được trái tim của rất nhiều người hâm mộ khi có mặt trong các trận đấu của Croatia với chiếc áo màu đỏ trắng và ủng hộ nhiệt tình cho các tuyển thủ.

Bà Kolinda sinh ngày 29/4/1968 tại thành phố Rijeka (Croatia). Khi còn là học sinh, bà từng tham gia chương trình trao đổi học sinh và theo học 1 năm tại trường trung học Los Alamos, bang New Mexico (Mỹ). Sau đó, bà đã học tại Zagreb (Croatia), Vienna (Áo), Washington DC và Đại học Havard (Mỹ) trước khi hoàn thành chương trình tiến sĩ tại quê nhà cách đây 3 năm.

Bà Kolinda thành thạo tiếng Croatia, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và biết một chút tiếng Đức, Pháp, Ý. Năm 1993, bà Kolinda tham gia Liên minh Dân chủ Croatia (HDZ) và từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như cố vấn tại Bộ Ngoại giao, Đại sứ Croatia tại Mỹ và Trợ lý Tổng thư ký NATO.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 20.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 21.

Nụ cười rạng rỡ, mái tóc búi cao, mặc áo đấu Croatia, cổ đeo thẻ Fan ID, bà Kolinda Grabar-Kitarovic xuất hiện trên khán đài World Cup như bao người hâm mộ khác.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 22.

Bà Kolinda Grabar-Kitarovic trên máy bay đến cổ vũ cho các chàng trai của Croatia.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 23.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 24.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 25.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 26.
Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 27.

Sau một trận đấu, bà Grabar-Kitarovic còn vào tận phòng thay đồ của các cầu thủ để động viên họ cố gắng trong những trận đấu tiếp theo.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 28.

Trong trận bán kết với đội tuyển Anh, không thể tới sân cổ vũ, bà Grabar-Kitarovic quảng bá cho đội tuyển ở hội nghị NATO.

Tuyển Croatia giành ngôi Á quân World Cup nhưng bà Grabar-Kitarovic - nữ tổng thống của họ đã chiếm trọn trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu - Ảnh 29.

Bà Grabar-Kitarovic bắt tay Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev trên khán đài trong trận Tứ kết Croatia – Nga tại sân vận động Fisht ở Sochi ngày 7/7.

(Nguồn: Tổng hợp)



Theo L.T


Helino

Một buối sáng nóng bức tại Kazan, Nga, khoảng hai tuần trước, một nhà báo người Anh đã quyết định đương đầu với cái nóng và đi chạy. Căn hộ anh ở trong thời gian diễn ra World Cup nhìn ra sân vận động , vì thế anh quyết định chạy vài vòng.

Khi đã chạy đến vòng thứ 2, anh chỉ còn có thể đi bộ với mặt đỏ bừng và áo phông đẫm mồ hôi. Hai nhân viên an ninh nhìn anh với ánh mắt ngờ vực. Họ trao đổi ngắn trước khi chặn anh lại.

Lo lắng rằng mình có thể bị hỏi giấy tờ tuỳ thân trong khi lại không nói được nhiều tiếng Nga, phóng viên người Anh sẵn sàng giải thích anh đã quên hộ chiếu ở nhà và sẵn lòng quay lại lấy.

Thế nhưng trước khi anh kịp nói gì, một trong hai viên cảnh sát đã nói một câu ngắn vào chiếc điện thoại của anh ta và giơ về phía nhà báo người Anh. Một giọng nói điện tử phát ra, bằng tiếng Anh, “bạn có cần sự trợ giúp y tế không?”

Đây là anh hùng giấu mặt giúp World Cup 2018 thành công hơn nhưng lại ít được nhắc đến - Ảnh 1.

Google Translate hiện có khoảng 500 triệu người dùng và thực hiện dịch thuộc khoảng 143 tỷ từ mỗi ngày.

World Cup 2018 chính là một World Cup của công nghệ khi FIFA và nước chủ nhà đã áp dụng rất nhiều công nghệ mới, trong đó đáng chú ý nhất là công nghệ hỗ trợ trọng tài qua video V.A.R. Tuy nhiên, ở bên ngoài sân vận động, người ta còn nhìn thấy một xu hướng công nghệ rõ nét hơn và ảnh hưởng đến nhiều người hơn.

Hình ảnh điểm nhấn của kì World Cup này là người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới, chủ nhà và khách tới thăm cùng cầm những chiếc điện thoại để giao tiếp được với nhau bằng thứ ngôn ngữ họ chưa từng học, chưa nói đến chuyện đã từng dùng. Đây là kì World Cup của Google Translate.

Ở Nga, trong tháng vừa qua, người hâm mộ đã dùng ứng dụng dịch thuật cho mọi thứ: hỏi đường, trò chuyện với lái xe taxi, cắt tóc, check-in khách sạn, kết bạn và thậm chí là tán tỉnh người khác. Tính năng camera của ứng dụng với khả năng quét và dịch các đoạn văn bản cũng giúp người hâm mộ “giải mã” được các kí tự trông chẳng khác gì mật thư.

“Nó thực sự rất có ích,” Rodrigo Ferrreira, một người hâm mộ người Brazil chia sẻ. Anh đã ở Nga cùng người anh của mình tên Arthur trong gần hai tuần. “Nó đáp ứng được mọi thứ. Chúng tôi cũng cố gắng nói bằng tiếng Anh nhưng nó có ích ở các quán bar, nhà hàng hay khi nói chuyện với phụ nữ.”

Đây là anh hùng giấu mặt giúp World Cup 2018 thành công hơn nhưng lại ít được nhắc đến - Ảnh 2.

Một phụ nữ người Colombia và một người Nga vượt qua rào cản ngôn ngữ ở Samara, Nga.

Điều này không quá ngạc nhiên với Jalie Cattiau, giám đốc sản phẩm Google Translate. “Brazil là thị trường lớn nhất của chúng tôi, nhưng Nga cũng xếp ở thứ hạng khá cao,” bà chia sẻ.

Google đã kì vọng ứng dụng Google Translate sẽ được sử dụng nhiều tại World Cup – tương tự những gì đã xảy ra tại 2016 Olympics Rio de Janeiro – thế nhưng sự tăng trưởng là thực sự ấn tượng: số lượng yêu cầu dịch thuật trên điện thoại đã tăng lên gấp đôi bình thường, bà Cattiau tiết lộ.

Mauricio và Eduardo Contró, hai anh em người Mexico, đến Nga để xem trận bán kết và chung kết World Cup, nhận thấy người Nga dùng điện thoại để giao tiếp với khách nước ngoài rất nhiều.

“Chúng tôi cần sạc pin điện thoại, vì thế chúng tôi và một quán cafe và hỏi nguồn điện,” Maurico, 27 tuổi, kể lại. “Trước khi kịp nói xong, họ đã lấy điện thoại ra, mở Google Translate và nhờ chúng tôi nói vào đó.”

“Không nhiều người có thể nói Tiếng Nga và điều này có thể khiến bạn lo lắng,” Hedi Salem, 31 tuổi, một người hâm mộ người Pháp đến từ Marseille nói. “Ở các thành phố nhỏ, ít người lại nói được tiếng Anh.

Chúng tôi đã học một chút tiếng Nga. Chúng tôi thử chỉ trỏ hoặc mô tả trước nhưng Google Translate khiến mọi thứ dễ dàng hơn. Thật tuyệt vời khi thấy mọi người có thể trò chuyện mà không biết ngôn ngữ của đối phương.”

Thực tế, trong một tháng trở lại đây, mọi thứ như thể đang mang đến một cái nhìn vào tương lai: một thế giới mà ở đó ngôn ngữ không còn là điều kiện tiên quyết để mọi người hiểu nhau.

Đây là anh hùng giấu mặt giúp World Cup 2018 thành công hơn nhưng lại ít được nhắc đến - Ảnh 3.

Google Translate được sử dụng tại một khách sạng ở St. Petersburg.

“Đối với những dân du lịch trẻ, tháng ngày của những cuốn sổ tay câu nói in sẵn đã qua,” Joss Moorkens, trợ lý giáo sư tại Trường Ứng dụng Ngôn ngữ và Đa văn hoá, Đại học thành phố Dublin chia sẻ. “Điều này rất ấn tượng: Khi mọi người đã quen với các công cụ dịch thuật trên di động, họ sẽ sẵn lòng tương tác với khách hơn dù không biết ngôn ngữ chung.”

Đó cũng chính là tầm nhìn Google dành cho ứng dụng của mình. Bà Cattiau chia sẻ “tham vọng và tầm nhìn là phá vỡ các rào cản ngôn ngữ của mọi người theo nhiều cách khác nhau,” và trong nhiều hoản cảnh, không chỉ là du lịch. 95% người dùng Google Translate nằm bên ngoài nước Mỹ và thường rất lớn ở các quốc gia đa ngôn ngữ như Ấn Độ hay Indonesia.

Bà Cattiau nói thêm về mục tiêu khiến chất lượng dịch thuật tiệm cận được chất lượng do con người thực hiện. Đội ngũ của cô không chỉ khiến ứng dụng này chính xác nhất có thể mà còn muốn cải thiện sự dễ sử dụng, “Chúng tôi muốn người dùng có thể trò chuyện tự nhiên và trơn tru nhất có thể,” bà chia sẻ.



Theo Lê Nam Khánh


Saostar

Ngày hôm qua, cả thế giới đã được chứng kiến trận chung kết của giải bóng đá hay nhất hành tinh World Cup 2018 giữa hai đội tuyển Pháp và Croatia. Nhờ ghi được 4 bàn thắng trước Croatia, một lần nữa, Pháp ghi tên mình trong lịch sử vô địch bóng đá thế giới. Đặc biệt hơn, sau 20 năm, đội tuyển Pháp lại có cơ hội được chạm tay vào Cúp vàng. Từ sau khi trận đấu kết thúc, tất cả những người Pháp ở Pháp và ở khắp các nơi trên thế giới đều ra đường ăn mừng chiến thẳng của đội bóng nước nhà.

Đối lập với những nụ cười tươi rói và những màn ăn mừng phấn khích của đội tuyển Pháp là khuôn mặt buồn bã, thất vọng của đội tuyển Croatia. Tất nhiên, trong một cuộc chơi công bằng, chắc chắn phải có người thắng kẻ thua, chẳng ai muốn cúi đầu nhận thua cả. Hơn nữa, đó lại là niềm tự tôn dân tộc, bóng đá là môn thể thao vua nên chạm tay vào Cúp vàng thế giới là mong ước của tất cả các đội tuyển.

Nhưng với Croatia trong giải đấu World Cup năm nay, thất bại của họ cũng là một nỗ lực đáng khen, đáng ghi nhận, một thất bại nên ngẩng cao đầu. Nhìn gương mặt của Luka Modric thờ thẫn khi kết thúc trận đấu, không ít người cảm thấy xót xa cho những cố gắng không chỉ của riêng anh mà cả toàn đội tuyển.

Cả thế giới chúc mừng đội tuyển Pháp, nhưng Croatia ơi, các bạn đã chiến thắng trong trái tim người hâm mộ! - Ảnh 1.

Trong tiếng hò reo ăn mừng của đội tuyển Pháp, người ta lại nhìn thấy những giọt nước mắt, những cái ôm an ủi, những ánh mắt trĩu nặng của đội tuyển Croatia. Có cầu thủ đã phải nhờ đến đồng đội để đứng dậy. Tất nhiên, thua cuộc, ai mà chẳng buồn, buồn đến gục ngã, nhất là khi chiến thắng chỉ còn cách mấy bước không xa.

30 ngày rời xa quê hương để đến với một đất nước khác để thi đấu, vượt qua 30 đội tuyển khác để bước vào trận đấu quan trọng cuối cùng của cả mùa giải, vậy mà kết quả chung cuộc lại về nhì. Ai mà không nặng lòng cho được. Nên nhớ rằng mới đây thôi, chỉ 9 tháng trước, họ còn không chắc sẽ giành được tấm vé tới Nga. 

Nhưng đội tuyển Croatia ơi, ngày hôm qua, các bạn đã thực sự nỗ lực hết mình, cống hiến cho World Cup một trận chung kết hoàn toàn đẹp mắt, công bằng. Dù rất nhiều người tiếc cho đội tuyển của đất nước 4 triệu dân này nhưng fan hâm mộ hoàn toàn “đổ gục” trước sự cố gắng không chỉ của Quả bóng vàng Modric mà của cả toàn đội.

Trong quá khứ, không quốc gia nào có dân số ít hơn 4 triệu người, giống Croatia, vào đến chung kết World Cup. Tuổi đời của đất nước này kể từ khi độc lập chỉ 27, quá trẻ nếu đặt cạnh những siêu cường bóng đá thế giới và có một lịch sử lâu đời.

Cả thế giới chúc mừng đội tuyển Pháp, nhưng Croatia ơi, các bạn đã chiến thắng trong trái tim người hâm mộ! - Ảnh 2.

Thế nhưng Croatia dám ước mơ và theo đuổi khát vọng. Bằng những chàng trai từng chơi bóng bên cạnh các ngôi nhà đổ nát rồi cuống cuồng chạy xuống hầm trú ẩn mỗi khi nghe tiếng còi báo động, họ gây hết bất ngờ này đến bất ngờ khác tại giải đấu trên đất Nga. Rồi đội bóng áo caro tiếp tục có mặt ở chung kết theo cách dị thường chưa từng thấy, lội ngược dòng cả 3 trận knock-out và hoàn thành đủ 130 phút.

Croatia đã tấn công những thành trì kiên cố của bóng đá và lật đổ các thế lực thống trị xưa cũ. Họ không phải ngựa ô, mà là kẻ nổi loạn tiến tới thay đổi thế giới, giống như việc đất nước này đã chiến đấu cho nền độc lập vào năm 1991.

Bước vào chung kết đã là một kì tích đối với đội tuyển Croatia, chỉ là may mắn của họ không kéo dài. Nhưng chẳng sao cả, thua cuộc một lần không có nghĩa là thua cuộc mãi mãi. Trên chiếc xe bus mà Croatia dùng để di chuyển ở Moscow, HLV Zlatko Dalic cho sơn dòng chữ: “Một đất nước nhỏ với giấc mơ lớn”. 



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

World Cup năm nào cũng vậy, bên cạnh những bàn thắng, những màn ăn mừng và những giọt nước mắt là những tranh cãi. Niềm vui có thể đến với những nhóm cổ động viên nhất định, nhưng cứ có kịch hay thì ai cũng thích thú xem. Điển hình nhất, ta có những pha ăn vạ của vô số các cầu thủ mà có vẻ là càng nổi tiếng thì họ ăn vạ càng khéo.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 1.

Trong tuần đầu tiên của World Cup 2018, Lucas Hernandez của đội tuyển Pháp thừa nhận mình đã ngã giở vờ trong chiến thắng 2-1 trước đội tuyển Úc, anh làm vậy với mong muốn trọng tài rút thẻ đỏ với trung vệ Mathew Leckie của Úc.

Hậu vệ Gerard Piqué “buộc tội” đội trưởng của Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đã ngã giả vờ để được hưởng penalty. Piqué nói rằng Ronaldo luôn có thói quen “tự ném mình xuống đất“.

Tiền đạo Luis Suárez của Uruguay trong trận đấu với Bồ Đào Nha đã có vô số pha bóng tiểu xảo làm người xem không khỏi bực mình: những pha ngã của anh kịch đến mức đến cả trọng tài cũng “đọc ra vị”, thấy anh này lăn lộn cũng kệ. Suárez sau khi thấy trọng tài không phản ứng gì, lập tức bật dậy tiếp tục thi đấu.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 2.

Còn Neymar thì vô vàn ví dụ. Bạn có thể đọc ở bài viết này để biết thêm chi tiết.

Những sự việc mang tính chất “cơm bữa” này chẳng còn xa lạ với những người xem bóng, nhưng hình ảnh xấu xí này vẫn làm đau lòng người hâm mộ. Cho tới khi những pha ngã này vẫn còn đem lại lợi ích, nó vẫn cứ sẽ diễn ra.

Tôi coi nó như là một kĩ năng vậy“, Alexi Lalas, một cựu tuyển thủ bóng đá nổi tiếng của Mỹ nói. “Có những pha ngã vờ hay mà có những pha ngã rất tệ, tôi không coi chúng là một lời lăng mạ tới môn thể thao vua hay những ai hứng chịu hậu quả của cú ngã ấy“.

Nhìn thì gây ức chế thật đó, nhưng những cú ngã kia đều được hậu thuẫn bởi những suy nghĩ logic đến lạnh lùng. Những cầu thủ chuyên nghiệp đã biến ngã giả vờ thành một chiến thuật đầy chất nghệ thuật, mang lại những kết quả cực kì có lợi trong một trận đấu lớn, dù họ biết là đang có hàng triệu ánh mắt dõi theo từng cái nhăn nhó giả vờ trên khuôn mặt họ.

May mắn là mỗi lần họ ngã, ta lại có số liệu để mà tổng hợp và nghiên cứu. Kết quả cho thấy cầu thủ ngã giả vờ khi họ có được những kết quả khả quan nhất có thể xảy ra.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 3.
Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 4.

Đây là lý do tại sao các cầu thủ lại giả vờ ngã

Lý do hiển nhiên nhất: là để cầu thủ đối phương bị trọng tài nhẹ thì nhắc nhở, mà nặng thì rút thẻ phạt. Khi tiếng còi thổi phạt vang lên, trận đấu sẽ bị dừng lại, đội tuyển bị phạm lỗi sẽ được một quả đá phạt. Nếu như lỗi mà xảy ra trong vòng 16 mét 50 thì càng tuyệt vời: chẳng ai chê cơ hội để có được bàn thắng trên chấm penalty. Chiến thuật tốt nhất để có được những điều trên là ngã giả vờ.

Các nhà nghiên cứu xem xét kĩ vấn đề này thấy rằng việc lừa lọc để hưởng lợi … đầy rẫy trong thế giới tự nhiên. Lừa đảo luôn là cách lấy ưu thế tốt nhất mà tốn ít sức lực nhất, chẳng ngạc nhiên khi kĩ năng này tìm được đường vào với sân cỏ.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, khác với tự nhiên, trong thể thao thì những cú lừa như thế này sẽ khiến cầu thủ đối mặt với nguy cơ bị phạt ngược lại hay thậm tệ hơn, bị fan chê ghét. Họ chịu một sức ép không nhỏ khi thực hiện những tiểu xảo này. Bạn đừng hiểu nhầm, đây không phải là lời thanh minh cho những hành vi xấu xí kia, đây là sự thật.

Trong một nghiên cứu đăng tải hồi năm 2011 trên tạp chí khoa học PLOS One, các nhà sinh học Úc nói rằng yếu tố chủ chốt để một cú ngã giả vờ mang về một quả phạt chính là khoảng cách giữa một cầu thủ và trọng tài – người nhìn thấy cái “tín hiệu: ngã giả vờ được phát đi.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 6.

Một pha ăn mừng rất hay của các cầu thủ.

Cụ thể, họ tính ra rằng những người giả vờ ngã gần trọng tài sẽ có gấp 3 lần tỉ lệ được hưởng một quả đá phạt so với những người ngã ở xa vị trí trọng tài. Tuy nhiên khoảng cách này cũng có những mặt hại: trọng tài kinh nghiệm có thể nhìn ra những tiểu xảo này, họ sẽ quyết định hoặc làm lơ hoặc là sẽ phạt thẻ vàng chính cầu thủ giả vờ ngã.

Các nhà nghiên cứu xem kĩ 60 trận bóng từ 10 giải khác nhau, phân loại ra những kiểu ngã mà các cầu thủ thực hiện, phân tích xe họ bị vấp, bị phạm lỗi hay đã giả vờ ăn vạ. Họ làm vậy chỉ cho một khán giả duy nhất: đó là vị trọng tài.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ ngã giả vờ tăng lên 2 lần khi tỉ số đang hòa. Tất cả những cú ngã đều có tính toán chứ không phải là ngẫu nhiên: hoặc có thể ngã ở chỗ đá phạt dễ thành bàn, hoặc là kéo dài thời gian trận đấu, …

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 7.

Số lượng ngã giả vờ mỗi trận, số lượng bàn thắng ghi được khi Thắng – Winning, khi Thua – Losing và khi đang Hòa – Drawing.

Vị trí ngã ở đâu cũng đóng vai trò quan trọng. Rõ ràng là tỉ lệ ngã giả vờ càng tăng cao khi càng tới gần khung thành của đối phương.

Các nhà khoa học cũng có kết luận này: “Những cú ngã giả vờ càng mang lại nhiều lợi ích khi nó càng được dùng nhiều”. Khi càng hưởng được nhiều lợi, các cú ngã giả vờ sẽ càng diễn ra với tần suất cao hơn.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 8.

Vị trí của các cú ngã giả vờ: càng gần khung thành đối phương thì ngã càng nhiều.

Đây là ví dụ dễ thấy nhất:

Trong trận đấu tranh xuất vào tứ kết ở World Cup 2014 giữa Hà Lan và Mexico, tỉ số lúc ấy là 1-1. Tiền vệ Arjen Robben đã ngã trong vòng cấm, mang lại cho Hà Lan một quả phạt đền. Nhìn kĩ, ta có thể thấy hậu vệ Rafel Márquez đã phạm lỗi.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 9.

Nhưng đây đã là pha giả vờ thứ năm của Robben trong trận đấu này. Chính anh cũng đã thừa nhận mình có ngã giả vờ vài lần tại buổi phỏng vấn kết thúc hai hiệp đấu. Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định pha ngã dẫn tới quả phạt penalty là chính đáng.

Đây là phần thưởng cho những “cố gắng” của Robben: Klaas-Jan Huntelaar đã sút thành công quả 11 mét, đưa Hà Lan vào vòng kế tiếp.

Thế nhưng những cầu thủ bóng đã không phải là những “kịch sĩ” duy nhất

Đây không phải là đặc sản của bóng đá mà còn là vấn nạn chung của mọi môn thể thao. Ta có:

Các cầu thủ bóng rổ NBA.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 10.
Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 11.

Các cầu thủ bóng bầu dục.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 12.

Các tuyển thủ môn khúc gôn cầu trên băng.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 13.

Không thể phủ nhận đây là một trong những chiến thuật trong thể thao và cụ thể, quay lại với chủ đề ta đang bàn tán, là bóng đá. Đằng sau những cú ngã giả vờ không phải lúc nào cũng là những ý định phi thể thao. Thực tế, theo như thông số ESPN đã ghi nhận thì Neymar là cầu thủ bị phạm lỗi nhiều nhất tại một trận đấu World Cup trong vòng 20 năm trở lại đây.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 14.

“Cứu em với anh Tài ơi”.

Một trận đấy bóng đá có rất nhiều tiểu tiết nhỏ, trọng tài chính không thể theo dõi được mọi tiểu xảo mà các cầu thủ thực hiện (thế mới sinh ra công nghệ VAR, thứ công nghệ gây vô vàn tranh cãi). Một cú chích mũi giày kín, một pha gài chân khéo léo, một cú lên gối tưởng chừng như chẳng may, một cú văng tay hóa ra lại là cố tình chơi cùi chỏ, … sẽ gây ra sự ức chế cho không ít người. Khi phải đối mặt với những cầu thủ có những tiểu xảo ngã giả vờ giỏi, những cầu thủ có tiểu xảo đánh người sẽ đôi phần e ngại.

Vậy có cách nào ngăn việc ngã giả vờ không?

Đơn giản thì dừng việc thưởng cho hành vi mang tính chiến thuật này và hãy bắt đầu xử phạt nặng hơn. Nhưng ta phải nhìn vào yếu tố quyết định cho những pha này, đó là trọng tài. Chẳng có người cầm cân nảy mực nào muốn trở thành người bỏ qua một tình huống chấn thương thực sự hoặc không phạt một tình huống phá bóng ác ý. Hiển nhiên là họ muốn đi theo tư duy “thà phạt nhầm còn hơn bỏ sót”.

Đã có những nhà khoa học đề xuất sử dụng thuật toán machine vision để phát hiện ra các pha ngã giả vờ, nhưng môn bóng đá này đâu có rạch ròi như vậy. Công nghệ VAR đã và đang gây tranh cãi , mà đến cách công nghệ xác định bàn thắng cũng còn bị người ta đem ra soi xét cơ mà.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 15.

Cũng đã có những đề xuất giảm kích cỡ khu vực 16 mét 50 xuống, để biến những pha penalty thành những quả đá phạt thông thường thôi. Vài người đưa ra ý kiến rằng đặt chấm đá phạt 11 mét ra xa hơn chút để tăng độ khó cho những quả penalty.

Thậm chí, có thể để người xem – những fan nhiệt thành của bóng đá đưa ra quyết định. Nhưng rõ ràng là chẳng bao giờ chuyện này xảy ra nổi, đến cả nghiên cứu cũng chỉ ra điều hiển nhiên là một vị trọng tài được huấn luyện bài bản giỏi phát hiện ngã giả vờ hơn là người xem qua màn hình.

Hiện tại thì ta cứ phải sống chung với lũ thôi. Chẳng có gì là hoàn hảo cả.

Tham khảo Vox



Theo Dink


TRÍ THỨC TRẺ

1. Xem lại những hình ảnh đáng nhớ nhất World Cup một lượt, bạn sẽ không nhìn thấy Kante đâu cả. Thứ gì đọng lại trong lòng người hâm mộ sau khi một tháng World Cup kết thúc? Cú hattrick siêu hạng của Cristiano Ronaldo, những pha tăng tốc như có hỏa tiễn ở chân của Kylian Mbappe trước hàng thủ Argentina, pha ghi bàn ở những giây bù giờ nghẹt thở của Toni Kroos…

Kante là nhà vô địch thế giới, để lại hàng loạt những màn trình diễn đỉnh cao. Nhưng rất ít những bài báo nói về anh. Lần duy nhất ta thấy tên anh xuất hiện nhiều hơn thường lệ là ở chung kết. Anh bị… thay ra sớm và chơi một trận đấu không tốt.

N’Golo Kante: Có một nhà vô địch chỉ thích đứng sau ánh hào quang - Ảnh 1.

Sau đó người ta phát hiện ra anh bị đau dạ dày. Đau dạ dày mà vẫn vào sân thi đấu, có lẽ chỉ có mỗi Kante dám làm. Hoặc anh quá “máu” để được đá một trận tranh Cúp (chung kết EURO 2016, Didier Deschamps đã không dùng anh), hoặc anh quá nhút nhát để nói điều đó với HLV trưởng.

Sự nhút nhát ấy kéo dài cho đến khi Pháp đã nhận cúp. Tiền vệ Steven N’Zonzi phải lấy chiếc cúp vàng, dúi vào tay anh và bảo anh ra chụp ảnh kỷ niệm. Lúc ấy, Kante mới rón rén cầm chiếc Cúp ra, cười rõ tươi trước dàn ống kính đang chĩa vào mình. Quả thực ngay cả những người ghét đội Pháp đến bao nhiêu đi nữa, họ cũng khó mà ghét được Kante.

Xem Kante thi đấu, bạn thấy anh ta dường như không hiện diện. Nhiệm vụ của anh ấy là… tàng hình, trong mắt đối thủ và trong mắt người xem. Tiền vệ 27 tuổi sẽ di chuyển liên tục để làm rối loạn những pha tấn công của đối thủ. Anh ta sẽ phá bóng ngay trước khi đối phương phát hiện đã bị anh áp sát.

N’Golo Kante: Có một nhà vô địch chỉ thích đứng sau ánh hào quang - Ảnh 2.

Anh có thể chuyền bóng chính xác, dốc bóng qua người, nhưng thế mạnh lớn nhất của anh ta là chạy… lòng vòng và gây sức ép. Và anh làm điều đó với một hiệu quả đáng kinh ngạc. Đá ở vị trí va chạm nhiều nhất, vậy mà Kante cực hiếm phải nhận thẻ vàng, và chả mấy khi phạm lỗi ở những vị trí nguy hiểm.

Nhìn Kante, có lẽ người ta sẽ nghĩ anh là một người “lấy cần cù bù khả năng”. Thực ra, Kante là một người rất thông minh, vì anh đọc tình huống của đối phương cực tốt.

Người ta nói 3/4 trái đất được bao phủ bởi nước, 1/4 được bao phủ bởi Kante, dễ tạo liên tưởng anh là một người chạy đến khắp mặt sân. Không phải thế, chỉ là ở những nơi có điểm nóng, Kante luôn hiện diện. Mà anh hiện diện ở đó, là vì anh quá thông minh trong việc đọc tình huống.

N’Golo Kante: Có một nhà vô địch chỉ thích đứng sau ánh hào quang - Ảnh 3.

2. Có một câu chuyện liên quan đến nhà toán học vĩ đại Abraham Wald, xin kể ra hầu bạn đọc. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng máy bay của quân Đồng Minh bị bắn rơi nhiều quá. Lãnh đạo phe Đồng Minh mới yêu cầu các kỹ sư phải tìm cách để gia cố máy bay, bảo vệ phi công của mình trước lửa đạn kẻ thù.

Tất nhiên chả thể gia cố cho cả chiếc máy bay, vì quá nặng máy bay sẽ không cất cánh nổi. Vậy thì trang bị hệ thống giáp vào vị trí nào đây?

Nhiều chuyên gia đã phân tích những chiếc máy bay trở về để tìm ra giải pháp. Họ nhận ra máy bay bị bắn nhiều nhất ở cánh và thân máy bay, khu vực buồng lái và đuôi thì không thấy lỗ đạn. Giải pháp đưa ra tức thời: trang bị giáp vào cánh và thân là ổn.

N’Golo Kante: Có một nhà vô địch chỉ thích đứng sau ánh hào quang - Ảnh 4.

Nhưng nhà toán học Wald lại có một cái nhìn hoàn toàn khác. Ông bảo các kỹ sư chỉ chăm chăm nhìn vào “những dữ kiện nhìn thấy mà bỏ qua những dữ kiện không nhìn thấy”. Đấy là những chiếc máy bay đã không quay trở về. Trong hàng trăm chiếc máy bay bỏ mạng sa trường ấy, phải chăng đạn cũng chỉ trúng ở thân và cánh, chứ không trúng buồng lái và đuôi?

Từ đó, Wald đẻ ra thuật ngữ “lỗ hổng dữ liệu”.

Kante cũng là một trường hợp gợi nhớ đên “lỗ hổng dữ liệu”. Nếu như chỉ nhìn vào số pha chuyền bóng, số pha dứt điểm, những tình huống nguy hiểm tạo ra, khi chả thấy Kante hay chỗ nào.

N’Golo Kante: Có một nhà vô địch chỉ thích đứng sau ánh hào quang - Ảnh 5.

Suốt một thời gian dài, Kante đã thi đấu trong sự lãng quên ấy. Anh khởi nghiệp tại CLB JS Suresnes ở ngoại ô Paris. Paris S.G và Rennes chả buồn ngó ngàng, lò đào tạo Clairefontaine cũng phớt lờ anh. Lên 21 tuổi, anh mới ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Boulogne ở giải hạng Ba, sau đó mới sang Caen ở giải hạng Nhì Pháp.

Anh có lẽ đã sống trong âm thầm nếu như không lọt vào mắt xanh của Steve Walsh, trưởng bổ phận tuyển mộ của Leicester City, hiện đã chuyển sang làm cho Everton. Walsh đã nhận ra tài năng của Kante và yêu cầu CLB Leicester chiêu mộ anh. Claudio Ranieri ban đầu đón nhận Kante khá dè dặt. Nhưng rồi Kante mau chóng chứng tỏ khả năng.

Hợp với Danny Drinkwater thành cặp tiền vệ đánh chặn hay nhất nước Anh, Kante mang Leicester đến chức vô địch Premier League lịch sử vào năm 2016. Chuyển sang Chelsea, anh tiếp tục giúp Chelsea vô địch Premier League năm 2017. Và bây giờ, anh vừa cùng Pháp đăng quang World Cup. Ba mùa bóng, ba thành tựu tuyệt vời.

N’Golo Kante: Có một nhà vô địch chỉ thích đứng sau ánh hào quang - Ảnh 6.

Có người ví von Kante với MI5, cơ quan an ninh của Liên hiệp Anh. Người ta chỉ nhắc đến cơ quan này khi xảy ra khủng bố và có thiệt hại về người. Những lần khác, chả ai nhắc vì MI5 đã làm việc quá tốt. Họ âm thầm đập tan những âm mưu, không cho bọn khủng bố có cơ hội thực hiện dã tâm. Và cũng như MI5, Kante đá hay nhất khi anh… biến mất.

Kante có vẻ cũng hạnh phúc khi thi đấu và sống trong sự bình lặng ấy. Phải đến khi Nzoni nhét cúp vào tay, anh mới bước ra và nở một nụ cười rõ tươi.

Nụ cười của người… đau dạ dày.



Theo Quế Nam


Thế giới trẻ