Tag

ung thư

Browsing

Chuối là một trong những loại trái cây được tiêu thụ phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại cho cơ thể. Chuối cung cấp một loạt các các chất dinh dưỡng như: 110 calo, 5 gam chất béo, 27 gram carbohydrate, 3 gam chất xơ, 14 gam đường, 25% vitamin B6, 1 gram protein, 16% mangan, 14% vitamin C, 12% chất xơ, 10% biotin, 10% đồng và 8% magiê.

Chuối chín cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể hơn chuối xanh. Chuối chín có chứa 90% sucrose và 7% tinh bột. Sucrose là một sự kết hợp của glucose và fructose giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng nhanh hơn. Điều này có tác động lớn hơn đến insulin và đường huyết.

Chuối chín chuyển sang màu vàng có chứa các chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể, chống lại nhiều mầm mống gây ung thư và bệnh tim. Đặc biệt, theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, những trái chuối chín xuất hiện đốm đen hoặc nâu trên vỏ có hiệu quả gấp 8 lần trong việc chống lại các tế bào u bất thường trong cơ thể bằng cách kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu.

Tiêu thụ chuối chín không chỉ giúp cơ thể tăng cường các chất dinh dưỡng mà còn là cách bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm:

1. Giảm huyết áp

Đối với những người bị huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp, ăn 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp ổn định huyết áp. Trong thành phần chuối, 420 gam kali có chức năng cân bằng các tác động tiêu cực của muối, tránh huyết áp giảm mạnh đột ngột.

2. Cải thiện hệ tiêu hóa

Chuối có thể cải thiện chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa mà không gây ra kích ứng nhờ hàm lượng tinh bột kháng kích thích sự phát triển của các vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột. Đó cũng là lý do vì sao từ xưa đến nay chuối luôn được coi là bài thuốc tự nhiên trị chứng khó tiêu và ợ nóng hiệu quả. Ngoài ra, khi bị tiêu chảy cũng có thể ăn chuối để bù đắp lượng khoáng chất đã bị mất đi.

3. Giúp giảm cân

Ăn hai quả chuối nhỏ mỗi ngày là phương pháp giúp giảm cân hiệu quả dành cho những người theo chế độ ăn kiêng. Bởi hàm lượng chất xơ cao trong chuối sẽ giữ cho dạ dày có cảm giác no lâu. Bên cạnh đó, chuối cũng chứa tinh bột kháng giúp giảm sự thèm ăn, tránh trường hợp ăn nhiều dẫn đến béo phì.

Việc ăn chuối vào thời điểm nào trong ngày sẽ quyết định mức độ hiệu quả của việc giảm cân.

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn nạp thêm 2 quả chuối mỗi ngày? Câu trả lời sẽ khiến người ghét nhất cũng phải cân nhắc ăn - Ảnh 1.

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng chuối chín đốm sản sinh ra nhân tố làm hoại tử khối u TNF (Tumor Necrosis Factor) có tác dụng chống lại tế bào ung thư.

4. Giảm nguy cơ thiếu máu

Tình trạng thiếu máu do thiếu thành phần sắt trong máu khiến cơ thể mệt mỏi, lượng hemoglobin thấp. Lâu dài, thiếu máu còn gây ra những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ xương và nhiều loại bênh nguy hiểm khác.

Ngoài việc bổ sung viên sắt thì ăn chuối cũng được coi là cách tăng lượng sắt hấp thụ tự nhiên cho cơ thể, kích thích sự sản sinh của các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

5. Bù đắp sự thiếu hụt vitamin

Mỗi trái chuối có chứa 20% lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể. Vitamin B6 là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất hemoglobin, insulin và axit amin cần thiết để tạo ra các tế bào khỏe mạnh. Hơn nữa, 15% vitamin C có trong chuối cũng chịu trách nhiệm trung hòa các gốc tự do có hại.

6. Cải thiện tâm trạng

Chuối được biết đến là loại trái cây “hạnh phúc” bởi nó có thể làm giảm tình trạng căng thẳng ở hệ thần kinh và cải thiện tâm trạng nhờ axit amin tryptophan. Đây là chất cần thiết để cơ thể sản xuất serotonin – hormone hạnh phúc. Ngoài ra, chuối còn chứa tới 27 mg magiê giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

7. Tăng cường năng lượng tuyệt vời

Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức cần làm gì? Bổ sung 2 chuối cùng với bữa ăn nhẹ sẽ giúp cơ thể được nạp năng lượng đầy đủ từ bên trong. Hàm lượng kali có trong chuối mang đến nguồn năng lượng khỏe mạnh cho cơ thể.



Theo Nguyễn Nguyễn


Trí thức trẻ/Boldsky

Sự liên quan giữa bữa ăn tối và bệnh ung thư

Gần đây, Tạp chí quốc tế về ung thư có đăng tải kết quả một cuộc nghiên cứu về sự liên quan giữa việc ăn tối và nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Theo đó, những người ăn tối trước 21h hoặc ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 20% so với những người ăn sau 22h hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn đêm.

Cuộc nghiên cứu này có sự tham gia của 621 bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt, 1205 bệnh nhân ung thư vú cùng nhóm đối chứng gồm 872 đàn ông và 1321 phụ nữ không mắc bệnh ung thư.

Những người này đều được các nhà nghiên cứu chọn ngẫu nhiên từ các trung tâm y tế ở Tây Ban Nha.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi lối sống sinh hoạt, thói quen cũng như thời gian ăn uống, ngủ nghỉ của mỗi người.

Bên cạnh đó, những người tham gia nghiên cứu cũng phải tuân thủ các thói quen phòng ngừa ung thư khác như hoạt động thể chất và hạn chế tiêu thụ rượu bia, chất kích thích.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, kết quả cho thấy những người ăn trước 21h có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ít hơn 25% và khả năng mắc ung thư vú thấp hơn 15% so với những người ăn sau 22h.

Những người ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ít hơn 26% và 16% đối với ung thư vú.

Ăn tối trước 21h hoặc 2 tiếng trước khi ngủ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh 1.

Như vậy, những người ăn tối trước 21h sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú trung bình 18%. Người ăn tối trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng sẽ giảm trung bình 20% nguy cơ mắc 2 loại ung thư trên.

Tiến sĩ Manolis Kogevinas, giáo sư nghiên cứu tại Viện Y tế Toàn cầu Barcelona, Tây Ban Nha và cũng là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Mọi người đều biết rằng nếu họ ăn tối muộn và đi ngủ ngay sau đó thì thức ăn sẽ không được chuyển hóa và họ sẽ khó có giấc ngủ ngon.

Nghiên cứu này chứng minh rằng thời gian ăn uống, ngủ nghỉ có liên quan tới nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú”.

Ăn tối trước 21h hoặc 2 tiếng trước khi ngủ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh 2.

Mặc dù kết quả của cuộc nghiên cứu đều dựa trên các bằng chứng sinh học rõ ràng nhưng tiến sĩ Kogevinas cho rằng dữ liệu thu thập vẫn rất còn hạn chế.

Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu với sự tham gia của nhiều người, không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Tây Ban Nha mà đến từ những đất nước khác.

Chỉ khi kết quả của những cuộc nghiên cứu lớn được công bố, các chuyên gia mới có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của khung giờ ăn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư so với các yếu tố khác như béo phì và thói quen ăn uống không lành mạnh.

Trước đây cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ mắc ung thư vú và tuyến tiền liệt có mối liên hệ với ca làm việc đêm, sự rối loạn nhịp điệu sinh học hằng ngày hay chu kỳ thức – ngủ của mỗi người.

Ăn tối trước 21h hoặc 2 tiếng trước khi ngủ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh 3.

Năm 2007, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế nhận định, thời gian làm việc thay đổi sẽ làm gián đoạn nhịp điệu sinh học và là mối nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, những người thường xuyên phải làm việc ca đêm không tham gia trong cuộc nghiên cứu này.

Catherine Marinac, nghiên cứu sinh ở viện ung thư Dana-Farber cho rằng kết quả của cuộc nghiên cứu mới này khá đồng nhất với cuộc nghiên cứu trước đó của cô.

Nghiên cứu của Marinac cho thấy việc ăn uống dựa theo đồng hồ sinh học của cơ thể giúp giảm nguy cơ tái phát ở những người từng mắc ung thư vú.

“Nhiều cuộc nghiên cứu đã phát hiện thấy những người ăn đêm muộn dễ bị béo phì hoặc suy giảm khả năng trao đổi chất.

Đặc biệt, chúng tôi cũng phát hiện ra những người ít ăn đêm thường có mức đường huyết ổn định hơn và nguy cơ tái phát ung thư thấp hơn.

Ngoài ra, sự gián đoạn đồng hồ sinh học và suy giảm khả năng đốt cháy glucose là những yếu tố có thể khiến việc ăn tối muộn có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh ung thư”, Marinac nói.

Tiến sĩ Ganesh Palapattu – Trưởng khoa Ung thư hệ Tiết niệu, Đại học Y Michigan, Mỹ (không trực tiếp tham gia nghiên cứu) cho biết, có nhiều vấn đề vẫn chưa được đưa vào nghiên cứu mới này, chẳng hạn như thông tin công việc và mức độ căng thẳng của mỗi người.

Tuy nhiên, ông cũng công nhận rằng phát hiện mới này đã kích thich sự tò mò và quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác.

Tiến sĩ Palapattu nói: “Không chỉ là bạn ăn cái gì, ăn như thế nào mà ngay cả việc ăn lúc nào cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn”.

*Theo edition



Theo Hà Phương


Trí Thức Trẻ

Theo TS. Đỗ Thị Phương Hà – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chính những thói quen này đã góp phần khiến chúng ta vô tình làm gia tăng đáng kể lượng muối mà chúng ta ăn vào hàng ngày và kết quả là làm tăng cao hơn nguy cơ chúng ta có thể mắc tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều bệnh mạn tính khác.

Không chỉ có thế, theo TS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần với sự gia tăng nguy cơ của ung thư dạ dày đã được biết đến từ lâu.

Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP) là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa. Muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này.

 Ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày? - Ảnh 1.

Không nên nêm lượng gia vị quá nhiều trong cùng một món ăn.

Các triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, kém ngon miệng, cảm giác no liên tục, chảy máu hoặc có các cục máu, có máu trong phân, đau và/hoặc yếu mệt.

Không phải tất cả bệnh nhân ung thư dạ dày đều là do vi khuẩn HP, nhưng những người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng bị ung thư cao hơn.

Muối làm vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố kích thích viêm trên thành dạ dày, làm thành dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.

Nghiên cứu của tác giả D’Elia và cộng sự trên 270.000 người và theo dõi trong 6-15 năm cho thấy những người ăn nhiều muối tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn.

Một nghiên cứu khác còn tìm thấy rằng với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày thì nguy cơ ung thư dạ dày tăng thêm 8%.

Hiện nay chúng ta đang ăn quá nhiều muối, nhiều gấp đôi nhu cầu cơ thể cần. Do đó những người đã có nguy cơ về ung thư dạ dày cần xem lại lượng muối ăn hàng ngày của mình cẩn thận, tránh những thực phẩm chứa nhiều muối mà mình vẫn ưa thích.

 Ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày? - Ảnh 2.

Để hạn chế lượng muối ăn khi chúng ta thưởng thức các bữa ăn của mình, TS. Hà cho biết cần thực hiện vài mẹo nhỏ để giảm muối.

Trước hết cần tập thói quen không để bát nước chấm, gia vị trên mâm cơm, nhất là khi trong bữa ăn của chúng ta toàn các món đã chế biến đậm đà với các gia vị mặn rồi.

Tiếp theo có thể pha loãng bát nước mắm của mình trước khi ăn. Bạn cũng có thể dùng các gia vị khác như chanh, tỏi, tiêu, ớt … để giúp tăng cảm giác ngon miệng, bù lại việc giảm sự ngon miệng do giảm vị mặn mà bạn đã quen thuộc lâu nay.

Nếu vẫn muốn chấm đồ ăn vào gia vị mặn trước khi ăn thì nên chấm nhẹ, không nên dìm cả miếng thịt, gắp rau ngập sâu vào bát nước chấm rồi thâm chí còn lật đi, lật lại nhiều lần để cho ngấm đẫm nước chấm trước khi ăn.

Ngoài ra, cũng nên hạn chế thói quen thêm nước mắm, nước kho thịt, kho cá vào cơm khi ăn vì các loại nước này cũng chứa một lượng muối đáng kể.

Hãy bỏ thói quen chấm trái cây vào các loại muối ớt, muối tiêu, muối tôm, muối ô mai, bột canh… khi ăn.

Hãy thực hiện việc giảm ăn muối và các gia vị có nhiều muối trong khi ăn, cùng với việc hạn chế cho thêm muối và các gia vị này khi chế biến và lựa chọn thực phẩm ít muối sẽ giúp chúng ta có chế độ ăn lành mạnh ít muối đề phòng chống tăng huyết áp và các bệnh mạn tính liên quan – TS. Hà khuyến cáo thêm.

Tại hội thảo về truyền thông giảm ăn muối để phòng chống bệnh không lây nhiễm, ông Trương Đình Bắc, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay khảo sát gần nhất cho thấy người Việt đang ăn khoảng 10 gr muối/ngày, trong khi cơ thể chúng ta chỉ cần 1-2 gr/người/ngày và WHO khuyến cáo chỉ nên dùng 5 gr muối/người/ngày.

Khác với nhiều quốc gia phát triển, có đến 75% lượng muối sử dụng hàng ngày từ thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh, đồ ăn từ nhà hàng, tại Việt Nam có đến 70% lượng muối sử dụng là từ đồ ăn nhà nấu, 30% còn lại là thức ăn nhanh và đồ ăn nhà hàng, như vậy là người Việt có thói quen ăn mặn và nấu mặn.

Ông Bắc kêu gọi mỗi người đầu bếp gia đình giảm lượng muối, nước mắm, bột nêm, bột canh… khi nấu nướng.

Mục tiêu của Việt Nam là đến 2025 giảm được 30% muối ăn bình quân/người, tức là còn 7 gr/người/ngày, đến 2030 thì giảm tiếp về 5 gr/người/ngày là lý tưởng nhất.

Muốn giảm được muối, chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn các nguyên tắc: giảm muối khi nêm nếm, nấu nướng; khi chấm thì nhẹ tay; lựa chọn các thực phẩm tự nhiên thay cho thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối.



Theo Nguyễn Hà


Sức khỏe đời sống

Ngỡ ngàng vì mắc ung thư từ dấu hiệu không rõ ràng

Bệnh nhân N.N.L (60 tuổi – Hà Nam) vào viện thăm khám vì lý do thi thoảng đầy hơi, khó nuốt, khó tiêu, nôn và đau bụng. Các bác sĩ nội soi phát hiện có khối u nhô lên, qua hội chẩn các BS chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư thực quản. Chính vì dấu hiệu không rõ ràng và thường xuyên nên bệnh nhân không theo dõi được.

Từ đó, ông L. thờ ơ không suy nghĩ đến bệnh tình, chỉ đến khi ông cảm thấy ăn và uống đều khó nuốt, đói bụng liên tục ông mới đến bệnh viện kiểm tra.

Khai thác bệnh sử, được biết, trước đây bệnh nhân có thói quen sử dụng rất nhiều chất kích thích, nhất là rượu bia và thuốc lá. Đây cũng được xác định là yếu tố nguy cơ khiến thực quản bệnh nhân bị cảm thấy như thức ăn bị chặn lại trong cổ họng kéo dài.

Cũng là bệnh nhân của nhóm ung thư đường tiêu hóa , tuy nhiên, bệnh nhân Đ.Q.H (24 tuổi – Bắc Giang) mắc phải ung thư dạ dày đang điều trị tại BV K. Đây là bệnh nhân đang ở độ tuổi học tập và lao động, còn khá trẻ so với độ tuổi trung bình của bệnh ung thư.

Trước đây bệnh nhân H. thấy có biểu hiện bất thường, đau dạ dày thường xuyên đã đến bệnh viện nội soi. Nam thanh niên bị phát hiện viêm dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, do chủ quan bệnh nhân đã không điều trị cũng không theo dõi bệnh trong một thời gian dài.

Nguy hiểm hơn là thủ phạm gây ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Cầm trên tay kết quả xét nghiệm của các bác sĩ về bệnh viêm dạ dày mãn tính biến chứng thành ung thư dạ dày, bệnh nhân H. vẫn không thể tin vào mắt mình.

Căn bệnh ung thư dạ dày mà bệnh nhân H. mắc phải là căn bệnh mà lẽ ra ở tuổi 35 – 40 mới bị. Song ở độ tuổi ngoài 20 đã không may mang K trong người, yếu tố nguy cơ chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn nhanh, uống vội lạm dụng rượu bia.

 Âm thầm rước án tử vào đường tiêu hóa vì thói quen gần như ai cũng mắc phải - Ảnh 1.

Ăn nhanh, uống vội, ít vận động là những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đường tiêu hóa

Ung thư đường tiêu hóa – Nguy hiểm nhất trong các loại ung thư

Bác sĩ Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại bụng I –Bệnh viện K cho biết, ung thư đường tiêu hóa thuộc loại ung thư nguy hiểm bởi bệnh thường khởi phát với các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khiến đa số người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn muộn.

Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

Theo số liệu cập nhật về bệnh ung thư, trên thế giới mỗi năm có 14 triệu người mắc ung thư và hơn 8 triệu người tử vong vì căn bệnh này, trong đó ung thư đường tiêu hóa đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới.

Tại Việt Nam, các bệnh lý đường tiêu hóa cũng đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa, nguy hiểm nhất là ung thư đường tiêu hóa.

Nguyên nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

Y học đến nay vẫn chưa xác định một cách chính xác nguyên nhân cụ thể của ung thư đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới, yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư nói chung và ung thư đường tiêu hóa nói riêng có quan hệ mật thiết đến việc sinh hoạt ăn uống. Con số thống kê cho thấy, hằng năm có đến 33% số người chết vì ung thư có nguyên nhân xuất phát từ ăn uống thiếu lành mạnh.

Những yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đường tiêu hóa như: Gen di truyền, tuổi tác, ô nhiễm môi trường, lối sống, chế độ ăn uống…

Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật, ít rau xanh, chất xơ có liên quan đến ung thư đại trực tràng, thực quản, dạ dày…

Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày liên quan đến tiền sử nhiễm vi khuẩn HP, chất nitrosamin trong dưa chua muối và thịt hun khói.

Ung thư thực quản liên quan đến thói quen uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá…

Dấu hiệu cơ bản cho thấy mắc ung thư đường tiêu hóa

Tuỳ theo mỗi nhóm ung thư mà có những dấu hiệu khác nhau. Đối với ung thư đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày) thường thấy các biểu hiện như: Đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói, nặng có thể ói ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện ra phân đen.

Còn triệu chứng nhóm ung thư đường tiêu hóa dưới (trực tràng) chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện.

Ung thư đường tiêu hóa ngày càng có xu hướng trẻ hóa

PGS.TS. Vũ Hồng Thăng, Phó trưởng Khoa Điều trị nội 4, BV K Trung ương cho biết, tại BV K số bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng, trong đó điển hình là ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng… Theo thống kê, số bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa so với độ tuổi mắc bệnh lý ung thư.

Theo Viện Nghiên cứu ung thư Việt Nam, ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng là căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và số ca mắc tăng liên tục.

Điển hình ở nam giới, số ca mắc năm 2000 là 2.878 ca, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng gần gấp 3 là 7.568 và đến năm 2020 dự báo là 13.269 ca, số bệnh nhân trẻ tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn.

“Tại BV K, khi hội chẩn 40 bệnh nhân ung thư thì có 3 bệnh nhân dưới 40 tuổi mắc ung thư, trong đó có 2 bệnh nhân độ tuổi 30 bị ung thư dạ dày” – Bác sĩ Phạm Văn Bình minh chứng.

 Âm thầm rước án tử vào đường tiêu hóa vì thói quen gần như ai cũng mắc phải - Ảnh 2.

Thực tế, TS Phạm Văn Bình cho biết, ông từng phẫu thuật cho bệnh nhân trẻ nhất mắc ung thư đại tràng là một nam sinh 16 tuổi.

Cháu bé bị ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển dù các bác sĩ đã làm phẫu thuật và điều trị rất bài bản nhưng khi cháu đến bệnh đã di căn gan, bác sĩ rất cố gắng nhưng kết quả không được như mong muốn. Bệnh nhân đã tử vong trước tiếc nuối của các bác sĩ.

TS Bình cho biết nếu bệnh nhân đến sớm thì cơ hội chữa bệnh sẽ tăng lên rất nhiều nhưng hiện nay thói quen đi khám bệnh của người dân vẫn rất hạn chế.

Chuyên gia khuyến cáo

Tại Việt Nam, các bệnh lý đường tiêu hóa đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa. Các chuyên gia cảnh báo, người dân cần chủ động thăm khám sàng lọc ung thư.

Các đơn vị y tế cần có chiến lược tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm. Vận động chương trình truyền thông kiến thức để người dân tự giác thăm khám trước khi mắc bệnh. Tạo cho tất cả mọi người ý thức tự giác khám bệnh định kỳ.

Đồng thời, bản thân người dân cũng phải tự nắm được các triệu chứng sớm của bệnh để có biện pháp can thiệp sớm.



Theo Như Loan


Trí thức trẻ

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), số người chết vì ung thư gan đã tăng lên 43% trong vòng 16 năm từ năm 2000 đến năm 2016. Theo CNN, số người tử vong tăng cũng liên quan tới số ca chuẩn đoán nhiễm ung thư gan tăng lên. Càng ngày càng nhiều người bị nhiễm ung thư gan, đây là kết quả của “việc tăng cân quá mức và lây nhiễm vi rút viêm gan C ở trẻ nhỏ”, bác sĩ Farhad Islami – nhà nghiên cứu ở Hội ung thư Mỹ cho biết.

Nam giới lại đặc biệt có nguy cơ mắc ung thư gan rất cao. Theo số liệu báo cáo, tỉ lệ tử vong vì ung thư gan ở nam cao gấp đôi so với ở nữ. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, họ suy đoán rằng đó là vì nam giới thường dễ tăng cân hơn hoặc có các thói quen sinh hoạt có thể làm lây lan vi rút viêm gan C.

Một phần lí do nữa là ung thư gan hiếm khi được phát hiện ở các giai đoạn sớm. Tỉ lệ sống được 5 năm với các bệnh nhân có lá gan chưa bị hủy hoại hết là 31%, nhưng khi bệnh đã lây lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng khác thì tỉ lệ sống sót này giảm xuống chỉ còn 11%.

Thật không may là nhiều người bị ung thư gan mà không hề bộc lộ ra bất cứ triệu chứng nào. Nhưng các biểu hiện được nhận biết sớm và tìm cách chữa trị kịp thời, cơ hội sống của bệnh nhân vẫn rất cao. 

Dưới đây là các triệu chứng sớm của bệnh ung thư gan mà bạn cần chú ý:

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Người bị ung thư gan thường nhận thấy bản thân bị sụt cân đột ngột và không có lí do. Bác sĩ Otis Brawley – bác sĩ y khoa và giám đốc y tế của Hội ung thư Mỹ giải thích: “Sụt cân và ăn không ngon miệng là dấu hiệu phổ biến với những người có nhiều bệnh, bao gồm một số loại ung thư và virus”.

Còn điều nào khác cần chú ý không? Đó là rất nhanh no mặc dù ăn rất ít.

Mắt và da dần trở nên vàng

Dấu hiệu vàng da xuất hiện khi có quá nhiều sắc tố vàng trong máu, gây biến đổi màu mắt và màu da. Trong khi lá gan khỏe mạnh giúp biến đổi các sắc tố vàng da để chúng không tăng lên trong máu, lá gan bị virus, ung thư phá hoại sẽ không còn chức năng này nữa, dẫn tới bệnh vàng da hoặc mắt.

Bị phù nề hoặc đau bụng, đặc biệt là ở vùng phía trên bên phải

Khối u có thể làm tắc tuần hoàn máu từ ruột đến gan, dẫn đến tăng huyết áp và có thể ép dòng chảy từ tĩnh mạch vào vùng bụng. Dòng chảy này có thể tăng lên, gây ra đau dạ dày, sưng tấy và phù nề.

Vậy làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ ung thư gan?

Theo Hội ung thư Mỹ, việc tốt nhất bạn có thể làm là duy trì mức cân nặng hợp lý và hạn chế uống đồ có cồn. Hơn một phần ba các ca ung thư gan là do bệnh đái đường và béo phì gây ra; một phần tư liên quan đến việc lạm dụng đồ uống có cồn. Nếu phải uống, hãy hạn chế lượng cồn vào cơ thể ở mức khoảng 680g bia, 340g rượu vang hoặc 85g rượu thường một ngày.



Theo Minh An


Trí thức trẻ

Vì vậy, phòng bệnh là nhiệm vụ hàng đầu ai cũng phải làm được.

Câu chuyện của cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột chỉ ngay sau khi cưới 3 ngày

Katie Sutterby là giáo viên tại trường tiểu học Maltese Road, ở Chelmsford, Essex, Anh. Trong mắt mọi người, cô hoàn toàn khỏe mạnh, rất thích chạy bộ và tập thể dục.

Cuối tháng 7/2017, cô bắt đầu có các triệu chứng giống như chứng khó tiêu và cô đã mua thuốc uống. Các triệu chứng vẫn tiếp tục tăng lên, bác sĩ nói với cô rằng đó có thể là do sỏi mật nên cô được yêu cầu chụp scan. Mọi việc diễn ra bình thường cho đến một ngày, Katie cảm thấy rất đau đớn và được đưa đến phòng cấp cứu. Ngay ngày hôm sau, kết quả chụp chiếu cho thấy cô bị ung thư ruột và nó đã ở vào giai đoạn cuối, lan tới gan.

Bác sĩ nói cô chỉ còn sống được vài tháng, cùng lắm là 1 năm nữa mà thôi. Bệnh của Katie có thể đã bắt đầu trong một thời gian dài nhưng nó không có bất kì triệu chứng nhận biết đặc biệt nào. Will Arnold, chồng của Katie phải thừa nhận rằng mặc dù Katie đã rất mạnh mẽ nhưng sức khỏe của cô bị đi xuống một cách nhanh chóng. Khi gia đình quyết định bắt đầu hóa trị liệu để thu nhỏ khối ung thư càng nhiều càng tốt thì cô bắt đầu có nhiều triệu chứng thể chất, như chân bị sưng và vàng da. Cô phải uống nhiều thuốc và cả thuốc giảm đau mạnh. Bởi vì cô còn trẻ nên mọi thứ diễn ra nhanh hơn rất nhiều, có thể nói tuổi tác của cô ấy đã chống lại cô ấy.

Rõ ràng là hóa chất sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn nên họ phải ngừng điều trị. Vào thời điểm đó, bác sĩ cho biết rằng cơ hội sống của cô có nhiều khả năng là tính theo tuần chứ không phải theo tháng. Vậy là đến ngày 10/8/2017, Katie và Will Arnold đã quyết định tổ chức lễ cưới. Đáng buồn thay, Katie qua đời ở Farleigh Hospice chỉ sau khi cưới 3 ngày và 5 tuần kể từ khi cô được chẩn đoán ung thư lần đầu tiên.

Trường hợp của Katie là một hồi chuông cảnh báo về ung thư ruột – căn bệnh không chừa một ai và không phải lúc nào cũng có triệu chứng cảnh báo rõ ràng.

Deborah Alsina, CEO của các tổ chức Bowel Cancer UK nói với The Sun: “Mỗi năm gần 42.000 người được chẩn đoán bị ung thư ruột, đây là ung thư phổ biến thứ tư ở Anh. Có một số yếu tố đã biết có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, trong đó có cả những thứ bạn không thể can thiệp được, ví dụ, tuổi tác và di truyền học. Tuy nhiên, thực hiện những thay đổi đơn giản trongchế độ ăn uống và lối sống của bạn có thể giúp ngăn ngừa mắc bệnh ung thư ruột“.

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 1.

Có một số yếu tố đã biết có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, trong đó có cả những thứ bạn không thể can thiệp được, ví dụ, tuổi tác và di truyền học.

Ung thư ruột có thể tấn công ngay cả những người khỏe mạnh nhất nhưng nó cũng hoàn toàn có thể được ngăn chặn bởi những thay đổi trong lối sống. Dưới đây là 6 thay đổi mà các nhân viên y tế tại Tổ chức Cancer Research UK (Tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh quôc) đưa ra để khuyến khích mọi người thực hiện nhằm phòng ngừa bệnh ung thư ruột .

1. Ăn nhiều chất xơ hơn

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 2.

Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột theo nhiều cách, trong đó, nổi bật nhất là khả năng làm cho thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng và nhanh hơn.

Trái cây, rau, đậu và đậu lăng là tất cả các nguồn chất xơ tuyệt vời, cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và ngũ cốc.

2. Hạn chế tiêu thụ thịt chế biến và thịt đỏ

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 3.

Tổ chức Beating Bowel Cancer nói rằng có một liên kết mạnh mẽ giữa bệnh ung thư này với một chế độ ăn uống có chứa rất nhiều thịt đỏ và chế biến. Vì vậy, tổ chức này khuyến nghị bạn nên ăn ăn ít hơn 500g thịt đỏ mỗi tuần.

Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, giăm bông và xúc xích là những món ăn khiến bạn có nguy cơ lớn hơn.

Tổ chức nghiên cứu Ung thư Thế giới (World Cancer Research Foundation) nói rằng bạn nên thử thay thịt bò bằng thịt gà hoặc rau quả để hạn chế nguy cơ ung thư này.

3. Ăn nhiều cá

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 4.

Một món ăn thay thế tuyệt vời cho thịt là cá, đặc biệt là các loại dầu như cá hồi, cá thu, cá cơm và cá mòi.

Một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện tại King’s College London cho thấy rằng ăn cá dầu mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột. Nguyên do là vì những loại cá này có nhiều omega 3 và có nhiều đặc tính chống viêm. Thêm vào đó, chúng còn chứa một lượng vitamin D phong phú, giúp kiểm soát ung thư.

4. Uống ít rượu

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 5.

Cắt giảm rượu là một cách rõ ràng nhưng đơn giản để giúp ngăn ngừa ung thư ruột. Theo nghiên cứu của tổ chức Cancer Research UK, nếu không thể cắt bỏ rượu thì bạn nên hạn chế uống càng ít càng tốt. Rượu có liên quan đến 7 loại ung thư khác nhau và khoảng 11% chẩn đoán ung thư ruột được liên kết trực tiếp với rượu, vì vậy, uống rượu càng nhiều càng tốt để giúp ngăn ngừa ung thư.

5. Không hút thuốc lá

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 6.

Hút thuốc không chỉ gây ung thư phổi. Nó gây ra ít nhất 13 loại ung thư khác (kể cả ung thư ruột) cũng như bệnh tim và các bệnh về phổi khác. Các hóa chất trong khói thuốc đi vào máu và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể – và đó là những chất đã được chứng minh là làm tổn thương DNA của cơ thể và dẫn đến ung thư.

Nếu bạn hút thuốc và bạn muốn bỏ thuốc lá, bạn có nhiều khả năng bỏ thuốc lá thành công nếu bạn nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia hơn là âm thầm thực hiện một mình. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và hỗ trợ quá trình bỏ thuốc lá của mình.

6. Chăm vận động

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 7.

Vận động có nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm cả giảm nguy cơ ung thư ruột . Đó là vì nó giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn, cũng như kiểm soát tình trạng viêm tốt hơn.

Sẽ tốt hơn nếu như bạn luôn chủ động trong các hoạt động hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên dành ra ít nhất 2,5 giờ/tuần (tính ra chỉ khoảng hơn 20 phút/ngày) để thực hiện các hoạt động ở mức vừa phải, ví dụ như đi bộ nhanh. Sau đó, bạn nên nâng mức độ vận động lên, ví dụ như tăng thêm thời gian, chuyển sang chạy bộ…

Bạn càng tích cực vận động, bạn càng nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe và hãy nhớ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Và nếu bạn nhận thấy điều gì đó bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ

Ung thư ruột có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng hơn 8/10 trường hợp được chẩn đoán ở những người từ 60 tuổi trở lên, vì vậy đây là lời khuyên đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi.

Từ việc cô gái 29 tuổi qua đời vì bệnh ung thư ruột sau 5 tuần phát hiện bệnh: Hãy phòng bệnh bằng cách thực hiện 6 thói quen này - Ảnh 8.

Khi ung thư ruột được chẩn đoán trong giai đoạn đầu, trước khi nó có thời gian để quá lớn hoặc lan rộng, hơn 9/10 người sẽ sống sót trong ít nhất 5 năm. Nhưng khi nó được phát hiện ở giai đoạn muộn, có thể có ít lựa chọn hơn để chữa trị, vì vậy cơ hội sống sót thấp hơn.

Hãy tỉnh táo để nhận ra những bất thường ở cơ thể bạn cảnh báo nguy cơ bị ung thư ruột, thường là có máu trong phân hoặc có thay đổi trong thói quen đi đại tiện (đi thường xuyên hơn, bị táo bón hoặc đau mỗi lần đi), giảm cân mà không có lý do… Tất cả những thứ này có thể gây ra bởi một thứ gì đó ít nghiêm trọng hơn ung thư ruột, nhưng tốt nhất là nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Nguồn: Mirror/Thesun/Scienceblog



Theo Tr. Thu


HELINO

Kết quả trên của công trình của Viện Sức khỏe Toàn cầu George (Úc), vừa công bố trên tạp chí khoa học Diabetologia số ngày 19-7.

Cụ thể, nếu phân loại theo giới tính, tỉ lệ ung thư tổng thể của nam giới bị tiểu đường so với nam giới không tiểu đường tăng đến 19%.

Khác biệt này ở nữ giới còn cao hơn, 27%.

Nếu cùng mắc bệnh tiểu đường ở mức độ như nhau, một bệnh nhân nữ sẽ có nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn bệnh nhân nam: ung thư thận cao hơn 11%, ung thư miệng 13%, ung thư dạ dày 14% và ung thư bạch cầu là 15%.

Tuy nhiên, nam giới bị tiểu đường lại có nguy cơ ung thư gan cao hơn 12% so với nữ giới bị tiểu đường.

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu từ hơn 100 nghiên cứu và bộ dữ liệu, thu thập hồ sơ y tế của hơn 19 triệu bệnh nhân tiểu đường type 1 và 2, cùng một số dữ liệu đối chiếu từ những người nam và nữ khỏe mạnh.

Tất cả các cơ chế khiển tiểu đường làm gia tăng nguy cơ ung thư khủng khiếp đến vậy vẫn chưa được giải mã nhưng các nhà khoa học tin rằng lượng đường trong máu cao sẽ dễ làm hỏng DNA.

Hỏng DNA, theo nhiều nghiên cứu trước đây, là một nguyên nhân lớn gây ung thư.

“Phụ nữ thường dành nhiều thời gian hơn nam giới ở giai đoạn tiền tiểu đường, nơi mức đường huyết bắt đầu cao nhưng chưa được chẩn đoán tiểu đường.

Sau khi chẩn đoán bệnh, phụ nữ thường không nhận được mức độ điều trị giống như nam giới” – tiến sĩ Toshiaki Ohkuma, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Các nhà khoa học mong rằng nghiên cứu sẽ đưa ung thư vào danh sách các bệnh cần tầm soát thường xuyên hơn, nếu chẳng may bạn bị mắc bệnh tiểu đường.

Tác giả Ohkuma khuyên mọi người cần tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường, cố gắng kiểm soát đường huyết tốt thông qua thay đổi lối sống và dùng thuốc để ngăn ngừa ung thư.



Theo A. Thư (Theo Live Science)


NLĐ