Tag

thành công

Browsing

Quãng đường từ nhà tới chỗ làm của CEO của Twitter Jack Dorsey chỉ dài khoảng 5 dặm (tương đương với 8 km) nhưng mỗi ngày anh vẫn mất tới hơn 1 giờ đồng hồ để đi làm. Đó là bởi vì anh đi bộ.

Trên Twitter, Jack Dorsey đã đăng tải thống kê số bước đi bộ của anh vào hôm thứ tư vừa rồi, với dòng caption: “Tôi có thói quen đi bộ để đến chỗ làm từ 2 năm nay. Quãng đường 5 dặm thường mất 1h15p”.

CEO của mạng xã hội Twitter: Tôi đi bộ hơn 8 km mỗi ngày để đến chỗ làm, đó là khoản đầu tư đáng giá nhất cho mọi thành công - Ảnh 1.

Như tác giả Tim Ferriss viết trong cuốn sách “Công cụ của những gã khổng lồ”, Dorsey tin rằng đầu tư đáng giá nhất mà anh từng làm là “dành thời gian đi bộ mỗi ngày.” Trong chuyến đi năm dặm mỗi ngày, Jack không gửi email hoặc nhắn tin. Thay vào đó, anh thường sử dụng thời gian để nghe nhạc và audio book, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ và tìm cảm hứng từ các con phố của San Francisco.

Trên CNN Money, CEO của Twitter chia sẻ: “Buổi sáng là khoảng thời gian dễ chịu. Tôi có thể thoải mái suy nghĩ mà không cần bận tâm đến các kế hoạch”.

Đi bộ cũng là một bài tập tốt đối với sức khỏe, là một phần quan trọng trong lối sống và thành công của Dorsey. Từ lâu nay, anh duy trì thói quen thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, ngồi thiền trong nửa tiếng và dành 7 phút tập thể dục. Jack cho biết rằng: “Một lối sống lành mạnh sẽ giúp cho tôi sáng tạo hơn và cho phép tôi suy nghĩ nhiều hơn”.

CEO của mạng xã hội Twitter: Tôi đi bộ hơn 8 km mỗi ngày để đến chỗ làm, đó là khoản đầu tư đáng giá nhất cho mọi thành công - Ảnh 2.

Không chỉ riêng Jack Dorsey , các tỷ phú nổi tiếng khác, bao gồm Richard Branson, Mark Zuckerberg và Mark Cuban, cũng đồng ý rằng tập thể dục là chìa khóa để thành công.

CEO của mạng xã hội Twitter: Tôi đi bộ hơn 8 km mỗi ngày để đến chỗ làm, đó là khoản đầu tư đáng giá nhất cho mọi thành công - Ảnh 3.

Trên trang blog cá nhân của mình, Richard Branson từng viết: “Một cách nghiêm túc, tôi ngờ rằng mình sẽ không bao giờ đạt được thành công trong sự nghiệp (và cả hạnh phúc trong đời sống cá nhân) nếu như tôi không đề cao vai trò của sức khỏe và thể lực”. Được biết, vị tỷ phú này rất thích chơi tennis, đi xe đạp, chạy và lướt ván diều.

CEO của mạng xã hội Twitter: Tôi đi bộ hơn 8 km mỗi ngày để đến chỗ làm, đó là khoản đầu tư đáng giá nhất cho mọi thành công - Ảnh 4.

Zuckerberg cũng ưu tiên việc tập thể dục bởi vì, như anh nói trong một Q & A trên Facebook, “Làm bất cứ điều gì tốt cũng đòi hỏi năng lượng, và bạn chỉ có nhiều năng lượng hơn khi bạn chịu tập luyện chăm chỉ”.

CEO của mạng xã hội Twitter: Tôi đi bộ hơn 8 km mỗi ngày để đến chỗ làm, đó là khoản đầu tư đáng giá nhất cho mọi thành công - Ảnh 5.

Còn với Cuban, ông luôn cố gắng thu xếp một giờ tập các bài tập cardio, sáu hoặc bảy ngày một tuần. Đó là nguồn nhiên liệu mạnh cho một tinh thần làm việc tích cực. Ông coi việc tập thể dục đều đặn cũng giống như các cam kết kinh doanh: “Khi bạn cố gắng tìm cách để tập thể dục thường xuyên, điều đó phản ánh rằng bạn cũng sẽ cố gắng làm điều tương tự trong kinh doanh”.



theo Minh An


Trí thức trẻ/CNBC

Có một câu nói mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi người chính là bản thân họ”. Chính sự do dự, thiếu tự tin, lười biếng và không nắm bắt cơ hội đã trở thành vật cản ngăn bước tới thành công của cá nhân mỗi người. Thay vì tìm kiếm hàng loạt phương pháp làm việc, kinh doanh với mong muốn gặt hái được thành công, đôi khi, chúng ta đơn giản chỉ cần được “đánh thức” nhận thức, ý thức được sai lầm của bản thân và thay đổi chính mình.

6 điểm khác biệt căn bản giữa người thành công và kẻ thất bại: Khoảng cách xa nhất giữa giàu - nghèo hoá ra cũng chính là đây! - Ảnh 1.

Dưới đây là những thói quen, điểm khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại. Nếu bạn nhận thấy mình đang có những dấu hiệu tiêu cực được nêu, đừng coi đó là một sự xúc phạm mà hãy xem nó như một lời thức tỉnh kịp thời và cần thiết để thay đổi bản thân, thay đổi sự nghiệp.

1. Kiên trì hành động # Dễ dàng bỏ cuộc 

Khi thực sự muốn một điều gì đó, người thành công sẽ kiên trì tìm mọi cách để có được nó. Họ sẽ hành động thực tế thay vì buông những lời nó suông. Họ không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng vượt qua chúng.

Ngược lại, với những người luôn chùn bước trước trở ngại, dễ dàng bỏ cuộc và bao biện cho hành động của mình bằng vô số lý do, rằng “vì thế này nên tôi không làm được”, “vì thế kia nên tôi không đi được”… thì rõ ràng, quãng đường đến thành công của họ vẫn còn là một khoảng cách rất xa.

2. Dám chịu trách nhiệm # Đổ lỗi cho người khác

Trong thực tế, những thăng trầm trong công việc và cuộc sống là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì ai. Cách mà bạn đối mặt và xử lí chúng sẽ quyết định mức độ thành công trong công việc của bạn. Người thành công sẽ phân tích nguyên nhân thất bại, chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình. Trong khi đó, người thất bại sẽ thường trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác.

Việc phàn nàn về mọi người, phàn nàn về mọi thứ và chối bỏ những sai lầm do thiếu sót của bản thân không những sẽ khiến bạn trở nên không đáng tin cậy mà còn ngăn trở bạn rút ra bài học từ những sai lầm đó. Vì vậy, khi gặp phải sai lầm, hãy dũng cảm đối mặt và tìm ra phương pháp hiệu quả để không gặp lại nó trong lần sau sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của bạn.

3. Nắm bắt cơ hội # Sợ phải đổi thay

Thay đổi mang lại những cơ hội mới, cũng mang lại những thách thức mới. Cùng với sự chuyển mình và thay đổi ngày càng nhanh của thế giới, người thành công luôn kịp thời thích ứng và có những thay đổi để phù hợp với thời đại. Nếu bạn chỉ khư khư ôm mình, tìm kiếm cảm giác an toàn trong sự cũ kỹ của bản thân, từ chối yêu cầu đổi mới của thời gian, chắc chắn bạn sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua của thời đại này.

Hãy nhớ rằng, những thay đổi, dù là không như mong muốn cũng sẽ là một cánh cửa đưa bạn khám phá và tìm kiếm những cơ hội, những viễn cảnh mà bạn chưa từng biết tới hay hình dung đến.

4. Lập kế hoạch, mục tiêu rõ ràng # Chờ đợi và hy vọng vào những điều kỳ diệu sẽ xảy đến

Tỷ phú Richard Branson vẫn luôn khẳng định về sự cần thiết của việc lập danh sách những ý tưởng và mục tiêu của bản thân. Đây cũng là lý do những người thành công thường mang theo sổ ghi chép để họ có thể ghi lại mục tiêu của mình và biến chúng thành kế hoạch cụ thể.

Trái lại, có nhiều người thường để ý tưởng của họ trôi qua một cách hời hợt và hy vọng vào “một ngày nào đó”, phép màu sẽ xảy đến và biến chúng thành sự thật. Nếu bạn cũng đang bám lấy hy vọng thay vì viết xuống mục tiêu của mình thì hẳn đã đến lúc nên dừng lại sự mơ mộng viển vông đó và nhận ra rằng, cách duy nhất để ước mơ trở thành hiện thực là bạn phải hành động với toàn bộ sự nỗ lực của bản thân.

Hãy thử bắt đầu bằng hành động đơn giản nhất – viết xuống những ý tưởng, mục tiêu và mình và lập kế hoạch cho chúng.

5. Không ngừng học hỏi # Nghĩ mình biết mọi thứ

Trong một cuốn sách nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học nổi tiếng Carol S. Dweck đến từ Đại học Standford đã nêu ra hai loại tư duy: tư duy tăng trưởng và tư duy cố định. Những người thành công thường có tư duy tăng trưởng bởi họ có đam mê học hỏi.

Như Elon Musk, dù đã trở thành một tấm gương thiên tài với nhiều người, ông vẫn luôn để tâm quan sát và tìm tòi học hỏi mỗi lúc có thể. Ngược lại, những người không thành công lại giữ cho mình một tư duy cố định, họ cảm thấy phiền phức và từ chối việc tiếp nhận những lời khuyên hay học bất cứ thứ gì bởi cho rằng bản thân đã biết đủ. Đây chắc chắn là một sai lầm lớn, bởi trên hết, nó sẽ cản trở sự phát triển của chính bản thân bạn.

6. Thói quen đọc sách # Thói quen xem tivi

Lời khuyên đọc sách hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người, nhưng rõ ràng không nhiều người làm được. Theo Business Insider, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc đọc sách sẽ làm giảm căng thẳng, tăng sự đồng cảm và trí thông minh. Trong khi đó, việc xem tivi hay điện thoại di động liên tục sẽ có những tác động xấu tới não bộ, ảnh hưởng cả trí tuệ và thể chất của bạn. Đây cũng là lý do vì sao những người thành công thường tranh thủ dành thời gian cho việc đọc bất cứ khi nào họ có thể.

Rõ ràng, việc thay đổi tư tưởng và thói quen không phải là chuyện dễ dàng và nhanh chóng đạt được. Hãy khách quan đánh giá lại bản thân, sửa chữa những sai lầm, bù đắp những thiếu sót, học hỏi không ngừng. Đừng nóng vội, hãy từ từ từng bước một, tiến về phía trước một cách vững vàng, thành công sẽ đến với bạn.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Thành công của mỗi người không chỉ dựa vào năng lực bản thân mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khách quan khác. Một công việc tốt, đúng chuyên môn, sở trường cũng sẽ không thể khiến chúng ta thành công nếu như gặp phải một người lãnh đạo tồi.

William Raduchel – đạo diễn, nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn chiến lược đã từng khuyên “Đừng chỉ chọn công việc. Hãy chọn sếp. Người sếp đầu tiên sẽ là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới thành công sự nghiệp của bạn. Sếp không tin tưởng vào bạn sẽ không cho bạn cho cơ hội phát triển.” Đây sẽ là lời khuyên rất hữu dụng cho những ai đang muốn tìm con đường đi cho sự nghiệp của mình.

Tuy nhiên điều này không dễ thực hiện bởi quy trình tuyển dụng lại diễn ra theo hướng ngược lại: sếp chọn bạn chứ không phải bạn chọn sếp. Thông báo tuyển dụng không hề đưa ra thông tin như “mức độ khó chịu của sếp” hay bất cứ yếu tố nào liên quan. Thường thì bạn chỉ có thể khai thác phần nào những yêu tố đó thông qua buổi phỏng vấn xin việc và quãng thời gian ít ỏi này dường như cũng không đủ để giúp bạn phán đoán chính xác về con người sếp. 

Thế nhưng thay vì tập trung vào những tiêu chí đánh giá thông thường khác (như địa điểm làm việc, mức lương, trách nhiệm công việc, cơ hội thăng tiến…) con đường theo đuổi sự nghiệp của bạn sẽ thay đổi khi tìm được đúng người kéo cả đoàn tàu để mình cống hiến. 

Không chỉ công việc mà lựa chọn sếp cũng có tầm quan trọng nhiều hơn bạn nghĩ, nhất định bạn phải ghi nhớ 3 điều:

– Một vị sếp tốt trong một công ty bình thường có thể bảo vệ và hỗ trợ bạn.

– Một vị sếp tồi trong một công ty tốt sẽ khiến bạn phát điên và còn hủy hoại bạn.

– Một vị sếp tốt trong một công ty tốt sẽ mở khóa mọi tiềm năng mà bạn có.

Muốn thành công, bạn phải chọn đúng nghề, đúng việc và đặc biệt Hãy chọn sếp đúng - Ảnh 1.

Vậy làm thế nào để tìm được lãnh đạo tốt? 

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy hiểu chính mình. Bạn đã lập kế hoạch cho mình chưa? Nếu có, tham vọng của mình là gì (những gì bạn cần đạt được trong 3 – 5 năm tới)? Bằng cách xác định một lộ trình rõ ràng cho những gì bạn muốn đạt được, bạn có thể tiến hành phân tích những kỹ năng bạn có khi đó bạn sẽ xác định được cần tìm Sếp thế nào để huấn luyện và cố vấn cho mục tiêu của bạn.

Thứ hai, lựa chọn được 1 vị sếp tốt cũng đòi hỏi phải có mạng lưới quan hệ rộng lớn. Qua bạn bè, qua việc chia sẻ bạn sẽ biết được trong ngành của mình vị lãnh đạo nào bạn có thể gửi gắm. Việc này sẽ mất thời gian nhưng cũng rất đáng để đánh đổi bởi có được một vị sếp tốt đồng nghĩa với việc bạn có được tài sản quý nhất cho sự nghệp lâu dài của mình.  Nếu đã nghĩ tới một hay hai công ty thì hãy thử tìm hiểu xem có vị sếp nào thuộc chức năng công việc của bạn hay không.

Cuối cùng, hãy tìm cơ hội để có thể ngồi với những người mà có thể trong tương lai sẽ là sếp của bạn. Bạn có thể cùng họ đi ăn trưa, đi cà phê để tìm hiểu thêm về con người cũng như cuộc sống của họ. Ngoài ra bạn cũng thể tìm hiểu cách người đó có thể hỗ trợ bạn để đạt được mục tiêu công việc cũng như cuộc sống của bạn.

Một vị sếp tốt có thể nhận ra tài năng của bạn và phát triển chúng nhưng một vị sếp tồi sẽ chẳng bao giờ nhận ra những gì bạn có thể làm hay trao cơ hội để bạn tự phát triển mình.

Khi nói nghĩ về sự nghiệp của mình, cho dù tiềm năng phát triển của bạn đến đâu, bạn có hạnh phúc hay không và mức thưởng của bạn là bao nhiêu thì yếu tố quyết định chính là ông chủ của bạn tại thời điểm đó. Như Jim Rohn đã từng nói, “Bạn là tổng hòa của năm người bạn dành nhiều thời gian nhất.” Hãy tìm kiếm công việc với mục tiêu rõ ràng và ưu tiên chọn sếp trước khi chọn chức vụ hay tên công ty. Sự nghiệp hay giấc mơ của bạn sẽ bắt đầu từ đó.



An Chi


Theo Trí Thức Trẻ

1. Nếu không biết phát triển khả năng cũng như thu thập tri thức chuyên môn, bạn mãi chỉ là một lao động giản đơn. Bạn không thể trở nên giỏi giang và chưa xứng đáng đảm nhận một trách nhiệm quan trọng. Nếu ỷ lại vào người chủ để họ rèn luyện bạn trở thành giỏi giang, bạn cũng phải tốn tiền và như thế bạn phải nhận giúp việc cho họ với một mức lương rất thấp. Bất luận người nào muốn hưởng lương cao cũng phải biết phát triển tài năng và tri thức của mình.

2. Bạn phải biết thu thập, tích trữ những “giá trị” bản thân. Đó là mục đích của một cuộc sống lao động hiệu quả. Những “giá trị” đó là tài năng, là những tri thức có thể dùng, có thể đem bán. Giữa người này với người kia thường tồn tại một sự cách biệt to lớn. Bởi chỉ có một vài người biết thu thập những “giá trị” vô giá, còn rất nhiều người khác lại không đáng giá một xu. 

Đồng lương chúng ta nhận sẽ tuỳ thuộc yếu tố quan trọng này, đó là công việc mà chúng ta đang làm có nhiều người khác làm được không? Bạn sẽ được trả giá cao hơn nếu công việc đang tiến hành ít người có thể làm được. Đó là lý lẽ thực tiễn để chúng ta thấy cần phải phát triển tài nghệ và tri thức. Bạn phải trở nên có “giá trị”.

3. Cần phải nhắc bạn một điều là có nhiều lương tri và đạo đức thì vẫn chưa đủ. Nó phải là một nền tảng, trên đó người ta có thể phát triển và thành đạt. Dù khả năng đến bậc nào, nếu thiếu lương tri bạn có thể làm hỏng cuộc đời. Tuy thế, trong môi trường doanh nghiệp, trong địa hạt khoa học hay mỹ thuật cũng thế, chỉ có lương tri thôi chưa đủ. Lương tri không thể thay thế những tri thức chuyên môn. 

Nó chỉ là một cớ rất tiện lợi để cho những người không làm nên trò trống viện dẫn, tự bào chữa cho sự bất lực của họ. Bạn cần có lương tri nhưng cũng cần có nhiều tri thức và tài năng.

4. Có một quy tắc mà những người dưới ba mươi tuổi nên áp dụng là dành nửa thời giờ của mình để học và một nửa để giải trí. Ai cũng cần học, nhưng ai cũng cần giải trí. Giải trí cần thiết nhưng học cũng cần không kém. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có sách vở và những lớp học. Bạn nên đi học, nên đọc sách, nên tìm hiểu, nên trưởng thành, vừa học vừa chơi.

Muốn thành công, kiếm được nhiều tiền đã đến lúc người trẻ bớt lười, bớt lướt Facebook và ghi nhớ 7 điều sau - Ảnh 1.

5. Công việc bạn làm không quan trọng bằng cách bạn làm. Dù làm một công việc gì bạn cũng phải nghiên cứu trước. Bạn phải làm cho đàng hoàng và làm đến cùng. Một công việc dù đơn giản đến mấy cũng có thể làm khéo léo hay vụng về, làm theo cách khôn ngoan hay ngờ nghệch. 

Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi ít nhiều sự khéo léo. Luôn luôn có một cách hay hơn nữa để làm một công việc. Chỗ kinh doanh hiện giờ sẽ trở nên thành công hơn nếu bạn biết cách làm việc và làm hiệu quả. Nó là bàn đạp để bạn tiến lên một công việc, một chức vụ lớn lao hơn. Hiện giờ, người ta thử bạn, coi có xứng đáng tiến lên cấp trên chăng. Người chủ luôn cho cơ hội để bạn chứng tỏ rằng mình là một người tài giỏi.

6. Bạn chưa nghiên cứu kỹ công việc mình làm tức là chưa học được kỹ thuật và công nghệ của nó. Lúc đó, bạn chỉ được coi như một “tay mơ” hoặc một người máy. Làm việc một cách “tài tử” trong nghề bao giờ cũng hỏng việc, còn người máy chỉ biết làm việc như cái máy, không chút suy nghĩ. 

Bạn phải nỗ lực để trở nên một người chuyên nghiệp, một tay nhà nghề, sành sỏi. Bạn có thể giữ chỗ làm hiện giờ với đôi chút cố gắng song bạn phải cố gắng làm công việc ấy theo cách hay hơn những người khác đã làm. Đó là cách khôn ngoan để bước chân vào nghề. Đó cũng là cách nâng từ bậc nghiệp dư lên thành người chuyên nghiệp.

7. Bạn nên nhớ kỹ điều này, bất luận trong công việc gì dù nhỏ hay lớn cũng có phần kỹ thuật của nó. Trong mỗi công việc ít ra có ba mươi sáu cách làm vụng về và chỉ có một cách làm hay và khôn ngoan. Trong mỗi bài toán thường chỉ có một lời giải đúng. Chỉ có một cách đánh bản nhạc cho đúng, chỉ có một lối gói hàng cho khéo cũng như chỉ có một lối phục vụ khách hàng hiệu quả.

 Muốn tìm ra cách đó, bạn phải nghiên cứu công việc mình làm và lắng nghe lời chỉ bảo của những nhà chuyên môn. Bấy luận công việc bạn làm hiện giờ là công việc gì, nó cũng đòi hỏi sự khéo léo. Chỉ khéo vừa vừa chưa phải là khéo. Muốn làm việc hiệu quả, trước hết bạn phải tìm cách làm việc để đạt được nhiều kết quả mà ít hao tốn công sức và thời gian.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ

“Đọc sách giống như đổ xăng xe ô tô vậy, đổ đầy xăng rồi bạn cần phải biết đi đâu. Đổ quá nhiều xăng sẽ trở thành xe chở xăng. Tôi thấy có nhiều người đọc quá nhiều sách. Có hai loại người sẽ không bao giờ thành công: Một là người không đọc sách, hai là người đọc sách quá nhiều. Vì vậy hôm nay chúng ta chủ yếu là nói vui một chút, tôi đến để nói với các bạn rằng đừng nên đọc sách quá nhiều.

Mọi người đều cho rằng tôi không thích lắm những quyển sách hay. Lúc còn nhỏ tôi nhớ bố mẹ tôi có nói Hồng Lâu Mộng hay như thế nào, người không đọc Hồng Lâu Mộng là người không có văn hóa. Tôi lướt qua vài trang đầu rồi gập lại không đọc nữa, dù sao tôi cũng không đọc lại. Tôi nhớ hồi học cao trung có một quyển sách tên là Vây Thành, mọi người đều nói quyển sách này rất hay, tôi không thể nào đọc hết được. Có thể điều này có liên quan đến tôi, tôi thường có kỳ vọng quá lớn. Người khác nếu nói quyển sách hay, tôi đọc cũng không thấy hay lắm, tôi cũng không ghét quyển sách nào.”

Jack Ma cũng nói: “Tôi không nói dối với các bạn, thật ra tôi rất ít đọc sách. Thư viện mời tôi đến nhưng tôi từ chối, tôi nói tôi rất ít khi đọc sách. Thành công hay không không liên quan gì đến đọc sách, thế nhưng bạn thành công rồi thì đọc sách rất quan trọng. Tôi thấy nhiều người thành công nhưng lại không liên quan gì đến đọc sách cả, thế nhưng người đã thành công nếu không đọc sách sẽ trượt dốc, không những thế còn trượt dốc thê thảm. Tôi đã thấy nhiều ví dụ như vậy. Tôi nghĩ rằng đọc sách nên biết cách đọc, tôi không tính là người biết cách đọc sách, nhưng tôi sẽ cố gắng trở thành người biết cách đọc sách.

Jack Ma chỉ ra 2 kiểu người không bao giờ thành công: Một là chẳng bao giờ đọc sách, hai là người đọc sách quá nhiều! - Ảnh 1.

Ở công ty tôi gặp rất nhiều người rất biết đọc sách, họ đều là những người có chỉ số thông minh rất cao, thế nhưng chỉ số cảm xúc lại rất thấp. Thành công có liên quan đến chỉ số cảm xúc hay không? Tôi coi mỗi con người là một quyển sách, mỗi khi gặp ai đó, cho dù là người như thế nào tôi đều rất ngưỡng mộ anh ta. Tôi thường nói, anh chàng này khá thú vị, có cả những ý tưởng như vậy cơ à. Trong khi phần lớn sách tôi chỉ lướt qua mấy trang đầu, nội dung phía sau về cơ bản có thể đoán ra được, vì vậy đa phần tôi đều vứt đi. Dĩ nhiên, sách của Kim Dung thì tôi không bao giờ đoán ra được kết cục, tôi cho rằng khá thú vị”.

“Bản thân tôi cảm thấy rằng ít nhất 24,000 nhân viên của công ty là 24,000 quyển sách, đa dạng và phong phú. Những trải nghiệm và sự việc mà mỗi con người trong số họ đã trải qua, mỗi cách xử lý vấn đề đều nằm ngoài dự đoán của tôi. Với các bạn trẻ ngồi đây, mặc dù đọc sách rất quan trọng, nhưng nhìn người và cách sống lại quan trọng hơn. Tôi nhớ khi Taobao và eBay cạnh tranh rất khốc liệt, có một người bạn cho tôi mượn một quyển sách và nói: “Jack Ma à, quyển sách này nên xem, anh xem xong quyển sách này sẽ đánh bại được eBay”. eBay năm đó xuất bản quyển sách Thị trường hoàn hảo trong đó trình bày làm thế nào mà eBay đánh bại được Yahoo. Tôi liền vứt quyển sách đó vào trong thùng rác, tôi hy vọng có ngày eBay sẽ nhìn thấy chúng tôi làm thế nào để đánh bại họ. Nếu bạn xem xong quyển sách này, bạn sẽ làm theo lộ trình đã được trình bày trong quyển sách, bạn cũng sẽ quá hiểu rõ họ, cũng như quá hiểu chiến lược của họ, càng xem bạn sẽ càng rơi vào tình trạng nguy hiểm”.

“Đọc sách là một cách giải trí, đọc xong sẽ cảm thấy cũng thú vị, hoặc là cười ha ha mà cũng có thể khóc sướt mướt. Tuy nhiên nếu bắt tôi học thuộc một đoạn hoặc kể lại một đoạn thì quả thực không thể làm được. Não tôi khá nhỏ, nên tôi hiểu được phương pháp vận dụng hợp lý não nhỏ, đó chính là hãy quên thật nhanh những thứ vừa đọc. Đọc sách giống như máy tính vậy, máy tính không phải cứ cài đặt nhiều phần mềm là sẽ chạy nhanh. Phần mềm cài càng nhiều, máy tính sẽ chạy càng chậm. Não tôi nhỏ, Thẩm Quốc Quân chạy được một vòng, tôi đã chạy được bốn vòng rưỡi rồi, chỉ có thể so tốc độ với người khác”.

“Ngoài ra, đọc sách đúng là đọc gì bổ nấy. Có người nói, Jack Ma ông đưa tôi mấy quyển sách, xem là ông đang đọc sách gì, tôi sẽ đọc hết số sách đó. Tôi nói, thứ nhất, tôi đúng là không thích đọc sách; thứ hai, sách tôi thích không có nghĩa là bạn sẽ thích, tôi lại thích đọc sách tiểu nhân đó.

Jack Ma chỉ ra 2 kiểu người không bao giờ thành công: Một là chẳng bao giờ đọc sách, hai là người đọc sách quá nhiều! - Ảnh 2.

Có người nói: Jack Ma, sao ông thích xem tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung vậy. Tôi đúng là thích xem tiểu thuyết do Kim Dung viết, thích xem, không có gì là đúng hay sai cả. Vì vậy, đọc sách cần tìm những loại sách mà bạn thích đọc. Hàng xóm của tôi Lão Thẩm rất chăm chỉ, ngày nào cũng đọc những quyển sách uyên thâm, tôi cũng xem được vài trang đã hoa hết cả mắt. Mỗi người nên lựa chọn cho mình những quyển sách mà mình cảm thấy có hứng thú. Khi mới khởi nghiệp tôi thường lựa chọn những việc khiến mình vui vẻ, chọn những việc dễ dàng nhất để làm, những việc mà người khác yêu thích để làm, những việc quan trọng nhất, khó làm nhất tôi để dành cho người khác. Tôi nói thật, đó chính là bí quyết khởi nghiệp.

Cuộc sống đã quá mệt mỏi, làm việc cho một ông chủ cũng đủ mệt rồi, không làm việc cho ông chủ nào thì vừa thích làm những việc đem lại niềm vui cho mình, vừa chọn đọc những quyển sách Lão Thẩm hàng xóm hay xem, bạn sẽ còn mệt mỏi hơn. Cuộc đời con người vốn ngắn ngủi, đọc sách là để đem lại niềm vui chứ không phải để đem lại áp lực cho bạn, đọc sách cũng không phải là để so bì xem ai đọc nhiều hơn, không nên như thế. Nhân viên công ty tôi hay các bạn trẻ cũng vậy, họ chăm chỉ đọc sách, tôi rất khâm phục họ, họ giống như cuốn từ điển sống vậy. Tôi hỏi anh ta cuộc biến pháp của Vương An Thạch xảy ra vào năm nào? Năm 1069. Mấy nhân mấy chỉ cần tra mạng là ra.

Tôi dù sao cũng lớn tuổi rồi, đến cái tuổi này, sách đọc cũng không nhiều nữa rồi, vì vậy lời khuyên của tôi đối với mọi người là không đọc sách cũng tốt. Thích đọc sách cũng rất tốt, đừng bao giờ nghĩ nếu không đọc nhiều sách sẽ khó chịu hay cảm thấy mất mặt cả. Con người có thể ít đọc sách nhưng làm nhiều việc. Có người làm rất nhiều, tất nhiên thời gian là có hạn, coi cuộc đời của mình như một bộ sách, lật qua lật lại là quên ngay được”.

* Bài viết trích nội dung sách “Quản Trị Kinh Doanh Kiểu Jack Ma” của tác giả Triệu Vỹ.



Mộc Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Hôm nay tôi phải giảm cân rồi!

Tôi quyết định mỗi ngày phải học thuộc 30 từ mới

Tôi muốn học nhảy

Miệng thì hô hào khẩu hiệu, nhưng vẫn không chịu hành động.

Hoặc là bắt đầu được một, hai ngày liền vì đủ loại lý do mà từ bỏ.

Ví dụ như: Hôm nay hơi mệt, thôi để mai bắt đầu vậy!

Ví dụ như: hôm nay mình ăn ít mà nên không cần tập nữa!

Mình chơi điện thoại một lúc rồi đi tập luyện, rốt cuộc là chơi điện thoại tận tới lúc đi ngủ luôn.

Mỗi người trong chúng ta đều không muốn bị thua kém so với người khác, hy vọng bản thân ngày càng ưu tú mà đặt ra cho bản thân hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, nhưng mà lại luôn thiếu đi sự hành động cụ thể.

Hiện tại, bạn chưa thành công không phải vì bộ não của bạn không đủ nhanh nhạy, giỏi giang mà là vì bạn thích “trì hoãn”.

Hiện tại nếu bạn chưa thành công thì đừng trách bộ não không đủ giỏi giang, hãy trách bản thân kém nhạy bén với những điều này! - Ảnh 1.

Đặc điểm của những người thích trì hoãn như sau:

– Tự so sánh mình với những người cũng thích trì hoãn: Lúc nhiệm vụ của bản thân chưa hoàn thành, deadline luôn ập đến, là lúc mà người làm việc bắt đầu lo lắng, nhưng lại vẫn không muốn hành động. Khi đó, người trong cuộc sẽ làm chuyện gì?

Đó là, quan sát trạng thái của mọi người xung quanh mình. Một khi biết được những người khác cũng làm chưa xong việc, anh ta sẽ liền thấy bình tĩnh hơn và cho rằng hóa ra còn có người chậm hơn mình, lười hơn mình và thích trì hoãn hơn mình. Anh ta thậm chí còn cảm thấy tự hào, cảm thấy bản thân lợi hại hơi người khác nữa.

– Trốn tránh những việc đáng lẽ cần phải làm: Không biết mọi người có hay không loại kinh nghiệm này. Rõ ràng biết là cần phải kiểm tra và làm vô vàn những việc quan trọng khác cần xử lý, thế nhưng khi ngồi trước bàn thì lại lựa chọn đi dọn dẹp bàn đọc sách, bàn làm việc. Thậm chí có người còn lựa chọn ngồi ăn vặt, uống nước tán gẫu thay vì bắt tay vào xử lý công việc tồn đọng.

– Ưa nói, không ưa làm: Còn có kiểu người ưa trì hoãn như thế này: Những lúc chưa hoàn thành một việc nào đó, sẽ luôn miệng nói bản thân làm chưa xong, nhưng lại không chịu ngồi lại làm cho ra hồn.

Chúng ta vì sao mà lại thích “trì hoãn” như vậy

– Cảm thấy năng suất của bản thân thấp kém: Có một kiểu người có lẽ vì thường xuyên bị thất bại, bị thất vọng, cho nên về sau mỗi khi đối mặt với chuyện gì quan trọng đều cảm thấy bản thân sẽ làm không tốt. đương nhiên, đây cũng là một biểu hiện của sự sợ hãi, sợ bản thân đầu tư vào nó rồi đến lúc kết quả đạt được lại không như mong đợi, sợ bị người khác chê cười.

– Theo đuổi chủ nghĩa “hoàn mỹ”: Có kiểu người vì luôn theo đuổi sự hoàn mỹ, cho nên trước khi bắt đầu làm một việc gì đó đều phải suy nghĩ rất nhiều lần, suy đi tính lại rồi kết quả cảm thấy vẫn không ổn, không chắc chắn để bắt tay vào làm và thế là từ bỏ.

– Căn bản không muốn làm: Những người này có thể là vì bản thân việc đó không phải là công việc mà mình thích làm, cho nên không muốn làm việc. Đương nhiên, cũng có người là vì quá lười, cảm thấy nếu không làm thì cũng chẳng sao, hoặc là cảm thấy cuối cùng rồi cũng sẽ có người làm giúp mình thôi.

Hiện tại nếu bạn chưa thành công thì đừng trách bộ não không đủ giỏi giang, hãy trách bản thân kém nhạy bén với những điều này! - Ảnh 2.

Chúng ta làm thế nào để triệt tiêu thói quen thích “trì hoãn” xấu xí này?

– Đề cao hiệu suất của bản thân: Có lẽ vì kinh nghiệm của lần thất bại trước đó khiến chúng ta dừng bước lại. Nhưng mà chúng ta có thể bắt đầu lại từ những việc nhỏ, dần dần lấy lại sự tự tin vào bản thân.

Ví dụ như, mỗi ngày chỉ cần học thuộc một từ mới, mỗi ngày chỉ đọc một trang sách, kiên trì trong một tháng, cảm giác hiệu quả trong bạn sẽ tự nhiên được nâng cao trở lại.

– Tháo gỡ từng nhiệm vụ: Nếu như bạn là người quá cầu toàn, số lượng công việc quá lớn, khiến bạn không thể tìm ra được một phương pháp phù hợp, không chắc chắn để làm gì đó. Thế thì bạn hãy đưa toàn bộ nhiệm vụ đó bổ xẻ ra thành các công việc nhỏ hơn, hoàn thành từng việc từng việc một, đến lúc đó não của bạn sẽ thông thoáng hơn nhiều.

– Nhìn nhận thực tế: Sẽ không có ai đó có thể giúp được bạn, cứ cho là lần này có người giúp đỡ, nhưng lần sau nữa liệu sẽ còn có ai giúp bạn không? Con người vốn là vẫn phải tự dựa vào bản thân, phải tự thân vận động.

Cuối cùng, tôi xin được trích lại một câu nói như sau: “15 tuổi cảm thấy học bơi khó, bạn liền từ bỏ học bơi, đến năm 18 gặp được người mà bạn thích rủ bạn đi bơi, bạn chỉ có thể nói mình không biết bơi. 18 tuổi cảm thấy học tiếng Anh khó, liền từ bỏ việc học tiếng Anh, đến năm 28 tuổi phát hiện ra mọi công việc tốt đều yêu cầu có tiếng Anh, bạn cũng chỉ đành nói mình không đủ tiêu chuẩn rồi.”

Vứt bỏ sự “trì hoãn”, lập tức bắt tay vào hành động, cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.



Tiểu Lý


Theo Trí Thức Trẻ

Một lần đi uống cafe Hồ Tây, tôi nghe được cuộc nói chuyện của một nhóm các bạn trẻ ngồi cạnh bàn tôi. Các bạn đang bàn tán về những người “thứ ba”- những người không có mặt ở buổi nói chuyện hôm đó. Trong số những cái tên không có mặt được nhắc đến, tôi ấn tượng nhất với A và B (tôi xin đặt tên cho hai bạn như vậy thay vì tên thật). 

“Cái A ngày xưa đi học bình thường thế mà bây giờ lại xin được học bổng đi khắp nơi, thằng B ngày trước học giỏi thế mà bây giờ cũng không có gì đặc biệt”. Đó là những nhận xét của nhóm bạn dành cho A và B. Sự ngạc nhiên lúc nào cũng tìm đến tôi mỗi khi tôi nghe những câu nói như thế. 

Tôi chột dạ tự hỏi: Thế nào là người “bình thường”, thế nào là người “giỏi”? Và quan trọng hơn dựa vào tiêu chí nào chúng nào ta có thể đánh giá một người là “bình thường”, và một người khác là “giỏi”? Tại sao mỗi khi một người “bình thường” đi được xa, ta lại ngạc nhiên? Tôi chợt nhận ra rằng những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường đã đóng khung chúng ta trong khái niệm “bình thường”, và “giỏi”. 

Từ cấp một đến cấp ba, chúng ta luôn nâng niu, ưu ái những học sinh giỏi các môn học chính. (Thật lòng đến bây giờ tôi vẫn không hiểu sao ta lại chia ra “môn chính” và “môn phụ”, tại sao học thể dục lại không quan trọng bằng học toán? Tại sao học giỏi toán lại được coi là thông minh còn học giỏi địa lý thì lại “bình thường”?) 

Những học sinh không đạt tiêu chuẩn này là những người “bình thường”. Nói một cách khác, ta đánh giá độ “giỏi” của học sinh dựa trên chỉ số IQ (mà thậm chí chỉ giới hạn ở những môn chính). Và dù sau này có trưởng thành đến đâu ta cũng vô thức sử dụng tiêu chuẩn này như một cơ sở để đánh giá sự thành công của người đó trong tương lai. Chính vì thế, ta mới hay có những nhận xét như “Ngày xưa nó học bình thường thôi mà bây giờ lại làm được những việc như thế”.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đôi khi những người “bình thường” lại sở hữu nhiều yếu tố mà người được cho là “giỏi” lại không có. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ số thông minh cảm xúc, khả năng giao tiếp, tương tác với người xung quanh, tính cần cù, bền bỉ, kiên nhẫn là những phẩm chất quan trọng quyết định một cá nhân có thể tiến xa trong cuộc sống hay không. (Tất nhiên nếu một người vừa có chỉ số IQ cao, lại vừa có những đặc điểm của một người “bình thường” thành công thì người đó sẽ đi được rất xa, và tôi sẽ không bàn đến trong bài viết này). 

Những tính chất này của “người bình thường thành công” lại khó được đong đếm và “lượng hoá”. Đâu có học bạ nào chấm điểm cho sự cần cù, hay tính bền bỉ phải không?

Tôi rút ra được điều này từ kinh nghiệm làm trợ giảng trong năm đầu nghiên cứu sinh tại Mỹ. Nhiều khi tôi vô cùng ngạc nhiên trước bài viết sắc sảo của những sinh viên mà ban đầu tôi cho là “bình thường”. Các em không hay phát biểu trong lớp, và nhìn qua không quá thông minh. Nhưng tôi dần nhận ra các em có một số điểm chung, đó là sự trách nhiệm, tinh thần cầu tiến, chăm chỉ, luôn lắng nghe góp ý của người khác. 

Tôi còn ấn tượng bởi cách giao tiếp lịch sự và khéo léo của các em (thật sự trải nghiệm đáng nhớ nhất của một trợ giảng là được nói chuyện với sinh viên của mình). Meggie và Mary, hai cô bạn thân cùng học lớp Nhập môn Chính trị học so sánh, là hai trong số sinh viên để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. 

Hai em dường như không quá nổi bật trên lớp, bài luận nháp cuối kỳ đầu tiên của các em cũng không quá xuất sắc. (Theo yêu cầu của khoá học, sinh viên được khuyến khích nộp bản nháp để chúng tôi góp ý trước khi nộp bài hoàn chỉnh). Nhưng tôi thấy ở hai em tinh thần ham học hỏi, sự nỗ lực và quyết tâm. 

Dựa trên gợi ý của tôi, các em sửa lại bài viết rất cẩn thận. Mỗi một bản nháp mới là một bước tiến vượt bậc so với bản cũ. Và bài luận cuối cùng của Maggie và Mary thật sự xuất sắc. Giáo sư và tôi đều cho rằng, với tính cách này, hai em sẽ đi được rất xa trong cuộc sống.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 2.

Tôi nhận thấy thật sai lầm khi đánh giá sự “giỏi” của học sinh dựa trên khả năng học một số môn nhất định. Cách đánh giá này khiến các em được cho là “giỏi” không chú ý đến, hoặc thậm chí xem thường những đặc điểm của những bạn được cho là “bình thường”. 

Ví dụ, tôi lúc nào cũng mở to mắt kinh ngạc trước những nhận xét như thế này từ các sinh viên và thậm chí là các bậc phụ huynh: “Con gái tôi thi đỗ ĐH điểm cao lắm, mà nó… lười lắm, có học mấy đâu?”, “Em lười lắm, chả học bao giờ nhưng thi đâu đỗ đấy, “Em chuẩn bị hồ sơ học bổng trong có mấy ngày, mà may mắn là đậu” hay “Nó chỉ được cái chăm chỉ mà thôi”. 

Có lần tôi còn đọc được bài phỏng vấn một du học sinh Mỹ trên mạng. Em kể, trước kỳ thi các bạn cùng lớp học ngày học đêm, em không học mấy mà vẫn được điểm cao nhất lớp. Tôi “kinh hãi” khi đọc comment của các bạn dành cho em “Giỏi quá, xuất sắc quá”, “Người Việt Nam thật thông minh”. Tôi tự hỏi những lời tự khen như thế nhằm mục đích gì? 

Thế mới biết xã hội vẫn còn có cái nhìn lệch lạc về sự giỏi và chưa đánh giá đúng những phẩm chất của một người “bình thường thành công”. Tôi chưa thể gọi là thành công, và tôi vẫn đang miệt mài thu thập thêm kinh nghiệm sống cho bản thân, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng: Không thành tựu nào chỉ đến từ sự “giỏi” mà thôi, mọi bước tiến dù ngắn cũng cần đến sự nỗ lực, bền bỉ và nhiều yếu tố khác. 

Nhiều người nói rằng sinh viên PhD toàn là những người IQ rất cao, nhưng sự thật không phải thế. Tất nhiên bạn cũng cần thông minh một chút nhưng yếu tố để làm PhD thành công vẫn là sự bền bỉ, nỗ lực, và khả năng làm việc độc lập. Nếu cha mẹ vẫn còn tự hào là con “giỏi” mà lười thì chắc chắn sẽ làm hại con. Nó sẽ quá tự tin vào năng lực của mình, và sẽ dễ dàng chán nản, bỏ cuộc khi phải làm những việc cần nhiều tố chất của một người “bình thường thành công”.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 3.

Lại nữa, bạn hãy suy ngẫm kỹ khi nghe ai đó nói “X thật may mắn, không thông minh lắm nhưng lại đi được xa”. Trước đây, tôi sẽ nuốt trôi câu nhận xét đó không một chút hoài nghi, nhưng bây giờ tôi sẽ vặn lại người nói “Thế nào là thông minh và thế nào là không thông minh”. 

Có phải người nói vẫn sử dụng khái niệm thông minh truyền thống (IQ, các môn học chính, vân vân) để đánh giá một người. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có tất cả chín loại trí thông minh: trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic – toán học, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh không gian, trí thông minh tương tác (giỏi tương tác, giao tiếp với những người xung quanh), trí thông minh nội tâm (khả năng khám phá chiều sâu bản thân), trí thông minh về tự nhiên (khả năng nhận biết và phân loại thực vật, động vật trong tự nhiên), trí thông minh hiện sinh (giỏi triết học, tư tưởng). 

Vì vậy, đằng sau một người có vẻ không thông minh theo quan điểm truyền thống, biết đâu lại là một người khéo léo khi tương tác với người xung quanh, một người nhạy cảm trong sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp (nói và viết), một người yêu và hiểu thế giới tự nhiên. Và biết đâu chính sự thông minh “phi truyền thống” này mà họ có thể đi được rất xa trong cuộc sống. Chính vì sự đa dạng này, mà tôi luôn tin rằng thông minh/giỏi, hay “bình thường” là một khái niệm rất tương đối. 

Chỉ cần thay đổi cách nhìn thì ta sẽ thấy một người mà ta cho là chỉ “bình thường” lại “giỏi” một cách kỳ lạ. Cũng chính vì sự đa dạng này, mà tôi tin rằng mỗi cá nhân đều có một khả năng nào đó, nếu được đặt vào đúng môi trường, hoàn cảnh, họ có thể toả sáng. Và tôi cũng mang theo quan điểm này khi tiếp xúc và hướng dẫn sinh viên của mình. Nếu tôi khăng khăng ôm quan niệm truyền thống, có thể tôi đã không nhận ra rằng Meggie và Mary có những đức tính thật đáng quý, và hai cô bé có thể tiến được rất xa trong tương lai.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 4.

Vì thích chia sẻ trải nghiệm du học trên trang blog cá nhân, mà nhiều bạn lầm tưởng tôi là một người rất… giỏi. Thật lòng, tôi là một người rất bình thường. Tôi chưa bao giờ là người giỏi nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Và tin tôi đi, bạn không cần là một người giỏi nhất để đạt được học bổng hay bất cứ thành công nào. Nhưng chắc chắn bạn phải là người cố gắng, chăm chỉ, và ham học hỏi nhất!

Vậy nếu bạn là một người trẻ, một người “bình thường” từ bé đến lớn, và đang hoang mang liệu mình có thể tiến xa trong tương lai hay không, hãy cố gắng phát huy những đức tính của một người “bình thường” thành công. Tôi tin bạn sẽ làm được!

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.



Trương Thanh Mai


Theo Trí Thức Trẻ

Tay to hay tay nhỏ sẽ tốt? Người xưa thường hay nói rằng tay to sẽ nắm được rừng còn tay nhỏ sẽ nắm được vàng, tay to nắm cả trái đất còn tay nhỏ sẽ nắm bắt được vận may, tài lộc.

Do đó, có thể nói rằng tay nhỏ hay tay to đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Vậy làm thế nào để xác định được kích cỡ của bàn tay?

Không có một tiêu chuẩn cố định nào để xác định kích cỡ của bàn tay mà chỉ có thể xác định nó to hay nhỏ theo vóc dáng của một người.

Một người được cho là có bàn tay nhỏ khi vóc dáng của họ lớn và bàn tay trông nhỏ hơn so với vóc dáng.

Ngược lại, một người được cho là bàn tay lớn nếu vóc dáng của họ nhỏ nhắn còn bàn tay lại trông to, không cân đối với cơ thể.

Bàn tay trông hài hòa với các bộ phận khác trên cơ thể thì sẽ có một vận mệnh tốt hơn.

Chưa cần xem đến chỉ tay, bàn tay to hay nhỏ cũng nói lên vận mệnh của một người, nhìn thoáng qua là biết được ngay - Ảnh 1.

Theo nhân tướng học , một người nhỏ nhắn nhưng có tay to thường gặp may mắn trong tài lộc nhưng vì thói quen tiêu tiền không biết kiểm soát, họ thường xài nhiều hơn số tiền họ kiếm được.

Nói về tính cách, người có bàn tay to lại rất thận trọng, không bao giờ làm mà chưa lên kế hoạch kỹ lưỡng. Do đó, những người này rất thích hợp để làm những việc phức tạp, cần kỹ năng phân tích tốt.

Ngoài ra, những người này thường bảo thủ, không quá đề cao vật chất. Nếu là phụ nữ, người có tay to lại thường bồng bột khi giải quyết những vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ.

Trong khi đó, theo nhân tướng học, những người có bàn tay nhỏ lại thường nhỏ nhen, hay chấp nhặt, keo kiệt.

Họ nhanh nhạy, dễ thích ứng, quyết đoán nhưng lại bốc đồng, không biết sợ điều gì cả. Họ táo bạo, cởi mở, rất rõ ràng, dứt khoát trong công việc.

Phụ nữ có bàn tay to so với cơ thể thường không giỏi may vá, nấu nướng, phù hợp với những ngành nghề sản xuất, ngoại giao. Đàn ông có bàn tay nhỏ so với cơ thể và hình dạng bàn tay cân đối thường giàu có.

Và nếu màu sắc bàn tay hồng hào thì người này rất giàu có, phát đạt nhưng không phải giàu “từ trong trứng nước” mà là do biết tích lũy, không bao giờ chi xài hoang phí.

Còn lại, những người có kích cỡ bàn tay cân đối với cơ thể, được xếp vào bàn tay có kích cỡ trung bình, thường rất hiểu biết, giỏi giang.

Nếu có lý trí và khả năng chịu áp lực tốt, người này sẽ thành công khi xác định được mục tiêu và tập trung để đi đến được đích đến đã đề ra. Nếu bàn tay này còn mềm mại, bạn sẽ có một tương lai thịnh vượng.

(Nguồn: yourchineseastrology)



Theo Newben


Helino

Theo nhiều nghiên cứu, trực giác là khả năng phán đoán bằng những hoạt động suy luận của não ở trạng thái tiềm thức, vô thức. Trực giác giúp chúng ta ra quyết định trước khi ý thức kịp biết chuyện gì xảy ra, do đó không lý giải được bằng logic thông thường.

Trong thực tế, hầu hết mỗi chúng ta đều từng đôi lần, hoặc thường xuyên, có cảm giác xấu về một buổi gặp mặt hay một buổi đi chơi nào đó sắp diễn ra, nhưng rồi ta lại lờ chúng đi và khi chuyện xấu ập đến, ta nói với người bên cạnh rằng: Tôi đã linh cảm rằng nó sẽ xảy ra mà!

Không phải trí tuệ, đây mới là thứ được Steve Jobs đánh giá là vô cùng mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp của ông - Ảnh 1.

Thực ra, việc nhiều người không tin vào trực giác khá dễ hiểu, bởi chúng ta không thể lý giải được nó, sự thiếu cảm giác an toàn sẽ khiến ta không đủ can đảm để hành động theo. Tuy nhiên với nhiều người, với một trực giác nhạy bén trời sinh hoặc do nuôi dưỡng theo thời gian và trải nghiệm mà thành, thì trực giác sẽ trở thành vũ khí lợi hại giúp họ tránh được nhiều rắc rối, nguy hiểm và tiến tới thành công, như nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein, hay huyền thoại sáng tạo Steve Jobs.

Albert Einstein từng nói rằng: “Tôi tin vào trực giác và cảm hứng… Những lúc đó tôi cảm thấy chắc chắn tôi đúng mặc dù không hiểu tại sao. Tri thức đóng vai trò thứ yếu trên con đường khám phá. Có một bước nhảy vọt trong ý thức, được gọi là trực giác hoặc gọi thế nào tùy bạn, lời giải đến với bạn mà bạn không biết như thế nào và tại sao… thứ có giá trị thực sự là trực giác”.

Steve Jobs đã khám phá ra sức mạnh của trực giác như thế nào?

Trong suốt bài phát biểu nổi tiếng của mình tại trường Đại học Stanford năm 2005, Steve Jobs cho biết, trực giác đã giúp ông đưa ra nhiều quyết định và sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời. Ông cũng nhắc lại quãng thời gian lang thang khắp Ấn Độ vào giữa những năm 70 nhằm tìm kiếm một hướng dẫn tinh thần trước khi sáng lập ra Apple. Trong những tháng ngày sống tại đây, ông dần nhận ra sự khác biệt trong cách tư duy và hành động của họ.

“Những người dân sống ở vùng nông thôn Ấn Độ không sử dụng trí tuệ như chúng ta. Thay vào đó, họ sử dụng trực giác. Theo quan điểm của tôi, trực giác là một thứ vô cùng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn cả trí tuệ. Và nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của tôi”, Jobs nói.

Làm thế nào để nuôi dưỡng trực giác?

Trước hết, bạn phải xóa bỏ định kiến rằng trực giác là một thứ gì đó tâm linh và ngớ ngẩn, vô căn cứ. Trong thực tế, trực giác có tính chuẩn xác nhiều hơn bạn vẫn nghĩ. Nhiều thám tử, hay thậm chí ngay cả Hải quân Mỹ cũng từng nhiều lần sử dụng linh cảm của mình để hành động, bởi họ không có đủ thời gian và căn cứ để thực hiện phân tích não bộ.

Thứ 2, lắng nghe tiếng gọi của bản thân. Khi cảm giác về một điều gì đó đến một cách mãnh liệt, đừng phớt lờ nó. Hãy lắng nghe và đưa ra phán đoán, quyết định kịp thời.

Thứ 3, rèn luyện chuyên tâm. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua việc ngồi thiền, hoặc dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để lắng nghe bản thân mình. Sự rèn luyện chuyên tâm này có thể nâng cao nhận thức của bản thân đối với nội tâm, hiểu rõ suy nghĩ của chính mình, khai phá được tư tưởng lẫn sức mạnh nội tại.

Thứ 4, có những bài kiểm tra nhỏ dành cho trực giác của mình. Thông qua những phán đoán nhỏ trong những diễn biến đời thường, hay thử đoán kết quả thông qua những trò chơi nho nhỏ như xúc xắc, bạn sẽ biết được trực giác của bản thân đúng nhiều hay sai nhiều để từ đó quyết định việc có nên nghe theo trực giác hay không.

Cuối cùng, quan trọng nhất, hãy rèn luyện trực giác thông qua việc quan sát, học hỏi và trải nghiệm hàng ngày. Trong kinh doanh, các nhà quản lý, lãnh đạo giỏi luôn cố gắng quan sát và học được các mô thức lặp đi lặp lại ở nhiều quy mô khác nhau của vấn đề. Do vậy khi những vấn đề tương tự phát sinh, họ gần như ngay lập tức đề ra được một phương án giải quyết tối ưu, hiệu quả nhất.

Rõ ràng, nhìn từ thành công của những người đi trước, sức mạnh của trực giác đang ngày càng được mọi người công nhận. Vậy nên, hãy rèn luyện cho mình những thói quen tốt để nuôi dưỡng trực giác và lắng nghe nó khi cần!



Theo Nguyễn Nguyễn


Theo Nhịp sống kinh tế/Goal Cast

Dưới đây là 8 dấu hiệu phổ biến nhất nhưng cũng thường bị bỏ qua nhất của stress. Nếu nhận thấy mình có bất kỳ biểu hiện nào tương tự, hãy ngay lập tức “xả stress” đi vì cơ thể bạn đang “kêu cứu” đấy:

Lúc nào cũng gà gật

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 1.

Đã bao giờ bạn mệt đến mức ngủ quên chưa? Đó có thể là sự mệt mỏi về thể chất, nhưng nó cũng có thể báo hiệu sự căng thẳng về tinh thần đến nỗi cơ thể tự tìm cách điều hòa thông qua việc nghỉ ngơi. Theo Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, 50% những người bị căng thẳng gặp tình trạng buồn ngủ gà gật, còn nhiều hơn cả những triệu chứng như đau đầu, căng cơ hay thèm ăn.

Những giấc ngủ ngắn mang lại nhiều lợi ích, nhưng đó là khi bạn kiểm soát được đồng hồ sinh học của bản thân. Còn nếu tình trạng buồn ngủ, ngáp ngắn ngáp dài suốt ngày, không tập trung được vào công việc thì bạn nên xem lại khối lượng công việc cũng như những vấn đề trong cuộc sống của mình, có thể chúng đang khiến bạn cảm thấy quá tải đấy.

Có nhiều cảm xúc rối loạn

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 2.

Cuộc sống thì lúc nào cũng tràn đầy cảm xúc, nhưng khi bạn trải qua nhiều cảm xúc cùng lúc, như giận dữ, thất vọng, cô đơn và sợ hãi… mà không thể quản lý được thì tất cả chúng trở thành một trái bóng đánh mạnh vào tinh thần.

Bạn có thể sẽ cảm thấy nặng nề trong lồng ngực, suy nghĩ thì chạy đua nhưng không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Bạn lo lắng cho tương lai nhưng đồng thời lại mắc kẹt với quá khứ. Bạn không biết làm gì cho phải và cảm thấy bất lực. Đó chính là một trạng thái của stress quá độ mà bạn nên chú ý.

Cảm thấy bị “đóng băng”

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 3.

Trong một số tình huống căng thẳng, nỗi sợ hãi có thể khiến chúng ta cảm thấy bị “đóng băng”, không biết phải làm gì cho phải. Trạng thái này xuất hiện phổ biến khi chúng ta phải đối mặt với nguy hiểm, sự tấn công vật lý hay những thảm họa. Nhưng trong chính cuộc sống thường ngày này, chúng ta cũng vẫn bị cảm giác đó chi phối mỗi khi cảm thấy bất lực, thất vọng hay lo sợ.

Tiến sĩ tâm lý Leon F. Seltzer đã viết trong cuốn “Psychology Today”: “Bạn bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi vô hình, phóng đại và nó khiến bạn không biết hành động sao cho hợp lý. Trớ trêu thay, trạng thái cảm xúc này xuất hiện khi bạn buộc phải lựa chọn giữa việc trốn tránh hay dũng cảm đối diện và chiến đấu với nó”.

Dễ dàng thỏa hiệp

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 4.

Những cuộc tranh cãi khiến bạn cảm thấy ức chế nhưng như thế còn tốt hơn là sự thỏa hiệp. Theo Tiến sĩ Curtis Reisinger, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Zucker Hillside thì thái độ hòa hoãn, hay thậm chí “gió chiều nào che chiều đấy” cũng là một dấu hiệu cho biết bạn đang bị stress.

Vì những lý do liên quan đế tình cảm, mối quan hệ, công việc hay nỗi sợ tiềm ẩn, bạn không dám thể hiện hết những điều mình suy nghĩ và mong muốn. Thay vào đó bạn lựa chọn tuân theo ý kiến nào được số đông tán thành nhất để tránh xung đột. Và như thế, những ức chế dồn nén một ngày nào đó sẽ đánh bại chính bạn.

Cảm thấy buồn nôn

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 5.

Buồn nôn là một trong những cảm giác phổ biến nhất mà người bị căng thẳng quá độ thường trải qua. Đây là kết quả của một quá trình stress lâu dài, khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt và cần được nghỉ ngơi. Cảm giác bất lực này có thể kéo dài ngay cả khi những căng thẳng dữ dội đã trôi qua.

Đau nhức mình mẩy

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 6.

Đã bao giờ bạn thức dậy mà cảm thấy cả người rệu rã như vừa chạy một cuốc marathon chưa? Ngoại trừ những lý do từ hoạt động thể chất thì đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress “tấn công”.

Tiến sĩ David Clarke, – Chủ tịch Hiệp hội rối loạn tâm lý sinh lý, nói: “Đau đầu, đau lưng, đau cơ và các triệu chứng tiêu hóa là phổ biến nhất khi bạn bị căng thẳng, nhưng không loại trừ những triệu chứng khác – chúng có thể diễn ra nhiều lần”. Nếu bạn thấy mình thường xuyên bị đau nhức cơ thể, hãy tìm đến các chuyên gia để có xác định nguyên nhân chính xác nhất.

Thường xuyên nghiến răng

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 7.

Trong chương trình The Tonight Show, nữ diễn viên Demi Moore nói với Jimmy Fallon rằng căng thẳng là lý do khiến cô phải thay 2 răng cửa. Việc nghiến răng liên quan đến mất ổn định cảm xúc, và nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác như đau đầu, đau hàm, đau nhức cơ mặt và khả năng cảm nhận của răng, khiến răng bị mài mòn, lung lay…

Khám răng thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện sớm tình trạng căng thẳng, vì những áp lực bạn đặt lên răng mình có thể phản ánh phần nào những áp lực cuộc sống mà bạn đang phải gánh chịu.

Ăn uống mất kiểm soát

 Những dấu hiệu tưởng như không liên quan lại chứng tỏ bạn đang stress nghiêm trọng, nhận biết sớm trước khi bản thân kiệt sức - Ảnh 8.

Khi bạn bị căng thẳng, ăn uống không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu của cơ thể nữa. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cảm xúc của bạn đang mất cân bằng và bạn ăn để an ủi tinh thần chứ không vì thân thể nữa. Hay nói cách khác, bạn đang ngấu nghiến cảm xúc của mình chứ không phải vì thức ăn ngon hay đang cảm thấy vui sướng.

Elizabeth Trattner, MD, một bác sĩ được chứng nhận của hội đồng quốc gia chuyên về y học tích hợp, nói rằng về mặt sinh lý học, những người chịu áp lực thường bị tăng cân khó kiểm soát. Tin tốt là có những loại thực phẩm giúp giảm stress mà bạn có thể nạp vào để giúp cơ thể và tinh thần thư giãn hơn.



Theo Hà Lê


Trí thức trẻ

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 1.

Tôi bắt đầu công việc đầu tiên khi ra trường trên phổ Wall và tôi đã làm việc ở đó trong suốt 15 năm. Đó thực sự là khoảng thời gian tuyệt vời với nhiều điều thú vị và vô số lời khen ngợi từ ông chủ của tôi. Mọi người đều yêu mến tôi nhưng rồi một ngày họ đã đuổi tôi ra đường. Tôi vẫn học cách lạc quan bởi hạnh phúc chỉ đến với ai biết bước tiếp và cố gắng. Chính xác là ngày hôm sau, sau khi tôi mất việc, tôi đã bắt đầu làm việc với một công ty mới.

Michael Bloomberg- Thị trưởng thành phố New York

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 2.

Tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó.

Steve Jobs

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 3.

Trước 20 tuổi, việc quan trọng nhất của bạn là học giỏi. 20 – 30 tuổi, hãy tìm một người sếp tốt, đừng tìm một công ty tốt. 30 – 40 tuổi, muốn làm gì thì hãy làm. 50 tuổi, hãy làm thứ bạn giỏi nhất. 50 – 60 tuổi, trao cơ hội cho người trẻ. Ngoài 60, hãy dành thời gian cho các cháu.

Jack Ma

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 4.

Khi còn trẻ thì đừng e ngại sự nghèo khó. Bạn cần học cách đầu tư để phát triển trí tuệ, tầm vóc của bản thân. Bản chất của sự tự kỉ luật là học cách nhận thức những điều cần thiết và đáng đầu tư. Ăn ở ngoài ít hơn, nếu có hãy cân nhắc chi phí. Khi mời ai đó dùng bữa, hãy chắc chắn đó là những người có mơ ước lớn và làm việc chăm chỉ hơn bạn.

Lý Gia Thành

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 5.

Ý nghĩa của trường Đại học không nằm ở điểm số của học kỳ kế tiếp, hoặc sinh viên sẽ trở thành ai sau khi tốt nghiệp. Ý nghĩa của nó là tạo ra nền giáo dục có thể vun đắp một cuộc đời, truyền tải di sản tri thức, và định hình tương lai.

Drew Gilpin Faust – Nữ hiệu trưởng đầu tiên của Harvard

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 6.

Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.

Bill Gates

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 7.

Đừng bao giờ trốn những môn như Toán, Anh, Tin học cơ bản… Bởi vì dù sau này bạn có làm gì thì vẫn cần đến chúng.

Khuyết danh

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 8.

Dù thực sự không thích ngành mình đang học cũng như ngôi trường mình đang học, nhưng cũng phải cam đoan không nợ môn, cố gắng lấy cho được cái bằng, hoặc là học tiếp lên cao, hoặc là đi du học.

Khuyết danh

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 9.

“Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, người tài giỏi sẽ chiến thắng, kẻ bất tài sẽ bị đào thải; muốn tồn tại phải thích nghi, chờ đợi sự giúp đỡ của người khác hoặc cầu cứu sự ban ơn của thần linh hiển nhiên là không phù hợp. Chỉ có biết khó mà vẫn tiến lên, dám dũng cảm là người đầu tiên thì mới có thể nắm bắt được cơ hội của mình”.

Bill Gates

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 10.

“Thành công là một giáo viên tồi. Nó dụ dỗ người thông minh nghĩ rằng họ chẳng bao giờ thất bại”.

Bill Gates

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 11.



Theo Minh Hải


Helino

Sara Blakely sinh ngày 27/1/1971 ở Clearwater, Florida. Cô là một nữ doanh nhân người Mỹ và người sáng lập của công ty nội y tỷ đô Spanx. Năm 2012, Sara Blakely được tạp chí Forbes bình chọn là nữ tỷ trẻ nhất thế giới. Thương hiệu Spanx của Sara là niềm mơ ước của tất cả các doanh nhân bởi vì cô chẳng phải đi vay mượn ngân hàng và cũng chẳng hề tốn kém tiền quảng cáo cho nó. Khi thành lập hàng đồ lót Spnax, Sara chẳng thể kiếm đâu ra kinh phí cho việc quảng cáo. Vì thế, cô đã táo bạo áp dụng phương thức quảng cáo truyền miệng để sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên nhất.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 1.

Trước những thành công đầy ấn tượng của Sara, nhiều người không khỏi thắc mắc bí quyết nào đã giúp cô một tay xây dựng nên cơ nghiệp bạc tỷ?

Điều đáng ngạc nhiên là dù phải trải qua không ít thăng trầm, thử thách nhưng nữ doanh nhân trẻ cho biết cô không bao giờ sử dụng cà phê . Thay vào đó, để khởi đầu một ngày mới bằng một ly sinh tố lành mạnh. Mặc dù chính chồng cô cũng đã nói rằng điều đó thật khác lạ.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 2.

Trên trang The Cut, Sara cho biết: “Ly sinh tố buổi sáng của tôi thường có một ít quả việt quất đông lạnh, một vài quả anh đào, cải xoăn, bột quế, rau bina, rau mùi, bạc hà tươi, chanh, nước đá, chia, và quả óc chó. Hỗn hợp xay ra có dạng mịn mượt như kem nên tôi có cảm giác mình đng dùng món tráng miệng”.

Cô cũng thường hay uống trà xanh với mật ong có nguồn gốc từ Georgia và sữa hạt điều tự làm thay cho các thức uống đóng chai vô bổ.

Nữ tỷ phú luôn đề cao vai trò của việc giữ gìn sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Mỗi ngày, cô thức dậy lúc 6 giờ 30 và đều đặn tập yoga. Cô cũng thường tắm tinh dầu buổi tối để cơ thể được thư giãn.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 3.

Blakely nói: “Tôi thường ngâm mình trong bồn tắm có chứa tinh dầu oải hương và muối từ năm đến mười phút. Nó làm dịu cơ thể của tôi và giúp tôi có được giấc ngủ ngon hơn sau đó”. Sara cũng cho biết nếu như cà phê đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo cho hầu hết các doanh nhân khác, thì với cô làm việc ở trong xe là cách giúp mọi thứ diễn ra hiệu quả nhất.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 4.

Trên chương trình podcast Masters of Scale with Reid Hoffman, cô chia sẻ: “Tôi sống ngay gần Spanx nhưng mỗi ngày tôi vẫn dậy sớm cả tiếng đồng hồ để lái xe đi làm. Tôi thường chạy xe trên những con đường vùng Atlanta trước khi đến công ty. Đó là thời gian tuyệt vời cho những ý tưởng được sinh ra”.



Theo Hoài Thu


Nhịp sống kinh tế

Có thể nói, mạng lưới quan hệ xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công và phát triển sự nghiệp. Những người trẻ luôn được khuyên là nên tạo dựng các mối quan hệ xã hội càng sớm càng tốt để học hỏi. Trong một sự kiện với rất nhiều người, bạn tham gia cuộc trò chuyện như thế nào khi mọi người ở trong vòng kết nối nhỏ? Bạn phải nói về điều gì? Duy trì cuộc nói chuyện bằng cách nào? Tất cả những điều này, chúng ta đều phải học.

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 1.

Thật tốt khi chúng ta bắt đầu có ý thức gây dựng sự nghiệp ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ lỡ những sự kiện tốt để tạo dựng mạng lưới quan hệ tại thời điểm này. Đôi khi, bạn có tham gia các sự kiện nhưng chỉ đi cho có hoặc chỉ tham gia các cuộc hội thoại xã giao hời hợt. Nhưng bạn không biết rằng những cuộc gặp gỡ thực thụ có thể thay đổi cuộc đời bạn. Có thể những người bạn đáng yêu bạn gặp tại hội thảo lại là những nhà quản lý quan trọng và họ có thể đem đến cho bạn những cơ hội không ngờ.

Nắm vững nghệ thuật tạo lập quan hệ là một trong những bí quyết để bạn đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Dưới đây là những bí quyết để tạo dựng lên các mối quan hệ xã hội mà những người trẻ biết càng sớm càng tốt.

1. Nhiều người sẽ cảm thấy khó xử khi tham gia các sự kiện

Đây là sự thật: Hầu hết mọi người trong công ty đều ghét phải tham gia các sự kiện kết nối. Thật khó xử? Không ai thực sự biết mình phải nói gì hoặc nên làm gì. Nhưng một khi bạn hiểu đúng về các sự kiện, bạn có thể tận dụng nó như một cơ hội để làm quen với những người mới bằng các cuộc trò chuyện thoải mái.

Khi bạn chủ động giới thiệu bản thân và bắt đầu một cuộc trò chuyện, bạn sẽ thấy rằng không khí dường như bớt căng thẳng và ai nấy đều cởi mở hơn. Vì vậy, đừng chờ đợi những người khác đến với bạn. Hãy là người chủ động nói câu xin chào.

2. Mọi người đều thích nói về bản thân họ

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 2.

Bất cứ nơi nào bạn đi, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau: Tất cả họ đều có chung một chủ đề yêu thích – chính bản thân họ. Do đó trong một cuộc trò chuyện, cách tốt nhất để thu hút những người khác là đưa ra những câu hỏi về bản thân họ, công việc của họ và quan điểm của họ.

Hỏi những câu tương tự như: “Bạn nghĩ gì về chủ tọa?”, “Bạn có làm việc với X trong lĩnh vực của mình không?”, “Làm thế nào bạn vào được công ty Y ngay từ đầu?”. Và bạn nên thật sự lắng nghe bằng cách những cử chỉ như nụ cười hay một cái gật đầu. Nó sẽ làm cho họ cảm thấy thoải mái, và bạn cũng có thể sẽ học hỏi rất nhiều.

3. Còn trẻ là một lợi thế

Bạn trẻ tuổi và ít kinh nghiệm, ít mối quan hệ, đó không phải là một trở ngại mà thậm chí còn lại một lợi thế. Bởi những người lớn tuổi luôn muốn giúp đỡ những người trẻ tuổi hơn. Đó là lí do tại sao khi bạn muốn kết nối với một ai đó, đặc biệt là với những người lớn tuổi, hãy bày tỏ với họ bạn ngưỡng mộ sự nghiệp của họ ra sao và mong muốn được truyền đạt kinh nghiệm.

4. Để tham gia vào vòng kết nối, bạn phải là một người “phá băng” giỏi

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 3.

Đôi khi sẽ có những tình huống cực kỳ đáng sợ khi bạn phải một mình tham gia sự kiện mà mọi người đang nói chuyện trong những vòng tròn nhỏ. Chuyên gia giao tiếp tiết lộ một chiến lược tiếp cận tương đối hiệu quả: cười thật tươi và hỏi rằng, “Tôi có thể phá hỏng vòng tròn của bạn không?”. Cách này thực sự phát huy tác dụng trong mọi lần vì không ai nỡ từ chối. Thông thường sẽ có một hoặc nhiều người cùng nói “Tất nhiên!” Và sau đó họ bắt đầu giới thiệu bản thân và giúp bạn hòa nhập vào câu chuyện đang nói dở.

Nếu bạn cho rằng việc sử dụng cách tiếp cận phía trên là hơi táo bạo, hãy thử giao tiếp bằng mắt với một thành viên của cuộc trò chuyện và bắt đầu với, “Xin chào, tên tôi là X”. Đó là một ý tưởng tuyệt vời để bắt đầu “phá băng” và chuẩn bị cho cuộc trò chuyện. Bạn có thể bắt đầu bằng những câu chào hỏi đơn giản: “Điều gì mang bạn đến sự kiện này?” và “Bạn có biết ai ở đây không?”. Đó sẽ là khởi đầu cho những mối quen hệ tuyệt vời.

5. Một cuộc trò chuyện thực chất luôn tốt hơn những câu chuyện hời hợt

 5 bí mật khi xây dựng mạng lưới quan hệ người trẻ cần phải biết nếu muốn lập nghiệp thành công - Ảnh 4.

Trong một sự kiện, nếu bạn là một người trẻ và chưa quen biết nhiều, bạn chỉ nên thực hiện một hoặc hai kết nối thực sự thay vì chạy vòng quanh phòng, và đưa danh thiếp cho tất cả mọi người. Một cuộc trò chuyện chất lượng luôn luôn đánh bại số lượng, và chỉ những cuộc trò chuyện thực sự mới có thể tạo dựng cho bạn những mối quan hệ lâu dài sau khi sự kiện kết thúc. Đó chính là bí quyết để tạo dựng mạng lưới quan hệ.



Theo Minh An


Trí thức trẻ

Thời gian của bạn có hạn, vì vậy đừng sống cuộc đời người khác. Đừng bị giới hạn bởi giáo điều, và đừng sống trong quan niệm của người khác. Đừng sống cuộc đời của người khác.

Độ tuổi 35 là độ tuổi rất nhạy cảm, vậy trước 35 tuổi,  làm thế nào để xây dựng một nền tảng vững chắc?

Tôi đề nghị bạn làm hai việc.

Đầu tiên tìm một mục tiêu có thể giúp bạn phấn đấu trong 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Đây là trạng thái lý tưởng nhất. Vì mục tiêu rõ ràng, có thể khiến bạn phát triển xoay quanh một điểm để tích lũy kinh nghiệm, rất có lợi cho việc thăng tiến và tăng lương trong tương lai. Mặc dù kinh nghiệm không nhất thiết liên quan đến năng lực, nhưng nếu không tích lũy kinh nghiệm, khả năng của bạn gần như không thể cải thiện.

Trong cuốn sách của mình, ông Macolm Gladwell nói rằng: Bất luận đó là vận động viên giỏi nhất, doanh nhân, nhạc sĩ hay nhà khoa học, qua điều tra, bạn sẽ thấy rằng họ thậm chí đã dành ít nhất mười năm, không ít hơn ba giờ một ngày để nỗ lực thì họ mới thành công.

Nhiều người phàn nàn rằng không có cơ hội. Thực ra lại không phải như vậy.

Giáo sư xã hội học tại Đại học Kent Frank Freddy tin rằng, những người đầu tư hiệu quả thời gian cho việc luyện tập, tự nhiên sẽ có may mắn đến với mình: “Họ gần như rất cố gắng nỗ lực, khi may mắn đến, họ sớm đã sẵn sàng.”

Nếu bạn không gặp được cơ hội, đừng phàn nàn, trước hết hãy suy nghĩ kỹ: Rốt cuộc bản thân bạn chuẩn bị mặt nào chưa đủ?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ khi bạn cố gắng kiên trì theo một hướng nhất định thì ít nhất là trên 5 năm, bạn mới có thể nhận được sự hồi đáp. Và sự hồi đáp này  sẽ có tác động dài hạn tương đối về phát triển nghề nghiệp tương lai của bạn. Đồng thời, tích lũy kinh nghiệm trong một thời gian dài như vậy, khiến cho nền tảng của bạn vô cùng vững chắc, bước chân của bạn sẽ càng đứng vững hơn.

An nhàn bước qua tuổi 35: Bất luận bạn là ai, phải dành ít nhất 10 năm, không ít hơn 3 giờ/ngày để nỗ lực thì mới thành công - Ảnh 1.

Điều quan trọng thứ hai mà bạn nên cân nhắc đó là học cách cư xử

Tôi thậm chí cho rằng một người biết cư xử còn quan trọng hơn người biết làm việc. Tìm một mục tiêu nghề nghiệp phù hợp có thể không dễ dàng đối với nhiều người đang mất phương hướng, tuy nhiên, học cách làm người thì bạn có thể trau dồi trong bất kỳ công ty nào và bất cứ lúc nào.

Có bốn yếu tố trong sự trau dồi của một người có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nghề nghiệp tương lai của bạn:

1. Năng lực giải quyết các mối quan hệ giữa người với người của bạn. 

Điều này bao gồm các mối quan hệ với cấp trên và các mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp.

2. Khả năng không ngừng học tập

Tôi đã từng gặp một khách hàng gần 40 tuổi, làm kế toán đã 14 năm, anh ta vẫn chỉ có chức vụ giám sát cơ sở, không có cơ hội thăng tiến trong công ty, cũng không tăng lương trong nhiều năm.

Chúng tôi hỏi anh ta: “Trong 14 năm qua, anh đã tiến hành đào tạo, nghiên cứu nâng cao hay bất kỳ hình thức bồi dưỡng nào khác không?” -“Không có. Từ trước đến nay không có”.

Đây là một ví dụ rất khắc nghiệt, nhưng hiện tượng này rất phổ biến ở chốn công sở.

Nếu không học tập, tiền đồ của bạn sẽ không thể phát triển. Bạn nghĩ rằng bạn không thụt lùi, nhưng trong thực tế người khác đang tiến bước, vô tình tạo ra khoảng cách giữa bạn và người khác, cũng coi như bạn đang lùi bước.

3. Xây dựng tinh thần chuyên nghiệp

Cho dù bạn có mục tiêu hay không, cho dù công việc này có phải là bạn cam tâm làm, miễn là bạn đang ở vị trí này, bạn nên hoàn thành tốt công việc.

Ngay cả khi bạn không thích công việc này, đừng đối xử với nó một cách tiêu cực bởi vì bạn không chỉ lãng phí thời gian của công ty, mà còn lãng phí thời gian của chính bạn.

Tại nơi làm việc, những gì bạn có thể thu hoạch là hai thứ: một là hồi đáp, hai là sự trưởng thành. Trước khi bạn xác định mục tiêu rõ ràng, hãy cố hết sức và tập trung vào những gì tốt nhất mà bạn có thể làm ở vị trí này. Nếu bạn đối xử với công việc một cách tiêu cực, bạn sẽ về tay không và sẽ không nhận được gì.

4. Có nội tâm mạnh mẽ

Nhiều người tôi gặp trong thực tế, họ thực sự rất yếu đuối và không thể chịu đựng tất cả gian khổ trong cuộc sống lâu dài. Nên biết, sự trưởng thành của mỗi người đều không thể “thuận buồm xuôi gió”.

Một trái tim mạnh mẽ có thể khiến người ta thấy hy vọng khi đang tuyệt vọng, còn bi quan tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội trước khi hi vọng.

An nhàn bước qua tuổi 35: Bất luận bạn là ai, phải dành ít nhất 10 năm, không ít hơn 3 giờ/ngày để nỗ lực thì mới thành công - Ảnh 2.

Sau tuổi 30: Làm thế nào để đạt được một bước đột phá?

Để phát triển sự nghiệp của bạn sau 35 tuổi, bạn nên bắt đầu từ tuổi 30 và tận dụng tốt 5 năm để chuẩn bị cho 3 điều quan trọng sau:

– Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Bạn là một doanh nhân xuất sắc hay một nhân viên tầm thường? Sự khác biệt là ở đây! Tạo cho mình một định hướng và thiết lập hình ảnh chuyên nghiệp, nó sẽ có giá trị rất lớn cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của bạn.

Để giúp sức xây dựng hình tượng “chuyên nghiệp”, bạn cần phải nỗ lực bổ sung tri thức, và xây dựng sức ảnh hưởng của bản thân trong ngành.

Khi đối mặt với vấn đề, bạn thấy cần xem xét kỹ càng, và trở thành người có “tầm nhìn xa trông rộng” thay vì “thầy bói xem voi”.

Bạn phải học tập những người giỏi nhất trong ngành và lấy họ làm gương để noi theo, luyện tập và trưởng thành, học cách dùng tri thức để lấp đầy não bộ, thiết lập sức ảnh hưởng trong ngành và sử dụng những kiến thức của bạn để tác động đến người khác.

Có câu chuyện thế này: Chúng tôi gặp một thanh niên rất ưu tú vào năm ngoái và đến giờ vẫn rất ấn tượng.

Anh là sinh viên đại học hàng đầu ở Indonesia, sau khi tốt nghiệp đến một nhà máy để làm nhân viên bán hàng. Đó là một vị trí dường như không béo bở, nhưng anh ta đã xây dựng sự ảnh hưởng theo cách độc đáo của riêng mình.

Anh đặt ra cho mình một yêu cầu: viết một bài báo mỗi tháng và đăng trên tạp chí. Tất nhiên, không phải mọi bài báo đều có thể đạt chất lượng tốt, nhưng mỗi tháng phải đảm bảo viết một bài báo.

– Bồi dưỡng bản thân thành một người quản lý. Lên chức quản lý là một bước quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Không gian phát triển trong tương lai càng rộng mở. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể ngồi vững ở vị trí này.

Gallup đã từng tiến hành một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng các nhân viên thường xuyên nghỉ việc, trong nhiều trường hợp, vấn đề không phải ở công ty mà là cấp trên: Những người quản lý trực tiếp của công ty.

Chính vì quản lý không tốt, đối với sự phát triển của các nhân viên cấp dưới tạo ra một tác động rất tiêu cực, dẫn đến sự phát triển nghề nghiệp của bọn họ bất luận là năng lực chuyên môn, hay bồi dưỡng nghiệp vụ không thể phát triển một cách hiệu quả.

Bạn phải nhận thức được: Quản lý của bạn, sẽ có thể thay đổi số phận của bạn, cách quản lý sai lầm sẽ vô tình gây tổn hại đến bạn, buộc bạn phải rời khỏi công ty. Nếu một ngày bạn trở thành quản lý, chúng tôi hy vọng bạn không cản trở sự phát triển của nhân viên.

An nhàn bước qua tuổi 35: Bất luận bạn là ai, phải dành ít nhất 10 năm, không ít hơn 3 giờ/ngày để nỗ lực thì mới thành công - Ảnh 3.

 Tìm một công ty đang phát triển và phát triển cùng nó. Đây là một điều rất quan trọng. Vì bạn có thể chứng kiến ​​sự phát triển của một công ty từ nhỏ đến lớn, bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty. Ngoài ra trong quá trình phát triển của công ty, giá trị của bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và sẽ dễ dàng bộc lộ ra.

Nhiều người tìm việc thường tìm những công ty lớn để làm, điều này là dễ hiểu, nhưng để phát triển nhanh chóng, tìm một công ty đang phát triển mà không phải là quá lớn lại là lựa chọn tốt hơn. Bởi vì trong quá trình phát triển, nhu cầu về tài năng sẽ cấp bách hơn và vị trí  của bạn sẽ lên nhanh hơn.

– Điều quan trọng nữa là, lòng trung thành của bạn sẽ mang lại nhiều phần thưởng hơn cho sự phát triển của bạn. 

Doanh nghiệp dùng người, điều quan trọng nhất là lòng trung thành. Đặc biệt, hiện nay tỷ lệ nhảy việc với tỷ lệ hao hụt cao, vậy nên trung thành đã trở thành một tinh thần đáng quý đối với các doanh nghiệp.

– Cuối cùng, mọi người không thể làm được quá nhiều việc trong cuộc đời này, vì vậy mỗi việc phải được thực hiện một cách rực rỡ.



Hiền Thảo


Theo Trí Thức Trẻ

1. Nếu bạn không thể là mặt trời thì cũng đừng làm một đám mây.

2. Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được làm bằng thời gian.

3. Chẳng sao cả nếu bạn cố, và cố, và cố nữa, nhưng vẫn thất bại. Nhưng thật tệ hại nếu bạn cố rồi thất bại, và không muốn cố lần nữa.

4. Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười.

5. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với nhưng khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 1.

6. Thời gian là miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể làm chủ thời gian nhưng có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ lại thời gian nhưng có thể tiêu dùng vào việc có ích. Một khi thời gian đã trôi đi bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Hãy quí trọng từng phút giây mà mình đang có.

7. Con tàu thực sự rất an toàn khi neo đậu ở cảng nhưng người ta đóng tàu không phải vì mục đích đó.

8. Hãy tìm kiếm ba sở thích của bạn: Một cái để kiếm tiền, một cái để bạn phát triển và một cái để sáng tạo.

9. Nghĩ quá nhiều sẽ hủy hoại bạn. Hủy hoại thực tại, thay đổi mọi thứ xung quanh, khiến bạn lo lắng và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ.

10. Có hai điều cần nhớ trong cuộc sống: Hãy chăm sóc suy nghĩ của bạn khi bạn một mình và hãy cẩn trọng với lời nói khi ở chốn đông người.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 2.

11. Cuộc sống như cách pha trà: Hãy đun sôi cái tôi của bạn, làm bay hơi mọi lo lắng, pha loãng mọi buồn phiền, lọc đi mọi sai lầm và bắt đầu thưởng thức sự hạnh phúc.

12. Những điều tốt đẹp đến với ai tin tưởng, những điều tốt hơn đến với ai kiên nhẫn và… những điều tốt nhất chỉ đến với người không bỏ cuộc

13. Rất nhiều người sợ nói ra những gì họ muốn, đó là lý do tại sao họ không có được những gì mình muốn.

14. Chiếc ghế sofa êm ái dễ đưa người ta vào giấc ngủ. Còn con đường đá khúc khuỷu kia lại khiến nhuệ khí tăng mãi không ngừng.

15. Không để trôi mất đi thời gian đáng kể, không để tiếc thương cho năm tháng trôi qua vô ích, chỉ có nắm chắc hôm nay mà cố gắng mới không biết đến sự héo mòn tan tác trong ảm đạm của việc không làm gì.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 3.

16. Có thể mọi người sẽ không đánh giá đúng công việc mà bạn làm. Có thể mọi người sẽ không hiểu những gì mà bạn nói. Nhưng… nếu bạn biết những gì bạn đang làm thực sự có ý nghĩa, hãy tiếp tục con đường mà bạn đã chọn.

17. Cuộc sống là kỳ thi khó khăn nhất, rất nhiều người bị thất bại vì họ cố gắng ‘copy’ người khác mà không hiểu được rằng… mỗi người có tờ câu hỏi khác nhau. 

18. Một suy nghĩ tiêu cực sẽ không bao giờ mang lại một cuộc sống tích cực.

19. Trở ngại không thể ngăn được bạn, khó khăn không thể dừng được bạn. Người khác không thể ngăn được bạn, chỉ có người duy nhất ngăn cản bạn là chính bạn mà thôi. 

20. Người duy nhất mà bạn nên cố gắng để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Nếu kết bạn với người tích cực, bạn sẽ trở nên tràn trề sức sống.

Nếu qua lại với người tiêu cực, bạn sẽ trở nên tiêu cực theo.

Nếu kết giao với người thành thật, các bạn có thể thoải mái giúp đỡ lẫn nhau mà không lo bị lợi dụng.

Nếu giữ mối quan hệ với người không đáng tin, bạn sẽ lãng phí thời gian một cách vô ích.

Ba câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra ai là người đáng tin cậy.

Câu chuyện thứ nhất: 

Một giám đốc mời khách ăn cơm, gọi hai nhân viên mới đi cùng.

Khi gọi món, vì khách là người thích ăn nhạt nên gọi theo khẩu vị của khách.

Nhưng nhân viên mới lại thích ăn cay, thế nên không ngừng kêu ca rằng chẳng có món nào ngon cả.

Mặc dù trong lòng người giám đốc vô cùng tức giận, nhưng anh ta không thể nổi nóng ở đó, chỉ đành gọi thêm hai món cay cho họ.

Cuối cùng, khi thức ăn được bưng lên, hai người nhân viên mới này độc chiếm bàn ăn, vừa ăn vừa nói, không coi ai ra gì.

Ăn xong còn tán thưởng: “Hai món này ngon ghê.”

Sau khi trở về công ty, vị giám đốc kia lập tức sa thải hai người này, không giải thích gì thêm.

Người ích kỷ luôn chỉ quan tâm đến việc của mình, không muốn cho đi, chỉ muốn nhận lại, chỉ cần bản thân thoải mái vui vẻ là được. Những người như vậy có thể không cố tình muốn làm phiền, làm hại người khác nhưng thực chất lại vô cùng phiền phức và khó chịu.

Đáng tin cậy tức là dù nhiều hay ít cũng luôn nghĩ đến người khác, để cho người khác, cho bản thân cũng như tương lai một con đường.

Đây là kiểu người đáng tin cậy nhất, thúc đẩy bạn thành công - Ảnh 1.

Câu chuyện thứ hai: 

Hồi nhỏ, Tiểu Phương từng đến ăn cơm ở một nhà giàu nọ.

Bàn ăn có rất nhiều món, trong đó có vây cá, đây cũng là lần đầu tiên Tiểu Phương được ăn vây cá. “Đây là cái gì thế?  Sao lại ngon thế ạ?” – Tiểu Phương kéo tay mẹ hỏi.

Nghe thấy thế, nữ chủ nhà lên tiếng: “Đây là miến, cháu thích thì ăn nhiều vào nhé.”

Sau này khi đã lớn, tham gia nhiều bữa tiệc hơn, Tiểu Phương phát hiện ra, những người tổ chức tiệc đều thích khoe khoang sự giàu có, khoe món nọ món kia hiếm có khó tìm, giá thành đắt đỏ. Họ cho rằng đấy chính là lúc để khoe ra cho mọi người thấy mình sống xa hoa, hưởng lạc cỡ nào.

Sau khi từng trải, Tiểu Phương mới nhận ra sự người phụ nữ giàu có năm xưa đã đối xử với họ chu đáo thế nào, dù bọn họ cũng không phải quá thân quen.

Các nhà tâm lí học nói, điều kiện cần của việc có EQ cao là sự thấu hiểu, cảm thông và lòng trắc ẩn.

Đứng trên lập trường của người khác, nghĩ và hiểu cho họ, đồng thời cư xử phù hợp với tâm trạng của người khác.

Khổng Tử từng viết trong Luận Ngữ thế này: “Người có lòng nhân nghĩa, muốn thành công thì cũng giúp người khác thành công, muốn đạt được mục đích thì cũng thành toàn cho người khác.”

Đây là kiểu người đáng tin cậy nhất, thúc đẩy bạn thành công - Ảnh 2.

Câu chuyện thứ ba: 

Một bác gái lớn tuổi ăn mặc giản dị vào một cửa hàng bách hóa tránh mưa.

Trong khi tất cả các nhân viên thấy bà đều ngoảnh mặt làm ngơ, thì đột nhiên có một thanh niên bước tới: “Bác ơi, bác có cần gì không ạ?”

Bác gái cảm thấy đứng tránh mưa ở cửa hàng nhà người ta hơi bất lịch sự nên đáp: “Không cần đâu, bác tránh mưa tí rồi đi.”

Cậu thanh niên thấy bác gái bối rối liền nói: “Bác ơi, không sao đâu ạ, để cháu mang một cái ghế ra cho bác ngồi đợi nhé.”

Hai tiếng sau mưa tạnh, bác gái đó sau khi hỏi lấy danh thiếp của cậu thanh niên rồi đi.

Vài tháng sau, cậu thanh niên này nhận được một cơ hội đại diện cửa hàng, hợp tác với công ty lớn, lợi nhuận cực cao.

Sau đó mới biết, cơ hội này là do bác gái mấy tháng trước cho. Bác gái này chính là mẹ của ông chủ công ty kia.

Bạn không thể mở ra cánh cửa nào nếu thiếu đi sự chân thành, bởi vì bản thân sự chân thành chính là một cánh cửa.

Người thực sự đáng tin là người chưa từng đầu cơ trục lợi, luôn luôn đối xử tử tế, lương thiện với người khác, dựa vào năng lực của bản thân để nắm bắt được những gì mình muốn.

Hy vọng mỗi người trong chúng ta đều là những người đáng tin cậy, sống thẳng thắn trung thực, không tự kiêu biến chất, để không phụ lòng gia đình, bè bạn, xã hội này, và cả chính bản thân mình.



Sandy


Theo Trí Thức Trẻ

Baccarat là nhà sản xuất và bán lẻ hàng đầu về pha lê, trang sức và nước hoa cao cấp ở Pháp. Kể từ khi thành lập, Baccarat đã tượng trưng cho nghệ thuật không thể thay thế của nước Pháp. Năm 2005, Baccarat trở thành công ty con của tập đoàn Starwood Capital (Mỹ), phát triển lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch nghỉ dưỡng sang trọng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bà Daniela Riccardi, giám đốc điều hành của công ty Baccarat xuất thân trong một gia đình bình thường. có mẹ làm nội trợ và cha là chuyên gia về trang sức. Khi còn nhỏ, nữ CEO của Baccarat thích phiêu lưu và du lịch thế giới để tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau. “Tôi luôn tò mò về thế giới bên ngoài. Tôi muốn được tiếp xúc với các nền văn hóa, kinh tế khác nhau. Điều đó sẽ giúp tôi trở thành một công dân toàn cầu”, bà Daniela Riccardi chia sẻ trong cuộc phỏng vấn.

Ở tuổi 58, Daniela Riccardi hiện nắm giữ vị trí giám đốc điều hành của Baccarat. Bà được vinh danh là một trong những nhà quản lý hàng đầu của Ý, thuộc top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới do tạp chí Financial Times bình chọn. Bà tốt nghiệp năm 1984 về Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Sapienza, Roma và được học bổng Marketing tại Đại học Yale. Daniela Riccardi có thể nói thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý.

“Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nhận được học bổng Marketing của Đại học Yale ở Hoa Kỳ. Ở đó, tôi có cơ hội mở mang tầm nhìn khi được thực tập tại doanh nghiệp tẫm cỡ như Pepsi. Chứng kiến ​​năng lượng, sự nhiệt huyết, tài năng lãnh đạo của các nhà quản lý hàng đầu và sự đa dạng của tổ chức, tôi đã mong muốn bản thân cũng phải làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như vậy trong tương lai. Trở về Ý, tôi nộp đơn cho một số công ty đa quốc gia. Procter & Gamble là nơi đầu tiên tôi làm việc và dành 25 năm trong nhiều vai trò điều hành cao cấp“, bà Daniela Riccardi nói.

Daniela Riccardi cũng tiết lộ về những yếu tố giúp bà trở thành nhà lãnh đạo cấp cao ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp: “Với tôi, thành công có được nhờ 2 yếu tố. Đầu tiên là không bao giờ từ bỏ ước mơ. Nếu tin tưởng vào bản thân, nghiền ngẫm giá trị nội tại, biết bản thân muốn gì và theo đuổi nó thì mong muốn sẽ trở thành hiện thực. Một khi bạn có niềm tin vào điều bản thân làm thì sẽ vượt qua tất cả khó khăn”.

Trở thành lãnh đạo cấp cao ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, nữ CEO quyền lực tiết lộ, thành công chỉ phụ thuộc vào 2 yếu tố - Ảnh 1.

Có sự dũng cảm và cá tính riêng, CEO Daniela Riccardi là một trong số ít nữ doanh nhân thành công ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp.

“Yếu tố quan trọng thứ hai là hãy làm mọi thứ theo cách riêng. Khi tôi bắt đầu sự nghiệp, tôi nghĩ bản thân làm lãnh đạo thì phải ăn mặc và cư xử như một người đàn ông. Thành thực mà nói, tôi không bao giờ thích điều đó. Tôi muốn được là chính bản thân mình. Và tôi đã nhận ra rằng tất cả chúng ta nên làm mọi thứ theo cách riêng. Mỗi người, mỗi cá nhân hòa vào cộng đồng sẽ mang lại sự đa dạng và cũng khác biệt. Chính yếu tố khác biệt mới khiến bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt người khác“.

“Khi bắt đầu sự nghiệp, tôi cũng vật lộn với những câu hỏi và tìm cách để thể hiện bản thân. Sau đó, ông chủ của tôi tại P. & G. đã nói rằng, tôi nên sống với đúng bản thân, không cần bắt chước ai. Dù đàn ông hay đàn bà, muốn thành công thì phải thoải mái trong “đôi giày” của mình”.

Điều khác biệt giữa một nhà lãnh đạo tốt và một nhà lãnh đạo tuyệt vời là sự can đảm. Các nhà lãnh đạo tốt thường thỏa hiệp, nhưng các nhà lãnh đạo vĩ đại có can đảm để đứng vững. Tôi đã học được cách để có sự can đảm đấu tranh cho ý kiến ​​của mình. Tại Baccarat, tôi thường nói với nhân viên; chúng ta đã làm mọi thứ theo cách nhất định trong 250 năm. Nếu chúng ta muốn tiếp tục thêm 250 năm nữa, chúng ta phải có can đảm để thay đổi”.

Dưới sự điều hành của nữ CEO 58 tuổi, Baccarat không chỉ là thương hiệu chuyên về sản xuất pha lê mà còn mở rộng đầu tư vào nhiều hạng mục từ đồ trang sức, nước hoa đến khách sạn. Mọi hạng mục đầu tư của công ty đều chú trọng tấn công đến thị trường khách hàng cao cấp. “Khách hàng không lựa chọn các sản phẩm cao cấp chỉ vì chúng đắt tiền mà bởi vì họ thực sự đánh giá cao sự tinh tế, chất lượng và giá trị đằng sau nó. Đó là lý do vì sao chúng tôi mở rộng nhiều danh mục khác nhau mà không làm loãng thương hiệu“, bà Daniela Riccardi nói.

Dù bản thân chưa từng đề cập đến vấn đề này nhưng Daniela Riccardi cũng cho biết, nếu không trở thành nữ giám đốc điều hành cấp cao thì có lẽ bà sẽ mở lớp giảng dạy về chiến lược và thương hiệu trong kinh doanh, viết sách về cuộc sống hoặc dạy khiêu vũ vì bà đã học múa ba-lê suốt 12 năm: “Nhìn lại, khó thể nghĩ một người phụ nữ như tôi có thể duy trì sự nghiệp kinh doanh mang tính toàn cầu. Nhưng tôi tin bản thân đã cố gắng làm mọi thứ với sự dũng cảm và sự ủng hộ từ gia đình”.



Theo Nguyễn Nguyễn


Trí Thức Trẻ

Khi vừa bước vào tuổi 13, bố mẹ cậu bé T.Đ lần lượt qua đời. Cậu lớn lên trong sự đùm bọc của họ hàng và những người hảo tâm, T.Đ học lên cấp 3 ở một trường trong thị trấn.

Hôm dó, T.Đ đang chạy bộ trong chợ, đột nhiên có một thứ gì đó từ chân cậu bé bay lên, cậu cảm thấy chân mình nhẹ bẫng. Hóa ra đôi giày quá cũ của T.Đ bị bong đế. Tuần sau, trường cậu mở cuộc thi thể dục thể thao, và cậu bé đã ghi tên tham gia môn chạy bền rồi. Giày lại hỏng mất rồi, cậu như ngồi trên đống lửa.

Sức bền của T.Đ rất tốt, cậu bé cũng thích chạy bộ. Bình thường, cậu luôn là người chạy nhanh nhất lớp trong môn thể dục. T.Đ kì vọng rất nhiều vào cuộc thi lần này, chẳng nhẽ lại bỏ cuộc vì đôi giày bị rách? Không còn cách nào khác, giờ chỉ có thể đi xin một đôi thôi.

T.Đ chạy đến hiệu giày duy nhất trong thị trấn. Chủ hiệu giày là một người đàn ông to béo. Cậu bé nói rõ ý đồ của mình với ông chủ. Ông chủ lạnh lùng nói: “Muốn xin không giày của ta á? Không có cửa đâu”. T.Đ đỏ mặt, tay vân vê tà áo, hận rằng không có lỗ nào mà chui xuống.

“Ông chủ à, cậu bé ấy đáng thương quá, ông cho cậu bé một đôi đi, coi như làm phúc”. Một vị khách hảo tâm lấy lời lẽ khuyên ông chủ hiệu giày. Cậu bé cảm động nước mắt rôi lã chã nhìn ông chủ với hi vọng ông ta có thể hồi tâm chuyển ý. Ông chủ hiệu giày chừng mắt quát: “Giày của ta phải có tiền mới mua được, dựa vào cái gì mà ta cho không cháu!”. Vị khách tức giận nói: “Đồ keo kiệt”, rồi bỏ đi.

T.Đ cúi đầu lặng lẽ bước ra ngoài, lúc đi đến cửa, ông chủ bỗng nói sau lưng cậu: “Muốn xin giày của ta không phải là không có cách”. Cậu bé đứng lại, ông chủ lại nói: “Chỉ cần cháu làm thêm ở đây 2 ngày, cháu sẽ nhận được một đôi giày”.

Hay quá! Ngày mai ngày kia đều được nghỉ, có thể đến làm thêm rồi, T.Đ nói nhanh: “Chú nói lời phải giữ lời nhé”.

Câu chuyện cậu bé nghèo đi xin giày nhưng ông chủ bắt phải làm thêm: Đằng sau việc CHO vật chất là sự thấu hiểu giá trị của NHẬN - Ảnh 1.

Hôm sau, T.Đ đến làm việc. Cậu lau dọn kệ giày, lau từng đôi giày và sắp xếp gọn gàng lên giá. Cậu bé còn lễ phép đón tiếp từng vị khách. Thời gian đó, có một lô hàng được nhập về, cậu giúp dỡ hàng, mồ hôi nhễ nhại, lưng đau như sắp gãy, nhưng T.Đ lại cảm thấy chưa bao giờ vui vẻ đến vậy.

Thoáng chốc 2 ngày đã trôi qua. Buổi tối hôm ấy, trước khi đóng cửa hiệu, ông chủ cầm đôi giày thể thao mới tinh đưa cho T.Đ: “Của cháu đây. Cháu xứng đáng được nhận nó” .Cậu bé cầm đôi giày mà trong lòng vui không tả nổi.

Cuộc thi kết thúc, T.Đ giành được quán quân môn chạy bền. Cậu bé biết, nếu như không có đôi giày đó, cậu sẽ không thể giành được phần thưởng này. Đó chính là đôi giày tự tay cậu lao động mà có. Thật tuyệt biết bao!

Sau này, khi lên đại học, cậu bé T.Đ ngày xưa không còn nhận sự trợ giúp từ mọi người nữa, cũng không xin tiền trợ cấp học sinh nghèo từ nhà trường, mà tự mình đi làm thêm kiếm tiền chi tiêu. Cuộc sống tuy vất vả nhưng không đến nỗi thiếu thốn.

Sau khi tốt nghiệp đại học, T.Đ tìm được một việc làm tốt. Dù bận rộn với công việc nhưng cậu vẫn một lòng nhớ về cố hương. Hôm đó, tranh thủ thời gian rảnh, T.Đ bắt xe về thăm quê và thăm lại ông chủ hiệu giày xưa.

Hiệu giày vẫn còn đó, ông chủ cũng vẫn còn. T.Đ cầm trên tay đôi giày ngày xưa, dù nó đã cũ nhưng vẫn sạch sẽ, chứng tỏ T.Đ đã giữ gìn nó rất cẩn thận.

“Cháu vẫn giữ đôi giày này ư?”, ông chủ hỏi.

“Vâng ạ. Chú, cháu muốn hỏi chú một việc. Tại sao năm đó chú lại giúp đỡ cháu?”

“Ta đâu có giúp gì cho cháu?”, ông chủ nhoẻn miệng cười.

Câu chuyện cậu bé nghèo đi xin giày nhưng ông chủ bắt phải làm thêm: Đằng sau việc CHO vật chất là sự thấu hiểu giá trị của NHẬN - Ảnh 2.

T.Đ nói: “Sau này cháu mới biết, đôi giày đó là hàng đắt tiền, ít nhất cũng phải 400.000. Cháu làm có 2 ngày làm gì được từng ấy tiền, hơn nữa chú cũng không cần đến cháu, chỉ là chú muốn giúp cháu mà thôi. Chú, chú nói đi! Tại sao chú lại làm thế?”.

Ông chủ im lặng một lúc lâu mới nói: “Được rồi, ta sẽ nói sự thật. Ngày này mấy năm trước, lúc cháu chạy vào quán xin giày, ta rất đau lòng. Ta biết, nếu cứ như vậy, cháu khó thành người. Bởi vì cháu đã quen với việc được người khác giúp đỡ. Thế là, ta giả vờ làm người xấu bắt cháu phải làm công hai ngày”.

T.Đ cảm động nói: “Cháu cảm ơn chú nhiều lắm. Chú đã dạy cháu biết tự lập”.

Ông chủ hiệu giày đã giúp T.Đ hiểu ra rằng: Trên thế giới này, chỉ có lao động mới gặt hái được thành công. Con người không thể dựa hoàn toàn vào sự chi viện, giúp đỡ của người khác; phải học cách tự lập bằng chính đôi tay của mình, như vậy mới nhận được sự tôn trọng của mọi người và thay đổi vận mệnh của chính mình.

Có người đã từng nói: Khi giúp đỡ những đứa trẻ nghèo, đừng để chúng cảm thấy rằng chúng đang nhận được sự bố thí, bởi vì nguyên tắc cao nhất của sự bố thí chính là giữ được giá trị của nhận.



Thu Hoài


Theo Trí Thức Trẻ

Chúng ta nói nhiều đến sự hoàn hảo, đến những con người “có trong tay tất cả” và ngưỡng mộ họ không dứt. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ công bố hồi tháng 1/21018, sự cầu toàn với chính bản thân đã tăng 10% so với năm 1989, và kỳ vọng sự hoàn hảo ở người khác tăng lên 16%.

Định hướng trở thành một người hoàn hảo không phải là không tốt nhưng nó dễ dẫn đến những mục tiêu không thực tế. Nhưng ép buộc một người từ bỏ các tiêu chuẩn cao gần như là không thể vì đó đã trở thành bản chất của họ. Giải pháp duy nhất chỉ có thể là tự mình quản lý kỳ vọng.

Biết cách quản lý những kỳ vọng của chính bản thân thực sự mang lại rất nhiều lợi ích. Xét riêng ở khía cạnh công việc, mỗi vị trí sẽ có cách để tận dụng tính cách này:

1. Ở vị trí nhân viên

Cầu toàn với chính bản thân mình

Trong khi hầu hết người trẻ đều loay hoay tìm kiếm con đường sự nghiệp phù hợp thì những người cầu toàn lại biết chính xác những gì họ muốn. Sự hoàn hảo của họ có thể dẫn đến những mục tiêu chuyên nghiệp tuyệt vời, miễn là những kỳ vọng được quản lý đúng cách. Điều họ cần là một người có kinh nghiệm lâu năm và một chuyên gia trẻ tuổi để thảo luận và cân bằng.

Ví dụ: Một nhân viên muốn trở thành quản lý trong vòng 3 năm. Họ nên trao đổi với một đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn để xem kỳ vọng đó có thể đạt được không và phải làm những gì để thành công. Với những thông tin góp ý đó, người cầu toàn có thể tự lên một kế hoạch phù hợp nhất với khả năng và mục tiêu của họ.

Cầu toàn với người khác

Người cầu toàn luôn có sẵn một bức tranh về môi trường làm việc mà họ mong muốn, bao gồm cả thái độ làm việc giữa các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp. Nếu không phù hợp với sự mong đợi đó, họ có thể cảm thấy áp lực và khó chịu.

Người quản lý cần nhìn ra tính cách này của nhân viên và giải thích cho họ rằng không phải mọi nhân viên đều đóng góp cho công ty theo cùng một cách. Họ được thuê với những mục tiêu công việc khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau và như thế thành công của họ sẽ khác với đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, khi khen ngợi nhân viên trước đám đông, người quản lý hãy kết hợp đóng góp của họ với sứ mệnh chung của công ty. Như thế, họ sẽ thấy vị trí của mỗi người trong bức tranh chung và những kỳ vọng vào đồng nghiệp sẽ thay đổi phù hợp linh hoạt với thực tế hơn.

2. Ở vị trí người quản lý

Người theo chủ nghĩa cầu toàn: Làm cách nào để biến cá tính này thành thế mạnh để thành công? - Ảnh 1.

Cầu toàn với chính bản thân mình

Những người cầu toàn ở vị trí quản lý gặp một vấn đề duy nhất nhưng lại khó thay đổi nhất, đó là sự thành công mà họ mong muốn lại gắn liền với đội nhóm mà họ quản lý. Nếu nhân viên của họ chùn bước thì chính họ cũng sẽ cảm thấy thất bại.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần tự thay đổi quan điểm của mình. Hãy liệt kê những điều nằm dưới sự kiểm soát của bạn và những điều không. Ví dụ bạn có thể đưa ra cuộc họp hàng tuần để thảo luận về chất lượng những công việc đã hoàn thành nhưng nếu một nhân viên không đạt được kết quả như kỳ vọng thì cũng không nên trách chính mình. Cần phải có một cách đánh giá thành công rõ ràng và rành mạch để phân định những kỳ vọng cho bản thân và kỳ vọng vào người khác.

Cầu toàn với người khác

Khi người quản lý là một người cầu toàn, họ sẽ mong muốn xây dựng nên một đội nhóm hoàn hảo theo kỳ vọng của chính họ. Điểm mạnh là nếu biết cách khai thác, họ sẽ có một nhóm đồng nghiệp cực kỳ ăn ý. Nhưng điểm yếu là họ có thể trở nên độc đoán và áp đảo trong mắt nhân viên.

Với vai trò là một người quản lý cầu toàn, bạn có một bức tranh rất lớn về sự thành công của nhân viên. Nhân viên có thể cảm thấy việc tăng doanh số trong 3 tháng lên 25% là không thể nhưng người quản lý cầu toàn lại có định hướng rất rõ ràng cho con đường gặt hái thành công đó.

Để tạo thành động lực thúc đẩy cho nhân viên, bạn nên tách nhỏ các kỳ vọng và giải thích rõ cho nhân viên vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu chung. Lúc này, cảm giác áp bức sẽ không còn nữa.

3. Ở vị trí là một người bình thường

Người theo chủ nghĩa cầu toàn: Làm cách nào để biến cá tính này thành thế mạnh để thành công? - Ảnh 2.

Cầu toàn với chính mình

Là một người cầu toàn với chính bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy mình cần biết hết mọi thứ, đóng góp vào mọi vấn đề mà không nhận ra sự ‘tham lam’ này chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.

Thay vì cố gắng hoàn thiện mọi thứ, hãy nắm lấy điểm mạnh của chính mình và trung thực với nó. Nếu bạn giỏi ở lĩnh vực tiếp thị thì đừng tỏ ra chuyên gia ở mảng phát triển sản phẩm làm gì. Thay vào đó, hãy mở rộng các mối quan hệ với đồng nghiệp mà có thể giúp bạn khắc phục những thiếu sót bạn còn đang mắc phải.

Cầu toàn với người khác

Bạn có thể có rất nhiều kỳ vọng ở người khác nhưng đôi khi điều đó lại đẩy họ ra quá xa. Bạn có thể tránh điều này bằng cách tách nhỏ các mục tiêu ra và từ từ thực hiện chúng, thỏa mãn nhu cầu hoàn hảo của chính bản thân. Mỗi khi một mục tiêu đạt được, hãy kỷ niệm nó với đội nhóm của mình để tạo động lực cho họ.

Điều quan trọng là cần phải thực tế, có số liệu theo dõi rõ ràng. Vì những gì bạn cho là “thành công” có thể khác với người khác, vì thế những con số khách quan sẽ giúp bạn duy trì quan điểm thực tế và gắn mục tiêu của mình vào với mục tiêu chung.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/Addicted Success

Khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011, kênh truyền hình ABC News đã làm một chương trình chia sẻ những thông đến nhà lãnh đạo huyền thoại của hãng Apple. Cùng với những câu chuyện, những bài phát biểu truyền cảm hứng của Steve Jobs, 7 nguyên tắc sống mà ông đưa ra cho đến nay vẫn là những điều mà ai cũng có thể học hỏi trên con đường tìm kiếm thành công.

1. Theo đuổi đam mê

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 1.

“Làm những gì bạn yêu thích” là điều mà Steve Jobs đã nhắc đi nhắc lại trong các bài phát biểu nổi tiếng của mình. Trong một lần xuất hiện công khai cùng Bill Gates , Jobs giải thích vai trò của niềm đam mê đối với việc thúc đẩy thành công rằng: “”Mọi người nói bạn cần phải có rất nhiều niềm đam mê cho những gì bạn đang làm và điều đó hoàn toàn đúng. Lý do là vì theo đuổi đam mê rất khó. Nhưng nếu bạn không có đam mê, cho dù bạn là ai, bạn cũng dễ dàng từ bỏ công việc”.

Một số người cho rằng niềm đam mê đang được đánh giá quá cao, nhưng thực tế lại cho thấy chỉ những ai theo đuổi công việc mình yêu thích thì mới có thể thành công.

2. Tìm ra động lực cao quý trong bạn

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 2.

Tôi từng hỏi cựu giám đốc điều hành của Apple, John Sculley về thực hư của câu chuyện “nước đường”. Đó là vào năm 1983, Jobs đã cố gắng thuyết phục Sculley từ bỏ PepsiCo về làm việc cho Apple. Sau đó, Sculley gặp Jobs để từ chối lời đề nghị. Nhưng chỉ với một câu hỏi “Anh muốn cả đời đi bán thứ nước đường ấy, hay cùng tôi thay đổi thế giới?”, Jobs đã khiến John Sculley, CEO của PepsiCo bỏ lại sự nghiệp ông gây dựng hơn 10 năm để cùng Steve Jobs điều hành Apple.

Có mấy ai dám mơ về việc “thay đổi thế giới” và có bao người dám biến ước mơ đó thành hiện thực? Vậy mà có một Steve Jobs vẫn không thôi mơ ước và còn thuyết phục thành công CEO của PepsiCo nghỉ việc để cùng thực hiện giấc mơ thay đổi thế giới với mình.

Sculley nói rằng, kinh nghiệm đã dạy ông rằng có một động lực cao quý sẽ dẫn đường chúng ta đi đến thành công. Và giấc mơ thay đổi thế giới của Jobs đã hoàn toàn thuyết phục được ông.

3. Đơn giản hóa mọi thứ

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 3.

Steve Jobs đã từng nói rằng: “Đơn giản chính là đỉnh cao của mọi sự tinh tế, phức tạp”. Tại đài tưởng niệm của Jobs trong khuôn viên trường Apple ngay sau khi ông qua đời, nhà thiết kế Jony Ive đã giải thích câu nói này như sau: “Cách chúng tôi tiếp cận thiết kế là cố gắng đạt được hiệu quả tối đa với nguồn lực nhỏ nhất và luôn cố gắng phát triển những giải pháp đơn giản nhất”.

Jobs luôn cố gắng xây dựng sự đơn giản trong mọi thứ, từ thiết kế đến chiến lược. Khi Jobs trở lại Apple năm 1997 sau khi bị sa thải mười hai năm trước đó, sáng kiến ​​đầu tiên của ông là cắt giảm số lượng sản phẩm hiện đang chào bán tới 70%. Bởi vì ông muốn các kỹ sư của Apple tập trung vào 30% còn lại, hay như cách gọi của Jobs là “tập trung vào tinh hoa”.

4. Khai phá sự sáng tạo

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 4.

Jobs đã từng nói bí mật để sáng tạo đó là: “Hãy bước ra khỏi cái bạn đang làm, cố gắng tìm kiếm những gì tốt nhất mà người khác đã làm và sau đó áp dụng vào công việc của bạn”. Trong vài năm qua, các sách và tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng Jobs đã đúng. Các doanh nhân sáng tạo nhất thế giới luôn có tầm nhìn vượt ra ngoài lĩnh vực của họ để tìm kiếm ý tưởng.

Ví dụ, Jobs đã từng đi lang thang trong nhà bếp để tìm kiếm ý tưởng cho Apple II, và ông tìm thấy ý tưởng về một chiếc máy tính thân thiện thiện, hữu ích – sản phẩm mà mọi người dùng đều muốn nó xuất hiện trong ngôi nhà của mình.

Sáng tạo không chỉ xảy đến ngẫu nhiên, hãy chủ động tìm kiếm nó từ lĩnh vực bạn đang làm việc.

5. Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 5.

Một trong những cuốn sách nổi tiếng viết về Steve Jobs, The Apple Experience, đã khéo léo chỉ ra mô hình lợi nhuận của Apple là tập trung vào khách hàng. Có nhiều thương hiệu nổi tiếng đã bắt chước cách thức hoạt động này của cửa hàng Apple, trong đó có cả Tesla.

Cựu giám đốc bán lẻ cho Tesla, George Blankenship, chính là người đã giúp xây dựng 100 cửa hàng Apple đầu tiên cùng với Steve Jobs. Trong một cửa hàng Tesla ở San Jose, California, khi có người nói với Blankenship rằng: “George, điều này gợi nhắc tôi về một cửa hàng Apple”. Blankenship đã nghiêng người, hạ thấp giọng và nói: ” Nó chính là một phiên bản giống Apple, nhưng thay vì bán máy tính, chúng tôi bán xe”.

Chìa khóa cho sự thành công của cửa hàng Apple là con người. Họ không chỉ thuê nhân công, họ thuê cả nhân cách. Bản thân Steve Jobs cho rằng họ có thể dạy bất cứ ai bán iPad, nhưng họ không thể dạy nhân viên cách thân thiện. Vì thế, ngay từ đầu, chủ trương của Apple là thuê những người có đam mê và niềm yêu thích với chính công việc mình làm để tạo ra hiệu quả cao nhất.

6. Trở thành người kể chuyện

Steve Jobs nổi tiếng là một doanh nhân có tài ăn nói. Ông là cha đẻ của nhiều bài thuyết trình đầy cảm hứng ngay cả khi PowerPoint và Keynote chưa được phát minh. Trong sự kiện ra mắt đầu tiên của Macintosh năm 1984, Jobs không cần phải trình chiếu để xây dựng nên một câu chuyện.

Thông qua việc sử dụng khả năng kể chuyện, ông đã vẽ một bức tranh về một kẻ phản diện, một cuộc đấu tranh và một anh hùng. Và trong đoạn cao trào của câu chuyện, ông thậm chí còn kéo chiếc máy tính ra khỏi một chiếc túi vải màu đen ngay giữa sân khấu. Jobs là một người kể chuyện tuyệt vời khi ông đã biến sản phẩm ra mắt vào buổi biểu diễn thành một màn trình diễn ấn tượng.

7. Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cả những giấc mơ

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 6.

Trong một bài thuyết trình công khai vào năm 1997 để khởi động chiến dịch quảng cáo mang tính biểu tượng “Think Different” , Jobs nói: “Một số người nghĩ rằng họ – những người mua Mac là điên rồ, nhưng trong sự khác biệt đó, chúng ta thấy dáng hình của những thiên tài”. Khách hàng của bạn sẽ không quan tâm đến sản phẩm, công ty hoặc ý tưởng của bạn. Cái họ thực sự quan tâm là chính bản thân họ cùng với những ước mơ và hy vọng.

Không chỉ khác biệt từ những ý tưởng quảng cáo, mỗi sản phẩm của Apple còn rất độc đáo bởi những những thông điệp mà nó mang đến. Đó chính là “ước mơ” Apple đã “gieo” cho người dùng về một thế giới tương lai hoàn mỹ và đơn giản hoá với những sản phẩm của họ. Và việc sở hữu một sản phẩm mang biểu tượng “quả táo cắn dở” vì thế cũng trở thành ước mơ của rất nhiều người.



Theo Minh Ngọc


Trí Thức Trẻ/INC

Chúng ta thường nghĩ những người thành công có thể dễ dàng đạt được đỉnh cao danh vọng nhờ vào trí thông minh, sự nhanh nhạy hay các mối quan hệ của họ, nhưng thực chất họ phải cố gắng gấp nhiều lần mới có thể vượt qua được những yếu điểm của bản thân và gặt hái thành công. Mỗi người trong số họ lại có những cách đối diện với khiếm khuyết khác nhau.

Dưới đây là 7 cách chung nhất mà những người thành công đã thực hiện để đối mặt với những điểm yếu của bản thân. Nếu chưa làm được những điều đó thì đừng hỏi vì sao bạn vẫn mãi nghèo!

1. Tập trung vào những gì cần quan tâm

Nếu bạn đang làm một việc mà mình không hề hứng thú, chỉ để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống thì xin chia buồn, nó sẽ chỉ khiến cho bạn thêm yếu kém mà thôi. Những người thành công là những người luôn nhiệt tình theo đuổi đam mê, biến đam mê thành động lực để thay đổi và “nâng cấp” bản thân.

“Thất bại trong việc sáng tạo ra cái độc đáo vẫn tốt hơn là thành công trong việc bắt chước” – nhà văn Herman Melville.

2. Quản lý thời gian

Chúng ta thường rơi vào tình trạng lúc thì có quá nhiều việc phải làm, lúc lại chẳng có gì để động tay động chân. Và cả hai trạng thái đó đều không tốt chút nào. Bạn cần phải biết phân tích cần phải làm gì và khả năng của bản thân có thể hoàn thành bao nhiêu. Quản lý và tổ chức thời gian là 2 kỹ năng cực kỳ cần thiết nếu muốn đạt được thành công, bắt đầu bằng việc làm được nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn.

3. Nâng cao những kỹ năng then chốt

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 1.

Chẳng phải mỗi chúng ta đều có những kỹ năng mà mình đặc biệt giỏi hay sao? Với những ưu điểm đó, bạn dễ dàng nâng cao hơn là so với việc chưa biết gì. Những người thông minh hơn là những người biết tập trung thời gian và năng lượng để cải thiện những điều họ giỏi, biến họ thành “chuyên gia” trong một khía cạnh nào đó. Và khi bạn nổi trội hẳn về một mặt nào đó, người ta sẽ chẳng còn để ý đến những thiếu sót nho nhỏ của bạn nữa.

4. Đặt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng

Lập kế hoạch cụ thể là cách duy nhất để bạn đi đúng hướng con đường mà mình đã chọn. Khi không tập trung, chúng ta có xu hướng trì hoãn và đi lòng vòng, biến con đường dẫn đến thành công trở nên xa xôi và khó khăn hơn gấp bội. 

Ngay cả những người thành công nhất vẫn luôn mỗi ngày tự lên kế hoạch cho mình và đấu tranh với những cám dỗ có thể làm lệch mục tiêu cuối cùng. Hãy thử bằng cách đơn giản nhất là lập kế hoạch làm việc trong ngày, bạn sẽ thấy những thay đổi vô cùng tích cực.

5. Sẵn sàng đối mặt với rủi ro

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 2.

Không có con đường dẫn đến thành công nào mà chỉ trải hoa hồng. Rủi ro là một phần tất yếu của thành công và nỗi sợ lớn nhất của chúng ta là sợ mất mát thì luôn thường trực. Những người thành công thường là người vô cùng “cứng rắn” với một ý chí kiên định và sắt đá, họ tất nhiên cũng không thích rủi ro nhưng họ hiểu đó là điều không thể tránh khỏi. Và thay vì trốn tránh, họ chọn cách đối diện và sẵn sàng ứng phó nếu có bất trắc xảy ra.

6. Không cho phép thất bại làm nhụt chí

Cũng giống như những rủi ro, thất bại là “người đồng hành” trên mọi con đường dẫn tới thành công. Tất cả chúng ta đều sẽ vấp phải những thất bại, với những người sẵn sàng đón nhận thử thách thì khả năng gặp phải thất bại lại càng cao. Nhưng không vì thế họ đánh mất đi ý chí của mình. Đừng để bất kỳ một lần vấp ngã nào khiến bạn phải từ bỏ. Chỉ có đứng dậy và bước tiếp bạn mới đến gần được với thành công!

“Cơ hội không tự nhiên xảy đến. Nó là do bạn tạo ra” – Chris Grosser.

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 3.

7. Giao lưu với những người có tinh thần tích cực

Kẻ thù tồi tệ nhất của tâm trí, lúc nào cũng là tiêu cực. Nguy hiểm hơn là sự tiêu cực này có thể lan tỏa từ người này sang người khác như một làn sóng, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bạn. Người thành công là người biết bảo vệ mình khỏi những làn sóng tiêu cực đó, chỉ đón nhận những điều tích cực để nạp thêm năng lượng theo đuổi con đường thành công.

Thực tế, không có quá nhiều sự khác biệt giữa một người thành công và một kẻ bình thường, tất cả phụ thuộc vào cách tiếp cận của họ với cuộc sống. Họ có thể làm những điều tương tự như chúng ta nhưng tập trung hơn và có định hướng hơn, với một ý chí quyết tâm và tinh thần nhiệt huyết. 

Thay vì cứ chăm chăm buồn rầu vì những thiếu sót của bản thân, bạn hãy thử tìm kiếm những câu chuyện truyền cảm hứng từ người khác để có cái nhìn mới về cuộc sống và con đường phải đi.



Theo Minh An


Trí thức trẻ