Tag

thành công

Browsing

Chúng ta nói nhiều đến sự hoàn hảo, đến những con người “có trong tay tất cả” và ngưỡng mộ họ không dứt. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ công bố hồi tháng 1/21018, sự cầu toàn với chính bản thân đã tăng 10% so với năm 1989, và kỳ vọng sự hoàn hảo ở người khác tăng lên 16%.

Định hướng trở thành một người hoàn hảo không phải là không tốt nhưng nó dễ dẫn đến những mục tiêu không thực tế. Nhưng ép buộc một người từ bỏ các tiêu chuẩn cao gần như là không thể vì đó đã trở thành bản chất của họ. Giải pháp duy nhất chỉ có thể là tự mình quản lý kỳ vọng.

Biết cách quản lý những kỳ vọng của chính bản thân thực sự mang lại rất nhiều lợi ích. Xét riêng ở khía cạnh công việc, mỗi vị trí sẽ có cách để tận dụng tính cách này:

1. Ở vị trí nhân viên

Cầu toàn với chính bản thân mình

Trong khi hầu hết người trẻ đều loay hoay tìm kiếm con đường sự nghiệp phù hợp thì những người cầu toàn lại biết chính xác những gì họ muốn. Sự hoàn hảo của họ có thể dẫn đến những mục tiêu chuyên nghiệp tuyệt vời, miễn là những kỳ vọng được quản lý đúng cách. Điều họ cần là một người có kinh nghiệm lâu năm và một chuyên gia trẻ tuổi để thảo luận và cân bằng.

Ví dụ: Một nhân viên muốn trở thành quản lý trong vòng 3 năm. Họ nên trao đổi với một đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn để xem kỳ vọng đó có thể đạt được không và phải làm những gì để thành công. Với những thông tin góp ý đó, người cầu toàn có thể tự lên một kế hoạch phù hợp nhất với khả năng và mục tiêu của họ.

Cầu toàn với người khác

Người cầu toàn luôn có sẵn một bức tranh về môi trường làm việc mà họ mong muốn, bao gồm cả thái độ làm việc giữa các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp. Nếu không phù hợp với sự mong đợi đó, họ có thể cảm thấy áp lực và khó chịu.

Người quản lý cần nhìn ra tính cách này của nhân viên và giải thích cho họ rằng không phải mọi nhân viên đều đóng góp cho công ty theo cùng một cách. Họ được thuê với những mục tiêu công việc khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau và như thế thành công của họ sẽ khác với đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, khi khen ngợi nhân viên trước đám đông, người quản lý hãy kết hợp đóng góp của họ với sứ mệnh chung của công ty. Như thế, họ sẽ thấy vị trí của mỗi người trong bức tranh chung và những kỳ vọng vào đồng nghiệp sẽ thay đổi phù hợp linh hoạt với thực tế hơn.

2. Ở vị trí người quản lý

Người theo chủ nghĩa cầu toàn: Làm cách nào để biến cá tính này thành thế mạnh để thành công? - Ảnh 1.

Cầu toàn với chính bản thân mình

Những người cầu toàn ở vị trí quản lý gặp một vấn đề duy nhất nhưng lại khó thay đổi nhất, đó là sự thành công mà họ mong muốn lại gắn liền với đội nhóm mà họ quản lý. Nếu nhân viên của họ chùn bước thì chính họ cũng sẽ cảm thấy thất bại.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần tự thay đổi quan điểm của mình. Hãy liệt kê những điều nằm dưới sự kiểm soát của bạn và những điều không. Ví dụ bạn có thể đưa ra cuộc họp hàng tuần để thảo luận về chất lượng những công việc đã hoàn thành nhưng nếu một nhân viên không đạt được kết quả như kỳ vọng thì cũng không nên trách chính mình. Cần phải có một cách đánh giá thành công rõ ràng và rành mạch để phân định những kỳ vọng cho bản thân và kỳ vọng vào người khác.

Cầu toàn với người khác

Khi người quản lý là một người cầu toàn, họ sẽ mong muốn xây dựng nên một đội nhóm hoàn hảo theo kỳ vọng của chính họ. Điểm mạnh là nếu biết cách khai thác, họ sẽ có một nhóm đồng nghiệp cực kỳ ăn ý. Nhưng điểm yếu là họ có thể trở nên độc đoán và áp đảo trong mắt nhân viên.

Với vai trò là một người quản lý cầu toàn, bạn có một bức tranh rất lớn về sự thành công của nhân viên. Nhân viên có thể cảm thấy việc tăng doanh số trong 3 tháng lên 25% là không thể nhưng người quản lý cầu toàn lại có định hướng rất rõ ràng cho con đường gặt hái thành công đó.

Để tạo thành động lực thúc đẩy cho nhân viên, bạn nên tách nhỏ các kỳ vọng và giải thích rõ cho nhân viên vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu chung. Lúc này, cảm giác áp bức sẽ không còn nữa.

3. Ở vị trí là một người bình thường

Người theo chủ nghĩa cầu toàn: Làm cách nào để biến cá tính này thành thế mạnh để thành công? - Ảnh 2.

Cầu toàn với chính mình

Là một người cầu toàn với chính bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy mình cần biết hết mọi thứ, đóng góp vào mọi vấn đề mà không nhận ra sự ‘tham lam’ này chỉ dẫn đến thất bại mà thôi.

Thay vì cố gắng hoàn thiện mọi thứ, hãy nắm lấy điểm mạnh của chính mình và trung thực với nó. Nếu bạn giỏi ở lĩnh vực tiếp thị thì đừng tỏ ra chuyên gia ở mảng phát triển sản phẩm làm gì. Thay vào đó, hãy mở rộng các mối quan hệ với đồng nghiệp mà có thể giúp bạn khắc phục những thiếu sót bạn còn đang mắc phải.

Cầu toàn với người khác

Bạn có thể có rất nhiều kỳ vọng ở người khác nhưng đôi khi điều đó lại đẩy họ ra quá xa. Bạn có thể tránh điều này bằng cách tách nhỏ các mục tiêu ra và từ từ thực hiện chúng, thỏa mãn nhu cầu hoàn hảo của chính bản thân. Mỗi khi một mục tiêu đạt được, hãy kỷ niệm nó với đội nhóm của mình để tạo động lực cho họ.

Điều quan trọng là cần phải thực tế, có số liệu theo dõi rõ ràng. Vì những gì bạn cho là “thành công” có thể khác với người khác, vì thế những con số khách quan sẽ giúp bạn duy trì quan điểm thực tế và gắn mục tiêu của mình vào với mục tiêu chung.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/Addicted Success

Khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011, kênh truyền hình ABC News đã làm một chương trình chia sẻ những thông đến nhà lãnh đạo huyền thoại của hãng Apple. Cùng với những câu chuyện, những bài phát biểu truyền cảm hứng của Steve Jobs, 7 nguyên tắc sống mà ông đưa ra cho đến nay vẫn là những điều mà ai cũng có thể học hỏi trên con đường tìm kiếm thành công.

1. Theo đuổi đam mê

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 1.

“Làm những gì bạn yêu thích” là điều mà Steve Jobs đã nhắc đi nhắc lại trong các bài phát biểu nổi tiếng của mình. Trong một lần xuất hiện công khai cùng Bill Gates , Jobs giải thích vai trò của niềm đam mê đối với việc thúc đẩy thành công rằng: “”Mọi người nói bạn cần phải có rất nhiều niềm đam mê cho những gì bạn đang làm và điều đó hoàn toàn đúng. Lý do là vì theo đuổi đam mê rất khó. Nhưng nếu bạn không có đam mê, cho dù bạn là ai, bạn cũng dễ dàng từ bỏ công việc”.

Một số người cho rằng niềm đam mê đang được đánh giá quá cao, nhưng thực tế lại cho thấy chỉ những ai theo đuổi công việc mình yêu thích thì mới có thể thành công.

2. Tìm ra động lực cao quý trong bạn

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 2.

Tôi từng hỏi cựu giám đốc điều hành của Apple, John Sculley về thực hư của câu chuyện “nước đường”. Đó là vào năm 1983, Jobs đã cố gắng thuyết phục Sculley từ bỏ PepsiCo về làm việc cho Apple. Sau đó, Sculley gặp Jobs để từ chối lời đề nghị. Nhưng chỉ với một câu hỏi “Anh muốn cả đời đi bán thứ nước đường ấy, hay cùng tôi thay đổi thế giới?”, Jobs đã khiến John Sculley, CEO của PepsiCo bỏ lại sự nghiệp ông gây dựng hơn 10 năm để cùng Steve Jobs điều hành Apple.

Có mấy ai dám mơ về việc “thay đổi thế giới” và có bao người dám biến ước mơ đó thành hiện thực? Vậy mà có một Steve Jobs vẫn không thôi mơ ước và còn thuyết phục thành công CEO của PepsiCo nghỉ việc để cùng thực hiện giấc mơ thay đổi thế giới với mình.

Sculley nói rằng, kinh nghiệm đã dạy ông rằng có một động lực cao quý sẽ dẫn đường chúng ta đi đến thành công. Và giấc mơ thay đổi thế giới của Jobs đã hoàn toàn thuyết phục được ông.

3. Đơn giản hóa mọi thứ

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 3.

Steve Jobs đã từng nói rằng: “Đơn giản chính là đỉnh cao của mọi sự tinh tế, phức tạp”. Tại đài tưởng niệm của Jobs trong khuôn viên trường Apple ngay sau khi ông qua đời, nhà thiết kế Jony Ive đã giải thích câu nói này như sau: “Cách chúng tôi tiếp cận thiết kế là cố gắng đạt được hiệu quả tối đa với nguồn lực nhỏ nhất và luôn cố gắng phát triển những giải pháp đơn giản nhất”.

Jobs luôn cố gắng xây dựng sự đơn giản trong mọi thứ, từ thiết kế đến chiến lược. Khi Jobs trở lại Apple năm 1997 sau khi bị sa thải mười hai năm trước đó, sáng kiến ​​đầu tiên của ông là cắt giảm số lượng sản phẩm hiện đang chào bán tới 70%. Bởi vì ông muốn các kỹ sư của Apple tập trung vào 30% còn lại, hay như cách gọi của Jobs là “tập trung vào tinh hoa”.

4. Khai phá sự sáng tạo

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 4.

Jobs đã từng nói bí mật để sáng tạo đó là: “Hãy bước ra khỏi cái bạn đang làm, cố gắng tìm kiếm những gì tốt nhất mà người khác đã làm và sau đó áp dụng vào công việc của bạn”. Trong vài năm qua, các sách và tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng Jobs đã đúng. Các doanh nhân sáng tạo nhất thế giới luôn có tầm nhìn vượt ra ngoài lĩnh vực của họ để tìm kiếm ý tưởng.

Ví dụ, Jobs đã từng đi lang thang trong nhà bếp để tìm kiếm ý tưởng cho Apple II, và ông tìm thấy ý tưởng về một chiếc máy tính thân thiện thiện, hữu ích – sản phẩm mà mọi người dùng đều muốn nó xuất hiện trong ngôi nhà của mình.

Sáng tạo không chỉ xảy đến ngẫu nhiên, hãy chủ động tìm kiếm nó từ lĩnh vực bạn đang làm việc.

5. Tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 5.

Một trong những cuốn sách nổi tiếng viết về Steve Jobs, The Apple Experience, đã khéo léo chỉ ra mô hình lợi nhuận của Apple là tập trung vào khách hàng. Có nhiều thương hiệu nổi tiếng đã bắt chước cách thức hoạt động này của cửa hàng Apple, trong đó có cả Tesla.

Cựu giám đốc bán lẻ cho Tesla, George Blankenship, chính là người đã giúp xây dựng 100 cửa hàng Apple đầu tiên cùng với Steve Jobs. Trong một cửa hàng Tesla ở San Jose, California, khi có người nói với Blankenship rằng: “George, điều này gợi nhắc tôi về một cửa hàng Apple”. Blankenship đã nghiêng người, hạ thấp giọng và nói: ” Nó chính là một phiên bản giống Apple, nhưng thay vì bán máy tính, chúng tôi bán xe”.

Chìa khóa cho sự thành công của cửa hàng Apple là con người. Họ không chỉ thuê nhân công, họ thuê cả nhân cách. Bản thân Steve Jobs cho rằng họ có thể dạy bất cứ ai bán iPad, nhưng họ không thể dạy nhân viên cách thân thiện. Vì thế, ngay từ đầu, chủ trương của Apple là thuê những người có đam mê và niềm yêu thích với chính công việc mình làm để tạo ra hiệu quả cao nhất.

6. Trở thành người kể chuyện

Steve Jobs nổi tiếng là một doanh nhân có tài ăn nói. Ông là cha đẻ của nhiều bài thuyết trình đầy cảm hứng ngay cả khi PowerPoint và Keynote chưa được phát minh. Trong sự kiện ra mắt đầu tiên của Macintosh năm 1984, Jobs không cần phải trình chiếu để xây dựng nên một câu chuyện.

Thông qua việc sử dụng khả năng kể chuyện, ông đã vẽ một bức tranh về một kẻ phản diện, một cuộc đấu tranh và một anh hùng. Và trong đoạn cao trào của câu chuyện, ông thậm chí còn kéo chiếc máy tính ra khỏi một chiếc túi vải màu đen ngay giữa sân khấu. Jobs là một người kể chuyện tuyệt vời khi ông đã biến sản phẩm ra mắt vào buổi biểu diễn thành một màn trình diễn ấn tượng.

7. Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cả những giấc mơ

7 nguyên tắc sống của Steve Jobs: Quý như “vàng ròng”, nhiều người biết nhưng ít ai thực hiện đúng cách để có được thành công - Ảnh 6.

Trong một bài thuyết trình công khai vào năm 1997 để khởi động chiến dịch quảng cáo mang tính biểu tượng “Think Different” , Jobs nói: “Một số người nghĩ rằng họ – những người mua Mac là điên rồ, nhưng trong sự khác biệt đó, chúng ta thấy dáng hình của những thiên tài”. Khách hàng của bạn sẽ không quan tâm đến sản phẩm, công ty hoặc ý tưởng của bạn. Cái họ thực sự quan tâm là chính bản thân họ cùng với những ước mơ và hy vọng.

Không chỉ khác biệt từ những ý tưởng quảng cáo, mỗi sản phẩm của Apple còn rất độc đáo bởi những những thông điệp mà nó mang đến. Đó chính là “ước mơ” Apple đã “gieo” cho người dùng về một thế giới tương lai hoàn mỹ và đơn giản hoá với những sản phẩm của họ. Và việc sở hữu một sản phẩm mang biểu tượng “quả táo cắn dở” vì thế cũng trở thành ước mơ của rất nhiều người.



Theo Minh Ngọc


Trí Thức Trẻ/INC

Chúng ta thường nghĩ những người thành công có thể dễ dàng đạt được đỉnh cao danh vọng nhờ vào trí thông minh, sự nhanh nhạy hay các mối quan hệ của họ, nhưng thực chất họ phải cố gắng gấp nhiều lần mới có thể vượt qua được những yếu điểm của bản thân và gặt hái thành công. Mỗi người trong số họ lại có những cách đối diện với khiếm khuyết khác nhau.

Dưới đây là 7 cách chung nhất mà những người thành công đã thực hiện để đối mặt với những điểm yếu của bản thân. Nếu chưa làm được những điều đó thì đừng hỏi vì sao bạn vẫn mãi nghèo!

1. Tập trung vào những gì cần quan tâm

Nếu bạn đang làm một việc mà mình không hề hứng thú, chỉ để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống thì xin chia buồn, nó sẽ chỉ khiến cho bạn thêm yếu kém mà thôi. Những người thành công là những người luôn nhiệt tình theo đuổi đam mê, biến đam mê thành động lực để thay đổi và “nâng cấp” bản thân.

“Thất bại trong việc sáng tạo ra cái độc đáo vẫn tốt hơn là thành công trong việc bắt chước” – nhà văn Herman Melville.

2. Quản lý thời gian

Chúng ta thường rơi vào tình trạng lúc thì có quá nhiều việc phải làm, lúc lại chẳng có gì để động tay động chân. Và cả hai trạng thái đó đều không tốt chút nào. Bạn cần phải biết phân tích cần phải làm gì và khả năng của bản thân có thể hoàn thành bao nhiêu. Quản lý và tổ chức thời gian là 2 kỹ năng cực kỳ cần thiết nếu muốn đạt được thành công, bắt đầu bằng việc làm được nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn.

3. Nâng cao những kỹ năng then chốt

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 1.

Chẳng phải mỗi chúng ta đều có những kỹ năng mà mình đặc biệt giỏi hay sao? Với những ưu điểm đó, bạn dễ dàng nâng cao hơn là so với việc chưa biết gì. Những người thông minh hơn là những người biết tập trung thời gian và năng lượng để cải thiện những điều họ giỏi, biến họ thành “chuyên gia” trong một khía cạnh nào đó. Và khi bạn nổi trội hẳn về một mặt nào đó, người ta sẽ chẳng còn để ý đến những thiếu sót nho nhỏ của bạn nữa.

4. Đặt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng

Lập kế hoạch cụ thể là cách duy nhất để bạn đi đúng hướng con đường mà mình đã chọn. Khi không tập trung, chúng ta có xu hướng trì hoãn và đi lòng vòng, biến con đường dẫn đến thành công trở nên xa xôi và khó khăn hơn gấp bội. 

Ngay cả những người thành công nhất vẫn luôn mỗi ngày tự lên kế hoạch cho mình và đấu tranh với những cám dỗ có thể làm lệch mục tiêu cuối cùng. Hãy thử bằng cách đơn giản nhất là lập kế hoạch làm việc trong ngày, bạn sẽ thấy những thay đổi vô cùng tích cực.

5. Sẵn sàng đối mặt với rủi ro

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 2.

Không có con đường dẫn đến thành công nào mà chỉ trải hoa hồng. Rủi ro là một phần tất yếu của thành công và nỗi sợ lớn nhất của chúng ta là sợ mất mát thì luôn thường trực. Những người thành công thường là người vô cùng “cứng rắn” với một ý chí kiên định và sắt đá, họ tất nhiên cũng không thích rủi ro nhưng họ hiểu đó là điều không thể tránh khỏi. Và thay vì trốn tránh, họ chọn cách đối diện và sẵn sàng ứng phó nếu có bất trắc xảy ra.

6. Không cho phép thất bại làm nhụt chí

Cũng giống như những rủi ro, thất bại là “người đồng hành” trên mọi con đường dẫn tới thành công. Tất cả chúng ta đều sẽ vấp phải những thất bại, với những người sẵn sàng đón nhận thử thách thì khả năng gặp phải thất bại lại càng cao. Nhưng không vì thế họ đánh mất đi ý chí của mình. Đừng để bất kỳ một lần vấp ngã nào khiến bạn phải từ bỏ. Chỉ có đứng dậy và bước tiếp bạn mới đến gần được với thành công!

“Cơ hội không tự nhiên xảy đến. Nó là do bạn tạo ra” – Chris Grosser.

 Con người không ai hoàn hảo, muốn thành công bạn phải dám đối mặt với điểm yếu của chính mình: Đọc để biết vì sao bạn vẫn nghèo - Ảnh 3.

7. Giao lưu với những người có tinh thần tích cực

Kẻ thù tồi tệ nhất của tâm trí, lúc nào cũng là tiêu cực. Nguy hiểm hơn là sự tiêu cực này có thể lan tỏa từ người này sang người khác như một làn sóng, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bạn. Người thành công là người biết bảo vệ mình khỏi những làn sóng tiêu cực đó, chỉ đón nhận những điều tích cực để nạp thêm năng lượng theo đuổi con đường thành công.

Thực tế, không có quá nhiều sự khác biệt giữa một người thành công và một kẻ bình thường, tất cả phụ thuộc vào cách tiếp cận của họ với cuộc sống. Họ có thể làm những điều tương tự như chúng ta nhưng tập trung hơn và có định hướng hơn, với một ý chí quyết tâm và tinh thần nhiệt huyết. 

Thay vì cứ chăm chăm buồn rầu vì những thiếu sót của bản thân, bạn hãy thử tìm kiếm những câu chuyện truyền cảm hứng từ người khác để có cái nhìn mới về cuộc sống và con đường phải đi.



Theo Minh An


Trí thức trẻ

Charlie Munger là một trong những ông trùm đầu tư nổi tiếng nhất mọi thời đại. Kể từ khi gặp gỡ và làm việc chung với Warren Buffett, ông luôn là cánh tay phải đắc lực, là người cộng sự thông thái của Warren Buffett, góp phần xây dựng đế chế Berkshire Hathaway hùng mạnh như hiện nay.

 “Cánh tay phải” của Warren Buffett đã trở thành tỷ phú nhờ cách suy nghĩ độc đáo ít ai làm: Lật ngược vấn đề, xem xét chuyện thất bại! - Ảnh 1.

“Tất cả những gì tôi muốn biết chỉ là tôi sẽ chết tại nơi nào, và tôi chắc chắn sẽ không bao giờ tới đó” – Charlie Munger còn nổi tiếng bởi cách tư duy và tiếp cận vấn đề một cách độc đáo. Ông luôn đặt ra câu hỏi: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Dù nghe có vẻ hơi theo thiên hướng bi quan, cách tiếp cận này đặc biệt hữu dụng với các nhà đầu tư. Ông rất thích trích dẫn câu nói của nhà toán học Carl Jacobi: “Nghịch đảo, luôn luôn nghịch đảo”.

Cách suy nghĩ này được gọi là tư duy đảo ngược mà với nó, bạn sẽ xem xét điều ngược lại với những thứ bạn mong muốn. Bằng cách tưởng tượng trước tình huống xấu nhất, bạn có thể vượt qua nỗi sợ trải nghiệm những thứ tiêu cực đồng thời lập kế hoạch tốt hơn để ngăn chặn những điều đó.

Trong khi hầu hết mọi người tập trung vào việc làm thế nào để đạt được thành công, người có tư duy đảo ngược lại xem xét làm thế nào để kiểm soát thất bại. Mọi chuyện sẽ ra sao nếu ta đi sai hướng? Viễn cảnh thất bại đó sẽ cho chúng ta biết những điều cần chuẩn bị, những việc cần làm tại thời điểm này để tránh gặp phải nó trong tương lai.

Học cách bơi ngược dòng

Nhà toán học người Đức Carl Jacobi đã có nhiều đóng góp quan trọng cho các lĩnh vực khoa học khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Ông được biết đến với khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn bằng cách tư duy đảo ngược của mình. Jacobi sẽ viết những điều ngược lại với vấn đề ông ấy đang cố giải và thấy rằng giải pháp thường đến dễ dàng hơn. Cách tư duy này cũng đã được đề cập đến trong cuốn sách “20 giờ đầu tiên” của Josh Kaufman.

Trong cuốn sách này, Josh Kaufman đã lấy việc chèo thuyền kayak vượt thác làm ví dụ (Kayak là tên gọi của một chiếc thuyền nhỏ, có bề ngang tương đối hẹp sử dụng máy chèo tay và sức người để điều khiển). Xin được phép trích dẫn một đoạn trong “20 giờ đầu tiên” của Josh Kaufman:

“Tôi cần biết điều gì nếu tôi muốn chèo thuyền kayak trên một con sông lớn có nước chảy xiết, đá lởm chởm?

Và đây là phép nghịch đảo: Sẽ thế nào nếu có chuyện không hay xảy ra?

– Tôi sẽ bị lật úp xuống dòng nước và không thể ngoi lên được.

– Tôi sẽ làm ngập chiếc thuyền kayak của mình, khiến nó bị chìm hoặc ngập, kết quả là mất luôn chiếc thuyền.

– Tôi làm mất mái chèo.

– Tôi bị đập đầu vào đá.

– Tôi bị hất văng khỏi thuyền, mắc kẹt trong xoáy nước (một điểm trên sông mà nước tạo thành một vòng xoáy như máy giặt) và không thể thoát ra ngoài được.

Nếu tôi gặp phải tất cả những việc đó cùng một lúc khi ở giữa dòng nước dữ, có lẽ tôi sẽ mất mạng – viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Suy nghĩ đáng sợ này rất có ích vì nó chỉ ra một số kỹ năng rất quan trọng của việc chèo thuyền kayak:

– Học cách lật lại thuyền khi bị lật mà không bị hất văng ra ngoài.

– Học cách ngăn không cho nước tràn vào thuyền kayak, tát nước nếu cần thiết.

– Học cách để không bị mất mái chèo trong dòng nước xiết.

– Học và có sự phòng ngừa an toàn khi thả thuyền trôi quanh những tảng đá lớn.

– Thăm dò dòng sông trước khi chèo thuyền để tránh hoàn toàn những điểm nguy hiểm.

Sự mô phỏng tinh thần này cũng giúp tôi lập được một danh sách những thứ cần mua: tôi cần phải đầu tư một chiếc áo phao, mũ bảo hiểm và những dụng cụ an toàn khác.

Lúc này, vì mục tiêu vượt sông- vui vẻ- không thiệt mạng, tôi đã có một danh sách những kỹ năng nhỏ để luyện lập và (một danh sách) những hành động cần phải thực hiện để đảm bảo tôi thực sự sẽ được vui, giữ được đồ đạc và sống sót được sau cuộc hành trình.”

Như vậy, rõ ràng trong tình huống mà Josh Kaufman đã đặt ra trong cuốn sách của mình, tư duy nghịch đảo đã phát huy tác dụng, đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhà toán học vĩ đại Carl Jacobi đã áp dụng và thành công, huyền thoại giới đầu tư Charlie Munger đã áp dụng và thành công, và bạn cũng thế. Trong mọi trường hợp, hãy hãy luôn xem xét mặt trái của sự việc.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Và đây là 3 bước mà Mark Cuban đã áp dụng cho chính bản thân mình để gặt hái được những thành tựu to lớn.

1. Hiểu rõ khả năng của mình

Trái ngược với những lời khuyên đầy bay bổng thường thấy, ông cảnh báo các bạn trẻ nên tỉnh táo trước thứ gọi là ‘đam mê’. Ông từng hài hước chia sẻ trong một video của Amazon: “Trước đây tôi từng đam mê trở thành một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp. Sau đó tôi nhận ra, mình không đủ chiều cao với tới cái rổ”.

Thay vào đó, Cuban khuyên bạn nên tìm thứ gì đó mà mình thật giỏi rồi dành thời gian cũng như nỗ lực vào việc phát triển, hoàn thiện kỹ năng đó. Đó cũng chính là những gì mà Bill Gates – người đồng sáng lập ra Microsoft đã làm khi còn đang theo học tại Lakeside School. Chính tại nơi đây, ông được tiếp xúc với những chiếc máy tính lần đầu tiên và cũng là nơi ông nhận ra mình có kỹ năng công nghệ đáng nể.

Ông đã dạy thêm kỹ năng vi tính cho các sinh viên khác, số hóa lịch học của trường và thậm chí còn xâm nhập vào hệ thống đặt lịch để được xếp vào các lớp có nhiều sinh viên nữ. Đây chính là bước tiền đề để Bill Gates xây dựng nên công ty thành công vang dội – Microsoft. 

Trong một bài phát biểu năm 2005 tại trường trung học cũ, ông trùm công nghệ đã chia sẻ: “Một lý do khiến tôi luôn nhớ về Lakeside đó là ở nơi đây, tôi có thể nhớ về những ngày đầu dẫn tôi đến với sự ra đời của Microsoft”. Bill Gates trở thành tỷ phú ở tuổi 32, 15 năm sau khi ông tốt nghiệp Lakeside. Ông cũng là tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất vào thời điểm đó.

2. Tìm được ngành nghề phù hợp

Công thức thành công của tỷ phú Mark Cuban: Chỉ khi hiểu rõ bản thân, bạn mới có thể chọn đúng lĩnh vực để phát huy năng lực và đạt tới đỉnh cao - Ảnh 1.

Sau khi hiểu được điểm mạnh của bản thân, bạn cần tìm được một lĩnh vực để kỹ năng đó phát huy. Vị tỷ phú chia sẻ lại về một cuộc thi mà ông từng làm giám khảo, nơi mà các ứng viên phải chia sẻ kế hoạch kinh doanh mà họ ấp ủ và kỳ vọng.

Một trong số những ý tưởng được đề xuất là sẽ bán lại những kế hoạch du lịch và kiếm được 3 USD hoa hồng cho mỗi vụ liên kết thành công. Cuban nói rằng, ông biết ngay kế hoạch đó sẽ không thành công, đơn giản vì lĩnh vực đó không khả quan.

Ông đã lấy chính mình ra làm ví dụ. Một trong những công việc đầu tiên của ông sau khi tốt nghiệp đại học thuộc về lĩnh vực công nghệ vì ông đã sớm nhận ra mình có năng khiếu trong lĩnh vực lập trình. Và Cuban đã không hề nhầm vào tương lai của ngành công nghiệp này. Công ty phần mềm đầu tiên của ông được bán với giá 6 triệu USD vào năm 1990. Năm năm sau, ông đồng sáng lập dịch vụ phát thanh trực tuyến Broadcast.com, mà Yahoo đã mua năm 1999 với giá 5,7 tỷ USD.

3. Nỗ lực theo đuổi

Công thức thành công của tỷ phú Mark Cuban: Chỉ khi hiểu rõ bản thân, bạn mới có thể chọn đúng lĩnh vực để phát huy năng lực và đạt tới đỉnh cao - Ảnh 2.

Con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng, điều đó nghĩa là bạn phải luôn chăm chỉ và nỗ lực.

Bạn phải biết rằng, ngoài bạn ra, còn rất nhiều người cũng đang cạnh tranh nhau để giành chỗ đứng trong ngành. Lần đầu tiên bước chân vào lĩnh vực công nghệ, Mark Cuban còn thiếu rất nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, may mắn ông lại là một người rất ham học. “Tôi dành thời gian đọc về kinh doanh mọi lúc”, Cuban trả lời phỏng vấn của Valuetainment.

Ngay cả khi đã đạt được những thành tựu nhất định, ông vẫn không ngừng cập nhật những phần mềm và thiết bị mới – thói quen mà ông vẫn giữ cho đến ngày nay. Bằng cách nỗ lực hơn gấp nhiều lần đối thủ, ông mới gặt hái được những thành công nối tiếp.

“Nếu bạn luôn cố gắng làm việc chăm chỉ hơn người khác, cố gắng trở thành một nhân viên tốt hơn, cố gắng chuẩn bị chu đáo hơn, bạn sẽ giành được cơ hội tốt nhất”, Cuban chia sẻ. Ông cũng nói thêm rằng, nếu bạn không chú ý đến lời khuyên thật lòng này, thất bại gần như là chắc chắn.



Theo Minh An


Thời đại

Thông điệp trên cũng là lời nhắn nhủ của tỷ phú , chuyên gia tài chính Ray Dalio. Trong một bài đăng trên Facebook, ông viết: “Dù bạn là ai, thì cũng không có cách nào tránh khỏi những đau đớn, tổn thương trong cuộc sống, đặc biệt nếu bạn đang theo đuổi các mục tiêu đầy tham vọng. Có thể bạn không tin nhưng những nỗi đau mà bạn phải vượt qua sẽ trở thành điềm may mắn nếu bạn tiếp cận nó đúng cách. Bởi vì khi phải tìm cách giải quyết những rắc rối, bạn sẽ tiến bộ và trưởng thành”.

Chìa khóa thành công, theo Dalio, nằm ở chỗ bạn cần rèn luyện thói quen phân tích tình hình: Nguyên nhân nào đã đem nỗi đau đến với bạn? Ông viết: “”Nếu bạn có thể phát triển khả năng phản xạ nhanh nhạy trước những tổn thương về mặt tinh thần, nó sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ vô cùng. Mọi sự sai lầm đều đem lại hậu quả. Nhưng khi bạn dám đối mặt, chịu trách nhiệm và tìm cách khắc phục hậu quả, tôi tin rằng sẽ chẳng còn trở ngại nào có thể ngăn bạn gặt hái thành công”.

Tỷ phú Ray Dalio: Mọi thành công của tôi đều đến từ những kinh nghiệm đau đớn nhất - Ảnh 1.

Hình ảnh trên trang Facebook của Ray Dalio: Nguyên tắc sống 1.7: Nỗi đau + Tự suy ngẫm = Tiến bộ.

Đó có thể là một thử thách lớn khi bạn đang chịu đựng những nỗi đau nhưng vẫn phải chiêm nghiệm nó. Do đó, cũng trong bài đăng của mình, vị tỷ phú đã đưa ra những điều nên làm khi bạn đang phải chịu đựng những rắc rối.

“Hầu hết mọi người đều sẽ trải một khoảng thời gian cực kì khó khăn khi những vấn đề ập đến. Chúng ta vừa phải kháng cự lại nỗi đau, vừa phải chú đến những thứ khác trong cuộc sống nên đôi khi sẽ bỏ lỡ những bài học về cách phản ứng lại với thử thách. Nếu bạn có thể phản ứng nhanh nhạy trước các vấn đề gây ra đau khổ thì bạn thật tuyệt. Nhưng còn tuyệt vời hơn nếu chúng ta ghi nhớ nó như là một kinh nghiệm cho những lần thử thách sau này”, là một chuyên gia tài chính sở hữu khối lượng tài sản trị giá 19 tỷ USD, Dalio khẳng định mọi thành công của ông đều đến từ kinh nghiệm.

Tỷ phú Ray Dalio: Mọi thành công của tôi đều đến từ những kinh nghiệm đau đớn nhất - Ảnh 2.

Trụ sở chính của Quỹ đầu tư Bridgewater Associates.

Quỹ đầu tư Bridgewater Associates mà ông thành lập, hiên đang là quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, với số tiền lên tới 160 tỷ USD. Mặc dù cực kì thành công trong thời điểm hiện tại, nhưng công việc kinh doanh của Dalio trong những năm đầu không hề suôn sẻ. Dalio ra mắt Bridgewater Associates vào năm 1975 và đã tương đối thành công trong thời kì đầu. Nhưng ông gần như mất hết tất cả tiền bạc vào năm 1982 sau khi đánh giá sai hướng của nền kinh tế toàn cầu.

Chia sẻ về quãng thời gian đầy đen tối đó, Ray Dalio nói: “Lúc đó tôi đã túng quẫn đến nỗi số tiền hóa đơn cho gia đình 4.000 USD cũng phải vay từ bố”. Với một người đang trên đà thành công như Dalio khi ấy, có lẽ đó là điều đau khổ nhất cuộc đời. Nhưng hóa ra ông lại coi đó là một cơ may.

Tỷ phú Ray Dalio: Mọi thành công của tôi đều đến từ những kinh nghiệm đau đớn nhất - Ảnh 3.

“Tôi hoàn toàn khốn khổ và tuyệt vọng. Nhưng thất bại cũng dạy cho tôi – một kẻ liều lĩnh và táo bạo phải biết khiêm nhường. Nó giúp tôi biết lắng nghe những quan điểm khác mình để nhìn nhận vấn đề sâu sắc, toàn diện hơn”.

Trải nghiệm đau đớn đó đã khiến Dalio phát triển một chính sách được gọi là “sự minh bạch triệt để”, mà ông đã áp dụng tại Bridgewater. Ông nói rằng chính sách này tạo ra một môi trường dân chủ, một nền văn hóa mà trong đó những ý tưởng tốt nhất luôn thắng thế cho dù nó được đưa ra bởi ai.

Như vậy, thất bại đau đớn đã không quật ngã được Ray Dalio mà ngược lại nó giúp ông mạnh mẽ hơn và thành công như ngày hôm nay.

Trên trang cá nhân của mình, Dalio viết: “Những thử thách trong cuộc sống chính là bài kiểm tra hoàn hảo nhất cho sức mạnh của con người. Nếu bạn chưa từng thất bại, bạn cũng sẽ chưa từng đẩy bản thân mình đến giới hạn. Và nếu không thúc đẩy giới hạn của mình, bạn sẽ không đạt được mức năng lượng tối đa”.

Dalio cũng thừa nhận rằng học cách nắm lấy nỗi đau không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu bạn có thể làm được, chắc chắn bạn sẽ thành công, như chính ông từng nhận định: “Nếu bạn chọn thúc đẩy bản thân bằng quá trình vấp ngã đầy đau đớn, bạn sẽ không ngừng tiến bộ, không ngừng hoàn thiện và sớm muộn cũng sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân”.



Theo Minh An


Trí Thức Trẻ/CNBC

Đời người giống như một chuyến du lịch

Đời người chẳng qua là một chuyến du lịch, bạn đi qua tôi, tôi lướt qua bạn. Sau đó mỗi người tự tiến về phía trước, mỗi người tự tu hành. Lặn lội bôn ba giữa năm tháng, mỗi người đều có câu chuyện của riêng mình, xem nhẹ cõi lòng mới đẹp đẽ, nhìn thấu tâm trạng mới tươi rõ. Diễn vai diễn của mình thật tốt, làm chuyện bản thân nên làm.

Cuộc sống không thể nào tốt đẹp như bạn tưởng tượng nhưng cũng sẽ không tệ hại như bạn tưởng tượng. Sự yếu đuối và kiên cường của con người đều vượt mức tưởng tượng của bản thân. Có lúc, có thể yếu đuối đến một câu nói thôi đã rơi lệ đầy mặt. Có lúc, cũng phát hiện bản thân đã cắn răng đi được một đoạn đường rất dài rồi.

Mỗi đoạn đường đều là một sự lĩnh ngộ

Cả đời người đã định sẵn phải trải qua rất nhiều. Trên một đoạn đường có tiếng cười lanh lảnh. Trên một đoạn đường chứa chan nước mắt của sự uất ức. Trên một đoạn đường có sự kiên trì đến hồ đồ. Trên một đoạn đường lại chọn lựa mù mịt. Trên một đoạn đường là sự tự tin của thành công. Trên một đoạn đường lại có sự cảnh tỉnh của thất bại…

Mỗi một đoạn sự sắp đặt sẵn trải qua đều trân quý, nó buộc phải khiến bạn hồi tưởng thông suốt. Sự sung túc của cuộc đời nằm ở sự khoan dung của trái tim, duyên tốt đẹp của cuộc đời nằm ở trái tim bình thường, không cần mài giũa, làm việc đến nơi đến chốn, đơn giản mà làm người. Có người vốn dĩ đã hạnh phúc lại trông rất phiền não. Có người vốn dĩ phiền não lại trông rất hạnh phúc.

VẬN là khiêm từ của người thành công, MỆNH là cái cớ của kẻ thất bại, muốn an yên cần lĩnh ngộ: NỖ LỰC mới chính là thái độ của cuộc đời - Ảnh 1.

Mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời đều có sự lĩnh hội khác nhau, nhưng 5 điều sau bắt buộc ai cũng phải biết

1. Cầm lên được, bỏ xuống được mới là cuộc đời hoàn mỹ

Ai mà không muốn cầm lên được, bỏ xuống được, để cuộc đời đi đến vui vẻ, trải qua nhẹ nhàng. Cầm lên được thì phải chống chọi vững, bỏ xuống được thì cần nhìn thấu. Đây chính là năng lực, cũng là trí tuệ. Ai không bằng lòng, ai không muốn. Chỉ là trong cuộc sống, người cầm lên được, bỏ xuống được có được bao nhiêu? Nếu không vì sao có nhiều đau khổ đến thế. Chúng ta không mong cầm lên được bỏ xuống được, chỉ cầu nhìn thông suốt, xem nhẹ đã là rất tốt và rất đẹp rồi.

2. Hiểu được cúi đầu và nhường bước mới thành công

Chịu cúi đầu vĩnh viễn sẽ không đụng cửa, sẽ không lùi bước. Người thiếu sót mới có cảm giác hài lòng. Người trân trọng hạnh phúc mới có cảm giác hạnh phúc. Mùi vị của cuộc sống: chua ngọt đắng cay mặn, màu sắc của cuộc đời: đỏ cam vàng xanh tím. Người giục bạn bước đi không phải người khác, mà là bản thân bạn.

Đừng xem một lần thất bại thành quyết định cuối cùng của đời người. Trên đời không có chuyện thuận buồm xuôi gió, chỉ có lòng tin và nghị lực kiên cường không ngã. Chạy trốn là yếu đuối, trốn tránh là tiêu cực, lùi là thể hiện càng vô dụng. Con đường của thành công phải dựa vào sự xông pha của bản thân, trái tim ở đâu thì đường ở đó!

3. Trong cuộc sống đừng quá ỷ lại vào người khác

Bất luận bạn nói chuyện cẩn thận bao nhiêu, luôn có người xuyên tạc và bóp méo ý của bạn, không cần giải thích. Trên đời này đừng quá đáng ỷ lại vào bất kỳ ai. Bởi vì cho dù bóng của bạn cũng sẽ rời xa bạn vào những lúc nào đó. Điều tồi tệ nhất của cuộc đời không phải mất đi người yêu thương mà bởi vì quá yêu một người mà mất đi bản thân mình.

Có những chuyện gắng gượng một chút thì sẽ qua thôi. Có những người tàn nhẫn một chút thì sẽ quên đi. Có những nỗi khổ cười một chút sẽ tiêu tan. Có những trái tim tổn thương một chút thì sẽ kiên cường.

VẬN là khiêm từ của người thành công, MỆNH là cái cớ của kẻ thất bại, muốn an yên cần lĩnh ngộ: NỖ LỰC mới chính là thái độ của cuộc đời - Ảnh 2.

4. Dùng thái độ tích cực đối diện cuộc đời

Nếu như cảm thấy bản thân lúc này rất cực nhọc, vậy hãy nói với bản thân: “Đường dễ đi đều là xuống dốc. Kiên trì vì bạn đang đi lên đường dốc, đi qua thì bạn nhất định sẽ có tiến bộ. Nếu như bạn đang oán trách cuộc đời không thiên vị, hãy khuyên bảo bản thân: “Vận là khiêm từ của người thành công, mệnh là cái cớ của kẻ thất bại. Vận mệnh trước nay đều nắm bắt trong trong tay mình, oán giận chỉ là một biểu hiện yếu đuối. Nỗ lực mới là thái độ của cuộc đời.

5. Dùng tâm thái giản đơn đối diện cuộc đời

Thời gian dài lâu, lòng người nhạt đi; tính toán ít đi, niềm vui nhiều hơn; áp lực bớt đi, buông lỏng nhiều hơn; ôm giận bớt đi, thoải mái nhiều hơn. Tự ti ít đi, tự tin nhiều hơn; so sánh chênh lệch bớt đi, tự tại nhiều hơn; phức tạp bớt đi, giản đơn nhiều hơn.

Không thể buông thả lòng thì tự nhiên thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, cuộc đời càng không vui. Trái tim tính toán như cái túi, lòng khoan dung như cái phễu. Trái tim phức tạp thích tính toán, trái tim đơn giản dễ vui vẻ.



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

– 01 – 

Tôi có một người bạn, cậu ta vô cùng sùng bái câu “nỗ lực mới có thể thành công”.

Vì vậy trong công việc, cậu ta luôn rất tích cực và chăm chỉ, chỉ ước một ngày có hơn 24 giờ và một năm có hơn 265 ngày. Vậy nhưng mặc dù đã nỗ lực suốt mấy năm trời nhưng vẫn không hề được thăng chức hay tăng lương. Điều này khiến cậu ta rất phiền não.

Một hôm, người bạn này của tôi tình cờ đọc được quảng cáo về một buổi thuyết giảng về thành công của một chuyên gia nào đó, nghĩ đến câu “tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người thành công, có như vậy mới có thể thành công hơn nữa”, cậu ta không do dự đăng kí tham gia. 

Nghe xong buổi thuyết giảng ngày hôm đó, cậu bạn tôi thấy được khích lệ tinh thần rất nhiều, nhưng ngoài đó ra thì cậu nghĩ thế nào cũng không ra là mình còn thu hoạch được điều gì khác nữa.

Sau khi trải qua chuyện này, cậu bạn đó của tôi bỗng cảm thấy hoài nghi với hai chữ “thành công”: tại sao người khác có thể công thành danh toại, còn tôi thì dù có nỗ lực thế nào cũng không thành công?

Tin rằng có nhiều bạn trẻ hiện nay cũng giống như cậu bạn của tôi, luôn tin tưởng vào những lời khích lệ đầy cảm hứng và những câu chuyện kì tích của những người thành công, cho rằng chỉ cần làm theo là có thể thành công.

“Thành công”, có thể bạn không biết nhưng bản thân nó chính là một hình thức giả định. Vì sao nói như vậy? Bởi câu giả định là câu diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại và quá khứ. Sự hoài nghi của cậu bạn tôi về hai chữ “Thành công” đã chứng minh cho điều này. 

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 1.

– 02 –

Trong nhiều sách viết về thành công đều có một quan điểm như sau:

Chỉ cần (…) thì có thể (…), và việc bạn cần làm là không ngừng nỗ lực đi thực hiện nó.

Từ câu nói trên chúng ta có thể rút ra 3 điểm sau:

1. Thành công không khó, chỉ cần kiên trì.

2. Chỉ cần làm như vậy thì mọi người đều có thể thành công.

3. Người nào càng làm tốt thì người đó càng thành công.

Ngày nay, mọi người thường lấy tiền ra để đánh giá sự thành công của một người, theo cái logic này, chúng ta có thể nghĩ như sau:

Chỉ cần bạn kiên trì thì bạn sẽ thành công, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì càng chứng tỏ bạn thành công.

Lúc này thì vấn đề đến rồi:

Khi bạn kiếm được 5 triệu thì có phải đến lúc bạn kiếm được 50 triệu thì mới được xem là thành công không? Vậy khi bạn thực sự kiếm đựơc 50 triệu rồi thì lúc đó lấy gì để định nghĩa thành công của bạn đây? Tiếp tục kiếm đến 500 triệu ư?

Thực tế thì chúng ta không có cách nào phán đoán được một người làm được đến đâu thì mới được gọi là thành công.

Và có một thực tế khác nữa đó là những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người có thể nói là không quá tệ.

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 2.

– 03 –

Khi gặp thất bại, chúng ta thường thích dùng những câu như “trời sinh ra ta chắc chắn có ích” hay “cuộc đời ai rồi cũng sẽ gặp khó khăn, cần phải mỉm cười để đối mặt với nó” để khích lệ người khác.

Những câu nói như vậy nhìn có vẻ không sai, nghe cũng rất khích lệ lòng người. Nhưng cẩn thận nghĩ lại thì có vẻ sai sai! Cho dù bạn là thiên tài, nhưng nếu không có ai phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng thì bạn cũng không có cách nào có thể phát huy sự thông minh tài trí của bạn cả.

Lúc còn nhỏ tôi cũng rất thích nghe những câu chuyện khích lệ lòng người.

Có một lần, thầy giáo kể cho chúng tôi nghe câu chuyện lập nghiệp của Lý Gia Thành, tỉ phú giàu nhất Hồng Kông, rằng ông mất cha từ nhỏ. Để có thể kiếm tiền nuôi gia đình, ông đã phải làm qua đủ các công việc làm thuê, chịu đủ các loại khổ cực. Sau này nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ mà ông đã trở thành giám đốc của một xưởng nhựa.

Lúc đó ông cảm thấy thị trường nhựa rất có tiềm năng vì vậy đã vay họ hàng, ông Trang Tịnh Am 4,3 vạn tệ để khởi nghiệp, kết quả ông trở thành một trong những người giàu nổi bật trên thế giới. 

Lúc đó tôi, một đứa trẻ chưa hiểu nhiều chuyện luôn nghĩ rằng Lý Gia Thành là nhờ vào sự nỗ lực của mình trở thành tỉ phú, điều này quả thực rất đáng khích lệ. Nhưng sau này tôi mới biết, Lý Gia Thành trở thành tỉ phú như ngày hôm nay không chỉ đơn giản chỉ dựa vào nỗ lực

Bạn cần biết rằng 4,3 vạn thời đó bằng hơn 60 vạn bây giờ, nếu dựa vào số lương mà Lý Gia Thành kiếm được vào thời điểm đó thì để có được số tiền đấy thì ông Lý ít nhất cũng phải nhịn ăn nhịn mặc ít nhất 30 năm mới có thể tiết kiệm được.

Là vị họ hàng nào lại hào phóng như vậy, trong chớp mắt đã có thể cho ông ấy vay một số tiền lớn như thế?

Điều này thì phải nói từ họ hàng của Lý Gia Thành, ông Trang Tịnh Am, tỉ phú trong giới đồng hồ, Chủ tịch hiệp hội hữu nghị Quảng Đông ở nước ngoài, quả thực ông ấy không thiếu tiền.

Sở dĩ khi đó ông cho Lý Gia Thành mượn tiền là bởi ông Lý cưới con gái của ông. Người mà hay gọi là họ hàng thực ra chính là bố vợ của ông.

Tất nhiên, tiền không phải là nhân tố quyết định tất cả, bối cảnh xã hội và cách lựa chọn ngành nghề đầu tư lúc đó cùng với tài năng của Lý Gia Thành, tấy cả đã tạo nên một tỉ phú giàu có như ngày hôm nay.

Vì vậy, giống như Lý Gia thành, phần lớn thành công của những chủ doanh nghiệp, chúng ta đều không thể bắt chước được.

Những người thành công chỉ chiếm một phần nhỏ, những người thất bại cũng không quá nhiều, còn chúng ta phần lớn thuộc vào nhóm người KHÔNG QUÁ TỆ - Ảnh 3.

– 04 –

Cho nên, khi gặp phải câu hỏi “tại sao người khác có thể công thành danh toại, còn tôi thì dù có nỗ lực thế nào cũng không thành công, thì điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là phải thay đổi nhận thức của bản thân.

Muốn thay đổi nhận thức thì đòi hỏi bạn trước tiên phải tự suy ngẫm.

Đừng lúc nào cũng nghĩ làm sao mới có thể thành công, nếu như bạn không biết mình sai ở đâu thì bạn sẽ mãi mãi mắc kẹt ở trong lỗi sai đó, cuối cùng kết quả chính là: Không tìm ra phương pháp thành công, bản thân sau mỗi lần thất bại cũng cảm thấy chán nản, dần dần mất đi tự tin.

Jack Ma từng nói như sau: Nhiều khi chúng ta cần ít nghe lời của những chuyên gia thành công lại.

Các nhà khởi nghiệp nên dành thời gian học hỏi người khác vì sao mà thất bại, bởi vì nguyên nhân của thành công có thể có hàng nghìn hàng vạn, nhưng lí do thất bại thì chỉ có 1 hoặc 2.

Vì vậy lời khuyên của tôi đó là mọi người hãy ít nghe những buổi thuyết giảng về thành công đi một chút, những người thành công thực sự là những người dùng tấm lòng của mình để đi cảm nhận, rồi một ngày khi bạn đã trở thành người thành công thì bạn nói cái gì cũng đều đúng.

Thất bại không đáng sợ, chỉ cần chúng ta tìm ra được giải pháp cho sự thất bại đó thì chúng ta cũng có thể đạt được thành công.

Tiếp theo là phải học cách lựa chọn.

Trước đây, có một cô gái vì muốn được gả cho thần tượng mà không ngần ngại bỏ học, ngày nào cũng bám theo thần tượng. Vì muốn được ở gần hơn với thần tượng mà cãi lại cha mẹ, bán nhà, bán thận để có tiền tham dự concert của thần tượng.

Ngay cả khi cha phải nhảy sông tự tử, cô gái này vẫn không tỉnh ngộ. Phải đợi đến lúc thần tượng kết hôn rồi cô ta mới dần dần ngộ ra.

Kiên trì không đồng nghĩa với thành công, kiên trì chỉ là một phương tiện để thành công, từ bỏ cũng như vậy.

Kiên trì hoặc từ bỏ đều là phương tiện giúp bạn đạt được giá trị thực sự đằng sau của mục tiêu mà bạn đang theo đuổi, nhận thức rõ ràng những thứ đằng sau của thành công mới là mấu chốt.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Theo tờ The Guardian, đợt sóng nhiệt kỷ lục trong hơn 100 năm qua tại Hàn Quốc đã khiến ít nhất 42 người chết – con số lớn nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê số liệu tử vong do nắng nóng vào năm 2011.

Nhiệt độ tại thủ đô Seoul – nơi khoảng một nửa dân số Hàn Quốc sinh sống, đã lên tới 39,6 độ C vào tuần trước, mức cao nhất trong 111 năm qua.

Kể từ cuối tháng 5, đã có hơn 3.400 người phải nhập viện điều trị do các vấn đề liên quan tới nắng nóng – ví dụ như sốc nhiệt.

Từ cuối tháng 7, Hàn Quốc phải hứng chịu đợt nóng khắc nghiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng tại vùng biên giới Triều Tiên – quốc gia thường phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực.

Hầu hết những người thiệt mạng do nắng nóng là người già và người nghèo không có điều hòa nhiệt độ trong nhà. Ít nhất 5 người chết sau khi làm việc ngoài trời, trong đó có 1 người ngoài 30 tuổi và một công nhân người Việt Nam ngoài 50 tuổi.

Chính phủ Hàn Quốc cho biết đang có kế hoạch sửa đổi luật để đưa thời tiết nắng nóng khắc nghiệt thành một dạng thảm họa thiên nhiên, giúp các nạn nhân tử vong hoặc phải điều trị do nắng nóng được nhận trợ cấp.

Chính phủ cũng giảm giá điện trong tháng 7 và tháng 8 để khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện như điều hòa nhiệt độ. Động thái này dự kiến sẽ giúp người dân nước này tiết kiệm được khoảng 267 tỷ Won (khoảng 236 triệu USD), theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.

Nắng nóng cũng đang ảnh hưởng tới quân đội Hàn Quốc. Theo tờ Korea Times, một kho vũ khí đã phát nổ do “phản ứng hóa học xảy ra dưới nhiệt độ quá cao”. Những kho vũ khí được xây dựng trên mặt đất có nguy cơ cháy nổ cao hơn so với nơi được xây dưới lòng đất.

“Lo ngại về tình trạng của một số kho vũ khí xây dựng ở giữa thành phố, quân đội đã phải lập tức kiểm tra mọi mối nguy hại có thể gây ra cháy nổ ảnh hưởng tới công dân”, một quan chức chính phủ cho biết.



Theo Phương Linh


VnEconomy

Những người lộn xộn thường rất thông minh, dù bừa bãi nhưng tôi vẫn biết hết mọi thứ ở đâu…” tất cả những lời cũ rích ấy chỉ là ngụy biện cho một lối sống tùy tiện, phóng túng của không ít người trẻ. Đến phòng ở còn bẩn thỉu không dọn dẹp thì làm được cái gì?

Có những người chỉ dùng cả thanh xuân để “tìm” đồ trong đống rác do chính mình bày ra. 

Tôi phải chuyển phòng trọ mới vì em trai sắp lên Hà Nội học. Theo miêu tả khá ưng ý trên facebook, tôi tìm đến địa chỉ căn nhà ở sâu tít một ngõ nhỏ của Xã Đàn. Chủ nhà chưa về, cậu thanh niên mở cửa cho tôi xem phòng cũng là người sắp chuyển đi khỏi phòng đó.

Cánh cửa vừa mở ra thì mùi hôi rình đã xộc vào mũi, một cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt tôi và chắc chắn nó đã quá quen thuộc với không ít người trẻ. Trên chiếc giường, chăn màn bừa bộn không gấp, đèn học, vài cuốn sách vứt tứ tung, sạc điện thoại loằng ngoằng lẫn với vỏ nilon kẹo và cả … vỏ lon nước ngọt. Lia mắt thêm xa chút nữa là đến chiếc bàn với sách vở chồng đống lộn xộn, cốc nước, dao, một cái tô và đôi đũa chắc là ăn mì dở, khẩu trang và cả những thứ lặt vặt tôi chưa kịp nhìn hết. Quần áo vương vãi các góc, mà chắc chỉ cậu ta mới biết cái nào bẩn, cái nào sạch. Trong chỉ 20 mét vuông đầy xáo trộn của “hành tinh đồ đạc”, cậu ấy vẫn mải mê chơi điện tử và để tôi vô tư ngắm phòng.

Tự nhiên tôi nghĩ đến một vài người bạn của mình, thậm chí cả mấy anh chàng crush tôi đã cố ý mấy lần ghé thăm phòng ốc bất ngờ không báo trước để xem họ sống thế nào. Tôi thấy nhiều người trẻ sống rất bừa bãi, phản khoa học và tự thỏa hiệp với không gian sống lộn xộn ấy với ý nghĩ biện minh rằng nó chỉ là chỗ trọ tạm bợ thôi.

Quá dễ dàng khi xung quanh bạn không ít người mỗi lần ra khỏi nhà phải cao su thêm ít nhất 15 phút chỉ để tìm chìa khóa xe, ví, điện thoại, lâu dần thành quen như bản sắc. Kể cả trong căn phòng 20 mét hay một chiếc bàn 1 mét vuông, đồ đạc của họ cũng cũng hổ lốn như một món súp tự chế, muốn tìm cái gì, phải bới tung bành lên bở hơi tai mới thấy, thế là mỗi ngày rước thêm cả chục cái bực bội, mất hàng tiếng đồng hồ để tìm ra những thứ đáng lẽ không khó tìm như mò kim đáy bể.

Thôi đừng mạnh miệng YOLO, vẽ vời thành công và mơ những điều to tát, hãy dọn ngay cái ổ bừa bộn của mình trước đã các bạn trẻ! - Ảnh 1.

Khi còn nhỏ, những trận mắng thậm chí cả trận đòn của ba mẹ mà bạn phải chịu có khi 90% đến từ lối sống không gọn gàng của các bạn: bàn học, giường ngủ, chỗ ăn, chỗ chơi, bạ đâu bừa đấy.

Đến đứa trẻ còn biết dọn đồ chơi của chính mình.

Đừng thấy ngạc nhiên khi chính lối sống bừa bãi ấy ảnh hưởng đến tư duy của bạn, đầu bạn cũng sẽ như một mớ bòng bong khi chứa hàng tỉ thứ một cách hỗn độn tương tự như cách bạn sắp xếp đồ đạc.

Khi ở không gian riêng, quyền lựa chọn sắp xếp mọi thứ là của bạn, tất nhiên chẳng ai có thể can thiệp, nhưng bạn có thừa nhận rằng lối sống tùy tiện ấy đã khiến bạn gặp rắc rối không? Bạn cần nộp bổ sung giấy khai sinh vào hồ sơ xin việc nhưng chỉ nhớ mang máng đã kẹp vào một cuốn sổ nào đó. Thế là bạn phải lật tung hang ổ của mình để tìm kiếm một tờ A4 trong khi rất dễ nếu bạn quy định để những giấy tờ quan trọng ở một góc cố định nào đó.

Bạn có thể sáng tạo gì trong một căn phòng bẩn thỉu, đầy mùi quần áo mặc dở, đồ ăn hỏng và mọi thứ tứ tung đến nỗi tìm một chỗ trống còn khó? Mẹ bạn nói không sai đâu: phòng ốc gọn gàng thì đầu óc mới sáng sủa minh mẫn mà làm việc được. Nhiều đứa trẻ chơi đồ chơi xong còn biết tự cất sao bạn lại vô trách nhiệm với đồ đạc và cuộc sống của mình đến như vậy? Bừa bộn thường đi đôi với cẩu thả. Chính tôi đã phải trả cái giá quá đắt khi có lần tờ trình đợi sếp ký duyệt nằm gọn trong thùng rác.

Thật quá mâu thuẫn khi không ít người trẻ bỏ tiền ra học những khóa học về kỹ năng quản trị thời gian, công việc, kỹ năng giao tiếp, những khóa học làm sao để luôn có động lực sống với đam mê, để đạt thành công trong cuộc sống nhưng từ căn phòng nhỏ xíu của mình thì vẫn y nguyên chẳng động đậy gì. 

Chúng ta dường như muốn thay đổi cả thế giới nhưng lại không thay đổi chính bản thân mình từ những điều nhỏ nhặt nhất như sống sạch sẽ gọn gàng. Gieo suy nghĩ, gặt hành động gieo hành động, gặt thói quen gieo thói quen, gặt tính cách gieo tính cách, gặt số phận. Khao khát làm được điều vĩ đại nhưng coi thường những thứ nhỏ bé ngay trong cuộc sống, bạn có thể thành công không?

Bát mì ăn xong lát nữa rửa, quần áo để nhiều một chút rồi giặt cũng chả sao, deadline còn tận mấy ngày nữa cơ mà, bạn có thấy quen không? Rồi phòng trọ của bạn chất đống như một bãi rác, công việc đổ ụp lên đầu vội vàng làm vì sợ không kịp tiến độ, stress sinh ra từ đó chứ còn ở đâu nữa? Cái thói quen chần chừ, trì hoãn mọi thứ trong cuộc sống đã ăn vào máu bạn như thế đấy. Một vòng luẩn quẩn biết lối mà mãi không chịu thoát ra.

Thôi đừng mạnh miệng YOLO, vẽ vời thành công và mơ những điều to tát, hãy dọn ngay cái ổ bừa bộn của mình trước đã các bạn trẻ! - Ảnh 2.

Lối sống hiện sinh hay tạm bợ: vô phép tắc sẽ trở thành kẻ thất bại thảm hại

Một số ít bạn trẻ tung hô lối sống YOLO (you live only once), sống cho hiện tại, làm những gì mình thích, họ hưởng thụ thú vui nho nhỏ từ uống trà sữa cho đến đi du lịch, áo váy bóng bẩy vì thanh xuân chỉ đến một lần, làm việc hết mình, luôn thay đổi để bắt kịp thời đại, tưởng như rất hiện đại nhưng lại ngày ngày sống trong chiếc ổ hôi hám của mình mà chẳng có ý định làm cho nó sạch hơn. Đừng lấy sự bận rộn của bạn để bao biện cho một cuộc sống buông thả, phản khoa học. Bạn có biết rằng sức khỏe tinh thần của bạn ảnh hưởng rất nhiều từ không gian sống và làm việc đấy.  

Tuy nhiên, tôi cũng có nhiều người bạn  ở trọ ở Hà Nội. Có điều, tôi thấy ở họ là họ trang trí nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp khoa học như chính căn nhà của mình vậy, họ sống vui vẻ, thực tế, không nói quá nhiều về mình nhưng sức sáng tạo, trình độ học vấn và kiến thức của họ khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.

Sống nguyên tắc sẽ khiến bạn có trách nhiệm với bản thân hơn, biết quản trị những thứ lớn hơn, nghiêm túc hơn cả trong các mối quan hệ, công việc và cả trong cuộc sống. Chẳng có người tài giỏi nào sống tùy tiện lộn xộn cả, cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc trong cuộc sống.

Thay đổi ngay từ căn phòng của mình ngay đi. Ăn xong rửa bát luôn, đừng vứt lẫn lộn quần áo mặc dở với quần áo sạch, quy định từng ngăn góc để mỗi loại đồ đạc để nhắm mắt cũng lấy được đồ. Sống gọn gàng, khoa học đã là một thành công của bạn rồi.  

Thôi đừng mạnh miệng YOLO, vẽ vời thành công và mơ những điều to tát, hãy dọn ngay cái ổ bừa bộn của mình trước đã các bạn trẻ! - Ảnh 3.

Đứng lên và nhìn xem phòng làm việc của sếp bạn thế nào? Chẳng có người nào thành công từ một cái ổ bừa bộn đâu. 

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả 



Hải Dương


Theo Trí Thức Trẻ

Năm xưa, bốn thầy trò Đường Tăng trải qua chín chín tám mốt khó khăn, cuối cùng cũng lấy được chân kinh.

Sau khi trở lại Đại Đường, Lý Thế Dân đã mở tiệc rượu đón tiếp Đường Tăng cùng các đồ đệ của mình.

Bấy giờ, nhà vua hỏi Đường Tăng: “Khanh có được thành công như ngày hôm nay là dựa vào điều gì?”

Đường Tăng trả lời: “Thần dựa vào niềm tin. Chỉ cần thần không chết thì nhất định sẽ thỉnh được chân kinh”.

Sau đó, Lý Thế Dân lại hỏi Tôn Ngộ Không: “Còn khanh, khanh dựa vào điều gì?”

Ngộ Không nói: “Thần dựa vào năng lực cùng mạng lưới giao thiệp của mình. Thời điểm không còn cách nào, thần sẽ mượn lực”.

Tới đây, Hoàng thượng quay sang hỏi Trư Bát Giới: “Trẫm thấy khanh chỉ có chiếc bồ cào này, khanh làm sao có thể thành công?”

Bát Giới đáp: “Thần dựa vào đội ngũ. Một đường có người giúp, có người dạy, có người mang vác, không muốn thành công e cũng khó”.

Cuối cùng, nhà vua hỏi Sa Tăng: “Còn khanh, sao có thể thành công?”

Sa Tăng trả lời: “Thần thì lại đơn giản, chỉ cần nghe lời và làm theo”. 

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 1.

Phía sau câu chuyện của bốn thầy trò Đường Tăng là bài học ý nghĩa về sự thành công. (Ảnh minh họa).

Trong quãng đời của mỗi người, 20 tuổi là khoảng thời gian chúng ta dựa vào năng lực, 30 tuổi là lúc ta sống nhờ năng lực và quan hệ, còn từ 40 tuổi trở lên là khi ta phát triển nhờ quan hệ.

Thành công mà mỗi người đạt được không giống nhau, nhưng chúng ta đều có chung một thứ, đó chính là sự lựa chọn. Bạn lựa chọn sống cuộc đời như thế nào, bạn nhất định phải đi trên con đường ấy.

Vậy làm thế nào để có thể chọn ra con đường ngắn nhất dẫn tới thành công?

Lựa chọn đội ngũ chính là sự lựa chọn của thành công

Một người nếu muốn thành công thì nên sớm thành lập cho mình một đội ngũ, hoặc lựa chọn gia nhập vào một đội ngũ.

Trong cuộc sống thay đổi nhanh như chớp mắt ngày nay, dù cho bạn muốn độc bước một mình trên con đường nào, thì đường đi của bạn sẽ càng lúc càng hẹp lại.

Việc tìm cho mình một đối tác có chung chí hướng đích thị là sự lựa chọn để bước tới thành công. Nói cách khác, chúng ta dùng ước mơ để xây dựng đội ngũ và dùng đội ngũ để thực hiện ước mơ.

Con người nhờ có mơ ước mà trở nên vĩ đại, nhờ vào đội ngũ mà trở thành siêu việt, vì biết cảm ơn nên mới biết hạnh phúc, dựa vào học tập mới thu được sự thay đổi, xuất phát từ hành động mới đạt được thành công.

Một người là ai không quan trọng, điều quan trọng nằm ở chỗ, những người đứng sau bạn là ai.

Những yếu tố tạo nên thành công của một đội ngũ

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 2.

Một đội ngũ muốn chạm tới thành công cần đảm bảo hội tụ đủ nhiều yếu tố từ quản lý, vận hành cho tới chỉ huy, điều phối… (Tranh minh họa)

Thứ nhất, người sáng lập bắt buộc phải có tín ngưỡng và phương hướng kiên định.

Thứ hai, người vận hành nhất định phải có quan hệ và tài nguyên mạnh mẽ, đồng thời đủ khả năng đưa ra phương án giải quyết và thi hành hiệu quả.

Thứ ba, quản lý trung tầng phải dựa vào đội ngũ, đội ngũ bắt buộc phải có người giúp, có người dạy, có người dẫn.

Thứ tư, hạ tầng chủ yếu quyết định bởi sự chấp hành, trung thành và nghe lệnh. Cho dù bạn thuộc tầng nào thì đều nên cố gắng làm tốt công việc của mình.

Những kỹ năng cần thiết của một lãnh đạo đứng đầu đội ngũ

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 3.

Muốn dẫn dắt một tập thể đi tới thành công, vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng. (Ảnh minh họa).

1. Quyền uy đến từ năng lực xuất sắc

Bất kỳ một người đứng đầu nào cũng nên đặt ra câu hỏi, bạn dựa vào thứ gì để khiến nhân viên phải nghe lời và kính trọng mình?

Đáp án của câu hỏi ấy chính là tiền đề đặt ra một tiêu chuẩn bất di bất dịch – các nhà lãnh đạo phải có năng lực xuất sắc.

Vì vậy, là một người quản lý, điều đầu tiên bạn cần làm là nâng cao chuyên môn của mình, thậm chí phải không ngừng chạy đua với thời gian để tôi luyện năng lực của bản thân.

2. Quyền pháp lý không quan trọng bằng nhân quyền

Quyền pháp lý có thể coi là quyền hạn công ty trao cho bạn. Ví dụ tiêu biểu là quyền đánh giá để đưa ra mức thưởng, mức phạt đối với nhân viên cấp dưới.

Nhưng những thứ ấy vốn dĩ không quan trọng, mà điều quan trọng vốn gói gọn trong hai chữ “nhân quyền”.

Đó là yếu tố quyết định nhân phẩm và năng lực của bạn có được nhân viên tán đồng hay không. Thậm chí điều đó còn có ý nghĩa hơn cả quyền pháp lý, bởi nó sẽ quyết định bạn có thể dẫn dắt đội ngũ đi lên được hay không.

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 4.

Một lãnh đạo biết quan tâm đến nhân quyền sẽ được lòng nhân viên hơn ai hết. (Ảnh minh họa).

3. Nên giữ khoảng cách nhất định với nhân viên

Dựa trên những quy tắc nhất định, người lãnh đạo cần phải giữ khoảng cách với nhân viên, không nên lẫn lộn giữa tình cảm và công việc

Nếu bạn là người công tư thiếu phân minh, bạn sẽ phát hiện ra rằng, nhân viên kính trọng bạn nhưng lại không kính sợ bạn. Và đó chắc chắn là một điều vô cùng phiền phức!

Nhưng trên thực tế, hiện nay rất nhiều tập thể đều có hiện tượng này. Thực trạng đó biến công ty trở thành một nơi văn hóa giang hồ, văn hóa huynh đệ. Đó chắc chắn là điều bất lợi đối với việc chuyên nghiệp hóa.

Là một lãnh đạo chuyên nghiệp, bạn nhất định phải giữ khoảng cách với nhân viên về mặt quy tắc, nhưng đồng thời cũng nên kéo gần khoảng cách với nhân viên về mặt tình cảm.

Là một người quản lý, bạn cần chú ý thái độ và cách cư xử tránh biến đội ngũ thành chốn văn hóa giang hồ.

4. Trầm, chắc, bình tĩnh là khí chất cần có của một nhà lãnh đạo

Nếu đã làm một người quản lý, bạn phải có lời nói và hành động sao cho ra dáng người quản lý.

Bạn cần biết kiểm soát cảm xúc, không thể hiện vui buồn quá mức trên khuôn mặt hoặc các hành động tùy ý khác, vì đó không phải là điều một người quản lý nên có.

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 5.

Sự trầm ổn sẽ tạo nên uy thế và tăng độ tin cậy cho một người đang nắm giữ cương vị lãnh đạo. (Ảnh minh họa).

5. Ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ phải phù hợp với thân phận, hoàn cảnh

Ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ của một nhà lãnh đạo nhất định phải khớp với thân phận và hoàn cảnh của họ. Nếu không, bạn sẽ chẳng giữ được cho mình quyền uy của một người quản lý và khiến nhân viên không nể sợ.

Đối với những người lãnh đạo, giao tiếp chính là một nghệ thuật. Nghệ thuật ấy đòi hỏi chúng ta phải có sự khéo léo, phải chính trực, uy nghiêm, nhưng cũng phải biết cách khiến cho người khác yêu thích.

Nếu không có đủ những yếu tố ấy, thì lời nói của người lãnh đạo sẽ không có trọng lượng, không đủ tầm để nhân viên tuân theo.



Theo Trần Quỳnh


Trí thức trẻ

Liệu bạn có thể tưởng tượng Đại tá Sanders 62 tuổi đã cảm thấy thế nào khi những nỗ lực nhượng quyền thương mại cho công thức KFC nổi tiếng của ông những lại bị từ chối hết lần này đến lần khác?

Có lẽ đó là một khoảng thời gia n khó khăn mà tôi cá là ông đã không ít lần muốn dừng lại và đặt ra hoài nghi về ý tưởng kinh doanh của mình. Nhưng tôi cũng dám chắc rằng có lẽ có một số dấu hiệu đã khiến Sanders và bất kỳ người thành công nào khác: Bạn sẽ làm được, hãy theo đuổi ý tưởng đó. Và đó là thứ khiến họ muốn tiếp tục tiến về phía trước.

Nếu bạn cảm thấy 5 dấu hiệu dưới đây, hãy tiếp tục kiên trì con đường của mình vì bạn đang đi đúng hướng để tới đích rồi:

1. Bạn kiên trì và nhất quán

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 1.

Đã bao giờ bạn được nghe kể câu chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ thi chạy – câu chuyện về chú rùa chậm chạp nhưng chăm chỉ đã chiến thắng con thỏ nhanh nhẹn nhưng lười biếng. Lí do duy nhất để một con rùa chậm chạp có thể về đích trước đó là nhờ sự bền bỉ và nhất quán.

Hệ thống thói quen hằng ngày chính là một tín hiệu dự báo thành công tương lai, vì vậy hãy kiểm tra những thói quen của bạn. Đó có phải là những thói quen tích cực hay không? Bạn có thực hành chúng thường xuyên không? Nếu câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên đều là “Có”, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ thành công.

2. Bạn có thái độ tích cực đối với tiền bạc

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 2.

Thực tế đã cho thấy thành công không phải là trò chơi có tổng bằng không. Cơ hội có ở khắp nơi và được chia đều cho tất cả mọi người, bao gồm cả bạn. Khi bạn theo dõi tin tức, sự thành công của những người khác không còn khiến bạn ghen tỵ; khi một người nổi tiếng mua căn biệt thự sang trọng, một ngôi sao vừa kiếm được hợp đồng lớn không còn làm bạn bận lòng, thì đó chính là lúc bạn đã tiệm cận đến thành công.

Thay vì cảm thấy tự ti kém cỏi hay ghen tị với người khác, hãy tin rằng việc kiếm tiền hoàn toàn không khó, miễn là bạn làm việc chăm chỉ. Khi bạn chuyển từ việc lo lắng bạn không có đủ tiền để có niềm tin rằng bạn sẽ kiếm được số tiền như bạn muốn, thì bạn biết bạn đang trên đường đi đến thành công.

3. Bạn có mạng lưới quan hệ xã hội rộng

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 3.

Một dấu hiệu khác dự báo về thành công của bạn đó chính là các mối quan hệ xã hội. Tôi đọc được ở đâu đó rằng chủ doanh nghiệp thường thích thuê những người họ biết và có thể tin tưởng hơn là những người chỉ có kĩ năng đơn thuần. Điều này nghe có vẻ không đúng nhưng trong thực tế, khi bạn làm việc với những người hợp mình, bạn sẽ tạo ra được sự ăn ý trong công việc và đạt được hiệu quả tối đa.

Muốn thành công trong công việc cũng giống như khi bạn vào một hộp đêm vào tối thứ sáu, nếu bạn có đủ kỹ năng để kết bạn với những người trong đó, bạn sẽ không bao giờ cô đơn. Điều tương tự cũng xảy ra trong kinh doanh, bạn càng quen biết nhiều người, thì khả năng tìm kiếm công việc phù hợp càng cao và tiết kiệm thời gia n chờ đợi.

Kỹ năng xã hội sẽ giúp bạn nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Tôi đã từng đọc nhiều bài viết về Michael Bloomberg, người đã từng có mặt ở nơi làm việc lúc 6h sáng, để cung cấp cà phê và trà cho các CEO đến làm việc sớm trong khi những người khác đang ngủ. Với mỗi 0.99 USD kiếm được từ việc bán trà, Bloomberg kết nối được với một tá những nhân vật quan trọng – những người đã giúp Bloomberg xây dựng nên công ty trị giá hàng tỷ USD mang tên ông.

4. Bạn hiểu rõ bản thân mình

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 4.

Điều mà người thành công giỏi hơn hầu hết mọi người đó là họ hiểu chính bản thân mình và vượt qua được những cám dỗ thông thường – năm nền tảng của sự nghèo đói: ngủ, sợ hãi, tức giận, lười biếng và trì hoãn. Họ đã làm việc rất chăm chỉ và đã phạm nhiều sai lầm đến nỗi giờ đây họ biết được đâu là điểm yếu của mình cũng như đâu là động lực thúc đẩy họ.

Bạn có biết điều gì khiến bạn buồn, tức giận hay phấn khích không? Bạn có biết khi nào bạn dễ bị trì hoãn nhất không? Thế mạnh của bạn là gì? Bạn có thể thúc đẩy bản thân theo ý muốn không? Và làm thế nào? Nếu bạn trả lời được hầu hết hoặc, tốt nhất là tất cả những câu hỏi này sẽ giúp bạn khai thác hết tiềm năng của mình, và đưa bạn đến thành công, thậm chí là thành công vượt bậc.

5. Bạn có niềm tin

Dù đi nhanh hay chậm trong sự nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn biết mình đã xác định đúng hướng để đạt được thành công - Ảnh 5.

Đức tin trong bạn chính là một dấu hiệu lớn của thành công. Khi bạn suy nghĩ về tương lai, sẽ có một năng lượng tích cực xung quanh nói với bạn rằng “Tôi sẽ làm được”. Bạn có thể không biết chính xác khi nào bạn sẽ thành công, nhưng bạn chắc chắn rằng đó chỉ là vấn đề thời gian.

Niềm tin này, xuất phát từ việc có một kế hoạch vững chắc. Đó là khi bạn biết mục tiêu của mình, cách bạn đạt được nó, và cách bạn sẽ ứng phó khi có khó khăn xảy đến. Suy cho cùng, niềm tin là động lực để thôi thúc chúng ta làm việc chăm chỉ và điều đó giúp bạn giành chiến thắng, trong mọi trường hợp.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế

Tỷ phú tự thân Steve Siebold nói rằng làm giàu là một kỹ năng có thể học được. Ông viết trong cuốn “How rich people think”: “Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, việc trở nên giỏi kiếm tiền không khác so với việc trở nên giỏi trong lĩnh vực nào đó, trở thành một tay golf, giảm cân hay làm chủ một ngôn ngữ thứ hai.”

Đối với đa số chúng ta, làm giàu cũng giống việc cố gắng để sử dụng trôi chảy một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ, sẽ không đơn giản thành công chỉ trong một ngày mà cần một quá trình làm việc dài lâu, liên tục. Và đây chính là 6 khó khăn mà bạn cần phải đối mặt và vượt qua nếu muốn tiến gần hơn tới ước mơ trở nên giàu có.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 1.

Siebold, người đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu về những người giàu nhất trên thế giới, cho hay những người giàu thường xây dựng sự nghiệp theo cách tự làm chủ trong khi những người bình thường lại có xu hướng thích cuộc sống ổn định hơn.

“Không phải là không có những người giàu trên thế giới nhận lương theo một chu kỳ nhất định nhưng đối với hầu hết chúng ta, đây là con đường chậm nhất dẫn tới sự phát đạt, giàu có nhưng được coi là con đường an toàn nhất. Những người xuất sắc nhất đều biết rằng tự làm chủ là con đường nhanh nhất để làm giàu” – ông viết trong cuốn “How rich people think” của mình.

Điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ công việc hàng ngày của bạn ngay lập tức. Theo triệu phú tự thân Daymond John, ý tưởng rằng bạn phải bỏ công việc nhàm chán của mình để trở thành một doanh nhân thành công trên thực tế là “rác rưởi”. Thay vào đó, John – người sống nhờ vào “tiền bo” khi làm phục vụ bàn ở Red Lobster trong khi tung ra dòng trang phục mà sau này phát triển thành thương hiệu trị giá 6 tỷ USD – khuyên bạn hãy bắt đầu một việc khác song vẫn duy trì công việc bạn đang làm.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 2.

Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn hay muốn tiến lên phía trước trong cuộc sống, bạn phải sẵn sàng bước ra khỏi vùng thoải mái của bản thân. Siebold chia sẻ: “Những nhà tư tưởng nổi tiếng thế giới từ sớm đã biết việc trở thành triệu phú không đơn giản và nhu cầu muốn được thoải mái có thể phá hủy điều đó. Họ học cách làm mình thoải mái trong khi làm việc trong tình trạng bất ổn liên tục.”

Muốn bước ra khỏi vùng thoải mái, bạn có thể chọn một công việc mà bạn cảm thấy mình không đủ khả năng để làm, học một kỹ năng mới hay gọi điện cho mọi người để tư vấn. Triệu phú tự thân Bobbi Brown và doanh nhân Koel Thomae đều bắt đầu sự nghiệp thành công của họ từ “cold-calling” (Gọi điện cho khách hàng tiềm năng).

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 3.

Thương lượng có thể là một cách kinh doanh khôn khéo nhưng việc không nhận được mức lương xứng đáng với những gì bạn cống hiến lại chính là điểm khác biệt giữa cuộc sống của người bình thường và những người giàu có. Tuy nhiên, nhiều người lại không dám đề cập vấn đề này với cấp trên cho dù mức tiền họ nhận được hoàn toàn chưa xứng với những gì bỏ ra.

Triệu phú tự thân Grant Sabatier cho hay: “Yếu tố hàng đầu sẽ quyết định tiềm năng thu nhập trong tương lai của bạn và giúp bạn kiếm được 1 triệu USD nhanh nhất là số tiền bạn kiếm được hôm nay”.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 4.

Triệu phú tự thân Grant Cardone, người đã phải vật lộn đủ đường để kiếm sống trước khi kiếm được số tiền đạt tới 7 con số, chia sẻ: “Tôi đã không mua chiếc đồng hồ hay xe hơi đắt tiền, xa xỉ đầu tiên của mình cho tới khi việc kinh doanh và đầu tư của tôi tạo ra nhiều nguồn thu nhập ổn định. Tôi vẫn đi chiếc Toyota Camry ngay cả khi tôi đã là một triệu phú. Hãy để bản thân nổi tiếng nhờ vào đạo đức nghề nghiệp thay vì những thứ mà bạn mua.”

Warren Buffett cũng có một triết lý sống tương tự. Nhà đầu tư huyền thoại thích ăn ở cửa hàng McDonald’s và không bao giờ chi quá 3.17 USD cho một chiếc sandwich buổi sáng dù sở hữu trong tay khối tài sản trị giá hàng tỷ USD.

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 5.

Người giàu không e ngại việc kêu gọi tài trợ. Nếu họ nảy ra một ý tưởng tuyệt vời nhưng lại không đủ khả năng tài chính để thực hiện, họ “sẽ sử dụng tiền của người khác để biến nó thành sự thực,” Siebold cho hay.

“Những người giàu biết rằng việc không đủ khả năng để tự mình chi trả cho thứ gì đó là việc không liên quan tới con đường làm giàu. Câu hỏi thực sự cần đặt ra là ‘Cái đó có đang để mua, để đầu tư hay để theo đuổi không?’ Những người giàu biết rằng tiền luôn sẵn có vì họ luôn tìm kiếm những khoản đầu tư lớn và những người tài giỏi để khiến những khoản đầu tư đó sinh lời.”

Nhà làm phim – triệu phú tự thân Spike Lee là một minh chứng cho điều này. Ông chia sẻ với dịch vụ đầu tư trực tuyến Wealthsimple: “Tôi không gặp vấn đề gì khi kêu gọi vốn đầu tư. Bởi tôi tin, tôi tin vào tài năng, khả năng ăn nói cũng như những người xung quanh tôi trong những dự án mà tôi tạo ra.”

Làm giàu là kỹ năng có thể học được và bạn nhất định sẽ thành công nếu vượt qua 6 điều khó khăn này - Ảnh 6.

Triệu phú tự thân kiêm M.C chương trình “The Profit” của CNBC, Marcus Lemonis, nói rằng quá nhiều người trong số chúng ta đang để nỗi sợ hãi ngăn trở bản thân đưa ra những quyết định quan trọng.

“Bạn sẽ gặp phải những thất bại nhưng ai quan tâm tới điều đó?” Thay vì sợ hãi việc phải đối mặt với những rủi ro, hãy coi mỗi cơ hội như một cách để học các kỹ năng mới.

Tỷ phú tự thân Richard Branson cũng từng nói: “Không ai làm đúng, làm tốt mọi việc ngay từ lần đầu tiên. Kinh doanh giống như chơi một bàn cờ khổng lồ và và bạn phải nhanh chóng rút ra bài học cho bản thân từ những thất bại. Các doanh nhân thành công không sợ thất bại, họ học từ những thất bại đó và tiếp tục tiến lên phía trước.”



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế/Tổng hợp

Quãng đời tuổi 20 là thanh xuân, là lúc bạn trải qua những điều tươi đẹp nhất cuộc đời, nhưng cũng là lúc bạn phải tự mình xây đắp một con đường, một bước đệm cho tuổi 30 có thể bật nhảy thật cao. Đó là thời gian bản phải rèn luyện, đắp bồi cả chuyên môn trong công việc và hơn hết cả là những kỹ năng mềm có thể quyết đinh 50% hiệu suất công việc của bạn.

Khi bạn bước vào ngưỡng cửa tuổi 30, hầu hết các kỹ năng chuyên môn của bạn đã được vận dụng khoảng 8 năm. Thông qua quá trình thực tập từ khi học đại học, bạn có thể nâng cấp bản thân qua hàng thập kỷ làm việc với nhiều kinh nghiệm.

Trong khi, bạn dường như làm việc không mệt mỏi để học những kỹ năng cứng như lập trình máy tính, viết lách, lên chiến lược, phân tích… bạn đã làm cách nào để cải thiện các kỹ năng mềm – điều quyết định 1 nửa hiệu suất công việc của bạn?

Chuyên gia nghề nghiệp Christopher Kingman cho rằng, kỹ năng mềm có liên quan đến việc tương tác giữa 2 hoặc nhiều bên, giọng nói có liên quan đến khả năng trở thành lãnh đạo của một người. Dưới đây là 4 kỹ năng mềm bạn phải học cách làm chủ trước khi chạm mốc 30 tuổi.

1. Kỹ năng lắng nghe linh hoạt

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 1.

Tất cả chúng ta đều có những người bạn thân, cha mẹ và những người thân dường như có thể thấu hiểu, chia sẻ mọi điều. Không cần biết là trái đất sụp đổ hay những vấn đề nhỏ bé, điều bạn muốn là những lời khuyên hay cùng nhau ăn mừng, họ luôn sẵn sàng ở bên cạnh bạn, lắng nghe với một trái tim rộng mở. Theo Kingman, đó là những người có kỹ năng lắng nghe linh hoạt rất tốt.

Có thể bạn nghĩ rằng, ai cũng có thể làm được việc lắng nghe. Nhưng điểm mấu chốt là ở chữ “linh hoạt”. Kingman giải thích rằng, phương pháp này không chỉ là việc bạn nghe người khác nói mà còn là kỹ năng hồi đáp có mục đích. Bạn phải lắng nghe và có xu hướng thấu hiểu những gì đối phương đang nói với bạn và cả những điều họ không nói thành lời.

Để rèn luyện kỹ năng này, Kingman nói rằng, khi ai đó thảo luận với bạn một vấn đề quan trọng, thay vì xem xét câu trả lời của bạn, hãy tập trung vào câu chuyện của đối phương ngay tại thời điểm đó. “Hãy chú ý đến các từ ngữ, thời gian, nhịp điệu, cắt ngắt câu và cảm xúc trong lời nói của họ. Hãy xác nhận rằng bạn đang lắng nghe đối phương bằng cách lặp lại 1 phần những gì họ nói khi hồi đáp. Nếu thực sự theo dõi câu chuyện và cảm xúc của đối phương, bạn có thể kể lại câu chuyện của họ cùng với sự thấu hiểu, cảm thông của chính mình.

2. Kỹ năng lãnh đạo

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 2.

Mỗi người đều có một phong cách lãnh đạo khác nhau, nhưng có người thành công, có người thì không. Chuyên gia nghề nghiệp Joy Altimare, các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất khi họ hướng tâm trí tới thái độ phục vụ. Đó là một khái niệm cho thấy rằng các nhà lãnh đạo thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe, thấu cảm, nhận thức, thuyết phục, tầm nhìn, cam kết với sự phát triển con người và xây dựng cộng đồng.

Altimare nói rằng, kỹ năng lãnh đạo này bao gồm nhiều kỹ năng mềm khác. Điều quan trọng là kỹ năng lãnh đạo vượt ra ngoài giá trị của doanh nghiệp, hướng sự tập trung vào việc khuyến khích một môi trường làm việc hỗ trợ hiệu suất, cộng tác và tình bạn thân thiết.

3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 3.

Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thật ngạc nhiên là hiếm người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Kỹ năng này không ám chỉ vốn từ phong phú hay khả năng viết lách phức tạp, mà là kỹ năng truyền đạt thông điệp hay hiểu vấn đề.

Kingman giải thích rằng, một trong những sai lầm của mọi người là cho rằng ai cũng mặc nhiên có kỹ năng giao tiếp. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, Kingman đưa ra 1 mẹo quan trọng nhưng rất đơn giản: Tạm dừng. Khi tiếp nhận 1 thông tin nào đó, hãy tạm dừng 3 giây để suy nghĩ trước khi đưa ra phản hồi. Ý thức được những gì mình nói là một dấu hiệu của người giao tiếp tốt.

4. Trí thông minh cảm xúc

 Kỹ năng mềm quyết định 50% hiệu suất công việc: 20 tuổi rèn luyện thật tốt 4 điều này, 30 tuổi thành công sẽ đến - Ảnh 4.

Trong tất cả các kỹ năng bạn cần rèn luyện trước khi 30 tuổi, trí thông minh cảm xúc là khó khăn và đòi hỏi khắt khe nhất. Kỹ năng này bao gồm nhiều khía cạnh bao gồm cả khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân và cả người khác. Đó có thể là một kỹ năng đơn giản khi bạn nhận biết những người khóc đang buồn, những người cười đang vui. Nhưng đôi khi bạn phải có tầm nhìn để đào sâu hơn cảm xúc thực sự đằng sau những biểu hiện bên ngoài của đối phương.

“Kỹ năng nhìn nhận xảm xúc giúp bạn điều hướng các tình huống, đưa ra quyết định giữa các lựa chọn phức tạp và được coi là một trong những yếu tố then chốt để thành công. Chúng ta cần trí thông minh cảm xúc để tương tác xã hội một cách có ý nghĩa”, Kingman khẳng định.

Khi bạn có thể nhận biết các tín hiệu mà đối phương đưa ra dù rõ ràng hay không, bạn có khả năng đạt được sự tin tưởng cao của họ và thúc đẩy các kết nối mạnh mẽ hơn. Những người có trí thông minh cảm xúc thường được đánh giá là chân thành, chu đáo.



Theo Hà Lê


Nhịp sống kinh tế

Mùa World Cup đến, cả cõi mạng và dân tình nhộn nhịp như một phiên chợ mở cả đêm lẫn ngày. Nhiều bà vợ lo lắng hoảng hốt nếu nửa đêm sờ bên cạnh không thấy chồng mình đâu, cảm giác giống như đang rơi vào mê hồn trận của “tháng góa phụ”. Cả khu phố ngập những âm thanh thủy tinh chạm vào nhau lạch cạch của những cốc bia cỏ, tiếng reo hò rền rĩ đau khổ lẫn sung sướng của kẻ thắng người thua dẫu biết rằng niềm vui của người này là nỗi đau đớn của kẻ khác.

Cả tháng nay, cả facebook của tôi ngập tràn màu cờ sắc áo của những dân tộc khác, có người hăm hở, ngày đăng chục cái lận những trạng thái đều liên quan đến cái cúp kia, đến nỗi có lúc giật mình tưởng như “người sót lại của rừng cười”. Tôi ơ hờ, dửng dưng với bóng bánh, nên đương nhiên World Cup chẳng xi nhê gì tới cuộc của tôi. 

Không xem bóng đá thì làm gì được nhỉ? Đừng lo bạn không hề cô đơn đâu vì trên trái đất này còn rất nhiều người vẫn sống tốt mà vẫn chẳng biết gì về cái giải ấy cả. 

Thay vì ngồi giữa những tấm lưng trần tua túa mồ hôi ở vỉa hè cùng chăm chăm vào cái màn hình giữa những người đang khóc cười cùng bóng, nín thở chờ đợi  thần tượng của mình sút vào gôn thì bạn có thể ngồi ở nhà xem phim với vợ, dạy con học bài hoặc thậm chí lên giường đi ngủ cho khỏe. 

Những người ghét bóng đá mùa World Cup thường rất giàu có? - Ảnh 1.

Có khi khoảng thời gian bão tố của đàn ông ngoài kia lại là những phút giây lãng mạn của gia đình bạn, đừng đùa, cô vợ dù không nói cũng sẽ thầm sung sướng tự hào chồng mình thật có tâm.

Bạn sẽ chẳng phải nghe tiếng càu nhàu bonus thêm cả cái nhìn găm vào tận xương tủy của hàng xóm vì lỡ hét hò đập phá làm phiền người già, trẻ nhỏ.

Sếp sẽ nhìn bạn trìu mến vì phong độ đẹp trai lượt là, hoàn thành công việc ngon lành chứ không giống những nhân viên khác: te tua, bầm dập, mắt mũi thâm quầng, lơ là công việc sau những trận cầu đêm trước. Rõ là không xem bóng thật khiến tình làng nghĩa xóm gần gũi, sếp thương yêu đồng nghiệp ngưỡng mộ – chẳng gì sánh bằng!Đặc biệt sẽ chẳng có kẻ nào rút được polyme trong ví của bạn vì bạn không xem bóng thì chẳng có lý do gì để ngồi giữa đám bạn bè chỉ để uống bia. Thử tính xem, cả tháng World cup nhậu nhẹt không mất vài triệu cũng là lạ, bình dân là thế, lỡ có chú nào ham vui là “đi ngay” cả tháng lương, vợ con càu nhàu, giận dỗi?

Không xem bóng, sẽ chẳng có những hỉ nộ ái ố tức thời, để trong phút giây lầm lỡ bốc đồng với bạn bè tham gia cá cược, “bay” ngay con Dream Thái quý hóa hay chú Iphone X vừa lên đời. Yên tâm đi, tài sản là của bạn, chúng sẽ được an toàn qua cơn cuồng nhiệt của trái bóng.

Nếu bạn chưa có người yêu, thì đây là cơ hội quá tốt để hẹn hò tán tỉnh nàng hoặc chàng vì không nhiều người hững hờ với môn thể thao này như bạn đâu. Biết đâu được xong cái giải, thế giới vẫn bình lặng còn bạn đã có “gấu” tay trong tay.Bóng đá không thể xáo trộn cuộc sống sinh hoạt tươi đẹp của bạn, ngược lại nó có thể biến khoảng thời gian này rất có ích cho những việc lớn lao bất ngờ mà bạn khó có thể tưởng tượng.

Những người ghét bóng đá mùa World Cup thường rất giàu có? - Ảnh 2.

Mấy bạn trẻ start – up tôi biết, rất ít người trong số họ “phát điên” với những trận cầu mùa giải này dù lý do có chính đáng như 4 năm mới có một lần hay đàn ông không xem bóng đá thì vứt. Khi bạn bè đang xem bóng, họ vẫn làm việc, đọc sách, vẫn ngâm cứu, tích lũy, học hỏi. Cuộc sống của họ là sự tính toán hơn thiệt, chi phí cơ hội mà. Họ nhất quyết làm mình tốt hơn, giỏi hơn chứ không lao vào nhậu nhẹt bóng trái mà từ bỏ thói quen sinh hoạt khoa học, quên mất nhiệm vụ chính của mình. Thậm chí, họ tỏ ra rất khó chịu khi nhân viên, đối tác của họ vì ham mê World Cup mà ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng công việc. Còn họ, tuyệt đối để bản thân “miễn nhiễm” với cơn sốt trái bóng tròn. 

Có lẽ đây cũng là khác biệt giữa những người trẻ, ai vui cứ vui, ai học hỏi, làm việc thì cứ tiếp tục và ai cũng hiểu thành công không phải là thứ ăn may mà có mà chính là những giây phút chăm chỉ cần mẫn khi người khác đang vui chơi như thế này. 

Sếp của tôi, 33 tuổi, sở hữu hai công ty, một về viễn thông, một về dược đã nói với tôi rằng những người thông minh và giàu có thường chẳng sa đà vào thú vui gì quá đáng cả.

Đúng thật, cái gì cũng có giới hạn của nó. Nếu là nhân viên văn phòng hoặc hành chính bình thường, chắc chắn bạn không thoát khỏi “hội chứng thứ Hai”, tức là sau 2 ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, bạn vẫn lơ lửng trên mây, hiệu quả công việc giảm sút vì bạn không thể tập trung được khi vẫn lưu luyến ngày nghỉ. Thế mà, World Cup kéo dài cả tháng, bạn làm sao có thể chữa được hội chứng này khi mà cứ đắm đuối mãi theo trái bóng nhỉ? Sung sướng là quyền của bạn nhưng miếng cơm manh áo của bạn tất nhiên cũng không ai lo thay cho bạn rồi.

Lành mạnh qua giải World Cup hay là men gan tăng vì uống quá nhiều bia, công việc bỏ bê, vợ con giận vì chẳng được đoái hoài? Vui vẻ giải trí hay là gánh nặng, đầu độc cơ thể bằng những cuộc vui thâu đêm suốt sáng? Giỏi hơn, thông minh hơn, có nhiều thời gian đầu tư cho kế hoạch công việc, cho gia đình, cho bản thân hay là ích kỉ chỉ màng tới sự hưởng thụ của chính mình? Chỉ là những trận bóng thôi mà, sao chúng ta không suy xét đến sự đánh đổi quá lớn lao của nó nhỉ?

Thực ra, World Cup không đáng ghét đâu, bởi nó không ép bạn uống bia rượu, không cướp đi tiền bạc, sức khỏe, hạnh phúc gia đình bạn. Tất cả chỉ do cách đối xử của bạn với nó thế nào thôi. Luôn luôn có một lựa chọn mà! Đêm qua sếp tôi lại nhắn tin hỏi: World Cup và việc anh giao cho chú có liên quan gì đến nhau không? Tất nhiên, không mấy nhiều thời gian để tôi reply tin nhắn đó.



H. Dương


Theo Trí Thức Trẻ

Những người thành công nhất trên thế giới đều có xuất phát điểm giống nhau: họ là những người ham học hỏi, nhờ học hỏi mà trở nên khác biệt. Để bắt đầu công việc kinh doanh, chúng ta cần phải tìm hiểu rất nhiều thứ, tìm hiểu về tài chính, quản lý nhân viên, bán hàng, tiếp thị, đổi mới sản phẩm, quản trị rủi ro đều là những bài học quan trọng. Tuy nhiên, còn có những bài học khác cũng quan trọng đối với tương lai của doanh nghiệp nếu bạn muốn trở thành một ông chủ thành công.

Dưới đây là 4 bài học dành cho những doanh nhân trẻ để xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững.

1. Linh hoạt đổi mới là yếu tố sống còn

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp ban đầu thường có xu hướng phát triển như một tên lửa. Bạn đầu tư tiền của mình vào việc xây dựng một sản phẩm hoặc dịch vụ hàng đầu, tập hợp một đội ngũ nhân viên tuyệt vời, thiết kế tài liệu tiếp thị và trang web thật bắt mắt.

Bạn đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc vào những điều trên trước khi công ty ra đời mà quên đi rằng nhu cầu của khách hàng và cách thức bán hàng của bạn mới là vấn đề quan trọng nhất. Đến khi công ty thực sự khởi động, tất cả những khách hàng mà bạn nghĩ sẽ gõ cửa công ty của bạn đều không có ở đó. Đó là một kịch bản thường thấy ở một startup và cuộc đấu tranh để vượt qua năm đầu tiên luôn đầy khó khăn.

Tất cả những gì bạn cần để phát triển doanh nghiệp là tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị trường và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở một mức giá hấp dẫn đối với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp nắm bắt được đúng nhu cầu thì trường trong năm đầu tiên kinh doanh. Bài học được những người đi trước đưa ra là: đừng nản chí. Thay vì cảm thấy thất vọng về việc khách hàng không mua hàng của bạn, hãy hỏi họ lí do không mua. Từ những dữ liệu thu thập được, sau đó bạn hãy xoay chiều chiến lược kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

2. Chi tiết nhỏ tạo ra thành công lớn

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 2.

Các doanh nhân thành công thường yêu thích các chi tiết nhỏ, họ thường tách những công việc phức tạp thành các nhiệm vụ nhỏ độc lập với nhau. Bằng cách đó họ có thể nhìn thấy và giải phóng các tắc nghẽn đồng thời vận hành cả cỗ máy lớn một cách hiệu quả hơn. Mọi quá trình trong doanh nghiệp của họ đều được quy định bằng văn bản với các bước cụ thể được xác định rõ ràng.

Trong ngắn hạn, để thúc đẩy doanh nghiệp, bạn cần tập trung thúc đẩy bán hàng, tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng và xây dựng các mối quan hệ. Đó là bức tranh tổng thể. Tuy nhiên, nếu bạn là một người nhìn xa trông rộng, bạn sẽ nhận ra cái đảm bảo cho quá trình bán hàng được diễn ra bình thường chính là sự vận hành trôi chảy của công ty. Một khi bạn không đưa ra các quy trình phù hợp, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại bất kể bạn bán được bao nhiêu hàng hóa hay danh sách khách hàng của bạn dài đến mức nào.

3. Người lãnh đạo thông minh thường thuê những nhân viên thông minh hơn mình

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 3.

Mọi người đều biết điều này, đúng không? Vấn đề ở đây là mặc dù chúng ta đều biết điều đó nhưng hầu hết đều lờ đi. Lí do là những nhà lãnh đạo thường sở hữu cái tôi quá lớn. Họ là những nhân vật lớn, hướng ngoại, và vì vậy họ phải là người đứng đầu tại nơi họ làm việc. Điều đó có nghĩa là khi nói đến việc thuê nhân viên, mặc dù họ nghĩ rằng nên tập trung vào việc tìm kiếm những người thông minh, trên thực tế họ lại đang chọn những người sẽ không đe dọa đến vị trí của họ.

Những doanh nhân thành công thì ngược lại. Họ hiểu rõ bản thân, cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Họ tự ý thức được rằng bản thân mình có thể là người cực kì thành công nhưng chỉ điều đó là chưa đủ. Họ cần có những người đồng nghiệp tài năng ở quanh mình, những người có thể đồng hành với họ trong mọi dự án, dám thách thức lẫn nhau để thúc đẩy sự tiến bộ chung. Vì thế, nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp đừng ngại thử thách bản thân bằng cách thu hút những nhân viên ưu tú về làm việc cho công ty của bạn.

4. Nỗi sợ là một phần không thể thiếu trên đường đi đến thành công

4 bài học sống còn mà bất cứ doanh nhân thành công nào cũng đều phải trải qua - Ảnh 4.

Mỗi doanh nhân đều có những đêm không ngủ. Tất cả những người sáng lập startup đều lo ngại rằng công việc kinh doanh của họ sẽ bị phá sản vào ngày mai. Tất cả các doanh nhân đều nghĩ rằng họ sẽ phát điên với khối lượng công việc khổng lồ. Điều này là hoàn toàn bình thường, và hoàn toàn không có gì phải lo lắng. Trên thực tế, đó là một phần của việc xây dựng một doanh nghiệp thành công. Quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo rằng những nỗi lo sẽ không làm tổn hại đến sức khỏe và năng lực của bạn.

Chúng ta có thể nghe truyền thông kể rất nhiều về những doanh nhân chỉ ngủ bốn giờ mỗi đêm, và làm việc 80 giờ mỗi tuần trong nhiều năm. Tuy nhiên điều đó là không khả thi. Thực tế đã chứng minh làm việc quá sức không đem lại hiệu quả cao mà còn khiến cho cơ thể chúng ta bị suy nhược.

Ngoài giờ làm việc, hãy dành thời gian cho bản thân mình. Ngủ đủ giấc, tập thể dục, làm những điều mình thích… mới là phương pháp đúng đắn để bạn vượt qua căng thẳng, mệt mỏi và những nỗi sợ vô hình.



Theo Hoài Thu


Nhịp sống kinh tế

Nói nhiều không bằng nói đúng

Cuốn sách cho chúng ta nhận ra những cách giao tiếp “quá lố”, biết tiết chế bản thân, biết nên nói gì, điều gì chưa phải lúc thông qua 36 bí quyết xuyên suốt từ im lặng đến quan sát và cuối cùng là lắng nghe. 

Cuốn sách tuy mỏng nhưng tóm gọn và khá nhiều trường hợp cụ thể được đưa ra ví dụ mà ta có thể áp dụng cho thực tiễn. Ngoài ra cuốn sách được in màu với những nhân vật vui mắt nên đọc khá thú vị. Những bí quyết được trình bày dưới dạng những lời khuyên, dẫn dắt từ từ và hợp lý. Đây là cuốn sách rất hữu ích cho những bạn trẻ, để có thể giao tiếp tự tin, hiệu quả hơn trong công việc, học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Giấc mơ trở thành bậc thầy giao tiếp không còn xa với 5 cuốn sách này - Ảnh 1.

5’ chinh phục người đối diện

Cuốn sách “5’ chinh phục người đối diện” của chuyên gia giao tiếp, Don Gabo, sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng giao tiếp hữu ích để kết giao và duy trì những mối kết giao trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Với những tình huống giao tiếp cụ thể, đa dạng và phong phú, cuốn sách của tác giả Don Gabo thực sự thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng và phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc. Với “5s chinh phục người đối diện” bạn đọc không chỉ tự tin hơn trong giao tiếp mà còn tạo dựng và có được những mối kết giao bền vững – một trong những bí quyết cho một cuộc sống hạnh phúc và thành công. 

Giấc mơ trở thành bậc thầy giao tiếp không còn xa với 5 cuốn sách này - Ảnh 2.

Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ 

Hướng dẫn độc giả khá tỉ mỉ từ việc dũng cảm mở lời, cách tích lũy kiến thức để làm phong phú đề tài nói chuyện, làm thế nào làm chủ cuộc giao tiếp, cách để người khác cảm thấy thoải mái, thêm gia vị hài hước vào cuộc nói chuyện. Bên cạnh đó, tác giả còn đi sâu vào cách giao tiếp trong các trường hợp phỏng vấn xin việc, thương thuyết để đạt được mục đích, cách giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp… giúp bạn lấy được lòng thiên hạ.

Giấc mơ trở thành bậc thầy giao tiếp không còn xa với 5 cuốn sách này - Ảnh 3.

IQ trong nghệ thuật thuyết phục

Kurt Mortensen đã tìm kiếm và học hỏi từ những nhà thuyết phục hàng đầu thế giới để đưa độc giả vào những khám phá mới mẻ về nghệ thuật giao tiếp. Ông cho rằng những thói quen thiết yếu, những tính cách và hành vi cần được sử dụng để khai thác khả năng thuyết phục tự nhiên của con người.

Cuốn sách đã phân tích những kỹ thuật đầy quyền năng trong giao tiếp như: nắm bắt những người khác một cách nhanh chóng, tạo ra sự tin tưởng tức thì, điều khiển người khác cần phải hành động ngay lập tức, cách nhanh chóng đạt được thỏa thuận, thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của bạn,…

Ngoài những bài học về cuộc sống, đây là cuốn sách lý tưởng để bạn gái áp dụng vào môi trường công việc, trở thành người thuyết phục khách hàng tài ba.

Giấc mơ trở thành bậc thầy giao tiếp không còn xa với 5 cuốn sách này - Ảnh 4.

Ai cũng giao tiếp nhưng mấy người kết nối

Giao tiếp không chỉ đơn thuần là nói, mà một người giao tiếp thành công phải biết kết nối và gieo những cảm xúc tích cực cho người tiếp nhận. Số ít những người kết nối được với mọi người là những người có khả năng lãnh đạo và tạo sức ảnh hưởng lớn lao trong tổ chức của mình. Trong cuốn sách dạy giao tiếp này, John C. Maxwell sẽ tổng kết 5 nguyên tắc nền tảng khi kết nối với mọi người. Từ đó tác giả đưa ra 5 ứng dụng hành động để giúp bạn kết nối thành công – với một người, một nhóm, với khán giả, hay bất kì ai bạn muốn.

Giấc mơ trở thành bậc thầy giao tiếp không còn xa với 5 cuốn sách này - Ảnh 5.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Trong cuộc sống, bất cứ ai thành công cũng từng nếm trải thất bại. Chặng đường của mỗi người là một câu chuyện, một tấm gương. Tỷ phú Richard Branson từng thất bại 400 lần trước khi ông thành lập công ty Vigin Galactic. Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối 1.009 lần khi ông chào bán công thức gà rán.

Doanh nhân người Singapore 40 tuổi – Bryan Long cũng không phải là người ngoại lệ. Anh không chỉ thất bại một lần, mà chính xác là anh đã thất bại, thất bại, và thất bại lần nữa.

Đối với Long – từng là một sinh viên luôn dẫn đầu lớp với số điểm GPA tuyệt đối là 4.0, đó là một đòn chí mạng. Thậm chí, điều đó đủ khiến anh từ bỏ ý định lập nghiệp và quay trở lại làm một anh kỹ sư bình thường. Tuy nhiên, Long đã không đi theo lối mòn đó.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 1.

Long bắt đầu khởi nghiệp lần đầu tiên vào năm 2010. Khi đó, chàng trai 32 tuổi đã rất xuất sắc để có trong tay chiếc bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Vì vậy, anh quyết định biến thành công này thành hành động với việc thành lập Big Life Treats, một công ty quà tặng trải nghiệm.

“Tôi đã làm tất cả những gì mà tấm bằng MBA bảo tôi phải làm”, Long nói.

Trong vòng 2 năm, Long đã bơm 120.000 SGD (khoảng 88.000 USD) tiền tiết kiệm của chính mình vào công ty và nhanh chóng xây dựng được một nhóm làm việc. Tuy nhiên, phải đối mặt với chính người bạn đồng sáng lập cùng sự cạnh tranh khốc liệt từ Groupon , công việc kinh doanh của anh dần giảm sút.

“Lúc đó tôi thực sự điên cuồng và quẫn trí”,” Long nói, bởi chính anh từng tự nhận mình là một người luôn được chở che. Nhưng ngày hôm sau, anh đã tìm được một cuốn sách khiến anh thay đổi ngay thái độ của mình.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 2.

“Tôi nhận ra rằng đó không phải là một trường hợp phải nói câu “Hãy từ bỏ”. Nói đúng hơn cuốn sách đã chỉ cho tôi biết tại sao tôi thất bại và mình cần thay đổi những gì, “Long chia sẻ.

Bạn phải học cách tiếp cận vấn đề một cách trung lập. Suy cho cùng, thành công và thất bại chỉ là một điểm, và nếu bạn không thể đánh giá chúng, thì thành công hay thất bại cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn thành công, bạn không nên phấn khích; nếu bạn thất bại, bạn không nên buồn. Điều bạn nên làm là tự hỏi mình tại sao lại có được kết quả này trong cả hai trường hợp.

Vì vậy, Long nhanh chóng coi thất bại đó như một bài học và tự cho mình thêm một cơ hội nữa.

Thử … và thử lại

Tuy nhiên, lần này, thay vì liều lĩnh đầu tư lớn, Long áp dụng cách tiếp cận “xây dựng, tính toán, học hỏi” của Ries. Anh đã tạo ra một trang web cơ bản – về bản chất là một “bản sao” của công ty chuyên về dịch vụ gia công phần mềm TaskRabbit – và sau đó cho phép người dùng phản hồi. Trong chưa đầy 2 tháng, anh nhận ra không có thị trường ở Singapore và cuối cùng phải dừng lại.

Mặc dù Long đã mất khoảng 1.000 SGD cho dự án này, anh cũng cảm thấy mình đã tiến được một bước lớn. Năm 2015, anh đồng sáng lập công ty thứ ba, Stacck, một hệ thống quản lý thông tin nhà hàng. Anh đã điều hành công ty và giúp thu về 1,7 triệu SGD, xây dựng một đội ngũ quốc tế và có được khoản tiền lương lần đầu tiên.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 3.

“Tôi đã học hỏi một cách nhanh chóng để mở rộng kiến thức của bản thân. Tôi đã có một tư duy tăng trưởng mà không phải là một tư duy cố định”, Long nói.

Khi được hỏi về bí quyết cho một doanh nghiệp thành công Long cho rằng đó là đội ngũ và thời gian. Chính vì thế, sau hai năm mở Stacck, người bạn góp vốn mở công ty cùng anh đã rẽ hướng khác, Long không thể đủ sức để gánh vác cả một công ty, do đó anh cảm thấy lựa chọn tốt nhất là cắt lỗ và bán doanh nghiệp.

“Tôi không phải là doanh nhân lần đầu tiên làm việc đó. Mọi người đều mong mọi chuyện trở nên tốt đẹp nhưng trên thực tế, tôi nhận ra cần có thời gian để xây dựng các kỹ năng cũng như các vấn đề về đội ngũ làm việc. Chỉ có khoảng 0,01% người đầu tiên có thời gian và đội ngũ làm việc xuất sắc” – Long chia sẻ.

Hiện tại, với vai trò là một diễn giả, chuyên gia tư vấn, Long hy vọng sẽ có thể thay đổi cách nhìn truyền thống về thành công và thất bại và khuyến khích những người trẻ tuổi năm 2020 đặt ra và đạt được mục tiêu đặc biệt vào năm 2020. Anh cũng lên kế hoạch kiếm tiền từ dịch vụ thông qua phí tài trợ hoặc phí thành viên và sẽ tiếp tục làm việc bán thời gian tại Citibank.

“Rất nhiều người nhìn thất bại như một điểm kết thúc, nhưng thực tế nó dẫn bạn đến cánh cửa tương tự như cánh cửa của thành công. Đó có thể là chữ “Thoát” nhưng nếu bạn quay đầu lại thì đó sẽ là “Lối vào”, Long chia sẻ.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế/CNBC

– 01 – 

Ninh đăng bức ảnh trường mầm non của con gái trên trang cá nhân khi gửi con về quê, là một nơi tương đối lạc hậu

Khi bạn bè hỏi tại sao hết 6 tháng thai sản, bắt đầu đi làm không gửi về luôn mà phải đợi đến giờ, cô lập tức trả lời: Vì lúc đó ở bên mẹ vẫn có sữa để uống, tiết kiệm được một khoản lớn tiền mua sữa!

Giờ bà đưa về quê cho đi học, học phí không bằng phần đuôi ở Hà Nội

Đây chính là Ninh, tất cả đều được mang lên bàn tính, tất cả đều có thể tiết kiệm.

Cô ấy là một trong mười nhân vật tiết kiệm nhất trong số bạn bè chúng tôi, và cô ấy, xếp thứ nhất!

Ninh là đồng nghiệp đầu tiên khi tôi đi làm ở Hà Nội, cô ấy giản dị nhiệt tình, dễ tiếp xúc, nhưng không có bạn bè. Nguyên nhân rất đơn giản, sở thích đặc biệt của cô ấy là: tiết kiệm tiền!

Người tiết kiệm tiền sẽ không chủ động thanh toán, người không thanh toán sẽ thiếu đi bạn bè.

Cô ấy tiết kiệm đến mức, có thể không tiêu nhất định không tiêu, nếu bắt buộc phải tiêu thì sẽ chia nhỏ đến 10 lần để tiêu.

Ăn bữa sáng tại công ty, nhất định không ăn quá tiêu chuẩn được miễn phí. 

Tan làm nhất định về nhà ăn cơm, trừ khi được mời.

Mua quần áo nhất định phải mua lúc giảm giá, thấp hơn 50% nhất định không mua.

Váy áo luôn là kiểu dáng của mấy năm về trước.

Những bữa ăn tụ tập mà mất tiền nhất định không đi;

Nhất định không lãng phí tiền ở những nơi không cần thiết, ví dụ như đi du lịch, mua hoa, đi xem phim…

Những khoản chi phí hàng tháng là cố định, gần như chỉ có ăn uống và tiền thuê nhà.

Giấy ăn, cốc giấy… đều lấy từ công ty, cô ấy làm bên vật tư, vừa hay là bộ phận cung cấp những thứ đó cho công ty.

Đến sữa tắm, dầu gội đầu…, cô cũng có thể “nhân tiện” giúp công ty mua quà tặng, thương lượng lấy hàng dùng thử, đủ dùng cho 1 năm…

Có năm sinh nhật cô, chúng tôi mua hoa tặng, cô nói, không bằng mua cho mình đồ gì đó có thể dùng được, mình còn có thể tiết kiệm được chút tiền. Ninh – chính là người như vậy, từ lời nói đến hành động đều hướng đến tiết kiệm. Hỏi cô ấy tiết kiệm để làm gì – Cô nói để mua nhà

Chần chừ mãi, khi giá nhà tăng cao, không nỡ mua, cô lại mua ở vùng ven. Bạn bè hỏi, cô nói ai chẳng muốn ở ngay trung tâm chứ, nhưng giờ giá nhà tăng cao, thay vì việc bỏ ra số tiền ấy, mua ở đây cô có thể tiết kiệm được thêm một khoản.

Bây giờ con gái đã về quê ở cùng ông bà, 2 vợ chồng cô trọ chung với chủ nhà trong một căn hộ cũ.

Thực ra thu nhập của vợ chồng họ không hề thấp, đủ để cho con học ở một trường tốt ngay Hà Nội, có một môi trường tốt hơn, có một cuộc sống đầy đủ hơn.

Trong mắt rất nhiều người, cách sống của họ là tự làm khổ mình, nhưng Ninh hoàn toàn không để ý. Cô ấy lấy tiết kiệm làm niềm vui, không  một ai có quyền đánh giá và chỉ trích.

Tiết kiệm tiền và biết tiêu tiền, vì vậy mà có cách sống có sự khác biệt.

Người tiết kiệm, mỗi ngày đều trải qua cuộc sống giống nhau, niềm vui duy nhất đến từ việc, số dư trong tài khoản đang tăng lên từng ngày.

Còn người biết tiêu tiền, sẽ dùng tiền để đổi lấy niềm vui, đổi lấy chất lượng cuộc sống tốt hơn, niềm vui của họ muôn màu muôn vẻ, cuộc sống phong phú đặc sắc.

Tiền đồ khác biệt của người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền: Con đường ngắn nhất đi tới thành công! - Ảnh 1.

– 02 – 

Người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền không chỉ khác nhau về phương thức sống, mà còn khác nhau về tầm nhìn 

Làm ăn kinh doanh thường sẽ đều biết cách để tiết kiệm tiền, tiết kiệm vốn. Còn những người làm ăn lớn được thì đều không phải do biết tiết kiệm tiền, mà biết cách tiêu tiền.

Tôi có hai người quen cùng làm  trong dịch vụ ăn uống. 

Một người không phải rất giỏi về nấu ăn, nhưng tính tình hào sảng, quan tâm đến cả tâm tư, gia đình nhân viên, coi nhân viên như người thân, lương thưởng hậu hĩnh. Vì vậy nhân viên của cậu khi phục vụ khách hàng cũng vui vẻ bằng chính chân tình của mình. Đồ ăn từ hoa quả tráng miệng miễn phí cậu cũng chưa từng xem nhẹ” đã là đồ tặng càng phải là đồ ngon, không được phép tiết kiệm chi phí” vì vậy cửa hàng ngày càng phát triển, chi nhánh mở ra ở nhiều nơi. Sự thành công cuả cậu đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là tư duy về cách tiêu tiền của cậu.

Cũng là kinh doanh lẩu, cũng đạt được những thành công bước đầu khi mở nhà hàng. Ông giỏi nấu nướng, nước lẩu có vị đặc trưng riêng, ban đầu mới mở rất hút khách vì hương vị ngon đặc biệt, trong thời gian đầu khi khai trương, khách luôn ngồi kín quán.

Nhưng dần dà, khách đến thưa dần, vì dù nước lẩu ngon, nhưng đồ ăn vì để tiết kiệm chi phí thường dùng những loại thực phẩm không tươi mới, thậm chí rau của ngày hôm trc đã úa vàng, khách đến vắng dần, cuối cùng phải đóng cửa. Vài lần mở cửa hàng, nhưng ông lại không nhìn ra được điểm đó, cố tìm cách để giảm giá thành, giảm chi phí và cuối cùng cũng vẫn không thể vực lên được.

Tiết kiệm tiền và biết cách tiêu tiền, rốt cuộc sẽ khác nhau về nhân sinh quan, giá trị quan, cuối cùng sẽ kéo theo cả tầm nhìn cao thấp.

Người tiết kiệm tiền luôn quá coi trọng lợi ích trước mắt. Dùng cách “khôn vặt” để tiết kiệm những khoản đáng lẽ phải chi tiêu, lấy những khoản lẽ ra thuộc về người khác đều cho hết về túi của mình, nhìn thì có vẻ chỉ lãi không lỗ, nhưng về lâu dài lại tồn tại những cái “lỗ” tiềm ẩn. Vì vậy càng bước về phía trước, tiền đồ càng thu hẹp.

Người biết tiêu tiền sẽ ngày càng phát triển; Tiêu tiền ngày hôm nay, để mở đường cho ngày mai. Cách làm này trông có vẻ ngốc nghếch, nhưng lại là con đường ngắn nhất đi đến thành công.

Tiền tiêu càng nhiều, đường đi càng rộng, con người càng ngày càng khoáng đạt.

Tiền đồ khác biệt của người tiết kiệm tiền và người biết tiêu tiền: Con đường ngắn nhất đi tới thành công! - Ảnh 2.

– 03 –

Một người tiết kiệm tiền và một người biết tiêu tiền không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bản thân, mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến con cái.

Linh và Tú lớn lên cũng nhau

Hồi còn nhỏ, gia đình Linh khó khăn, còn Tú gia cảnh khá giả, nhưng bề ngoài của 2 người lại hoàn toàn trái ngược. Tú trước giờ đều mặc đồ thừa của chị gái, từ nhỏ đã rất ít khi mua quần áo mới, gia đình họ cũng sống rất tiết kiệm. Cô thường ngưỡng mộ bộ đồ mới của Linh, những hoa quả đầu mùa mà bố mẹ Linh mua, khi nộp học phí ở trường có thể nộp đúng hẹn… Mỗi lần nhà trường yêu cầu đóng tiền, Tú đều là người cuối cùng. 

Mỗi lần nhận được giấy báo đóng tiền, mẹ Tú thường hay nói mát, nói trường học thu quỹ đen, vừa mới đóng gần đây đã lại thu nữa … Nói nuôi con quá đắt đỏ, nuôi ăn học xong không biết có thành người không… Mắng xong cũng không cho tiền, đợi giáo viên giục đến ba bốn lần mới chịu bỏ tiền ra. Còn bố mẹ Linh lại hoàn toàn ngược lại, trước nay chưa từng tiết kiệm với con cái, chưa từng trước mặt con cái than phiền chuyện tiền nong. Thậm chí đôi  khi chỉ vì để con nộp tiền đúng hạn, bố mẹ lại lặng lẽ đi vay tiền bạn bè họ hàng.

Vì vậy, từ bé Linh đã lạc quan hơn Tú rất nhiều

Có lần về nhà đi chợ cùng mẹ, Linh gặp Tú. Con Tú đang đứng trước quầy bán cam loại 1 đòi khóc, cô tức giận nói “đều là cam cả, việc gì phải mua loại đắt thế”. Đứa bé khóc thét nói, đã ăn cam  này ở nhà bạn, loại này ngon hơn…

Để giải vây, tôi mua cho bé một ít cam, nhân tiện  nói chuyện với bạn. Cô như gặp người để xả, tức giận nói xấu mẹ mình, nói mẹ keo kiệt, thiên vị, cô mua nhà thì không cho tiền, nhưng lại mua nhà cho anh cô…

Nói đến Linh, Tú vô cùng ngưỡng mộ, nói nhà cô có tiền, thường ngày thích ăn gì mua nấy, con nhỏ cho theo học trường quốc tế, tháng trước cả nhà vừa đi biển du lịch…

Nhìn bộ dạng rầu rĩ của bạn mà tôi thấy buồn thay cô, nghĩ cô có cuộc sống không tốt.

Ra về, mẹ mới nói, thực ra điều kiện gia đình Tú cũng rất tốt, chồng là công chức nhà nước, còn cô mở một shop quần áo, buôn bán đắt khách. Mẹ cô tiết kiệm, trong cuộc sống luôn xem tiền là số một. Cô từ bé đã ảnh hưởng suy nghĩ từ mẹ cô, lớn lên thói quen sống và tiêu tiên cũng học từ mẹ, tự làm cho cuộc sống khổ cực hơn. Trong khi bố mẹ Linh dùng hết bản năng của người làm cha làm mẹ để đem đến cho con cái những gì tốt đẹp nhất, không bao giờ tiếc tiền cho con cái của mình.

Những phụ huynh tiết kiệm sẽ để ý chi tiêu từng đồng, trẻ nhỏ không được đáp ứng nhu cầu về lâu dài sẽ trở nên mặc cảm tự ti. Cảm thấy bản thân không đáng có được những thứ tốt đẹp, không xứng với cuộc sống tươi đẹp hơn. Sự tự ti truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến cả n thế hệ sau. Còn những phụ huynh biết tiêu tiền, đều muốn dành cho con những thứ tốt đẹp nhất.

Nếu những mong muốn của con cái được đáp ứng, chúng sẽ trở nên tự tin, sẽ quen dần với việc vươn mình để theo đuổi những thứ mình thích, trở nên tích cực hơn, nỗ lực hơn. Những người sống vừa tích cực vừa nỗ lực, may mắn sẽ luôn mỉm cười

Những bậc phụ huynh quá tiết kiệm, cuộc sống của con cái cũng ngày càng ảm đạm và suy nghĩ hạn hẹp.

Phụ huynh biết tiêu tiền, cuộc sống của con cái sẽ ngày càng rộng mở và đầy màu sắc.

Từ xưa, vật chất khan hiếm, và những người tiết kiệm tiền thường được xem là những người biết tiêu tiền, họ cố gắng sử dụng một số tiền để làm được nhiều việc hơn và cuối cùng trở thành người có của cải để dành trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, sự dư thừa vật chất và cạnh tranh khốc liệt.

Những người biết tiết kiệm tiền không còn ưu thế nữa. Quyết định tiềm lực kinh tế của một người, sẽ là người đó có biết tiêu tiền hay không. Biết tiết kiệm tiền và biết tiêu tiền đã trở thành hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, người biết tiêu tiền sẽ biết kiếm tiền.

Những người biết tiêu tiền, thông thường sẽ không để tâm đến việc làm thế nào để tiết kiệm tiền. Điều họ hướng tới là tương lai, tiêu tiền ngày hôm này để đổi lại sự trưởng thành của bản thân và tạo ra nhiều điều “có thể” hơn trong tương lai.

Vì vậy tiền của họ càng tiêu càng nhiều, thế giới trước mắt càng khám phá càng đặc sắc, tiền đồ cũng ngày càng rộng mở.



Vũ Đình


Theo Trí Thức Trẻ

Gần đây tôi có nghe một doanh nhân nổi tiếng Trung Quốc phát biểu chương trình “Đối thoại” của đài truyền hình CCTV rằng: “Doanh nghiệp của tôi rất khó quản lý, cho dù là CEO tiền nhiệm của General Electric – Jack Welch đi chăng nữa cũng không trụ được quá 3 ngày”. Tôi không đồng tình với câu nói này.

Thứ nhất, Jack Welch sẽ không chỉ ở lại 3 ngày; Thứ hai, Jack Welch đến chắc chắn sẽ thay đổi doanh nghiệp của anh. Điều đáng sợ không phải là khoảng cách, mà là anh không biết có khoảng cách. Điều này tôi đã viết trên mạng Internet.

Xin lấy một ví dụ, tôi có một người bạn làm huấn luyện viên đội tuyển võ thuật tỉnh Chiết Giang, anh ấy kể cho tôi một câu chuyện như thế này:

Dưới núi Võ Đang có một anh chàng võ công hết sức cao cường, anh ta đã đánh bại tất cả mọi người ở đó. Anh chàng này cho rằng mình là thiên hạ vô địch, liền khăn gói quả mướp lên Bắc Kinh tìm đến huấn luyện viên đội tuyển võ thuật Bắc Kinh, thách thức: “Tôi muốn tỉ thí võ thuật với thành viên đội tuyển võ thuật của anh”. Vị huấn luyện viên không đồng ý, điều này khiến anh ta càng nóng lòng muốn được đấu võ. Cuối cùng vị huấn luyện viên cũng đồng ý, chưa đầy 5 phút anh chàng kia đã bại trận. Vị huấn luyện viên nói: “Chàng trai à, anh mỗi ngày luyện 2 tiếng đồng hồ, chỉ đánh bại được người mỗi ngày luyện nửa tiếng mà thôi. Thành viên đội tuyển chúng tôi mỗi ngày luyện 10 tiếng, anh làm sao mà thắng nổi? Đấy là chưa kể thành viên đội tuyển chúng tôi còn chưa đánh hết sức. Núi này cao còn có núi khác cao hơn, cao nhân ắt có cao nhân trị”.

Jack Ma cho rằng: “Trên phương tiện quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn đầu tư, hoạt động trên quy mô toàn cầu cần sáng suốt xúc tiến quá trình toàn cầu hóa một cách toàn diện. Điều mà Alibaba cần làm là phải có tầm nhìn xa, thách thức với cả thế giới, thực sự xâm nhập vào thị trường thế giới”. Dù mục tiêu mà Jack Ma đặt ra là lâu dài và đúng đắn, nhưng lại sai lầm về thời điểm, sử dụng sai sách lược dẫn đến suýt nữa thất bại thảm hại khi tham gia cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Đừng đổ lỗi tại định mệnh, định mệnh là khi con người biết rằng mình thua kém mà không chịu nỗ lực để thay đổi - Ảnh 1.

Sau đó, Jack Ma đã ý thức được khoảng cách giữa mình và thế giới, ông bắt đầu suy ngẫm về những sai lầm, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong bài diễn thuyết tại Trường Đại học Stanford, Jack Ma có nhắc đến điều này: “Hôm nay, mọi người thường viết về câu chuyện thành công của Alibaba. Nhưng tôi không cho rằng chúng tôi thông minh đến vậy, chúng tôi vi phạm rất nhiều sai lầm, và quả thực lúc đó chúng tôi rất ngu ngốc, cho nên tôi nghĩ rằng nếu một ngày nào đó tôi muốn viết một cuốn sách nói về Alibaba, tôi sẽ lựa chọn viết về 1001 sai lầm của Alibaba.

Đó mới chính là những điều mà mọi người cần ghi nhớ, cần học tập. Nếu bạn muốn biết người khác thành công như thế nào, điều này rất khó, bởi để có được thành công ẩn chứa rất nhiều yếu tố may mắn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu xem người khác thất bại như thế nào, bạn sẽ thu được rất nhiều bài học.

Tôi rất thích đọc những quyển sách nghiên cứu thảo luận vì sao người ta thất bại. Bởi vì nếu anh đã tìm hiểu kĩ lưỡng thì sẽ biết rằng, nguyên nhân dẫn đến thất bại của mỗi công ty đều không giống nhau, đây mới là điều quan trọng nhất. Sau khi trang web Taobao thành công, chúng tôi bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển công cụ thanh toán Alipay. Mọi người đều nói Trung Quốc vẫn chưa có một hệ thống tín dụng, từ dịch vụ ngân hàng cho đến dịch vụ logistics đều rất tệ hại, tại sao anh lại đâm đầu nghiên cứu và phát triển thương mại điện tử?

Hôm nay, tôi đứng đây không phải là để giảng giải với mọi người “thánh kinh” về kinh doanh, tôi không chuẩn bị bản trình chiếu PPT bởi vì tôi vẫn chưa có cổ phiếu để bán cho mọi người. Tuy nhiên, tôi nghĩ, bởi chính sự lạc hâu của hệ thống logistics, hệ thống tín dụng và hệ thống ngân hàng nên chúng tôi mới cần có tinh thần khởi nghiệp và xây dựng một bản kế hoạch cho riêng mình. Cho nên tôi tin tưởng rằng cứ mạnh dạn làm trước, dần dần rồi sẽ trở thành tiêu chuẩn của Trung Quốc”.

Nhiệm Chính Phi – người sáng lập ra Huawei đã từng nói: “Giữa người với người vốn tồn tại sự chênh lệch, chúng ta cần phải thừa nhận điều đó chứ không nên có sự so bì tị nạnh. Nếu chúng ta không thỏa mãn với sự nỗ lực của bản thân thì sẽ không ngừng tự dằn vặt làm khổ mình. Đừng đổ lỗi tại định mệnh, định mệnh là khi con người biết rằng mình thua kém mà không chịu nỗ lực để thay đổi.”

* Bài viết trích nội dung sách “Quản Trị Kinh Doanh Kiểu Jack Ma” của tác giả Triệu Vỹ.



Mộc Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Các mối quan hệ – phép định nghĩa mỗi bản ngã con người

Khi bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững, không thứ gì có thể đánh gục bạn hay khiến bạn “thêm một lần đau”.

Nhưng khi phần lớn các mối quan hệ của bạn chỉ dừng lại ở mức “xã giao”, hời hợt, cho dù bạn thành đạt đến đâu, mọi thành tựu bạn đạt được sẽ chỉ như “mây mù giăng lối”, vô nghĩa lắm bởi khi ấy, bạn sẽ không có một ai bên cạnh để cùng nhau hoan hỉ và nâng cao chiếc cup vô địch.

Trong một nghiên cứu gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Hoa Kỳ (NSF) đã phỏng vấn 1500 người về việc họ có bao nhiêu người bạn để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.

Và thử đoán xem, kết quả họ thu được ra sao? 1/4 trong số những người được hỏi chia sẻ rằng họ không có lấy một người bạn thân để cùng trò chuyện. 2/3 trong số đó cho biết hơn 90% số “người thương” của họ “cũng hóa người dưng” chỉ sau 10 năm. Khá khẩm hơn, nhiều người lại cho hay họ có 2 người bạn thân (cũng có thể là ít hơn).

Tại sao phần lớn chúng ta lại có những mối quan hệ “dần chết yểu” đến vậy? Thậm chí, một số người còn không có cho mình lấy một mảnh tình (bạn) vắt vai.

Tại sao phần lớn chúng ta không thể xây dựng và gìn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp?

Bởi cụm từ “học cách giao tiếp hiệu quả” nghe thì hay ho, mà lắm kẻ lại ngại khó khi tiếp thu và thực hành nó.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 1.

“Khi ai đó đang nói, hãy chú tâm lắng nghe. Đa số chúng ta chẳng bao giờ lắng nghe cả.” – Ernest Hemingway.

Khi vợ chồng tôi tham gia buổi tư vấn tiền hôn nhân, chúng tôi đã đọc cuốn sách với tựa đề “5 ngôn ngữ của tình yêu”.

Và 5 ngôn ngữ này chính là:

-Thời gian “chất lượng” dành cho nhau

-Cử chỉ thân mật

-Những lời nói chân thành

-Sự chiều chuộng

-Quà tặng

Mọi người luôn muốn yêu và được yêu theo 5 phương thức này. Nhưng tình trạng các mối quan hệ đang dần “chết mòn” của một số cá nhân đều bắt rễ sâu sa từ việc họ không hề nỗ lực tìm hiểu xem đối phương muốn được yêu thương theo cách nào.

Và khi không hề hay biết người thương của bạn muốn được yêu theo cách nào, đừng hỏi tại sao “chúng ta không thuộc về nhau”.

-Một người cha sống-để-làm-việc thay vì làm-việc-để sống, luôn mua cho con mình mọi thứ, mà không hề hay biết món quà mà chúng thực sự khao khát là thời gian cùng bố chơi một trận bóng chày.

-Một người chồng chẳng bao giờ có hứng trò chuyện cùng vợ trên bàn ăn, mà chỉ có hứng trên chiếc giường ái ân.

-Một người bạn luôn dán mắt vào smartphone thay vì người bạn thân của mình đang trút bầu tâm sự.

Đa số chúng ta đều tỏ ra ngần ngại khi phải học cách giao tiếp và bày tỏ tình yêu của ta đến bạn bè/ bạn đời theo cách họ muốn “được yêu”. Và khi đó, các mối quan hệ chỉ là đóa phù dung sớm nở tối tàn.

Việc giao tiếp vốn chẳng dễ dàng gì. Nó luôn đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải có sự cảm thông, sự chú tâm và nỗ lực để trao cho bạn bè ta thứ mà họ thực sự cần, chứ không phải thứ mà ta nghĩ họ sẽ cần.

Bởi như Jim Rohn đã từng chia sẻ: “Nếu bạn cứ tiếp tục duy trì lối sống cũ kỹ hiện tại, tương lai cũng chẳng thể khấm khá hơn.”

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 2.

Hãy học cách “nói ra” để cứu sống một tình bạn đang ngắc ngoải

“Giọt nước mắt đắng cay nhất thường lăn dài trên gò má vì những lời chưa kịp nói, những việc chưa kịp làm.” – Harriet Beecher Stowe

Trong buổi tư vấn tiền hôn nhân, chuyên gia tư vấn cũng tặng chúng tôi một lời khuyên vô cùng quý giá:

Hãy luôn là người chủ động.

Ý nghĩa của câu nói này vô cùng dễ hiểu: nếu bạn có thể cứu sống mối quan hệ khi nó đang dần thoi thóp, đừng chần chừ, hãy hành động luôn đi. Tại sao phải đợi chờ cho tới khi đối phương chủ động ngỏ lời trước?

Đa số chúng ta vẫn có những mối quan hệ khá hời hợt, căng thẳng với gia đình hay thậm chí cả bạn bè. Đó chính là những tàn dư còn sót lại khi ta cứ luôn luôn chờ đợi người khác chủ động trước… chủ động cất lời chào trước, chủ động ngỏ lời hẹn hò trước và phổ biến nhất, chủ động xin lỗi trước.

Bạn cho rằng người phải chủ động xin lỗi trước là bạn chứ không phải đối phương tức là bạn đang phải hạ thấp cái tôi vĩ đại của mình hay sao? Và suy nghĩ đó chính là con dao tàn nhẫn cứa nát các cuộc hôn nhân, những tình bạn và thậm chí, là cả các gia đình.

Nếu bạn muốn xây đắp những tình bạn, tình thân trong gia đình sâu sắc, vẹn tròn ý nghĩa, hay thậm chí cả những mối quan hệ mới chớm nở với những người xa lạ, hãy chủ động, hãy mạnh mẽ lên. Hãy là người đầu tiên:

-Bắt đầu cuộc trò chuyện

-Gửi những dòng tin nhắn thân thương

-Thổ lộ rằng bạn thực sự nhớ họ hay yêu họ biết nhường nào

-Xin lỗi và xin được tha thứ

-Ngỏ lời mời hẹn hò

-Động viên, khích lệ họ

-Cảm ơn họ

-Nói cho họ biết rằng bạn trân quý những gì họ hi sinh vì bạn biết bao

Trước đây, mỗi khi tôi muốn thì thầm với mấy đứa em của mình rằng: “Anh yêu tất cả các em”, nỗi ngại ngùng khó tả đã chặn lưỡi tôi lại và tôi không thể thốt ra chính tâm tư của lòng mình.

Còn bây giờ, tôi sẵn sàng thổ lộ điều giản đơn mà khó thốt thành lời ấy bất cứ lúc nào, khi nhắn tin, lúc gọi điện, thậm chỉ cả khi cuộc khủng hoảng khắc nghiệt ập xuống đầu tôi. Tôi tâm sự với cả bạn bè, gia đình, đồng nghiệp để nói cho họ biết rằng họ trở nên đặc biệt với tôi như thế nào.

Cảm giác ngại ngần khi thổ lộ những điều “sến sẩm” ấy với người thương nghe có vẻ khó hiểu. Nhưng, ở ngoài kia, nhiều người vẫn không thể thốt lên nổi một “tiếng lòng” giản đơn mà có thể hàn gắn cả một mối quan hệ sắp rạn nứt.

-Anh yêu em.

-Vâng, em cũng yêu bản thân em.

Vâng, đa số chúng ta đều biết quan tâm đến người khác, nhưng họ còn bận quan tâm đến chính bản thân họ nhiều hơn.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 3.

Tác giả Stephen Pressfield đã từng viết: “Không ai trong chúng tôi muốn lắng nghe nhu cầu cần được quan tâm và chú ý của bạn cả. Tại sao? Bởi nó quá nhạt nhẽo. Bởi nó chỉ xung quanh bạn, chứ không phải chúng tôi.”

Cũng như một người nghệ sĩ chỉ có thể tương tác với khán giả của mình bằng cách trao cho họ một giá trị nào đó, để sở hữu những mối quan hệ sâu sắc, bạn phải biết học cách cho đi.

Cho những gì? Hãy cho đi vài giây phút trong quỹ thời gian của bạn, sự chú tâm, năng lượng, tình yêu nồng nhiệt của bạn để xây đắp và nuôi dưỡng mối quan hệ đó.

Không phải ai cũng đủ hào phóng để cho đi lắm cùng “tài sản” quý giá đến vậy. Nhưng “đắt xắt ra miếng”, bất cứ ai làm được điều đó đều sẽ nhận lại những mối quan hệ đẹp đẽ như ý.

Bởi, “Thế giới sẽ trao tặng cho những người sẵn sàng cho đi và sẵn sàng lấy đi bất cứ thứ gì của những kẻ chỉ thích nhận lại” – Adam Grant.

Trong các câu hỏi điển hình mà các chuyên gia trong “lĩnh vực quan hệ xã giao” thường tự hỏi chính họ, bạn tự hỏi mình được mấy câu?

“Người thành công thường sẵn sàng làm những thứ mà kẻ thất bại không dám làm” – Darren Hardy.

Và tương tự, những bậc thầy ngoại giao thường đối đãi với bạn bè theo cách hoàn toàn khác biệt. Họ thường tự hỏi chính mình những câu hỏi mà phần lớn chúng ta không hề nghĩ tới.

Chuyên gia hôn nhân Dave và Polly P. đã từng chia sẻ:

“Hãy tự hỏi chính mình: Đã bao giờ tôi cho rằng cô ấy và tôi là 2 cá thể đang hòa làm một trong một mái ấm chưa hay chỉ là 2 cá thể hoàn toàn tách biệt? Bởi sự ích kỷ, luôn tự cho mình là trung tâm chính là nguồn gốc của mọi vấn đề.

Trong tâm trí bạn, bạn có bao giờ nghĩ đến các từ ngữ như ngôi nhà của chúng ta, xe của chúng ta, đồ đạc chúng ta của chúng ta?

Hay chỉ là chiếc xe của tôi, tiền của tôi, đồ đạc của tôi.

Nếu mọi thứ chỉ xoay quanh 2 chữ “của tôi” thì bạn càng chẳng hề xứng đáng với một mối quan hệ đáng mơ ước có thể đem lại cho bạn niềm vui, sự hạnh phúc.”

Phần lớn chúng ta đều chằng bao giờ tự hỏi bạn thân những câu hỏi đáng suy ngẫm trên. Có một sự thật “đắng lòng” là, việc bạn chỉ có những mối quan hệ tồi tệ đồng nghĩa với việc bạn đang quá ích kỷ, luôn tự cho mình là trung tâm.

Nhưng bạn có thể nói rằng: “Tôi đỡ ích kỷ hơn tháng trước nhiều rồi” không?

Nhiều người không thể.

Nhưng tin vui là, hành trình thay đổi, lột xác luôn luôn đau đớn, nhưng sau đó, một hình hài đẹp đẽ sẽ xuất hiện.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 4.

Hành động – bạn phải thực hành, mọi thứ mới “động đẩy”, chuyển biến

Tác giả Grant Cardone từng viết:

“Phần lớn mọi vấn đề chúng ta gặp phải đều là hậu quả của việc hành động chưa đủ”

Nếu bạn muốn “nâng cấp”, “tăng hạng” mối quan hệ của mình từ tồi tệ lên “đỡ tệ”, bạn phải thể hiện những cử chỉ, hành động mà bạn chưa từng làm trước kia.

Hàn gắn những tổn thương trong tim bạn cũng là hàn gắn các mối quan hệ

“Hai ta đều không thể chạy trốn khỏi bức tường mang tên “nỗi khốn khổ” đang ngăn cách chúng ta.” – Arthur Golden.

Trong mối quan hệ, tất cả chúng ta đều có thể bị tổn thương, bị cười nhạo, bị cho “ra rìa”, bị nâng lên rồi lại đặt xuống, và bị lãng quên.

Nhưng điểm khác biệt giữa người thành công và người chưa thành công là, người thành công sẽ tự cố gắng chữa lành những vết cứa cảm xúc đó, thay vì chạy trốn với một vết thương đang rỉ máu.

-Khi tôi 7 tuổi, tôi từng bị bắt nạt chỉ vì tật nói lắp của mình.

-Khi tôi 10 tuổi, đứa bạn thân Donald của tôi đã kêu gọi cả nhóm tẩy chay và ném đá tôi.

Nhưng tôi vẫn phải đứng lên sau chừng ấy lần vấp ngã và tiếp tục đường hoàng bước đi. Và tôi tin tôi mạnh mẽ, bạn cũng vậy.

Và bí quyết của các bậc thầy ngoại giao chính là họ cũng gặp những nghịch cảnh trớ trêu trong khi đang kiểm soát các mối quan hệ, nhưng họ chọn cách tự mình xử lý, gỡ bỏ các “rào cản”, tổn thương về mặt cảm xúc có thể khiến họ dần mất niềm tin vào các mối quan hệ.

Và nếu bạn muốn sở hữu những mối quan hệ tuyệt đẹp, trước hết, hãy “làm đẹp” bạn đã, hãy đầu tư thời gian, năng lượng, sự tập trung để nâng cấp “hình ảnh” cũng như “nội dung” của bạn trong mắt đối phương.

Đừng mặc định chỉ có người khéo giao tiếp bẩm sinh mới giỏi “chuyện quan hệ”, muốn giỏi “chuyện ấy” bạn phải nỗ lực đầu tư - Ảnh 5.

Lời kết

“Ta cho đi theo cách nào, ta sẽ được nhận lại theo cách đó.”

Khi bạn nỗ lực dành càng nhiều thời gian, năng lượng, sự tập trung để “làm đẹp” chính bản thân mình “từ trong ra ngoài”, chất lượng mối quan hệ bạn nhận lại được càng tốt.

Nếu bạn không chau chuốt chính bản thân mình…

Nếu bạn không chịu khó học phương pháp giao tiếp tối ưu…

Nếu bạn không hề quan tâm đến việc người bạn thương muốn được yêu theo cách nào…

Bạn sẽ chỉ có những mối quan hệ tồi tàn.

Nếu bạn muốn sở hữu những mối quan hệ với tuổi thọ thách thức cả thời gian, hãy hành động và chữa lành những tổn thương trong quá khứ đang vướng chân bạn khi bạn muốn bay cao, bay xa để chinh phục các mối quan hệ tốt đẹp khác.



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ