Tag

năng lực

Browsing

Giả mù

Tại sao phải giả mù? Câu chuyện sau sẽ trả lời cho câu hỏi này. 

Một vị vua đang dạo bước trong thành, đột nhiên thấy trước mặt có hai vị tướng đang ẩu đả. Người vung tay, kẻ vung chân, máu chảy đầm đìa, nhưng họ vẫn tiếp tục đánh nhau và không hề có dấu hiệu dừng lại. Thấy cảnh tượng đó, vị vua này gương mặt bình thản, lựa con đường khác để đi. 

Đi chưa được bao xa, ông lại thấy trước mặt có một con trâu đang thở phì phò. Khi này, ông quyết định dừng lại để tìm hiểu nguyên nhân. Những người thủ hạ theo hầu ông thấy lạ quá, tại sao chuyện của người thì không quan tâm, lại hứng thú với chuyện con trâu, lẽ nào trâu quan trọng hơn người? 

Vị vua bèn giải thích, hai vị tướng đánh nhau, đấy là chuyện của người ta, tự khắc họ sẽ dàn xếp ổn thoả. Theo ông, đây là cơ hội tốt để đánh giá năng lực hai người. Mặt khác, con trâu này thở phì phò, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo điều gì đó sắp đến: Sự thay đổi thời tiết, thiên tai,… Những điều này có thể ảnh hưởng đến người dân, vì vậy ông cần phải quan tâm.

Một người lãnh đạo giỏi sẽ phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi nhân viên và không tuỳ tiện can dự vào công việc của họ. Đối với nhiều vấn đề xảy đến trong công ty, lãnh đạo dù biết cũng nên giả vờ như không biết, để những người cấp dưới tự tìm cách giải quyết. Bằng cách này, lãnh đạo có thể đánh giá chính xác năng lực của nhân viên. Nếu nhân viên mắc sai lầm gây tổn thất cho công ty, người lãnh đạo giỏi sẽ coi như đó chi phí phải trả cho việc chọn người. Đừng oán trách họ vì đã vấp ngã, hãy tự hỏi bản thân tại sao lúc đầu cho người ta ngồi vào vị trí đấy.

Nếu từng bất mãn nghĩ mình giỏi hơn sếp thì xin lỗi, bạn đã nhầm! Phẩm chất của người lãnh đạo giỏi gói gọn trong hai chữ: Giả vờ - Ảnh 1.

Giả điếc

Trong một công ty luôn đầy rẫy những tin đồn, những tin đồn này có khả năng lan truyền rất nhanh và dễ dàng lọt đến tai của lãnh đạo.

Có những người lãnh đạo luôn trông ngóng và phần nào tin vào những lời đồn này, bởi theo họ, “không có lửa làm sao có khói”. Nếu ngày nào không nghe được thông tin “ngầm”, họ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, cho rằng ở đâu đấy đang có sự bưng bít. Thậm chí, có những người lãnh đạo khuyến khích nhân viên giám sát lẫn nhau, sau đó báo cáo cho họ những nhân viên nào đang có thái độ không đúng mực. 

Những người lãnh đạo này có thể hỏi những câu như: “Cấp trên của em dạo này thế nào? Em thấy anh ta làm việc có vấn đề gì không?”. Khi gặp câu hỏi này, nhân viên biết trả lời thế nào đây. Cấp trên của họ luôn có những điểm làm chưa tốt, nhưng nếu họ chia sẻ thật cho lãnh đạo, liệu cấp trên của họ có bị ảnh hưởng? Còn nếu vờ nói cấp trên làm tốt, thì lời nói dối đó có thể khiến họ không tự nhiên, làm lãnh đạo nghi ngờ không trung thực, thật khó khăn đôi bờ.

Một người lãnh đạo giỏi, họ sẽ làm thinh trước những thông tin nhạy cảm, để những người nhân viên tự tìm hiểu và giải quyết, từ đó có thể đánh giá được trình độ nhân viên của mình.

Nếu từng bất mãn nghĩ mình giỏi hơn sếp thì xin lỗi, bạn đã nhầm! Phẩm chất của người lãnh đạo giỏi gói gọn trong hai chữ: Giả vờ - Ảnh 2.

Vờ như không biết làm

Một người lãnh đạo giỏi phải làm sao để nhân viên của mình tưởng rằng mình nghĩ không thông, làm cũng không ra hồn. Bằng cách này, những nhân viên của họ sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn, phải làm nhiều hơn, từ đó nâng cao nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề của họ. Muốn bồi dưỡng nhân tài, cho dù biết, lãnh đạo cũng phải vờ như mình không biết, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của những người cấp dưới. Nếu một vấn đề nào đó có thể được lãnh đạo giải quyết một cách dễ dàng, lãnh đạo cũng phải vờ như mình không biết làm, để những người cấp dưới tự tìm phương hướng giải quyết.

Nếu việc gì lãnh đạo cũng đích thân giải quyết, vậy lãnh đạo đó có khác gì một người nhân viên bình thường? Để những việc đơn giản cho cấp dưới, lãnh đạo chỉ nên tập trung giải quyết những vấn đề thực sự khó khăn mà thôi.



Đình Trọng


Theo Trí Thức Trẻ

– 01 –

Thực ra mỗi người trong số chúng ta ai ai cũng đều đang nỗ lực tìm kiếm một miếng đất cắm dùi riêng trong cuộc sống chật hẹp này, ai ai cũng ôm trong mình một hy vọng nhỏ bé là khi ngẩng đầu lên dù bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy rõ hơn ánh nắng mặt trời, có thể lưu lại vết tích của mình trên thành phố này nhiều hơn một chút, chứng minh bản thân đã từng xuất hiện qua đây.

Tôi có một cậu bạn vừa mới tốt nghiệp, cầm hồ sơ chạy  mấy công ty xin việc, từ công ty nhỏ đến lớn đều bị từ chối.

Có một công ty, mặc dù cậu ấy đã phỏng vấn đến vòng cuối cùng, nhưng chủ khảo sau khi xem hồ sơ xin việc của cậu ấy liền nói: “Rất tiếc, bảng điểm của cậu không đẹp, thành tích không xuất sắc, chúng tôi không thể nhận cậu vào làm”. 

Cậu ấy cảm thấy dường như không gian để thở chật lại thêm một chút.

Cậu ấy gọi tôi ra quán cà phê tâm sự: “Mình cảm thấy mình đã nỗ lực hết sức rồi, vì sao vẫn đối xử bất công với mình như vậy? Lẽ nào bảng điểm có thể phản ánh tất cả năng lực của một người sao?”

Tôi chỉ có thể vỗ vai, an ủi cậu ấy.

Mặc dù bạn tôi đỗ vào đại học với số điểm cao nhất nhì khoa, nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn, cha cậu ấy mất khả năng lao động chính, mẹ cậu ấy ngày ngày đi chợ cũng chỉ lo đủ cho ba miệng ăn, dưới cậu ấy còn một em gái nhỏ đang học cấp 2.

Gánh nặng kinh tế tất cả đè nặng lên đôi vai của cậu ấy. Vừa muốn theo đuổi ước mơ, vừa muốn duy trì trang trải cuộc sống, kiếm thêm ít tiền để gửi về cho gia đình, cậu ấy phải nai lưng ra kiếm tiền. Một ngày chỉ ngủ chưa đầy 5 tiếng, thời gian học chả đủ, không phải học lại chứng chỉ, ra trường đúng hạn đã là quá xuất sắc.

Thế nhưng, trong một xã hội không công bằng như hiện nay, mỗi năm đều có hàng trăm, hàng triệu sinh viên ra trường, bảng điểm đẹp trở thành bộ mặt xinh để trình diện với xã hội. Nhưng đối với những người như bạn của tôi, nó lại trở thành một cục đá cản đường, ngăn bước chân của cậu ấy trên con đường sự nghiệp.

 Khi cầm bản hồ sơ đi xin việc, họ chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả mà bạn gặt hái được. Cho dù bạn có trả giá bằng bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, có bao nhiêu kinh nghiệm, kiến thức thực tế nhiều như thế nào đi chăng nữa, bảng điểm không đẹp giống như một vết nhơ xóa thế nào cũng không sạch trên con đường thành công.

Vì sao như vậy, bảng điểm có giá trị quan trọng như vậy sao ?

Học lực quan trọng hay năng lực quan trọng - Người trẻ ơi, đừng tự tiêm cho mình một liều thuốc gây tê liệt! - Ảnh 1.

– 02 –

Hiệu trưởng trong phim Ba chàng ngốc (bản Ấn Độ) từng đứng trước mặt học sinh, sinh viên của ông ấy phát biểu:

 ” Đỗ Quyên chưa từng một lần tự xây tổ, chúng đều đẻ trứng trong tổ của những con chim khác. Khi chuẩn bị sinh, chúng sẽ đem những quá trứng của con chim khác trong tổ đẩy ra ngoài, sinh mệnh của loài Đỗ Quyên bắt đầu từ việc mưu sát những sinh vật khác, đó chính là quy luật của tự nhiên. Các em cũng giống như chim Đỗ Quyên, cuộc sống là một trường đua, nếu các em không chạy nhanh, thì sớm muộn gì cũng sẽ bị người khác giẫm đạp .”

Tôi không đồng ý với quan điểm của ông ấy, nhưng không có nghĩa câu nói đó không có đạo lý.

Cho dù lúc đầu chúng ta cùng đứng trên một vạch xuất phát, nhưng tương lai cũng sẽ có những điểm dừng chân khác nhau. Có những người vượt trước, lại có những kẻ tụt hậu lại phía sau, mà bảng điểm của chúng ta ở một thời điểm nào đó sẽ phản ánh đẳng cấp, vị thế mà chúng ta sẽ đứng.

Một người anh khóa trên của tôi sau khi tốt nghiệp vài năm, trong một lần họp giao lưu trường đã nói chuyện với tôi. Anh ấy bảo, lúc đầu khi anh ấy vừa mới tốt nghiệp, đi xin việc, bởi vì bảng điểm thành tích không đẹp, nên liên tục bị từ chối. Sau đó anh ấy đã cùng vài người bạn hùn vốn mở một công ty dịch vụ mạng, bắt đầu xây dựng sự nghiệp riêng cho bản thân mình, sau một thời gian công ty dần dần đi vào quỹ đạo.

Tôi hỏi anh ấy: “Anh cảm thấy suy nghĩ học lực quan trọng hơn năng lực có công bằng không?”

Anh ấy trả lời: “Trên thực tế, cách nhìn về bảng điểm cao hơn năng lực không hẳn được coi là thành kiến của xã hội đối với các bạn sinh viên mới ra trường.”

Khi mới bước vào xã hôi, bạn sẽ luôn nghĩ rằng xã hội này cực kì lạnh lùng, tàn khốc, thực ra không hẳn vậy, có nhiều lúc chúng ta gặp phải trắc trở, không phải bởi vì xã hội có cái nhìn khắt khe với bạn, mà là bởi bạn không đủ ưu tú.

Bạn có năng lực không được chọn là lỗi của bạn, bạn có đủ năng lực để vươn lên dẫn đầu hay không, là do bạn, nhiều lúc không phải bạn không ưu tú, mà mà bởi vì bạn vẫn chưa đủ ưu tú đến mức để người khác xem trọng mình.

Trong xã hội hiện nay với tình trạng bão hòa, thừa thầy thiếu thợ, khắp nơi đầy rẫy người tài với học lực cao, đồng nghĩa với đó tiêu chuẩn chọn người các các công ty dần dần rở nên khắt khe và khó chịu hơn trước rất nhiều.

Điều này không thể trách bất kì ai, bởi vì quy luật thị trường, thắng làm vua thua làm giặc.

Bởi giả sử nếu có nhiều hạt giống ở trước mắt tôi, tôi chỉ muốn lựa chọn hạt giống có đủ điều kiện, sức sống mãnh liệt nhất để trồng. Bởi sau khi trồng xuống, nó sẽ bắt đầu sinh trưởng phát triển, cành lá xum xuê, có thể thu hoạch được nhiều thành quả.

Học lực quan trọng hay năng lực quan trọng - Người trẻ ơi, đừng tự tiêm cho mình một liều thuốc gây tê liệt! - Ảnh 2.

– 03 –

Mỗi lần chúng ta tự than phiền rằng xã hội không công bằng, đằng sau nhất định có gì mờ ám. Tất cả những lí do đó đều chỉ là những ngụy biện cho việc bạn không muốn thừa nhận năng lực kém của bản thân, không chịu nỗ lực để tiến xa hơn.

Chúng ta dùng sự lười biếng và thất bại của mình đan thành lớp vở bọc, đỗ lỗi do xã hội thiếu tính công bằng nên bản thân mới rơi vào tình trạng thê thảm như vậy, tự tiêm cho mình liều thuốc tê liệt chính mình.

Thế nhưng trong thế giới của những người trưởng thành, quy tắc và quy định, giống như một lưỡi kiếm sắc nhọn, bất kì lúc nào cũng có thể chọc thủng lớp vỏ trang bị của những ảo vọng, những lầm tưởng của bản thân chúng ta về giá trị của chính bản thân mình.

Đã từng vấp ngã và không muốn đứng dậy của chúng ta ngày xưa có khi nào tự hỏi bản thân mình, có phải lúc đó chúng ta chưa đủ nỗ lực.

Đã từng có khả năng để bước lên một đỉnh cao mới, nhưng chỉ vì một chút sai sót nhỏ để vụt mất thành công, lúc đó chúng ta có từng tự hỏi bản thân, là do không may mắn hay do bản thân mình chuẩn bị chưa chuẩn bị đầy đủ.

Có những người không chịu thừa nhận bản thân không đủ năng lực, nhưng lại tự lừa gạt chính mình, đổ lỗi cho những bất công của cuộc sống.

Nhưng cũng có những người, mặc dù rơi xuống vực thẳm của đáy xã hội, nhưng ý chí chiến đấu chưa bao giờ lụi tắt, luôn luôn mạnh mẽ mới, luôn luôn nhiệt huyết, và trái ngọt thành công mà họ nếm được chính là câu trả lời mĩ mãn nhất cho ý chí mạnh mẽ đó.

Cuộc đời chúng ta ai cũng vậy đều có những giai đoạn nhất định của chính mình, có rất nhiều đoạn tối, điểm đen, nhưng cho dù có tối tăm, có gian khổ đi bao nhiêu chăng nữa, bạn nhất định phải cắn chặt răng, từng bước từng bước vượt qua nó.

Bởi có những con đường, bạn chỉ có thể tự đi một mình, cũng chỉ có thể đi một mình. Đôi khi ngoảnh mặt lại bên cạnh bạn chỉ là cái bóng của bạn chứ chẳng còn ai khác.

Vậy nên, hãy nhớ, không cần nhất thiết phải có một bảng điểm đẹp, cũng không cần phải học quá giỏi, chỉ cần bạn có đủ năng lực, đủ tài hoa, đủ khả năng chứng minh giá trị của bạn trong mắt người khác, bạn nhất định sẽ tìm được chỗ đứng cho riêng mình.



Thu Minh


Theo Trí Thức Trẻ

Hai hôm trước, tôi nhận được tin nhắn group chat của vài người bạn kêu ca rằng: “Tại sao mình đi làm đã nhiều năm như vậy rồi nhưng chợt phát hiện mình chẳng trưởng thành hay tiến bộ thêm gì cả, tại sao vậy?”

Tôi nghĩ ngợi rồi chat lại một câu rằng: “Có thể là do bạn chỉ dùng một năm kinh nghiệm để làm việc trong suốt cả 10 năm”.

Tại sao cùng làm một công việc có những người nhanh chóng trở nên xuất chúng nhưng lại có những người phải đối mặt với sự đào thải?

Tôi nghĩ sẽ có 4 nguyên nhân lớn sau:

1. Không ham học hỏi

Tháng trước, công ty của Lan, một người bạn của tôi, vì mở rộng quy mô nên cần phải tuyển thêm nhân lực. Lan nghĩ rằng tuyển người cần phải có những tiêu chuẩn trọng tâm nhất định, như vậy mới có thể tuyển dụng được người có tiềm năng.

Nhưng khổ nỗi Lan lại không có kinh nghiệm tuyển dụng nên đã hỏi chuyên gia.

Lan hỏi: “Nên tuyển người như thế nào để sau này họ có thể nhanh chóng đảm nhận công tác một cách độc lập?”

Chuyên gia trả lời: “Chọn những người ham học hỏi.”

Lan hỏi: “Tại sao lại là người ham học hỏi?”

Chuyên gia đáp: “Những người ham học hỏi, khi gặp phải khó khăn họ sẽ tìm mọi cách để học hỏi phương pháp giải quyết vấn đề. Họ không cần bạn phải thúc giục, chỉ cần nhắc nhở họ phải hoàn thành nhiệm vụ là họ sẽ tự giác hoàn thành.”

Tự khởi nghiệp hay làm công ăn lương thực ra đều là một quá trình giải quyết vấn đề. Với những người không chịu học hỏi, tuy bị thúc ép nhưng vẫn không chủ động thì làm sao có thể giải quyết được những vấn đề nan giải mà bất cứ lúc nào cũng có thể gặp phải đây?

Nhờ sự khơi gợi của chuyên gia mà Lan chợt tỉnh ngộ.

Lan đáp: “Cuối cùng tôi đã hiểu tại sao có những người dù ở đâu, môi trường nào cũng không thể tồn tại được, thì ra là vì họ không có ý chí học hỏi. Những người như vậy làm việc 10 năm cũng chỉ như một năm mà thôi. Nguyên nhân chủ yếu của việc không thể tiến bộ, trưởng thành và thăng cấp đó chính là không ham học hỏi.

Tại sao có những người đi làm 10 năm mà lại chỉ có 1 năm kinh nghiệm: Đến khi thất nghiệp đừng đổ tại số! - Ảnh 1.

2. Không có thói quen tổng kết

Vài năm trước, tôi từng dẫn dắt một nhóm người chuyên tổ chức hội nghị về marketing, mỗi buổi hội nghị ít cũng phải vài trăm người, nhiều thì hàng nghìn người, nhưng lần nào tổ chức hoạt động cũng đều có sai sót.

Sau khi phân tích kỹ càng, tôi phát hiện ra rằng, rất nhiều sự sai ót vốn đều có thể tránh được, nhưng chỉ vì sau mỗi lần tổ chức hội nghị chúng tôi không chịu tổng kết lại nên không thể hình thành được phương pháp và quy trình tổ chức một cách thành thục.

Sau này, tôi đã đề ra một quy định tiêu chuẩn đó là mỗi người sau mỗi lần hội nghị đều phải viết báo cáo tổng kết. Tổng kết ưu nhược điểm của công việc, bản thân, đội nhóm… từ mọi góc độ khác nhau, càng cụ thể càng tốt.

Cuối cùng kết quả đáng mừng đó là sai sót ngày càng ít đi, quy trình tổ chức ngày càng cẩn trọng và chuyên nghiệp hơn.

Giang, một người bạn của tôi, khi nói về kinh nghiệm phỏng vấn, đã bày tỏ rằng: “Khi phỏng vấn mình thường sẽ hỏi một số câu hỏi hết sức đơn giản như:

Anh/chị đã từng đứng đầu trong những lĩnh vực nào? Hoặc đã từng là người làm tốt nhất bao giờ chưa dù chỉ là trong một phần nhỏ hay một phạm vi nhỏ của một công việc hay lĩnh vực nào đó thôi?”

Thế nào là người giỏi? Thông thường chỉ cần dùng 3 câu là có thể mô tả một cách rõ ràng:

(1) Có suy nghĩ đứng đầu.

(2) Có kinh nghiệm đứng đầu.

(3) Đã từng nhiều lần đứng đầu và đã tổng kết thành kinh nghiệm.

Có rất nhiều người đã từng đứng đầu trong một lĩnh vực nào đó thế nhưng họ không bao giờ tổng kết lại phương pháp hay cách làm, nên họ chỉ có sự trải qua mà không có lộ trình cụ thể.

Một người làm nghìn lần như một, làm nghìn lần bằng một phương thức giống nhau, mụ mị đầu óc không biết cách sửa chữa sai lầm, không biết cách phát huy ưu điểm hay thế mạnh của mình, thử hỏi những người như vậy thì làm sao mà trưởng thành hay tiến bộ được? Làm 10 năm và 1 năm có gì khác nhau chứ?

Tại sao có những người đi làm 10 năm mà lại chỉ có 1 năm kinh nghiệm: Đến khi thất nghiệp đừng đổ tại số! - Ảnh 2.

3. Bị huỷ hoại bởi sự qua loa, đại khái

Rất nhiều người khi làm việc thường yêu cầu bản thân rất thấp, chỉ cần làm là được, có hiệu quả hay không không quan trọng.

Đây chính là thái độ làm việc có vấn đề, rõ ràng họ có thể làm 100% nhưng lại chỉ làm 90%, có thể làm 80% nhưng lại chỉ làm 70%, có thể làm 60% nhưng chỉ làm có 50%.

Họ không hề biết rằng khi họ yêu cầu bản thân càng cao thì tốc độ trưởng thành cũng như tiến bộ của họ sẽ càng nhanh. Họ phó mặc mọi việc cho số phận, thuận theo tự nhiên và không chịu vươn lên. Sống và làm việc một cách gọi là “tạm bợ”, không có bất kỳ một tiêu chuẩn hay mục tiêu cụ thể nào. Hoặc cũng có thể họ có mục tiêu, có tiêu chuẩn nhưng lại thấp hơn so với khả năng của họ rất nhiều.

Ví như những vận động viên thể thao nếu chỉ luyện tập theo thành tích mà một người bình thường cũng có thể đạt được, thì e rằng cả đời này họ không thể giành giải quán quân olympic.

Nếu bạn muốn trở thành một người xuất sắc hơn những người bình thường khác thì bắt buộc bạn phải có tiêu chuẩn cao hơn họ, nếu không giữa bạn và họ làm sao có khoảng cách hay sự chênh lệch được?

Rất nhiều người không biết được rằng, năng lực của họ đang bị ăn mòn bởi thái độ sống và làm việc, hôm nay làm việc qua loa, ngày mai làm việc qua loa đại khái, lâu dần sẽ trở thành thói quen, cả đời sẽ chỉ sống trong sự qua loa đại khái mà thôi.

Mía không ngọt hai đầu, bạn muốn có được bản lĩnh mà người khác không có thì bạn buộc phải đặt tiêu chuẩn cao hơn cho chính bản thân mình và tình nguyện bỏ ra nhiều mồ hôi nước mắt hơn những người khác.

Tại sao có những người đi làm 10 năm mà lại chỉ có 1 năm kinh nghiệm: Đến khi thất nghiệp đừng đổ tại số! - Ảnh 3.

4. Không có cảm giác nguy cơ và ý thức khó khăn hoạn nạn

Đã từng có một thực nghiệm rất nổi tiếng về hội chứng ếch luộc.

Khi thả ếch vào nước sôi vì không thể chịu được nhiệt độ cao bất ngờ nên nó sẽ lập tức cố gắng nỗ lực để thoát ra ngoài và sự nỗ lực không ngừng ấy đã giúp nó thoát sinh thành công.

Nhưng khi thả ếch vào nước lạnh sau đó mới dần dần đun nóng nước lên thì kết quả thu được lại hoàn toàn khác. Khi mới bắt đầu vì nhiệt độ nước vô cùng dễ chịu nên ếch bơi đi bơi lại một cách điềm nhiên, nhưng khi phát hiện không thể chịu được nhiệt độ nước quá cao thì không thể nhảy ra được nữa, thế là nó bất giác bị luộc chín.

Rất nhiều người đã làm việc nhiều năm nhưng lại không có chút tiến bộ nào cả. Nguyên nhân là do họ quá bằng lòng với hiện tại mà mất đi chí tiến thủ, mất đi cảm giác nguy cơ.

Có hai loại người không có cảm giác nguy cơ, một là những kẻ sống bất cần đời, hai là những kẻ kiêu căng quá độ.

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe thấy cụm từ “cái quan định luận” tức là chỉ một người tốt xấu thị phi như thế nào phải sau khi chết đóng nắp quan tài mới có được định luận khách quan. Chưa chắc người xấu sẽ xấu mãi cả đời, người tốt sẽ tốt hết cả đời.

Tương tự như vậy, hôm nay có thể bạn sẽ yên ổn nhưng không có nghĩa là ngày mai cũng sẽ yên ổn.

Rất nhiều người thường hay ngạc nhiên rằng tại sao những người có tầm nhìn cao lại thường có thể đưa ra phương án đối phó hay đề phòng trước những sự việc bất lợi với họ.

Lý do là vì họ có cảm giác nguy cơ và ý thức hoạn nạn hơn người.

“Phải luôn sống và làm việc trong trạng thái cẩn trọng và cảnh giác cao độ với mọi nguy cơ, khó khăn sẽ bất ngờ ập đến”.

Tại sao có những người đi làm 10 năm mà lại chỉ có 1 năm kinh nghiệm: Đến khi thất nghiệp đừng đổ tại số! - Ảnh 4.

Giám đốc điều hành tập đoàn Lenovo đã từng nói rằng: “Chúng tôi luôn thiết lập một cơ chế để khiến những người kinh doanh như chúng tôi không bao giờ ngủ gật. Bởi chỉ cần bạn ngủ gật thì cơ hội sẽ đến với đối thủ của bạn”.

Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates cũng đã từng nói rằng: “Chúng ta cách nguy cơ phá sản luôn chỉ có 18 tháng”.

Một người luôn có ý thức nguy cơ hoạn nạn, họ sẽ luôn sẵn sàng đối mặt với những nhân tố bất lợi với chính mình, học được cách xoay chuyển càn khôn. Một người lúc nào cũng sẵn sàng đối phó với những yếu tố gây bất lợi cho sự sinh tồn của mình với một người luôn an phận với hiện tại sẽ có sự tiến bộ và thành tựu hoàn toàn trái ngược nhau.

“Nguy cơ tuổi trung niên, nỗi lo tuổi trung niên” có lẽ đang là những cụm từ thịnh hành nhất hiện nay. Trên có già dưới có trẻ, không những vô vọng trong việc thăng chức thăng lương mà thậm chí còn có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào, cuối cùng không biết phần đời còn lại sẽ đi đâu về đâu. Đâu phải cứ đến tuổi trung niên chúng ta mới có nguy cơ mà là đến tuổi trung niên rồi chúng ta mới phát hiện ra nguy cơ.

Giống như nhân vật binh sỹ trong bộ truyện tranh nổi tiếng One Piece đã từng nói: “Nếu như bạn không có cảm giác nguy cơ thì bạn sẽ không thể trưởng thành và tiến bộ”.

Điều đáng sợ nhất không phải là chúng ta bị đào thải một cách bất ngờ mà là chúng ta bị đào thải nhưng không biết nguyên nhân là gì.

Chúng ta đều cho rằng mình may mắn vì là những chú cá lọt lưới trong vận mệnh cuộc đời thế nhưng đến cuối cùng mới vỡ lẽ ra rằng tất cả những nhấp nhô gập ghềnh trong cuộc đời ai cũng sẽ phải đối mặt một cách công bằng.

Hãy nhớ rằng phải luôn có cảm giác nguy cơ, không ngừng học hỏi, biến những gì đã học được thành thói quen của mình. Làm mọi việc trong khả năng cho phép một cách hoàn hảo nhất. Chặng đường trước càng có chí tiến thủ bao nhiêu thì chặng đường phía sau sẽ càng nhẹ gánh và ít ưu tư bấy nhiêu.



Ngọc Thủy


Theo Trí Thức Trẻ

01

Em trai vừa hoàn thành kỳ thi đại học nói với tôi, nó rất mong được quay về lúc còn đang học cấp ba.

“Thực ra, mấy năm cấp ba em không thực sự cố gắng học. Nếu em cố gắng, nghiêm túc với việc học ngay từ ban đầu thì chắc cũng không đến nỗi bỏ nhiều bài như thế.”

Tôi biết, giờ nó không hài lòng với kết quả thi đại học của mình, cũng không hài lòng với 3 năm cấp ba của nó.

Vốn dĩ nó có thể làm tốt hơn. Nhưng có lẽ là do lười, do ham chơi, do quá tự tin vào bản thân nên trong thời gian học cấp ba, đặc biệt là lớp 12, nó chỉ ra vẻ chăm chỉ học tập để đối phó với mọi người, chứ không thực sự học nghiêm túc, chẳng được mấy chữ vào đầu. Đến lúc đi thi không làm được bài, nó mới bắt đầu hối tiếc.

Tôi nói với nó, bây giờ có hối hận cũng chẳng có tác dụng gì, không đỗ được trường cao thì vào trường thấp. Việc quan trọng trước mắt là tập trung vào mấy năm đại học sắp tới, đừng để đến lúc tốt nghiệp lại hối tiếc đã lãng phí mấy năm đại học.

Gửi những bạn sức còn trẻ mà đã vội đắn đo: Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời không phải bạn không thể mà là bạn vốn có thể - Ảnh 1.

02

Rất nhiều người trong chúng ta cũng vậy, mãi đến lúc muộn rồi mới biết trân trọng quãng thời gian mình đã bỏ phí.

Còn nhớ năm ngoái tôi từng tham gia một buổi diễn thuyết, diễn giả đã nói thế này:

“Nếu bạn không cố gắng, chút tài năng hiện có làm sao thỏa mãn được mong muốn của bạn?

Nếu bạn không nỗ lực, làm sao đuổi kịp tốc độ già đi của cha mẹ?

Nếu bạn không phấn đấu, thì bạn có gì để bắt đầu những chuyến đi ngắm nhìn thế giới rộng lớn?

Khi một người già đi, điều đau khổ nhất không phải là họ chưa làm được gì, mà là họ vốn có thể làm được.

Trong trái tim mỗi người đều có một đại dương, nếu bản thân mình không tự căng buồm, thì còn đợi ai giúp ra khơi? Trên đời này chỉ có nỗ lực mới đổi được thành công, không có loại huy hoàng nào cứ chờ là tự đến.”

Ông còn kể về tuổi trẻ của mình,về những tháng năm cắp sách đến trường, theo đuổi tri thức. Ông nhắn nhủ đến con cái của ông, đến chúng tôi, nhưng người trẻ, hãy cố gắng hết sức có thể, đừng để khi thời gian đã trôi đi mất, bên cạnh chỉ còn lại những hối tiếc muộn màng.

Có lẽ phải bước qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời, con người ta mới hiểu hết được ý nghĩa của sự phấn đấu, mới có thể tha thiết truyền tải lại cho lớp trẻ thông điệp quý báu: Phải cố gắng!

Gửi những bạn sức còn trẻ mà đã vội đắn đo: Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời không phải bạn không thể mà là bạn vốn có thể - Ảnh 2.

03

Theo một cuộc điều tra, có đến 92% người tham gia hối hận thời trẻ không cố gắng hết mình để rồi hiện tại chẳng có gì.

Họ hối hận không phải vì giờ chẳng có gì trong tay, mà là vì không đã không cố gắng hết sức.

Không đủ khả năng, không đủ thực lực nên không thể hiện thực hóa nguyện vọng không có gì đáng hối hận. Điều đáng hối hận là rõ ràng bản thân có năng lực, nhưng lại vì không đủ cố gắng, bỏ lỡ cơ hội.

Trên đời này không có thuốc hối hận, đừng để đến khi nhận ra thì đã quá muộn màng.

Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời này, chính là mãi đến khi tuổi đã xế chiều, mới nhận ra mình đã qua loa lãng phí quãng thời gian tươi đẹp nhất cuộc đời như thế nào. Để rồi, khi có con có cái, cứ mãi tha thiết dặn dò chúng đừng giẫm lên vết xe đổ của mình.

Mà các con cũng giống như chính mình năm đó, người kể chân thành, người nghe có lệ. Cha mẹ chỉ đành giương mắt nhìn con mình lặp lại sai lầm của chính mình năm xưa. Đến khi con lớn lên, sinh con đẻ cái, lại kể chúng nghe, lại dặn dò. Cứ thế, cứ thế, thành một vòng tuần hoàn không hồi kết.

Các bạn còn trẻ, hãy cố gắng nữa lên, đừng để hối tiếc có cơ hội gõ cửa cuộc đời bạn!



Sandy


Theo Trí Thức Trẻ