Tag

giả trị bản thân

Browsing

Xin chào tất cả các bạn,

Con người chúng ta luôn cảm thấy vui vẻ khi nhận sự may mắn. Nhưng lại thấy chán nản và suy sụp khi gặp chuyện khó khăn.

Tại sao chúng ta cứ thích vui mà không bao giờ dám buồn? Trong một cuộc chơi, có thắng thì cũng có thua. Trong một mối quan hệ, có lúc hạnh phúc và có lúc căng thẳng.

Bí mật thứ nhất:

“Điều tồi tệ luôn đến với ta với một mục đích tốt.”

Nếu đọc cuốn: “The flipside” (Mặt phải) của Adam J Jackson, các bạn sẽ thấy tất cả các câu chuyện đều kể về những nhân vật gặp phải biến cố trong cuộc đời, tuy nhiên sau khi vượt qua biến cố họ còn trở nên tốt đẹp và vĩ đại hơn cả những gì họ mơ ước. Bản thân tác giả Adam J Jackson lúc tám tuổi được chuẩn đoán mắc bệnh vảy nến và bệnh tình ngày một nặng đến nỗi phải nhập viện điều trị. 

Nhưng sau đó, nhờ vào chính căn bệnh của mình, Adam bắt tay vào nghiên cứu phát triển và cho ra đời một phương thức điều trị thành công bệnh vảy nến không dùng steroid, được gọi là M-Folia hiện đang áp dụng trên toàn thế giới.

Bạn không thể tránh khỏi những điều tồi tệ, bạn chỉ có hai lựa chọn: hoặc là để chúng quật ngã bạn, hoặc là vượt qua chúng và trở nên mạnh mẽ hơn. Đó đơn giản chỉ là một SỰ LỰA CHỌN.

Tony Robbins, một diễn giả hàng đầu thế giới, cũng phải thừa nhận rằng nếu không có khó khăn, ông sẽ không bao giờ có ngày hôm nay.

Là con cả, tuổi thơ của Tony không mấy suôn sẻ. Cha mẹ ly dị khi ông vừa lên bảy và mẹ cậu “đi bước nữa” với nhiều người đàn ông khác. Từ bé đến lớn, chưa bao giờ Tony Robbins có được một hình mẫu người cha đúng nghĩa. Tệ hơn nữa, mẹ cậu bắt đầu nghiện rượu và ma túy. 

Tony đã phải trở thành người gánh vác gia đình ở lứa tuổi 14. Ngày nọ, mẹ cậu đã kề dao vào cổ và đuổi ông ra khỏi nhà. Từ đó đến nay, Tony Robbins chưa bao giờ quay trở về gia đình đó. Và đó là cơ hội để ông gặp được bậc thầy Jim Rohn và trở thành triệu phú của ngày hôm nay.

Cuộc đời của Tony Robbins còn rất nhiều khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên ông luôn quan niệm:

“Mọi khó khăn đều là quà tặng, không có khó khăn, chúng ta không thể phát triển.”

Dành cho ai đang cảm thấy cuộc sống khó khăn: Hãy đọc bài viết này, bạn sẽ thấy đau buồn đơn giản chỉ là một lựa chọn mà thôi! - Ảnh 1.

Bí mật thứ hai:

“Khi gặp khó khăn, hãy tập trung nhìn vững về mục đích của bạn.”

Loài người chúng ta khi gặp khó khăn thường tập trung vào nỗi đau đó. Họ cứ mải mê đi chia sẻ nỗi đau của mình và khiến cho nỗi đau đấy ngày một sâu hơn. Rất ít người mạnh mẽ tập trung vào mục đích khỏi bệnh của mình. Chuyện này thật kỳ lạ.

Nếu như Adam J Jackson khi phát hiện ra căn bệnh vảy nến và bị đưa vào bệnh viện, thay vì ngồi thất vọng và đau đớn về bản thân, việc đầu tiên ông ta làm là suy nghĩ cách tìm ra loại thuốc có thể chữa bệnh cho mình. Đấy là lý do ông không chỉ khỏi bệnh mà còn trở nên nổi tiếng vì tìm ra được thuốc chữa bệnh vảy nến cho mọi người trên thế giới: M-Folia.

Sau khi bị mẹ đuổi ra khỏi nhà, có thể Tony Robbins đã ngồi ăn xin đâu đó và dằn vặt than thân trách phận. Nhưng bởi ông đã quyết tâm tập trung vào mục tiêu giàu có và phát triển bản thân. Đấy là lý do vì sao Tony chọn đi làm lao công và dọn dẹp chỉ để kiếm tiền đi học lớp hội thảo của thầy Jim Rohn nổi tiếng.

Khi đi học mục tiêu của chúng ta là gì? Có phải để thành công và phát triển bản thân không? Bởi vậy các bạn đừng tập trung vào môn học đó khó thế nào! Hãy luôn nghĩ tới cảnh ta đã học xong và ta thành công ra sao. Cứ mỗi lần khó khăn trong học tập ta lại nghĩ đến hình ảnh đó. Học không khó đâu. Chỉ tại mình cứ tập trung vào vấn đề nó khó và thế là nó cứ tồi tệ hơn cả lúc ban đầu. (Luật hấp dẫn)

Khi đi làm mục đích của chúng ta là để trở thành giỏi và có nhiều kinh nghiệm phải không? Vậy thì hãy cố gắng làm việc chăm chỉ và trở nên giỏi thật sự. Khi giỏi rồi thì lương tất nhiên sẽ tăng. Lúc đó chúng ta sẽ là người được các sếp săn đón. Hãy là người có thể bắt đầu được sự nghiệp của riêng mình. 

Nếu đi làm mà lúc nào cũng để ý ông A bà B, khách C khách D khó chịu ra sao hay tiền lương ít không đủ xài thì là các bạn đang tập trung vào một căn bệnh. Và căn bệnh ấy sẽ phình to hơn theo năm tháng! Hãy luôn nhớ tập trung vào việc lành bệnh!

Dành cho ai đang cảm thấy cuộc sống khó khăn: Hãy đọc bài viết này, bạn sẽ thấy đau buồn đơn giản chỉ là một lựa chọn mà thôi! - Ảnh 2.

Trong những ngày đầu phát triển thương hiệu riêng, tôi đã nói ra những thứ mình mong muốn. Tôi nói tôi muốn có cửa hàng ở đâu, doanh thu như nào. Tuy nhiên mỗi lần mở miệng ra nói là tôi lại nhận được nhiều những ý kiến tiêu cực. Họ nói tôi hoang tưởng và bốc phét. 

Tuy nhiên tôi không phí thời gian để tranh cãi. Cái cần tập trung là những thứ mình mong muốn. Và cứ thế chỉ trong một tháng, cùng với sự hỗ trợ của gia đình và nhân viên, tôi đã có cửa hàng đầu tiên và doanh thu dần ổn định theo thời gian.

Cách đây 1 tháng, tôi có một thợ trong khâu sản xuất quyết định nghỉ việc trong lúc cửa hàng đang thiếu nhân lực. Trước đây người này đã thường nói những điều không hay về tôi. Vì luôn tập trung vào việc phát triển thương hiệu và sản phẩm tốt nên tôi cũng không quan tâm. Nhưng điều gì đến cũng đến.

Khó khăn ở đây là người nhân viên này và một người thợ khác xin nghỉ việc cùng một lúc. Bởi vậ,y thay vì tập trung than thở vào khó khăn bấy giờ, tôi đã chuyển hướng sang đặt ra mục tiêu cần phải có nhiều nhân viên giỏi, yêu nghề và làm kịp sản phẩm cho mình. Và thế là chỉ trong 1 tuần, tôi đã có 5 người khác thay thế. Họ chăm chỉ và làm ra sản phẩm rất tốt.

Và tôi tin rằng, những khó khăn đến để khiến ta tìm cách thay đổi tình thế một cách tốt hơn.

Vậy cách vượt qua mọi khó khăn là gì?

– Thứ nhất: Khi khó khăn đến, tìm ra lợi ích của chúng là gì?

– Thứ hai: Sau khi tìm ra lợi ích, giữ vững mục tiêu mong muốn của mình và tập trung tìm cách đạt được mục tiêu. Luôn tập trung vào việc lành bệnh thay vì tập trung vào căn bệnh!

Đừng quên, tuyệt đối không phí thời gian ngồi than thở và đau lòng bởi những điều khó khăn mang lại cho mình.

Chúc các bạn luôn mạnh mẽ và tự tin trước những điều tồi tệ. Yêu mến khó khăn và tìm được cách vượt qua chúng là một nghệ thuật. Các bạn hãy là những nghệ sỹ tài ba nhé!

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả được trích từ blog Le and Everything.



Thục Anh


Theo Trí Thức Trẻ

Năm cậu 13 tuổi, gia đình cậu lúc đó khá nghèo và khó khăn, 4 anh chị em phải sống dựa vào đồng lương eo hẹp mà người cha kiếm được nhưng cũng chẳng đủ để trả sinh hoạt phí. Cả gia đình cậu phải sống trong một khu ổ chuột tồi tàn ở Brooklyn.

Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một chiếc áo cũ sờn rồi hỏi: 

“Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”

“Khoảng 1 USD thưa cha”.

“Con có thể bán nó với giá 2 USD không?”, người cha dùng ánh mắt khẩn khoản hỏi cậu bé. 

“Con nghĩ chẳng ai bỏ tiền mua chiếc áo này đâu, trừ khi đó là một kẻ ngốc”, cậu bé trả lời. 

“Sao con không thử xem? Con biết không, gia đình mình đang gặp khó khăn”, người cha lại nhìn con với ánh mắt chân thành.

Cậu bé gật đầu đồng ý để cha vui lòng. Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là nên cậu dùng bàn chải để giặt áo tránh bị nhăn. 

Sáng hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện ngầm. Sau 6 tiếng chào mời người mua hàng, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 USD. Cậu bé rất vui mừng và nghĩ rằng mình có thể tiếp tục làm công việc này để giúp đỡ gia đình.

Những ngày sau đó, cậu đều đi tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch rồi đem đi bán, tích cóp từng đồng một đưa cho cha. Cứ như vậy, công việc này kéo dài được hơn chục ngày.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 1.

Một hôm khác, cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 20 USD không?”

“Con nghĩ là con không thể thưa cha. Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 USD.” 

“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ. 

Vậy là cậu bé lại suy nghĩ để tìm ra cách bán chiếc áo. Cuối cùng, cậu cũng nghĩ tới người anh họ cậu là một người rất đam mê hội họa, tự học nhưng lại vẽ rất đẹp. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con chim đại bang và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. 

Cậu nảy ra ý tưởng sẽ chọn một ngôi trường có nhiều học sinh là con nhà giàu theo học ở đó. Nghĩ là làm luôn, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc, liền có người đến mua chiếc áo mà không mảy may suy nghĩ với gia 20 USD, thậm chí còn bo thêm cho cậu 5 USD vì chiếc áo đó rất đẹp. 

Số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy. Cậu rất sung sướng và chạy vội về nhà đưa tiền cho cha.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 2.

Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 USD được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Khác với những lần trước, cậu không do dự và quả quyết với cha rằng con sẽ bán được, cha cứ tin con. 

Sau bao nhiêu ngày chờ đợi thì cuối cùng thì cơ hội cũng đã tới. 2 tháng sau, vì để quảng bá phim, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những thiên thần của Charlie” đã đến thành phố cậu bé đang sống. 

Buổi họp báo kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô kí tên lên đó. Tất nhiên là cô đồng ý và vui vẻ kí lên áo cho fan hâm mộ. Sau khi kí xong, cậu bé bẽn lẽn hỏi cô: 

“Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?” 

“Được chứ, chiếc áo này là của cháu, cháu có quyền bán nó”.

Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo có chữ kí của nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors, tôi bán giá 200 USD”. Mọi người nháo nhào trả giá và kết quả chung cuộc, chiếc áo được bán với số tiền không tưởng, 1200 USD. 

Về đến nhà, cậu ngạc nhiên khi thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà. Cha cậu bé cầm tiền trên tay mà không khỏi cảm động: 

“Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua lại, cha thật không tin được con có thể làm… Cha không muốn con sớm phải tham gia vào việc kiếm tiền, cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo dù cũ dù xấu đến thế nào thì vẫn có cách để làm tăng giá trị của nó. Chúng ta cũng vậy, đói khổ, nghèo rách nhưng không việc gì phải bi quan với cuộc sống con ạ. Hãy cứ vui vẻ lên, cứ yêu đời đi.” 

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 3.

Thật không ngờ, cậu bé ngày ấy sau 20 năm đã trở thành một huyền thoại bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới Michael Jordan và là một tỉ phú giàu có.

Cuộc sống không bao giờ có thể hoàn hảo và con người cũng vậy, chẳng có ai là hoàn hảo. Vậy nên, hãy chấp nhận rằng cuộc sống có lúc thăng lúc trầm, mỗi giai đoạn cuộc sống sẽ khiến chúng ta cảm thấy trân trọng hơn việc được sống, được sinh ra trên thế giới này. Cuộc sống khó khăn nhưng không có nghĩa là cuộc sống toàn màu xám, cuộc sống vẫn có thể có màu hồng tùy theo cách nhìn của mỗi người. 

Hôm nay bạn như chiếc áo 1 USD, đó là vì bạn chưa nhận thấy giá trị của chính mình mà thôi.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

Nhiều khi tôi vô cùng chán ghét cảm giác lặng ngồi một mình và lại suy nghĩ về đoạn đường đã đi qua. Ví dụ như tôi đang ở đâu? Tôi đã bao nhiêu tuổi? Đang có cuộc sống thế nào? Những người bạn cùng tuổi giờ có cuộc sống ra sao? Dường như chỉ cần lười biếng nằm trên sofa thả hồn suy nghĩ, nghĩ về lí tưởng cuộc đời, đều sẽ làm cho bản thân trở nên lo lắng.

Hai ngày trước, một người bạn cấp ba của tôi gọi điện thoại hỏi về lĩnh vực tôi đã từng làm. Tôi bỗng thấy kỳ lạ, tôi nhớ rõ công việc của cậu ấy hoàn toàn không liên quan đến lĩnh vực này, hỏi qua hỏi lại, mới biết cậu ấy mới nghỉ việc ở doanh nghiệp nhà nước nọ. 

Cậu ấy nói đã do dự rất lâu, tự thấy mình đã 28 tuổi, luôn thấy thấp thỏm không yên, nhìn thấy những người bạn bên cạnh ngày một tốt lên, còn bản thân cứ dậm chân tại chỗ, cảm thấy suốt ruột vô cùng, nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng mới quyết định nghỉ việc ở công ty đã gắn bó đến 6 năm để xin vào một công ty mới thành lập không lâu, lương cao hơn chút đỉnh, nhưng cậu muốn thử, cậu nói tránh để đến 30 tuổi lại hối hận.

Tôi mặc dù rất đồng tình việc mọi người tích cực đi tìm kiếm khả năng tiềm ẩn của bản thân, nhưng thiết nghĩ cậu làm vậy có phải đã quá mạo hiểm rồi không, nhảy đến một lĩnh vực hoàn toàn không biết gì cũng không đáng sợ, nhưng đáng sợ nhất là tự bản thân cũng không biết đây có phải lĩnh vực mình thích hay là sở trường của mình không?

Cậu nói, sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.

Câu nói này đã làm tôi suy nghĩ, cuối cùng tôi nói lại tất cả những kinh nghiệm mà mình có được cho cậu. Mặc dù tôi đã thất bại, có thể những kinh nghiệm này không có tác dụng nhưng tôi tin cậu có thể làm tốt hơn mình rất nhiều.

Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu! - Ảnh 1.

Gần đây, mạng xã hội chia sẻ không ít những bức ảnh về “10 năm sau tốt nghiệp”, “10 năm trở lại trường”. Tôi nhận thấy mặc dù cùng tuổi, nhưng cuộc sống và thu nhập đã có sự khác biệt vô cùng lớn. Đương nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc lựa chọn hướng đi của mỗi người sau tốt nghiệp, ở lại thành phố hay về quê, và đây cũng là chủ đề được đưa ra thảo luận ở mỗi cuộc gặp mặt, nhưng có một điểm chung, đó là mỗi chúng ta vẫn đang hướng về một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Không ít lần trò chuyện, chúng tôi thường đùa nhau rằng: thế hệ 9x chúng mình có lẽ là thế hệ sống mệt mỏi nhất. Sự mệt mỏi này không phải cuộc sống quá bi thảm, cũng không phải áp lực từ người khác mang lại, mà ngược lại xuất phát từ bản thân chúng ta, so với thế hệ 7X, 8X, chúng ta suy nghĩ nhiều hơn, tính toán nhiều hơn. Dường như từ những ngày đại học đã phải đối diện và quá quen với từ “lạc lối”, chúng ta không ngừng suy nghĩ, kiếm tìm đáp án để thoát khỏi sự lạc lối của bản thân.

Trước 28 tuổi, bạn bè tôi đã có không ít người thành công, một số từ những năm đầu đại học đã tự kinh doanh, đến lúc tốt nghiệp đã tự có thể mua được nhà, một số khác đi làm không lâu đã đứng ở vị trí cao, độc lập, dư giả về tài chính, một số tự thành lập công ty, đã có vị trí nhất định trong lĩnh vực họ theo đuổi.

Mỗi lần nghĩ đến họ, nếu nói tôi không nôn nóng, lo lắng, không ngưỡng mộ chắc chắn là nói dối, có ai là không muốn thành công, để bố mẹ mình có thể hãnh diện trước họ hàng làng xóm. Nhưng suy nghĩ kỹ lại, dù sao số người thành công cũng là số ít, trong hàng trăm triệu người tốt nghiệp rốt cuộc cũng chỉ có một vài người thành danh.

Tôi có một người bạn học khác, cũng vừa nghỉ việc năm ngoái, đến nay vẫn chưa có bạn gái. Trước khi nghỉ việc, cậu làm tại phòng thí nghiệm cho một công ty hóa chất, làm được 3 năm, nếu lập bảng những công việc nhàm chán cậu từng làm, chắc chắn công việc này xếp số 1. Nghỉ tết, cậu có gặp tôi, nói, bất kể thế nào, năm nay cậu nhất định phải bỏ việc. 

Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu! - Ảnh 2.

28 tuổi rồi, lương vẫn 8 triệu, tiền tiết kiệm cũng không có một xu, chưa cần biết người khác nghĩ thế nào, thì bản thân đã thấy không bằng lòng với chính mình. Tiếp tục duy trì tình trạng này, bạn gái chắc cũng sẽ không có, giá trị bản thân cũng sẽ mãi trói buộc ở con số 8 triệu, đó là điều mà cậu không hề mong muốn.

Thế nhưng, 28 tuổi, mọi sự bắt đầu ở tuổi này đều cảm thấy đã muộn. Cậu nói, 28 tuổi và 30 tuổi, tuổi nào muộn hơn? Cậu tìm hiểu ngành công nghệ thông tin là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, cũng là ngành có nhiều bấp bênh và tốc độ biến đổi nhanh nhất hiện nay. Cậu muốn thử. 

Vậy là cậu nghỉ việc ở công ty cũ, mượn tiền người nhà và đi học một chương trình học tập trung về công nghệ thông tin, bắt đầu từ con số 0. Lớp học đóng cửa vào 8h tối, cậu lại xách máy tính về kí túc xá học đến 1, 2 giờ sáng. Cậu nói những người học cùng lớp với cậu, nếu không phải mới tốt nghiệp cấp ba thì cũng là sinh viên đại học chưa tốt nghiệp, cậu lớn tuổi nhất, ngồi ở cuối lớp, nhưng cậu không hề cảm thấy xấu hổ, ngược lại, còn có cảm giác quay về những năm cuối cấp trung học, vì thi đỗ đại học mà sống chết ôn thi.

Thực lòng, tôi cảm thấy vui thay cậu ấy. Khi đã 28 tuổi bạn cần phải như thế nào, tôi lúc này cũng chưa tìm được đáp án, nhưng nếu 28 tuổi có thể tìm lại được bản thân ở độ tuổi 18, tôi càng không tìm được một đáp án nào tốt hơn.

Murakami Haruki (tiểu thuyết giam dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật) ở độ tuổi 30, dựa vào tác phẩm đầu tay “Lắng nghe gió hát” và giành được giải nhất, từ đó mới chính thức tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cầm bút. Trước đó, quán bar của ông không ít lần đứng trước nguy cơ đóng cửa, mùa đông vì tiết kiệm mà không dám bật lò sưởi, hai vợ chồng ôm chú chó cưng cùng ngủ trên một chiếc giường.

New York sớm hơn California 3 giờ, nhưng điều đó cũng không làm cho cuộc sống ở California bị chậm đi.

Có người 22 tuổi tốt nghiệp, nhưng phải 5 năm sau mới tìm được một công việc tốt.

Có người 25 tuổi đã trở thành CEO, nhưng lại ra đi ở tuổi 50.

Có người đến 50 tuổi mới giữ chức vụ CEO, và họ đã sống đến 90 tuổi.

Có những người bạn đã kết hôn, nhưng cũng có những người vẫn đơn thân.

Obama về hưu ở tuổi 55, Trump 70 tuổi mới bắt đầu giữ chức vụ tổng thống.

Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu! - Ảnh 3.

Trên đời này, vốn dĩ mỗi người đều có múi giờ riêng để phát triển bản thân.

Bên cạnh dường như có những người đang đi ở phía trước bạn, cũng có những người dường như đang ở sau bạn.

Nhưng thực ra là mỗi người ở trong múi giờ của chính mình.

Đừng đố kị, cũng đừng chê cười, chỉ là họ đang đi trong chính múi giờ của mình thôi, bạn cũng vậy!

Cuộc sống chính là chờ đợi cơ hội chính xác để hành động.

Vì vậy, hãy thả lỏng, bạn không sớm, bạn cũng không muộn, chỉ là cuộc sống đang  đặt cho bạn múi giờ thuộc về chính bạn, tất cả đều đúng giờ!

Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.

28 tuổi đã làm được gì, tôi cảm thấy đều không cần thiết phải lo lắng, nếu không phải thiên tai nhân họa, vậy tại sao không dùng khoảng thời gian 10 năm từ 20 đến 30 tuổi để cho phép bản thân được nếm thử sai lầm. Trải qua sai lầm chính là quá trình không ngừng đối mặt với thất bại, giúp chúng ta trưởng thành hơn, cho dù sai lầm có lặp lại, thì hãy xem như bạn vẫn giữ nguyên sự trẻ trung năm đó của mình. Đối với tôi, 30 tuổi, trận chiến của cuộc sống mới thực sự bắt đầu!

Mong cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần khỏe mạnh, tất cả đều là sự sắp đặt tốt nhất!



Vũ Đình


Theo Trí Thức Trẻ