Trong thời đại mỗi người nghe thấy “đại đạo lý” thì hốt hoảng chạy trốn, hoặc cảm thấy quá viển vông, xa vời, thì tôi vẫn ngoan cố cho rằng, những lời có suy nghĩ, có chất lượng, có phân tích sắc bén… vẫn có thể giúp đỡ chúng ta hình thành giá trị quan.

Sống không có nguyên tắc, không định hướng sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên tầm thường. Vì vậy, tôi hi vọng 10 điều dưới đây, nghe qua có vẻ rất vô lý, nhưng ngẫm sâu hơn, ta thấy chúng không phải không có giá trị. 

01. 

Lúc trước đây, tôi thường nghe có người nói: “Nếu anh nói chỗ không đúng của ai, anh nói trước mặt được rồi, đừng tùy tiện phê bình sau lưng người ta, như thế không tốt.”

Tôi tin là thật, nhiều năm cũng luôn cảm thấy bản thân là người chính trực, vì vậy mà cảm thấy tự hào. Nhưng dần dần, tôi phát hiện làm vậy không có tác dụng gì, ngược lại khiến tôi không có bạn bè nào.

Hiện thực là: Thực ra bạn nói chỗ không tốt của ai đó trước mặt, người ta nhất định sẽ không vui vẻ. Vì vậy, tổn thương người khác nhất định phải ở sau lưng.

02.

Nếu như bạn không có tiền, vậy thì tuyệt đối đừng cho người khác mượn tiền, bởi vì rất ít người có thể cảm nhận được thực ra bạn cũng vô cùng khó khăn, thậm chí còn khó bảo đảm bản thân. Đa số người mượn tiền, thấp hèn lúc mượn tiền, “cầu ông xin bà” nhưng mà sau khi mượn được tiền, quá hạn không trả, ngược lại là bạn phải bắt đầu cầu xin người đó.

Nếu như bạn có tiền, bạn có thể bố thí nhưng đừng tùy tiện cho mượn. Tùy tiện cho vay tiền sẽ khiến bạn mất đi bạn bè. 

10 đạo lý nghe qua rất ngang trái nhưng đọc và ngẫm, bạn sẽ được nhiều hơn mất! - Ảnh 1.

03.

Nghe câu chuyện chăm chỉ miệt mài của 100 người vẫn không bằng nợ 100 triệu. Đối với người bình thường mà nói, thúc giục luôn có tác dụng hơn cổ vũ, áp lực tốt hơn động lực.

04.

Người bình thường, thất bại bên cạnh bạn thường tẩy não bạn, nói với bạn phải làm người cho tốt, phải học cách làm người. Nhưng, làm người theo cách nào? Làm đến quá trình nào mới làm tốt được? Chẳng ai biết, tôi cảm thấy bớt nói làm người, nhắc đến chính sự nhiều hơn đi.

Ghi nhớ, thành công là tạo ra, chứ không phải có được. Vương Trung Thông vừa sinh ra đã có hàng chục tỷ, đó là có được, không được gọi là thành công.

05.

Vợ tôi ra ngoài vào một ngày kia, đột nhiên nhớ ra mình chưa trang điểm liền vô cùng luống cuống, oán trách, nói không trang điểm sẽ xấu lắm, không còn mặt mũi gặp ai.

Nhưng tôi thấy thực ra khác biệt cũng không phải rất lớn. Hơn nữa, bạn trang điểm hay không, thực ra không có ai để ý. Cho dù là để ý đi nữa thì thế nào? Bạn thường bị chi phối và có xu hướng trầm trọng hóa, quan trọng hóa thái độ của người khác đối với bạn. Vô hình, bạn đưa mình trở thành trung tâm của vũ trụ, trong khi thực tế không phải vậy. 

06. 

Tôi gặp không ít bạn trẻ có thói quen trì hoãn. Ví dụ, đêm trước nghĩ một kế hoạch cho ngày cuối tuần, cảm thấy ngày mai có thể hoàn thành, nhưng ngày mai bạn lại đi tụ tập bạn bè, ăn cơm, đi chơi, xem phim… Tới trưa, bạn ngủ kéo sang buổi chiều. Đến buổi tối, chuẩn bị làm việc, nhưng lại lướt facebook, chuyện phiếm với bạn bè…

Đến 12 giờ đêm, lúc này bạn bắt đầu hối hận. Tại sao hôm nay không làm chuyện gì cả, thật sự lãng phí thời gian. Thế là quyết định buông bỏ điện thoại, bắt đầu làm việc thật tốt. Nhưng lúc này, bạn phát hiện mình đã bắt đầu buồn ngủ rồi, đầu đã không nghe sai khiến nữa… có sức lực cũng vô dụng.

Thực ra, cả đời của rất nhiều người đều lãng phí cả ngày như thế, đều đi về hướng vô dụng không có tài cán gì như thế.

07. 

Bạn muốn tự do, điều này rất bình thường, ai không muốn tự do chứ? Nhưng, cái gì là tự do?

Ví dụ, trời tối rồi, bạn đóng cửa lại, xác nhận cửa là khóa kĩ, bạn tha hồ bung tỏa, làm mọi điều bạn thích, từ nhảy múa cho tới xem tivi, hát karaoke, tắm táp… Bạn cho rằng đây là tự do của bạn. 

Nhưng, nếu là một người khác không phải bạn cũng có hành động tương tự, là khóa cửa cẩn thận, thì bạn lại cho rằng có lẽ do họ hoang mang và mất đi khống chế. 

Định biên giới cho bản thân, để được tự do; định biên giới cho người khác, đó là quy chụp. 

10 đạo lý nghe qua rất ngang trái nhưng đọc và ngẫm, bạn sẽ được nhiều hơn mất! - Ảnh 2.

08. 

Đọc sách rất quan trọng, nhưng những người cả ngày quẹt thẻ đọc sách, tôi quan sát mấy năm, thực ra cũng không tiến bộ gì. Đọc sách nhất định phải có tác dụng, nếu không cần đọc sách làm gì?

Nếu như bạn là thợ mộc, bạn học nhiều kiến thức hay, học nhiều kiến thức đồ dùng trong nhà, bắt đầu từ đọc sách liên quan… Thứ bạn cần nhất là độ sâu và độ dày, chứ không phải độ rộng. Nếu như bạn đã đọc một đống sách mà không thành việc gì, kết cục của bạn chính là ông lão rút thuốc lá dụ trẻ con.

09. 

Có phải thường nghe người khác nói: “Một ngôi nhà không quét làm sao quét cả thế giới”, bạn sẽ cảm thấy rất có đạo lý không? Nhưng sự thực là quét nhà với quét thế giới đây là hai hạng mục hoàn toàn không liên quan.

Giống như có những người cũng nói không lưu loát nhưng người ta là ca sĩ, có những người bảng cửu chương cũng không thuộc nhưng người ta là nhà số học. Ở đời, tuyệt đối không thể đánh giá người khác và sự việc chỉ qua vẻ bề ngoài hoặc một khía cạnh nhỏ. 

10. 

Tôn trọng người khác, để người khác cảm thấy vui vẻ trước, để người khác được lợi ích trước, đây không phải thái độ đúng mực gì, đây là nguyên tắc cơ bản của thành công.

Lấy so sánh, bạn mở nhà hàng, muốn thông qua nó kiếm một khoản tiền lớn, cách nghĩ này rất tốt nhưng bạn phải khiến khách hàng cảm thấy ngon và lợi ích thực tế, hưởng thụ bầu không khí. Hoàn thành cho người khác trước, tích lũy khen ngợi thì bạn mới có thể kiếm khoản tiền lớn. Dùng mánh lới giở thủ đoạn có thể nhất thời được lợi, nhưng cuối cùng chẳng thành việc gì cả.

Từ góc độ xa rộng mà nói niềm vui của người khác nhất định phải trước niềm vui của bạn. Trong quan hệ người và người, trong quan hệ lợi ích, lo lắng trước mọi người và vui vẻ sau mọi người.

Làm một người trẻ, chúng ta thử nghiệm, tiếp cận, quan sát từ nhiều góc độ, như vậy mới có thể mở rộng tấm lòng, thu nạp tri thức, phát triển thế giới quan, nhân sinh quan. 



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

Write A Comment