Tag

công việc

Browsing

Vì vậy, người trẻ buộc phải tự tạo động lực ngay cả khi họ không có một chút nhiên liệu đốt trong nào.

Cách tốt nhất để củng cố bản thân là sắp xếp lại cuộc sống một cách có tổ chức – đến nỗi bạn không thể làm gì khác ngoài kế hoạch có sẵn. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ cho bạn:

Niềm đam mê

Hãy làm nhưng công việc bạn thực sự yêu thích.

Dù rằng, theo vòng quay của cuộc sống, có những lúc chúng ta phải đảm nhiệm những công việc chúng ta không hề muốn. Điều này có thể giúp bạn cải thiện khả năng chịu đựng và trở nên đa năng hơn. Tuy nhiên, nếu nó khiến mỗi ngày đi làm trở nên buồn tẻ và áp lực, thì có lẽ bạn nên suy nghĩ về một công việc mới.

Thói quen

Tất nhiên, bạn không thể khiến cho mỗi ngày của mình trôi qua nhạt nhẽo như một chiếc máy tự động. Nhưng việc xây dựng một vài thói quen cốt lõi sẽ giúp ích rất nhiều để tạo nên một ngày làm việc có tổ chức, và để tạo tiền đề bắt đầu những thói quen khác. Hãy hình thành cho mình một lối sống độc lập: Thức dậy đúng giờ, làm việc tập trung,.. Làm tốt những công việc thường nhật như thế sẽ giúp cho việc tạo dựng những thói quen khác của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Sự tập trung

Là trạng thái mà tâm trí bạn hoàn toàn tập trung vào công việc. Đây có lẽ là phần khó nhất trong quá trình tạo nên một cuộc sống có tổ chức. Xung quanh chúng ta có vô vàn những mối bận tâm vu vơ, có hàng tá thứ phá hủy dòng suy nghĩ của chúng ta như: Tiếng ồn, Facebook, những công việc lặt vặt của Sếp,… Có thể nói, nếu đam mê và thói quen là điều kiện cần thì sự tập trung chính là yếu tố đủ để tạo nên quá trình xây dựng động lực hoàn hảo nhất.

Nếu vẫn không thể thực hiện những gợi ý trên, đừng vội từ bỏ, hãy thử 13 cách cực kỳ đơn giản sau đây.

1. Tìm hiểu lí do “Tại sao?”

Cố gắng toàn tâm toàn lực vào một công việc ngu ngốc và nhàm chán sẽ chẳng bao giờ khiến bạn yêu thêm nó đâu. Thay vào đó, hãy dừng lại và tự đặt câu hỏi tại sao bạn đến với công việc này, tại sao bạn tiếp tục làm việc đến tận bây giờ. Điều này có lẽ sẽ giúp bạn thư giãn hơn và có thể tìm ra nét hấp dẫn của công việc.

Thậm chí nếu bạn không tìm được nguyên nhân thì có lẽ bạn không cần bận tâm đến nó nữa. Đây chính là thời điểm để nghĩ về sự thay đổi và tương lai mới cho chính mình.

2. Cố gắng từ 5 phút

Dành cho những người thấy cuộc đời nhàm chán: Có những thay đổi rất nhỏ cũng đủ để làm bạn tìm ra động lực cho riêng mình - Ảnh 1.

Tập trung cho công việc trong 5 phút đầu, 5 phút tiếp theo và 5 phút tiếp nữa,… Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Thành công từ những việc nhỏ sẽ thúc đẩy bạn tiến đến những thứ lớn lao hơn.

3. Di chuyển xung quanh

Khiến cho cơ thể luôn chuyển động khi bạn thực sự có động lực để làm gì đó. Phương pháp “giả mạo” này có thể hơi ngớ ngẩn, tuy nhiên nó giúp bạn duy trì được nguồn năng lượng trong cơ thể, tạo được sự hưng phấn khi bạn bắt đầu công việc.

4. Phát triển phần việc tiếp theo

Nếu bạn đang ở thế “bí” cho một vấn đề nào đó và chưa tìm ra biện pháp giải quyết, đừng dừng lại ở đấy mà hãy di chuyển ngay sang công việc tiếp theo.

Mải mê với một câu hỏi khó sẽ chỉ gây ra sự trì hoãn mà thôi.

5. Giải mã những vấn đề của bạn

Điều gì khiến bạn không muốn làm việc? Bạn không có động lực do bạn mệt mỏi, sợ hãi, chán nản hay bất mãn?

Đừng để những vấn đề không tên ngăn cản bạn phát triển sự nghiệp. Bởi đó chính là những vấn đề gốc rễ khiến bạn mất đi động lực, phá hủy niềm đam mê và khao khát làm việc của bạn. Hãy dừng lại và giải quyết chúng, sau đó những vấn đề phía sau cũng sẽ được tháo dỡ.

6. Loại bỏ nỗi sợ

Nỗi sợ hãi và lo lắng có thể khiến bạn không thể hoàn thành công việc – dù đó là việc dễ nhất, dễ như trở bàn tay. Nó có thể biến một nhân viên mạnh mẽ trở thành một kẻ yếu đuối, một con rùa rụt cổ chính hiệu. Dường như có thể nói, nỗi sợ chính là kẻ thù của thành công. Vậy làm thế nào để chống lại chúng?

Hãy cô lập và nhốt nỗi sợ của mình vào một cái lồng giam, đồng thời giải thoát cho sự tự tin, những ưu điểm, sở trường của bạn.

7. Tìm một người đồng hành

Dành cho những người thấy cuộc đời nhàm chán: Có những thay đổi rất nhỏ cũng đủ để làm bạn tìm ra động lực cho riêng mình - Ảnh 2.

Một người bạn đồng hành sẽ động viên khi bạn bắt đầu có triệu chứng lười biếng. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn không còn cảm thấy cô đơn trên con đường thay đổi và phát triển bản thân.

8. Khởi động một ngày mới

Hãy lên kế hoạch cho ngày mai thật cẩn thận và chi tiết từ tối hôm trước. Tập dậy sớm và làm hết những điều quan trọng vào buổi sáng. Việc xây dựng một đà hoạt động năng nổ sẽ là bước đệm tạo nên một ngày làm việc hiệu quả.

9. Đọc sách

Đừng bó buộc mình trong những cuốn sách tự thân, hãy đọc mọi cuốn sách bạn muốn, đặc biệt là những cuốn đem đến những ý tưởng mới. Những ý tưởng mới sẽ giúp cho “bánh răng thần kinh” của bạn chuyển động. Suy nghĩ nhiều hơn, hiểu ra nhiều điều tốt đẹp hơn sẽ tạo nên những động lực mới mẻ cho bạn.

Không những thế, bởi vì đọc sách giúp tăng khả năng suy nghĩ và trí nhớ của bạn, nó cũng giúp bạn gia tăng tốc độ và hiệu quả làm việc.

10. Chuẩn bị tốt từ những công cụ làm việc

Những hoạt động của môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng làm việc của bạn. Một chiếc máy tính chậm chạp, các ứng dụng thường bị thoát ra ngoài và thậm chí là chiếc máy photo hỏng quanh năm có thể giết chết động cơ phía trong của bạn.

Các yếu tố bên ngoài tưởng chừng nhỏ nhặt như thế có thể là chiếc bẫy, phá vỡ động lực bạn đang cố gắng hình thành.

11. Cẩn thận với những vấn đề nhỏ

Chỉ một chút hoang mang trong suy nghĩ của bạn cũng có thể làm hỏng cả chuyện “đại sự”. Vì vậy, đừng đùa với những vấn đề nhỏ bé, tưởng như là vặt vãnh. Bởi bạn không biết rằng tiếp sau đó mình có thể đánh mất cái gì đâu.

12. Xây dựng một câu thần chú cho riêng mình

Hãy thử tìm một vài câu nói giúp tập trung tâm lí và thúc đẩy bản thân xem. Nó giống như một chiếc giấy ghi nhớ ngắn gọn, súc tích để bạn không xao nhãng vào công việc cần thiết trước mắt: Tạo động lực.

Và nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, đây có thể là một gợi ý “Do it now!”

13. Xây dựng thành công

Bởi thành công tạo ra thành công. Khi bạn vừa về đích và chiến thắng, rất dễ dàng để bạn cảm thấy có động lực làm những điều tiếp theo. Cảm xúc sẽ chi phối tất cả. Dù chiến thắng ấy chỉ là một lời khen từ đồng nghiệp hay 2, 3 công việc buổi chiều đã được hoàn thành từ sáng,… cũng có thể khiến bạn trở thành một kẻ hăng hái.

Có rất nhiều cách để bạn tạo dựng những thành công nhỏ làm động lực cho những việc quan trọng sau này như điều chỉnh lại danh sách những việc cần làm trong ngày, hãy đặt những công việc dễ dàng lên trước. Và quan trọng nhất là luôn phải tâm niệm rằng, mình có thể làm hết và làm tốt mọi việc.



Châu Anh


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Hai ngày trước tôi đã tham dự một bữa tiệc tối, khi nói về cách quản lý công ty, một giám đốc công ty Internet đã kể một câu chuyện.

Ông nói: “Tháng trước tôi đã đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn, là sa thải một nhân viên, lý do tại sao tôi cảm thấy rằng đưa ra quyết định này khó khăn bởi vì điều kiện kinh tế của nhân viên này không tốt lắm, sa thải anh ta có nghĩa là thu nhập của gia đình anh ta sẽ bị gián đoạn một thời gian. 

Tuy nhiên, tôi bắt buộc phải sa thải anh ta, những người làm việc qua loa cần phải thanh lý, nếu không cả đội không cách nào gánh được.

Về vấn đề này, hiện tại, với tư cách là một doanh nhân, tôi thể hiện sự nhận thức và giải thích đầy đủ của mình. Tôi thà cấp dưới không có ai, cũng không cần loại người chỉ làm qua loa đại khái như thế, có câu “thà ít mà tốt” chính là đạo lý này.”

Trong thời đại này, nhiều lúc, không phải những người cùng độ tuổi vứt bỏ bạn, mà chính bạn đã từ bỏ cơ hội trưởng thành.

1. Những người làm việc qua loa, cuối cùng sẽ bị “thanh lý”

Tại bàn ăn, giám đốc của một công ty bất động sản nói về tình hình thị trường hiện nay, cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt tôm, xu hướng của các doanh nghiệp đều như vậy, xáo trộn là điều không thể tránh khỏi.

Công ty làm ăn qua loa sẽ phá sản, các nhân viên làm việc qua loa sẽ bị xử lý, và sau này sẽ càng ngày càng khó khăn để trộn lẫn.

Không ít độc giả đã rất ngạc nhiên khi biết rằng tôi 9x, hôm qua, một số độc giả còn gửi tin nhắn cho tôi: “Tôi thực sự không ngờ rằng bạn lại là dân 9x, quá ưu tú”.

Tôi không cho rằng tôi ưu tú đến mức nào, đây là sự thật, điều duy nhất làm tôi tự hào là tôi làm mọi việc với thái độ rất nghiêm túc.

Xin lỗi, công ty chúng tôi buộc phải sa thải bạn: Bài học dành cho những kẻ tự kiêu tự đại, làm việc qua loa, đối phó với sếp - Ảnh 1.

Lúc trước khi tôi còn làm thuê cho người khác, mấy năm liền tôi không đi làm trễ, không về sớm, không nghỉ phép, không bao giờ trốn làm thêm giờ, và đôi khi tôi còn chủ động làm thêm giờ.

Tôi nghiêm túc xử lý công việc, nếu có thể làm 90 điểm, tôi sẽ không hài lòng khi đạt 70 điểm, đây là điểm mà tôi cảm thấy kiêu ngạo nhất.

Có lẽ chính vì điều này, tốc độ phát triển của tôi sẽ nhanh hơn, và mỗi năm sẽ có những bước đột phá khác nhau.

Tôi cảm thấy may mắn khi sớm nhận ra đạo lý này: “Miễn cưỡng làm việc, thực ra không phải lừa bịp ai khác, mà là lừa chính bản thân bạn, chẳng khác nào bạn đang tự sát”.

Tôi thường nói chuyện với nhân viên của mình rằng bản chất của công việc và đi học ở trường không giống nhau.

Bạn thường làm việc qua loa và đối phó, vậy chắc chắn năng lực của bạn sẽ không đi đến đâu, cũng giống như lên lớp mà bạn không tập trung nghe giảng, về nhà không ôn và làm bài, cuối cùng thành tích học tập cũng sẽ không ra gì.

Ai có những hành động nhỏ trong phòng thi, ai lo lắng do dự, giao viên coi thi liếc qua sẽ thấy ngay, chỉ là giáo viên có muốn bắt bạn hay không mà thôi. Trong môi trường nghề nghiệp cũng vậy, làm việc chăm chỉ và làm qua quýt đều không giống nhau, vốn không thể dung hòa được, chỉ là công ty không muốn “xử lý” bạn mà thôi.

“Đừng làm việc qua loa đối phó nữa, cẩn thận đừng để cuối cùng bản thân trở thành một mớ hỗn độn”.

Xin lỗi, công ty chúng tôi buộc phải sa thải bạn: Bài học dành cho những kẻ tự kiêu tự đại, làm việc qua loa, đối phó với sếp - Ảnh 2.

2. Chăm chỉ làm việc, là con đường phát triển đáng tin cậy nhất

Có hai vấn đề rất thực tế:

– Bạn có thể làm qua loa đại khái đến lúc nào? 

– Bản chất con người bạn vốn có sự qua loa nào không?

20 năm trước, bạn làm việc trong một nhà máy, bước vào một công ty lớn thực sự bạn có thể làm qua loa cả đời, cho đến khi nghỉ hưu.

Nhưng thời đại không giống nhau, bây giờ bạn vào một công ty, đừng nói là làm việc qua loa, cho dù không làm qua loa cũng có khả năng sẽ bị những người ưu tú hơn, nỗ lực hơn thay thế bạn.

Đây cũng là một lý do tại sao người đi làm thời nay cảm thấy mệt mỏi, áp lực lớn và không an toàn, tốc độ phát triển của thời đại càng nhanh, và những người ở thời đại đó chỉ có thể không bị loại nếu họ cố gắng theo kịp tốc độ và nhịp điệu.

Trong hoàn cảnh như vậy, nếu bạn không làm tốt công việc, bạn nghĩ mớ hỗn độn đó sẽ duy trì được trong bao lâu?

Áp lực tồn tại của doanh nghiệp hiện tại lớn hơn nhiều so với nhân viên, công ty không nuôi người nhàn hạ, nếu gà không đẻ trứng được chắc chắn sẽ bị giết.

Xin lỗi, công ty chúng tôi buộc phải sa thải bạn: Bài học dành cho những kẻ tự kiêu tự đại, làm việc qua loa, đối phó với sếp - Ảnh 3.

Do đó, nếu bạn không sinh ta trong một gia đình giàu có, thì bạn không có tư cách để qua loa.

Những người có tiền nhưng làm qua loa, đó gọi là tính tự do, theo đuổi những năm tháng an nhiên, không có tiền mà làm qua loa, chỉ có thể được gọi là mớ hỗn độn và đợi cho đến chết.

Thế giới luôn tồn tại những tiêu chuẩn khác nhau, đừng phàn nàn, phàn nàn tới chết cũng không thể thay đổi bất cứ điều gì, những gì bạn có thể làm là làm việc chăm chỉ, đây là con đường phát triển đáng tin cậy nhất và nhanh nhất.

Nếu bạn không thích công việc hiện tại và sếp của bạn, vậy bạn có thể nghỉ việc, còn nếu bạn không có cách nào nghỉ việc vậy thì bạn nên làm việc chăm chỉ, đừng có chiếu lệ, đừng làm bừa, công việc không phải làm vì người khác, mà vì bản thân bạn.

Một nhân viên ưu tú, trong công việc không nên chỉ nhận tiền lương, mà nên thu hoạch những thứ khác, chẳng hạn như nhân phẩm, kinh nghiệm, năng lực quản lý…

Mặc dù cuộc sống không thể quay lại quá khứ, nhưng bạn có thể quyết định tương lai, làm việc chăm chỉ, không làm qua loa, bạn không đủ khả năng làm bừa đâu!



Thảo Hiền


Theo Trí Thức Trẻ

Dưới đây là 5 cách bạn có thể tham khảo:

Tìm ra thời điểm mà bạn tỉnh táo nhất

    Hãy làm việc vào thời điểm mà hiệu suất làm việc của não bạn ở đỉnh cao nhất. Chẳng hạn, bạn nhận thấy rằng, bạn xử lí các bài tập nhanh hơn và chính xác hơn vào các buổi sáng muộn. Có thể, thời gian bộ não bạn tập trung nhất là khoảng 10 giờ sáng, nhưng sau đó bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi trước 2 giờ chiều. Bộ não của bạn đang nói cho bạn biết khi nào nó “tỉnh táo” nhất.

    Vậy tại sao bạn không làm việc khi bộ não của bạn đang ở trạng thái tốt nhất? Và sau đó, khi bạn cảm thấy bắt đầu mất tập trung, hãy nghỉ ngơi và trở lại làm những công việc đơn giản hơn, hoặc kết thúc bằng cách chuẩn bị mọi thứ cho ngày hôm sau.

    Đảm bảo rằng bộ não của bạn đã được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi bắt đầu công việc

       Mất tập trung, chán nản với công việc, đây là 5 cách đơn giản giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng - Ảnh 1.

      Bạn có thể khó tập trung bởi các nguyên nhân chủ quan, chẳng hạn như lo âu, kích động hay căng thẳng. Để đối phó với những vấn đề này, bạn cần một giấc ngủ ngon vào buổi tối trước khi bắt đầu ngày mới. Khi tỉnh dậy, hãy suy nghĩ tích cực. Một số người ngồi thiền hoặc tập yoga để “đón” năng lượng tích cực.

      Các chuyên gia khuyên rằng thực hiện các bài tập thở ngắn có thể tăng trường khả năng tập trung cho bạn. Những người khác thì dành 20 phút đi bộ vào buổi sáng để “dọn dẹp” đầu họ.

      Loại bỏ các phiền muộn

        Thật khó để tránh được những điều gây phiền toái. Các ứng dụng có thể được xóa đi trên điện thoại, radio hoặc TV có thể được rút phích cắm, nhưng bạn lại có con nhỏ đang chơi trong phòng khi bạn làm việc ở nhà? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một đồng nghiệp thường xuyên đến bàn làm việc của bạn để trò chuyện?

         Mất tập trung, chán nản với công việc, đây là 5 cách đơn giản giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng - Ảnh 2.

        Một cách tốt để xử lý những phiền nhiễu này là thiết lập một số cấu trúc và giới hạn. Làm việc ở một nơi mà bạn không thể bị quấy rầy, chẳng hạn như một căn phòng yên tĩnh trong ngôi nhà của bạn với các cánh cửa khép kín. Nhẹ nhàng nói với những người xung quanh bạn – ví dụ như đồng nghiệp của bạn – bạn cần thời gian một mình trong vài giờ. Nếu bạn làm việc ở nhà và có con nhỏ, hãy giải quyết các công việc khi chúng đang ngủ trưa hoặc xem phim.

        Chia công việc lớn thành từng phần nhỏ

          Nếu bạn đang có một dự án lớn, hãy chia các nhiệm vụ thành các mục tiêu nhỏ dễ tiếp cận, giải quyết và hoàn thiện hơn. Hãy xem danh sách việc cần làm và những gì bạn đã trì hoãn. Tìm hiểu cách để chia nhỏ chúng thành các nhiệm vụ đơn giản nhưng cụ thể hơn. Và nếu bạn đang làm việc nhóm, hãy chọn ra người phù hợp với công việc bạn giao phó.

          Uống một ly cafe hoặc tách trà

            Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của caffein tới não bộ, nó giúp bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là một số loại đồ uống có caffein với hàm lượng đường cao thì có hại cho sức khỏe , vì vậy bạn chỉ nên uống một lượng tối thiểu trong khi làm việc. Việc uống một ly cafe hay tách trà xanh giữa giờ làm việc có thể giúp bạn tăng cường sự tập trung và năng lượng cho những giờ làm việc tiếp theo.

            Nếu không, hãy sử dụng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và đi dạo xung quanh. Nếu bạn làm việc gần một công viên, hãy ra ngoài và tận hưởng cây xanh. Các nghiên cứu cũng nói rằng, việc tiếp xúc với cây cối và môi trường tự nhiên xung quanh có thể làm tăng năng suất làm việc.



            Theo Minh Anh


            Trí thức trẻ

01

Vào khoảng 10 giờ tối qua, một người bạn đã gửi cho tôi một bức ảnh: Trên xe bus đông đúc, các hành khách xung quanh đều có bộ dạng mệt mỏi, ai nấy cũng đều cuối đầu chơi điện thoại. Chỉ có một thanh niên đặc biệt nổi bật trong đám đông. Một tay của anh ta đang nắm tay vịn, tay còn lại thì cầm một quyển sách và đôi mắt thì chuyên chú nhìn vào nó. Xung quanh ồn ào như vậy, nhưng hình như lại không ảnh hưởng gì được đến việc đọc sách của anh ta.

Người bạn tôi nói rằng, anh thanh niên ấy rất đẹp trai, nhưng dáng vẻ anh ta đang tập trung đọc sách lại càng đẹp trai hơn.

Sau khi xem xong bức ảnh, trong lòng tôi lại rối bời bởi rất nhiều cảm xúc khác nhau: vừa giận vừa tiếc, vừa vui vừa buồn…

Tại sao vậy?

Có rất nhiều người đều nói không có thời gian để đọc sách. Thế nhưng cũng có những người tận dụng cả thời gian ngồi xe để mà đọc sách.

Đa số bọn họ đều thường nói một câu: “Thực ra tôi rất muốn đọc sách, nhưng bởi vì quá bận, nên không có thời gian để đọc.” Lý do của họ thường là như vậy.

“Công việc của tôi bận chết được, thỉnh thoảng còn phải tăng ca ban đêm, ngay cả thời gian nghỉ ngơi còn không đủ, lấy đâu ra thời gian để đọc sách.”

“Gần đây tôi vừa phải tham gia khóa huấn luyện vừa phải làm tổng kết. Tôi phải chuẩn bị rất nhiều số liệu và tài liệu, làm gì còn sức lực để mà đọc sách.”

“Sau khi tôi tan làm, còn phải về nhà nấu cơm cho con, không phải tôi không muốn đọc sách, mà vì thực sự không có thời gian rảnh.”

Nhưng điều kỳ lạ là những người nhìn như rất bận này, dù có bận rộn cỡ nào đi nữa cũng có thời gian lướt facebook, nhắn tin trò chuyện, đăng status… Trên thực tế, những người muốn đọc sách dù có bận đến đâu cũng đều có thể tìm thấy thời gian để đọc sách. Ngược lại, những người không thích đọc sách, dù có thời gian rảnh đi nữa cũng không muốn cầm quyển sách lên chứ đừng nói gì đến việc đọc nó.

Đừng viện cớ nữa, bạn không đọc sách không phải vì bạn bận, mà chỉ đơn giản là vì bạn không thích đọc sách mà thôi - Ảnh 1.

02

Những người bạn của tôi thường hay nhờ hoặc hỏi tôi chỉ giúp tên vài quyển sách hay. Mỗi lần như vậy, họ đều rất biết ơn tôi. Nhưng qua một thời gian dài sau đó, khi tôi hỏi họ cảm thấy quyển sách đó thế nào, bọn họ đều ngập ngừng trả lời rằng, gần đây bởi vì quá bận mà không có thời gian rảnh để đọc, để lần sau xem xong họ sẽ nói với tôi sau.

Nhưng cái gọi là “lần sau” đó là lúc nào đây? Chỉ biết nó thuộc về tương lai, còn về thời gian cụ thể thế nào, ngay cả họ cũng chẳng biết chứ đừng nói đến tôi.

Có vài người đọc sách chỉ vì nhất thời cảm thấy hứng thú. Bọn họ bởi vì nguyên nhân nào đó mà muốn đọc sách, chứ không phải vì nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách. Cho nên khi những thứ mới mẻ đó đã qua, khi đã đạt được kết quả mình muốn, bọn họ sẽ lập tức quên sạch những gì đã đọc được.

Vì vậy sau này, cứ mỗi khi có người đến tìm tôi nhờ giới thiệu cho họ sách hay, tôi đều sẽ hỏi họ trước: “Bạn có thời gian để xem không?”

Và câu trả lời tôi nhận được lúc nào cũng là không chắc lắm, thậm chí sau khi họ đã suy nghĩ rất lâu, mới phát hiện ra một vấn đề đó là họ không có thời gian rảnh để đọc.

Vì vậy, bạn thấy đấy, chỉ có khi bạn thực sự yêu thích việc đọc sách mới có thể cảm thấy khi đọc sách rất vui vẻ, đồng thời cũng cố tìm ra cách để có thời gian được đọc sách. Nhưng nếu như bạn không thích nó, bạn sẽ chỉ luôn tìm lý do để tránh né mà thôi.

“Nếu thực sự muốn, bạn sẽ tìm cách, còn nếu không muốn, bạn sẽ chỉ tìm lý do.”

Đừng viện cớ nữa, bạn không đọc sách không phải vì bạn bận, mà chỉ đơn giản là vì bạn không thích đọc sách mà thôi - Ảnh 2.

03

Từ trước đến nay, tôi cũng đã từng đọc qua rất nhiều quyển sách. Cũng may tôi là một người rất thích đọc sách, nên dù có đọc nhiều sách cũng không ngán. Dù có bận đến đâu đi nữa, tôi cũng đều bảo đảm mỗi ngày dành ra thời gian hai tiếng đồng hồ để bản thân đọc sách.

Đương nhiên, tôi cũng không phải là người rất rảnh rỗi, tôi cũng có công việc và cuộc sống của riêng mình. Có lẽ bạn rất thắc mắc, tại sao đôi lúc tôi bận đến nỗi ngay cả thời gian ăn cơm, nghỉ ngơi cũng không có, lấy đâu ra thời gian để đọc sách?

Thông thường, tôi sẽ sử dụng từng phút từng giây rảnh rỗi để đọc sách. Ví dụ sáng 5 giờ thức dậy, dậy sớm một chút để dành một tiếng ra đọc sách. Hoặc là trên đường đi làm hoặc tan ca, khi đi xe công cộng, trước khi ngủ… Nói tóm lại, chỉ cần tôi muốn thì lúc nào cũng có thể kiếm ra thời gian để đọc sách.

Rất nhiều người thường nói không có thời gian đọc sách, nhưng thời gian thực ra chính là thứ công bằng nhất, nó không phân biệt giàu nghèo, mỗi người đều chỉ có đúng 24 tiếng trong một ngày, không nhiều hơn cũng không ít hơn. Thông thường, bạn sẽ dành nhiều thời gian cho những việc mà bạn thấy là quan trọng, đáng để bạn làm. Còn những việc bạn thấy là ít quan trọng hơn, bạn đều chỉ dành chút ít thời gian. 

Vậy đối với bạn, đọc sách có ý nghĩa lớn cỡ nào?

Tôi thích đọc sách, không phải vì để lấy kiến thức trong đó ra khoe khoang, mà vì khi đọc sách, tôi có thể cảm thấy vui, thấy hài lòng, thỏa mãn. Sách vừa giống như người thầy, vừa giống như người bạn, luôn âm thầm hướng dẫn tôi đi đúng hướng. Sách cũng là nơi giúp tôi chữa lành những vết thương tâm hồn, ở đó tôi có thể tìm thấy những chân trời mới của riêng mình.

Đừng viện cớ nữa, bạn không đọc sách không phải vì bạn bận, mà chỉ đơn giản là vì bạn không thích đọc sách mà thôi - Ảnh 3.

04

Đọc sách có tác dụng gì? Đa số tất cả những người không thích đọc sách đều hỏi như vậy.

Đọc sách có lẽ không thể trực tiếp đưa bạn tài phú và địa vị, cũng không thể lập tức đưa bạn lợi ích nào đó, nhưng nó có thể giúp bạn trở nên lạc quan và tích cực hơn, có thể khiến bạn trở nên kiên cường hơn, mở mang kiến thức và tầm nhìn của bạn.

Cũng có người đã từng trả lời vấn đề này như vậy. Riêng bản thân tôi, tôi không nói ra được rốt cuộc đọc sách có lợi ích gì, chỉ là cảm thấy mỗi lần đọc sách đều giống như được ăn đồ ngon, tâm trạng thoải mái như đang ngồi dạo chơi trong vườn hoa, ngắm nhìn cảnh vật tươi đẹp rực rỡ xung quanh vậy. Nên dù có gặp chuyện khó khăn gì đi nữa, chỉ cần được đọc sách, tâm trạng tôi sẽ chuyển biến trở nên tốt hơn, không còn nặng nề hay phiền não.

Có rất nhiều người cho rằng đọc sách chỉ là việc của thời học sinh, không có liên quan gì đến người trưởng thành cả. Thế nhưng bạn đã quên rồi sao? Mỗi người đều sống đến già, sự học cũng theo ta đến già. Đọc sách không chỉ có thể giúp ta nâng cao khả năng giao tiếp, mà còn giúp chúng ta không ngừng nâng cao kiến thức và tầm nhìn, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, càng ngày càng trở nên lý trí, thông minh và trưởng thành hơn.

Cũng có người cảm thấy, họ đã bỏ lỡ thời gian tốt nhất để đọc sách, Nhưng thực ra bất cứ việc gì khiến chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, chỉ cần bạn bắt đầu đều không tính là muộn. Chúng ta đọc sách không phải vì muốn cho qua thời gian vô vị, cũng không phải vì để tranh đấu thắng thua với người khác. Chúng ta đọc sách chỉ đơn giản vì trong sách có thứ có thể khiến ta càng trở nên hoàn thiện hơn. Chỉ cần mỗi ngày bạn đều bền chí, kiên trì đọc sách không gián đoạn, đây chính là một việc ý nghĩa rồi.

Đọc sách là việc mà mỗi người đều nên kiên trì trong cuộc đời mình. Bạn nhận ra lợi ích của việc đọc sách càng sớm, tương lai cuộc sống sau này của bạn càng tốt đẹp hơn.

Đừng lại nói không có thời gian đọc sách nữa, nếu bạn có thể hi sinh một chút thời gian nói chuyện phiếm, lướt facebook, coi phim truyền hình dài tập, hoặc ít nhất dậy sớm một tý, ngủ muộn một chút… có thể bạn đã tìm ra thời gian để đọc sách. Tôi cũng tin rằng cuộc sống của bạn có thể trở nên đầy màu sắc và thú vị hơn rất nhiều.



Thiên Tuyết


Theo Trí Thức Trẻ

Trên thực tế, mỗi chúng ta đều cần một khoản tiền nhất định để duy trì các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của bản thân. Với số tiền kiếm được, có người sẽ vui vẻ vì có một cuộc sống đầy đủ, ấm no về vật chất; cũng sẽ có người buồn phiền vì một cuộc sống thiếu thốn đủ điều. Áp lực mang tên “cơm áo gạo tiền” ngày một lớn, khiến nhiều người dần tin rằng, có tiền là có hạnh phúc. Không ít người tự tin nói, đam mê của họ là tiền. Có người yêu nhiếp ảnh, nhưng rồi cuối cùng họ lại đi làm một công việc văn phòng, bởi nó sẽ đem lại một nguồn thu nhập ổn định. Có người thích hội họa, nhưng rồi họ lựa chọn trở thành người kinh doanh, đơn giản, bởi họ cần tiền.

Nhưng liệu, mỗi sáng thức dậy, mỗi ngày trên đường tới cơ quan, mỗi lần bắt tay vào công việc, liệu họ có vui vẻ không, khi công việc mà họ đang phải làm mỗi ngày không thể mang lại cho họ sự hứng khởi? Vì sao những ông trùm kinh tế lớn thường đưa ra những lời khuyên, kể những câu chuyện về đam mê? Lựa chọn công việc mà mình yêu thích – có nên chăng?

4 lí do dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời:

1. Công việc chiếm tới 1/3 thậm chí 1/2 thời gian mỗi ngày của chúng ta 

Hầu hết các công việc, bạn sẽ phải đi làm từ thứ 2 tới thứ 6 (nhiều nơi làm cả thứ 7), làm từ khoảng 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Nghỉ trưa 1 tiếng, thường sẽ là 8 tiếng làm việc mỗi ngày.

Với một công việc không yêu thích, liệu bạn sẽ chịu được những áp lực từ công việc ấy trong khoảng bao lâu? Vì vậy, thay vì làm một công việc bản thân không hứng thú để rồi thường xuyên nhảy việc, chọn một công việc mình yêu thích và gắn bó với nó chẳng phải tốt hơn sao?

 Lương cao, vị trí tốt nhưng công việc lại chẳng phải đam mê của bạn: Chọn con tim hay là nghe theo lý trí? - Ảnh 1.

2. Đam mê công việc sẽ trở thành nguồn động lực để đi làm mỗi ngày

Rõ ràng, việc thức dậy mỗi sáng, sửa soạn và đi một quãng đường dài để tới cơ quan làm việc là một việc không hề dễ dàng với nhiều người. Nhưng nếu đó là một công việc bạn cực kì yêu thích, việc rời giường mỗi sáng sẽ không còn là vấn đề nữa.

Khi bạn làm việc với niềm hứng khởi, thời gian sẽ trôi nhanh hơn và ngày dường như ngắn lại. Còn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, đếm dứng giây phút tới giờ về thì mỗi sáng mai thức dậy, khi giờ làm việc cận kề, sự chán nản, mất phương hướng sẽ lại ùa về. Cảm giác đó ắt hẳn chẳng mấy dễ chịu và sẽ thật tồi tệ, nếu chuỗi ngày đó cứ lặp đi lặp lại như một vòng xoay không có hồi kết.

3. Khả năng phát triển trong công việc

Đối với một công việc bạn không có hứng thú, hầu hết thái độ bạn dành cho nó sẽ chỉ là hời hợt, là tạm bợ. Đúng giờ đến công ty, đúng giờ về, hoàn thành những việc được giao. Tất cả chỉ có thế.

Trái lại, khi làm một công việc mà bạn đam mê, bạn sẽ dốc toàn lực cho nó. Sẵn sàng làm thêm giờ, có những ý kiến sáng tạo, có những đột phá bất ngờ, chịu được áp lực lớn từ cấp trên, không dễ dàng từ bỏ. Vì thích, bạn sẽ đầu tư nhiều thời gian hơn, nhiều sức lực hơn, nhiều trí tuệ hơn cho công việc. Và với một thái độ tích cực, cố gắng, kiên trì ấy, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.

4. Tận hưởng công việc, tận hưởng cuộc sống

Không thể phủ nhận rằng công việc sẽ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời mỗi con người. Vậy nên, thay vì gượng ép bản thân làm những công việc không hứng thú một cách máy móc, lựa chọn làm một công việc yêu thích, “mỗi ngày đi làm là một ngày vui”, chẳng phải sẽ giúp bạn tận hưởng được cuộc sống này nhiều hơn hay sao?

“Nếu bạn được làm công việc mình thích thì cả đời này bạn sẽ không phải làm việc”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà câu nói đó được rất nhiều người xem như quan điểm sống, trong đó có huyền thoại Steve Jobs. Trong một lễ phát bằng tốt nghiệp ở một trường đại học, cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple đã gửi tới các bạn trẻ còn đang loay hoay trước những ngã rẽ sự nghiệp: “Các bạn phải tìm ra cái mà mình yêu thích. Cách duy nhất để làm những việc vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm được điều đó, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại”.

Tất nhiên, mỗi người sẽ có một hoàn cảnh, một suy nghĩ, một lựa chon riêng cho mình. Nhưng nếu bạn còn trẻ, hãy dũng cảm theo đuổi công việc mà bạn yêu thích, cố gắng hết mình vì nó và tin rằng, bạn rồi sẽ nhận lại những phần quà xứng đáng nhất.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Đi làm thêm, vừa giúp có một khoản thu nhập nhỏ để trang trải cuộc sống, vừa là cơ hội để các bạn trẻ cọ sát với môi trường xã hội, do đó, part-time là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Chưa k, công việc part-time hiện tại vô cùng phong phú, đa dạng, từ nhân viên bán quần áo tại shop thời trang, phục vụ bàn tại quán cà phê, đồ ăn nhanh, nhiếp ảnh, model lookbook, telesale… nên chỉ cần lăn xả, tìm kiếm thì ai cũng có thể tìm được công việc bán thời gian phù hợp.

Tuy nhiên, có vẻ vì làm part-time chỉ mang tính thời điểm chứ không ràng buộc gắn bó lâu dài, mang tâm lý “không làm việc này thì làm việc khác, có ti tỉ việc part -time khác” nên nhiều bạn trẻ chưa thực sự có thái độ nghiêm túc, thậm chí còn cư xử hời hợt với nó. Thái độ hời hợt này thể hiện đầu tiên ở CV xin việc “không thể hiểu nổi” của các bạn trẻ. 

Mới đây anh L.S., chủ một thương hiệu thời trang khá nổi tiếng ở Sài Gòn đã chia sẻ về những chiếc CV cộc lốc, không đầu không cuối của rất nhiều bạn. Theo lời anh S., cách đây không lâu, shop L.S đã đăng tuyển 2 nhân viên bán hàng với yêu cầu khá đơn giản: Tuổi từ 18-25, trách nhiệm, ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt. 

Ngay sau khi thông tin tuyển dụng được đăng tải, rất nhiều bạn đã gửi mail ứng tuyển vị trí trên. Điều đáng nói là ngoài những hồ sơ ổn, thể hiện sư đầu tư nghiêm túc, còn có không ít những CV khiến nhà tuyển dụng phải đặt dấu chấm hỏi vì không hiểu các bạn trẻ đã nghĩ gì. 

Coi thường công việc part-time, không viết nổi một cái CV xin việc tử tế, soạn email hời hợt: Bạn trẻ ơi, thất nghiệp chớ kêu oan! - Ảnh 1.

Anh L.S chia sẻ: “Nội dung cơ bản của một email luôn phải có tiêu đề, phần chào hỏi, giới thiệu bản thân và chia sẻ mục đích gửi đến. Tuy nhiên, khá nhiều bạn đã quên mất 1 trong những phần trên, hoặc thậm chí là… quên sạch sành sanh không nhớ phần nào.

Một email xin việc với vỏn vẹn 5 dòng thông tin và.. hết!. Có bạn “táo bạo” hơn khi gửi luôn file CV đính kèm, link facebook, instagram, cũng không một lời nào! Có bạn còn bận đến mức gửi link CV sang cho người tuyển dụng… tự tải về, không thèm đính kèm luôn.

Dở khóc dở cười nhất là trường hợp của những bạn trẻ xin việc ở nhiều nơi khác nhau, khi không nhận được việc ở nơi này thì copy-paste toàn bộ nội dung xin việc kia sang một nơi tuyển dụng khác, vội vàng đến mức không thay cả tên đơn vị ứng tuyển nữa”.

Theo anh S., rất nhiều lần anh nhận được những CV xin việc “kì cục” như vậy, nhưng lần này do quá bức xúc trước thái độ thiếu nghiêm túc của các bạn trẻ nên đã quyết định chia sẻ những ví dụ này lên Instagram để tránh những trường hợp xin việc như thế này về sau.

Nói thêm về cảm xúc của mình khi nhận được những lá thư xin việc trên, anh S. cho biết: “Một email chỉn chu, nắn nót chưa thể đảm bảo bạn sẽ nhận được công việc mong muốn, nhưng ít ra nó cũng thể hiện sự tôn trọng đối với nơi mà bạn đang xin việc. 

Với bức thư đó, phía công ty/ đơn vị đang tuyển người sẽ đọc qua và cân nhắc việc mời bạn tới phỏng vấn. Bản thân mình khi nhận được vài trăm đơn xin việc cho một vài vị trí thì cách lọc nhanh nhất, hiệu quả nhất và loại được nhiều người không phù hợp nhất đó chính là xem qua email các bạn gửi tới. Bởi vì đến cái email xin việc các bạn soạn còn hời hợt thì khi đi làm các bạn cũng sẽ đem thái độ hời hợt đó theo mà thôi.” 

Ca sĩ Phùng Khánh Linh, hiện kinh doanh phụ kiện thời trang tại Sài Gòn cũng từng gặp phải vấn đề tương tự. Cô cho hay sẽ từ chối tiếp nhận hay trả lời tất cả các đơn xin việc thiếu tiêu đề, thiếu phần giới thiệu bản thân. Các bạn trẻ cần tích lũy kinh nghiệm cũng như học hỏi nhiều hơn để tránh lãng phí cơ hội ngay từ bước đầu như vậy. 

Coi thường công việc part-time, không viết nổi một cái CV xin việc tử tế, soạn email hời hợt: Bạn trẻ ơi, thất nghiệp chớ kêu oan! - Ảnh 2.

CV, mail xin việc là những thứ cơ bản, đầu tiên kết nối bạn – người đi xin việc với nhà tuyển dụng, là ánh xạ phản chiếu con người bạn. Cho dù chỉ là công việc bán thời gian, bạn vẫn nên có cái nhìn nghiêm túc về nó. 

Nếu bạn nghĩ một công việc part – time chỉ làm cho vui và kiếm tiền đi chơi trong ngày một ngày hai thì quả thực là một sai lầm. Và chắc chắn chẳng một ai muốn có bạn trong đội ngũ nhân viên nếu bạn chỉ xem việc làm thêm như một cuộc vui để kiếm vài đồng tiền tiêu vặt. Đừng quên, suy nghĩ của bạn về công việc mình đang làm sẽ quyết định thái độ làm việc của bạn. 

Hãy suy ngẫm một chút, bạn đi làm và bạn làm tốt công việc hơn mức được giao thì bạn hoàn toàn có thể được thăng tiến lên một vị trí tốt hơn mà chẳng cần phải đi tìm bất cứ một công việc nào khác. Chưa kể, những công việc part time sẽ cho phép bạn có cơ hội cọ xát nhiều hơn với cuộc sống đời thường cùng vô vàn kiểu người khác nhau. Biết mình đang ở đâu và luôn cố gắng hết mình để hoàn thiện bản thân. 

Tôi có một người bạn hiện là sinh viên năm cuối nhưng đã làm quản lý của một cửa hàng. Mặc dù bạn ấy cũng không hẳn quá là tài năng hay giỏi giang nhưng bạn ấy đã gắn bó tại cửa hàng ấy suốt 3,4 năm trời và cấp trên nhìn thấy, ghi nhận những nỗ lực từ bạn. 

Cơ hội thực sự luôn có, chỉ là liệu bạn có mở những cánh của ấy không mà thôi. Mọi thứ đều được quyết định bởi năng lực và sự cố gắng, cầu tiến không ngừng của chính bạn. Tất cả những cố gắng ấy, bắt đầu từ việc học viết một cái mail, gửi 1 cái CV tử tế, đàng hoàng và chuyên nghiệp. 



PV


Theo Trí Thức Trẻ

Hãy thử tưởng tượng, bạn là một thanh niên Nhật Bản 25 tuổi xuân xanh và đang có một công việc phải làm bù đầu từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm mỗi ngày. Điều này là lẽ thường ở Nhật Bản, đất nước mà nhiều người còn phải quần quật làm việc cả đêm. Họ ăn mì cho bữa trưa và bữa tối, cuộc sống chỉ có công việc và ngủ, không có cha mẹ, bạn bè giao lưu và cũng chẳng có hứng thú thực sự với công việc.

Ở Nhật Bản, bạn có thể sẽ làm cùng một vị trí trong suốt 5 năm mà không thăng tiến, bởi quy chế ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào độ thâm niên trong công việc, lương lậu thì dường như chẳng thay đổi gì.

Hầu hết các nhân viên ở Nhật Bản sẽ phải mất 2 tiếng mỗi ngày để di chuyển tới chỗ làm việc. Độ dài của quãng đường sẽ tỷ lệ thuận với mức độ trầm cảm của họ, nhưng chẳng mấy ai nhận ra. Những chuyến tàu điện ảm đạm, lặng yên. Cổ bạn thì đau nhức bởi cả núi công việc căng thẳng hay phải cúi xuống liên tục để nhìn vào điện thoại…

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 1.

Tối thứ 6 nào họ cũng đi hát karaoke, một mình. Thật may mắn vì còn có ngành kinh doanh hát karaoke một mình. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi dịch vụ này nổi tiếng ở xứ sở hoa anh đào. Chỉ với 15 USD, bạn được két khản cổ họng các bài hát yêu thích, thưởng thức menu đồ uống đủ loại. Hát karaoke một mình có thể được xem như một liệu pháp chữa bệnh cho những người “cô đơn”.

Cuối tuần với những người ở Nhật Bản chủ yếu là để ngủ bù cho cả tuần làm việc cật lực trước khi quay trở lại với guồng làm việc điên cuồng vào thứ 2. Bạn khát khao một kì nghỉ lắm rồi và chỉ mong ngày nghỉ sẽ nhanh đến một chút.

Trên đây là một câu chuyện rất điển hình của những thành niên ở độ tuổi 20 – 30, làm việc cho một công ty truyền thống ở Nhật Bản. Ngoài kia, còn rất nhiều người có cuộc sống tương tự nữa. Vấn đề ở đây khá phức tạp. Thật khó tin khi người Nhật, phụ nữ Nhật Bản sống lâu nhất thế giới nhưng nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của phụ nữ trong độ tuổi 15 – 34 ở Nhật là tự tử.

Ở thành phố Tokyo có cả một mạng lưới trợ giúp những người cô đơn, chống chọi với sự căng thẳng trong công việc, đi đến đâu cũng có chỗ giải trí. Rất nhiều dịch vụ ra đời để khỏa lấp nỗi cô đơn như dịch vụ cho thuê bạn bè, ôm ấp, quán cà phê cho những người cô đơn…

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 2.

Tỷ lệ tự tử ở Tokyo tương đối thấp, đây là một trong những khu vực có tỷ lệ thấp nhất ở Nhật Bản. Nhưng nếu bạn đi về phía Bắc, đến những thành phố ven biển, lạnh lẽo, ảm đạm và thưa thớt người, vắng bóng những ngành công nghiệp phát triển, bức tranh cuộc sống sẽ hoàn toàn khác.

Ở Mỹ, việc tìm đến bác sĩ tâm lý là chuyện bình thường. Đó là điều chúng ta thường thấy trong các bộ phim và nó phản ánh một điều rất thông thường trong xã hội. Những người cảm thấy quá căng thẳng trong cuộc sống, bế tắc khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống gặp bác sĩ tâm lý để được giãi bày câu chuyện của họ và có ai đó lắng nghe. Đôi khi, có ai đó lắng nghe bạn “xả” ra mọi thứ là tất cả những gì họ cần.

Kiểu văn hóa đó không có ở Nhật Bản. Chẳng ai gặp bác sĩ tâm lý cả. Họ dường như có định kiến nặng nề về việc chia sẻ những vấn đề tâm lý, và số lượng bác sĩ tâm lý cũng rất ít. Đó là các yếu tố đầy đủ cho một “thảm họa” xã hội.

Ngưỡng mộ các điều tuyệt vời ở Nhật Bản nhưng không thể phủ nhận sự cô đơn, tuyệt vọng của những người đang vật lộn với công việc và cuộc sống nơi đây - Ảnh 3.

Định kiến xã hội đóng vai trò rất lớn trong mọi khía cạnh của cuộc sống ở Nhật và có thể đó chính là điều đẩy nhiều người tới vực thẳm.

– Tỷ lệ ly hôn ở Nhật Bản thấp. Nhưng đàn ông đã ly hôn ở Nhật có nguy cơ tự tử cao gấp đôi nước khác.

– Sự hổ thẹn với chính mình là một văn hóa phổ biến ở Nhật Bản và nó là một cách để kiểm soát xã hội. Nó bắt nguồn từ một triết lý trong Nho giáo. Chắc hẳn, chúng ta đều biết hình ảnh những võ sĩ Samurai mổ bụng tự sát khi thất bại. Nhưng thực sự nó không lành mạnh chút nào.

Khi một công ty xảy ra vấn đề nghiêm trọng, nhiều lúc những người lãnh đạo công ty, các thành viên hội đồng quan trị sẽ từ chức… hoặc tệ hơn là tự sát. Một người quản lý hãng hàng không Nhật Bản (JAL) đã tự sát sau vụ máy bay rời khiến hơn 500 người thiệt mạng bởi ông ấy không thể chịu nổi sự hổ thẹn.

Học sinh hổ thẹn khi mắc lỗi ở trường. Nó trở thành những chấn thương tâm lý suốt đời của họ.

Liệu những điều đó có đủ để nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia “trầm cảm” không? Chúng ta khó có thể đánh gia. Những yếu tố văn hóa, chủ quan có lẽ đã tác động lên những con người đã, đang phải làm việc quá sức và kiệt quệ vì trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Ở Mỹ, người ta có thể sẽ được giải tỏa dễ dàng hơn với các cuộc gặp với bác sĩ tâm lý hay sự chia sẻ của gia đình, bè bạn. Nhưng ở Nhật, điều đó thật khó. Hiện nay, các công ty Nhật đã bắt đầu lập ra những kế hoạch nội bộ để giải quyết vấn đề này và mạng lưới hỗ trợ họ đang ngày càng mở rộng hơn. Nhưng, họ vẫn còn một quãng đường rất dài cần vượt qua!



Theo PV


Thời đại/Quora

Rất nhiều nhà lãnh đạo tiết lộ rằng, dù công ty của họ có 1.000 nhân viên hay chỉ 10 người, tất cả họ đều cảm thấy không có đủ thời gian trong ngày để làm việc theo cách họ muốn.

Một nghiên cứu mới của đại học Harvard được gọi là “Lịch trình của nhà lãnh đạo” được đầu tư 12 năm trên mọi khía cạnh để xác nhận điều mà chúng ta đã đề cập: CEO có nhiều nguồn lực nhưng không đủ thời gian. Nếu bạn điều hành một tổ chức, bạn sẽ nhận thấy điều đó. Bạn đang làm việc ban đêm và cuối tuần và dồn hết tâm trí để làm việc, nhưng luôn luôn cảm thấy có nhiều việc phải làm, đúng không? Vâng, những nhà nghiên cứu Harvard đã đưa ra câu trả lời chính là những cuộc họp .

Hầu hết các giám đốc điều hành trong nghiên cứu đều dành 72% thời gian cho các cuộc họp. Ngay cả các chuyên gia Harvard cũng không tin rằng nhiều cuộc họp hơn thì việc kinh doanh tiến triển tốt hơn. Chỉ năm ngoái, các nhà nghiên cứu của trường Kinh doanh Harvard đã khảo sát 182 nhà quản lý cấp cao về giá trị của cuộc họp và 65% trong số đó cho biết các cuộc họp khiến họ không hoàn thành công việc của mình, 71% cho biết cuộc họp không hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

Nói cách khác, các cuộc họp lấy đi của họ thời gian. Bạn đã từng:

– Lãng phí 20 phút trước khi cuộc họp bắt đầu mà không thực hiện bất kỳ công việc gì.

– Dành 10 phút đầu tiên đi lấy cà phê, tìm vị trí và tán gẫu.

– Dành một nửa thời gian trong cuộc họp kiểm tra đồng hồ bởi vì bạn có một cuộc họp khác ngay sau đó.

– Băn khoăn về tất cả mọi thứ bạn không hoàn thành trong khi bạn đang ở trong một cuộc họp mà thực sự thì bạn không cần phải tham gia.

Nghiên cứu của ĐH Harvard tiết lộ 1 điều cần thay đổi để giúp các CEO làm việc hiệu quả hơn gấp nhiều lần - Ảnh 1.

Lời khuyên về việc thay đổi cuộc họp thường giống nhau: Có chương trình làm việc, đảm bảo mọi người đã chuẩn bị khi tham gia, làm cho cuộc họp ngắn hơn. Nhưng với những điều đó, giám đốc điều hành vẫn sẽ không thay đổi các cuộc họp quá nhiều. Có một ý tưởng tốt hơn: Dừng họp. Thay vì tất cả mọi người cùng ngồi trong một phòng họp mát lạnh, càu nhàu về việc họ sẽ phải làm việc bao lâu sau thời gian lãng phí này, thì hãy tiết kiệm thời gian của bạn bằng các “cuộc họp ngầm”.

1. Thực hiện các “Cuộc họp nhanh”

Mọi người trong nhóm đều nhận được một tin nhắn: “Cuộc họp nhanh trong bãi đậu xe 10 phút nữa”. Không có thời gian chuẩn bị và không có thời gian chờ đợi. Mọi người xuất hiện, những gì cần phải nói được nói, và toàn bộ cuộc họp được thực hiện trong 10 phút.

2. Họp ở nơi công cộng

Gặp gỡ tại một quán cà phê? Nghiên cứu về “hiệu ứng quán cà phê” đã chỉ ra rằng một mức độ vừa phải của tiếng ồn xung quanh (như tiếng rít của máy pha cà phê espresso) cải thiện hiệu suất sáng tạo. Tin tôi đi, không ai quan tâm đến việc bạn làm, mọi người đều bận việc của họ. Thêm vào đó, caffeine là một chất xúc tác tuyệt vời!

3. Cấm PowerPoint

Trong thực tế thì nên cấm tất cả các công nghệ. Không điện thoại, máy chiếu, bất kỳ thứ gì không liên quan. Chỉ nói, nghe và ghi chép. Không ai chú ý đến trang trình bày của bạn. Họ đang chạy đua với thời gian.

4. Cử một thư kí đáng tin tưởng tham gia họp

Có bao nhiêu cuộc họp thực sự đòi hỏi sự hiện diện của CEO? Thực ra là không nhiều. Thay vào đó, hãy cử người mà bạn có thể tin tưởng để tham gia ghi chép, theo dõi cuộc họp – không phải bởi những gì đã kể trên mà về những hiệu quả của chúng. Bạn có thể theo dõi trực tiếp cuộc họp sau đó thông qua người này.



Theo Minh An


Thời đại/Inc

1. Nếu bạn không thể là mặt trời thì cũng đừng làm một đám mây.

2. Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được làm bằng thời gian.

3. Chẳng sao cả nếu bạn cố, và cố, và cố nữa, nhưng vẫn thất bại. Nhưng thật tệ hại nếu bạn cố rồi thất bại, và không muốn cố lần nữa.

4. Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười.

5. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với nhưng khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 1.

6. Thời gian là miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể làm chủ thời gian nhưng có thể sử dụng nó. Bạn không thể giữ lại thời gian nhưng có thể tiêu dùng vào việc có ích. Một khi thời gian đã trôi đi bạn sẽ không bao giờ lấy lại được. Hãy quí trọng từng phút giây mà mình đang có.

7. Con tàu thực sự rất an toàn khi neo đậu ở cảng nhưng người ta đóng tàu không phải vì mục đích đó.

8. Hãy tìm kiếm ba sở thích của bạn: Một cái để kiếm tiền, một cái để bạn phát triển và một cái để sáng tạo.

9. Nghĩ quá nhiều sẽ hủy hoại bạn. Hủy hoại thực tại, thay đổi mọi thứ xung quanh, khiến bạn lo lắng và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ.

10. Có hai điều cần nhớ trong cuộc sống: Hãy chăm sóc suy nghĩ của bạn khi bạn một mình và hãy cẩn trọng với lời nói khi ở chốn đông người.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 2.

11. Cuộc sống như cách pha trà: Hãy đun sôi cái tôi của bạn, làm bay hơi mọi lo lắng, pha loãng mọi buồn phiền, lọc đi mọi sai lầm và bắt đầu thưởng thức sự hạnh phúc.

12. Những điều tốt đẹp đến với ai tin tưởng, những điều tốt hơn đến với ai kiên nhẫn và… những điều tốt nhất chỉ đến với người không bỏ cuộc

13. Rất nhiều người sợ nói ra những gì họ muốn, đó là lý do tại sao họ không có được những gì mình muốn.

14. Chiếc ghế sofa êm ái dễ đưa người ta vào giấc ngủ. Còn con đường đá khúc khuỷu kia lại khiến nhuệ khí tăng mãi không ngừng.

15. Không để trôi mất đi thời gian đáng kể, không để tiếc thương cho năm tháng trôi qua vô ích, chỉ có nắm chắc hôm nay mà cố gắng mới không biết đến sự héo mòn tan tác trong ảm đạm của việc không làm gì.

Dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn: 20 câu nói sẽ giúp bạn vững vàng hơn vào cuộc sống - Ảnh 3.

16. Có thể mọi người sẽ không đánh giá đúng công việc mà bạn làm. Có thể mọi người sẽ không hiểu những gì mà bạn nói. Nhưng… nếu bạn biết những gì bạn đang làm thực sự có ý nghĩa, hãy tiếp tục con đường mà bạn đã chọn.

17. Cuộc sống là kỳ thi khó khăn nhất, rất nhiều người bị thất bại vì họ cố gắng ‘copy’ người khác mà không hiểu được rằng… mỗi người có tờ câu hỏi khác nhau. 

18. Một suy nghĩ tiêu cực sẽ không bao giờ mang lại một cuộc sống tích cực.

19. Trở ngại không thể ngăn được bạn, khó khăn không thể dừng được bạn. Người khác không thể ngăn được bạn, chỉ có người duy nhất ngăn cản bạn là chính bạn mà thôi. 

20. Người duy nhất mà bạn nên cố gắng để tốt hơn đó chính là bạn của ngày hôm qua.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Một người mất bao lâu để để thất nghiệp thành công?

Đặng Quang trả lời tôi: 5 năm.

Đặng Quang là bạn học của tôi, 5 năm trước, sau khi tốt nghiệp đại học, cậu ta vào làm cho một doanh nghiệp nhà nước lớn nhất nhì cả nước. Ngày nào cũng vậy, 8 giờ sáng vào làm 5h chiều đi về, lương và phụ cấp cố định, thi thoảng có thêm một ít thu nhập ngoài, vợ đẹp con khôn, ngày nào cũng cùng một quỹ đạo, cuộc sống nhẹ nhàng ngọt ngào.

Đôi lúc “trộm” chút lười biếng trong sự bận rộn, thời gian rảnh rỗi lại chơi bài, cuối tuần lại tổ chức những cuộc đi chơi tự túc, Đặng Quang cho rằng, cuộc sống như vậy sẽ ổn định đến cả triệu năm. 

Thế nhưng chả được bao lâu, công ty của Đặng Quang cần tinh giản biên chế, và anh xuất hiện trong danh sách bị sa thải. Đặng Quang buộc phải cầm bản sơ yếu lý lịch ra ngoài tìm việc làm, thế nhưng không có kỹ năng chuyên môn tốt, lại không có mối quan hệ rộng, nên Đặng Quang không được các công ty tuyển dụng hoan nghênh.

Cứ như thế, cậu ta ngày càng trở nên nóng nảy, tháng trước, sau một cuộc cãi vã, cậu ta thậm chí đã ly dị vợ. Đã có thời kỳ, Đặng Quang tưởng rằng ổn định là tất cả, bây giờ thì cậu ta phát hiện ra rằng cậu ta thực ra không có gì cả.

Nhiều năm trước, tôi có quen một cậu biên tập viên cho một tờ tạp chí kinh tế, thu nhập tuy thấp thế nhưng cậu ta biết lợi dụng những lúc thời gian rảnh rỗi học thêm tiếng Anh, không lâu sau cậu ta thi đỗ lên tiến sĩ. Học tiến sĩ xong, nhờ tài ăn nói của mình cậu ta làm biên tập cho một kênh truyền hình, mặc dù tiết mục của cậu ta không được ưa thích lắm nhưng anh ta vẫn làm nó đầy nhiệt huyết, trong thời gian này cậu ta còn tự xuất bản hai cuốn sách.

Hãy tỉnh ngộ đi thôi, thế gian này không có công việc nào là ổn định đâu! - Ảnh 1.

Sau này, cậu ta bỏ nghề để tự khởi nghiệp, chỉ sau ba năm cậu ta mua được hai căn nhà. Đột nhiên, một hôm cậu ta cảm thấy mệt mỏi quá và quyết định đi tìm một công việc nghiêm túc để làm. Trong cuộc cạnh tranh với 500 ứng viên, cậu ta được Alibaba nhận vào làm Giám đốc điều hành cao cấp với mức lương hơn triệu nhân dân tệ mỗi năm.

Hiện nay, anh ta vừa làm việc vừa làm dự án giáo dục riêng của mình. Status trên Wechat của anh ta là: “Tôi tin rằng tôi sẽ không bao giờ bị sa thải”. Với những người như vậy, tôi vô cùng ngưỡng mộ và khâm phục họ, quả thật, công việc ổn định chỉ là tương đối, chỉ có làm mình trở nên đủ mạnh mới không bị cuộc sống chà đạp, sự nghiệp mới có thể suôn sẻ mà không có trở ngại nào ngăn cản được bước chân bạn.

Công việc ổn định mà nhiều người thường nói thực chất chính là nghèo ổn định, mệt mỏi ổn định, và ổn định nhìn người khác thành công.

Cái gọi là công việc ổn định có ít nhất hai ý nghĩa: một là không sợ bị thất nghiệp, hai là có thể bảo đảm được đầy đủ những nhu cầu của cuộc sống.

Thế gian này không có công việc nào là tự nhiên ổn định, điều mà chúng ta thực sự cần là năng lực kiếm sống ổn định.



Hằng Phương


Theo Trí Thức Trẻ

Mỗi người chúng ta khi đến độ tuổi trưởng thành bắt buộc đều phải có một công việc để kiếm tiền, để nuôi sống bản thân và gia đình. Không ai được phép ì ạch, ỷ lại vào công sức người khác. 

Để có được một công việc để làm, tất nhiên không có gì khó. “Một mét vuông đất, nghìn việc làm”, nhưng điều quan trọng nhất ở thời điểm này là tìm được công việc mình mong muốn được làm nhất. Bởi có ý thích thì mới tận tâm với công việc, cơ hội thăng tiến dễ dàng hơn, lúc ấy tiền bạc hay danh vọng cũng chẳng thể so sánh với việc mỗi sáng thức dậy, bạn chỉ muốn tức tốc đến nơi làm việc để giải quyết đống lộn xộn sót lại ngày hôm qua.

Có yêu công việc mình làm mới biết trân trọng từng đồng tiền mình làm ra, mới yêu thêm từng khoảnh khắc cuộc sống. Đây cũng chính là thông điệp của bài diễn thuyết dưới đây. Diễn giả cũng gửi lời khuyên tới tất cả những ai không yêu công việc mình làm hay cảm thấy khổ sở khi phải thức dậy mỗi sáng thì hãy nghỉ việc đi.

Làm công việc mình ghét chính là đang lãng phí cuộc đời: Đừng cố gắng vì nhà to xe đẹp như hàng xóm, hãy là chính mình thôi! - Ảnh 1.

“Chắc hẳn nhiều bạn không biết tại sao mình đang làm công việc này và hơn nữa bạn thực sự ghét công việc này. Đó chính là một sự lãng phí nhất của cuộc đời một con người. 

Quãng thời gian từ lúc sinh ra đến năm 20 tuổi, đó là thời thơ ấu và thời niên thiếu mà bạn trải qua khá bình yên. Hầu hết chúng ta thường có một công việc ở độ tuổi 20 và hầu hết mọi người sẽ về hưu ở độ tuổi 65. Và nếu chúng ta may mắn, chúng ta có thể sẽ sống đến khi 80 tuổi. Vì vậy, khi nhìn lại, phần lớn cuộc đời của chúng ta, trên thực tế, sẽ được dành để làm việc. 

Nhưng theo một cuộc điều tra mới của Gallup, kết quả cho thấy 85% người Mỹ đều không thích thú gì với công việc của họ, còn ở Trung Quốc và Nhật Bản con số này lên tới 94%. Hầu hết mọi người đều ghét điều mà họ làm nhưng lại dành phần lớn thời gian họ sống để làm điều đó. Thật buồn cười!

Bạn có muốn dành phần lớn cuộc đời mình để làm điều mình ghét không? Chắc chắn câu trả lời của số đông là ‘Không” rồi.

Và chỉ cần để bạn biết rằng: Nếu bạn đang vất vả để nghỉ hưu ở độ tuổi này, bạn đã bỏ lỡ một trognj điểm bởi vì thực tế, chỉ 82% người trên thế giới sống đến 65 tuổi. Và nếu bạn sống đến 65 tuổi thật thì trung bình bạn chỉ có khoảng 15 năm còn lại để sống sau khi về hưu và bạn cũng biết chỉ 65% số người thực ra sống cho đến 80 tuổi. 

Vì vậy đừng chỉ chăm chăm vào một công việc khiến cho bạn khiếp sợ vào những ngày thứ 2 bắt đầu một tuần mới và sống thực sự vào những ngày cuối tuần. Nếu bạn không thích công việc của mình thì nghỉ đi, tìm cách khác kiếm tiền. Như vậy, sẽ ổn hơn khi thức dậy vào ngày mai, và hoàn toàn tái sinh lại bản thân và trở thành người mà bạn muốn trở thành. 

Sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu cả, có thể bây giờ bạn đang suy nghĩ: “Hmm, điều đó không thực tế chút nào vì phía sau tôi còn có gia đình phải chăm sóc và…”. 

Nếu những đứa con của bạn lớn lên thì rồi lại trở thành những người giống bạn và làm một công việc “chán chết”, cứ nghĩ đến đi làm là lại phát hoảng. hãyđoán xem chúng nghĩ gì khi chúng trở nên già đi! Vậy bạn có muốn con mình phải sống một cuộc sống như thế không?

Thà là bạn để con của mình nhìn thấy bạn sống một cuộc sống mãn nguyện bằng việc làm những điều bạn thích, rồi đến khi lớn lên, chúng sẽ làm những điều tương tự ngay cả khi chúng kiếm được ít tiền.

Dù bạn là CEO của một công ty tỉ đô hay là một người bảo vệ và đến một lúc nào đó, rồi chúng ta cũng sẽ thành cát bụi mà thôi. Hãy nghĩ lại cuộc đời mình. Nếu bạn không hạnh phúc với công việc của mình hay mục tiêu của bạn hay ý nghĩa của bạn trong cuộc sống thì hãy thay đổi đi. 

Kiếm ít tiền cũng được nhưng hãy làm điều mình mong muốn và đừng ham muốn về việc cần mua một ngôi nhà to hơn, một chiếc xe hơi mới chỉ vì nhà hàng xóm đã làm vậy. Đừng sợ người khác phán xét bởi bạn khác họ. Hãy là chính mình! Hãy làm những điều mình thích!”



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

10. Kỹ sư an ninh thông tin: 131.000 USD

Kỹ sư an ninh thông tin có nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu và các tài sản khác của công ty trước hacker và những thế lực đen tối khác. Điều này được thực hiện thông qua củng cố mã hóa hay vá bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào trong cơ sở hạ tầng.

9. Kỹ sư DevOps: 137.400 USD

Kỹ sư DevOps (phát triển và vận hành) chuyên về tối ưu hóa chu trình phát triển phần mềm, giúp sản phẩm công nghệ thông tin được phát hành nhanh và thường xuyên hơn.

8. Kiến trúc sư doanh nghiệp: 144.400 USD

Kiến trúc sư doanh nghiệp (Enterprise Architect) đảm bảo định hướng của doanh nghiệp và công nghệ thông tin phải đi cùng hướng. Họ được ví như cầu nối giữa lãnh đạo, phát triển và điều hành doanh nghiệp để bảo đảm cả 3 hiểu nhau.

7. Quản lý chương trình kỹ thuật: 145.000 USD

Một quản lý chương trình kỹ thuật sẽ để mắt đến các dự án khác nhau trong công ty, thử mã, đặt ra kỳ vọng sản phẩm và giám sát quy trình phát triển.

6. Kiến trúc sư phần mềm: 145.400 USD

Một kiến trúc sư phần mềm phụ trách kế hoạch và chiến lược tổng thể để xây dựng phần mềm. Bạn cần phải là người có hiểu biết về kỹ thuật, đồng thời đặt ra tốc độ và mục tiêu cho các nhóm lập trình viên.

 5. Kiến trúc sư ứng dụng: 149.000 USD

Kiến trúc sư ứng dụng lựa chọn chiến lược cho ứng dụng bên trong công ty: khi nào sử dụng công cụ có sẵn, khi nào xây dựng cái mới và thi thoảng phát triển nguyên mẫu riêng cho tương lai xa hơn.

4. Kiến trúc sư cơ sở hạ tầng: 153.000 USD

Kiến trúc sư cơ sở hạ tầng phụ trách hệ thống công nghệ thông tin cơ sở của công ty, bao gồm máy chủ, trung tâm dữ liệu hay nền tảng điện toán đám mây.

3. Quản lý phát triển phần mềm: 153.300 USD

Quản lý phát triển phần mềm sẽ dẫn dắt cả đội chịu trách nhiệm phát triển và test các hệ thống hoặc ứng dụng nhất định trong công ty.

2. Kiến trúc sư kho dữ liệu: 154.800 USD

Một kiến trúc sư kho dữ liệu (Data Warehouse Architect) sẽ giám sát tất cả kho dữ liệu khổng lồ của công ty và hỗ trợ chuẩn bị để phân tích.

1. Quản lý kỹ thuật phần mềm: 163.500 USD

Quản lý kỹ thuật phần mềm, công việc có mức lương bình quân cao nhất, sẽ dẫn dắt một đội có nhiệm vụ phát triển, nghiên cứu và test phần mềm công ty. Đây là vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ công ty phát triển hay bảo trì phần mềm nào.



Du Lam


ICTNews

Bị sa thải thực sự là một tình huống không dễ chịu. Theo tác giả sách bán chạy Suzy Welch, thực tế sẽ không giống như bạn tưởng tượng hay trên phim ảnh. Nếu tinh ý, bạn có thể nhận ra các dấu hiệu rằng nguy hiểm sắp xảy ra với công việc của bạn để có sự chuẩn bị tốt hơn. Nếu như người quản lý của bạn sử dụng những cụm từ dưới đây khi nói chuyện với bạn về công việc, chuyên gia Suzy cảnh báo, có thể bạn sắp bị sa thải.

1. Hãy trình bày báo cáo bằng văn bản

Yêu cầu trình bày báo cáo, kết quả công việc bằng văn bản có thể là dấu hiệu báo động rằng cấp trên của bạn đang thu thập các dữ liệu để đánh giá và xem xét việc sa thải bạn. “Thời điểm mà quản lý yêu cầu bạn văn bản hóa mọi thứ, có thể là lúc họ đã tập hơn các tài liệu dành cho việc cho bạn nghỉ việc”, Suzy cho biết.

2. Tôi nghĩ chúng ta cần quản lý nhân sự can thiệp

Những lời nói là dấu hiệu sếp đang muốn sa thải bạn, nhận biết sớm để có kế hoạch tốt hơn cho tương lai - Ảnh 1.

Trong một tình huống nơi công sở, nếu sếp của bạn yêu cầu sự xuất hiện của đại diện phòng nhân sự để giải quyết, vị trí của bạn ở công ty đang bị lung lay nghiêm trọng. Theo chuyên gia Suzy, sự can thiệp của quản lý nhân sự trong các vấn đề nơi công sở cảnh báo nghiêm trọng về tương lai của một nhân viên. Tình huống này có thể được hiểu rằng, bộ phận nhân sự đã bắt đầu chuẩn bị cho việc hoàn tất hồ sơ cho ai đó thôi việc.

3. Bạn không phù hợp

Các công ty ngày nay có xu hướng tìm kiếm những người tài năng chứ không chỉ là người có thể hoàn thành công việc. Họ cũng hứng thú hơn với những nhân viên có thể kết hợp tốt với sứ mệnh, văn hóa và giá trị của tổ chức. Đó là lí do tại sao Suzy cho rằng, bất kỳ cuộc trò chuyện nào nói về sự phù hợp của bạn trong 1 công ty cũng là một dấu hiệu cảnh báo rằng có thể sếp không ưa bạn.

Trong thực tế, Suzy giải thích rằng, “thiếu phù hợp” là một cách nói khác của “bạn đang gây trở ngại cho công việc chung” hay “mọi người không thích làm việc với bạn”. Rất nhiều nhà quản lý sử dụng cách nói này để loại bỏ nhân viên một cách nhẹ nhàng. Nếu sếp đánh giá bạn “không phù hợp với công việc” thì có vẻ như bạn không may mắn.

Sự thật là việc bị sa thải trong thực tế không ồn ào và có nhiều dấu hiệu như trên truyền hình, bạn cần phải nhận biết các dấu hiệu âm thầm của nó và có phương án chuẩn bị tinh thần, kế hoạch tốt nhất cho mình.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế

Khi nói đến hội chứng “burn-out” – dấu hiệu kiệt sức vì công việc, ngay cả những người có ảnh hưởng trên thế giới như nữ hoàng truyền thông Arianna Huffington, cựu ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton, ca sĩ Lady Gaga hay nhà sản xuất phim Shonda Rhimes cũng không thể tránh khỏi điều này.

Hội chứng “burn-out”, tạm dịch là “cháy sạch” là một dạng hội chứng tâm thần đáng lo ngại đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản là trong cơ thể có những tố chất dự trữ, mà khi mắc hội chứng “burn-out”, cơ thể không còn huy động được tố chất này để hoạt động; dẫn tới ức chế hệ thống thần kinh và các enzyme sinh học, làm rối loạn hệ thống chuyển hóa.

Nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển tới mức nặng, khó có thể điều trị khỏi, dễ mất đi khả năng lao động và phải sống phụ thuộc suốt đời.

Gretchen Rubin, hiện vừa là một luật sư vừa là một trong những tác giả viết về hạnh phúc đầy cảm hứng và có nhiều ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, cho rằng tỷ lệ mắc hội chứng này thực sự có liên quan mật thiết đến tính cách của bạn.

Trong cuốn sách The Four Tendencies (Bốn xu hướng tính cách) của mình – hiện tại đang là bestseller trên New York Times – Rubin thiết lập một cấu trúc tính cách mới, phân chia mọi người vào một trong các kiểu tính cách sau dựa vào cách bạn phản ứng với sự mong đợi:

Người kiên trì: Bạn là người sẵn sàng đáp ứng cả kỳ vọng bên ngoài và kỳ vọng bên trong. Đồng thời, bạn đối mặt với deadline công việc và hoàn thành những mục tiêu năm mới đề ra một cách khá thuận lợi. Bạn ưu tiên những gì người khác mong đợi từ bạn và cũng ưu tiên những mong đợi của bản thân vì cho rằng cả hai đều quan trọng. Bạn cũng dễ dàng thay đổi thói quen.

Người chất vấn: Bạn thường xuyên đặt câu hỏi bởi vì bạn không thích làm bất cứ điều gì tùy ý, không hiệu quả hoặc không hợp lý. Bạn sẽ chỉ đáp ứng những kỳ vọng bên ngoài nếu bạn nghĩ nó hợp lý và có ý nghĩa cho mình. Để thực hiên một thói quen, bạn cần những lý do.

Người có trách nhiệm: Bạn sẵn sàng đáp ứng dễ dàng với kỳ vọng bên ngoài nhưng lại đấu tranh để đáp ứng mong đợi bên trong của riêng bạn. Bạn làm việc tốt khi chịu trách nhiệm bởi người khác, nhưng bạn thấy khó khăn để đạt được kỳ vọng của bản thân.

Người chống đối: Bạn chống lại mọi kỳ vọng bên ngoài cũng như bên trong. Thay vào đó, bạn chỉ làm những gì bạn muốn theo cách riêng của mình. Nếu ai đó yêu cầu bạn làm điều gì đó, bạn rất có khả năng chống lại. Vì thế, để thực hiện thói quen, bạn cần sự tự do và sự lựa chọn.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 1.

Rubin cho rằng những người ít có khả năng cảm thấy kiệt sức là người chống đối, bởi vì họ chỉ làm những gì họ muốn. Do đó, họ ít phải chịu áp lực hơn 3 xu hướng còn lại. Đặc biệt, những thách thức khác mà họ phải giải quyết ví dụ như nhu cầu cá nhân cũng không bị giới hạn bởi người khác.

Nhiều người cho rằng người kiên trì sẽ cảm thấy kiệt sức nhất vì họ phải đáp ứng cả kỳ vọng bên trong và bên ngoài, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Khả năng để cân bằng cả hai mong đợi mới là điều khiến họ cảm thấy dần kiệt sức.

Tiếp theo, nhu cầu đặt câu hỏi liên tục với mọi thứ của những người chất vấn khiến họ dễ bị kiệt sức nhất. Tuy nhiên, Rubin nói rằng họ có khả năng ngăn chặn điều này xảy ra vì khi đạt tới mức giới hạn, họ sẽ thông báo cho sếp hoặc đồng nghiệp của mình biết. Người chất vấn chắc chắn sẽ chống lại bất cứ điều gì họ nghĩ là không hiệu quả hoặc lãng phí thời gian của họ.

Những người có xu hướng đối mặt với nhiều vấn đề nhất liên quan tới kiệt sức là những người có trách nhiệm. Với họ, những kỳ vọng bên ngoài luôn áp đảo những kỳ vọng bên trong mà không thể đảo ngược. Do đó, kiểu người này luôn trở thành đối tượng cho những kẻ khác nhờ vả hay cầu xin.

Một dấu hiệu cho thấy người có trách nhiệm đang cảm thấy kiệt sức đó là khi họ nói về nhu cầu của mình được đưa lên vị trí tiên quyết.

Rubin nói: “Khi họ bắt đầu đề cập lên cảm giác này cũng là lúc trọng lượng của kỳ vọng bên ngoài đã trở nên quá nặng”.

Đối với những người có trách nhiệm, họ có thói quen luôn đặt nhu cầu của người khác lên trước và muốn quan tâm mọi người tốt hơn. Một cách nhanh chóng và dễ dàng để tránh kiệt sức đó là họ nên nghĩ tới điều họ làm có mang lại ý nghĩa cho bản thân mình trong tương lai hay không.

Càng nghiện công việc, bạn càng có nguy cơ mắc hội chứng kiệt sức - Ảnh 2.

Một cách khác để một người có trách nhiệm tránh kiệt sức là suy nghĩ về sự cân bằng.

“Nếu bạn nói có với một người, hãy nhớ điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nói không với người khác”, Rubin cảnh báo.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế

Âu Dương Chấn Hoa là một nam diễn viên nổi tiếng của điện ảnh và truyền hình Hồng Kông . Anh bắt đầu được công chúng biết đến rộng rãi từ thập kỷ 90, với vai Ben Dư Tại Xuân trong serie phim “Hồ sơ công lý”. Song song với sự nghiệp thành công và danh tiếng được biết đến ở nhiều nước châu Á, anh cũng được biết đến là người đàn ông có một cuộc sống gia đình hạnh phúc với người vợ tỷ phú dù không có con.

Một người đàn ông đáng ngưỡng mộ như thế, nhưng đằng sau vỏ bọc hào nhoáng chắc chắn luôn che giấu đi những góc khuất, những câu chuyện buồn. Vì không biết quý trọng thời gian mà anh đã đánh mất đi những khoảnh khắc đáng quý bên cạnh những người mình yêu thương. Phải đến khi tự mình chạm đến ranh giới giữa cái chết và sự sống thì mới biết danh vọng, tiền tài chẳng thể nào so sánh được với cuộc sống ngập tràn yêu thương.

Bản thân bận rộn thực sự không có gì đáng trách cả vì mỗi chúng ta đều cần lấy một mục tiêu để theo đuổi, để nỗ lực chăm chỉ, học tập, làm việc làm cho gia đình cùng bản thân có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thật ra bản thân bận rộn không đáng sợ, điều đáng sợ là một ngày nào đó, chúng ta luôn lấy sự bận rộn đó làm cái cớ của bản thân để gạt bỏ những điều quan trọng nhất xung quanh ta, chỉ vì sự ích kỉ và tư lợi của bản thân. Clip chia sẻ những trải nghiệm của diễn viên Âu Dương Chấn Hoa hiện được rất nhiều người quan tâm.

Video gây bão MXH về câu chuyện của tài tử TVB Âu Dương Chấn Hoa: Đừng bao giờ nói ra 3 từ Tôi rất bận - Ảnh 1.

“Dạo gần đây, tôi gầy đi không phải tôi giảm cân, cũng không phải tôi làm việc nhiều quá mà là vì tôi đã trải qua hai trải nghiệm không bao giờ có thể quên được. Nhờ đó, tôi mới lĩnh hội được một vài đạo lí. Tôi muốn chia sẻ với mọi người hai câu chuyện của tôi.

Câu chuyện thứ nhất:

Vốn dĩ xuất phát là học viên thứ 11 của lớp huấn luyện nghệ sĩ đài truyền hình TVB năm 1981, khi mới tốt nghiệp, tôi nhận được rất nhiều công việc. Năm 1992, bộ phim “Nhất hào hoàng đình” ra mắt, hơn nữa tôi lại là diễn viên chính của bộ phim, đó là vai diễn chính đầu tiên trong cuộc đời tôi. 

Làm nam chính rất khó, có thể ăn không được no, ngủ cũng không được ngon, 1 ngày 24 giờ có thể không đủ dùng. Có những ngày phải tận dụng đến 22 giờ để làm việc, 1 giờ lái xe về nhà, 1 giờ lái xe quay lại, đến thời gian tẩy trang cũng không có. Khoảng thời gian này, dù có khó thế nào tôi cũng buộc mình phải cố gắng vươn lên mà thôi bởi vì đó chính là ước mơ, hi vọng của mình bấy lâu nay. 

Bây giờ đạt được rồi nên luôn nhắc mình phải nỗ lực, nhưng có điều, tôi chỉ tập trung vào công việc của bản thân, đấu tranh lợi ích cho bản thân. Mẹ tôi ở nhà, tôi cũng không quan tâm, hỏi han. Rất ít khi tôi gặp mẹ mình ở nhà vì thười gian làm việc như vậy, khi về mẹ đã ngủ rồi. Thời gian nói chuyện với mẹ gần như bằng không. 

Có một hôm, mẹ thấy tôi làm việc vất vả quá nên gọi tôi đi uống trà sáng cùng. Nhưng ngày hôm trước, tôi đi đóng phim đến khuya mới về, nên thời gian ngủ chưa được bao lâu, tôi từ chối luôn lời đề nghị của mẹ rằng mình rất mệt, để ngày mai đi. Mẹ tôi cũng đồng ý. Qua 2 ngày sau, tôi vẫn dành thời gian chủ yếu để ngủ, lâu ngày, tôi cứ lần lữa, tìm cớ không đi uống trà với mẹ. Mẹ tôi cũng quen dần. 

Rồi mấy năm trôi qua như vậy. Đến năm 2012, vào một buổi tối, đột nhiên, em gái gọi cho tôi bảo mẹ không được khỏe, đưa đi bệnh viện rồi. Tôi lập tức lái xe đến bệnh viện. Lái xe chưa được 20 phút, em trai gọi điện cho tôi thông báo mẹ qua đời rồi. Khi ấy lái xe mà tôi không ngừng tự vấn bản thân rằng buổi trưa còn nói với mẹ là hai hôm nữa, sinh nhật mẹ nên đi đâu, ăn gì. Bà vẫn còn rất tỉnh táo, khỏe mạnh, tại sao lại ra đi đột ngột như vậy. 

Tôi thật sự không dám tin. Khi đến viện rồi, tôi vẫn còn nhớ như in, khi nhìn mẹ, mẹ hình như chỉ giống đang ngủ trước mặt tôi, chỉ là đang ngủ thôi. Tôi vẫn không thể tin vào sự thật là mẹ mình đã đi rồi. Trong lòng tôi vẫn cố gắng gọi mẹ mình dậy, mẹ tỉnh rồi, hai mẹ con đi uống trà. Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ của tôi thôi, còn sự thật là mẹ đã không thể nào tỉnh lại được nữa. Tôi đã tin, mẹ tôi nghiêm túc, bà thật sự đi rồi. 

Rất nhiều người đã từng nói là thời gian không chờ đợi con người, nhưng khi trải qua chuyện này, tôi mới lĩnh hội được một câu: Con người không thể chờ đợi thời gian, nhất là người già.

Video gây bão MXH về câu chuyện của tài tử TVB Âu Dương Chấn Hoa: Đừng bao giờ nói ra 3 từ Tôi rất bận - Ảnh 2.

Câu chuyện thứ hai:

Đây là câu chuyện của chính bản thân tôi. Sau khi mẹ qua đời, chưa đến nửa năm, tôi suýt chút nữa cũng không qua được cơn hoạn nạn. Vào tháng 2 năm 2013, lúc này tôi đóng phim “Tình nghịch tam thế duyên”, thời gian quay phim mới chỉ được 2, 3 tháng nhưng ăn cũng không đủ no, thời gian dành cho bản thân không có. 

Mồng 2 tết, tôi và em trai, em gái của mình đi ăn món lẩu cay tôi thích nhất. Tôi ăn rất nhiều, ăn rất no, ăn xong thấy thỏa mãn vô cùng. Nhưng vốn dĩ ăn quá nhiều rất nguy hiểm. Khi đi ngủ, ngủ được một lúc, axit trào ngược, tôi ý thức được điều đó nhưng không thể nôn ra vì đang ngủ và người cũng mệt. 

Tôi chỉ ý thức được nó đi vào cổ họng nhưng họng nghẹn lại, đi vào phổi thì chắn ở phổi, chắn ở khí quản. Còn may nhà có người nên đã lập tức đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu. Cấp cứu được mấy giờ, tôi vẫn chưa tỉnh, vẫn hôn mê sâu, vì thế, tôi được đưa đi chăm sóc đặc biệt. Sau khi cấp cứu vẫn không tỉnh, bác sĩ nói rằng những gì họ cần làm đều đã làm rồi, phần còn lại phải dựa vào bản thân tôi mà thôi. Tỉnh hay không tỉnh chỉ dựa vào tôi mà khi ấy, tôi lại hôn mê. 

Nhưng có một điều gì đó trong lòng thôi thúc tôi phải tỉnh. Đến mười mấy tiếng sau, khi đó tôi đột nhiên dùng lực mở mắt, tôi tỉnh lại. Tôi cố gắng không nhắm mắt vì tôi rất sợ mình không tỉnh lại nữa. Lúc này, trên người tôi cài rất nhiều dây dợ, vẫn may có một bác sĩ ở đó, ông ấy nói rằng tôi thật sự rất may mắn vì tôi đã bước một chân vào quỷ môn quan. 

Mười mấy hôm nằm một mình trong bệnh viện, tôi đã nghĩ rất nhiều điều. Khi mọi người dốc sức làm điều gì đó, chắc chắn là sẽ đổ dồn hết tâm huyết vào, như thế sẽ bỏ qua rất nhiều điều quan trọng xung quanh mình. 

Nhưng hãy nhớ rằng, phải trân trọng thực tại, trân trọng gia đình, người thân của bạn, nhất định phải trân trọng người ở trước mắt bạn. Đừng bao giờ nói ra 3 từ này: Tôi rất bận.”

Nguồn: Facebook Khoái coi hài. Vietsub: Nguyên Hoài.



PV


Theo Trí Thức Trẻ

Trong tương lai, không ít người đã vạch ra viễn cảnh con người mất việc hàng loạt vì có sự xuất hiện của robot. Một vài tính toán đã chỉ ra con người có thể sẽ phải “nhường” lại 5 triệu việc làm cho robot xuyên suốt 15 quốc gia phát triển.

Không chỉ mỗi thông tin này mà còn tất cả những thông tin về thời đại 4.0 luôn khiến cho phần lớn mọi người đều phải lo lắng, hoang mang. Ngày hôm nay, không ít người khi chứng kiến Sophia, công dân robot đầu tiên trên thế giới, giao lưu và nói chuyện tại Việt Nam đã phải ngỡ ngàng về sức mạnh của kĩ thuật khoa học ngày nay. Và viễn cảnh mà robot có thể đảm nhiệm được mọi việc của con người có lẽ chẳng còn xa và không phải là một lời nói dối…

Tuy nhiên, chẳng có thứ gì hoàn hảo trên đời này cả, đến con người còn vậy thì robot tất nhiên cũng có điểm yếu rồi. Có một vài kĩ năng mà robot không bao giờ có thể đảm nhiệm được và nếu bạn sở hữu chúng thì chẳng cần phải lo lắng nhiều đâu.

1. Kĩ năng giải quyết vấn đề phức tạp

Robot là sản phẩm của con người tạo ra nên chắc chắn nó thông minh rồi. Tuy nhiên, robot chỉ biết những gì mà con người lập trình cho nó, trừ trường hợp của Sophia, trí tuệ nhân tạo của cô robot này cập nhật liên tục kiến thức mới nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Còn chỉ có con người mới có đủ khả năng để xử lí những vấn đề phức tạp. Điển hình là các nhân viên IT hoàn toàn có thể tự tin 100% vì chính họ mới có khả năng tạo ra và điểu khiển những con robot.

2. Kĩ năng quản lí dự án và quản lí cá nhân

Nhóm kĩ năng này chắc chắn sẽ giúp bạn ứng dụng được trong nhiều tình huống, cho dù bạn làm leader của một nhóm 20 người đi chăng nữa. Khi sở hữu kĩ năng này, chắc chắn bạn sẽ không làm mất thời gian của bản thân và của cả nhóm, hơn nữa, cấp dưới sẽ rất nể phục bạn. Không ít người có thói quen phụ thuộc vào máy móc để hoàn thành các phân đoạn của dự án, nhưng đáng tiếc, máy móc không thể xử lí được một khối lượng lớn công việc. Ngoài ra, khi quản lí dự án còn phải kể đến kĩ năng quản lí nhân sự và chăm sóc tâm lí từng thành viên, điều này chắc chắn robot không thể làm được rồi.

3. Kĩ năng lãnh đạo và sự tự tin

Nhân dịp Sophia đến Việt Nam: Đừng hoảng hốt, robot không thể có những kĩ năng này, yên tâm bạn chưa thất nghiệp ngay đâu! - Ảnh 1.

Sự tự tin chắc chắn giúp bạn tiến bộ rất nhiều trong cuộc sống, bởi một khi đã tự tin đầy mình thì bạn chắc chắn có nhiều mối quan hệ hơn, dám thể hiện kĩ năng của bản thân và đưa ra chính kiến. Còn nếu có kĩ năng lãnh đạo tốt thì tất nhiên, làm việc gì cũng dễ, làm việc gì cũng nhanh, tất cả đồng lòng hướng tới mục tiêu chung. Robot không thể bắt chước sự tự tin hoặc kĩ năng lãnh đạo của con người được bởi vì chúng chỉ là máy móc được lập trình.

4. Kĩ năng tư duy và phê bình

Mặc dù được lập trình là có tư duy, suy nghĩ phản biện nhưng những kĩ năng ấy rất hạn chế vì còn phụ thuộc vào kiến thức của người chế tạo robot. Tất nhiên, robot cũng học nhưng là người lập trình cung cấp thông tin cho nó. Ngay cả robot được cung cấp thông tin thường xuyên thì cũng không thể đưa ra quyết định nhanh chóng như con người được.

5. Kĩ năng cảm thông

Ngay cả những con robot tân tiến nhất, hiện đại nhất cũng không thể thực sự thực hành được những hành vi, hành động để thể hiện sự đồng cảm, hoặc hiểu được những gì mọi người cảm nhận. Kỹ năng này đặc biệt hữu ích nếu bạn làm việc cho các tổ chức từ thiện, hỗ trợ những nơi có người dân gặp hoàn cảnh khó khăn, hoặc hỗ trợ những người trong ngành y tế.

6. Kĩ năng lắng nghe

Nhân dịp Sophia đến Việt Nam: Đừng hoảng hốt, robot không thể có những kĩ năng này, yên tâm bạn chưa thất nghiệp ngay đâu! - Ảnh 2.

Thật khó để thành công trong cuộc sống mà không có kĩ năng lắng nghe tốt. Những người làm dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn luôn phải bình tĩnh lắng nghe những lời tâm sự, phàn nàn của khách hàng và cố gắng an ủi họ trong tình trạng xấu nhất. Các bác sĩ tâm lí phải lắng nghe bệnh nhân để chẩn đoán các vấn đề liên quan tới thần kinh và giúp xử lí triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Đây là hai ví dụ về công việc đòi hỏi nhiều về kĩ năng lắng nghe tốt.  



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

Nhà tâm kí học nổi tiếng William James đã viết: “Cuộc sống của chúng ta cho đến nay đều là một hình dạng nhất định được tạo nên từ thói quen.” Câu nói này đã vạch trần một sự hiểu lầm thường gặp là những việc chúng ta làm thường ngày đều là sản phẩm của việc ra quyết định và cân nhắc kĩ lưỡng. Nhưng không, đó chỉ là thói quen. Một nhà nghiên cứu từ Đại học Duke đã chỉ ra rằng hơn 40% hành động mọi người thực hiện mỗi ngày đều là thói quen.

Khi bạn thức dậy vào sáng nay, bạn đã làm gì đầu tiên? Đi tắm, kiểm tra e-mail hay lấy một chiếc bánh quy từ bếp thay cho bữa sáng?

Khi vừa đến văn phòng, bạn đã làm những gì? Lén chơi một vài ván điện tử, tranh thủ mua hàng qua mạng hay cắt bớt vài phần việc cần phải làm?

Đó là những thói quen thông thường của người hiện đại. Chúng ta luôn lặp lại nó một cách vô ý, tưởng như không có điểm dừng. Tuy nhiên, thói quen nào là tốt, thói quen nào là xấu, thói quen nào cần được xây dựng để tạo nên sự thành công cho bản thân và cách để tạo dựng những điều tốt đẹp, loại bỏ những việc tiêu cực như thế nào? 7 cuốn sách thời đại dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi trên.

1. “Sức mạnh của thói quen” của Charles Duhigg (The Power of Habit)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 1.

Điều thú vị nhất là khi thực hiện những thói quen là chúng thường diễn ra một cách vô thức. Ví dụ, như khi bạn lùi xe ra khỏi gara, bạn hoàn toàn không để ý gì đến những hành động khác trong thời điểm đó. Điều bạn chỉ cần làm là lùi xe. Nói về mặt tiêu cực, thói quen hút thuốc cũng như vậy. Bạn chỉ việc hút trong vô thức, còn việc khói thuốc đang tàn phá cơ thể bạn và những người xung quanh như thế nào thì bạn hầu như không nghĩ tới.

“Sức mạnh của thói quen” dạy bạn cách xây dựng những thói quen tốt hơn để phục vụ bạn trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh.

2. “Động lực” của Daniel Pink (Drive)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 2.

Cuốn sách này sẽ trang bị cho bạn mọi thứ cần thiết để tự phát triển một thói quen. Nói cách khác, nó sẽ dạy bạn những bài học đỉnh nhất về leadership. Tác giả Daniel Pink đã đi ngược lại những nhận định chúng ta thường biết về điều thúc đẩy con người trong công việc. Thay vào đó, Pink giải thích cách tốt nhất để chúng ta có thể phát triển chính mình và những người khác là sử dụng các động lực nội tại.

Cuối cùng, đúc kết từ cuốn sách, Pink nhắn nhủ tới độc giả rằng, bạn không thể sống một cuộc sống thành công nếu không phát triển thói quen thúc đẩy bản thân. Và “Động lực” là nền tảng đầu tiên giúp bạn tìm ra điều đó.

3. “Tâm lí học thành công” của Carol Dweck (Mindset)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 3.

“Tâm lí học thành công” là một cuốn sách rất hay về việc thay đổi bản thân. Nó nói về sự khác biệt giữa những người có tư duy “cố định” và những người có tư duy “phát triển”. Tư duy sẽ xác định cách chúng ta đối phó với những tình huống khó khăn và thất bại cũng như sự sẵn sàng của bạn thân trước những tình huống đó. Cuốn sách này sẽ chứng minh cách bạn đạt được những mục tiêu lớn lao bằng cách thay đổi tư duy và sau đó phát triển nó thành những thói quen lâu dài. Sau khi những thói quen được hình thành, chúng bắt đầu được nâng cấp thành tâm lí, tính cách.

4. “Điều ý nghĩa nhất trong từng khoảnh khắc của cuộc đời” của Gary Keller, Jay Papasan (The ONE Thing)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 4.

Phỏng vấn tác giả của cuốn sách này, anh cho rằng, một trong những lí do lớn nhất khiến mọi người thất bại trong việc duy trì những dự định là vì họ đã đặt quá nhiều thứ để làm. Chìa khóa để tạo nên những quyết định thành công thực sự đơn giản: Tập trung vào một việc duy nhất và hoàn thành nó. Thành công đến một cách tuần tự, nó không phải là sự đồng thời.

5. “Suy ngẫm” của Marcus Aurelius (Meditations)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 5.

Cuốn sách này đã được viết từ hơn 1.800 năm trước. Trong nó chứa các nguyên tắc có tính thời đại vẫn được áp dụng vào thời đại ngày nay.

“Làm sao chúng ta có thể làm những điều thuộc về công lí nếu chúng ta bị phân tâm vởi những thứ không quan trong, hoặc nếu chúng ta ngây thơ, cả tin, hay thay đổi?”

Hãy đọc câu quote trên và suy ngẫm về thói quen vừa lái xe vừa nhắn tin của bạn. Bạn thấy gì?

Marcus Aurelius là một người theo phái khắc kỉ – chủ nghĩa đề cao những kỉ luật nghiêm khắc, đặc biệt khi nói về việc duy trì sự ổn định trong cảm xúc. Sự ổn định trong cảm xúc không thể xây dựng trong ngày một ngày hai, mà nó được hình thành dựa trên thói quen.

Nếu muốn vận dụng Chủ nghĩa khắc kỉ vào các thói quen của mình, hãy tìm đọc ngay “Suy ngẫm”.

6. “Ý chí” của John Tierney, Roy Baumeister (Willpower)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 6.

Cuốn sách nhằm nhắc lại một cuộc trò chuyện mà chúng ta thường bỏ qua: “Vai trò của ý chí trong việc giúp chúng ta đạt được mục tiêu là gì?” Câu trả lời trong cuốn sách sẽ khiến bạn thực sự ngạc nhiên.

John Tierney và Roy Baumeister sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp để định hình lại thói quen, lối sống. Theo cách đó, nó giúp bạn khởi động lại ý chí, kích thích bản thân để nhanh chóng đạt được sự thay đổi, tiến bộ và thành công lâu dài.

Nhiều thập kỉ trôi qua cùng các kết luận khoa học rút ra cho chúng ta biết rằng chìa khóa để hình thành và duy trì thói quen là ý chí. Và nếu bạn muốn xây dựng sự tự kiểm soát theo cách của riêng mình thì đây là cuốn sách bạn cần đọc.

7. “Những kẻ xuất chúng” của Malcolm Gladwell (Outliers)

7 cuốn sách giúp người trẻ tìm ra thói quen tích cực giữa hàng trăm thứ việc vẫn làm hàng ngày trong vô thức - Ảnh 7.

Cuốn sách này sẽ chỉ đường cho bạn cách tạo dựng sự thành công từ những nguồn lực khác, thay vì chỉ có mỗi thông minh và chăm chỉ. Có thể bạn đã nghe về nguyên tắc 10.000 giờ nổi tiếng của Gladwell và cách nó liên quan đến thành công. Nguyên tắc này nói rằng, nếu bạn dành 10.000 giờ để làm bất kỳ một công việc gì, bạn sẽ trở thành bậc thầy trong công việc đó.

“Những kẻ xuất chúng” là một cuốn sách cần phải đọc với những ai đang có khát khao mở rộng trí tuệ và tìm hiểu về các yếu tố tạo nên thành công của các biểu tượng như Bill Gates hay Steve Jobs.



Châu Anh


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

 – 01 – 

Có một thanh niên như thế này:

Anh ta không phải là người thông minh, thậm chí kết quả thi học kỳ thời tiểu học, trung học, đại học thường không qua nổi.

Tốt nghiệp đại học xong, anh ta bước chân vào một công ty nổi tiếng một cách tài tình. Sau khi vào công ty, mới phát hiện ra đây là một doanh nghiệp đã phá sản, tiền lương phát trễ, giấc mơ nhanh chóng bị sự thật phũ phàng làm đổ vỡ.

4 sinh viên được tuyển vào cùng anh ta nhìn thấy cảnh công ty như vậy thì không ngừng oán thán. Không đến 1 năm, bọn họ đều lần lượt nghỉ việc, cuối cùng, chỉ còn lại một mình anh ta ở lại.

Anh ta cũng đã từng do dự rằng có nên từ chức hay không, nhưng sau này thức tỉnh ra một đạo lý rằng, nghỉ việc thì cũng cần phải có lí do thật đanh thép. Chỉ là cảm thấy không thỏa mãn thì nghỉ việc, vậy thì khi đến công ty khác cũng sẽ xảy ra vấn đề tương tự. Do đó, từ chức không phải là phương pháp giải quyết vấn đề.

Anh ta quyết định: đừng nghĩ tới bất cứ điều gì, hãy cứ dụng tâm làm việc trước đã.

Bởi vì nhiệm vụ của anh ta là nghiên cứu các vật liệu mới tiên tiến. Do đó anh mang luôn nồi chảo vào phòng thí nghiệm, ăn ngủ ở đấy, tâm trí hoàn toàn dành cho công việc nghiên cứu.

Không ngờ rằng điều tưởng chừng không thể đã xảy ra, người đàn ông trên đầu chưa đầy 25 tuổi đã làm được một kỳ tích, hết lần này tới lần khác đạt được nhiều kết quả xuất sắc, trở thành một ngôi sao sáng trong lĩnh vực hóa vô cơ, và mang lại sức sống mới cho nhà máy sắp đóng cửa.

Người đàn ông trẻ này chính là doanh nhân người Nhật Inamori Kazuo, người sau này đã thành lập hai công ty nằm trong danh sách 500 công ty mạnh nhất trên thế giới.

Sau này khi nhớ lại khoảng thời gian đó, anh đã nói: Để đạt được thành công hơn những người bình thường, chúng ta phải đề cao nhân cách của mình, đề cao nhân cách không có nghĩa là cần phải tu hành khổ cực gì. Chỉ cần diễn tốt vai trò mà xã hội đã giao cho bạn, hoặc làm tốt việc mà bạn cần phải làm, tất cả đều phải tận tâm, tận lực. Tất cả những điều đó chính là tu hành nhân cách.

Anh lúc đó thực sự đã xem công việc của mình như một sự tu hành chính quả, kết quả là đã nhanh chóng vượt qua hầu hết các đối thủ cạnh tranh tại nơi làm việc cũng như trên con đường để đi tới thành công, trở thành một người chiến thắng trên mọi phương diện.

Xem công việc như một sự tu hành, cũng coi như bạn đã loại được 90% đối thủ cạnh tranh - Ảnh 1.

– 02 –

Tôi đã quan sát qua, có 3 kiểu người với những thái độ công việc khác nhau

Kiểu thứ nhất là không muốn làm việc nhưng bắt buộc phải làm:

Đối với bọn họ mà nói, công việc và chức vụ là một gánh nặng và phiền não, có thể trốn thì sẽ trốn, nhưng trốn rồi vẫn phải làm một cách đối phó.

Những người như vậy, nếu họ là nhân viên, họ sẽ theo đuổi những công việc “nhiều tiền, thoải mái và khoan dung”, nếu họ là doanh nhân, thứ họ theo đuổi sẽ là “kiếm tiền nhanh”. Họ dễ dàng thất vọng khi đối mặt với thực tế, và họ dễ dàng phàn nàn về công ty và môi trường bên ngoài, hoặc thay đổi nơi làm việc.

Họ luôn lấy lý do “không tìm được công việc họ thích”, không dụng tâm làm việc, không kiên nhẫn và không toàn tâm toàn ý đầu tư vào việc họ đang làm.

Khi nói đến những khó khăn và thất bại, thật dễ dàng để họ tìm một cái cớ để từ bỏ nỗ lực.

Kiểu thứ 2 là đặt vấn đề kiếm tiền lên hàng đầu, công việc xếp thứ 2:

Kiểu người này làm việc rất cần mẫn và chịu khó, nhưng họ thường coi đồng tiền là mục đích, biến công việc trở thành thủ đoạn kiếm tiền. Theo quan sát của tôi, phàm lấy việc để làm thủ đoạn thì thường không được coi trọng.

Vì vậy, những người này không quan tâm nhiều đến công việc và trách nhiệm của họ, họ chỉ muốn hoàn thành mà không có sự hoàn hảo, đôi khi không từ thủ đoạn để kiếm tiền, hy sinh công việc và trách nhiệm, làm hại người khác để được lợi cho mình.

Hai kiểu người này có một điểm chung đó là không tôn trọng công việc và không trung thành với công việc. Đối với họ, công việc không phải là nhu cầu thực sự trong cuộc sống, mà công việc chính là điều mà họ phải làm để kiếm sống, khi có điều kiện thì sẽ vứt bỏ ngay.

Tại thời điểm này, họ đã thua những người coi công việc của họ như là một sự tu hành, thực tế, họ thường gặp khó khăn khi làm một công việc lớn, luôn cảm thấy công việc là áp lực, và họ lúc nào cũng tràn đầy căng thẳng, lo âu.

Kiểu thứ 3 là thực sự xem công việc như một sự tu hành:

Khi tôi viết bài này, câu chuyện đầu tiên tôi nghĩ là một trong những người đồng nghiệp cấp dưới của tôi.

Tôi từng làm Giám đốc điều hành cho một công ty tương đối lớn. Ngay sau khi tôi nhậm chức không lâu thì người quản lý tiếp thị đã đưa ra một kế hoạch tiếp thị.

Cuối tuần làm việc, người quản lý đã đến và hỏi tôi xem kế hoạch tiếp thị đã được phê duyệt chưa. Tôi nói: “Ôi, nhiều việc quá nên tôi chưa nghĩ kỹ việc đó, tôi sẽ xem xét nó vào Chủ nhật và trả lời cậu vào tuần tới”.

Vào sáng Chủ nhật, tôi nghe ở nhà có ai đó đang bấm chuông cửa bên ngoài cửa, khi mở cửa tôi thấy một người đàn ông trẻ đứng bên ngoài, trán lấm thấm mồ hôi. Khi được hỏi, tôi biết rằng anh là nhân viên của bộ phận tiếp thị và kế hoạch tiếp thị đó là do anh chịu trách nhiệm.

Anh ấy ngồi xuống và nói với tôi: “Thưa sếp, tôi nghe giám đốc bộ phận tôi nói rằng kế hoạch của tôi chưa được phê duyệt. Tôi nghĩ rằng có phải lý do chưa thuyết phục, thế là cuối tuần tranh thủ lúc đi chơi tôi đã điều tra nó một lần nữa. Hôm nay tới tìm sếp để bổ sung một chút.

Báo cáo xong, anh ta lại thúc giục: Việc này tốt nhất tuần sau nên quyết định, nếu không sẽ bỏ lỡ thời cơ.

Nghe xong tôi có cảm giác như anh chàng này giống như ông chủ vậy. Nhưng tôi không cảm thấy bị xúc phạm, bởi vì anh ta rất chủ động trong công việc, nên phải tôn trọng anh ta một chút.

Khi anh ta rời đi, tôi nói với anh ta rằng tôi đã đồng ý với kế hoạch này và nói thêm là cậu vất vả rồi. Anh ta trả lời: “Không có gì, đây là công việc của tôi”.

Khẩu khí thật hào sảng, tự hào và tràn đầy nhiệt huyết.

Sau đó tôi biết được rằng người đàn ông trẻ này là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học và được tuyển dụng vào công ty. Bởi thấy anh là một tiềm năng, tôi đã chú ý hơn đến kế hoạch anh ta. Sau khi quan sát, thấy rằng anh ta với một số nhân viên mới và cả những nhân viên cũ của công ty làm việc không giống nhau. 

Công việc của những người khác dễ khiến lãnh đạo và cấp dưới gặp khúc mắc, xảy ra sự cố. Còn người đàn ông trẻ này lại làm việc rất tốt, luôn khiến cho mọi người hài lòng, có lúc còn mang đến sự ngạc nhiên. Bạn có thể cảm nhận rằng, cậu ấy thật sự đang dùng chính tâm huyết để làm việc, anh ta luôn tập trung và yêu công việc của mình, xem công việc như một phần cuộc sống của mình vậy.

Vì thái độ công việc tích cực như vậy nên thành quả đạt được luôn đứng đầu trong công ty, hiệu suất thì luôn luôn chuẩn và cao hơn tất cả.

Một năm sau, tôi đã thăng chức cho anh ta thành Giám đốc bộ phận maketing.

Một người xem công việc như một sự tu hành, sẽ trở thành người như thế nào? Tôi nghĩ, họ sẽ trở thành người như ở câu chuyện trên tôi kể.

Xem công việc như một sự tu hành, cũng coi như bạn đã loại được 90% đối thủ cạnh tranh - Ảnh 2.

– 03 –

Trong cuốn lý luận “tâm lý thực tế” đã từng nói: “Tu hành chính là xem công việc và trách nhiệm xã hội biến thành mục đích và ý nghĩa cao nhất của đời người, không xem việc kiếm tiền trở thành mục đích cao nhất, không phải lấy công việc để làm thủ đoạn kiếm tiền”.

Tôi xem đó là trách nhiệm, công việc và là năng lực tạo ra những giá trị xã hội, và đó chính là “sự nghiệp chân chính” . Sự nghiệp chính thống là bản chất, chủ đề và nhu cầu cốt lõi của đời sống nhân loại, cũng là giai đoạn tiên tiến nhất của loài người. Chỉ có sự nghiệp chân chính, chúng ta mới có thể kiểm soát vận mệnh của chính mình, có thể vượt qua những khó khăn và đau đớn, đạt tới sự tĩnh tâm cũng như cảnh giới của hạnh phúc.

Quá trình tu hành là sử dụng công việc để trau dồi tâm trí, kiểm soát những ham muốn, cảm xúc; thực hành và tuân theo các quy tắc, quy định đạo đức, học tập. Từ đó giúp thực hiện công việc một cách sáng tạo, hiệu quả. Luôn tận tụy và kiên trì đến cuối cùng nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong công việc, khiến cho công việc có vẻ tầm thường trở thành không hề tầm thường, đồng thời đạt được nhân cách cũng như cảnh giới nhân sinh ở tầm cao nhất trong công việc.

Một người coi công việc như là một sự tu hành sẽ có những đặc điểm sau:

– Tự xem mình như là đối tượng quan sát và tu luyện. Những người đang bối rối, bị chi phối bởi ham muốn bản năng và tình cảm nên không tự ý thức được, vì vậy những người này cần được lãnh đạo và quản lý bởi những người khác.

– Họ đã hoàn thành việc “lấy nhân cách năng lực công việc” bồi dưỡng thành những phẩm chất ưu tú của đức, dũng và trí, trở thành người có cống hiến cho những giá trị xã hội cao đẹp; Đây mới chính là đặc trưng bản năng của con người.

 – Họ  sẽ tự nhiên nhận lại được những lợi ích vật chất tương xứng và sự tự do như mong muốn.

– Họ tôn trọng công việc, trung thành với nhiệm vụ, thích thú và tận hưởng nó.

– Họ là những người tập trung vào công việc, kích thích tiềm năng và có khả năng truyền cảm hứng.

– Họ là những người “tự bốc cháy” và kết hợp được giữa yếu tố kiến thức và hành động.

Xem công việc như một sự tu hành, cuối cùng không những THÀNH CÔNG mà còn THÀNH NHÂN. 



Triều Anh


Theo Trí Thức Trẻ

01

Chắc hẳn trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều đã từng trải qua một hoặc vài lần những trải nghiệm như đang “đánh giặc” vậy.

Chẳng hạn khi xe bus đang dần dần rời bến, mà bạn thì đã sắp trễ giờ làm. Lúc này việc bạn cần làm nhất chính là cố gắng hết sức chạy thật nhanh đuổi theo chiếc xe, đập vào cửa kính và nhờ bác tài xế mở cửa giúp. Còn bác tài xế chỉ nhìn bạn bằng ánh mắt lạnh nhạt và chầm chậm mở cửa. Khi bước lên xe bạn mới phát hiện ra trên xe đã đứng chật kín người, không còn ghế ngồi.

Hoặc khi thời gian quẹt thẻ sắp đến rồi, Mà bạn thì chưa kịp mua bữa sáng, nên chỉ đành vuốt bụng mà tự an ủi mình: “Coi như là giảm cân vậy!”

Hẹn bạn bè 7 giờ gặp mặt, nhưng vì trên đường bị kẹt xe, thế là đến tối cũng chưa đến kịp, khiến cho cuộc hẹn vui vẻ trở nên lạnh nhạt vì sự chậm trễ của bạn.

Chúng ta luôn mong đợi một cuộc sống nề nếp và tốt đẹp, nhưng chính chúng ta lại là người khiến nó trở nên lộn xộn.

Có một câu nói như sau: “Việc gì có chuẩn bị thì nên, không có chuẩn bị thì hỏng.” Quả nhiên rất đúng. Dù làm bất cứ việc gì, cho dù bạn chỉ chuẩn bị trước 5 phút đi nữa, cuộc sống của bạn sẽ trở nên khác hẳn.

Cho rằng bây giờ chậm 5 phút chẳng sao nhưng đến khi cả đời chậm hơn người khác thì đừng ôm hận oán trách số phận! - Ảnh 1.

02

Cách đây không lâu, ở một công ty này nọ, trong lúc điều chỉnh nhân sự, có 2 người ở công ty đó đã đứng ra tranh chức quản lý. Cả hai người họ đều có vẻ ngoài đẹp, nhân phẩm tốt, trình độ học vấn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Lúc đầu, ông chủ cũng rất bối rối vì không biết nên chọn ai mới tốt. Nhưng cuối cùng, ông ấy đã chọn người thứ hai.

Khi đó mọi người đều rất thắc mắc, đặc biệt là ứng viên thứ nhất. Vì không cam lòng, cô ấy đã đi hỏi ông chủ tại sao lại quyết định như vậy. Lúc này ông chủ mới lấy ra một tấm thẻ nhân viên đặt trước mặt cô ấy và giải thích.

Ban đầu, bởi vì đề phòng mỗi nhân viên gặp sự cố bất ngờ, công ty đã cho phép mỗi nhân viên có quyền đến trễ 5 phút. Nói cách khác, thời gian bắt đầu làm việc mỗi ngày là 9 giờ, nhưng nếu bạn đến lúc 9 giờ 5 phút cũng không tính là trễ.

Trong khi người thứ nhất lúc nào cũng quẹt thẻ lúc 9 giờ 5 phút thì người thứ hai lúc nào cũng đi làm lúc 8 giờ 55 phút.

Người thứ hai dùng 5 phút đến sớm hơn đó để chuẩn bị trước công việc trong ngày: mở máy tính, lau dọn bàn làm việc, kiểm tra lịch trình hôm nay, suy nghĩ trước về các công việc chính cần làm… Mà người thứ nhất thì lúc nào cũng vội vàng, gấp gáp, có đôi khi còn dùng thời gian làm việc để ăn sáng, đợi đến lúc chính thức bắt đầu làm việc không biết là lúc nào nữa.

Một vị giáo sư dẫn học trò của mình đi tiến hành khảo sát thực tế và ông đã thu về được kết quả như sau: “Những người đi làm sớm sẽ dễ dàng gây ấn tượng tốt trong mắt ông chủ hơn những người khác.” Bởi vì theo quan điểm của những người sếp, những nhân viên như vậy là những người chăm chỉ, nỗ lực, có tính kỷ luật cao và có tinh thần cầu tiến.

Cuối cùng, người thứ hai có được công việc tốt với mức lương cao, còn người thứ nhất phải xin nghỉ việc. Đây chỉ mới là đến sớm 5 phút mà đã có sự khác biệt rõ rệt như vậy trong cuộc sống giữa hai người.

Cho rằng bây giờ chậm 5 phút chẳng sao nhưng đến khi cả đời chậm hơn người khác thì đừng ôm hận oán trách số phận! - Ảnh 2.

03

Những người luôn đến sớm, luôn chuẩn bị trước 5 phút thường rất thuận lợi trong công việc và đời sống. Bởi vì một nguyên nhân quan trọng hơn nữa, gọi là “lợi thế tâm lý”. Chúng có thể được thiết lập một cách vô hình mà ngay cả bản thân họ cũng không phát hiện ra.

Giống như tình huống này, có lẽ mọi người đều từng trải qua, khi chúng ta đến trễ trong một cuộc hẹn hay hội họp với bạn bè. Khi đó chắc chắn sẽ có người phạt bạn tự uống trước 3 ly rượu, dù bạn không thích uống rượu đi nữa nhưng bởi vì áy náy, bạn sẽ không từ chối, bởi vì bạn sợ thiếu nợ người khác.

Tình huống như vậy nếu gặp trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sẽ chỉ cười cho qua. Nhưng nếu trong một bối cảnh xã hội trang trọng, nếu ai có tâm lý vững chắc hơn, người đó sẽ có lợi hơn nhiều.

Ví dụ, nếu bạn có thể đến sớm trước 5 phút trong cuộc hẹn với đối tác làm ăn, bạn có thể làm được rất nhiều thứ: tìm hiểu tình hình, môi trường xung quanh, chọn một vị trí ngồi phù hợp, chọn món ăn phù hợp với sở thích của cả hai, nghĩ xem khi gặp mặt đối phương phải nói cái gì để không lúng túng… Như vậy trong cuộc hẹn, bạn sẽ trở nên bình tĩnh và tự nhiên hơn, còn đối phương vì đến trễ mà áy náy, cho nên nghe theo sự sắp xếp của bạn.

Khi bạn nắm được quyền chủ động trong tay, mọi việc cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Đối với bạn, 5 phút chỉ là một khoảnh khắc nhỏ nhoi, rất nhanh sẽ trôi qua. Nhưng nếu bạn biết nắm bắt 5 phút trước đó để chuẩn bị trước lợi thế cho mình. Nó sẽ khiến bạn trở nên tự tin và dễ dàng hơn trong mọi việc.

Cho rằng bây giờ chậm 5 phút chẳng sao nhưng đến khi cả đời chậm hơn người khác thì đừng ôm hận oán trách số phận! - Ảnh 3.

04

Có một vài người cho rằng, 5 phút quá ngắn, có thể làm được việc gì?

Thực ra bạn sai rồi, chỉ cần dành ra 5 phút chuẩn bị trước, bạn có thể làm được rất nhiều việc đấy.

Dậy sớm 5 phút, có thể dư dả thời gian để pha ly sữa, ăn bữa sáng với hai miếng bánh mì, tâm trạng của bạn sẽ trở nên tốt hơn nhiều.

Đi làm sớm 5 phút, dọn dẹp bàn làm việc, kiểm tra lại lịch trình công việc hôm nay. Như vậy sẽ khiến bạn nắm bắt và giải quyết công việc nhanh hơn. Đến phòng họp trước 5 phút, sắp xếp lại quá trình họp, tự làm cho mình một bản nháp về bài phát biểu sắp đến. Mỗi lần như vậy sẽ khiến bạn trở nên bình tĩnh và tự tin hơn.

Đến địa điểm hẹn trước 5 phút, bạn có thể tránh bị vội vã, hoang mang, cũng có thể đi rửa tay và chỉnh đốn lại trang phục, đầu tóc. Điều này sẽ giúp bạn trở nên thanh lịch hơn trong mắt người khác…

5 phút nghe có vẻ rất ít ỏi nhưng thực chất nó lại rất phi thường.

Có người đã từng nói: “Nếu biết cách sử dụng những thời gian vặt vãnh một cách thông minh, thì dù thời gian đó có ít cỡ nào đi nữa cũng có thể trở nên hoàn mỹ.”

Dù làm bất cứ việc gì, chỉ cần tích lũy 5 phút trước đó để chuẩn bị, cuộc sống của bạn sẽ càng ngày càng trở nên tốt đẹp hơn nhiều.



Thiên Tuyết


Theo Trí Thức Trẻ