– 01-
Đồ chơi dành cho con trẻ có thể ít ỏi, nhưng trong đó không thể thiếu một con lợn đút ống. Con lợn này thường được làm bằng những chất liệu như gốm, sứ hoặc nhựa, dùng để tích cóp những đồng xu hoặc tiền lẻ. Nó có nhiều hình dạng to nhỏ khác nhau, có những con được làm bằng sắt, kiên cố như những két đựng tiền.
Con lợn đút ống này rèn cho trẻ nhỏ tính tiết kiệm. Khi có tiền, cần phải biết tích cóp. Để đến khi không có tiền, vẫn có một khoản nhất định để trang trải cuộc sống, giúp chúng phần nào dễ thở hơn trong vấn nạn nghèo đói đang bao phủ đại đa số chúng ta bây giờ!
Chúng ta cật lực kiếm tiền, nhưng cũng dễ dàng để bị lừa mất trắng số tiền đó. Khi mất tiền ta cảm thấy hối hận, lại lăn xả vào kiếm tiền, rồi tích cóp, rồi lại để mất tiền vì lí do gì đó. Cuối cùng, nghèo vẫn hoàn nghèo.
Thực tế đã chứng minh, những đồng tiền ta đút vào trong con lợn đất, thường bị móc ra từ rất sớm. Đến khi đập lợn, chúng ta thường giật mình, không biết tiền đút bao năm đi đâu hết rồi. Vì vậy, tiền trong lợn đất thường ít khi đủ để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, gian khổ.
Khi chúng ta lớn lên thêm chút nữa, nhu cầu sử dụng tiền của chúng ta ngày một lớn hơn. Chúng ta nhìn gì cũng muốn mua, trong tay khi ấy thường không có lấy một đồng. Những lúc đó, chỉ muốn hét thật to…
Khi chúng ta đến tuổi trưởng thành, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề về tiền lương. Nếu mặt chúng ta không đủ dày, hay không có đủ sự dũng cảm cần thiết, tiền lương sẽ luôn là vấn đề ám ảnh. Và cứ như vậy, cả đời chúng ta vẫn không thể thoát nghèo.
Đời người, là quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ với cái nghèo. Nếu chúng ta có thể đạt thoả thuận đình chiến với cái nghèo, hoặc trong lúc tranh đấu ta vẫn có thời gian để làm việc ta muốn, khi ấy ta mới có thể trở thành người chiến thắng thực sự.
– 02 –
Cái gọi là nghèo, thật ra chỉ mang tính chất tương đối.
Có người lúc nào cũng khản cổ gào lên kêu mình không có tiền. Họ tích cực đầu tư vào chứng khoán, với số tiền lớn không tưởng. Sau đó lấy tay chỉ bộ quần áo họ đang mặc, đôi giày họ đang đeo như một bằng chứng không thể chối cãi cho sự nghèo của họ.
Có người làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, cũng đủ ăn, đủ mặc. Nhưng lúc nào họ cũng lo sợ một ngày nào đó không trả được tiền học phí cho con, để rồi làm bản thân u mê, mộng mị trong tư tưởng nghèo đói.
Không có khái niệm nghèo nhất. Trong mắt những người nghèo luôn tồn tại những người nghèo hơn họ.
Nghèo thật ra cũng có điểm tốt của nó. Những người sống trong sự giàu có, thịnh vượng, bản chất của họ có thể bị chính sự giàu có, thịnh vượng này che mờ. Hệ quả, những người khác sẽ khó nhìn thấy bản chất con người họ, dễ nảy sinh với họ những hiểu lầm đáng tiếc.
Người nghèo thì không. Khi không có tiền, những phẩm chất đạo đức của họ nổi bật lên trên. Người khác nhìn vào, dễ dàng đoán biết được chính xác một người nghèo là tốt hay xấu.
Người nghèo cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Họ ít khi bị người khác nhờ làm một việc gì đó phức tạp. Thời gian của họ ít khi phải chia sẻ với bất kì một ai.
Người nghèo cũng thường là những người hào phóng nhất, bởi không có khoảng cách giữa người nghèo với nhau. Họ chung sống trong hoà bình, không có sự ghen ghét, đố kị, khi gặp khó khăn họ cũng sẽ được nhiều người nghèo khác giúp đỡ.
Người nghèo không có nhiều tiền. Họ không có đủ tiền để mua nhà, ăn không đủ no, nhưng ít nhất vẫn đủ sống. Cuộc đời có thể lay lắt, nhưng họ vẫn có thời gian để tận hưởng niềm vui sống.
– 03 –
Những người nghèo chỉ có một điểm yếu duy nhất, đó là dễ bị nhiễm phải một thứ virus tên là: Sợ. Họ sợ để người khác nhìn thấy.
“Đừng nhìn vào quần áo của tôi, chúng nhàu nhĩ lắm!”
“Đừng nhìn vào gương mặt của tôi, gương mặt đã hằn chặt những nếp nhăn do ngày đêm suy nghĩ khốn khổ.”
Người nghèo luôn có mặc cảm tự ti.
Tuy nhiên, nghèo không phải một cái tội, nếu họ tìm được một thuốc đề kháng để ngăn virus này xâm nhập, tình trạng nghèo khó của họ sẽ không thể kéo dài mãi. Trời không mưa liền ba ngày, người không nghèo khổ suốt đời, chỉ cần họ có niềm tin, tương lai tươi sáng đang chờ họ phía trước.
Theo Trí Thức Trẻ