Author

Vape Việt Nam

Browsing

Trong tiếng Anh, có khá nhiều thứ bắt đầu bằng chữ “French” như: French fries (khoai tây chiên), French bulldog (chó bull Pháp), French toast (bánh mì nướng kiểu Pháp)…

Đúng là những món trên đều có “duyên nợ” với nước Pháp. Nhưng nói rằng chúng xuất xứ từ quốc gia này 100% ư? Không đâu, bởi vì…

1. French fries: khoai tây chiên là của người Pháp, hay người Bỉ?

“French fries” nếu dịch từng chữ thì nghĩa là “món chiên của người Pháp”. Còn thông thường, nó được hiểu là khoai tây chiên. Nhưng nguồn gốc món này còn nhiều tranh cãi.

Cả người Pháp lẫn láng giềng của họ – người Bỉ, đều cho rằng nước mình mới là cái nôi của khoai tây chiên.

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 1.

Người Bỉ cho rằng khoai tây chiên phải có tên là “Belgian fries”

Theo truyện kể Bỉ, vào thế kỉ 18, những người nông dân ở Thung lũng Meuse thường ăn món cá chiên, được đánh bắt dưới sông. Nhưng mùa đông, sông đóng băng hết, buộc họ phải đi tìm nguyên liệu khác.

Và khoai tây chính là ứng viên sáng giá nhất vì nó… quá rẻ. Từ đó, khoai được cắt nhỏ và chiên y hệt như món cá kia.

Vào Thế chiến thứ nhất, lính Anh, Mỹ đóng ở Bỉ đã biết được món khoai tây chiên và góp phần lan truyền nó. Tuy nhiên, vì khi ấy quân đội Bỉ nói tiếng Pháp, nên món ăn được gọi là “French fries”. Người Bỉ cho rằng đây là 1 sự nhầm lẫn không đáng có.

Về phía người Pháp, họ lại cho rằng khoai tây chiên bắt nguồn ở ven sông Seine, cũng từ thế kỉ 18. Đây là nơi chuyên bán hàng rong với các món hạt dẻ nóng, đồ chiên,…

Sau đó, vào thế kỉ 19, khoai tây chiên – French fries theo chân các đầu bếp người Pháp rong ruổi đến nhiều thành phố của nước Mỹ và trở nên vô cùng phổ biến.

Tóm lại, French fries bắt nguồn từ châu Âu vào khoảng thế kỉ 18. Nhưng cụ thể từ nước nào thì không ai chắc 100%.

2. French kissing: nụ hôn kiểu Pháp nhưng học hỏi… người Ý?

Pháp là đất nước của sự lãng mạn, điều đó ai cũng công nhận. Thế nhưng, “French kissing” – nụ hôn rất sâu kiểu Pháp – không hẳn là… đến từ nước Pháp.

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 2.

Thực ra, từ xa xưa, người Pháp đã dùng từ “baiser Florentin” hay “Florentine kiss” để nói về nụ hôn này, nhấn mạnh nguồn gốc của nó là thành phố Florence của nước Ý – một địa danh khác cũng không kém phần đẹp và lãng mạn.

Sau đó, vào thời điểm kết thúc Thế chiến thứ nhất, lính Anh, Mỹ đã nhìn thấy các cặp đôi người Pháp gặp lại nhau sau chiến tranh, trao nhau những nụ hôn đắm say nhất. Trong một phút ngỡ ngàng, họ bèn gọi nụ hôn ấy là “French kissing” và lan truyền nó khắp thế giới.

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 3.

Còn ở Pháp, dù những nụ hôn đã có từ mấy ngàn năm với “muôn hình vạn trạng”, nhưng mãi đến tháng 5/2013, động từ “se galocher” chỉ việc hôn sâu, dùng lưỡi mới chính thức đi vào từ điển Pháp.

3. French bulldog: chó bull nhỏ, là hậu duệ của bull Anh

Nói rằng chó bull Pháp (chó bò Pháp) đến từ nước Pháp cũng không hề sai. Nhưng nguồn gốc nguyên thủy của nó thì phải từ Anh Quốc nhé.

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 4.

Tôi là ai? Tới từ đâu?

Vào khoảng nửa sau thế kỉ 19, nền công nghiệp dệt may từ Anh lan rộng đến Pháp, nhiều thợ may Anh cũng đến Pháp. Và một trong những thứ họ nhất định phải mang theo là… mấy “em” chó bull nhỏ, đặt lên đùi để sưởi ấm khi may vá.

Sau đó, chó bull được lai tạo với chó sục (giống có kích thước trung bình hoặc nhỏ, chuyên đào đất sục chuột). Kết quả ra 1 giống chó bull siêu đáng yêu, ngoại hình nhỏ nhắn.

Khi ấy, nó vẫn được gọi là bull thôi. Nhưng người Anh lại không đồng ý, vì chó bull có nguồn gốc từ Anh và là 1 trong những biểu tượng văn hóa của nước này.

Vậy nên giống chó mới được gọi là bull Pháp. Từ đó đến đây, qua nhiều lần lai tạo, chú bull Pháp đã thay đổi nhiều nhưng vẫn còn giữ lấy cái tên ngày xưa.

4. French toast: bánh mì nướng kiểu Pháp, rất ngon và bắt nguồn từ… Đế chế La Mã

“French toast” được hiểu là những lát bánh mì nướng thơm ngon, ăn kèm với trứng chiên hay mứt, trái cây. Trước khi đến Pháp, món ăn này đã khởi nguồn ở Đế chế La Mã vào thế kỉ thứ 5. Tên gốc của nó là Pan Dulcis.

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 5.

Theo sách cổ, người La Mã đã cắt nhỏ bánh mì, nhúng qua hỗn hợp trứng và sữa, rồi mới nướng với dầu ăn hay bơ.

Người Pháp vẫn áp dụng cách làm tương tự. Và vì bánh mì khuất dạng, ngụp lặn trong tô sữa với trứng nên nó được gọi là “pain perdu” hay “lost bread” (miếng bánh mì bị mất)!

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 6.
Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 7.

Ngày nay, người Pháp dùng cái tên “pain perdu” cổ xưa ấy. Chỉ có người Mỹ mới dùng tên “French toast” mà thôi!

5. French dressing: nước chấm salad của Pháp, do… Mỹ cải biên

Khi đến Mỹ và gọi món salad với French dressing, bạn sẽ được phục vụ món nước chấm chua ngọt, màu vàng đỏ bắt mắt. Điều tương tự sẽ không xảy ra ở Pháp đâu.

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 8.

Nước chấm salad của người Pháp có tên đơn giản “la vinaigrette”, nghĩa là nước xốt dầu giấm. Nó làm từ dầu, giấm và mù tạt.

Tuy nhiên, khi đến Mỹ vào thập niên 1950 và được sản xuất dạng đóng chai, người Mỹ đã thêm vào ớt cựa gà cùng với cà chua – giúp tạo ra màu cam đỏ đẹp mắt.

Đồng thời, để sản phẩm bán chạy hơn, người Mỹ đặt luôn cái tên rất kiêu “French dressing”, mặc dù loại nước chấm này chỉ có một nửa “dòng máu” Pháp thôi.

6. Và cuối cùng, giới thiệu French manicure – bộ móng tay kiểu Pháp đến từ… Hollywood!

Đặc trưng French manicure là sơn móng bằng màu hồng sáng hoặc màu nude, nhưng sơn phía ngoài là màu trắng.

Tất cả ta đều bị lừa: Nụ hôn kiểu Pháp KHÔNG bắt nguồn từ... nước Pháp! Và 5 món đồ “Pháp” này cũng thế - Ảnh 9.

Kiểu sơn móng tay này do nghệ sĩ make-up Jeff Pink sáng tạo khi ông làm việc ở Hollywood. Tuy nhiên, những khách hàng đầu tiên “chết mê chết mệt” với kiểu móng mới lại là những người mẫu và quý cô ở Paris.

Vì vậy, ông Jeff Pink đã đặt tên “French manicure” – móng tay kiểu Pháp để tri ân những khách hàng đầu tiên!

Quả thật, nhiều món tưởng là “Pháp 100%” nhưng thật ra là sai rồi. Cái tên chẳng nói lên tất cả đúng không nào?

Dù sao, cũng cảm ơn nước Pháp đã lan truyền những nét văn hóa thật thú vị. Và hãy nhớ… ủng hộ đội Pháp tại chung kết World Cup nếu bạn là fan của “gà trống” nhé.

Nguồn: Reader’s digest



Theo Đạt Lê


HELINO

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 1.

Tiểu Trang là một nhà văn tự do người Trung Quốc. Năm nay Trang vừa tròn 38 tuổi, và cô đã sống một mình được 14 năm. Một khoảng thời gian thực sự dài để cô cảm thấy cuộc sống hiện tại hoàn toàn phù hợp với mình và không hề có ý định thay đổi hay tìm một người bạn đời để chung sống. Điều duy nhất khiến Tiểu Trang gợn chút lo lắng là vấn đề sức khỏe. Bởi sống một mình mà ốm đau thì thực sự sẽ rất khổ sở. Chính vì thế, Tiểu Trang luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, tập thể dục thường xuyên. Theo một cách nào đó, sống một mình đã khiến Tiểu Trang trở thành một phiên bản mới của chính mình – sống tích cực hơn và lành mạnh hơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 2.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 3.
Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 4.

Những người thích ở một mình trước nay thường bị thiên hạ coi là những kẻ sống nội tâm (introvert) và chỉ thích lủi thủi trong ổ hamster riêng của mình. Nhưng xu hướng thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Không chỉ có những người hướng nội, mà cả những người hướng ngoại cũng thích thú với phong cách sống mới này.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 5.

Bạn hoàn toàn có thể tách biệt mình ra khỏi thế giới, để kết nối lại với chính mình thêm một lần nữa. Hải Anh (35 tuổi) từng có hai đời chồng và cả hai cuộc hôn nhân đều kết thúc không hạnh phúc, bởi cô không thể có con. Sau hai lần đổ vỡ, Hải Anh quyết định sống một mình và chẳng buồn tìm kiếm người yêu nữa. Thì may mắn thay, cô lại tìm thấy chính mình. Sống một mình đã cho Hải Anh những niềm vui mới, cũng như cô có thể quan tâm nhiều hơn đến bố mẹ, bạn bè, đến sự nghiệp riêng của bản thân. Dần dần, cô cũng không tự trách mình vì không-thể-đẻ. Cuộc sống nhẹ nhõm và an nhiên hơn hẳn khi Hải Anh học được cách tha thứ cho chính mình.

Sống một mình cũng có thể cho chúng ta khả năng sáng tạo tốt nhất. Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tác hay lập trình thừa nhận rằng khả năng làm việc và sáng tạo của họ tăng gấp nhiều lần khi họ ở một mình mà không bị những tác động bên ngoài.

Bạn cũng sẽ cảm thấy trân trọng những mối quan hệ thực sự đáng giá đối với mình. Những người sống một mình có xu hướng sẽ thu nhỏ vòng tròn tình bạn lại, ít rắc rối, ít thị phi và sẽ chỉ còn lại những người yêu thương bạn một cách chân thành.

Một cuộc sống độc lập, tự do không vướng bận sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ thở hơn, thoải mái hơn khi không phải trói mình vào những gánh nặng và trách nhiệm. Nghe có vẻ ích kỉ, nhưng thôi nào, chẳng phải chúng ta vẫn đang hô hào phải sống vì bản thân và yêu mình trước nhất hay sao?

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 6.

Phụ nữ chọn sống một mình, bởi các nàng càng ngày kiếm tiền càng giỏi. Với thu nhập vài chục triệu một tháng thì việc thuê một căn hộ tầm trung để sống một mình hoàn toàn là điều trong tầm tay. Phụ nữ nói chung và những người thích sống độc thân nói riêng đã có thể ngồi ở nhà, một mình, và vẫn kết nối được với cả thế giới nhờ sự giúp đỡ của những trang thiết bị hiện đại.

Giấc mơ được tự tay xây dựng nên một tổ ấm chỉ-của-riêng-em chưa bao giờ thành hiện thực dễ đến thế. Nhưng không phải cuộc sống một mình nào cũng để lại những ánh hào quang lấp lánh. Đôi khi nó không hề ngọt ngào như tưởng tượng.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 7.

Rất nhiều phụ nữ sau khi sống một mình một thời gian đã phải chống chọi với căn bệnh mất cân bằng ăn uống. Theo nghiên cứu khoa học, khi bạn sống một mình, bạn sẽ có thói quen cần những âm thanh, hình ảnh xung quanh để làm mình “xao nhãng khỏi sự cô đơn”. Vậy là tivi được bật suốt ngày đêm và bạn sẽ ăn trong tình trạng không thể kiểm soát bởi vừa ăn vừa xem phim, vừa ăn vừa làm việc, thậm chí vừa ăn vừa nằm ườn trong bồn tắm… Kết quả là lành mạnh đâu không thấy, chị em lại hốt hoảng phi thân đến đăng kí ở những trung tâm gym hòng lấy lại sự mảnh mai trước khi chọn dọn ra sống một mình.

Một nỗi ám ảnh nữa hoàn toàn có thể chạm tay vào được, ấy chính là sự cô đơn. Không phải ai cũng miễn nhiễm với không khí chỉ-có-riêng-mình hằng ngày, và liên tục. Phụ nữ, giống loài một ngày nói trung bình tới 37.000 từ đương nhiên sẽ thấy việc ở một mình và không có ai để buôn dưa bán dứa tâm sự sẽ là một cơn ác mộng thực sự.

Ở một mình đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải học cách thay cái bóng đèn bị cháy, sửa ổ điện chập chờn, cho thú cưng uống thuốc, ăn cháo đúng cách nếu chẳng may nó bị ốm (cứ như thể bản thân mình chưa đủ mệt ấy), học cách mở những lọ cà muối, dưa chuột muối đúng kiểu hay thậm chí là phải biết cách thụt rửa bồn cầu nếu chẳng may nó bị tắc. Chị em nào luyện được đủ những “ngón nghề” ấy, chắc chắn sẽ hóa nữ cường nhân! Nhưng thường phụ nữ sẽ thất bại ngay từ lần thử đầu tiên, sẽ ngồi khóc hu hu hoặc giận dữ với chính bản thân mình.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 8.

Để sống một mình mà không cảm thấy cô đơn, bạn hãy lên kế hoạch thật chi tiết và tỉ mỉ cho cuộc sống ấy, bằng cách:

Đừng đánh mất những mối quan hệ bạn bè hay đời sống xã hội. Sống một mình không có nghĩa là bạn cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, chui vào hang và quay lại thời kì đồ đá. Hãy cứ giữ những sợi dây kết nối ấy bằng nhiều cách, như những tin nhắn hỏi thăm, những cuộc điện thoại hay facetime để cả bạn lẫn những người yêu thương bạn đều yên tâm rằng bạn vẫn ổn.

Có thể nuôi một (vài) con thú cưng như chó mèo để cảm thấy vui vẻ và phấn chấn hơn. Thú cưng luôn là những “bác sĩ tâm lí” trị liệu tinh thần cực kỳ tốt. Sau một ngày dài mệt mỏi và đầy áp lực, bạn hoàn toàn có thể quay về với chốn riêng ấm cúng, biết rằng có một (vài) người bạn nhỏ đang háo hức ngóng đợi từng bước chân của mình. Trái tim khi ấy, chắc chắn sẽ thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 9.

Trang trí nhà cửa bằng những gam màu ấm áp, để thật nhiều ánh sáng tự nhiên lọt vào trong nhà cũng là cách để tâm hồn cảm thấy bớt cô đơn và hiu quạnh. Không cần quá cầu kì hay đầu tư vào những món đồ đắt tiền, chỉ cần một bức tranh có gam màu rực rỡ hay những chiếc đèn có ánh sáng ấm là đủ để căn phòng của bạn sáng bừng lên rồi.

Đối diện với những gì khiến bạn cảm thấy thực sự cô đơn, và đi qua nó. Bạn sợ những tối cuối tuần không có ai bầu bạn? Hãy lên lịch đi chơi cùng hội bà tám của mình. Bạn sợ những khi ốm đau bệnh tật chỉ có một mình và chú chó nhỏ chẳng thể lấy giúp bạn cốc nước ấm để uống thuốc? Vậy thì hãy chuẩn bị sẵn thật nhiều thuốc men trong nhà đề phòng, đừng quên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất đúng bữa để duy trì sức khỏe.

Luôn nhắc bản thân nhớ đến những điểm cộng của việc sống một mình. Bạn sẽ được làm mọi điều tùy thích, được ăn pizza vào bữa sáng và nằm ườn trên giường cả ngày cũng chẳng ai ý kiến. Bạn sẽ được tự do sáng tạo, làm việc và kết nối lại với bản thân theo đúng cách mà bạn muốn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 10.

Luôn thử những cái mới. Như mỗi ngày cắm một lọ hoa, học cách tự nấu ăn theo chế độ riêng, sơn lại màu cửa sổ hay dán lại tường phòng ngủ… Tất cả những thay đổi đều mang lại cảm giác mới lạ tích cực cho bạn. Khi sự nhàm chán không còn xuất hiện, chắc chắn bạn sẽ không còn thấy sợ cô đơn.

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 11.

Sống một mình không đáng sợ, đáng sợ nhất là bạn cảm thấy cô đơn ngay cả khi sống chung với nhiều người. Đó mới chính là sự cô đơn khiến trái tim chúng ta rỉ máu. Đáng tiếc là những trách nhiệm, lựa chọn, những rào cản lại đang bắt chúng ta sống chung với nhầm người.

Đa phần sẽ chọn cách tặc lưỡi và sống tiếp. Tự AQ rằng “Ông bà mình sống với nhau cả đời đâu phải chỉ vì tình yêu. Sống còn vì tình nghĩa, vì trách nhiệm, vì quan tâm nhau nữa mà!”. Nhưng một số ít trong đó sẽ không chọn cam kết như vậy. Sống với nhầm người là cách tự giết chết mình nhanh nhất, với họ là vậy. Chính vì thế, mà họ chọn cách tách mình ra, chọn cách “ngắt kết nối” với thế giới bên ngoài. Không cần người yêu, thậm chí còn cảm thấy khó chịu khi người yêu muốn qua đêm lại nhà mình. Đừng nghĩ họ khó gần, họ tiêu cực, ích kỉ hay chỉ biết đến chính mình. Bởi đôi khi chúng ta luôn cần tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài để có thể học cách yêu thương và hiểu được bản thân.

Không ai có quyền phán xét, đừng quên điều đó, bởi cuộc sống này là của bạn, lựa chọn nằm trong tay bạn. Hãy cứ sống một mình nếu thích và nghĩ rằng điều đó là cần thiết để chữa trị những tâm bệnh của bản thân. Chỉ cần nhớ rằng, đừng sống một mình quá lâu, bởi từ thẳm sâu, con người ai cũng cần có tình yêu hết cả!

Tôi chọn ở một mình, bởi chẳng có gì cô đơn hơn việc chung sống với nhầm người! - Ảnh 12.

Ngày bạn rời khỏi quê hương, rời khỏi mái nhà thân thuộc, rời khỏi vòng tay bố mẹ để đến lập nghiệp ở một thành phố khác chính là bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người. Đây là thời khắc bạn không có cách nào khác ngoài việc phải mạnh mẽ và độc lập bước đi. Thành phố lớn rộng, bạn thì nhỏ bé đơn độc. Không ai muốn rời xa nơi chốn thân quen, ấm áp để phải tự mình cố gắng bước đi. Nhưng mà, để theo đuổi ước mơ và đam mê, để đổi thay và hạnh phúc, không còn cách nào khác phải cố gắng và nỗ lực.

Xa quê, một mình ở thành phố chính là cảm giác buồn và tủi lắm!

Dù mệt mỏi, ấm ức, buồn chán đến mức nào thì vẫn luôn muốn bố mẹ yên tâm. Con ở xa, bố mẹ nào cũng lo lắng những biết làm gì đây khi khoảnh cách địa lý quá lớn!

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 1.

Chỉ một chút thân thuộc bé nhỏ cũng làm ta cảm thấy mình không hề đơn độc giữa thành phố xa lạ này

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 2.

Những con người đơn độc xích lại gần nhau đôi khi là nhờ giọng nói quen thân và ấm áp ấy

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 3.

Đôi khi chỉ muốn về quê, hít căng lồng ngực cái bầu không khí trong trẻo và yên lành để lòng lắng lại trước tất thảy những ưu tư, bề bộn

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 4.

“An tâm”, “Bình thản”, “Nhẹ nhõm” từ bao giờ đã là một thứ cảm xúc xa xỉ. Lúc nào cũng lắng lắng lo lo về cuộc sống hiện tại và tương lai

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 5.

Thành phố thứ gì cũng có, chỉ là không có cơm mẹ nấu!

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 6.

Tất cả đều vì một tương lai đổi thay và tươi sáng hơn

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 7.

Cả năm vất vả rồi, chỉ mong được về nhà thôi!

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 8.

Còn trẻ, là phải đi, phải lập nghiệp để có ngày trở về phụng dưỡng, chăm lo cho cha mẹ!

Xa quê lên thành phố lập nghiệp: Đôi khi buồn tủi, ấm ức lắm nhưng ngoài bản thân ra thì không thể dựa vào ai! - Ảnh 9.



Theo Nấm X Tom


HELINO

Sau công việc luật sư thành công, Charlie Munger đã tham gia công ty đầu tư Berkshire Hathaway với tư cách phó chủ tịch trong suốt 40 năm. Hiện nắm giữ trong tay giá trị tài sản tương đương 1,64 tỷ đô la Mỹ (theo tờ Forbes), người đàn ông 94 tuổi này đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong một bài phát biểu tại Lễ khai giảng năm 2007 tại trường Luật USC.

Munger nói rằng quan điểm cốt lõi theo ông suốt cả cuộc đời là chân lý “con đường an toàn nhất để đạt được những điều bạn muốn là cố gắng và nhận lại những gì bản thân xứng đáng”.

Nói cách khác là hãy đối xử với người khác như cách bạn đối xử với bản thân mình. Theo tâm lý học xã hội, nó thường được biết đến với cái tên “Luật nhân quả ” và châm ngôn này có thể thấy ở rất nhiều bối cảnh văn hóa và tôn giáo.

Các câu tục ngữ tương tự là “gieo nhân nào gặt quả nấy” và “hãy cho đi”. Nghĩa là khi bạn cho đi trước, bạn sẽ được nhận lại.

Munger đã nói với các sinh viên luật rằng: “Thông thường những người có tính cách này đều thành công trong cuộc sống, và họ không chỉ giàu về vật chất mà còn cả danh tiếng và thù lao. Họ có được sự kính trọng và niềm tin của những người mà họ làm việc cùng, và từ đó có được sự hài lòng trong cuộc sống.”

Nguyên tắc sống giúp cánh tay phải của Buffett giành cả tiền tài và danh tiếng: Sống để cho đi, sự nhân từ sẽ được đáp trả gấp 10 lần - Ảnh 1.

Charlie Munger không chỉ là “cánh tay phải” mà còn là một người bạn thân của Warren Buffett.

Các nhà tâm lý học xã hội thấy rằng nhân quả đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi của con người, vì mọi người thường có nhu cầu tâm lý “đáp trả” với người khác một cách sâu sắc. Nếu một người cư xử đẹp, chúng ta sẽ cảm thấy mình buộc phải đáp trả lại thật đẹp và ngược lại cũng vậy.

Trong khi luật lệ không nên dùng để bắt ép – thực tế thì luật này được sử dụng tốt nhất khi chúng ta không hi vọng được đáp trả – nó có thể có lợi cho người làm kinh doanh. Ví dụ như việc bạn giúp đỡ một đồng nghiệp có thể khiến họ giúp đỡ lại bạn trong dự án tiếp theo, và ở lại văn phòng làm việc muộn hơn sẽ làm sếp có khả năng cao thăng chức cho bạn.

Thêm nữa, nghiên cứu cho thấy rằng những gì bạn nhận lại đều lớn hơn những gì bạn cho đi.

Trong một nghiên cứu, nhà khoa học về hành vi David Stromehtz nhận thấy rằng bữa tối có thêm bạc hà sẽ khiến thực khách có thể hảo phóng tăng tiền tip lên tới 21%.

Trong một nghiên cứu khác, giáo sư xã hội học Phil Kunz đã gửi 578 chiếc thiệp giáng sinh cho những người lạ ngẫu nhiên và nhận lại 117 thiệp. Một số thiệp tặng lại còn là thiệp viết tay, những bức thư dài và ảnh gia đình cùng thú cưng và đám trẻ nhỏ, và chỉ có 6 người nói rằng họ không thể nhớ Kunz là ai.

Luật nhân quả của Munger thể hiện một câu nói ẩn ý nổi tiếng của Adam Smith, người tiên phong trong ngành triết học kinh tế phương Tây. Trong cuốn sách gây ảnh hưởng “Lý thuyết về cảm tính đạo đức”, Smith đã viết: “Không có người nhân từ nào là không nhận được sự nhân từ đáp trả. Nếu anh ta luôn luôn không nhận được sự đáp trả từ người mà anh ta nên nhận được, có lẽ là anh ta đã thất bại khi đón nhận từ người khác và với mức độ nhiều hơn gấp 10 lần. Sự tử tế cũng chính là cha của sự tử tế”.

Sống theo quy luật vàng này có thể tạo ra ảnh hưởng tới công việc hoặc nỗ lực kinh doanh của bạn, Munger nhấn mạnh rằng nó nên trở thành cách sống của bạn. Ông nhắc sinh viên rằng hãy cho đi những điều tốt đẹp nhiều hơn là thu về của cải.

Trong buổi lễ khai giảng đó, tỷ phú còn trích dẫn một giai thoại về một người giàu có đã mất. Trong đám tang của ông ta, mục sư yêu cầu mọi người tiến lên trước và nói những lời cầu nguyện tốt đẹp cho ông ta, nhưng không ai làm. Cuối cùng, một người đàn ông đã bước lên và nói “Ồ, em trai của ông ta còn tệ hơn nữa”.

Munger nói và cười: “Đó chắc chắn là con đường không ai muốn bước đi đâu. Khi trao đi sự tốt đẹp, không có một chuẩn mực nào cả, bất kỳ ai cũng có quan điểm của riêng mình”.



Theo Hà Lê


Nhịp sống kinh tế/CNBC

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 1.

Tòa tháp đôi 16 tầng của Privé có 160 căn hộ cao cấp có diện tích khoảng 800 đến 2.700 m2.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 2.

Giá mỗi căn hộ lên tới 2,35 – 8,5 triệu USD.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 3.

Privé nằm trên một hòn đảo nhân tạo có hệ thống đường, cầu và cổng riêng biệt.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 4.

Các căn hộ được thiết kế theo phong cách châu Âu.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 5.

Dịch vụ thang máy riêng từng căn hộ.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 6.

Cửa sổ kính trong suốt từ trần đến sàn dài 10m. Ban công sâu 3m và dài tới 36,5m, giúp tổ chức các bữa tiệc nhỏ mùa hè ngoài trời.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 7.

Các căn hộ áp mái có giá lên tới 8,3 triệu USD và có hồ bơi riêng.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 8.

Ngoài sự sang trọng trong các căn hộ, trên cả hai tòa tháp, có trên 20.000 m2 tiện nghi trong nhà.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 9.

Mỗi tòa tháp có một phòng tập thể dục rộng 3.000 m2, dịch vụ spa với phòng xông hơi khô và xông hơi, phòng trị liệu mát-xa, phòng tập tạ và phòng tập thể dục.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 10.

Dịch vụ giải trí với bida, trò chơi trên bàn và truyền hình nơi cư dân có thể thư giãn.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 11.

Phòng uống rượu và xì gà, nơi có kho chứa rượu riêng.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 12.

Tòa nhà còn có nhà hàng và nhà bếp phục vụ riêng, nơi có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa ngắm cảnh toàn thành phố.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 13.

Bãi biển riêng, câu lạc bộ bãi biển, bồn tạo sóng ngoài trời, bể bơi phân làn, hồ bơi bãi biển, và quán cà phê bên hồ bơi, không thiếu nơi để người dân tận hưởng ánh nắng mặt trời của Florida.

 Khám phá cuộc sống xa xỉ trên hòn đảo nhân tạo ở Florida - Ảnh 14.

Ngoài ra còn có một sân tennis, đường mòn chạy bộ, khu vực chăm sóc vật nuôi, trạm sạc xe hơi điện và trạm rửa xe, cũng như bến du thuyền riêng cho du thuyền./.



Theo Thanh Giang


VOV/Business Insider

Ông Ivan Karadzic, một trong những thợ lặn tình nguyện tham gia cuộc nỗ lực đưa 4 cầu thủ nhí đầu tiên của đội bóng “Lợn hoang” ra ngoài hôm 8-7, đã bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự mạnh mẽ và điềm tĩnh của các em nhỏ trong 1 cuộc phỏng vấn ngắn với đài BBC.

Thợ lặn Đan Mạch khen ngợi sự bình tĩnh đến không thể tin được của các cậu bé đội bóng Thái - Ảnh 1.

Ivan Karadzic, thợ lặn người Đan Mạch

“Bọn trẻ buộc phải làm những điều mà chưa trẻ em nào từng làm trước đó. Đây là điều không hề bình thường trên mọi phương diện khi phải lặn trong hang ở độ tuổi 11, nhất là khi môi trường đó cực kỳ gian khổ với tầm nhìn bằng 0, thứ ánh sáng duy nhất có thể dựa vào là chiếc đèn pha chúng tôi mang theo… Điều chúng tôi lo lắng nhất là bọn trẻ sẽ hoảng sợ. Đủ mọi tình huống và kế hoạch dự phòng được đưa ra để đề phòng bất trắc. Tôi không thể hiểu được tại sao chúng lại bình tĩnh như vậy dù đã bị kẹt trong hang đến hơn 2 tuần, chẳng được gặp bố mẹ người thân. Thật là những đứa trẻ mạnh mẽ đến không thể tin được” – ông Karadzic cho biết.

Thợ lặn Đan Mạch khen ngợi sự bình tĩnh đến không thể tin được của các cậu bé đội bóng Thái - Ảnh 2.

Lặn trong hang Tham Luang là điều khó khăn ngay cả với những thợ lặn chuyên nghiệp

Thợ lặn Đan Mạch khen ngợi sự bình tĩnh đến không thể tin được của các cậu bé đội bóng Thái - Ảnh 3.

Các em nhỏ rất lạc quan và bình tĩnh dù đang trong hiểm cảnh

Ivan Karadzic tới từ Đan Mạch là người đang điều hành một doanh nghiệp về dịch vụ lặn tại Thái Lan. Ông đã tới đăng ký làm tình nguyện viên tham gia cứu hộ ngay khi nghe được tin tức về vụ mất tích của đội Lợn Hoang. Ở đợt cứu hộ đầu tiên, vai trò của ông là giúp cung cấp bình dưỡng khí thay thế cho những thợ lặn trong quá trình mang các em ra ngoài.

Khi được hỏi về cảm nghĩ khi nhìn thấy đứa trẻ đầu tiên được đưa lên, ông thừa nhận là mình rất sợ vì ở khoảng cách tầm 50m với tầm nhìn hạn chế, ông không chắc liệu đứa trẻ có gặp bất trắc gì hay không. Chỉ tới khi tận mắt nhìn thấy cậu bé còn thở và ổn định, ông mới dám thở phào nhẹ nhõm. 

Rất nhiều người cho rằng các em có thể bình tĩnh đến vậy một phần là nhờ công lao của huấn luyện viên 25 tuổi Ekkapol Chanthawong. Được biết anh đã dạy bọn trẻ ngồi thiền để ổn định tâm trạng trong thời gian chưa được mọi người tìm thấy. Người ta cũng hết lòng ca ngợi anh khi đã nhường toàn bộ thức ăn cho các em nhỏ ở những ngày đầu bị mắc kẹt. Khi mới được phát hiện, anh Ekkapol là người suy kiệt và yếu nhất trong cả đội bóng do nhịn đói quá lâu.

Thợ lặn Đan Mạch khen ngợi sự bình tĩnh đến không thể tin được của các cậu bé đội bóng Thái - Ảnh 4.

Huấn luyện viên Ekkapol Chanthawong

(Theo BBC)



Theo Mây


Helino

Sau trận mưa lớn vào giờ tan tầm khiến Hà Nội phố cũng như sông chiều 31/7, rất nhiều người rơi vào tình cảnh khốn khổ, mất hàng giờ đồng hồ để có thể trở về nhà. Có những người tan làm từ 17h nhưng tới mất tới 5 tiếng sau để về nhà vì ở quá xa công ty. Khi mọi thứ dồn lên “đỉnh điểm”, chưa bao giờ dân công sở lại ước nhà mình gần công ty đến như thế.

Kinh nghiệm cho thấy: Hãy chọn nhà gần công ty, nếu không làm được điều đó, hãy chọn ngược lại. Bởi sẽ chẳng có điều gì tuyệt vời hơn nếu như nhà bạn gần nơi làm việc. Dùng một cụm từ để nói chính xác hoàn cảnh lúc đó sẽ là “tiện đủ bề”. Chính vì điều này, rất nhiều sinh viên ở các tỉnh thành mới ra trường, sau khi tìm được việc làm như ý, việc đầu tiên là thuê nhà gần công ty. Số khác lại ưu tiên các công việc gần nhà. Thực tế, bạn dành từ 8 đến 10, thậm chí có những người là 12 tiếng ở chốn công sở.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, người dùng mạng xã hội Mai Hoa (25 tuổi) bộc bạch: “Ngay từ khi tìm công ty để đi thực tập, tôi đã “nhắm tới” những môi trường gần nhà. Dù số khác điều kiện và tiếng tăm có phần nhỉnh hơn, nhưng sau khi cân nhắc, tôi quyết định chọn công ty gần nhà. Thứ nhất là tiện cho việc đi lại, nhất là những khi nắng mưa. Thứ hai là tiết kiệm được thời gian, sức khỏe. Khi bạn ở gần, việc đi làm đúng giờ chưa bao giờ dễ dàng đến thế và bạn sẽ có nhiều sức lực hơn để cống hiến cho công việc, sự nghiệp từ đó cũng có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn”.

Bạn Nam Hoàng (30 tuổi) cũng tiết lộ, từng từ chối thay đổi việc làm vì công ty mới cách nhà tới 25km cả đi về: “Vợ tôi mới sinh cháu nhỏ nên tôi muốn làm công ty gần nhà để tiện đi lại, còn dành thời gian cùng vợ chăm con. Chuyển sang công ty mới, lương có cao hơn nhưng tính toán ra thì tiền xăng xe, công sức đi lại cũng thế. Thời gian di chuyển tôi để dành cày thêm việc để tăng thu nhập có khi còn tốt hơn, nghĩ thế nên tôi chẳng đổi việc nữa”.

 Nhà xa công ty, đi làm như đi phượt: Sáng ”thức dậy ở một nơi xa”, chiều chẳng khác gì “đi thật xa để trở về” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thế nhưng đời vốn không như là mơ. Dù là nhà gần công ty hay công ty gần nhà thì đều là giấc mơ xa vời. Việc lựa chọn những khu xa trung tâm với giá cả phải chăng hơn là sự lựa chọn của phần đông. Và với những người nhà xa, đi làm không chỉ đơn giản là tà tà chạy xe lên công ty. Đó là một hành trình đầy thử thách và vô cùng khốc liệt. Không tin ư, bạn cứ thử sống ở một nơi cách xa chỗ làm việc trên 10km, bạn sẽ hiểu, thực sự thấm và hiểu.

Nơi ở cách xa chỗ làm tới 12 km, cả đi và về là 25 km, người dùng mạng xã hội Thanh Nhàn than thở: “Chiều 31/7, tôi được tan làm từ 17h30, thế nhưng phải tới 22h mới bước chân vào tới cửa nhà. Không những mưa trắng xóa trời khiến việc di chuyển khó khăn, sau khi ngớt cơn mưa, giao thông tắc nghẽn và ì trệ. Mỗi lúc như vậy, chỉ biết thở dài. Ngày thường đi làm đã đủ vất vả rồi, người ta 9h vào làm, 8h40 đi vẫn sớm, mình thì phải lục tục từ 7h30, chưa kể đưa đón con cái đi học. Trời nắng thì như mực phơi khô trên đường, trời mưa thì như siêu nhân phóng xe tìm lối về”.

Cùng nỗi lòng với chị Thanh Nhàn, bạn Minh Đỗ cũng chia sẻ: “Làm việc ở trung tâm thành phố nhưng nhà tôi lại cách xa công ty tới 12 km. Không chỉ chuyện đi lại vất vả, tốn thời gian mà nhiều khi muốn tham gia các hoạt động sau giờ làm việc của công ty, dự tiệc sinh nhật đồng nghiệp hay đàn đúm cùng bạn bè cũng rất khó khăn. Nhiều người nói tôi hay “trốn” về sớm, đang vui thì về nhưng họ đâu có hiểu cái cảnh đêm tối chạy 1 mình trên đường. Nhiều lúc nghĩ cũng nản nhưng mà ở thuê trọ còn khổ hơn, nên lại thôi”.

Đúng là không gì khổ bằng đi làm xa nhà, nhiều lúc chỉ muốn “quăng xe” rồi nằm vật giữa đường, hôm nào gặp “combo” mưa lớn + ngập lụt + tắc đường + trời tối thì cảm giác tủi hờn đến phát khóc. Những tâm trạng này, âu là chỉ có những người nhà xa công ty mới hiểu. Bởi thế mới nói, đi làm chẳng khác gì đi phượt, sáng thức giấc ở một nơi xa, chiều “đi thật xa để trở về nhà”. Nhưng rồi cũng đành phải chấp nhận và khắc phục khó khăn, vì cuộc đời là thế mà.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Get rich slowly (Tạm dịch: Làm giàu thận trọng) là chương trình hỗ trợ cho những cá nhân hướng đến tự do tài chính sáng lập bởi J.D. Roth. Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả series bài khám phá các nguyên lý cốt lõi của phương pháp này.

Khả năng vực dậy khi vấp ngã là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành khi học cách quản lý tiền bạc của bạn. Không có ai hoàn hảo. Chúng ta đều phạm sai lầm trong chuyện tiền bạc mỗi ngày. Tôi đã phạm hàng đống sai lầm trong quá khứ và vẫn đang tiếp tục. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ:

– Tôi từng có khoản nợ tiêu dùng hơn 35,000 USD

– Tôi thử trả nợ và thất bại nhiều lần, tôi liên tục đổ tiền vào những cổ phiếu thua lỗ.

– Khi tôi mua chiếc Mini Cooper cũ, tôi đã để cảm xúc lấn át lý trí, để rồi phải trả mức giá cao hơn cho chiếc xe.

Tuy nhiên, mỗi lần tôi nhận ra mình đã phạm sai lầm tài chính, tôi cố gắng học hỏi từ nó để không lặp lại trong tương lai. Đôi lúc tôi vẫn tái phạm, nhưng tôi cố để không làm như vậy. Thay vào đó, tôi cố gắng để luôn mắc lỗi mới.

Trong quyển Failing Forward, John C. Maxwell viết rằng có 7 kỹ năng then chốt cho phép những người thành công vượt qua các thất bại thay vì bị ám ảnh bởi nó:

1. Không chối bỏ. Người thành công không đổ lỗi cho bản thân khi họ thất bại. Họ nhận trách nhiệm cho mỗi lần vấp ngã, nhưng họ không xem thất bại đó là do cá nhân mình.

2. Xem thất bại là tạm thời. Những người cá nhân hóa các thất bại nhìn những vấn đề như một cái hố mà họ mãi kẹt ở đó. Nhưng những người thành công xem đó chỉ là một tình trạng tạm thời.

3. Xem mỗi thất bại như một tai nạn độc lập. Người thành công không định nghĩa bản thân bằng những thất bại cá nhân. Họ hiểu rằng mỗi sự thụt lùi chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ quá trình.

4. Kỳ vọng một cách thực tế. Điều này cực kỳ quan trọng. Quá nhiều người bắt đầu những kế hoạch lớn với kỳ vọng thiếu thực tế rằng họ sẽ thấy được kết quả ngay lập tức. Thành công cần có thời gian. Khi bạn theo đuổi bất kỳ điều gì đáng giá, chặng đường sẽ chẳng hề bằng phẳng. Và hãy nhớ: Sự hoàn hảo là kẻ thù của thành công.

5. Tập trung vào những điểm mạnh. Hãy tập trung vào việc củng cố và nâng cao những thế mạnh của bạn, vốn là những thứ cho phép bạn đạt được các kết quả tốt hơn. Hãy sửa chữa bất kỳ điểm yếu nào có thể ngăn cản bạn trong quá trình đạt được mục tiêu. Sự hoàn hảo không phải là con đường dẫn đến thành công; việc tìm cách củng cố những thế mạnh của bạn mới là con đường đúng đắn.”

6. Nhìn nhận vấn đề từ đa chiều. Những người thành công có thể tiếp cận các vấn đề của họ một cách đa chiều. Điều đó quan trọng đối với mọi thứ trong cuộc sống chứ không chỉ trong công việc. Để thất bại một cách tích cực, bạn phải làm những điều có quả với bản thân chứ không cần phải hiệu quả với người khác.

7. Đứng dậy. Cuối cùng, người thành công không để lỗi lầm khiến mình nhụt chí. Họ học từ các sai lầm và tiếp tục bước đi.

Get rich slowly #7: Điều kỳ diệu của tương lai là nó có thể được xây dựng trên thất bại của quá khứ, nếu không bất chấp để thử, bạn cũng chẳng thể thành công - Ảnh 3.

Bảy điều này tạo nên một nền tảng vững chắc trong việc đương đầu với thất bại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm tài chính cá nhân. Khi bạn cố gắng trả nợ, khi bạn học cách đầu tư, khi bạn cắt giảm chi tiêu, hãy hiểu rằng một vài thất bại là không thể tránh khỏi. Nhưng bạn không phải là thất bại. Hãy tạo ra chúng, học từ chúng và bước tiếp.

Không bao giờ là quá muộn để thay đổi, và bắt đầu có những lựa chọn thông minh. Nếu bạn đang 40 tuổi và không có tài khoản tiết kiệm nghỉ hưu, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm vào ngày mai. Nếu bạn 30 tuổi và đang chật vật với khoản nợ từ thẻ tín dụng, bạn có thể cắt giảm chi tiêu trong thẻ và dốc lòng thay đổi. Điều kỳ diệu của tương lai là nó có thể được xây dựng trên tàn dư của quá khứ.

Thất bại không sao cả

Mỗi ngày khi tôi viết trang blog này, tôi sợ rằng mình sẽ thất bại. Mỗi khi tôi thực hiện chương trình phát sóng hàng tuần của mình, tôi sợ rằng mình sẽ thất bại. Khi tôi viết quyển sách của mình trong suốt 9 tuần vừa qua, tôi đã lo sợ thất bại suốt mỗi ngày. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn làm. Tôi biết rằng nếu tôi không thử làm những việc mình lo sợ, tôi sẽ không bao giờ thành công.

Nếu bạn đã có những lựa chọn tài chính sai lầm, đừng để chúng khiến bạn thất vọng. Đừng để chúng khiến bạn sợ hãi tiếp tục cố gắng. Hãy thất bại 7 lần, và bắt đầu lại lần thứ 8.



Nhật Minh


Theo Nhịp Sống Kinh Tế/GRS

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 1.

Ngôi làng Zisiqiao, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vốn được mệnh danh là “vùng đất” của rắn, khi tại đây số rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 2.

Trong suốt hơn 40 năm qua, 80% dân làng sinh sống bằng nghề nuôi rắn.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 3.

Trước khi được biết đến là vùng đất của rắn, ngôi làng chỉ biết biết trông cậy vào trồng trọt và đánh bắt cá.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 4.

Ước tính, tại đây có khoảng hơn 100 trang trại nuôi rắn, cung cấp khoảng 3 triệu con mỗi năm.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 5.

Ngoài việc sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc y học cổ truyền, các con rắn còn được nuôi để lấy thịt bán cho các nhà hàng.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 6.

Ngôi làng này cũng trở nên rất nổi tiếng vì là nơi nuôi nhiều loại rắn từ rắn hổ lục, rắn hổ mang, hay rắn “5 bước” cực độc, khiến nạn nhân “vật vã” qua 5 giai đoạn trước khi chết.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 7.

Người “dẫn” rắn về làng cho biết, khi còn trẻ, ông đã tự bắt rắn hoang để chữa căn bệnh viêm khớp nặng và cảm thấy rất hiệu quả. Sau đó, ông quyết định mở trang trại nuôi rắn.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 8.

Lợi nhuận từ việc nuôi rắn ngày càng tăng. Người dân trong làng từ đó cũng học tập ông, theo nghiệp nuôi rắn.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 9.

Không chỉ trong nước, những con rắn tại ngôi làng này còn được xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Mỹ.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 10.

Trên thực tế đã từng có người bỏ mạng vì nghề nghiệp nguy hiểm này.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 11.

Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng, nên dân làng vẫn bất chấp nguy hiểm, “sống chết” với nghề.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 12.

Một người dân trong làng khẳng định anh từng phải nằm liệt giường suốt 3 năm liền, tuy nhiên sau khi sử dụng các sản phẩm chế biến từ rắn, hiện nay anh đã có thể đi lại bình thường.

Ngôi làng rắn nhiều gấp 1.000 lần số dân, đem về thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng - Ảnh 13.

Cuộc sống của người dân tại Zisiqiao hiện nay rất ổn định. Thậm chí, nhiều hộ gia đình có thu nhập lên tới hàng nghìn USD mỗi tháng.



theo Ngọc Bích


Saostar

1. Nếu không biết phát triển khả năng cũng như thu thập tri thức chuyên môn, bạn mãi chỉ là một lao động giản đơn. Bạn không thể trở nên giỏi giang và chưa xứng đáng đảm nhận một trách nhiệm quan trọng. Nếu ỷ lại vào người chủ để họ rèn luyện bạn trở thành giỏi giang, bạn cũng phải tốn tiền và như thế bạn phải nhận giúp việc cho họ với một mức lương rất thấp. Bất luận người nào muốn hưởng lương cao cũng phải biết phát triển tài năng và tri thức của mình.

2. Bạn phải biết thu thập, tích trữ những “giá trị” bản thân. Đó là mục đích của một cuộc sống lao động hiệu quả. Những “giá trị” đó là tài năng, là những tri thức có thể dùng, có thể đem bán. Giữa người này với người kia thường tồn tại một sự cách biệt to lớn. Bởi chỉ có một vài người biết thu thập những “giá trị” vô giá, còn rất nhiều người khác lại không đáng giá một xu. 

Đồng lương chúng ta nhận sẽ tuỳ thuộc yếu tố quan trọng này, đó là công việc mà chúng ta đang làm có nhiều người khác làm được không? Bạn sẽ được trả giá cao hơn nếu công việc đang tiến hành ít người có thể làm được. Đó là lý lẽ thực tiễn để chúng ta thấy cần phải phát triển tài nghệ và tri thức. Bạn phải trở nên có “giá trị”.

3. Cần phải nhắc bạn một điều là có nhiều lương tri và đạo đức thì vẫn chưa đủ. Nó phải là một nền tảng, trên đó người ta có thể phát triển và thành đạt. Dù khả năng đến bậc nào, nếu thiếu lương tri bạn có thể làm hỏng cuộc đời. Tuy thế, trong môi trường doanh nghiệp, trong địa hạt khoa học hay mỹ thuật cũng thế, chỉ có lương tri thôi chưa đủ. Lương tri không thể thay thế những tri thức chuyên môn. 

Nó chỉ là một cớ rất tiện lợi để cho những người không làm nên trò trống viện dẫn, tự bào chữa cho sự bất lực của họ. Bạn cần có lương tri nhưng cũng cần có nhiều tri thức và tài năng.

4. Có một quy tắc mà những người dưới ba mươi tuổi nên áp dụng là dành nửa thời giờ của mình để học và một nửa để giải trí. Ai cũng cần học, nhưng ai cũng cần giải trí. Giải trí cần thiết nhưng học cũng cần không kém. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có sách vở và những lớp học. Bạn nên đi học, nên đọc sách, nên tìm hiểu, nên trưởng thành, vừa học vừa chơi.

Muốn thành công, kiếm được nhiều tiền đã đến lúc người trẻ bớt lười, bớt lướt Facebook và ghi nhớ 7 điều sau - Ảnh 1.

5. Công việc bạn làm không quan trọng bằng cách bạn làm. Dù làm một công việc gì bạn cũng phải nghiên cứu trước. Bạn phải làm cho đàng hoàng và làm đến cùng. Một công việc dù đơn giản đến mấy cũng có thể làm khéo léo hay vụng về, làm theo cách khôn ngoan hay ngờ nghệch. 

Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi ít nhiều sự khéo léo. Luôn luôn có một cách hay hơn nữa để làm một công việc. Chỗ kinh doanh hiện giờ sẽ trở nên thành công hơn nếu bạn biết cách làm việc và làm hiệu quả. Nó là bàn đạp để bạn tiến lên một công việc, một chức vụ lớn lao hơn. Hiện giờ, người ta thử bạn, coi có xứng đáng tiến lên cấp trên chăng. Người chủ luôn cho cơ hội để bạn chứng tỏ rằng mình là một người tài giỏi.

6. Bạn chưa nghiên cứu kỹ công việc mình làm tức là chưa học được kỹ thuật và công nghệ của nó. Lúc đó, bạn chỉ được coi như một “tay mơ” hoặc một người máy. Làm việc một cách “tài tử” trong nghề bao giờ cũng hỏng việc, còn người máy chỉ biết làm việc như cái máy, không chút suy nghĩ. 

Bạn phải nỗ lực để trở nên một người chuyên nghiệp, một tay nhà nghề, sành sỏi. Bạn có thể giữ chỗ làm hiện giờ với đôi chút cố gắng song bạn phải cố gắng làm công việc ấy theo cách hay hơn những người khác đã làm. Đó là cách khôn ngoan để bước chân vào nghề. Đó cũng là cách nâng từ bậc nghiệp dư lên thành người chuyên nghiệp.

7. Bạn nên nhớ kỹ điều này, bất luận trong công việc gì dù nhỏ hay lớn cũng có phần kỹ thuật của nó. Trong mỗi công việc ít ra có ba mươi sáu cách làm vụng về và chỉ có một cách làm hay và khôn ngoan. Trong mỗi bài toán thường chỉ có một lời giải đúng. Chỉ có một cách đánh bản nhạc cho đúng, chỉ có một lối gói hàng cho khéo cũng như chỉ có một lối phục vụ khách hàng hiệu quả.

 Muốn tìm ra cách đó, bạn phải nghiên cứu công việc mình làm và lắng nghe lời chỉ bảo của những nhà chuyên môn. Bấy luận công việc bạn làm hiện giờ là công việc gì, nó cũng đòi hỏi sự khéo léo. Chỉ khéo vừa vừa chưa phải là khéo. Muốn làm việc hiệu quả, trước hết bạn phải tìm cách làm việc để đạt được nhiều kết quả mà ít hao tốn công sức và thời gian.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ

– Ám ảnh “đỗ Đại học”- 

Có một thực tế phải thừa nhận rằng dù đã thay đổi tư duy khá nhiều, xã hội vẫn xem đỗ Đại học là một điều gì đó to tát và quan trọng.

Không chỉ là bàn đạp cho cuộc đời sau này, Đại học còn được xã hội xem như một thứ điểm trang, thậm chí nhiều nơi vẫn coi đỗ Đại học là chỉ dấu cho sự hiếu học và danh giá của một gia đình hay một dòng họ.

Thế nên áp lực đỗ Đại học đè lên vai học sinh nặng nề không kém sức nặng của bầu trời trên vai thần Atlas.

“Phải đỗ Đại học”, đó vừa là mục tiêu, vừa là nghĩa vụ, vừa là mệnh lệnh phải chấp hành.

Tôi rất kinh hãi quãng thời gian ôn thi Đại học: những buổi lên lớp triền miên, những đêm ôn thi đến thâm quầng cả mắt, thần kinh căng thẳng, nơm nớp lo sợ. Trong đầu thậm chí còn vẽ ra đủ thứ kịch bản tồi tệ nếu không đỗ Đại học…

Cho đến bây giờ, khi đã tốt nghiệp Đại học được 3 năm, tôi vẫn không hiểu vì sao mình có thể vượt qua được giai đoạn đó.

Vì thế, tôi rất bức xúc khi có ai đó nói “thời học sinh là thời vô lo vô ưu…”. Vô lo vô ưu cái gì cơ chứ? Lo học, lo thi như một cuộc chiến cam go thực sự. Ắt hẳn tâm lý sĩ tử nào cũng đau đáu một nỗi: “Thi trượt Đại họct thì xác định cuộc đời tăm tối”. Có ai chưa đọc những tin tức về học sinh tự tử vì trượt Đại học không? Năm nào cũng có đấy!

Có một sự thật nghiệt ngã là: Áp lực phải đỗ đại học không đáng sợ bằng combo hậu đại học: Nghèo + Thất nghiệp + Thất tình - Ảnh 1.

– Nhưng “hậu Đại học” còn kinh sợ hơn… – 

Áp lực vào được Đại học là đã kinh khủng nhưng áp lực sau khi tốt nghiệp Đại học còn kinh khủng hơn.

4 năm ăn học, kinh phí đã có cha mẹ chu cấp, dù ít dù nhiều, nhưng sau ngày nhận tấm bằng cử nhân, nguồn “viện trợ” này lập tức bị cắt. Với những sinh viên chỉ quen “ăn và học”, mất nguồn viện trợ từ cha mẹ đồng nghĩa với khó khăn bủa vây.

“Đói thì đầu gối phải bò”, hậu Đại học là những chuỗi ngày lang thang rải CV tìm việc. Không ít người dành hàng tháng trời đi rải hàng chục CV mà vẫn không được nơi nào gọi đến phỏng vấn.

Hết tiền sinh hoạt nhưng không dám về quê “ăn bám” cha mẹ thêm nữa, người ta đành phải làm nghề tay trái để kiếm sống. Có người làm bồi bàn, có người chạy xe ôm, có người xin vào làm công nhân trong khu công nghiệp, hàng tháng nhận “đồng lương chết đói”, nhưng không làm thì không được.

Buồn bã, chán nản, ủ rũ, tuyệt vọng… những cảm xúc này ai rồi cũng sẽ nếm đủ. Nhất là khi nhìn sang những bạn bè xưa được cha mẹ xin cho một chỗ làm trong cơ quan nhà nước. Ờ, rõ ràng chúng học kém hơn mình, vì sao lại có cuộc sống tốt hơn mình đến vậy?

Bấy giờ người ta mới hiểu thế nào là đời, là thế, là lực, là bất công, là nghịch lý. Bấy giờ, bao ước mơ, dự định, bao tương lai vẽ vời… mới chính thức sụp đổ tan tành mây khói.

Tấm bằng Đại học để im trong rương gỗ – niềm tự hào ngày nào – phút chốc hóa thành lời mỉa mai đầy cay đắng.

Nhưng chưa hết… 

Người ta yêu một thuở trên giảng đường, “một ngày đẹp trời” bỗng nói lời chia tay đầy cương quyết. Người nói không thể đợi đến ngày ta thành sự nghiệp. Dù không muốn nhưng có thể không chấp nhận không? Tình yêu, vốn dĩ không phải chỉ yêu là đủ được.

Vậy là combo “nghèo + thất nghiệp + thất tình” đều đủ cả. Nếu nói như Trịnh Công Sơn “hãy đi đến cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa” thì hỏi mấy ai có thể bình tâm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp này?

Có một sự thật nghiệt ngã là: Áp lực phải đỗ đại học không đáng sợ bằng combo hậu đại học: Nghèo + Thất nghiệp + Thất tình - Ảnh 2.

Cô đơn là một “đặc sản” của thời hậu Đại học. Là khi đi làm về, không muốn tự tay nấu một bữa cơm, đành nuốt tạm bát bún ngoài quán cho qua bữa. Là khi buồn chán, muốn tụ tập bạn bè uống một trận say đã đời nhưng chợt nhận ra bạn bè thân thiết nhất đều đã mỗi người một phương. Là khi lúc tuyệt vọng, mở điện thoại ra, lướt một lượt danh bạ nhưng không biết gọi cho ai và nói gì…

Hà Nội có những đêm không ngủ, lấy xe máy lượn khắp phố phường, đốt thuốc một mình, giấu kín tâm sự để cho mọi người thấy rằng mình đang ổn.

Hậu Đại học chính là như vậy, là chênh vênh, là day dứt, là những tháng ngày vật lộn mưu sinh. Nếu so sánh với những áp lực phải đỗ Đại học năm xưa thì lo lắng ấy quả thực không đáng nhắc đến nữa.

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)



Đại Hiệp


Theo Trí Thức Trẻ

Trong quá trình trưởng thành của con cái, vai trò của người mẹ là quan trọng hơn cả. Bởi sự chăm sóc và bầu bạn của mẹ đối với con là nhiều nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất.

Tuy nhiên, nếu người mẹ thuộc một trong ba kiểu dưới đây, dù cho họ có hy sinh nhiều hơn nữa, con cái cũng khó có thể cảm kích. Thậm chí, cách yêu thương lệch lạc của những người mẹ này còn tạo thành rào cản đối với tiền đồ của con trẻ.

Kiểu thứ nhất: Người mẹ việc gì cũng làm thay con

Giờ đây, con cái trong mỗi gia đình đều được coi như trân bảo trong tay cha mẹ. Thậm chí có nhiều phụ huynh còn thay con cơm bưng nước rót, việc gì liên quan tới trẻ cũng đều tìm cách chen chân, nhúng tay vì sợ con mình bị thiệt thòi.

Những người mẹ việc gì cũng thay con làm hết chính là một kiểu phụ huynh như vậy. Họ luôn quan tâm thái quá, bảo vệ quá đà, việc gì có thể làm thay con đều sẽ ra tay, dù tận tâm tới mức khiến chính mình mỏi mệt cũng quyết không lơ là.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của kiểu mẹ này là luôn tìm cách làm hộ con ngay từ những việc nhỏ nhất như xới cơm, gắp thức ăn, xách cặp, cất dép…

Có đôi khi, con trẻ chỉ ra ngoài chơi một lúc, những người mẹ này cũng vô cùng lo lắng, liên tục gọi điện thoại khắp nơi để hỏi han.

Họ đều thừa nhận rằng, việc chăm lo mọi điều trong sinh hoạt của con khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, khi được người khác khuyên nhủ hãy để con tự giác, những người mẹ ấy đều vin vào lý do “con còn nhỏ”, “không yên tâm”…

Có mẹ là 1 trong 3 kiểu người dưới đây, đừng hỏi vì sao con cái không thể trở nên ưu tú - Ảnh 1.

Những người mẹ chăm lo thái quá cho con cái đặc biệt phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có cả Việt Nam. (Ảnh minh họa).

Hầu hết những vị phụ huynh này đều cho rằng, sự chăm lo của họ sẽ khiến con cái có được những phút giây thư thái.

Nhưng thực tế, cách quan tâm lệch lạc và quá đà thế này chỉ khiến con trẻ trở nên yếu ớt, vô dụng, phụ thuộc.

Nếu không cho thế hệ sau của chúng ta chịu khổ từ sớm, sau này xã hội sẽ khiến các em càng thêm khổ sở.

Khi đã bước chân ra cuộc đời, muôn vàn khó khăn đang chờ đón các em ngoài kia càng chông gai hơn nhiều so với những thử thách trong gia đình, trường học.

Lúc bấy giờ, ngay tới những người mẹ tưởng như “vạn năng” cũng không có cách nào gánh vác, san sẻ tất cả cho con mình.

Nếu không học cách tự lập từ sớm, chẳng mấy chốc con trẻ sẽ bị cuộc đời vùi dập tới mức không thể gượng dậy.

Phát hiện vợ cùng anh họ trong tư thế không mảnh vải che thân, người chồng còn bị sốc bởi 1 câu nói đầy phũ phàng

Vì thế, ngay từ nhỏ, hãy để con em của chúng ta rèn luyện năng lực tự lập và khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Thay vì làm hộ con tất cả mọi việc, hãy hướng dẫn bé cách đảm đương những việc trong khả năng của các em.

Khi con trẻ đã hình thành thói quen tự túc, phụ huynh cũng có cơ hội nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống ung dung, tự tại.

Kiểu thứ hai: Người mẹ thích so sánh, ganh đua

Trong mắt những người mẹ có thói quen so sánh, ganh đua, con cái của họ đều phải trở nên giỏi giang, xuất chúng, hay ít nhất cũng phải bằng bạn bằng bè.

Chỉ cần các bé xuất hiện trước mắt, họ sẽ biến thành những bà mẹ theo đuổi chủ nghĩa hoàn mỹ, ôm mộng tưởng không thực tế đối với tiền đồ của con mình.

Tâm trí của những người mẹ ấy luôn tồn tại một nhân vật vô cùng phi thường mang tên “con nhà người ta”. Đứa bé hoàn mỹ ấy không thích chơi đùa, chẳng hề nghịch ngợm, chỉ chăm chăm học tập, thi cử luôn đứng hạng nhất, hơn nữa tật xấu nào cũng không có.

Câu cửa miệng thường thấy nhất của những bà mẹ thuộc kiểu này chính là: “Con nhìn con nhà người ta xem…”; “Con nhà người ta so với con…”. Trong mắt họ, con cái của mình vĩnh viễn chẳng tốt bằng con người ngoài.

Cũng vì suy nghĩ thâm căn cố đế ấy, mà những người mẹ kiểu này luôn tìm cách ép con vào vòng xoáy ganh đua cho bằng bạn bằng bè.

Có mẹ là 1 trong 3 kiểu người dưới đây, đừng hỏi vì sao con cái không thể trở nên ưu tú - Ảnh 2.

Bắt ép con cái phải gồng mình lên để thỏa mãn kỳ vọng của bản thân cha/mẹ sẽ chỉ làm phản tác dụng. (Ảnh minh họa).

Nếu thấy con của đồng nghiệp đi học thêm, họ sẽ tìm cách ép con mình đi học bổ túc bằng được.

Khi thấy con nhà hàng xóm học dương cầm, họ sẽ không chịu được thua kém, mua ngay một chiếc đàn về nhà, không quan tâm việc con mình có thích hay không, tối ngày bắt trẻ luyện tập.

Tất cả những ganh đua, so sánh, ép uổng ấy chỉ đem lại đả kích cho con trẻ, khiến các em mất đi sự tự tin, thậm chí thực sự trở thành những người thua kém, vô dụng.

Thay vì lôi con trẻ vào vòng xoáy ganh đua chỉ nhằm mục đích thể hiện, hãy tìm cách để các em phát huy tiềm năng của mình dựa trên nguyện vọng và sở thích.

Khi con cái tiến bộ, bạn nên tích cực khen ngợi, đồng thời tạo điều kiện cho con cố gắng, phấn đấu một cách tự nhiên. Sự khích lệ tinh tế, đúng lúc, đúng chỗ như vậy sẽ khiến thế hệ sau của chúng ta càng trở nên ưu tú.

Kiểu thứ ba: Người mẹ hy sinh quá nhiều

Người mẹ kiểu này còn bị coi là “người hầu của con cái”. Vì con mình, họ sẵn sàng buông bỏ tất cả, thậm chí còn chẳng dành chút thời gian nào cho chính mình.

Những bà mẹ này sẵn lòng vì con cái mà từ bỏ công việc mình yêu thích, từ chối mọi cuộc tụ họp, tự biến mình trở thành vệ tinh xoay quanh các bé 24/24.

Họ cho rằng, chỉ toàn tâm toàn ý chăm nom con trẻ như vậy mới được coi là một người mẹ tốt. Nhưng sự thực lại hoàn toàn khác xa quan điểm cực đoan ấy.

Những người mẹ hy sinh quá nhiều sẽ khiến con cái nảy sinh cảm giác áy náy, khiến tình cảm mẹ con càng thêm xa cách.

Chưa dừng lại ở đó, nếu người mẹ thường xuyên lấy lý do vất vả chăm con để than phiền, mắng mỏ, cáu gắt, bầu không khí gia đình sẽ bị ảnh hưởng, mối quan hệ vợ chồng cũng có nguy cơ rạn nứt.

Có mẹ là 1 trong 3 kiểu người dưới đây, đừng hỏi vì sao con cái không thể trở nên ưu tú - Ảnh 3.

Đừng tự biến thiên chức chăm sóc con cái trở thành gông xiềng trong cuộc sống của những người làm mẹ. (Ảnh minh họa).

Quan tâm tới con cái chưa bao giờ là điều sai trái. Nhưng quan tâm một cách lệch lạc và thái quá không chỉ khiến bản thân người làm mẹ mệt mỏi, thậm chí còn có khả năng ảnh hưởng tới nhân cách, tiền đồ của con trẻ.

Vì vậy, dù làm mẹ là trách nhiệm cao cả, nhưng chúng ta cũng nên học cách cân bằng giữa con cái và công việc.

Để giảm tải áp lực cho bản thân, người phụ nữ trong gia đình có thể san sẻ công việc chăm lo cho con cái với chồng hoặc người thân.

Duy trì thời gian nghỉ ngơi, giải trí cố định sẽ giúp cuộc sống của các bà mẹ bớt đi nhiều lo âu, bất mãn.



Theo Trần Quỳnh


Trí Thức Trẻ

Lâu lắm rồi mới có một bài viết về thế hệ 9x lại nhận được nhiều sự đồng cảm như vậy: Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu!

“Sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.”

“Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.”

Đúng vậy, bắt đầu ở tuổi nào cũng không quan trọng, quan trọng là bạn có dám bắt đầu hay không thôi. Mỗi người có một khung thời gian riêng, quỹ thời gian riêng, người khác có thể thành công năm 20 tuổi, còn bạn 30 thậm chí 40 tuổi mới thành công cũng chẳng sao cả.

Nếu chúng ta cứ nhìn thành công của người khác và tự dằn vặt bản thân thì chẳng bao giờ tiến bộ được đâu. Đừng phí thời gian ganh tỵ với bất kỳ ai.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 1.

Bạn có tin mỗi người đi qua đời bạn đều là định mệnh, từng việc xảy ra hàng ngày đều có nguyên do của nó không? Bài học mà cuộc sống dạy bạn đắt giá hơn bất cứ bài học nào bạn được học ở trường lớp!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 2.

Vốn dĩ chúng ta cố gắng làm mọi thứ cũng chỉ để bản thân hạnh phúc thôi đúng không. Người khác start-up, mở công ty, làm việc cho tập đoàn nước ngoài, lương 3000$… họ hạnh phúc riêng họ. Bạn cũng có thể tự tạo ra hạnh phúc cho riêng mình cơ mà!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 3.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thành phố ồn ào, náo nhiệt có thể không phải là mảnh đất phù hợp với bạn. Thử tìm đến những nơi khác, yên bình hơn xem sao. Bạn đã từng nghĩ đến một ngôi nhà trên núi, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà, sống cùng thiên nhiên chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 4.

Có những người muốn lập gia đình sớm. Có những người lại muốn sống độc thân. Mỗi cách chọn đều có niềm vui riêng. Miễn sao sáng sớm thức dậy, mở mắt ra và vui vẻ sống trọn vẹn ngày hôm đó là được.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 5.

18 tuổi, bấp bênh bước vào cổng trường đại học. 22 tuổi, bấp bênh ra trường, chạy khắp nơi xin việc. Còn bây giờ, bạn bấp bênh vì điều gì?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 6.

Nuối tiếc nhất của thanh xuân là không dám làm, không can đảm. Người thành công và người thất bại chỉ hơn nhau chữ liều mà thôi.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 7.

Ai cũng thích làm chủ: Làm chủ doanh nghiệp, làm chủ công ty, làm chủ người khác. Nhưng cái quan trọng nhất là làm chủ chính mình bạn đã làm được chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 8.

Càng trẻ càng dễ sai lầm, càng dễ thất bại. Không phải ai cũng đủ can đảm để đứng lên. Nhưng có một sự thật là càng thất bại, họ càng liều, càng dũng cảm. Thậm chí họ sẵn sàng đứng lên chỉ để đón nhận cái thất bại tiếp theo!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 9.



Theo Won


Trí thức trẻ

Làm việc nơi công sở, quan trọng nhất là phải chuyên nghiệp, có khả năng làm việc nhóm, nhanh nhạy trước cái mới và linh hoạt trong ứng xử. Bất kể là người đã đi làm lâu năm hay người mới đi làm, đều phải cẩn thận ghi nhớ 10 “quả bom hẹn giờ” dưới đây, đừng để bị “nổ” rồi mới hối hận.

1. Gặp khó khăn không biết mở miệng nhờ giúp đỡ

Từ nhỏ, thầy cô luôn dạy chúng ta rằng, không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Vậy mà giờ vẫn có không ít các bạn mới đi làm, không hiểu không biết cũng chẳng chịu nói, cứ im ỉm tự đoán tự làm.

Bình thường người ta đuối nước còn biết vùng vẫy cầu cứu, nhưng nhiều người “đuối nước” nơi công sở lại lựa chọn im lặng, tự đày đọa mình. Cứ như thế, họ càng trôi càng xa, đợi đến khi sức cùng lực kiệt, ý chí tiêu tan, họ cũng chẳng còn cách nào trụ lại nơi đó nữa.

2. Không suy nghĩ kĩ càng trước khi hỏi

Không biết thì nên hỏi, nhưng cũng không thể cứ trực tiếp hỏi mà không hề suy nghĩ qua.

Thường trước khi đặt ra câu hỏi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề đó, và có một số cách nhìn nhận riêng. Vì vậy khi hỏi, tôi hy vọng thông qua quá trình thảo luận, mình có thể đưa ra một đáp án tốt hơn, hoặc thử xem hướng đi của mình có thể thuyết phục được người khác hay không.

Nhưng khi tiếp nhận câu hỏi từ những người khác, tôi dần phát hiện ra, rằng khi đặt câu hỏi, có rất ít người đưa ra được ý kiến cá nhân cho thấy họ từng cố lý giải nó. Đa số bọn họ đều chỉ “ném” vấn đề ra, rồi chờ đợi câu trả lời từ tôi. Sau đó họ sẽ phản ứng kiểu: “Ok, em làm theo lời anh đấy nhé.”

Như vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra thì trách nhiệm biến thành của tôi. Điều này khiến tôi không được thoải mái cho lắm. Vì thế, khi hỏi một vấn đề gì đó, đừng mang theo tâm thái “đùn việc” hoặc chối bỏ trách nhiệm.

Ít nhất phải đưa ra được cách nhìn nhận vấn đề của chính mình, rồi thảo luận cùng người ta, như thế vấn đề mới nhanh chóng được giải quyết. Dù sao vấn đề cũng là của bạn, đừng thản nhiên đẩy qua cho người khác.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 1.

3. Thói quen kéo dài ‘deadline’

Khi đặt ‘deadline’, nên cho nhau thời gian hợp lý để có thể co dãn. Cho dù lượng công việc nhiều hay ít, tôi đều chia giai đoạn với đối phương trước, phân tích kĩ càng, sau đó mới đặt deadline. Nhưng vẫn có nhiều người nói nộp muộn liền nộp muộn mà không có bất kì một biện pháp “vớt vát” nào.

Hoàn thành công việc đúng thời hạn là nguyên tắc cơ bản của một người đi làm. Xin hãy có trách nhiệm với đồng nghiệp, công ty và chính bản thân bạn.

4. Chờ đợi bị động, tốc độ làm việc chậm chạp

Đúng ra, chúng ta nên làm việc theo trình tự thế này: cố gắng hoàn thành công việc càng sớm càng tốt, xong việc rồi tìm một đồng nghiệp liên quan để thảo luận, góp ý, bàn giao. Nhưng một số người lại không hiểu được điều này.

Họ làm xong việc thì bỏ đấy, chẳng buồn thảo luận hay báo cáo gì. Mỗi người đều phải hiểu rõ vị trí của mình ở đâu trong cả tiến trình, nắm được tiến độ làm việc của cả nhóm, chủ động truyền và nhận “bóng”. Không nên kéo dài thời gian, giúp cho từng giai đoạn của kế hoạch có thể hoàn thành thuận lợi theo đúng dự tính. Vậy mới có thể hoàn thành công việc theo như mục tiêu đã đề ra.

5. Không biết làm cũng không dám nói, chỉ vùi đầu vào làm

Không nên cứ nhận việc xong là bắt tay vào làm luôn, mà trước tiên phải suy nghĩ xem nên làm thế nào, sắp xếp lên kế hoạch hợp lý rồi hãy bắt đầu. Nếu vùi đầu đi làm, mất cả đống thời gian mới phát hiện ra đã làm sai, khiến chính mình không còn thời gian để thay đổi, đồng nghiệp không còn thời gian để sửa chữa, sẽ thành ra gây tổn thất cho công ty.

Không làm được thì nói không làm được, khi thời gian vẫn còn, mọi người có thể cùng nhau bàn bạc nghĩ cách, hoặc chia lại công việc chứ cứ ép bản thân mình thì vừa hại mình vừa hại cả công ty.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 2.

6. Bệnh nặng bệnh nhẹ không bệnh, đủ loại lý do xin nghỉ

Tôi từng nghe đến một nguyên tắc khiến tôi vô cùng kinh ngạc: “Sinh nhật có thể xin nghỉ.”

Đi làm bao nhiêu năm, chỉ khi bệnh không chịu được hoặc có việc quan trọng lắm tôi mới xin nghỉ. Bởi vì xin nghỉ chỉ khiến công việc đáng nhẽ là của tôi bị đẩy sang cho người khác, hoặc chất lượng công việc đi xuống mà thôi.

Nhiều năm nay, mỗi lần đồng nghiệp xin nghỉ, tôi thật sự muốn hỏi: “Sức khỏe của cậu thật sự kém hơn tôi sao?”

Bạn nghỉ rồi, cũng tức là phần việc của bạn hoặc sẽ do người khác gánh, hoặc sẽ bị dồn lại chờ bạn đi làm. Cho dù thế nào đi nữa, điều đó cũng sẽ gây phiền hà cho một vài người, có khi là rất nhiều người, thậm chí là tạo thành tổn thất cho công ty.

7. Chưa làm xong việc đã ung dung bỏ về

Trong công ty, mỗi một hạng mục công việc đều được phân chia và sắp xếp chặt chẽ, yêu cầu tiến độ nghiêm ngặt. Cho nên chỉ cần có ai đó xin nghỉ hoặc rời bỏ vị trí mà không nói rõ ràng, thì công việc sẽ bị tồn đọng.

Khi có ai khác phải đứng ra thay bạn đảm nhận phần việc đó, rất có khả năng họ sẽ chỉ làm qua quýt cho xong, vì họ cũng bận chẳng kém, và đấy dù sao cũng chẳng phải việc của họ. Hay thậm chí người thay thế có lòng muốn làm tốt, thì cũng chưa chắc họ đã quen việc được như bạn. Cuối cùng công việc sẽ không được hoàn thành với chất lượng tốt nhất.

Con người ta làm gì cũng phải làm cho tới nơi tới chốn. Việc đã giao cho bạn thì bạn phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm với nó từ đầu đến cuối, chứ không phải bắt đầu thì hồ hởi, làm được lưng chừng lại tùy hứng bỏ đi.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 3.

8. Mượn công việc để đi giải quyết việc riêng

Trong mấy năm làm việc của tôi, có ít nhất ba lần nhận được thông báo từ bên thứ ba rằng đồng nghiệp của mình không đến thăm hỏi khách hàng theo kế hoạch, mà lại đi xem phim, đi tụ họp bạn bè…

Thế mà khi tôi hỏi về phản ứng của khách hàng, anh ta lại có thể nói vanh vách như thật. Nếu thật sự cần thời gian để giải quyết việc riêng, cứ nói rõ, việc gì phải giấu giấu diếm diếm như thế?

9. Làm việc qua loa, không vận dụng kĩ năng chuyên nghiệp

Khi làm xong một việc gì đó, tôi thường kiểm tra lại rất nhiều lần, viết một bài luận cũng phải xem lại vài lượt mới yên tâm. Làm như thế, tôi sẽ có thể tìm ra những điểm chưa hợp lý và tìm ra cách sửa chúng để sản phẩm của mình hoàn hảo hơn.

Nhưng mấy năm gần đây khi làm việc cùng những đồng nghiệp trẻ tuổi, tôi thường xuyên bắt gặp tình trạng báo cáo sơ sài, qua loa. Tôi hỏi rốt cuộc các bạn có vận dụng kiến thức đã học để làm việc không, thì nhận được những câu trả lời rất mơ hồ.

Bạn học kiến thức chuyên ngành để làm gì nếu không vận dụng nó vào công việc. Làm việc thì cần nghiêm túc, không thể dùng trực giác hay bản năng để giải quyết cho xong được.

10. Làm việc không rõ ràng, gặp chuyện liền lập tức thoái thác trách nhiệm

Có một số người, rõ ràng là chưa nhận thức được đầy đủ vấn đề, lại cứ đổ cho công ty không tạo điều kiện. Tôi rất muốn hỏi mấy người đó, có thật là công ty không tạo điều kiện cho họ không, hay là chính họ làm việc còn chưa đâu ra đâu cả?

Chẳng công ty nào không muốn tạo điều kiện cho nhân viên, nhưng họ luôn mong rằng, cùng với những điều kiện thuận lợi họ cung cấp, nhân viên có thể cho họ thấy sự nỗ lực và hiệu quả công việc. Khi làm việc, hãy làm cho ra hồn trước, rồi hãy bàn đến chuyện nên có cái này cái kia thì sẽ tốt hơn.

Chuyện công sở cuối tuần: Nếu còn giữ 10 quả bom hẹn giờ này, không sớm thì muộn sự nghiệp của bạn sẽ bị nổ lúc nào không hay - Ảnh 4.

Công sở chưa bao giờ là một môi trường dễ tồn tại, thế nhưng thật ra nó cũng chẳng khó chịu và mệt mỏi như bạn nghĩ. Chỉ cần có ý thức làm tốt việc của mình, cộng thêm một chút khéo léo trong ứng xử, sẽ chẳng văn phòng nào khó dễ bạn mãi đâu.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được trích từ YBOX.VN |Youth Confession.



PV


Theo Trí Thức Trẻ/Youth Confessions

1. Để tiếp tục tồn tại phải luôn luôn đặt mục tiêu cao hơn, khó hơn, phá vỡ giới hạn của chính mình

Trong cuộc trò chuyện với báo giới, ông Nguyễn Mạnh Hùng tâm sự: Nếu có hai lựa chọn một khó, một dễ thì bao giờ chúng tôi cũng sẽ chọn việc khó để làm. “Việc khó mà làm sẽ trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn và khi làm được sẽ nâng mình lên một tầm cao hơn”, ông nói.

2. Chỉ có những người dám vứt đi thành công mới có thể thành công tiếp

Ông từng nhiều lần chia sẻ bí quyết thành công của Viettel là biết quên đi thành công của chính mình, bằng cách tạo cho mình những thách thức mới, bắt đầu từ những số 0 mới. 

3. Không dám thay đổi chính là khước từ cơ hội của chính mình

Kỷ niệm 10 năm Viettel đầu tư ra nước ngoài, ông Hùng khuyến khích người Viettel “thoát ra khỏi những khuôn mẫu cũ”, “làm một điều gì đó khác biệt”. Ông nhận xét: “Trong khó khăn luôn có cơ hội. Và vì chúng ta nhận ra cơ hội khi người khác chỉ thấy được rủi ro nên chúng ta luôn vươn lên mạnh mẽ và phát triển hơn trước”.

4. Nghèo là sức mạnh vì từ đó chúng tôi có khát khao lớn hơn. 

Dẫn lại câu chuyện của Viettel trong cuộc đua ở thị trường viễn thông Việt khi VNPT đã xác lập chỗ đứng, ông Hùng cho thấy sức mạnh của người đi sau, không có nhiều tiềm lực, nhưng có khát khao và dám làm, biết “sáng tạo một cách phá hủy”, để tạo nên những đột phá. 

5. Muốn thay đổi, hãy thắt lại dây giày và tiến bước

Đó là thông điệp ông Nguyễn Mạnh Hùng gửi đi trong đại hội Đoàn Thanh niên của Tập đoàn Viettel năm 2017 để kêu gọi cùng xây dựng một Viettel mới.

6. Hãy làm nên chương mới thay vì đọc lại ánh hào quang của thế hệ trước

Đây là câu nói về “tinh thần Rowan – luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ít đòi hỏi và không nản chí” trong bài phát biểu trước 50.000 cán bộ nhân viên tại Hội nghị tôn vinh Điển hình xuất sắc toàn cầu tổ chức tháng 3/2016.

7. Mỗi doanh nghiệp Việt hãy xây đắp một “khát vọng phi thường” để mai đây khi đủ sức mạnh sẽ biến thành “khát vọng thần thánh” cho dân tộc Việt Nam

Chia sẻ tại Đại học Công nghiệp hồi tháng 2 năm nay, CEO Viettel nói: “Phải đặt ra cho mình những mục tiêu cao nhất, những mục tiêu mà đa số nghĩ là không thể. Bởi chỉ những cái không thể mới có thể tạo ra những con người và tổ chức xuất sắc”.

8. Từ ngày đầu đã được bơm tiền, vũ trang tận răng thì khó xả thân và làm việc quên mình lắm 

Nói với người trẻ, ông Hùng cho rằng phải bán chiếc xe máy của mình đi thì khi ấy mới thực sự khởi nghiệp, xả thân, làm việc quên mình.

9. Nếu có thể làm được cho mỗi người dân sử dụng smartphone truy cập internet với giá rẻ thì đó là một cuộc cách mạng

Với chiến lược khác biệt, “lấy nông thôn bao vây thành thị”, ông Hùng là người đứng sau việc đưa di động, Internet trở thành dịch vụ bình dân tại Việt Nam. Viettel nhờ thế xác lập vị trí số một về viễn thông tại Việt Nam.

10. Đo thành công không chỉ dựa trên con số doanh thu hay lợi nhuận mà thông qua việc giải quyết được vấn đề gì của xã hội

Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 10 năm Viettel đầu tư quốc tế, ông Hùng nêu quan điểm đo sự thành công không chỉ dựa trên con số doanh thu hay lợi nhuận mà “thông qua việc mình đã giải quyết được các vấn đề gì của xã hội”. 



P.V (T.H)


Theo Trí Thức Trẻ

Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 17/7 khi trả lời câu hỏi của MC rằng: “Vì sao con trai tôi phải tới Montenegro , quốc gia mới gia nhập NATO năm 2017 để bảo vệ nước này nếu họ bị tấn công?”.

“Tôi hiểu anh đang nói gì và tôi cũng có cùng một câu hỏi như vậy. Montenegro là một đất nước nhỏ bé với những người dân mạnh mẽ. Họ là những người rất can trường. Họ có thể trở nên rất hung hăng và khi đó Thế chiến thứ III sẽ bắt đầu”, vị Tổng thống Mỹ cho hay.

Ông nhấn mạnh điều này là không công bằng khi các nước thành viên khác trong NATO vẫn đang trì trệ trong việc đóng góp ngân sách trong chi tiêu quốc phòng.

Phát biểu này của Tổng thống Trump được cho là viện dẫn một điều khoản trong Hiệp ước NATO.

Cụ thể là theo Điều 5, hành động tấn công vào bất kỳ một nước thành viên nào cũng là tấn công vào cả khối liên minh quân sự này. Vì vậy, bất cứ khi nào một quốc gia trong khối bị đe dọa, tất cả các quốc gia thành viên có trách nhiệm hỗ trợ “ngay lập tức”.

Đây được xem là nền tảng cho 29 thành viên đồng minh kể từ khi Hiệp ước được kỳ kết năm 1949 nhằm đối trọng với Liên Xô.

Điều 5 chỉ mới được đưa ra duy nhất 1 lần là sau vụ khủng bố tấn công Mỹ ngày 11/9/2001.

Cách đây hơn 1 năm, ngày 5/6/2017 quốc gia nhỏ bé vùng Balkan Montenegro chính thức trở thành thành viên thứ 29 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Sự mở rộng lần này của NATO về phía Đông châu Âu một lần nữa tạo nên những đợt sóng căng thẳng mới trong quan hệ với Nga.

Khi đó Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng, việc kết nạp Montenegro là một cách để NATO chống lại các nỗ lực của Nga mở rộng ảnh hưởng ở vùng Balkans.

Là một quốc gia chỉ có hơn 620.000 dân, Montenegro nằm ở vị trí địa chiến lược tại khu vực Balkan và có thể giúp khối NATO mở rộng biên giới tại vùng biển Adriatic. Đây là những lý do khiến quốc gia từng thuộc khối Nam Tư (cũ) này là một trong những mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và NATO trong suốt nhiều năm.



Theo Song Hy


VTCnews

Nhưng tại sao kỹ năng lãnh đạo lại quan trọng đến vậy?

Trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn là một thứ “được ăn cả ngã về không”. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm hiện tại và sự nỗ lực để phát triển phát thân của bạn. Câu hỏi bây giờ là: Điều gì khiến bạn có thể cải thiện kỹ năng lãnh đạo của mình? Dưới đây là 5 chiến lược đơn giảm giúp bạn đạt được điều này.

Xem xét các nguyên tắc cơ bản của kỹ năng lãnh đạo

Những vận động viên giỏi nhất thế giới dành một khoảng thời gian lớn để luyện tập những động tác cơ bản nhất trong môn thể thao của mình. Lấy những tay golf chuyên nghiệp làm ví dụ. Nếu bạn được tham quan bất kỳ sân golf chuyên nghiệp nào, bạn cũng sẽ thấy những người chơi giỏi nhất thực hiện các động tác tư bản nhất như cầm vợt, chỉnh tư thế, vung vợt.

Lãnh đạo cũng đòi hỏi sự luyện tập tương tự, những nguyên tắc cơ bản không thay đổi là bao nhiêu và bạn sẽ phải liên tục xem xét và cố gắng cải thiện chúng. Dưới đây là một số nguyên tắc:

– Chất lượng các mối quan hệ là vấn đề quan trọng

– Mọi người nhìn vào bản thân người lãnh đạo trước khi xem xét tầm nhìn

– Sự tin tưởng có sức mạnh tuyệt đối

– Luôn phải đặt ra tiêu chuẩn nền tảng

– Trách nhiệm là chìa khóa

Hình thành những thói quen buổi sáng tích cực

Thói quen buổi sáng sẽ phản ánh cách bạn hành động suốt cả ngày. Thói quen buổi sáng có thể là tập thể dục, cầu nguyện, thiền định hoặc đơn giản chỉ là sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc trong ngày với sự tập trung cao độ.

Làm sếp nhưng không được nhân viên tin tưởng, chắc bạn chưa áp dụng 5 chiến lược đơn giản này - Ảnh 1.

Thông thường mọi người thường để cho email, những tin nhắn văn bản hoặc mọi trường làm việc định hình nên phần lớn thời gian trong ngày của họ. Đổi lại, điều này ảnh hưởng đến cách họ dẫn dắt nhóm của mình. Một nhà lãnh đạo buộc phải ở trong thế phòng thủ để giải quyết vấn đề sẽ khiến họ hành động trái ngược cách họ nên làm.

Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Bạn có thể cho rằng mình biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từ góc nhìn của một lãnh đạo nhưng trong thực tế, hầu hết mọi người thường gặp khó khăn với việc tự nhận thức. Rất hiếm khi bạn hoặc người khác có đầy đủ những năng lực quan trọng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Đó là sự đồng cảm, sự dẫn dắt đồng đội, thiết lập các tiêu chuẩn cho công việc và nhân viên, sự tích cực, lòng tin cậy, sự nhạy cảm và sự phản hồi kịp thời. Có rất nhiều bài đánh giá lãnh đạo như Welder Leader 360° nhưng bạn có thể tìm bất cứ bài đánh giá nào phù hợp với bản thân.

Liên tục mô hình hóa định nghĩa về sự lãnh đạo mỗi ngày

Những nhà lãnh đạo tài năng nhất biết rõ cốt lõi của việc lãnh đạo là tin tưởng và trao quyền cho người khác. Những điều đó là chưa đủ, bạn cần liên tục định hình, mô hình hóa định nghĩa lãnh đạo của bản thân.

Làm sếp nhưng không được nhân viên tin tưởng, chắc bạn chưa áp dụng 5 chiến lược đơn giản này - Ảnh 2.

Trong thế giới ồn ào và bận rộn ngày nay, mọi người sẽ quan tâm đến hành động của bạn hơn là những lời nói sáo rỗng. Hãy luôn tập trung và cố gắng không ngừng để trở thành một ví dụ tuyệt vời về lãnh đạo và là tấm gương cho mọi người trong nhóm của mình.

Luôn hỏi xem tình hình công việc của những thành viên trong nhóm

Trong một nghiên cứu với hơn 23000 nhà lãnh đạo, các nhà lãnh đạo luôn gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của nhân viên từ chính thông tin họ cung cấp. Một lãnh đạo tốt không có nghĩa là biết mọi thứ mà không cần đến sự phản hồi của nhân viên. Nếu như vậy, làm sao mọi thứ có thể cải thiên?

Hãy nhớ rằng, nếu bạn bắt đầu thực hiện ngay những chiến lược lập này không có nghĩa bạn sẽ nhận được kết quả ngay lập tức. Lãnh đạo là một hành trình và không phải là một điểm đến. Vì vậy, hãy luôn luôn kiên nhẫn. Hãy áp dụng chúng vào công việc và kết quả sẽ đến.



Diệu Bảo


Theo Trí Thức Trẻ

Không chỉ các cô nàng mới thích thú nhận quà tặng người yêu mình. Vì ở các chàng trai, những điều họ thích thú thường sẽ không dễ dàng bộc lộ ra ngoài để người khác biết. Để hiểu rõ bạn trai của mình, các nàng hãy tìm hiểu về sở thích và đam mê của các chàng nhé. Đặc biệt, muốn tạo bất ngờ cho bạn trai hãy tặng anh ấy một món quà. Bài viết dưới đây sẽ bật mí quà tặng doanh nghiệp cho nam giới độc đáo và đẳng cấp để phái nữ dành tặng cho các chàng.

Tại sao nên tặng quà cho bạn trai vào những dịp quan trọng?

Những món quà thường mang những ý nghĩa về giá trị sử dụng và tình cảm, thật tuyệt vời khi các chàng trai nhận được từ người yêu mình. Đây là lúc để các nàng chứng minh tình cảm to lớn và sự quan tâm thấu hiểu với đối phương.

qua tang nam gioi

Những thời điểm cần chọn quà tặng cho bạn trai

Quà tặng có tác dụng ‘hâm nóng’ và củng cố hạnh phúc của các cặp đôi. Tuy nhiên bạn cũng cần suy nghĩ về việc chọn thời điểm thích hợp để gửi tặng bạn trai của mình nhé. Đàn ông với bản tính là không thích sự cầu kì và thể hiện, nên các dịp tặng quà cũng không quá nhiều, đa số là họ sẽ muốn có những điểm nhấn trong dịp cực kì quan trọng. Thông thường là sinh nhật của người yêu là ngày đánh dấu anh ấy ra đời và kỉ niệm đến tận bây giờ.

Các ngày lễ liên quan đến tình yêu như Valentine, Giáng Sinh là dịp để phái nữ dành tặng những món quà ngọt ngào cho người yêu bạn. Kỷ niệm yêu nhau cũng là dịp để các cô gái chứng minh tình cảm vẹn nguyên cho các đấng phu quân của mình. Những ngày bận rộn và không quan tâm nhiều tới nhau, quà tặng hâm nóng tình cảm cũng vô cùng tuyệt vời.

>>>Xem thêm:  Mẫu quà tặng doanh nghiệp ngành ngân hàng – bảo hiểm chất lượng

Bật mí những món quà tặng nam giới độc đáo và đẳng cấp

Quà tặng nam giới hay bạn trai thường là những món quà mang tính giá trị sử dụng và đặc biệt ý nghĩa ghi ấn tượng cho bạn nam. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều quà tặng, có thể chú ý đến những món quà điển hình.

1. Ví da cao cấp

Chiếc ví da là một phụ kiện không thể thiếu của các đấng mày râu. Hãy tặng anh ấy một chiếc ví da để đựng giấy tờ quan trọng và đặc biệt là tiền mặt. Đây cũng là đồ tặng thể hiện phong độ của những người đàn ông.

Ví da cao cấp - Quà tặng ý nghĩa cho bạn trai

2. Thắt lưng

Thắt lưng là điểm nhấn cho những bộ trang phục của nam giới. Nó toát lên sự lịch lãm và sang trọng. Thắt lưng vô cùng tiện lợi và được rất nhiều bạn nam yêu thích. Thắt lưng cũng có nhiều loại và nhiều kiểu khác nhau.

Thắt lưng - Quà tặng thiết thực cho Nam giới

3. Bút ký cao cấp

Chiếc bút luôn gắn với những quyết định quan trọng, vì vậy mà chiếc bút ký làm quà tặng sẽ là món quà không thể thiếu cho bạn trai của bạn. Với lời chúc công việc may mắn và thuận lợi, chắc hẳn các chàng sẽ không thể từ chối đâu.

Bút ký cao cấp - Quà tặng cho Nam doanh nhân

4. Đồ dùng công nghệ

Với dân văn phòng thì sở thích sưu tập những món đồ công nghệ cũng được nhiều người quan tâm. Những món quà tặng công nghệ vừa để trang trí vừa hỗ trợ công việc vô cùng hữu ích, ví dụ như: USB làm quà tặng, loa bluetooth làm quà tặng, sạc dự phòng.

Đồ dùng công nghệ - Quà tặng được Nam giới yêu thích

5. Bình giữ nhiệt

Nếu bạn có bạn trai thích uống các loại nước pha chế hoặc trà và cà phê mỗi buổi sáng, thì bạn nên tặng anh ấy chiếc bình giữ nhiệt. Vừa giúp anh ấy có thể lưu giữ nhiệt độ vừa có những ly nước thơm ngon và đặc biệt mọi lúc mọi nơi.

Bình giữ nhiệt - Quà tặng cho nam giới được ưa chuộng

6. Sạc dự phòng

Không ít các chàng trai đều yêu thích những món đồ công nghệ, chẳng hạn nhưng các phụ kiện cho máy tính và điện thoại. Đây là những món đồ rất hữu ích và thường xuyên được sử dụng. Những món quà này vô cùng thiết thực, dù không thường xuyên bên cạnh, nhưng người ấy sẽ luôn cảm nhận được sự quan tâm của bạn.

Đồ công nghệ món quà được nhiều chàng trai yêu thích
>>>Xem thêm:  Cách chọn quà tặng doanh nghiệp ngành du lịch – văn hóa tinh tế

7. Sổ tay

Một cuốn sổ tay thông thường chỉ là vật dụng hỗ trợ cho công việc của bạn nam. Chàng trai của bạn sẽ sử dụng chúng để ghi chép những thông tin, công việc hằng ngày. Đặc biệt, mỗi khi sử dụng quyển sổ tay, bạn trai sẽ nhớ đến bạn, tình cảm cả hai sẽ được bền lâu và thắt chặt hơn.

Sổ tay - Món quà được tặng Nam giới phù hợp

8. Móc chìa khóa

Chìa khóa luôn là vật dụng mà sau khi ra khỏi nhà không được phép quên. Một chiếc móc chìa khóa tinh tế ghi khắc tên của bạn sẽ như một lời nhắc nhở, dù xa nhau, nhưng tình cảm của bạn dành cho người ấy vẫn luôn đong đầy.

Móc chìa khóa - Món quà đơn giản ấn tượng

9. Tặng đồng hồ

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết tặng quà gì cho bạn trai thì đồng hồ sẽ là lựa chọn đầu tiên và tốt nhất cho bạn. Bên cạnh vai trò làm tôn lên phong cách lịch lãm, cá tính cho phái mạnh, chiếc đồng còn như một lời nhắc nhở rằng chàng và bạn cần trân trọng và chia sẻ những giây phút bên cạnh nhau.

Đồng Hồ - Món quà được nhiều Nam giới yêu thích

10. Nước hoa

Nước hoa không chỉ dành cho phụ nữ mà còn dành cho phái mạnh nữa. Tuy nhiên hương thơm của loại nước hoa dành cho các chàng sẽ có mùi hương hoàn toàn khác. Hãy cân nhắc trong việc chọn mùi, tránh chọn mùi quá nồng vì sẽ không phù hợp.

Nước hoa quà tặng sinh nhật cho Nam giới được ưa chuộng

11. Dụng cụ chơi thể thao

Bạn nên chọn những dụng cụ thể thao để làm quà tặng sinh nhật cho bạn trai, nếu chàng là người luôn yêu thích các bộ môn thể thao. Các sản phẩm thích hợp để bạn chọn làm quà tặng là vợt tennis, vợt cầu lông, gậy đánh golf…

quà tặng doanh nghiệp cho nam giới 3

12. Cà vạt

Nếu ‘người ấy’ của bạn là một nhân viên văn phòng, một quản lý cao cấp, hay một giám đốc kinh doanh, không gì sáng giá hơn khi bạn cho anh ấy một chiếc cà vạt sang trọng. Vì vậy, tùy vào độ tuổi và lĩnh vực công việc, bạn hãy chọn những chiếc cà vạt có màu sắc, hoa văn phù hợp, để mang đến một món quà lý tưởng cho chàng.

quà tặng doanh nghiệp cho nam giới 2

Những gợi ý trên không chỉ dành cho để các nàng tặng bạn trai, mà các công ty, đơn vị cũng có thể lựa chọn để làm quà tặng doanh nghiệp, gửi tặng cho các khách hàng, đối tác, nhân viên thuộc phái mạnh trong các dịp lễ hoặc sự kiện.

Mua quà tặng nam giới độc đáo giá rẻ tại TPHCM

Trên đây là gợi ý mẫu quà tặng nam giới độc đáo, ý nghĩa. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thêm những ý tưởng hay cho việc lựa chọn quà tặng cho các chiến dịch quảng cáo, marketing sắp tới. Nếu bạn cần sự tư vấn chi tiết về các sản phẩm quà tặng doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi.

quà tặng doanh nghiệp cho nam giới 1

Đại Đông Giang chuyên cung cấp quà tặng doanh nghiệp, gia công in ấn quà tặng sổ tay, bút ký, bình giữ nhiệt, v.v., độc đáo, chất lượng với số lượng lớn, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, được thiết kế phù hợp với chương trình yêu cầu, phù hợp với thương hiệu doanh nghiệp.

Chọn quà tặng doanh nghiệp tại Đại Đông Giang, Quý Khách hàng sẽ được:

  • Lựa chọn sản phẩm quà tặng chất lượng, ý nghĩa, phù hợp với ngân sách.
  • Nhiều chương trình ưu đãi về giá, chính sách chiết khấu hấp dẫn với số lượng lớn.
  • Hỗ trợ gói quà, góp phần làm cho khách hàng hài lòng với những món được nhận.
  • Dịch vụ giao hàng đúng hẹn, tận nơi cho tất cả các đơn hàng trong khu vực TPHCM và cả nước.
  • Tư vấn nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc, giúp cho khách hàng sở hữu những mẫu quà tặng chất lượng nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu về quà tặng cho đối tác, khách hàng và nhân viên nhưng chưa xác định được kiểu dáng và kích thước cũng như màu sắc phù hợp, hãy liên hệ chúng tôi để nhận được hỗ trợ và tư vấn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: 225/20 Lê Văn Quới, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP.HCM
Email:admin@daidonggiang.com.vn SĐT: 0899842842
Website: www.daidonggiang.com.vn

Nguồn: https://daidonggiang.com.vn/qua-tang-doanh-nghiep-cho-nam-gioi/

1. Mọi việc không bao giờ tốt hoặc xấu như chúng có vẻ thế

Khi tôi làm việc ở Apple từ 1983 tới 1987, công ty đã trải qua những thăng trầm, thăng kỳ diệu và trầm thảm thương. Giao Macintosh là một nốt thăng. Lần giãn thợ đầu tiên của Apple sau đó vài năm là một nốt trầm. Nhưng tôi nhận ra rằng khi mọi việc có vẻ tuyệt vời, vẫn có rất nhiều vấn đề mà mọi người chọn cách phớt lờ. 

Rồi tôi nhận thấy trong suốt những ngày đen tối, mọi việc cũng không tệ đến mức đó: vẫn có hàng nghìn khách hàng mua Macintosh, những người phát triển khá hạnh phúc và hầu hết nhân viên đều không bị ảnh hưởng bởi chuyện giãn thợ. (Một số nhân viên thậm chí còn nghĩ giãn thợ là một cách tốt để “dọn nhà”.) Vì thế, tôi đã học được cách kiềm chế sự lạc quan cũng như bi quan vào lúc tuổi già.

2. Nếu bạn nghĩ ai đó là một người khiếm nhã thì tất cả những người khác cũng nghĩ như thế

 Khi tôi gặp ai đó mà tôi không thích, tôi tự hỏi đó là do lỗi của tôi hay của người đó. Có thể tôi đã hiểu sai cô ta, còn người khác thì ngưỡng mộ và tôn trọng cô ta. Sau khi điều tra, tôi đã hình thành nên nguyên tắc thông tin hoàn hảo về người khiếm nhã, nghĩa là nếu bạn nghĩ ai đó là người khiếm nhã, nhiều khả năng tất cả những người khác cũng nghĩ như vậy. 

Hiếm khi có sự bất đồng về người khiếm nhã. Tuy nhiên, điều tương tự không đúng với những người tốt. Nếu bạn nghĩ ai đó là người tốt, bạn không nên mặc định rằng tất cả những người khác cũng nghĩ như vậy.

3. Cuộc sống quá ngắn để đối phó với những người khiếm nhã

Tiếp tục về những kẻ khiếm nhã… Giờ tôi đã 51 tuổi, đã sống quá nửa đời người. Ở cái tuổi này, tôi không còn đủ thời gian để thích nghi với những người khiếm nhã – thành thật mà nói, còn không đủ thời gian để quan tâm tới những người tôi yêu quý. 

Tại sao phải lãng phí thời gian với những người bạn không thích? Vì thế, dù khách hàng, đối tác hay đại lý của bạn có tuyệt vời đến đâu chăng nữa, cũng đừng cho người đó một phần cuộc sống của bạn. Những người khiếm nhã không chỉ làm lãng phí thời gian của bạn, họ còn làm hỏng tâm hồn bạn với quãng thời gian bạn dành cho những người mà mình thích.

7 bài học cuộc sống đắt giá với người trẻ mãi đến năm 40 tuổi cựu cố vấn Apple mới nghiệm ra - Ảnh 1.

4. Doanh nhân luôn giao hàng chậm một năm và trong bản dự báo “bảo thủ” của họ kết quả thường cao gấp 10 lần

Tôi đã từng làm việc với những doanh nhân chưa có nhiều kinh nghiệm và với những doanh nhân có những thành tích tuyệt vời ở các công ty tên tuổi. Kinh nghiệm, tuổi tác, giới tính và trình độ học vấn – chẳng có gì quan trọng. Doanh nhân thường giao hàng chậm một năm và kết quả tài chính của họ thường thấp hơn 90% so với dự báo “bảo thủ” của họ. Điều này không hẳn đã là tệ – thậm chí có lẽ còn cần thiết đối với doanh nhân để họ biết họ vớ vẩn thế nào nhưng đó lại là cách vận hành của công việc.

5. Đánh giá người khác bằng ý định của họ và đánh giá bản thân bằng kết quả

 Nếu bạn muốn được yên bình trong thế giới này, bạn nên làm như sau: Khi bạn đánh giá người khác, hãy nhìn vào điều họ dự định làm. Khi đánh giá bản thân, hãy xem điều bạn thực sự đạt được. Thái độ này giúp bạn giữ được sự khiêm nhường. Ngược lại, nếu bạn đánh giá người khác bằng kết quả của họ (thường thiếu hụt) và đánh giá bản thân bằng ý định (thường được xem là kiêu ngạo) thì bạn sẽ được xem là người nhỏ nhen, xấu tính và hay cáu giận.

6. Bạn không cần phải trả lời mọi email

 Tôi luôn có cảm giác thôi thúc phải trả lời mọi email. Đôi lúc, đơn giản là tôi không thể trả lời email được trong hàng tuần liền và tôi cảm thấy như phát điên. Tuy nhiên, có đôi ba lần tôi làm mất hết những lá thư được gửi đến, vì tôi sao chép nhầm tập dữ liệu, vì dữ liệu bị lỗi hay máy tính bị hỏng hoàn toàn và tôi thấy rất sợ trước viễn cảnh hàng trăm người sẽ không nhận được phản hồi của mình và họ sẽ nổi giận. 

Có thể họ sẽ nghĩ: “Guy cho rằng anh ta đã là người nổi tiếng, quan trọng nên không còn cần phải trả lời email nữa”. Trong nhiều tuần, tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những bức thư cuồng nộ, nhưng bạn biết chuyện gì đã xảy ra không? Chẳng có gì cả. Không có một bức thư chửi rủa nào. Tôi đã rất ngạc nhiên. Nhưng tôi vẫn thấy bị thôi thúc với việc phải trả lời email.

7. Đừng yêu cầu người khác làm điều bạn sẽ không làm

 Đây là bài kiểm tra cuối cùng đối với mọi cuộc xúc tiến thương mại, chiến dịch marketing, thiết kế kỹ thuật và chỉ đạo nhân viên. Trên thực tế, nó cũng có sức mạnh như nguyên tắc Vàng (“Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình” hay “Người nào có tiền, người ấy có quyền.”)

Nếu bạn không muốn làm việc gì, đừng yêu cầu người khác làm điều đó.

Thông thường, mỗi năm tôi nhận được một nhận thức muộn mằn. Tôi cho rằng đó là một tỉ lệ khá tốt. Đây là nhận thức muộn mằn quan trọng nhất dành cho bạn: Gia đình đem lại cho tôi niềm vui lớn hơn tất cả. Tôi không nhận ra điều này khi còn trẻ. Khi đó, tôi cứ nghĩ rằng kiếm tiền, mua xe, có được quyền năng và danh tiếng (dù rằng không phải tôi đã có tất cả những điều này) mới là mục tiêu của đời mình. Nhưng bây giờ hàng ngày tôi đều cảm thấy hạnh phúc vì đã có một người vợ và bốn đứa con.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ

Mới đây, bà Lê Hoàng Diệp Thảo – vợ ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những “chia sẻ gan ruột” trên trang cá nhân trước khi phiên hòa giải cuối cùng xung quanh vụ ly hôn triệu đô của vợ chồng Vua cà phê Việt. Nội dung chia sẻ cụ thể như sau:

“Ngày 24/07, theo như thông báo của Tòa thì đây sẽ là phiên hòa giải cuối cùng trước khi có phán quyết dành cho chúng ta, cho cả gia đình.

Chuyện gì đến cũng phải đến, gia đình mong anh tỉnh táo lúc này để đi đến hòa giải thành mà không cần phải chờ đến bản án của Tòa. Mong tất cả chúng ta cùng nỗ lực lần cuối để sớm kết thúc tất cả những khổ đau, tranh chấp lẽ ra không bao giờ nên có.

Khi hay tin anh về, con gái mừng đến khóc: “Đã 6 năm rồi mình mới hẹn được với Ba buổi cơm tối gia đình đó Mẹ”. Ba không đến. Nhưng Ba vẫn luôn là người được mong đợi và chào đón, các con luôn mong Ba quay trở về. 

Đằng đẵng bao năm qua, gia đình chỉ còn Mẹ. Mẹ thay Ba chăm sóc và dạy dỗ các con, vừa lo toan cuộc sống, vừa giải quyết những phá hoại triền miên từ phía nhân viên của Ba. May sao, các con đều hiểu chuyện, luôn hỏi Mẹ có cách nào cứu Ba. Mẹ hiểu, dù có bất kể chuyện gì, các con vẫn luôn rất nhớ và mong đợi tình thương của Ba.

Giờ đây, 5 mẹ con cùng cầu nguyện cho Ba, mong gia đình mình sớm được bình yên và sẽ không còn bất kỳ phiên toà nào làm đau đớn gia đình chúng ta nữa!”

Bà Thảo cho thấy niềm mong mỏi được đối thoại trực tiếp với chồng để giải quyết các vấn đề xung quanh vụ tranh chấp, nhưng đáp lại, cho tới thời điểm này, vẫn là sự im lặng tuyệt đối của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. 

Suốt 3 năm qua, vụ tranh chấp và cuộc ly hôn của vợ chồng “vua cà phê Việt” vẫn thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội.

Sự việc bắt đầu được chú ý từ tháng 12/2015, một thông cáo được phát đi từ Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, có đề cặp đến “chuyện của ông bà chủ” với nội dung như sau: “Chúng tôi đang giải quyết các mâu thuẫn nội bộ dựa trên sự tôn trọng pháp luật và phán quyết của tòa án. Thật sự chúng tôi không muốn những việc như cá nhân hay gia đình ảnh hưởng đến việc kinh doanh hay cộng đồng dư luận. Khi sự việc đã được giải quyết ổn thỏa, chúng tôi sẽ chính thức có thông báo cụ thể”.

Ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện, với phán quyết hủy Quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đồng thời khôi phục tư cách Phó tổng giám đốc của bà tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhắn gửi Vua cà phê: Mong tất cả chúng ta cùng nỗ lực lần cuối để sớm kết thúc tất cả những khổ đau, tranh chấp - Ảnh 1.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Thế nhưng, đến ngày 10/10/2017, ông Vũ và Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đơn kháng cáo và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo. Như vậy, sau nhiều phiên xét xử, phán quyết của TAND TP.HCM, bà Thảo vẫn chưa trở về vị trí của mình sau mấy năm rời đi.

Cũng trong thời gian này, tòa án đang thụ lý xem xét vụ ly hôn của hai vợ chồng ông Vũ, bà Thảo. Bà Thảo cũng đã có đơn gửi đến Chánh án Tòa án TP.HCM, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn. 

Đến ngày 21/3/2018, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM lại mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH), do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo đó, ông Vũ đứng đơn khởi kiện bà Thảo về hành vi chiếm giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH, cùng các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Đồng thời, ông Vũ yêu cầu bà Thảo trả ngay cho TNH con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bà Thảo đã chiếm đoạt vào ngày 16/10/2015.

Từ những nhận định đúng thực tế, TAND TP.HCM đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ đứng đơn khởi kiện.

Trước đây, trong một bài chia sẻ gây bão dư luận, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã “dốc hết lòng” kể về biến cố lớn nhất trong cuộc hôn nhân của mình với “vua cafe Việt” Đặng Lê Nguyên Vũ.

Theo bà Diệp Thảo, cuộc hôn nhân ấy, bắt đầu bằng một tình yêu tuyệt đẹp, vượt qua bao khó khăn trở ngại để đến được với nhau. Bởi lẽ, bà là con của một gia đình đại gia kinh doanh vàng bạc đá quý ở Buôn Mê Thuột, là hoa khôi của thành phố Pleiku, có sẵn tố chất thông minh, khôn khéo và một công việc ổn định. Trong khi đó, ông Nguyên Vũ nhà rất nghèo, cả gia đình làm công nhân trong xí nghiệp gạch ở huyện M’Drak.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo làm đám cưới trong sự ngỡ ngàng của nhiều người, khi đó ông đang là một chàng sinh viên Y khoa học hành dang dở, ôm ấp giấc mộng thương trường.

Vợ chồng ông Vũ và bà Thảo đã cùng nhau xây dựng nên thương hiệu Trung Nguyên nổi tiếng. Tại đây, ông Vũ có nhiệm vụ xây dựng và quảng bá thương hiệu, còn bà Thảo đảm nhận vai trò Phó Tổng Giám đốc thường trực, như một người nội tướng của Trung Nguyên. 



P.V (T.H)


Theo Trí Thức Trẻ

Năm cậu 13 tuổi, gia đình cậu lúc đó khá nghèo và khó khăn, 4 anh chị em phải sống dựa vào đồng lương eo hẹp mà người cha kiếm được nhưng cũng chẳng đủ để trả sinh hoạt phí. Cả gia đình cậu phải sống trong một khu ổ chuột tồi tàn ở Brooklyn.

Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một chiếc áo cũ sờn rồi hỏi: 

“Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”

“Khoảng 1 USD thưa cha”.

“Con có thể bán nó với giá 2 USD không?”, người cha dùng ánh mắt khẩn khoản hỏi cậu bé. 

“Con nghĩ chẳng ai bỏ tiền mua chiếc áo này đâu, trừ khi đó là một kẻ ngốc”, cậu bé trả lời. 

“Sao con không thử xem? Con biết không, gia đình mình đang gặp khó khăn”, người cha lại nhìn con với ánh mắt chân thành.

Cậu bé gật đầu đồng ý để cha vui lòng. Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là nên cậu dùng bàn chải để giặt áo tránh bị nhăn. 

Sáng hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện ngầm. Sau 6 tiếng chào mời người mua hàng, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 USD. Cậu bé rất vui mừng và nghĩ rằng mình có thể tiếp tục làm công việc này để giúp đỡ gia đình.

Những ngày sau đó, cậu đều đi tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch rồi đem đi bán, tích cóp từng đồng một đưa cho cha. Cứ như vậy, công việc này kéo dài được hơn chục ngày.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 1.

Một hôm khác, cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 20 USD không?”

“Con nghĩ là con không thể thưa cha. Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 USD.” 

“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ. 

Vậy là cậu bé lại suy nghĩ để tìm ra cách bán chiếc áo. Cuối cùng, cậu cũng nghĩ tới người anh họ cậu là một người rất đam mê hội họa, tự học nhưng lại vẽ rất đẹp. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con chim đại bang và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. 

Cậu nảy ra ý tưởng sẽ chọn một ngôi trường có nhiều học sinh là con nhà giàu theo học ở đó. Nghĩ là làm luôn, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc, liền có người đến mua chiếc áo mà không mảy may suy nghĩ với gia 20 USD, thậm chí còn bo thêm cho cậu 5 USD vì chiếc áo đó rất đẹp. 

Số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy. Cậu rất sung sướng và chạy vội về nhà đưa tiền cho cha.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 2.

Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 USD được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Khác với những lần trước, cậu không do dự và quả quyết với cha rằng con sẽ bán được, cha cứ tin con. 

Sau bao nhiêu ngày chờ đợi thì cuối cùng thì cơ hội cũng đã tới. 2 tháng sau, vì để quảng bá phim, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những thiên thần của Charlie” đã đến thành phố cậu bé đang sống. 

Buổi họp báo kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô kí tên lên đó. Tất nhiên là cô đồng ý và vui vẻ kí lên áo cho fan hâm mộ. Sau khi kí xong, cậu bé bẽn lẽn hỏi cô: 

“Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?” 

“Được chứ, chiếc áo này là của cháu, cháu có quyền bán nó”.

Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo có chữ kí của nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors, tôi bán giá 200 USD”. Mọi người nháo nhào trả giá và kết quả chung cuộc, chiếc áo được bán với số tiền không tưởng, 1200 USD. 

Về đến nhà, cậu ngạc nhiên khi thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà. Cha cậu bé cầm tiền trên tay mà không khỏi cảm động: 

“Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua lại, cha thật không tin được con có thể làm… Cha không muốn con sớm phải tham gia vào việc kiếm tiền, cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo dù cũ dù xấu đến thế nào thì vẫn có cách để làm tăng giá trị của nó. Chúng ta cũng vậy, đói khổ, nghèo rách nhưng không việc gì phải bi quan với cuộc sống con ạ. Hãy cứ vui vẻ lên, cứ yêu đời đi.” 

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 3.

Thật không ngờ, cậu bé ngày ấy sau 20 năm đã trở thành một huyền thoại bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới Michael Jordan và là một tỉ phú giàu có.

Cuộc sống không bao giờ có thể hoàn hảo và con người cũng vậy, chẳng có ai là hoàn hảo. Vậy nên, hãy chấp nhận rằng cuộc sống có lúc thăng lúc trầm, mỗi giai đoạn cuộc sống sẽ khiến chúng ta cảm thấy trân trọng hơn việc được sống, được sinh ra trên thế giới này. Cuộc sống khó khăn nhưng không có nghĩa là cuộc sống toàn màu xám, cuộc sống vẫn có thể có màu hồng tùy theo cách nhìn của mỗi người. 

Hôm nay bạn như chiếc áo 1 USD, đó là vì bạn chưa nhận thấy giá trị của chính mình mà thôi.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ