– 01 –
Có một thanh niên như thế này:
Anh ta không phải là người thông minh, thậm chí kết quả thi học kỳ thời tiểu học, trung học, đại học thường không qua nổi.
Tốt nghiệp đại học xong, anh ta bước chân vào một công ty nổi tiếng một cách tài tình. Sau khi vào công ty, mới phát hiện ra đây là một doanh nghiệp đã phá sản, tiền lương phát trễ, giấc mơ nhanh chóng bị sự thật phũ phàng làm đổ vỡ.
4 sinh viên được tuyển vào cùng anh ta nhìn thấy cảnh công ty như vậy thì không ngừng oán thán. Không đến 1 năm, bọn họ đều lần lượt nghỉ việc, cuối cùng, chỉ còn lại một mình anh ta ở lại.
Anh ta cũng đã từng do dự rằng có nên từ chức hay không, nhưng sau này thức tỉnh ra một đạo lý rằng, nghỉ việc thì cũng cần phải có lí do thật đanh thép. Chỉ là cảm thấy không thỏa mãn thì nghỉ việc, vậy thì khi đến công ty khác cũng sẽ xảy ra vấn đề tương tự. Do đó, từ chức không phải là phương pháp giải quyết vấn đề.
Anh ta quyết định: đừng nghĩ tới bất cứ điều gì, hãy cứ dụng tâm làm việc trước đã.
Bởi vì nhiệm vụ của anh ta là nghiên cứu các vật liệu mới tiên tiến. Do đó anh mang luôn nồi chảo vào phòng thí nghiệm, ăn ngủ ở đấy, tâm trí hoàn toàn dành cho công việc nghiên cứu.
Không ngờ rằng điều tưởng chừng không thể đã xảy ra, người đàn ông trên đầu chưa đầy 25 tuổi đã làm được một kỳ tích, hết lần này tới lần khác đạt được nhiều kết quả xuất sắc, trở thành một ngôi sao sáng trong lĩnh vực hóa vô cơ, và mang lại sức sống mới cho nhà máy sắp đóng cửa.
Người đàn ông trẻ này chính là doanh nhân người Nhật Inamori Kazuo, người sau này đã thành lập hai công ty nằm trong danh sách 500 công ty mạnh nhất trên thế giới.
Sau này khi nhớ lại khoảng thời gian đó, anh đã nói: Để đạt được thành công hơn những người bình thường, chúng ta phải đề cao nhân cách của mình, đề cao nhân cách không có nghĩa là cần phải tu hành khổ cực gì. Chỉ cần diễn tốt vai trò mà xã hội đã giao cho bạn, hoặc làm tốt việc mà bạn cần phải làm, tất cả đều phải tận tâm, tận lực. Tất cả những điều đó chính là tu hành nhân cách.
Anh lúc đó thực sự đã xem công việc của mình như một sự tu hành chính quả, kết quả là đã nhanh chóng vượt qua hầu hết các đối thủ cạnh tranh tại nơi làm việc cũng như trên con đường để đi tới thành công, trở thành một người chiến thắng trên mọi phương diện.
– 02 –
Tôi đã quan sát qua, có 3 kiểu người với những thái độ công việc khác nhau
Kiểu thứ nhất là không muốn làm việc nhưng bắt buộc phải làm:
Đối với bọn họ mà nói, công việc và chức vụ là một gánh nặng và phiền não, có thể trốn thì sẽ trốn, nhưng trốn rồi vẫn phải làm một cách đối phó.
Những người như vậy, nếu họ là nhân viên, họ sẽ theo đuổi những công việc “nhiều tiền, thoải mái và khoan dung”, nếu họ là doanh nhân, thứ họ theo đuổi sẽ là “kiếm tiền nhanh”. Họ dễ dàng thất vọng khi đối mặt với thực tế, và họ dễ dàng phàn nàn về công ty và môi trường bên ngoài, hoặc thay đổi nơi làm việc.
Họ luôn lấy lý do “không tìm được công việc họ thích”, không dụng tâm làm việc, không kiên nhẫn và không toàn tâm toàn ý đầu tư vào việc họ đang làm.
Khi nói đến những khó khăn và thất bại, thật dễ dàng để họ tìm một cái cớ để từ bỏ nỗ lực.
Kiểu thứ 2 là đặt vấn đề kiếm tiền lên hàng đầu, công việc xếp thứ 2:
Kiểu người này làm việc rất cần mẫn và chịu khó, nhưng họ thường coi đồng tiền là mục đích, biến công việc trở thành thủ đoạn kiếm tiền. Theo quan sát của tôi, phàm lấy việc để làm thủ đoạn thì thường không được coi trọng.
Vì vậy, những người này không quan tâm nhiều đến công việc và trách nhiệm của họ, họ chỉ muốn hoàn thành mà không có sự hoàn hảo, đôi khi không từ thủ đoạn để kiếm tiền, hy sinh công việc và trách nhiệm, làm hại người khác để được lợi cho mình.
Hai kiểu người này có một điểm chung đó là không tôn trọng công việc và không trung thành với công việc. Đối với họ, công việc không phải là nhu cầu thực sự trong cuộc sống, mà công việc chính là điều mà họ phải làm để kiếm sống, khi có điều kiện thì sẽ vứt bỏ ngay.
Tại thời điểm này, họ đã thua những người coi công việc của họ như là một sự tu hành, thực tế, họ thường gặp khó khăn khi làm một công việc lớn, luôn cảm thấy công việc là áp lực, và họ lúc nào cũng tràn đầy căng thẳng, lo âu.
Kiểu thứ 3 là thực sự xem công việc như một sự tu hành:
Khi tôi viết bài này, câu chuyện đầu tiên tôi nghĩ là một trong những người đồng nghiệp cấp dưới của tôi.
Tôi từng làm Giám đốc điều hành cho một công ty tương đối lớn. Ngay sau khi tôi nhậm chức không lâu thì người quản lý tiếp thị đã đưa ra một kế hoạch tiếp thị.
Cuối tuần làm việc, người quản lý đã đến và hỏi tôi xem kế hoạch tiếp thị đã được phê duyệt chưa. Tôi nói: “Ôi, nhiều việc quá nên tôi chưa nghĩ kỹ việc đó, tôi sẽ xem xét nó vào Chủ nhật và trả lời cậu vào tuần tới”.
Vào sáng Chủ nhật, tôi nghe ở nhà có ai đó đang bấm chuông cửa bên ngoài cửa, khi mở cửa tôi thấy một người đàn ông trẻ đứng bên ngoài, trán lấm thấm mồ hôi. Khi được hỏi, tôi biết rằng anh là nhân viên của bộ phận tiếp thị và kế hoạch tiếp thị đó là do anh chịu trách nhiệm.
Anh ấy ngồi xuống và nói với tôi: “Thưa sếp, tôi nghe giám đốc bộ phận tôi nói rằng kế hoạch của tôi chưa được phê duyệt. Tôi nghĩ rằng có phải lý do chưa thuyết phục, thế là cuối tuần tranh thủ lúc đi chơi tôi đã điều tra nó một lần nữa. Hôm nay tới tìm sếp để bổ sung một chút.
Báo cáo xong, anh ta lại thúc giục: Việc này tốt nhất tuần sau nên quyết định, nếu không sẽ bỏ lỡ thời cơ.
Nghe xong tôi có cảm giác như anh chàng này giống như ông chủ vậy. Nhưng tôi không cảm thấy bị xúc phạm, bởi vì anh ta rất chủ động trong công việc, nên phải tôn trọng anh ta một chút.
Khi anh ta rời đi, tôi nói với anh ta rằng tôi đã đồng ý với kế hoạch này và nói thêm là cậu vất vả rồi. Anh ta trả lời: “Không có gì, đây là công việc của tôi”.
Khẩu khí thật hào sảng, tự hào và tràn đầy nhiệt huyết.
Sau đó tôi biết được rằng người đàn ông trẻ này là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học và được tuyển dụng vào công ty. Bởi thấy anh là một tiềm năng, tôi đã chú ý hơn đến kế hoạch anh ta. Sau khi quan sát, thấy rằng anh ta với một số nhân viên mới và cả những nhân viên cũ của công ty làm việc không giống nhau.
Công việc của những người khác dễ khiến lãnh đạo và cấp dưới gặp khúc mắc, xảy ra sự cố. Còn người đàn ông trẻ này lại làm việc rất tốt, luôn khiến cho mọi người hài lòng, có lúc còn mang đến sự ngạc nhiên. Bạn có thể cảm nhận rằng, cậu ấy thật sự đang dùng chính tâm huyết để làm việc, anh ta luôn tập trung và yêu công việc của mình, xem công việc như một phần cuộc sống của mình vậy.
Vì thái độ công việc tích cực như vậy nên thành quả đạt được luôn đứng đầu trong công ty, hiệu suất thì luôn luôn chuẩn và cao hơn tất cả.
Một năm sau, tôi đã thăng chức cho anh ta thành Giám đốc bộ phận maketing.
Một người xem công việc như một sự tu hành, sẽ trở thành người như thế nào? Tôi nghĩ, họ sẽ trở thành người như ở câu chuyện trên tôi kể.
– 03 –
Trong cuốn lý luận “tâm lý thực tế” đã từng nói: “Tu hành chính là xem công việc và trách nhiệm xã hội biến thành mục đích và ý nghĩa cao nhất của đời người, không xem việc kiếm tiền trở thành mục đích cao nhất, không phải lấy công việc để làm thủ đoạn kiếm tiền”.
Tôi xem đó là trách nhiệm, công việc và là năng lực tạo ra những giá trị xã hội, và đó chính là “sự nghiệp chân chính” . Sự nghiệp chính thống là bản chất, chủ đề và nhu cầu cốt lõi của đời sống nhân loại, cũng là giai đoạn tiên tiến nhất của loài người. Chỉ có sự nghiệp chân chính, chúng ta mới có thể kiểm soát vận mệnh của chính mình, có thể vượt qua những khó khăn và đau đớn, đạt tới sự tĩnh tâm cũng như cảnh giới của hạnh phúc.
Quá trình tu hành là sử dụng công việc để trau dồi tâm trí, kiểm soát những ham muốn, cảm xúc; thực hành và tuân theo các quy tắc, quy định đạo đức, học tập. Từ đó giúp thực hiện công việc một cách sáng tạo, hiệu quả. Luôn tận tụy và kiên trì đến cuối cùng nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong công việc, khiến cho công việc có vẻ tầm thường trở thành không hề tầm thường, đồng thời đạt được nhân cách cũng như cảnh giới nhân sinh ở tầm cao nhất trong công việc.
Một người coi công việc như là một sự tu hành sẽ có những đặc điểm sau:
– Tự xem mình như là đối tượng quan sát và tu luyện. Những người đang bối rối, bị chi phối bởi ham muốn bản năng và tình cảm nên không tự ý thức được, vì vậy những người này cần được lãnh đạo và quản lý bởi những người khác.
– Họ đã hoàn thành việc “lấy nhân cách năng lực công việc” bồi dưỡng thành những phẩm chất ưu tú của đức, dũng và trí, trở thành người có cống hiến cho những giá trị xã hội cao đẹp; Đây mới chính là đặc trưng bản năng của con người.
– Họ sẽ tự nhiên nhận lại được những lợi ích vật chất tương xứng và sự tự do như mong muốn.
– Họ tôn trọng công việc, trung thành với nhiệm vụ, thích thú và tận hưởng nó.
– Họ là những người tập trung vào công việc, kích thích tiềm năng và có khả năng truyền cảm hứng.
– Họ là những người “tự bốc cháy” và kết hợp được giữa yếu tố kiến thức và hành động.
Xem công việc như một sự tu hành, cuối cùng không những THÀNH CÔNG mà còn THÀNH NHÂN.
Theo Trí Thức Trẻ