Tag

tỷ phú

Browsing

Năm cậu 13 tuổi, gia đình cậu lúc đó khá nghèo và khó khăn, 4 anh chị em phải sống dựa vào đồng lương eo hẹp mà người cha kiếm được nhưng cũng chẳng đủ để trả sinh hoạt phí. Cả gia đình cậu phải sống trong một khu ổ chuột tồi tàn ở Brooklyn.

Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một chiếc áo cũ sờn rồi hỏi: 

“Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?”

“Khoảng 1 USD thưa cha”.

“Con có thể bán nó với giá 2 USD không?”, người cha dùng ánh mắt khẩn khoản hỏi cậu bé. 

“Con nghĩ chẳng ai bỏ tiền mua chiếc áo này đâu, trừ khi đó là một kẻ ngốc”, cậu bé trả lời. 

“Sao con không thử xem? Con biết không, gia đình mình đang gặp khó khăn”, người cha lại nhìn con với ánh mắt chân thành.

Cậu bé gật đầu đồng ý để cha vui lòng. Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là nên cậu dùng bàn chải để giặt áo tránh bị nhăn. 

Sáng hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện ngầm. Sau 6 tiếng chào mời người mua hàng, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 USD. Cậu bé rất vui mừng và nghĩ rằng mình có thể tiếp tục làm công việc này để giúp đỡ gia đình.

Những ngày sau đó, cậu đều đi tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch rồi đem đi bán, tích cóp từng đồng một đưa cho cha. Cứ như vậy, công việc này kéo dài được hơn chục ngày.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 1.

Một hôm khác, cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 20 USD không?”

“Con nghĩ là con không thể thưa cha. Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 USD.” 

“Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách”, cha cậu bé khích lệ. 

Vậy là cậu bé lại suy nghĩ để tìm ra cách bán chiếc áo. Cuối cùng, cậu cũng nghĩ tới người anh họ cậu là một người rất đam mê hội họa, tự học nhưng lại vẽ rất đẹp. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con chim đại bang và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. 

Cậu nảy ra ý tưởng sẽ chọn một ngôi trường có nhiều học sinh là con nhà giàu theo học ở đó. Nghĩ là làm luôn, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc, liền có người đến mua chiếc áo mà không mảy may suy nghĩ với gia 20 USD, thậm chí còn bo thêm cho cậu 5 USD vì chiếc áo đó rất đẹp. 

Số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy. Cậu rất sung sướng và chạy vội về nhà đưa tiền cho cha.

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 2.

Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: 

“Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 USD được không?”, cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Khác với những lần trước, cậu không do dự và quả quyết với cha rằng con sẽ bán được, cha cứ tin con. 

Sau bao nhiêu ngày chờ đợi thì cuối cùng thì cơ hội cũng đã tới. 2 tháng sau, vì để quảng bá phim, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những thiên thần của Charlie” đã đến thành phố cậu bé đang sống. 

Buổi họp báo kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô kí tên lên đó. Tất nhiên là cô đồng ý và vui vẻ kí lên áo cho fan hâm mộ. Sau khi kí xong, cậu bé bẽn lẽn hỏi cô: 

“Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?” 

“Được chứ, chiếc áo này là của cháu, cháu có quyền bán nó”.

Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng: “Đây là chiếc áo có chữ kí của nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors, tôi bán giá 200 USD”. Mọi người nháo nhào trả giá và kết quả chung cuộc, chiếc áo được bán với số tiền không tưởng, 1200 USD. 

Về đến nhà, cậu ngạc nhiên khi thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà. Cha cậu bé cầm tiền trên tay mà không khỏi cảm động: 

“Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua lại, cha thật không tin được con có thể làm… Cha không muốn con sớm phải tham gia vào việc kiếm tiền, cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo dù cũ dù xấu đến thế nào thì vẫn có cách để làm tăng giá trị của nó. Chúng ta cũng vậy, đói khổ, nghèo rách nhưng không việc gì phải bi quan với cuộc sống con ạ. Hãy cứ vui vẻ lên, cứ yêu đời đi.” 

Câu chuyện cậu bé nghèo bán áo rách giá 1200 USD sau này trở thành tỷ phú: Bài học dành cho những người muốn thoát nghèo - Ảnh 3.

Thật không ngờ, cậu bé ngày ấy sau 20 năm đã trở thành một huyền thoại bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới Michael Jordan và là một tỉ phú giàu có.

Cuộc sống không bao giờ có thể hoàn hảo và con người cũng vậy, chẳng có ai là hoàn hảo. Vậy nên, hãy chấp nhận rằng cuộc sống có lúc thăng lúc trầm, mỗi giai đoạn cuộc sống sẽ khiến chúng ta cảm thấy trân trọng hơn việc được sống, được sinh ra trên thế giới này. Cuộc sống khó khăn nhưng không có nghĩa là cuộc sống toàn màu xám, cuộc sống vẫn có thể có màu hồng tùy theo cách nhìn của mỗi người. 

Hôm nay bạn như chiếc áo 1 USD, đó là vì bạn chưa nhận thấy giá trị của chính mình mà thôi.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 1.

Tôi bắt đầu công việc đầu tiên khi ra trường trên phổ Wall và tôi đã làm việc ở đó trong suốt 15 năm. Đó thực sự là khoảng thời gian tuyệt vời với nhiều điều thú vị và vô số lời khen ngợi từ ông chủ của tôi. Mọi người đều yêu mến tôi nhưng rồi một ngày họ đã đuổi tôi ra đường. Tôi vẫn học cách lạc quan bởi hạnh phúc chỉ đến với ai biết bước tiếp và cố gắng. Chính xác là ngày hôm sau, sau khi tôi mất việc, tôi đã bắt đầu làm việc với một công ty mới.

Michael Bloomberg- Thị trưởng thành phố New York

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 2.

Tôi chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học. Tôi chẳng có một câu trả lời nào về việc tôi sẽ làm gì với cuộc đời của mình và cũng chẳng tin rằng trường đại học có thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó.

Steve Jobs

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 3.

Trước 20 tuổi, việc quan trọng nhất của bạn là học giỏi. 20 – 30 tuổi, hãy tìm một người sếp tốt, đừng tìm một công ty tốt. 30 – 40 tuổi, muốn làm gì thì hãy làm. 50 tuổi, hãy làm thứ bạn giỏi nhất. 50 – 60 tuổi, trao cơ hội cho người trẻ. Ngoài 60, hãy dành thời gian cho các cháu.

Jack Ma

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 4.

Khi còn trẻ thì đừng e ngại sự nghèo khó. Bạn cần học cách đầu tư để phát triển trí tuệ, tầm vóc của bản thân. Bản chất của sự tự kỉ luật là học cách nhận thức những điều cần thiết và đáng đầu tư. Ăn ở ngoài ít hơn, nếu có hãy cân nhắc chi phí. Khi mời ai đó dùng bữa, hãy chắc chắn đó là những người có mơ ước lớn và làm việc chăm chỉ hơn bạn.

Lý Gia Thành

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 5.

Ý nghĩa của trường Đại học không nằm ở điểm số của học kỳ kế tiếp, hoặc sinh viên sẽ trở thành ai sau khi tốt nghiệp. Ý nghĩa của nó là tạo ra nền giáo dục có thể vun đắp một cuộc đời, truyền tải di sản tri thức, và định hình tương lai.

Drew Gilpin Faust – Nữ hiệu trưởng đầu tiên của Harvard

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 6.

Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.

Bill Gates

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 7.

Đừng bao giờ trốn những môn như Toán, Anh, Tin học cơ bản… Bởi vì dù sau này bạn có làm gì thì vẫn cần đến chúng.

Khuyết danh

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 8.

Dù thực sự không thích ngành mình đang học cũng như ngôi trường mình đang học, nhưng cũng phải cam đoan không nợ môn, cố gắng lấy cho được cái bằng, hoặc là học tiếp lên cao, hoặc là đi du học.

Khuyết danh

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 9.

“Trong thời đại cạnh tranh hiện nay, người tài giỏi sẽ chiến thắng, kẻ bất tài sẽ bị đào thải; muốn tồn tại phải thích nghi, chờ đợi sự giúp đỡ của người khác hoặc cầu cứu sự ban ơn của thần linh hiển nhiên là không phù hợp. Chỉ có biết khó mà vẫn tiến lên, dám dũng cảm là người đầu tiên thì mới có thể nắm bắt được cơ hội của mình”.

Bill Gates

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 10.

“Thành công là một giáo viên tồi. Nó dụ dỗ người thông minh nghĩ rằng họ chẳng bao giờ thất bại”.

Bill Gates

Đều thành công hơn người nhưng quan điểm khác nhau về trường đại học của các tỷ phú sẽ làm bạn bất ngờ - Ảnh 11.



Theo Minh Hải


Helino

Sara Blakely sinh ngày 27/1/1971 ở Clearwater, Florida. Cô là một nữ doanh nhân người Mỹ và người sáng lập của công ty nội y tỷ đô Spanx. Năm 2012, Sara Blakely được tạp chí Forbes bình chọn là nữ tỷ trẻ nhất thế giới. Thương hiệu Spanx của Sara là niềm mơ ước của tất cả các doanh nhân bởi vì cô chẳng phải đi vay mượn ngân hàng và cũng chẳng hề tốn kém tiền quảng cáo cho nó. Khi thành lập hàng đồ lót Spnax, Sara chẳng thể kiếm đâu ra kinh phí cho việc quảng cáo. Vì thế, cô đã táo bạo áp dụng phương thức quảng cáo truyền miệng để sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên nhất.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 1.

Trước những thành công đầy ấn tượng của Sara, nhiều người không khỏi thắc mắc bí quyết nào đã giúp cô một tay xây dựng nên cơ nghiệp bạc tỷ?

Điều đáng ngạc nhiên là dù phải trải qua không ít thăng trầm, thử thách nhưng nữ doanh nhân trẻ cho biết cô không bao giờ sử dụng cà phê . Thay vào đó, để khởi đầu một ngày mới bằng một ly sinh tố lành mạnh. Mặc dù chính chồng cô cũng đã nói rằng điều đó thật khác lạ.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 2.

Trên trang The Cut, Sara cho biết: “Ly sinh tố buổi sáng của tôi thường có một ít quả việt quất đông lạnh, một vài quả anh đào, cải xoăn, bột quế, rau bina, rau mùi, bạc hà tươi, chanh, nước đá, chia, và quả óc chó. Hỗn hợp xay ra có dạng mịn mượt như kem nên tôi có cảm giác mình đng dùng món tráng miệng”.

Cô cũng thường hay uống trà xanh với mật ong có nguồn gốc từ Georgia và sữa hạt điều tự làm thay cho các thức uống đóng chai vô bổ.

Nữ tỷ phú luôn đề cao vai trò của việc giữ gìn sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Mỗi ngày, cô thức dậy lúc 6 giờ 30 và đều đặn tập yoga. Cô cũng thường tắm tinh dầu buổi tối để cơ thể được thư giãn.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 3.

Blakely nói: “Tôi thường ngâm mình trong bồn tắm có chứa tinh dầu oải hương và muối từ năm đến mười phút. Nó làm dịu cơ thể của tôi và giúp tôi có được giấc ngủ ngon hơn sau đó”. Sara cũng cho biết nếu như cà phê đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo cho hầu hết các doanh nhân khác, thì với cô làm việc ở trong xe là cách giúp mọi thứ diễn ra hiệu quả nhất.

Không cần 1 tách cà phê nào, đây là cách nữ tỷ phú Sara Blakely khởi động ngày mới để đạt được mọi thành công - Ảnh 4.

Trên chương trình podcast Masters of Scale with Reid Hoffman, cô chia sẻ: “Tôi sống ngay gần Spanx nhưng mỗi ngày tôi vẫn dậy sớm cả tiếng đồng hồ để lái xe đi làm. Tôi thường chạy xe trên những con đường vùng Atlanta trước khi đến công ty. Đó là thời gian tuyệt vời cho những ý tưởng được sinh ra”.



Theo Hoài Thu


Nhịp sống kinh tế

Tỷ phú Vương Quân Dao, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập Junyao Group, là doanh nhân tư nhân đầu tiên tham gia vào ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Tuy có xuất thân nghèo khó nhưng bằng chính tài năng, sự thông minh và sự siêng năng của mình, ông đã xây dựng nên đế chế kinh doanh trị giá 3,5 tỷ nhân dân tệ. 

Thành công ngay từ khi còn trẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ và nể phục doanh nhân họ Vương. Ông đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ đam mê khởi nghiệp. Nhưng cũng vì mải mê theo đuổi ước vọng giàu sang để thực hiện giá trị nhân sinh của đời người, Vương Quân Dao không mảy may chú ý đến sức khỏe bản thân. Làm việc quá sức, mắc bệnh ung thư dạ dày, tỷ phú qua đời ở tuổi 38 khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp.

“Trong sự nghiệp kinh doanh của mình, phải nói tôi cũng là một người rất may mắn, đánh đâu thắng đó. Trong mắt người khác, chắc hẳn tôi là một doanh nhân thành đạt điển hình. Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi chẳng biết mình có thêm niềm vui nào nữa. Dần dà, hưởng thụ quá nhiều vật chất cuộc sống giàu sang mà cơ thể tôi phát phì, tích tụ những chất độc hại.

Giờ đây, khi mắc bệnh, phải bó buộc mình đi lại trong không gian bệnh viện, tôi mới có thời gian để suy nghĩ về cuộc sống trước đây. Suy cho cùng, bao nhiêu vinh hoa phú quý, bao nhiêu công danh lợi lộc đối với một người sắp chết, để mà nói thì chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tôi đã nhiều lần tự hỏi chính mình rằng: Nếu như có thể làm lại cuộc đời thì điều tôi muốn làm nhất là gì? Liệu khi ấy tôi có thể xem nhẹ tiền tài và danh vọng không và liệu tôi có bản lĩnh làm điều đó được hay không?

Cuối cùng, tôi đã hiểu được, con người nên biết đủ tiền tài, bù lại nên dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi những sở thích khác như vun vén tình cảm gia đình, bạn bè hay niềm đam mê nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe bản thân…

Lời trăn trối cuối cùng của tỷ phú Trung Quốc: Quần áo đắt cỡ nào, vật chất nhiều thế nào, lúc chết cũng không mang theo được - Ảnh 1.

Đừng nên theo đuổi tiền bạc một cách mù quáng. Theo đuổi tiền tài chỉ làm con người tham lam hơn và sống nhạt nhẽo, biến con người thành những hình hài kỳ quái giống như tôi hiện tại.

Thượng đế tạo ra con người với đầy đủ giác quan là bởi mong muốn con người có thể cảm thụ vạn vật bằng tất cả con tim, chứ không phải niềm vui mà tiền bạc đem lại.

Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền khi khỏe mạnh, nhưng đến khi qua đời, rồi tôi cũng giống như bao người khác, chẳng thể mang theo được thứ gì. Chỉ có tình yêu thương là còn mãi và không mất đi. Người nào có được điều này mới thật sự là người giàu có.

Tình thương sẽ đi theo, luôn bên cạnh, tiếp thêm động lực và tạo ra ánh sáng soi đường cho mỗi bước đi đúng đắn. Còn tiền bạc sẽ không đi theo con người ta mãi mãi. Tiền bạc nên đủ dùng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Với tình yêu thương, con người sẽ tiến xa hơn và đạt được nhiều thứ hơn.”

Hãy ghi nhớ, chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh.

Trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, có thể có người kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai tình nguyện mắc bệnh thay bạn đâu. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sức khỏe.

Không coi trọng sức khỏe, dùng sức khỏe như dùng một con trâu để đi cày, rồi đến một ngày sẽ phải ngỡ ngàng vì không biết phải tìm sức khỏe ở đâu. Nên nhớ, một khi mất đi sức khỏe là mất tất cả. Sức khỏe mất đi, không giống như khi bát cơm hết lại đầy, cũng chẳng giống như cốc nước vơi lại tràn.

Giá trị một con người quy đổi được bao nhiêu tiền? Rốt cuộc, chỉ có sức khỏe mới có thể chứng minh được.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

Thế nhưng, anh lại rất tự lập và không lựa chọn những “bệ đỡ” đó để đi lên.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 1.

Xuất thân từ một gia đình thượng lưu nhưng Evan Spiegel nỗ lực trở thành tỷ phú tự thân. Evan Spiegel, 28 tuổi, hiện đang sở hữu một ứng dụng với cả trăm triệu người dùng và khối tàn sản lên đến 3,5 tỷ USD.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 2.

Spiegel chính thức trở thành tỷ phú vào khoảng tháng 12 năm 2014, thời điểm giá trị thị trường của Snap lên đến 10 tỷ USD.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 3.

Evan kết hôn với siêu mẫu Miranda Kerr, cựu thiên thần của hãng nội y đình đám Victoria’s Secret vào tháng 7 năm ngoái. Đám cưới được tổ chức kín đáo và đơn giản, ngay tại biệt thự của Evan ở California. Chi phí của đám cưới này không được tiết lộ, nhưng chiếc váy của Miranda được thiết kế độc quyền bởi thương hiệu Dior.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 4.

Tỷ phú 28 tuổi này ít chia sẻ về cuộc sống cá nhân, đặc biệt rất kín tiếng trên mạng xã hội. Anh chàng hầu như không bao giờ cập nhật Twitter hay Instagram. Tuy nhiên, thi thoảng anh lại “được” xuất hiện trên Instagram của vợ.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 5.

Khách mời không được phép đăng tải bất kì hình ảnh nào về hôn lễ lên mạng xã hội. Khu vực tổ chức lễ cưới còn được che chắn rất kín đáo, an ninh được thắt chặt để đề phòng các tay săn ảnh.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 6.

Được biết, vào năm 2016, Evan đã chi đến gần 900 nghìn USD cho việc thuê các vệ sĩ cá nhân.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 7.

Năm 2015, khi ứng dụng Snap (sau được đổi tên thành Snapchat) nổi tiếng và được rất nhiều nhà đầu tư rót vốn, chàng tỷ phú trẻ cũng tự thưởng cho mình một chiếc Ferrari đỏ rực, cực kỳ nổi bật.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 8.

Đến năm 2016, anh đã mua lại căn biệt thự trị giá khoảng 12 triệu USD, mà chủ cũ của nó là Harrison Ford.



Theo Hương Giang


Trí thức trẻ

Charlie Munger là một trong những ông trùm đầu tư nổi tiếng nhất mọi thời đại. Kể từ khi gặp gỡ và làm việc chung với Warren Buffett, ông luôn là cánh tay phải đắc lực, là người cộng sự thông thái của Warren Buffett, góp phần xây dựng đế chế Berkshire Hathaway hùng mạnh như hiện nay.

 “Cánh tay phải” của Warren Buffett đã trở thành tỷ phú nhờ cách suy nghĩ độc đáo ít ai làm: Lật ngược vấn đề, xem xét chuyện thất bại! - Ảnh 1.

“Tất cả những gì tôi muốn biết chỉ là tôi sẽ chết tại nơi nào, và tôi chắc chắn sẽ không bao giờ tới đó” – Charlie Munger còn nổi tiếng bởi cách tư duy và tiếp cận vấn đề một cách độc đáo. Ông luôn đặt ra câu hỏi: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Dù nghe có vẻ hơi theo thiên hướng bi quan, cách tiếp cận này đặc biệt hữu dụng với các nhà đầu tư. Ông rất thích trích dẫn câu nói của nhà toán học Carl Jacobi: “Nghịch đảo, luôn luôn nghịch đảo”.

Cách suy nghĩ này được gọi là tư duy đảo ngược mà với nó, bạn sẽ xem xét điều ngược lại với những thứ bạn mong muốn. Bằng cách tưởng tượng trước tình huống xấu nhất, bạn có thể vượt qua nỗi sợ trải nghiệm những thứ tiêu cực đồng thời lập kế hoạch tốt hơn để ngăn chặn những điều đó.

Trong khi hầu hết mọi người tập trung vào việc làm thế nào để đạt được thành công, người có tư duy đảo ngược lại xem xét làm thế nào để kiểm soát thất bại. Mọi chuyện sẽ ra sao nếu ta đi sai hướng? Viễn cảnh thất bại đó sẽ cho chúng ta biết những điều cần chuẩn bị, những việc cần làm tại thời điểm này để tránh gặp phải nó trong tương lai.

Học cách bơi ngược dòng

Nhà toán học người Đức Carl Jacobi đã có nhiều đóng góp quan trọng cho các lĩnh vực khoa học khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Ông được biết đến với khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn bằng cách tư duy đảo ngược của mình. Jacobi sẽ viết những điều ngược lại với vấn đề ông ấy đang cố giải và thấy rằng giải pháp thường đến dễ dàng hơn. Cách tư duy này cũng đã được đề cập đến trong cuốn sách “20 giờ đầu tiên” của Josh Kaufman.

Trong cuốn sách này, Josh Kaufman đã lấy việc chèo thuyền kayak vượt thác làm ví dụ (Kayak là tên gọi của một chiếc thuyền nhỏ, có bề ngang tương đối hẹp sử dụng máy chèo tay và sức người để điều khiển). Xin được phép trích dẫn một đoạn trong “20 giờ đầu tiên” của Josh Kaufman:

“Tôi cần biết điều gì nếu tôi muốn chèo thuyền kayak trên một con sông lớn có nước chảy xiết, đá lởm chởm?

Và đây là phép nghịch đảo: Sẽ thế nào nếu có chuyện không hay xảy ra?

– Tôi sẽ bị lật úp xuống dòng nước và không thể ngoi lên được.

– Tôi sẽ làm ngập chiếc thuyền kayak của mình, khiến nó bị chìm hoặc ngập, kết quả là mất luôn chiếc thuyền.

– Tôi làm mất mái chèo.

– Tôi bị đập đầu vào đá.

– Tôi bị hất văng khỏi thuyền, mắc kẹt trong xoáy nước (một điểm trên sông mà nước tạo thành một vòng xoáy như máy giặt) và không thể thoát ra ngoài được.

Nếu tôi gặp phải tất cả những việc đó cùng một lúc khi ở giữa dòng nước dữ, có lẽ tôi sẽ mất mạng – viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Suy nghĩ đáng sợ này rất có ích vì nó chỉ ra một số kỹ năng rất quan trọng của việc chèo thuyền kayak:

– Học cách lật lại thuyền khi bị lật mà không bị hất văng ra ngoài.

– Học cách ngăn không cho nước tràn vào thuyền kayak, tát nước nếu cần thiết.

– Học cách để không bị mất mái chèo trong dòng nước xiết.

– Học và có sự phòng ngừa an toàn khi thả thuyền trôi quanh những tảng đá lớn.

– Thăm dò dòng sông trước khi chèo thuyền để tránh hoàn toàn những điểm nguy hiểm.

Sự mô phỏng tinh thần này cũng giúp tôi lập được một danh sách những thứ cần mua: tôi cần phải đầu tư một chiếc áo phao, mũ bảo hiểm và những dụng cụ an toàn khác.

Lúc này, vì mục tiêu vượt sông- vui vẻ- không thiệt mạng, tôi đã có một danh sách những kỹ năng nhỏ để luyện lập và (một danh sách) những hành động cần phải thực hiện để đảm bảo tôi thực sự sẽ được vui, giữ được đồ đạc và sống sót được sau cuộc hành trình.”

Như vậy, rõ ràng trong tình huống mà Josh Kaufman đã đặt ra trong cuốn sách của mình, tư duy nghịch đảo đã phát huy tác dụng, đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhà toán học vĩ đại Carl Jacobi đã áp dụng và thành công, huyền thoại giới đầu tư Charlie Munger đã áp dụng và thành công, và bạn cũng thế. Trong mọi trường hợp, hãy hãy luôn xem xét mặt trái của sự việc.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Những con số này đến từ nhà kinh tế học Max Roser, đại học Oxford – người sáng lập trang web dữ liệu và thống kê có tên là OurWorldData.org.

Trong một bài đăng trên blog cá nhân, tỷ phú Bill Gates chia sẻ: “Một trong những trang web yêu thích của tôi là OurWorldInData.org, thuộc quản lý của đại học Oxford. Nó sử dụng những bản thống kê trên tất cả lĩnh vực từ sức khỏe, tăng trưởng dân số đến chiến tranh, môi trường và năng lượng, để cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về một thế giới đang thay đổi điều kiện sống một cách đáng kể. Tôi đã đề nghị người sáng lập website này – nhà kinh tế học của đại học Oxford Max Roser chia sẻ ba con số từ trang web mà mọi tất cả chúng ta nên biết”.

Roser cho rằng ghi nhớ một vài số liệu thống kê sẽ giúp bạn có thể định hình một cách chính xác hơn về thế giới mà chúng ta đang sống.

“Đối với một số chi tiết, nó chỉ có ý nghĩa khi bạn cần. Tuy nhiên, đối với những phát triển mang quy mô toàn cầu, điều quan trọng là phải biết một số thống kê cơ bản mô tả điều kiện sống hiện tại và hướng thay đổi mà chúng ta đã thấy trong vài thập kỷ qua “, Roser cho biết.

“Biết được những con số liên quan đến những thay đổi toàn cầu sẽ giúp bạn nắm bắt được tin tức hàng ngày và cho phép bạn hiểu được thông tin mới mà bạn học được. Đó chính là cơ sở cho những cuộc tranh luận để chúng ta có thể thảo luận những hướng đi tốt nhất cho xã hội trong tương lai”.

Đây là những gì Gates và Roser cho rằng bạn cần phải biết:

1. Số lượng trẻ em tử vong hàng năm đã giảm hơn một nửa kể từ năm 1960

Mỗi năm, có tới 5,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi phải từ giã cõi đời. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, có đến 15.500 ca tử vong mỗi ngày, tương đương 11 ca tử vong trẻ em mỗi phút. Trong những năm 1950 và 1960, con số này lên tới 20 triệu trẻ em.

 Để hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta, tỷ phú Bill Gates cho rằng bạn cần phải biết 3 con số này - Ảnh 1.

“Thế giới của chúng ta đã tốt hơn nhiều so với trước đây, song thực sự vẫn đang còn khủng khiếp. Khi ai đó nói chúng ta có thể ngồi nghỉ và thư giãn vì thế giới đang ở một nơi tốt hơn, thì tôi vẫn biết rằng có tới 11 đứa trẻ vẫn chết mỗi phút. Vì thế chúng ta không thể chấp nhận điều đó. Khi tôi cảm thấy bất lực với sự thực đáng buồn này, tôi đã nhớ rằng chúng ta đã giảm được số trẻ em tử vong hàng năm từ 20 triệu xuống còn 5,6 triệu trong 50 năm qua”, Roser viết.

2. Số trẻ em trung bình sinh ra trên một phụ nữ đang giảm mỗi năm

Trong 50 năm qua, tỷ lệ sinh toàn cầu (số con cái trung bình của mỗi phụ nữ trên thế giới), đã giảm từ 5 xuống dưới 2,5. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng dân số đã tăng từ 2% một năm xuống còn hơn 1% mỗi năm.

 Để hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta, tỷ phú Bill Gates cho rằng bạn cần phải biết 3 con số này - Ảnh 2.

Chính việc sử dụng các biện pháp tránh thai, tiếp cận giáo dục cũng như có được các công việc có chất lượng cao hơn đã ảnh hưởng đến tỷ suất sinh cũng như tỷ lệ trẻ em tử vong.

Roser cho biết: “Những cải thiện về điều kiện cho phụ nữ và sức khỏe của trẻ em đã làm giảm tốc độ sinh sản nhanh chóng trên toàn thế giới. Số liệu thống kê về tăng trưởng dân số là một gợi ý cho tôi biết rằng sự tăng trưởng dân số một cách nhanh chóng sẽ đi đến hồi kết trong thế kỷ này thôi”.

Tại sao điều đó lại quan trọng? Trong một bài đăng trên blog năm 2012, Gates nói rằng một vấn đề đặt ra đó là những nơi dân số đang phát triển nhanh nhất chính là nơi họ ít có khả năng đối phó với nó, vì vậy họ không có khả năng để nuôi dưỡng con cái, giáo dục, cung cấp việc làm cũng như vấn đề bảo vệ môi trường.

3. Hơn 100.000 người một ngày đã thoát khỏi tình trạng nghèo cùng cực trong những thập kỷ gần đây

Từ năm 1990 đến năm 2015, mỗi ngày có khoảng 137.000 người đã có thể gạt bỏ cụm từ “nghèo đói cùng cực” khỏi cuộc sống, Roser nói.

Theo WB, một người được coi là sống trong “nghèo đói cùng cực” nếu họ sống với số tiền tương đương dưới 1,90 USD mỗi ngày.

 Để hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta, tỷ phú Bill Gates cho rằng bạn cần phải biết 3 con số này - Ảnh 3.

Ngày nay, 706 triệu người trên thế giới sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Trong khi đó, vào năm 1990, có 1,86 tỷ người. Điều đó có nghĩa là con số này đã giảm từ 1/3 xuống còn 1/10 trên tổng dân số thế giới.

Biết được những con số thống kê này sẽ như một động lực giúp chúng ta cảm thấy lạc quan hơn. Roser nói: “Các số liệu thống kê về sự thay đổi toàn cầu trong những năm qua cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể làm việc cho một thế giới tốt đẹp hơn. Số lượng tử vong trẻ em đang giảm. Những thách thức của sự tăng trưởng dân số nhanh chóng sẽ không tiếp tục vô thời hạn. Cũng như số người trong tình trạng nghèo cùng cực đang nhỏ lại. Những thành công trong quá khứ sẽ là điều khích lệ để chúng ta làm việc để tiến bộ hơn”.

Gates cũng ủng hộ việc giữ quan điểm lạc quan về thế giới.

Tỷ phú cho biết: “Tôi không cố tình đánh giá thấp những vấn đề hiện nay vẫn chưa được hoàn tất. Là một người lạc quan không có nghĩa là bạn bỏ qua bi kịch và bất công. Ngược lại, điều đó có nghĩa là bạn được truyền cảm hứng để tìm kiếm những người tiến bộ trong những “mặt trận” đó và giúp lan tỏa tiến triển tốt đẹp này.

Ở một mức độ nào đó, những tin tức tồi tệ có thể là một điều tốt. Bởi vì nếu bạn muốn cải thiện thế giới, bạn cần một điều gì đó để mình cảm thấy điên rồ và tức giận. Tuy nhiên, nó phải được cân bằng bởi những khía cạnh tích cực. Bởi vì khi bạn thấy những điều tốt đẹp xảy ra, bạn có thể truyền năng lượng của mình để thúc đẩy nhiều tiến bộ hơn nữa”.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế

Tập đoàn Amazon đang phát triển không ngừng, thành công nối tiếp thành công. Gần đây nhất là cuộc thu mua nhà thuốc trực tuyến PillPack trị giá hàng tỷ USD, giúp giá trị cổ phiếu của công ty tăng đáng kể. Cùng với sự phát triển của Amazon, Jeff Bezos – nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Amazon đã trở thành vị tỷ phú giàu nhất thế giới. Theo Bloomberg, tài sản của Jeff Bezos đạt tới 141 tỷ USD.

Thành công của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều người, đặc biệt là các doanh nhân khác. Và mới đây, ông đã tiết lộ nguồn cảm hứng mỗi ngày của mình. Đó là một bài thơ mà ông luôn gắn trên cửa tủ lạnh.

Hồi tháng 5, Bezos đăng tải một hình ảnh của một bài thơ được in ra với chú thích: “Tôi yêu bài thơ này. Bài thơ đã được đính trên cửa tủ lạnh của tôi nhiều năm qua và tôi nhìn thấy nó mỗi khi mở cửa tủ. #Emerson”.

 Bài thơ truyền động lực cho tỷ phú Jeff Bezos mỗi ngày: Đơn giản nhưng thâm thúy, ai cũng nên đọc và ngẫm để thấy ý nghĩa đích thực của thành công - Ảnh 1.

Nguyên văn bài thơ là: “Để cười thường xuyên hơn và nhiều hơn; để giành được sự tôn trọng của những người thông minh và tình cảm của trẻ nhỏ, để có được sự đánh giá cao của các nhà phê bình trung thực và chịu đựng sự phản bội của những người bạn xấu; để hiểu rõ giá trị của cái đẹp; để tìm ra được người tốt nhất trong mọi người, điều tốt nhất trong mọi điều; để thế giới tốt hơn một chút dù là nhờ vào một đứa trẻ khỏe mạnh, một mảnh vườn hay một tình trạng xã hội được giải quyết; để biết được cuộc sống của một ai đó dễ thở hơn vì bạn còn sống. Như vậy là đã thành công rồi.”

Bezos tin rằng tác giả của bài thơ là Ralph Waldo Emerson và nhiều người cũng tin như vậy. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của bài thơ này. Nhưng dù ai là tác giả của bài thơ thì nội dung bài thơ vẫn nói về sự thành công và Jeff Bezos chắc chắn đã đạt được thành công theo những cách thức thông thường khi công ty của ông có tới 807 tỷ USD vốn thị trường.

Tuy nhiên, qua bài thơ này, ta có thể thấy những gì mà Bezos gặt hái được còn nhiều hơn và giá trị hơn cả tiền bạc.

Nổi tiếng với tập đoàn Amazon nhưng Bezos cũng biết một, hai điều về việc làm những điều bạn yêu thích, trong khi vẫn tạo ra ảnh hưởng tích cực đến thế giới. Đây cũng là nội dung chính, sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ.

Ông miêu tả không gian ở xa bên ngoài như niềm đam mê của mình và rằng ông là nhà sáng lập công ty vũ trụ Blue Origin. Theo lời ông nói, ông đầu tư cho công ty này một tỷ USD mỗi năm. Gần đây, ông gọi nỗ lực của mình với công ty Blue Origin là công việc quan trọng nhất mà ông đang làm. Theo ông, đây không chỉ là công việc bắt buộc phải làm mà còn là một niềm đam mê của ông.

 Bài thơ truyền động lực cho tỷ phú Jeff Bezos mỗi ngày: Đơn giản nhưng thâm thúy, ai cũng nên đọc và ngẫm để thấy ý nghĩa đích thực của thành công - Ảnh 2.

Mới đây, ông đã nói về cam kết của mình về việc thám hiểm không gian trong một diễn đàn về lãnh đạo: “Bạn không chọn đam mê mà đam mê chọn bạn. Tất cả chúng ta đều có năng khiếu với những niềm đam mê nhất định và những người may mắn là những người làm theo đam mê đó.”

“Nếu tôi 80 tuổi, khi nhìn lại cuộc sống của mình, tôi thấy điều duy nhất mà tôi đã hoàn thành là lập nên công ty này, tạo ra sự bùng nổ của công cuộc kinh doanh khổng lồ trong không gian cho thế hệ tiếp theo. Tôi sẽ trở thành một người hạnh phúc” – ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2016.

Trong quá khứ, ông cũng đã tìm thấy niềm vui để xây dựng nên Amazon. Nhiều báo cáo cho thấy ông yêu thích và luôn đắm mình trong công việc.

Đối với tầm quan trọng của việc chiến thắng tình cảm của trẻ em, trên mạng truyền thông xã hội, Bezos đã cho thấy sự ôn hòa, nhẹ nhàng của bản thân khi nói về những đứa con của ông. Vừa qua, ông đã chia sẻ một bài đăng trên Instagram với hình ảnh một con thú nhồi bông khổng lồ kèm dòng chú thích: “Viết thư và đặt những nét bút cuối cùng lên bức thư gửi cổ đông hàng năm của năm nay trên con gấu trúc khổng lồ của những đứa trẻ đáng yêu của tôi thật là thoải mái. Chuẩn bị đưa bọn trẻ đi xem Rampage nào…”.

 Bài thơ truyền động lực cho tỷ phú Jeff Bezos mỗi ngày: Đơn giản nhưng thâm thúy, ai cũng nên đọc và ngẫm để thấy ý nghĩa đích thực của thành công - Ảnh 3.

Bài đăng hình ảnh bài thơ truyền cảm hứng của ông đã thu hút hơn 11.000 lời hồi đáp cùng với hơn 33.500 lượt thích. Tình yêu của ông đối với bài thơ này cũng phù hợp với sở thích ham đọc sách của ông khi ông được biết đến là một người có khao khát cháy bỏng với việc đọc sách.

Amazon khởi đầu là một cửa hàng bán lẻ sách trực tuyến và thậm chí còn có cả một danh sách những cuốn sách mà nhân viên của Amazon gọi là “Danh sách sách đọc của Jeff”. Những cuốn sách có tác động tới phong cách lãnh đạo của Jeff bao gồm những cuốn sách về quản lý kinh doanh như “Built to Last: Successful Habits of Visionary Companies” của Jim Collins và cuốn tiểu thuyết “The Remains of the Day” của Kazuo Ishiguro.

Và trong khi Bezos lấy cảm hứng, động lực từ những câu từ của bài thơ mà ông vẫn đính trên cửa tủ lạnh, ông cũng chia sẻ lời khuyên chân thành của bản thân ông về cách thức để đạt được thành công.

Ngoài ra, ông cũng được biết đến với những bức thư truyền cảm hứng gửi tới các cổ đông hàng năm. Những bức thư này được các chuyên gia kinh doanh coi là cái phải đọc. Trong các cuộc phỏng vấn, ông cũng hay chia sẻ những lời khuyên đầy cảm hứng về con đường đi tới thành công.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế