Tag

tiết kiệm

Browsing

Đây là 6 thói quen, chiến lược tuy dễ thiết lập và thực hiện nhưng lại không đòi hỏi bạn phải đầu tư quá nhiều thời gian và nỗ lực của bản thân được trang CNBC tổng kết. Đặc biệt, chính những người nghỉ hưu sớm hay siêu giỏi trong việc tiết kiệm tiền cũng đã áp dụng những chiến lược hiệu quả này và gặt hái được không ít thành công.

1. Luôn theo dõi các khoản chi tiêu của bản thân

Nếu bạn muốn tiết kiệm được một khoản lớn, bạn phải biết tiền của bạn sẽ được dùng vào việc gì đầu tiên. Nhiều người muốn nghỉ hưu sớm thường cố gắng độc lập về tài chính bằng cách phân tích các thói quen chi tiêu của bản thân và tìm ra những khoản chi có thể cắt giảm.

Justin McCurry, người đã tiết kiệm được 1 triệu USD trong 10 năm để có thể nghỉ hưu ở tuổi 30, cho hay: “Việc biết được cách thức chi tiêu của bản thân sẽ giúp bạn xác định rõ giá trị đồng tiền của bạn cũng như những khoản chi mà bạn cần để tâm để cắt giảm bớt.”

Tiền thực sự sẽ đẻ ra tiền nhanh chóng nếu bạn áp dụng 6 thói quen không tốn quá nhiều thời gian và nỗ lực sau - Ảnh 1.

Để theo dõi các khoản chi của mình, bạn có thể sử dụng bảng tính hoặc đơn giản hơn là sử dụng một ứng dụng nào đó như Mint, You Need a Budget hay Personal Capital.

2. Tự động hóa tài chính

Tự động hoá tài chính hay gửi tiền của bạn trực tiếp từ tài khoản séc hoặc tiền lương vào các tài khoản đầu tư hay tài khoản tiết kiệm là chiến lược thường được những người nghỉ hưu sớm và giỏi tiết kiệm sử dụng.

Richard Meadows, 26 tuổi, đã tiết kiệm được 100.000 USD trong 3 năm chia sẻ: “Chiến lược này sẽ ngăn bạn tự mình phá hỏng quá trình phát triển, tiến bộ của bản thân. Nếu một lúc nào đó bạn không khống chế được ham muốn của bản thân và tiêu toàn bộ số tiền bạn định dành để tiết kiệm cho một đêm vui chơi hay những đôi giày mới mà bạn không thực sự cần, bạn sẽ chẳng còn đồng nào và kế hoạch tiết kiệm sẽ chẳng đi tới đâu.”

Tuy nhiên, nếu bạn tự động dành riêng một số tiền dùng cho thời gian hưu trí hoặc hướng tới những mục tiêu tiết kiệm lớn hơn như mua nhà, mua xe, những cám dỗ sẽ khó lòng phá hoại được quá trình tiết kiệm của bạn.

3. Bắt đầu với một sự thay đổi nhỏ

Chris Reining, người đã xây dựng một danh mục đầu tư trị giá 1 triệu USD ở độ tuổi 35, cho hay bắt đầu từ điều nhỏ là chìa khóa giúp bạn tiết kiệm một nửa thu nhập của mình.

Ông chia sẻ với CNBC Make It: “Tôi biết có nhiều người nói rằng bạn không cần phải lo nghĩ khi bỏ 5 USD để mua một cốc Latte, những tôi lại càng nghĩ về nó nhiều hơn, việc giảm bớt một cốc cà phê giá 5 USD là một điểm khởi đầu tốt cho việc tiết kiệm.

Bởi những việc to lớn như cố gắng để giảm kích thước ngôi nhà của mình, từ bỏ những chiếc xe và thực hiện tất cả những sự thay đổi mạnh mẽ này, là quá sức với bạn và rồi bạn sẽ chẳng làm được điều gì cả.”

Tiền thực sự sẽ đẻ ra tiền nhanh chóng nếu bạn áp dụng 6 thói quen không tốn quá nhiều thời gian và nỗ lực sau - Ảnh 2.

Sau cà phê sáng, Reining đã loại bỏ bữa ăn trưa giá 15 USD mà ông vẫn mua mỗi ngày. Kế tiếp, ông cắt giảm những thứ lớn hơn như khoản tiền 1000 USD/ tháng mà ông dành cho các chuyến bay. Chính những thay đổi nhỏ trong thói quen chi tiêu hàng ngày đã đưa Reining tới những thay đổi lớn hơn và sau cùng, ông đã tiết kiệm được một khoản lớn. Bạn cũng hoàn toàn có thể giống như Chris Reining nếu áp dụng ngay chiến lược này.

4. Theo dõi tiến độ tiết kiệm, giá trị tài sản ròng của bạn 

Đây là một chiến lược hiệu quả nữa được nhiều người sử dụng. Meadows, người luôn theo dõi giá trị tài sản ròng của mình bằng một bảng tính tùy chỉnh, nói rằng nếu bạn không đánh giá và theo dõi quá trình tiết kiệm của mình, bạn không thể nắm bắt chính xác tình hình tiết kiệm của bản thân. Bạn cũng sẽ không biết được liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không.

Grant Sabatier cũng giống Meadows, luôn theo dõi sát sao việc tiết kiệm tiền của bản thân và đã tăng số tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng của mình từ 2.26 USD lên 1 triệu USD chỉ trong vòng 5 năm.

Ông cho hay một bước quan trọng mà ông đã sử dụng để theo dõi giá trị tài sản ròng của mình là kiểm tra nó mỗi ngày khi thức dậy và uống cà phê sáng. Với ông, việc quan sát những con số này tăng lên từng ngày là một trong những động cơ thúc đẩy lớn nhất đối với việc tiết kiệm.

5. Thay đổi suy nghĩ của bạn

Bạn không thể tiến xa về phía trước mà không dựa vào những suy nghĩ đúng đắn nên hãy cam kết chắc chắn là bạn bắt đầu tiết kiệm ngay lúc này. Bắt đầu ngay, không trì hoãn, chiến lược này đã mang lại hiệu quả lớn cho Matt, một người dấu tên trên trang “Distilled Dollar”, cùng vị hôn thê của anh. Cặp đôi người Chicago này đã tiết kiệm được 60% thu nhập của họ và lên kế hoạch độc lập tài chính trước 35 tuổi.

Matt viết trên blog của mình: “Chúng tôi đã từ bỏ một thói quen xấu là luôn tìm đọc những mẹo hay nhưng không bao giờ bắt đầu thực hiện những mẹo đó. Hãy tránh mắc lỗi giống chúng tôi. … Đúng vậy, hãy làm điều gì đó ngay hôm nay … và bắt đầu tiết kiệm tiền.”

6. Đầu tư

Là một người nghỉ hưu sớm, Steve Adcock chia sẻ với CNBC Make It rằng nếu chỉ tiết kiệm tiền thì bạn sẽ không thể trở nên giàu có được. Nếu bạn đang tìm cách để làm giàu và sở hữu một khối tài sản nhất định hay nhân đôi khoản tiết kiệm của mình, điều quan trọng bạn cần phải làm là hãy đầu tư khoản tiết kiệm đó.

Tiền thực sự sẽ đẻ ra tiền nhanh chóng nếu bạn áp dụng 6 thói quen không tốn quá nhiều thời gian và nỗ lực sau - Ảnh 3.

Điều này có nghĩa thay vì để tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng, bạn hãy đầu tư số tiền đó, đưa chúng vào thị trường. Qua một thời gian, bạn sẽ thấy lãi suất của khoản tiền đó tăng thêm gấp bội.

Đầu tư sẽ khiến khoản tiền tăng lên với tốc độ nhanh hơn lãi đơn, bởi ngoài phần lợi nhuận thu được từ số tiền bạn đã đầu tư, bạn còn thu được thêm lợi nhuận phái sinh từ phần lợi nhuận gốc. Như vậy, bạn sẽ không phải cố sức tiết kiệm nhiều tiền để đạt được những mục tiêu tài chính của bản thân.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Tiết kiệm chắc hẳn là cách phổ biến nhất, được nhiều người truyền tai nhau nhất để trở nên giàu có. Nghe thì có vẻ hợp lý nhưng theo Steve Adcock, minh chứng cho việc nghỉ hưu sớm thành công, điều này không thực sự chính xác. Cặp vợ chồng Steve và Courtney Adcock đã nghỉ hưu ở tuổi 36 và dành toàn bộ thời gian để đi du lịch.

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 1.

Vợ chồng Steve và Courtney Adcock đã đạt được tự do tài chính để nghỉ hưu sớm từ khi 35 tuổi. Hiện nay, họ dành toàn bộ thời gian để đi du lịch.

Tiết kiệm tiền không giúp bạn giàu lên

Tiết kiệm tiền là tốt nhưng để giàu lên từ những đồng tiền tiết kiệm đó thì xin chia buồn là bạn sẽ khó đạt được ước nguyện. Bạn có thể uống nước để thay cho bia hay soda, tính ra một năm cũng tiết kiệm được vài trăm đô la. Nhưng con số đó liệu có thể coi là “giàu”? Chúng có thể giúp bạn thay đổi cuộc sống? Chúng có giúp bạn nghỉ hưu sớm và tận hưởng suốt quãng đời còn lại một cách nhàn nhã bên bờ biển?

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 2.

Đáng buồn là không!

Bạn có thể nghỉ hưu sớm hay không phụ thuộc vào nguồn tài chính bạn đang có. Cần nhấn mạnh rằng, đó là số tiền bạn có chứ không phải số tiền bạn tiết kiệm được.

Thay đổi thói quen chi tiêu, tập trung vào những thứ thiết yếu là tốt, là hành động tuyệt vời. Nhưng đó không phải là bí quyết để có thể nghỉ hưu sớm. Sự giàu có đến từ một nguồn rất khác: Đầu tư. Có câu “Đồng tiền nằm im là đồng tiền chết”, nếu bạn chỉ tiết kiệm tiền mà không biết tận dụng chúng thì không khác nào đây là sự chuẩn bị sớm cho cái chết của chính bạn chứ không phải là sự giàu sang. Bạn chỉ có thể nghỉ hưu sớm khi biết cách sản sinh ra tiền từ những đồng tiền tiết kiệm.

Khi nào tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn nghỉ hưu sớm

Tất nhiên, tôi vẫn ủng hộ ý kiến tiết kiệm tiền. Mặc dù việc làm đó sẽ không giúp bạn thoát khỏi chốn công sở nhàm chán nhưng đó là một thói quen tốt, cần được phát huy. Còn nếu bạn muốn được nghỉ hưu sớm, tận hưởng sớm thì tôi có một công thức dành cho bạn: Mục đích tiêu tiền + Động lực = Cơ hội được tự do tài chính.

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 3.

Giả sử bạn có rất nhiều động lực, rất nhiều ham muốn được nghỉ hưu sớm, vậy là bạn đã có 1 vế của phương trình. Bạn cũng có một số tiền tiết kiệm nhất định, tuy chưa phải là quá giàu nhưng đối với bạn cũng là đã “xêm xêm”. Bây giờ bạn cần tự hỏi mình một câu, rằng mục đích của số tiền đó là gì? Nói cách khác, tiền của bạn đang làm việc cho bạn hay bạn đang làm việc cho số tiền đó? Nếu là ở vế trước, xin chúc mừng bạn đã đi đúng hướng. Nếu là vế sau, xin chia buồn vì có lẽ đến 60 tuổi bạn vẫn đang ngồi ì ở một văn phòng cũ kỹ nào đó thôi.

Tiền đầu tư có mục đích càng nhiều thì phương trình này càng dễ đạt được. Đừng chỉ “không chi tiêu”. Hãy đầu tư tiền tiết kiệm của bạn để đồng tiền phát huy ý nghĩa thực sự của nó.

Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu hay tiết kiệm từng nào

Mỗi người có một cách khác nhau để trở nên giàu có. Trừ khi bạn tự nhiên trúng sổ xố hoặc thừa kế một đống tiền, còn nếu không bạn cũng giống như phần lớn người dân trên thế giới này. Mỗi ngày bạn phải thức dậy, đi làm, kiếm sống, chiến đấu với những nhu cầu tối thiểu.

Nhưng bạn vẫn may mắn hơn nhiều người khi không phải chắt chiu từng đồng, không bị phá sản hay phải bán công ty để trả nợ. Bạn vẫn có thể mua những thứ mình muốn nếu nó nằm trong giới hạn chi tiêu. Tất cả những điều đó vẫn không quan trọng bằng một câu hỏi đơn giản nhưng sâu sắc: Mục đích cho những đồng tiền của bạn là gì?

Làm thế nào để đồng tiền có mục đích?

Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này - Ảnh 4.

Nếu bạn cũng giống như tôi, biến đồng tiền có mục đích thành chìa khóa để được nghỉ hưu sớm thì có thể tham khảo những điều sau.

– Biết được tiền của mình đang đi đâu: Bảng kê tài chính là một điều vô cùng cần thiết để bạn nắm được tình hình tài chính của bản thân, biết rằng tiền của mình đang thất thoát đi những nơi nào. Điển hình là những khoản thanh toán tự động cho những dịch vụ mà bạn không sử dụng nữa.

Suy nghĩ về tương lai của bạn: Hầu hết mọi người không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Tất nhiên, chúng ta đều muốn được “thành công”, nhưng điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là bạn sớm nghỉ hưu hay vẫn gắn bó với công việc đang làm một cách nhàn tản? Liệu 20 năm sau, bạn vẫn ở ngôi nhà đó, lái chiếc xe đó, làm công việc đó? Liệu có điều gì đổi khác hay không?

Dù bạn có muốn nghỉ hưu sớm hay không thì biết chính xác những gì bạn muốn cho tương lai của mình cũng sẽ giúp bạn định hướng mục đích cho đồng tiền.

– Đầu tư: Có rất nhiều nguồn đầu tư bạn có thể thực hiện như cổ phiếu hay đầu tư Hưu trí. Cần tìm hiểu kỹ các nguồn đầu tư này và nên nhớ là gắn bó với nó, cho nó thời gian. Gấp gáp không làm nên thành tựu đâu!

Kiên trì: Nghỉ hưu sớm rất dễ, nhưng không nhanh. Phải mất nhiều năm phấn đấu bạn mới có được một nguồn thu ổn định chứ chưa dám nói đến chuyện sống dư dả, thừa thãi. Bởi thế, hãy luôn đầu tư, luôn đổi mới phương thức kiếm tiền.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/CNBC

Hai hôm trước tôi có cùng một độc giả nói chuyện, tôi gọi anh ấy là anh Lý, bởi anh ấy hơn tôi một tuổi, năm nay 36 tuổi, hiện tại đang tìm việc, công việc trước lương tháng 12 triệu, không có hoa hồng, không thưởng cuối năm, làm được 3 năm.

Anh ấy bộc bạch với tôi: ở tuổi này kiếm việc quả thực rất khó.

Anh Lý tháng trước đi phỏng vấn 8 công ty, nhưng đều bị từ chối. Thực ra anh ấy nộp CV cho mười mấy công ty nhưng chỉ được 8 công ty gọi phỏng vấn.

Người 36 tuổi đi tìm việc khó như vậy ư?

Đúng vậy, thị trường việc làm hiện nay có một hiện tượng gọi là “hiện tượng 35 tuổi”, nhiều công ty khi tuyển dụng đều có kèm theo yêu cầu đó là dưới 35 tuổi.

Đứng từ góc độ của công ty để suy xét, tôi có thể hiểu được sự phiến diện này, nhưng đôi khi, sự phiến diện nó tồn tại đồng nghĩa với sự hợp lý.

1. Hiện tượng 35 tuổi: những người trung niên bị từ chối

Tại sao 35 tuổi lại không được tuyển dụng?

Đầu tiên là thể lực

Những người hơn 30 tuổi phần lớn họ đều đã từng lăn lộn trên thương trường, cơ thể dù sao cũng không còn được trẻ trung, linh hoạt như những người trẻ, chỉ cần làm việc mười mấy tiếng một ngày là đã phải nhắc nhở bản thân chú ý đến sức khỏe, nhưng còn người trẻ, làm việc 17, 18 tiếng một ngày đối với họ là chuyện bình thường, ngủ say một giấc là đã có thể hồi phục lại thể lực.

Tiếp theo là tinh thần

Những người ở tuổi này họ phần lớn đều đã có gia đình, điều này có nghĩa là họ còn rất nhiều thứ nữa phải lo toan, vừa tan làm một cái là muốn về nhà đúng giờ nấu cơm cho gia đình, công việc chỉ là một phần trong cuộc sống của họ.

Còn những người trẻ vừa mới tốt nghiệp xong, công việc có thể là cả cuộc sống của họ, họ còn có rất nhiều mơ ước và luôn hết mình theo đuổi, thực hiện mơ ước đó.

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người 35 tuổi: Kinh nghiệm, quan hệ xã hội không thể giúp bạn đỡ ì hơn! - Ảnh 1.

Thứ 3 là tiềm năng

Nhiều công ty thà tăng cho nhân viên mới 2 triệu cũng không muốn tăng cho nhân viên cũ 500 nghìn, bởi tiềm năng của người trẻ có thể khai thác rộng hơn, đầu tư cho họ thì hiệu quả đem lại có thể cao hơn, còn những người ở tuổi trung niên thì giá trị của họ cũng không còn cao nữa, nhiều lắm cũng chỉ là dựa vào kinh nghiệm để làm việc.

Ưu thế lớn nhất của dân công sở đã bước vào tuổi trung niên đó là kinh nghiệm và quan hệ xã hội.

Có một điều trớ trêu là có những người làm việc 10 năm rồi nhưng lại chỉ có 1 đến 2 năm kinh nghiệm, rồi lại cứ thế dùng đi dùng lại chút kinh nghiệm ít ỏi này suốt chục năm trời, không bỏ ra thời gian để phát triển bản thân hơn, ngay cả mối quan hệ xã hội cũng nghèo nàn đến đáng sợ.

Trừ phi bạn có đủ bản lĩnh để đem lại khách hàng cho công ty mới, làm cho người ta thấy được rằng bạn có khả năng đem lại lợi nhuận cho công ty họ nếu không thì quả thực sẽ khá khó khăn để tìm được một công việc như ý.

Còn một điểm nữa mà nói ra nghe có vẻ chua xót nhưng có một thực tế đó là những người trẻ sẽ dễ nắm bắt và họ cũng nghe lời hơn. Đối với những người đã lăn lộn nhiều năm rồi thì họ thường trở nên độc lập, khó nắm bắt hơn bởi họ cho rằng bản thân mình có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, công ty không dễ gì sa thải mình. Khi doanh nghiệp vẽ ra cho người trẻ một viễn cảnh vô cùng hứa hẹn, những người trẻ họ tin vào điều đó và dốc hết sức mình đi làm việc, còn những người đã làm việc lâu năm thì sao? Họ sẽ nghĩ thầm trong lòng: “Lại lừa tôi!!!”

2. 4 việc phải làm trước khi 35 tuổi

Đừng lãng phí thời gian, hãy học cho mình một món nghề sở trường nào đó

Trước tới giờ tôi luôn tin vào câu: “Gieo nhân nào gặp quả nấy”. Nếu bạn cứ tiếp tục lãng phí thời gian, sống không có lí tưởng, làm việc không có trách nhiệm thì tương lai sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải lãnh hậu quả.

Lúc còn trẻ hay lãng phí thời gian, khi nghỉ việc có thể nói là sẽ rất thảm. Hơn 30 tuổi mà lương không khác người vừa tốt nghiệp là mấy, điều này chứng tỏ bạn chưa cố gắng đủ trong suốt những năm làm việc, từ đó cũng có thể nhìn ra năng lực, kinh nghiệm, quan hệ xã hội của bạn chưa chắc đã đủ để bạn có thể tìm một công việc mới.

Vì vậy, nhân lúc còn trẻ nhất định phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực của bản thân, mở rộng các mối quan hệ, hơn hết đó là nhất định phải có một sở trường nào đó, phòng sau này có xảy ra biến cố thì ít nhất bạn vẫn có cái mà dùng.

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người 35 tuổi: Kinh nghiệm, quan hệ xã hội không thể giúp bạn đỡ ì hơn! - Ảnh 2.

Đọc sách nhưng phải là những cuốn sách thực dụng

Tầm quan trọng của việc đọc sách thì sách báo nào cũng đều nói rồi nên tôi cũng không nói nhiều nữa. Bất kể là ở độ tuổi nào thì cũng nên đọc sách, nhưng nên đọc những quyển sách như nào?

Những cuốn sách truyền cảm hứng, nên xem nhưng không nên xem quá nhiều. Đọc những quyển sách này không phải để bạn bắt chước, thực hiện theo con đường của những người thành công mà là để giúp bạn giữ được tinh thần biết hi vọng, giúp bạn có động lực để tiếp tục cố gắng.

Nên xem những cuốn sách thực dụng. Ví dụ như những cuốn sách liên quan đến chuyên môn của bạn, những cuốn sách nói về các đạo lý giúp con người xử lý tình huống, hay những cuốn sách về sở thích. Những cuốn sách này sẽ giúp bạn nâng cao bản thân hoặc đôi khi cũng có thể trở thành chủ đề nói chuyện giúp bạn mở rộng hay duy trì các mối quan hệ xã hội.

Tập thể dục, không phải vì vóc dáng mà là vì sức khỏe

Cơ thể của người trưởng thành sẽ yếu đi theo thời gian, tập thể dục sẽ giúp quá trình yếu đi đó diễn biến chậm hơn một chút.

Khi còn trẻ, bạn có thể liều mạng làm việc nhưng xin đừng quên tập thể dục, không phải vì vóc dáng mà là vì sức khỏe. Ngoài ra còn vì một lí do khá thực tế đó là tiết kiệm tiền, giảm thiểu số lần bạn phải đến bệnh viện.

Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người 35 tuổi: Kinh nghiệm, quan hệ xã hội không thể giúp bạn đỡ ì hơn! - Ảnh 3.

Kiếm tiền, tích tiền, quản lí tài chính

Tôi chưa bao giờ cảm thấy ngại ngùng khi nói về chuyện tiền bạc, tôi nghĩ khi còn trẻ thì thực dụng một chút chẳng có gì là không tốt cả.

Nếu làm việc ở một công ty nào đó mà bạn vừa không học được gì, vừa không kiếm được bao nhiêu tiền, lại cũng chẳng có được bao nhiêu mối quan hệ vậy thì đừng nghĩ đến chuyện nỡ hay không nỡ mà hãy quyết đoán lựa chọn rời công ty.

Trước 35 tuổi, hãy tận lực tiết kiệm tiền, nhằm chuẩn bị cho tương lai, hãy học cách quản lý tài chính, đừng để tiền của bạn nhàn rỗi.

Đừng lười biếng, trong tình huống cho phép thì hãy cố gắng tiếp xúc nhiều hơn với những chuyện mới mẻ, hãy làm một người trẻ năng nổ, đừng chỉ bó buộc mình trong một nghề nghiệp mà hãy mạnh dạn xông pha, vừa có thể kiếm thêm tiền vừa mở một con đường khác cho mình, con đường bạn đi ngày hôm nay, mỗi một bước chân đều có ý nghĩa.

35 tuổi, đây không phải xuất phát điểm của cuộc đời, nhưng nó cũng không phải là điểm kết thúc. Mặc dù biết ông trời không triệt đường ai bao giờ nhưng tôi hi vọng mỗi người khi còn trẻ hãy chuẩn bị trước, đừng để đến lúc gặp chuyện rồi mới bắt đầu cuống cuồng lên.

Nỗ lực luôn luôn có ý nghĩa, mong rằng con người ta khi đến tuổi trung niên vẫn có thể kiểm soát tốt cuộc sống của mình.



Như Quỳnh


Theo Trí Thức Trẻ

Có một phát hiện thú vị như sau: Những người ngay từ nhỏ đã hào phóng mời bạn bè đi ăn thì bây giờ họ vẫn có một cuộc sống đầy đủ. Ngược lại, những người luôn luôn trốn tránh việc trả tiền và tiêu tiền thì sau bao năm vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.

Tại sao lại như thế? Từ xưa đến nay chúng ta đều được giáo dục rằng: “Phải biết tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Không cần biết kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ cần tiết kiệm là sẽ có tiền”. Lẽ nào lí luận này là sai?

Chúng ta lại hay nhìn thấy một số người thường đến những nhà hàng sang trọng, uống rượu ngoại, dùng hàng hiệu, mỗi lần tiêu hết hàng chục, hàng trăm triệu. Xa xỉ chưa? Tất nhiên, vẫn có người nói: “Thế mà gọi là xa xỉ hả? Anh chưa nhìn thấy những người còn sang trọng hơn à?”.

Đúng thế, phải thừa nhận là còn có những người giàu có, sang trọng hơn rất nhiều. Điều tôi nói trên chỉ là một ví dụ. Theo lí mà nói, người tiêu tiền như vậy thì càng tiêu càng ít đi mới đúng. Nhưng thực tế, họ càng tiêu tiền lại càng nhiều tiền. Vậy rốt cục tiết kiệm tiền mới giàu hay tiêu tiền mới giàu?

Hơn 80% số người trong xã hội này đang không ngừng tiết kiệm tiền. Những gì có thể tiết kiệm họ sẽ tiết kiệm, những gì cần tiêu ít tiền họ cố gắng tiêu ít; tiền có thể gửi ngân hàng, họ sẽ mang đi gửi; và tiền gửi ngân hàng chiếm hơn 80% số tài sản của họ. Còn đối với người giàu có thì sao? 

Tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm chưa đến 1% tổng tài sản của họ. Số tiền còn lại, họ tuyệt đối không gửi trong ngân hàng, mà ngược lại luôn tìm cách vay tiền ngân hàng để quay vòng vốn. Ngân hàng là nơi thu thập tiền của những người không dùng đến tiền để cho người cần tiền vay, và 80% số tiền của những người tiết kiệm kia đã bị những người giàu có tiêu mất. Mà những người này càng tiêu lại càng nhiều tiền.

Nghịch lý xã hội: Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người càng tiết kiệm lại càng nghèo? - Ảnh 1.

Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người không dám tiêu tiền lại càng nghèo? Bản chất là do tư duy của họ khác nhau. Người thích tiết kiệm khi đi mua đồ luôn nghĩ: “Làm thế nào mua được càng rẻ càng tốt, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó”. Những thứ yêu thích lại không dám mua: “Đợi khi nào nhiều tiền hãy mua, hiện tại tiền này dùng vào việc khác trước”.

Người giàu lại khác. Một khi họ thích thứ gì, họ luôn nghĩ: “Làm thế nào mình mới có thể mua được nó? Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền?”. Đó chính là sự khác biệt giữa người thích tiết kiệm và người thích tiêu tiền. 

Với việc không ngừng suy nghĩ làm sao để có tiền thỏa mãn những tham vọng của bản thân, họ sẽ tìm ra càng nhiều phương pháp kiếm tiền. Khi đã nhiều tiền rồi, họ lại nghĩ làm thế nào kiếm được nhiều tiền hơn nữa? Và sau đó họ sẽ mua những thứ họ thích, sống cuộc sống xa hoa, tiện nghi mà nhiều người mơ ước. Người dám tiêu tiền, có tham vọng giàu sang thì họ sẽ có động lực để kiếm tiền.

Ngoài ra, xét về góc độ duy tâm, chúng ta thấy những gì mà trong tiềm thức luôn luôn khao khát một thời gian dài, thì năng lượng của bản thân sẽ thôi thúc ta bằng mọi cách phải đạt được, và đây là quy luật hấp dẫn của vũ trụ. Cuộc sống hiện tại là sự phản ánh tư duy trong quá khứ, và cuộc sống sau này lại chính là do suy nghĩ hiện tại mà ra.

Đối với người thích tiết kiệm, với họ càng tiết kiệm càng có nhiều tiền. Thực ra, đó là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch. Vào thời điểm đó, mọi người đều có một số tiền và của cải nhất định, chỉ có tiết kiệm mới có được nhiều hơn. Ngày nay, nguồn tài sản của người dân đa dạng, và khái niệm kiếm tiền đã bao hàm nhận thức về tiết kiệm tiền. 

Nghịch lý xã hội: Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người càng tiết kiệm lại càng nghèo? - Ảnh 2.

Có vô số thực tế đã chứng minh: Người càng keo kiệt, càng không dám tiêu tiền và càng nghèo. Lúc cần dùng đến tiền phải rộng rãi chi ra. Chẳng hạn: Khi đầu tư làm ăn lớn như mở cửa hàng mà trong đầu không có suy nghĩ phải bỏ tiền đầu tư thì làm sao có thể kiếm được tiền? Muốn tìm được nhiều đối tác mà không chịu chi tiền mời họ đi ăn uống, giao lưu thì ai muốn hợp tác với mình?.

Để từ bỏ một thói quen quả thực rất khó. Đặc biệt là thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nếu bạn khao khát muốn thay đổi chất lượng cuộc sống, vậy còn đợi gì nữa, hãy mạnh dạn thay đổi cách nghĩ và thói quen tiêu tiền của bạn. Hãy nghĩ làm cách nào có thể kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn những tham vọng đó. 

Tuy nhiên, các bạn đừng nhẫm lẫn việc tiêu tiền với hoang phí tiền. Tiền kiếm ra để tiêu và tiêu tiền thế nào cũng là một nghệ thuật. Những người giàu quan niệm: Miễn là không hoang phí tiền, còn tiêu vào đâu đều là hợp lý. Ví dụ: Mua một đôi giày đắt tiền chính là một sự đầu tư thông minh, bởi ngoài giá trị lâu bền, đôi giày đắt tiền còn có khả năng tăng sự tự tin và địa vị xã hội. Vì vậy, đây không phải là tiêu tiền hoang phí mà là sự đầu tư có mục đích.

Nếu không có khả năng tiêu tiền một cách khôn ngoan thì cách tốt nhất bạn có thể làm là tiết kiệm tiền. Và nếu biết sử dụng tiền một cách hợp lý, “biết” tiêu tiền thì hãy phát huy nó, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thảnh một tỷ phú.



Thu Hoài


Theo Trí Thức Trẻ