Tag

sức mạnh

Browsing

Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có – đó chính là nhà lãnh đạo tài năng. Họ có năng lực khắc chế sự khủng hoảng, bởi dường như họ được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất. Bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy hưng phấn khi chiến thắng nên khó khăn càng lớn càng kích thích bản năng mãnh hổ trong họ.  

Đặc biệt, người lãnh đạo giỏi luôn giỏi trong việc quản lý từ cấp nhóm cho tới cấp công ty, tập đoàn… Việc dụng quân của họ vô cùng khoa học, trật tự, có tổ chức, có ý đồ. 

Hãy xem, nguyên tắc một vị sếp giỏi vận hành công ty và dùng người như thế nào:

1. Những ai thích đàn đúm, tụ tập, gặp gỡ thì đừng nên giao phó việc gì

Nghe có vẻ hơi cực đoan, nhưng rõ ràng nhà lãnh đạo cần có thái độ quyết liệt với những nhân viên lười lao động. Đàn đúm, tụ tập, buôn chuyện tầm phào… chắc chắn không bao giờ mang lại hiệu quả công việc tốt. Đây cũng là cách “đốt” thời gian lao động một cách bừa phứa, lãng phí, vô tội vạ của những nhân viên “hay ăn không hay làm”. Đương nhiên rồi, chẳng người sếp nào muốn bỏ tiền của mình trả lương cho những nhân viên kém cỏi, không mang lại lợi ích cho công ty. 

2. Bí quyết để trở thành nhà quản lí giỏi là tách những kẻ ghét mình xa khỏi đám đông đang chần chừ

Có một sự thật là, những kẻ ghét mình sẽ mãi mãi ghét mình. Trên thương trường, cuộc chiến giữa các phe đối lập càng khốc liệt, tinh vi. Có câu “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, nhưng nếu không kéo thêm được cộng sự, đồng minh nào, tốt nhất hãy tách họ ra khỏi những kẻ ghét mình, kẻo những người ở phe “trung lập” sẽ đổ xô về phía “quân địch”. Lúc này, tương quan lực lượng thay đổi, rõ ràng bất lợi cho mình là điều khó tránh khỏi. “Thêm bạn bớt thù” là tốt, nhưng không thêm được bạn, thì hãy để những người trung lập ấy tránh xa kẻ thù của mình một chút. 

Nguyên tắc dụng quân của sếp giỏi: Đừng bao giờ xem thường sức mạnh những kẻ ngốc trong đám đông lớn - Ảnh 1.

3. Đừng bao giờ xem thường sức mạnh của những kẻ ngốc trong những đám đông lớn

Đừng bao giờ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Có những người nhìn bề ngoài rất bình thường, thậm chí khù khờ, nhưng bên trong họ là nguồn nội lực mạnh mẽ. Là vị sếp giỏi, bạn phải có khả năng đánh thức năng lực tiềm ẩn ấy à phát huy nó. 

Theo một nghĩa khác, đám đông thường có sẵn sự nhiệt tình, thêm sự đóng góp của kẻ khờ, đủ hiểu kết quả sẽ “thê thảm” tới mức nào. Hẳn bạn còn nhớ công thức: Ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại? 

Dù theo nghĩa nào, cũng không được ngó lơ những “kẻ ngốc” chốn công sở. Biết đâu, đó chỉ là một lớp ngụy trang tinh vi của kẻ thức thời. 

4. Chia để trị là nguyên tắc cai trị tốt nhưng tốt hơn là thống nhất để dẫn dắt

Người sếp giỏi thường có tầm nhìn xa và có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng của những nhân viên cấp dưới. “Chia để trị” trong trường hợp này nên hiểu là cách chia đầu việc theo nhóm dưới sự quản lý, giám sát của team leader. Nhưng, việc “chia để trị” này là cách giám sát công việc có hệ thống, nhằm phục vụ cho toàn bộ máy vận hành thông suốt. 

“Thống nhất” trong tập thể tạo nên một tập thể đoàn kết, vững mạnh, tạo nền tảng vững chắc trong công việc. 

5. Khi anh không thể cho họ nhìn thấy ngọn lửa, hãy giúp họ cảm nhận được sức nóng

Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi. 

Nhà tâm lý học Daniel Goleman, tác giả của cuốn sách: “Lãnh đạo: Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc” chỉ ra rằng ở mọi cấp bậc, trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp hai lần IQ và các kỹ năng chuyên môn trong việc tạo ra kết quả vượt trội. Trí tuệ cảm xúc là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà lãnh đạo tốt. Nếu không có nó, những người thông minh nhất, có kỹ năng và tham vọng nhất cũng không thể thành công khi lãnh đạo. Khả năng truyền lửa, truyền nhiệt của người lãnh đạo tới nhân viên là cách tốt nhất để tìm được những nhân viên tận lực và trung thành. Đó cũng là cách sếp giỏi thúc đẩy năng suất lao động, tinh thần đoàn kết, óc sáng tạo, làm việc hết mình của nhân viên cấp dưới. 



Dũng Trần


Theo Trí Thức Trẻ

Chinh phạt tới một nửa thế giới, mở rộng sự bành trướng và sức ảnh hưởng trên khắp khu vực Âu-Á, đại quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn thực sự trở thành nỗi khiếp sợ của không ít quốc gia thời bấy giờ.

Đội quân của Thành Cát Tư Hãn từng bị kìm hãm bởi một sức mạnh to lớn: Khoa học mới tìm ra - Ảnh 1.

Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra đế chế Mông Cổ hùng mạnh. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một nguyên nhân sâu xa làm chậm lại sức mạnh bành trướng của Đế chế Mông cổ trong hành trình chinh phạt, đó chính là biến đổi khí hậu .

Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân sâu xa kìm hãm sự bành trướng của đại quân Mông Cổ

Theo đó, khu vực miền Trung và nhiều vùng khác ở Trung Quốc có khí hậu ấm lên bất thường vào thế kỷ 13, khiến cho năng suất lúa bỗng tăng vọt, lương thực dư thừa giúp nhà Nam Tống có điều kiện vững chắc để phát triển kinh tế và quân sự, ngăn chặn quân Mông Cổ đánh chiếm và kìm hãm sự bành trướng lớn mạnh của đế quốc này.

Vào thế kỷ 13, kinh tế của miền trung, miền đông và phía nam Trung Quốc rất phát triển, và giàu có tới mức chiếm tới hơn 60% GDP toàn cầu. Ngoài ra, nhiều phát minh quan trọng cũng ra đời và phát triển trong thời kỳ đó như thuốc súng và la bàn.

Điều này là minh chứng cho thấy biến đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng giống như Vạn Lý Trường Thành ở phía Bắc Trung Quốc, giúp ngăn chặn quân Mông Cổ tấn công.

Nhóm chuyên gia chia sẻ trên tạp chí Biến đổi khí hậu: “Phát hiện quan trọng cho thấy một thời kỳ ấm áp đặc biệt với nhiệt độ gia tăng ở phần lớn Trung Quốc trong thế kỷ 13, đặc biệt là tại miền Trung, và miền Đông Trung Quốc“.

Dù không tham gia nghiên cứu nhưng Dong Guanghui, giáo sư chuyên ngành lịch sử địa chất học ở ĐH Lan Châu ở Cam Túc thuộc phía Tây Bắc của Trung Quốc, cho biết rằng, xã hội cổ xưa thường nhạy cảm hơn nhiều trước những tác động của biến đổi khí hậu do nền kinh tế lúc bấy giờ đa phần phụ thuộc vào nông nghiệp và các hoạt động kinh tế, giao thương có liên quan tới nông nghiệp.

Chính vì vậy, khí hậu ấm nóng bất thường đã vô tình đem lại lợi ích và năng suất vượt trội cho nhà Nam Tống, tạo tiền đề nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế và xây dựng quân đội vững mạnh.

Khí hậu dường như khá ưu ái và mang lại nhiều lợi ích cho nhà Nam Tống (1127-1279), giúp tạo vật cản thách thức cho Thành Cát Tư Hãn và những người kế vị ông sau này. Nhà Nam Tống sau đó chỉ bị quân Mông Cổ đánh bại khi bắt đầu suy yếu, kinh tế ngày càng kiệt quệ và nạn tham nhũng hoành hành.

Nghiên cứu đáng chú ý này do các chuyên gia bao gồm Giáo sư Shi Feng tại Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc dẫn đầu, kết hợp cùng các đồng nghiệp tới từ châu Âu, Nepal, Nhật Bản và Pakistan để tiến hành phân tích hàng trăm dữ liệu từ khắp thế giới, đồng thời so sánh về những biến đổi của nhiệt độ mùa hè ở khu vực châu Á trong suốt thiên niên kỷ qua.

Nghiên cứu đã cho thấy một cái nhìn toàn diện nhất về những tác động và ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu trong hơn 1.000 năm qua tại khu vực châu Á, bằng cách thu thập và phân tích các dữ liệu đa dạng từ trầm tích hồ, quần thể cây cối ở Mông Cổ và nhiều nơi khác.

Đội quân của Thành Cát Tư Hãn từng bị kìm hãm bởi một sức mạnh to lớn: Khoa học mới tìm ra - Ảnh 2.

Đại quân Mông Cổ thực hiện nhiều cuộc chinh phạt trên phạm vi rộng lớn trải rộng khắp Á-Âu. Ảnh minh họa

Đế chế Mông Cổ được thiết lập sau khi nhà quân sự tài ba Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) hợp nhất các bộ lạc ở vùng đông bắc châu Á vào năm 1206. Tồn tại xuyên suốt thế kỷ 13, đại quân Mông Cổ hùng mạng của Thành Cát Tư Hãn đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới khi tiến hành kéo quân thực hiện nhiều cuộc chinh phạt.

Dưới thời trị vì của ông và các người kế vị sau đó, lãnh thổ của Mông Cổ trải rộng từ Á sang Âu, tới tận phía Tây xa xôi, trong đó có cả Ba Lan vào năm 1259.

Tuy nhiên, không thuận lợi như khu vực phía tây, việc mở rộng và bành trướng lãnh thổ của đại quân Mông Cổ về phía Nam được cho là chậm hơn nhiều.

Trên thực tế, mặc dù nhiều lần kéo quân tấn công để đánh chiếm phía Nam nhưng phải mất tới 4 thập kỷ thì hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn mới đánh bại được Nam Tống và tiến hành thống nhất, chinh phục hoàn toàn Trung Quốc vào năm 1279.

Một số sử gia cho rằng nhà Nam Tống cuối cùng cũng bị đánh bại bởi vì chính những suy yếu trong hệ thống kinh tế, nạn tham nhũng, lạm phát, quan liêu, hơn là sự kiên trì và tham vọng chinh phạt của đại quân có khả năng cưỡi ngựa và bắn cung thiện xạ như Mông Cổ.

Đội quân của Thành Cát Tư Hãn từng bị kìm hãm bởi một sức mạnh to lớn: Khoa học mới tìm ra - Ảnh 3.

Công cuộc chinh phạt nhà Nam Tống của đại quân Mông Cổ phải chờ tới 4 thập kỷ sau đó mới hoàn thành. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, theo Giáo sư Dong Guanghui nhận định: “Từng có nhiều thời kỳ khí hậu ấm lên trong lịch sử, nhưng chỉ có duy nhất một Thành Cát Tư Hãn. Dù vậy, lịch sử đầy tính ngẫu nhiên và biến đổi khí hậu không quyết định mọi thứ“.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, các quốc gia, vùng lãnh thổ hay đế quốc lớn mạnh đều có thể được hưởng lợi ích hoặc chịu thương tổn trước những thay đổi của khí hậu.

Có vẻ như biến đổi khí hậu đã vô tình trở thành “vũ khí” uy lực cản phá bước tiến bành trướng của đại quân Thành Cát Tư Hãn về khu vực phía Nam Trung Quốc, và là nguyên nhân sâu xa giúp nhà Nam Tống giữ vững lãnh thổ ít nhất là trong khoảng 4 thập kỷ.

Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) là người sáng lập ra Đế chế Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Vị Khả hãn Mông Cổ này được coi là một trong những nhà lãnh đạo, nhà quân sự lỗi lạc và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử thế giới.

Ông luôn được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất. Lãnh thổ Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn trị vì trải rộng từ Á sang Âu, bao gồm nhiều khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Hungary, Đông Âu,…

Tham khảo nguồn: Ibtimes, SCMP



Theo Nguyễn Hằng


HELINO