Tag

sinh viên

Browsing

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?

– Là cái mới thay cái cũ.

– Là Công ty mới thay thế các Công ty cũ. Đại học mới thay thế đại học cũ.

– Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá lên thành nước công nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho một số đại học bứt phá lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu.

Cách mạng 4.0 đột phá về việc học: Chung qui chỉ có một chữ là LÀM NGƯỢC. Cách mạng 4.0 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả bất ngờ, cơ hội của các đột phá, cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước, đi theo cách này thì mãi mãi là người đi sau.

Đi sau, nhưng làm khác người đi trước, các công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, bằng cách này chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các nước đi trước chúng ta. 4.0 đi liền với từ Distructive, tức là phá huỷ, đột phá. Gọi là sự sáng tạo mang tính phá huỷ.

Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng, có quá nhiều hạ tầng 1.0, 2.0, 3.0 sẽ không có đủ can đảm phá huỷ, chỉ có những ai đang không có gì hay có rất ít thứ trong tay. Chúng ta đang có mọi thứ để thắng vì chúng ta không có gì trong tay, không có gì để mất.

– Trước đây: Học trước rồi làm sau. Bây giờ: Làm trước học sau; trải nghiệm trước học sau thì vào hơn. Đại học cần cho các em làm nhiều hơn, làm trước khi học.

– Trước đây: Không biết thì hỏi thầy, không biết thì đi học. Bây giờ: Biết thì hãy hỏi; tự học trước, biết 78-8-90% rồi thì mới hỏi thầy. Học rồi mới đi học.

– Trước đây: Học sách giáo khoa, cái đã có trước đây hàng chục, hàng trăm năm. Bây giờ: Học cái chưa có trong sách giáo khoa, thí dụ CN 4.0: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, Cloud, Hệ thống thực – ảo.

– Trước đây: Thầy dạy 100%. Bây giờ: Những người không phải thầy chuyên nghiệp, thí dụ như doanh nhân, chuyên gia sẽ dạy 30%.

– Trước đây: Giáo viên là thầy. Bây giờ: Thầy là huấn luyện viên. Huấn luyện viên thì trò làm là chính. Mô hình huấn luyện viên thì trò bao giờ cũng giỏi hơn thầy. Mô hình thầy thì trò bao giờ cũng kém hơn thầy.

– Trước đây: Làm nghiên cứu trên thế giới thực, trong phòng thí nghiệm, tốn kém, mất nhiều thời gian. Bây giờ: Làm nghiên cứu trên thế giới ảo, trong môi trường mô phỏng, như là trò chơi, không tốn kém, lại nhanh.

– Trước đây: Học sâu các chuyên ngành. Bây giờ: Cần học đa ngành. Cơ hội nằm ở liên kết các ngành, các tri thức khác nhau.

– Trước đây: Học trong trường. Bây giờ: càng mở càng tốt; liên kết các trường; liên kết doanh nghiệp, trên toàn thế giới.

– Trước đây: Chỉ cần biết ngôn ngữ người với người. Bây giờ: cần biết ngôn ngữ người và máy, ra lệnh cho máy, vì máy làm là chính, nên cần biết lập trình, biết coding.

– Trước đây: Học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ: Cần học cách tìm ra vấn đề là quan trọng nhất. Có việc rồi thì mới có các cái khác. Học cách tìm ra việc.

– Trước đây: Học để làm cái đã học, cái mọi người đã làm. Bây giờ: Học để làm cái chưa ai làm; tức là sáng tạo.

– Trước đây: Học sự tiệm cận, học sự tiến hoá, tốt lên từng ngày. Bây giờ: Học để đột phá, cuộc Cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những đột phá, cái mới thay thế cái cũ. Để phá huỷ thay vì tiến hoá.

– Trước đây: Thực là quan trong, dạy cái thực là chính. Bây giờ: Mọi cái thực đã được ảo hoá, vậy ảo là quan trọng; dậy cái ảo là chính, dạy sống và làm việc trong môi trường ảo. Dạy sáng tạo trên môi trường ảo.

– Trước đây: Nghe theo là quan trọng, học thuộc là quan trọng. Bây giờ: Tư duy phản biện là quan trọng, critical thinking.

– Trước đây học What, học How là quan trọng. Bây giờ học Why là quan trọng. Biết tại sao thì mới dám thay đổi.

– Trước đây: Tài sản quan trọng của Đại học là sách, là thư viện, là giảng đường. Bây giờ: Sách ở trên mạng, thì tài sản quan trọng của Đại học là phòng Labs, là công cụ mô phỏng, là máy móc, là hạ tầng CNTT, như là hạ tầng của doanh nghiệp vậy, như hạ tầng của nhà máy với nhiều công xưởng để làm.

– Trước đây: Thước đo Đại học không rõ ràng. Bây giờ thước đo của đại học là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp. Đi học đại học là một khoản đầu tư của người học, họ hoàn vốn bằng lương nhận được khi đi làm, nếu lương nhận được cao họ sẽ sẵn sàng chi trả cao để học trường đó.

– Trước đây: Cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn. Bây giờ: Cạnh tranh là khác biệt, là làm khác người khác.

– Trước đây: Chúng ta phấn đấu trở thành đại học MIT, trường công nghiệp hàng đầu của Mỹ, thì bây giờ chúng ta phấn đấu để không trở thành MIT, làm khác, dạy khác, học khác MIT, và vì vậy mà chúng ta hơn MIT. Còn những doanh nghiệp nào cần sinh viên MIT thì qua Mỹ tuyển họ về Việt Nam làm việc. Đại học MIT không phải đại học Mỹ mà là đại học Việt Nam. Còn Đại học Công nghiệp của chúng ta cung cấp sinh viên khác sinh viên MIT và đáp ứng một phân đoạn thị trường nào đó của Việt Nam.

– Trước đây: Chúng ta thiếu giáo viên giỏi, vì giáo viên giỏi phải là giỏi, là người giỏi. Là người dậy giỏi. Nếu cứ theo cách này thì không chỉ ta mà cả Tây cũng rất thiếu giáo viên giỏi. Nếu nay ta định nghĩa giáo viên là người giao việc cho sinh viên làm, và đo lường kết quả, rồi nhận xét thì nghề giáo viễn đã dễ tìm người hơn rất nhiều rồi.

– Trước đây: Chúng ta tìm giáo viên trong số những người giáo viên, thì cơ hội tìm được người không lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả mọi người có chuyên môn mà đại học cần và có đam mê dạy học thì cơ hội đã lớn hơn gấp nhiều lần. Trước đây chúng ta tìm người trong số 90 triệu người Viet Nam, bây giờ chúng ta tìm người chúng ta cần trong số 7 tỷ người trên thế giới thì dễ hơn rất nhiều.

– Trước đây: Lương giáo viên được định nghĩa hành chính, thì chúng ta cơ bản có người chất lượng tương ứng với đồng lương đó. Bây giờ tự chủ đại học, chúng ta trả lương theo thị trường, thị trường Vietnam và thị trường quốc tế, vậy thì ta có thể lấy bất cứ ai ta muốn.

– Trước đây: Người giỏi nhất là người giỏi nhất. Bây giờ: Người dốt nhất có thể là người giỏi nhất. Người giói nhất thì ít đi nhiều để học hỏi, vì vậy giỏi ở một góc. Người dốt thì phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra ai giỏi nhất cái gì, tích hợp những cái nhất đó lại và thành người giỏi nhất.

– Trước đây: Người thay đổi thế giới là người nói, là người đi khai sáng người khác. Bây giờ: Người khai sáng người khác, người thay đổi thế giới lại có thể là người hỏi một câu hỏi.

– Trước đây: Toán không quan trọng, có vẻ như ít tạo ra giá trị. Bây giờ: Toán là quan trọng nhất. Bây giờ mọi thứ máy làm được. Nhưng thuật toán thì không, thuật toán là cách chúng ta bảo máy làm. Xử lý dữ liệu là quan trọng nhát. Mà chỉ có toán, thuật toán mới xử lý dữ liệu để mang lại giá trị. Thuật toán hiệu quả hơn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn.

– Trước đây: Đi theo sau thì vẫn đi lên được. Bây giờ: The winner takes all. Người thắng cuộc, người đi đầu sẽ hưởng tất, người đi sau chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, đi sau thì phải đi trước. Đi sau thì phải vượt trội. Không đi theo nữa. Nếu chúng ta muốn tận dụng cơ hội 4.0 thì Việt Nam, thì Đại học Công nghiệp phải là người đi đầu, đi trước cả Đức là nước đầu tiên ý thức về CM 4.0.

– Trước đây: Chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường sẽ trở thành một mắt xích trong một tổ chức, một công ty. Bây giờ: chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường trở thành giám đốc của công ty 1 người, biết huy động các nguồn lực khác nhau để thực hiện công việc của mình. Viettel thường giao việc cho một người chủ trì một đề tài, người này có thể thuê cộng tác viên, có thể tuyển dụng nhân lực để thực hiện. Người sinh viên phải biết tổ chức công việc như một giám đốc.

Sinh viên, đầu tháng dư dả, cuối tháng cháy túi vì không biết chi tiêu hợp lý. Ai cũng chờ bố mẹ gửi tiền lên. Nhưng sinh viên ơi, đã bao giờ các bạn nghĩ rằng mình nên tự đi làm, bớt phụ thuộc quá vào bố mẹ đi không? 4.0 rồi, hàng trăm công việc ngoài xã hội có thể kiếm được tiền. Cứ tiêu tiền của bố mẹ hoài thì bao giờ mới lớn nổi, như thế có thấy mình kém cỏi quá không. Những câu chuyện dưới đây phần nào sẽ giúp bạn ngộ ra điều gì đó.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 1.

Chuyện của Nghĩa.

Mỗi khi nhắc tới ý chí, nghị lực và tinh thần tự lập, cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi là Bùi Trung Nghĩa (Nghĩa Bùi) – chàng sinh viên năm 4 khoa Tuyên truyền đồng thời là đội trưởng đội Kịch (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Sinh ra trong gia đình khá giả từng có đến 2 người giúp việc, không ai có thể ngờ Nghĩa bước vào cuộc sống sinh viên với 2 bàn tay trắng.

Bố mất, sự nghiệp đổ vỡ, mẹ vào miền Nam, Nghĩa đã phải tự mình kiếm việc làm ngay từ những ngày đầu lên Hà Nội học tập. Nghĩa kể: “Đồng lương đầu tiên mình kiếm được là 50.000 cát-xê vai phụ trong clip hài. Và chỉ vì không có ngoại hình mình nộp 15 bộ hồ sơ xin việc nhưng không chỗ nào nhận. May mắn có người quen giới thiệu cho làm bưng bê ở một khách sạn lớn, mỗi ngày làm 5 tiếng được trả 100.000 VNĐ. Không lâu sau, mình bị lừa vào công ty đa cấp làm khoảng 3-4 tháng rồi nghỉ.”

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 2.

Bùi Trung Nghĩa – sinh viên năm 4 khoa Tuyên truyền (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Tưởng chừng như những khó khăn đã dừng lại với Nghĩa. Nhưng cuộc sống vẫn muốn thử thách cậu khi đầu năm hai, chị gái Nghĩa không may qua đời, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng bù lại, Nghĩa nhận được sự giúp đỡ của những người bạn Đại học cùng việc có lịch đi diễn kịch và đóng clip đều hàng tháng cũng giúp Nghĩa có thu nhập để tự lo cho bản thân dù không nhiều. Sau đó, trong khoảng 2 tháng hè của năm hai đại học, Nghĩa mạnh dạn mượn xe máy của một người bạn để chạy grab, bằng sự cố gắng chỉ trong vòng 2 tháng Nghĩa đã tích góp được số tiền vừa đủ mua một chiếc xe máy cho riêng mình. “Khi có xe máy, mình có thể tự chủ về thời gian và thuận tiện trong việc đi làm, đi học. Ngày trước khi chưa có xe máy, mình từng phải đi bộ 4-5km từ chỗ làm về vì tiếc tiền xe ôm, xe buýt”, Nghĩa tâm sự.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 3.

Nghĩa Bùi và những người bạn trong đội Kịch thường đóng kịch và video quảng cáo để kiếm thêm thu nhập

Chuyện của Ánh.

May mắn hơn Nghĩa, Bùi Ngọc Ánh (sinh viên năm ba khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận được sự ủng hộ rất lớn về mặt tài chính từ phía gia đình khi đứng trước ngưỡng cửa Đại học.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 4.

Bùi Ngọc Ánh – sinh viên năm ba khoa Xuất bản (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Nhưng mỗi người lại có một nỗi khổ riêng khi bố mẹ Ánh lựa chọn cho con gái theo ngành công an để khoản “đầu ra” dễ dàng trong khi đam mê từ nhỏ của cô gái này là trở thành một MC, một biên tập viên truyền hình.

Ánh quyết tâm theo đuổi đam mê và trở thành thủ khoa chuyên ngành Xuất bản với 24 điểm. Nhưng điều đó dường như là chưa đủ để cô chứng tỏ cho bố mẹ mình thấy niềm say mê với môi trường báo chí. Vì vậy, ngay khi lên Hà Nội, Ánh đã quyết tâm thi đỗ câu lạc bộ người dẫn chương trình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AMC), nhận làm biên tập, thu âm và làm MC cho những show ca nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội.

Do đặc thù công việc yêu cầu trang phục, trang điểm, đầu tóc rất tỉ mỉ và tốn kém, nhưng sớm ý thức được rằng đó là những khoản tự túc và không nên xin trợ cấp từ bố mẹ, hơn nữa muốn bố mẹ hiểu rằng dù không trở thành 1 chiến sĩ công an thì Ánh vẫn sẽ độc lập được về tài chính.

Ánh cho biết: “Mỗi tháng bố mẹ chu cấp 1 triệu đồng để trả tiền thuê nhà, còn lại về những chi phí khác từ ăn uống, làm đẹp cho đến các quỹ phát sinh trên lớp thì mình đều cố gắng tự lo và xin phép bố mẹ được độc lập các khoản đó. Bố mẹ cũng bảo cho mình thêm để chi tiêu nhưng với những công việc hiện tại, mình hoàn toàn có thể tự lo cho những nhu cầu cần thiết nên không muốn xin thêm. Mình cũng nói rõ những khoản tiền đó bố mẹ có thể dành dụm để lo những việc sau này.”

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 5.

Ngọc Ánh là MC của nhiều buổi tọa đàm tại Hội báo toàn quốc 2017

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 6.

Ánh chứng tỏ khả năng ứng biến, lối dẫn đa dạng tại các chương trình nghệ thuật

Hiện nay, cả Ngọc Ánh và Nghĩa Bùi đều đã có những có những thành công nhất định. Với Nghĩa Bùi, dường như những nỗ lực và cố gắng của chàng trai đa tài này được đền đáp xứng đáng khi có được những công việc với mức thu nhập cao.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 7.
Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 8.

Ngọc Ánh cũng dần khẳng định mình khi trở thành gương mặt MC triển vọng, xuất hiện ở rất nhiều các chương trình nghệ thuật, chương trình truyền hình và các bản tin dành cho sinh viên. Cả hai tuy hoàn cảnh khác nhau, nhưng lại gặp gỡ ở điểm chung là khả năng tự chủ tài chính, cùng suy nghĩ độc lập tự đứng dậy kiếm việc làm để không phải dựa vào gia đình.

Vẫn biết ở độ tuổi sinh viên, việc nhận được sự chu cấp từ gia đình hoàn toàn là điều chính đáng, nhưng khi tự mình kiếm ra những khoản tiền, dù nhỏ hay lớn, dù ít hay nhiều cũng sẽ giúp chúng ta hiểu ra rằng đồng tiền không dễ dàng kiếm ra như cách mà chúng ta nhận nó từ tay cha mẹ, để có được những khoản tiền dù nhỏ cũng phải chịu những khó khăn, áp lực, từ đó mà chúng ta biết trân quý hơn sức lao động, trân quý những đồng tiền mồ hôi nước mắt của gia đình, và đó cũng chính là học cách trưởng thành. Mỗi người có thể có một cách nhìn nhận cuộc sống riêng, một lựa chọn riêng, một hướng đi riêng nhưng theo tôi, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều lần khi nó được làm chủ bởi chính bạn.



Theo Tiến Minh


Trí Thức Trẻ

Thứ nhất: Kinh doanh

Bán những đồ điện tử cũ mà bạn không dùng đến. Ví dụ: Điện thoại di động, MP3, máy tính…Bạn phải bảo đảm đó là những đồ vẫn còn dùng được, và danh bạ điện thoại hay danh sách bài hát trong MP3 đã được xóa đi, nếu không người mua sẽ bị nhẫm lẫn với những cuộc gọi kì lạ đấy.

– Mua đi bán lại. Ví dụ bạn bỏ ra 50.000 đồng mua 10 gói kẹo, sau đó mang đến cổng trường bán lại với giá 10.000 đồng/ gói.Nếu mỗi ngày bạn có thể bán được 20 gói vậy là bạn đã kiếm được 100.000 rồi.

– Làm marketing. Bởi vì bạn đang làm marketing, điều đó đồng nghĩa là bạn phải gặp gỡ và thuyết phục mọi người đến cửa hàng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hãy mỉm cười và nhớ rằng nụ cười, thái độ niềm nở chính là một lợi thế bẩm sinh.

– Bán đồ ngay tại nhà. Những món đồ dùng hoặc đồ chơi cũ bạn không dùng nữa, đừng vứt đi! Hãy bán chúng! Đồ bỏ đi của một người có thể là kho báu cho người khác!

– Bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn. Nếu bạn biết làm đồ handmade, hãy làm nó sau đó đặt lên một cái kệ trong công viên hoặc phân phát tờ rơi ở trường. Hãy nhớ rằng một số trường không khuyến khích việc này. Đảm bảo phải được sự cho phép của nhà trường. Dưới đây là một số ý tưởng kinh doanh đơn giản để bạn tham khảo:

• Làm những món đồ chơi cho thú cưng. Hiện nay có rất nhiều người yêu mèo cưng, chó cưng, vẹt đuôi dài và cá cảnh. Tại sao không thiết kế một số đồ chơi yêu thích cho thú cưng và bán chúng?

• Làm một đĩa thức ăn. Đĩa thức ăn có trái cây và các loại thực phẩm khác, sau đó cắm một ít nến bên cạnh. Woa! Vừa ngon vừa đẹp mắt. Đặc biệt bạn có thể bán chúng nữa đấy.

• Tận dụng những ngày lễ. Tại sao bạn không thử làm những tấm thiệp xinh xinh? Tại sao bạn không bán đồ trang trí cây thông Noel cho Giáng sinh? Ngày lễ là cơ hội vàng để bạn trổ tài kinh doanh đó.

• Làm một cuốn album kỷ niệm cho người khác. Tạo một album kỷ niệm rất có lợi nhuận vì lý do đơn giản là mọi người muốn lưu giữ những kỷ niệm về một nơi nào đó của họ và trân quý nó.

Anh không ngại việc kiếm tiền. Anh chỉ cần có cách thức thôi: Học ngay những cách kiếm tiền nhanh nhất này sinh viên ơi! - Ảnh 1.

Thứ hai: Kiếm tiền nhờ tài lẻ

– Gia sư: Học phí 50.000/giờ hoặc thậm chí cao hơn nữa. Nếu bạn thực sự giỏi toán hoặc tiếng Anh, thì đây là một cách kiếm tiền rất hiệu quả. Cố gắng dạy học sinh của mình nhiều cách giải bài. Nếu việc dạy học của bạn không hiệu quả và bạn vẫn thu tiền học phí, thì sau này bạn sẽ không kiếm được người học nữa đâu.

– Kiếm tiền bằng âm nhạc: Mọi người thích nghe nhạc và thích trực tiếp chơi nhạc. Nếu bạn biết chơi một số loại nhạc cụ và không sử dụng nó để kiếm tiền, bạn thực sự bỏ lỡ một cơ hội tốt rồi đấy. Hãy thử những cách đơn giản sau đây để biến kỹ năng của bạn thành tiền:

• Dạy cho trẻ em những nhạc cụ bạn thành thạo. Nếu bạn chơi giỏi một nhạc cụ nào đó (guitar, trống, piano, vv), hãy quảng cáo cho dịch vụ giảng dạy của bạn, tính phí 500.000-1.000.000 mỗi tuần.

• Nếu bạn có thể hát trên đường phố, hãy đến một nơi công cộng nào đó, đội mũ lên, và tự tạo dựng hình ảnh của bạn. Nghe có vẻ giống trong phim, nhưng nếu bạn chơi hay, mọi người sẽ cho bạn một số tiền. Họ chỉ cho bạn tiền lẻ thôi, nhưng nếu bạn kiên trì, bạn sẽ được nhiều hơn thế. Nhớ hỏi trước nếu nơi này được phép hát, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối.

– Vẽ tranh hoạt hình: Một số người thích vẽ mình thành nhân vật hoạt hình, nếu bạn có tài vẽ tranh, bạn có thể kiếm được 100.000 đồng trongkhoảng thời gian cực ngắn. Vẽ tranh hoạt hình rất dễ học và là cách tốt để kiếm tiền. Tìm một phần mềm vẽ phim hoạt hình đơn giản và bắt đầu học nhé.

– Thiết kế một trang web: Tạo một trang web chủ đề nóng và thiết kế câu lạc bộ người hâm mộ với các sự kiện, động vật, thực phẩm… Mỗi tài khoản sẽ mất một khoản phí nhất định. Nếu mọi người biết đến trang web và truy cập nó, vậy là bạn đã thành công rồi đấy. Hầu hết các chủ đề trang web phổ biến đều rất cạnh tranh, nhưng nếu bạn có thể nghĩ ra một chủ đề độc và lạ, thì cơ hội của bạn sẽ đến!

– Quảng cáo tài năng của bạn bằng Youtube và thậm chí cả các trang phát sóng trực tiếp. Nếu bạn đã nổi tiếng rồi, bạn sẽ làm cho một đối tác và được trả tiền. Nếu video của bạn được phát tán giống như bị vi-rút, bạn có thể kiếm được bội tiền mỗi tháng.

• Viết một trang web hướng dẫn chơi game. Trò chơi phổ biến nhất hiện nay là gì? Nếu bạn có những hiểu biết độc đáo về một trò chơi nào đó và viết ra hướng dẫn chơi, bạn sẽ nhận được một nhóm người theo dõi.

• Hướng dãn giải quyết các vấn đề thường gặp. Bạn có biết một cách luộc trứng rất hay không? Bạn có phương pháp hẹn hò 100% thành công không? Tạo video có liên quan, sau đó đợi video nhấp và lượng người xem tăng dần, vậy là có tiền rồi.

– Hướng dẫn người khác cách sử dụng sản phẩm điện tử: Bạn là một bậc thầy máy tính, bạn mơ ước được tháo rời tất cả các phụ kiện điện tử. Nếu bạn là một người như vậy, bạn nên xem xét đến việc giúp đỡ người khác kiếm thêm tiền.

Tại sao không thiết kế một trang web để quảng bá các kỹ năng chuyên nghiệp của bạn? Tất nhiên, bạn còn trẻ, có thể chỉ nhận được một số tiền ít ỏi, nhưng khách hàng của bạn sẽ đưa ra cho bạn những nhận xét, đánh giá và cả tri thức hữu ích. Biết đâu được, việc kinh doanh của bạn có khi đang phất đấy!.

– Thực hiện một chương trình gì đó trong khu phố: Ai nói rằng người lớn mới có khả năng thực hiện? Bạn có thể làm một chương trình tài năng, một vở hài kịch, hoặc bất cứ điều gì khác và thu tiền vé. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy thuyết phục thêm người làm cùng bạn. Nếu có người tham gia, bạn nên chia sẻ thu nhập với người đó.

– Thiết kế quảng cáo: Nếu bạn rất giỏi thiết kế, bạn có thể nhận thiết kế quảng cáo . Bạn có thể đặt giá và kiếm phí dịch vụ bằng cách đăng lên các trang web.

Anh không ngại việc kiếm tiền. Anh chỉ cần có cách thức thôi: Học ngay những cách kiếm tiền nhanh nhất này sinh viên ơi! - Ảnh 2.

Thứ ba: Kiếm tin tại nhà

– Làm việc nhà: Bố mẹ cho bạn một số tiền nhỏ tiêu vặt. Số tiền lẻ càng nhiều bạn càng nhanh chóng giàu có. Nên nhớ, khoản tiền này tăng lên rất nhanh ngay cả khi bạn chỉ nhận được 50.000 đồng/tuần.

– Thử kiếm tiền trong cốp xe, túi quần và dưới ghế sofa. Bạn không bao giờ biết những gì bạn có thể tìm thấy! Đừng bỏ sót bất cứ chỗ nào.

– Yêu cầu cha mẹ cho bạn thêm tiền tiêu vặt. Nếu bạn không có tiền bỏ túi, hãy hỏi, nhưng đừng làm phiền họ. Thuyết phục cha mẹ của bạn rằng bạn xứng đáng có thêm tiền tiêu vặt bằng cách làm tốt và siêng năng với công việc nhà của bạn.

Thứ tư: Kiếm tiền từ những dịch vụ nhỏ

– Bảo mẫu: Bạn có thể giúp chăm sóc em bé, nhưng nó phụ thuộc vào tuổi của bạn. Sau khi ai đó thuê bạn, bạn có thể nhờ họ giới thiệu bạn với một gia đình khác.

Dịch vụ chăm sóc thú cưng: Nếu ai đó đang đi nghỉ mát và không thể chăm sóc thú cưng của họ, thì dịch vụ chăm sóc thú cưng là một lựa chọn tuyệt vời. Tại sao bạn không thử mở dịch vụ này nhỉ?.

– Giao báo: Liên hệ với các nhà phân phối báo địa phương để tìm việc giao báo. Ưu điểm là công việc đơn giản, lại rèn cho bạn thói quen dậy sớm, đúng giờ mỗi ngày.



Thu Hoài


Theo Trí Thức Trẻ

Ký túc xác của trường Đại học Arizona được ví von như khách sạn cao cấp với các phòng ngủ sang trọng, đầy đủ tiện nghi.

Tại đây có đầy đủ phòng tập thể thục, phòng sinh hoạt và sân bóng chuyền cát cho sinh viên. Thậm chí trường còn xây dựng cả một khu spa và phòng xông hơi giúp sinh viên giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.

Trên sân thượng tòa nhà ký túc xá còn có bể bơi vô cực với tầm nhìn bao quát quang cảnh toàn thành phố tuyệt đẹp. Được sống ở đây chẳng khác nào đang được đi du lịch ở một khu resort cao cấp!

Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 1.

Đại học Arizona là trường đại học công lập nằm tại Tucson, Arizona. Thành lập năm 1885, UA là đại học đầu tiên của lãnh thổ bang Arizona. Trong năm 2016, trường đã đón nhận 43.625 sinh viên thuộc 19 khoa ngành khác nhau, bao gồm cả hai trường trực thuộc là Đại học Dược (ở Tucson và Phoenix) và Đại học Luật James E. Rogers.

Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 2.

Hiện có khoảng 15 trong số giáo sư của ĐH Arizona là thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ. Trường có 504 phòng học ở cả 4 cơ sở, 67.507 sinh viên đại học đang theo học (2014) và hơn 1.000 câu lạc bộ & tổ chức sinh viên.

Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 3.

Vào năm 2016, trường được U.S. News & World Report xếp hạng 1 “Các trường sáng tạo nhất nước Mỹ”.

Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 4.

Ký túc xá của trường vào hàng sang chảnh bậc nhất nước Mỹ

Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 5.

Chi phí ăn ở tại ký túc xá rơi vào khoảng gần 300 triệu 1 năm

Phòng ốc rộng rãi, đủ thể loại, đủ mức giá cho sinh viên lựa chọn

Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 6.
Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 7.
Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 8.

Thư viện đọc sách

Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 9.
Ký túc xá sang chảnh như khách sạn 5 sao của sinh viên Mỹ khiến ai cũng muốn đến đăng ký học - Ảnh 10.

Trường có đầy đủ phòng tập thể thục, phòng sinh hoạt và sân bóng chuyền cát cho sinh viên



Theo Xoài


Trí thức trẻ

Lâu lắm rồi mới có một bài viết về thế hệ 9x lại nhận được nhiều sự đồng cảm như vậy: Thế hệ 9X đầu tiên đã tốt nghiệp 10 năm, giờ họ ra sao: 28 tuổi, tất cả mới chỉ là bắt đầu!

“Sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.”

“Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.”

Đúng vậy, bắt đầu ở tuổi nào cũng không quan trọng, quan trọng là bạn có dám bắt đầu hay không thôi. Mỗi người có một khung thời gian riêng, quỹ thời gian riêng, người khác có thể thành công năm 20 tuổi, còn bạn 30 thậm chí 40 tuổi mới thành công cũng chẳng sao cả.

Nếu chúng ta cứ nhìn thành công của người khác và tự dằn vặt bản thân thì chẳng bao giờ tiến bộ được đâu. Đừng phí thời gian ganh tỵ với bất kỳ ai.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 1.

Bạn có tin mỗi người đi qua đời bạn đều là định mệnh, từng việc xảy ra hàng ngày đều có nguyên do của nó không? Bài học mà cuộc sống dạy bạn đắt giá hơn bất cứ bài học nào bạn được học ở trường lớp!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 2.

Vốn dĩ chúng ta cố gắng làm mọi thứ cũng chỉ để bản thân hạnh phúc thôi đúng không. Người khác start-up, mở công ty, làm việc cho tập đoàn nước ngoài, lương 3000$… họ hạnh phúc riêng họ. Bạn cũng có thể tự tạo ra hạnh phúc cho riêng mình cơ mà!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 3.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thành phố ồn ào, náo nhiệt có thể không phải là mảnh đất phù hợp với bạn. Thử tìm đến những nơi khác, yên bình hơn xem sao. Bạn đã từng nghĩ đến một ngôi nhà trên núi, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà, sống cùng thiên nhiên chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 4.

Có những người muốn lập gia đình sớm. Có những người lại muốn sống độc thân. Mỗi cách chọn đều có niềm vui riêng. Miễn sao sáng sớm thức dậy, mở mắt ra và vui vẻ sống trọn vẹn ngày hôm đó là được.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 5.

18 tuổi, bấp bênh bước vào cổng trường đại học. 22 tuổi, bấp bênh ra trường, chạy khắp nơi xin việc. Còn bây giờ, bạn bấp bênh vì điều gì?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 6.

Nuối tiếc nhất của thanh xuân là không dám làm, không can đảm. Người thành công và người thất bại chỉ hơn nhau chữ liều mà thôi.

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 7.

Ai cũng thích làm chủ: Làm chủ doanh nghiệp, làm chủ công ty, làm chủ người khác. Nhưng cái quan trọng nhất là làm chủ chính mình bạn đã làm được chưa?

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 8.

Càng trẻ càng dễ sai lầm, càng dễ thất bại. Không phải ai cũng đủ can đảm để đứng lên. Nhưng có một sự thật là càng thất bại, họ càng liều, càng dũng cảm. Thậm chí họ sẵn sàng đứng lên chỉ để đón nhận cái thất bại tiếp theo!

10 năm ra trường, thất nghiệp, độc thân: chẳng sao cả, 40 tuổi thành công vẫn chưa muộn cơ mà - Ảnh 9.



Theo Won


Trí thức trẻ