Tag

quản lý tài chính

Browsing

Đây chính là 10 thói quen mà những người làm việc để đạt được những mục tiêu như tự do tài chính hay nghỉ hưu sớm đã thiết lập và luôn duy trì:

1. Tự động hóa tài chính

Triệu phú tự thân Chris Reining vượt ngưỡng 1 triệu USD ở tuổi 35 và về hưu ở tuổi 37. Ông thành công chủ yếu nhờ vào một thói quen đơn giản: Ông tự động hóa tài chính của mình.

Việc tự động hóa tài chính như lập một tài khoản tự động không chỉ giúp bạn trở nên giàu có mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng tinh thần. Ông chia sẻ: “Tôi đã tự động hóa tiền bạc của mình từ nhiều năm trước, và lợi ích nhận được là tôi không phải đưa ra quyết định về việc tôi nên để tiền của mình ở đâu, tôi nên đầu tư bao nhiêu, tôi có thể chi tiêu cái gì, tôi có đủ tiền tiết kiệm chưa…”.

2. Tập trung vào kiếm tiền

Triệu phú tự thân Grant Cardone, người đã ngập trong nợ nần trước khi đạt đến bảy con số, cho hay: “Bạn sẽ không thể làm giàu mà không có nhiều dòng thu nhập khác nhau. Điều đó bắt đầu bằng thu nhập bạn hiện có. Hãy tăng nguồn thu nhập đó và bắt đầu tìm thêm cả những nguồn thu nhập khác nữa.”

Rèn ngay 10 thói quen này nếu muốn trở thành triệu phú: Đơn giản đến không tưởng nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 1.

Phát triển nhiều dòng thu nhập có thể là một bên bắt đầu hối hả, tất bật hơn, tạo ra nguồn thu nhập thụ động hoặc một bên lại chọn một công việc trả mức lương cao.

3. Kết giao với những người thành công

Cộng đồng hay nhóm mà bạn tham gia vào có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, nó có thể ảnh hưởng tới giá trị thực của bạn. Steve Siebold, triệu phú tự thân và tác giả cuốn sách “How rich people think” nói: “Trong hầu hết các trường hợp, giá trị thực của bạn phản ánh trình độ của những người bạn thân nhất của bạn. … Chúng ta sẽ trở nên giống người mà chúng ta kết giao và đó là lý do tại sao những người chiến thắng luôn bị thu hút bởi những người chiến thắng.”

4. Nghĩ lớn hơn

Keith Cameron Smith, tác giả của “Top 10 sự khác biệt giữa các triệu phú và tầng lớp trung lưu” chia sẻ: “Triệu phú là những người sáng tạo. Họ luôn dành thời gian suy nghĩ về những ý tưởng mới.”

Trong khi mọi người còn nói về xe hơi và phim ảnh, những triệu phú đã sở hữu các công ty xe hơi và sản xuất phim. Họ hiểu rằng “những ý tưởng là tài sản quý giá nhất trên thế giới”, Smith nói.

5. Đầu tư

“Đầu tư tiền bạc là cách giúp bạn trở nên siêu giàu. Lý do tiết kiệm tiền duy nhất là để một ngày nào đó bạn đem số tiền đó đi đầu tư,” Cardone nói. Trên thực tế, số tiền bạn tiết kiệm và đầu tư có thể quan trọng hơn cả mức lương của bạn.

Chuyên gia tài chính cá nhân Ramit Sethi viết trong cuốn “I will teach you to be rich”: “Trung bình, các triệu phú đầu tư 20% thu nhập của gia đình họ mỗi năm. Sự giàu có của họ không được đánh giá bằng số tiền họ kiếm được mỗi năm, mà bằng việc họ đã tiết kiệm và đầu tư như thế nào theo thời gian. “

6. Lập kế hoạch

“So với những người không có một lịch trình thực sự nào, những người duy trì cả lịch công tác và danh sách công việc phải làm có 289% khả năng trở thành triệu phú,” Bell vết. Ông cũng thấy rằng những người thành công luôn “có cái nhìn sáng suốt và sự hiểu biết sâu sắc” về mọi việc.

Tỷ phú tự thân Bill Gates và Richard Branson là những người luôn viết ghi chú. Branson nói: “Bạn ghi chú theo cách nào không quan trong, quan trọng là bạn có làm điều đó. Khi cảm hứng trào dâng, bạn phải nắm bắt nó.”

7. Thức dậy sớm hơn

Những người giàu nhất, thành công nhất có xu hướng bắt đầu một ngày vào lúc bình minh, hoặc thậm chí là sớm hơn.

Trong một nghiên cứu kéo dài 5 năm về 177 triệu phú tự thân, tác giả Thomas C. Corley phát hiện ra rằng gần 50 phần trăm trong số họ thức dậy sớm hơn ít nhất ba giờ trước khi ngày làm việc của họ bắt đầu.

Rèn ngay 10 thói quen này nếu muốn trở thành triệu phú: Đơn giản đến không tưởng nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 2.

Đây là một chiến lược có thể giúp bạn đối phó với những tình huống gây gián đoạn khó tránh khỏi như một cuộc họp diễn ra quá lâu. Áp dụng chiến lược này, dù rơi vào những tình hống như vậy, bạn vẫn có thời gian để hoàn thành mọi việc bạn đã đặt ra.

Corley viết trong cuốn sách “Change your habits, change your life” của mình : ” Thức dậy lúc 5 giờ sáng để giải quyết ba điều hàng đầu bạn muốn hoàn thành trong ngày cho phép bạn lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Nó mang lại cho bạn cảm giác tự tin rằng bạn thực sự điều khiển cuộc sống của chính bạn.”

8. Đặt ra những mục tiêu kiếm tiền cụ thể

Triệu phú tự thân T. Harv Eker viết trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind” của ông: “Lý do hàng đầu khiến hầu hết mọi người không đạt được những điều họ muốn là họ không biết họ muốn cái gì.” Nếu bạn muốn làm giàu, bạn phải có một mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể và đặt ra những thời hạn nghiêm khắc.

Và khi bạn đang đặt mục tiêu, đừng ngại nghĩ lớn. Người giàu thường đặt ra những kỳ vọng cao và sẵn sàng đối mặt với bất cừ thách thức nào. Siebold nói: “Không ai có thể trở nên giàu có, đồng thời nuôi dưỡng và biến ước mơ của họ thành sự thực mà không ôm ấp những hy vọng, hoài bão lớn.”

9. Ưu tiên trả hết nợ

Kevin O’Leary, một nhà đầu tư trên “Shark Tank” của đài ABC chia sẻ rằng khi bạn còn trẻ, bạn có thể kiếm tiền dễ dàng hơn. Vì vậy, hãy kiếm tiền ngay bây giờ và trả hết các khoản vay của bạn để tới khoảng 45 tuổi, bạn sẽ không còn nợ nần, thâm chí không còn khoản thế chấp nào nữa.

Rèn ngay 10 thói quen này nếu muốn trở thành triệu phú: Đơn giản đến không tưởng nhưng chẳng mấy ai làm được - Ảnh 3.

Triệu phú tự thân – tác giả David Bach đồng ý với quan điểm này. Ông chia sẻ với CNBC Make It: “Tôi có thể nói với bạn, tôi là cố vấn tài chính tại Morgan Stanley, các khách hàng của tôi nghỉ hưu vào lúc 50 tuổi và điều bí mật ở đây là: Họ đã sớm trả hết các khoản thế chấp của họ.”

10. Hãy tập thoải mái với những điều khiến mình khó chịu, bực bội

Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc vượt lên trong cuộc sống, bạn phải sẵn sàng bước ra ngoài vùng thoải mái của bản thân.

Điều này bao gồm cả việc thương lượng về tiền lương của bạn. Đó là một trong những cách đơn giản nhất để tăng thu nhập tiềm năng của bạn. Những người yêu cầu mức lương cao hơn thì thường sẽ đạt được đúng mức lương mong muốn nhưng hầu hết mọi người đều không thử làm như vậy.

Việc thương lượng có thể là một cách kinh doanh khôn ngoan, nhưng việc không được nhận được số tiền xứng đáng với những gì bạn bỏ ra chính là sự khác biệt giữa một cuộc sống trung bình và một cuộc sống giàu có.

Sau tất cả, đúng như triệu phú tự thân Grant Sabatier đã nói, “Điều đầu tiên sẽ quyết định tiềm năng thu nhập trong tương lai của bạn và giúp bạn có 1 triệu USD nhanh nhất là số tiền bạn đang kiếm được ngày hôm nay.” Vì vậy đừng ngại ngần mà hãy biết thương lương về mức lương của bạn nếu cảm thấy nó không xứng với công sức bạn bỏ ra.



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Chuyên gia hướng dẫn giáo dục tài chính Jamila Souffrant là một ví dụ điển hình về việc thành công nhờ am hiểu tài chính. Ngoài việc đứng lớp giảng dạy trên trang web giáo dục Journey to Launch, Souffrant nổi tiếng với việc tiết kiệm được $85.000/năm và khả năng mua nhà ở tuổi 22. 

Dưới đây là những lời khuyên của Souffrant về cách quản lý tài chính giúp bạn tiêu dùng công sức lao động một cách khoa học và đúng đắn. 

1. Tìm cách gia tăng thu nhập

Nếu khổ sở vì mức lương khởi điểm ít ỏi, không như kì vọng, “hãy nghiêm chỉnh nhìn lại xem điểm mạnh của mình là gì, sau đó, tìm một ngành dịch vụ phù hợp với chúng. Những công việc như làm đầu, gia sư hay trông trẻ vào ngày cuối tuần có thể có ích cho hầu bao của bạn. Dù mức hầu bao không quá cao, nhưng bạn hãy cố hết sức cho tới khi tìm được một công việc phù hợp.”, Souffrant khuyên.

Hầu hết các bạn không quá coi trọng các khoản thu nhập nhỏ mà quên mất một chân lý nghìn đời: Tích tiểu thành đại. Rõ ràng, một giọt nước không thành đại dương, nhưng triệu triệu giọt nước sẽ mang lại kết quả khác. Thế nên, bên cạnh nguồn thu nhập chính, hãy mở rộng bằng các nguồn thu khác.

Quản lý tài chính quyết định tương lai bạn giàu hay nghèo: Đừng đùn đẩy nghĩ đó là việc của bố mẹ, bạn nên bắt đầu ngay bây giờ! - Ảnh 1.

2. Học cách quản lý giấy tờ tài chính

Theo Souffrant, bạn không nên chuẩn bị giấy tờ để nộp hồ sơ kê khai thuế hoặc các hoạt động liên quan đến tài chính vào phút chót. Thay vì ngồi chờ một việc chắc chắn sẽ xảy ra, Souffrant khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn những tài liệu quan trọng. “Bạn có thể sử dụng ứng dụng di động để nhanh chóng chuyển đống giấy tờ ngổn ngang đó thành file mềm PDF”, Souffrant giải thích. Việc quản lý này giúp bạn có thể tiếp cận các loại giấy tờ tài chính bất cứ lúc nào và khi đi giao dịch, nhân viên tài chính cũng đỡ tốn thời gian vì bạn rất nhiều. Thời gian tra cứu giấy tờ lôi thôi, hãy để dành để làm những việc có ích khác, để sinh ra tiền. 

3. Hiểu rõ các tài khoản tiết kiệm của mình

Bạn có thể tìm hiểu cách quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền, nhưng một điều mà nhiều người đã bỏ qua là bản thân bạn phải biết rõ mình tiết kiệm để làm gì. Sở dĩ điều này tối quan trọng bởi lẽ, khi có sẵn một khoản tiết kiệm lớn, bạn rất dễ tặc lưỡi, kiểu: “Ôi, chi tiền đi du lịch một chuyến hay mua chiếc điện thoại mới, cái đồng hồ mới ra… chẳng thấm tháp là bao”. Với việc chi tiêu tùy hứng như vậy, rất dễ khiến tiền tiết kiệm của bạn bị thâm hụt. 

Bên cạnh đó, bạn nên tiết kiệm tiền sinh hoạt cho ít nhất 3 tháng. “Những người không có quỹ tiết kiệm, nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra, họ buộc sẽ phải vay mượn để chi trả cho những vấn đề phát sinh đó”, và việc đó sẽ dẫn tới nhiều rắc rối hơn trong tương lai.

Quản lý tài chính quyết định tương lai bạn giàu hay nghèo: Đừng đùn đẩy nghĩ đó là việc của bố mẹ, bạn nên bắt đầu ngay bây giờ! - Ảnh 2.

4. Xây dựng ngân sách dựa trên kế hoạch chi tiêu

Bước đầu tiên trong việc quản lý ngân sách là thống kê khoản chi tiêu của mình. Bạn có thể nghĩ mức tiêu của mình quá cao và bạn không có đủ tiền, nhưng đôi lúc mọi người tiêu nhiều hơn mức cần để trang trải cuộc sống. Việc biết chính xác lượng tiền đầu ra và đầu vào sẽ quyết định bạn có nên hạn chế chi tiêu không.

Việc giảm thiểu mức độ hay số lượng những món đồ bạn chi trả mỗi tháng có thể cải thiện tình hình tài chính của bạn khá nhiều. Có lẽ thay vì mua quần áo thời trang hay những lần ăn nhậu ngoài, bạn hãy dùng số tiền đó để trả nợ hoặc đầu tư. Hãy coi đó là sự hy sinh tạm thời trên con đường hướng đến sự độc lập tài chính.

6. Thiết lập thẻ tín dụng thông minh hơn

Nói đơn giản, điểm tín dụng là yếu tố giúp người cho vay quyết định bạn có phải một người vay có uy tín hay không. Cách nhanh nhất để xây dựng uy tín là dùng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nó một cách nghiêm túc. Nên nhớ, thẻ tín dụng không phải tiền miễn phí. Souffrant giải thích: “Thẻ tín dụng  trở thành một gánh nặng khi bạn vay tiền mà không trả nổi. Và dĩ nhiên, khoản vay đó có tính lãi đấy.”

Nếu đơn đăng ký thẻ tín dụng của bạn bị từ chối cũng đừng lo. “Bản chất của tín dụng là quản lý lịch sử chi tiêu”, vì thế, chỉ cần bạn không ghi nợ chi phí mua bán và hoá đơn dưới tên mình là có thể đăng ký được rồi.”  Souffrant nói. 

5. Đầu tư, đầu tư và đầu tư

Grant Cardone – một người từng tay trắng lâm vào cảnh nợ nần ở tuổi 21 và vươn lên trở thành triệu phú năm 30 tuổi có câu nói kinh điển: “Cách duy nhất để tiết kiệm tiền là mang chúng đi đầu tư. Bạn đừng bao giờ dùng khoản tiền để đầu tư này vào bất kì mục đích nào khác, kể cả những trường hợp khẩn cấp”.

Tất nhiên, đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và nguy cơ mất tất cả; nhưng đó cũng là kênh sinh lời nhanh nhất. Trung bình các triệu phú đầu tư khoảng 20% tổng thu nhập của họ mỗi năm. Tài sản của các tỷ phú không phải đo bằng số tiền tăng lên trong tài khoản mỗi năm mà ở cách họ đầu tư như thế nào.



Ngọc Tú


Theo Trí Thức Trẻ

Mới đây, tôi thấy các bạn trẻ tranh cãi gay gắt về chia sẻ của một bạn Trang Nguyễn có nội dung: “Với lương cứng 5 triệu/tháng, tôi vẫn tiết kiệm được tiền để đi du học tự túc, mua nhà chung cư 1,5 tỷ và đi du lịch nhiều nơi”.

Trên các diễn đàn đưa bài viết lên để mổ xẻ, thậm chí có bạn còn “rảnh rỗi” tới mức lập hẳn bảng excel, phân tích và “cáo buộc” cô gái nói dối, hoặc có những nguồn thu bất minh khác. Còn tôi, đã đọc đi đọc lại bài báo này, 2 dòng cảm xúc trái ngược dội lên trong đầu: thực sự nể phục cô gái trong bài viết – một cô gái có khả năng quản lý tài chính tuyệt vời, biết tiết kiệm nhưng cũng rất biết hưởng thụ cuộc sống. Đồng thời, tôi cũng thấy một bộ phận bạn trẻ (trong đó có cả cháu trai tôi) thật “kì lạ” tới đáng thương!

Này nhé, cô gái đã nói rõ, vì lương cứng 5 triệu đồng/tháng, một mức lương cơ bản có vẻ thấp trong thời buổi sểnh ra là phải tiêu đến tiền như hiện nay, nên cô ấy chấp nhận chia sẻ phòng trọ giá trung bình với bạn để cùng gồng gánh, chia sẻ tiền điện, nước, sinh hoạt phí; Cô ấy nhận được sự hậu thuẫn, chăm sóc của gia đình, bằng chứng là nguồn thực phẩm sạch cha mẹ hàng tuần gửi từ quê lên; Cô ít tụ tập, bù khú với bạn bè… nên đương nhiên các khoản chi không cần thiết này đã được hạn chế tối đa. Điểm thú vị nhất, cô ấy không sống và chỉ trông chờ vào 1 “nguồn thu nhập tĩnh” – thu nhập cố định (lương cơ bản 5 triệu), mà còn kiến tạo một “nguồn thu nhập động” khác nhờ nghề tay trái là bán hàng online. Đó chính là bí quyết để cô bạn này có thể sống ổn, thậm chí sống tốt trong thời buổi “người khôn của khó”.

Lương cứng 5 triệu/tháng vẫn đủ tiền du học tự túc, mua chung cư 1,5 tỷ: Chẳng có gì hoang đường, trừ khi bạn ôm lòng đố kị và nỗi mặc cảm không biết quản lý tiền - Ảnh 1.

Không chỉ “đam mê” kiếm tiền, cô gái này còn dám mang ước mơ lớn, liên tục bồi dưỡng tri thức, mở mang kiến thức, vốn sống, tầm nhìn. Thử hỏi, mấy người có gan dùng mức lương vỏn vẹn 5 triệu, cật lực bán hàng online… để nuôi dưỡng, thực hiện và hoàn thành giấc mơ du học ở xứ sở Tây Ban Nha? Suốt cả bài chia sẻ, tôi không đọc được bất cứ một lời than vãn kêu ca, mệt mỏi nào của bạn Trang Nguyễn. Thứ duy nhất tôi nhìn thấy một nguồn năng lượng tích cực, tư duy mạch lạc, các “gạch đầu dòng” về hạng mục thực hiện trong đời, một cách chi tiết, cẩn trọng.

Rõ ràng, cô ấy không cần phải kể lể việc phải nỗ lực ra  sao, làm thêm đầu tắt mặt tối như thế nào, chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” vất vả ra sao… để có đủ tiền chi trả học phí, ăn ở trong những năm xa xứ. Tất cả những khó khăn, thiếu thốn đó không đồng nghĩa với việc cô bạn này phải chấm dứt, buông bỏ giấc mơ du học của mình? Thực tế, bạn Trang đã làm được. 

Bạn thấy đó, chỉ cần có mục tiêu, có ý chí và quyết tâm tiến về phía trước, bạn có thể biến những điều viển vông, vô lý trong mắt người khác thành kỳ tích của chính mình.

Sống và học tập ở trời Âu, cô bạn này vẫn tiếp tục làm thêm và không ngừng khám phá thế giới. Cô tranh thủ cùng bạn bè đi du lịch vài nước châu Âu: Ý, Hy Lạp, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển. Ý thức được việc là sinh viên nên những người bạn này tính toán khá kĩ lưỡng trước mỗi chuyến đi sao cho tiết kiệm, đặt nhà qua Airbnb, mua đồ về nhà nấu chứ không đi ăn hàng… Bài học tiết kiệm, quản lý chặt chẽ tài chính luôn được thực hiện nghiêm cẩn, không phút lơi là, buông thả, thậm chí còn có tích cóp được khoản tiền đầu tư cho tương lai và báo hiếu cha mẹ. “Cũng nhờ việc bán hàng online thuận lợi nên tôi luôn dành ra được một khoản, khi về còn biếu bố mẹ và “dắt túi” một số vốn”, Trang chia sẻ.

Chưa hết, khi trở về Việt Nam làm việc, Trang vẫn tiếp tục giữ kỷ luật thói quen chi tiêu tài chính như trước đây. Thậm chí, cô còn mạnh dạn vay ngân hàng với gói vay ưu đãi để mua một căn hộ chung cư xinh xẻo với giá 1,5 tỷ, chấp nhận trả lãi hàng tháng, và có suy nghĩ vô cùng phóng khoáng: “Tôi độc thân nên bản thân không đặt nặng vấn đề nợ nần vì nếu khổ quá hoặc không có khả năng thì bán nhà đi trả nợ là xong”. 

Lương cứng 5 triệu/tháng vẫn đủ tiền du học tự túc, mua chung cư 1,5 tỷ: Chẳng có gì hoang đường, trừ khi bạn ôm lòng đố kị và nỗi mặc cảm không biết quản lý tiền - Ảnh 2.

Tôi đoán không ít bạn giống như cháu trai tôi, tỏ ra hoài nghi về các khoản thu – chi của cô bạn Trang Nguyễn. Đồng ý – chúng ta hoàn toàn có quyền hoài nghi. Nhưng, tôi tự hỏi, phải chăng ẩn sau những hoài nghi đó là sự đố kị, là nỗi sợ hãi của kẻ yếu thế khi nhìn ngắm cuộc sống sinh động của người khác? Là bởi, cháu tôi hay chính bạn CHƯA TỪNG dám sống cuộc đời rực rỡ, quyết liệt như cô gái ấy nên những gì nhìn thấy trở nên quá phi lý và viển vông? Và nữa, bạn quản lý tài chính kém, bạn không có khả năng tiết kiệm, bạn chi tiêu bừa phứa không có hoạch định rõ ràng – không có nghĩa, những người khác, cụ thể là bạn Trang Nguyễn cũng chung lối sống ấy. 

Tôi nhớ tới chia sẻ của Suze Orman – nữ chuyên gia tài chính hàng đầu nước Mỹ, đại ý, con người là chủ nhân của tiền bạc, tiền bạc là nô lệ của bạn. Vì thế, bạn cần phải có những chiến lược quan trọng cho việc bảo vệ của mình. Đừng dùng tiền vào bất cứ việc làm vô nghĩa nào chỉ để thỏa mãn cảm giác tò mò hay một thú vui. Quan trọng, bạn đừng sử dụng phương pháp bầy đàn để quyết định tài chính của mình.

Các bạn ạ, tôi – một người đã bước qua tuổi 60, đi qua không ít thăng trầm của đời sống, chỉ muốn nhắn gửi tới cháu trai tôi và các bạn trẻ đôi điều: 

Lòng đố kị vô tình biến chúng ta trở thành nạn nhân của chính mình. Châm biếm, kinh miệt, cay nghiệt… với ảo tưởng những điều đó sẽ đẩy bản thân chúng ta lên, giảm thiểu mối đe dọa tồn tại bởi ưu thế của người khác đi. Bạn vô tình trở nên xấu xí mà không hề hay biết. Nhà văn Balzac từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”. Việc chúng ta có thể đón nhận, chúc mừng, chia vui với thành công của người khác – lấy đó làm bài học, là nguồn cảm hứng để phấn đấu, nỗ lực chắc chắn tuyệt vời hơn nỗi u mê hoài nghi bế tắc. 

Thứ nữa, bạn ôm khát vọng thành công, muốn tạo nên những điều khác biệt, chiếm lĩnh đỉnh cao… hãy bắt đầu thực hiện trọn vẹn từ những việc nhỏ, ghi chép lại tình hình chi tiêu tài chính của mình, ngay từ hôm nay, thật cẩn thận, chi tiết theo từng ngày, từng tuần. Với những cuộc tụ tập không cần thiết, hãy biết lắc đầu từ chối; Với những khoản chi không cần thiết, các sở thích rườm rà, phung phí (trà sữa, tụ tập trà đá chém gió…) hãy cắt giảm nghiêm khắc. Đừng quên, tương lai của bạn là kết quả của sự đầu tư ngay từ hôm nay. 

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)



Trần Anh


Theo Trí Thức Trẻ

Có thể với nhiều người, 5 triệu tiền lương không thể nuôi sống bản thân khi sống ở Thủ đô đắt đỏ, nhưng với tôi, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít. Với một mức lương hạn chế như vậy, tôi thậm chí còn tiết kiệm được tiền để đi du học tự túc, mua nhà chung cư và đi du lịch nhiều nơi, kể cả nước ngoài.

Tôi đã sống sót với mức lương 5 triệu/tháng như thế nào?

Năm nay tôi 28 tuổi. Khi mới đi làm, cách đây tầm 5-6 năm, khoảng những năm 2012-2013, mức lương cơ bản mà tôi nhận được là 5 triệu/tháng. Tôi biết mức lương này là khá thấp, nuôi một mình nhiều khi còn không biết có đủ không. Vì thế, tôi đã phải tính toán rất chi li để tránh không lãng phí từng đồng một.

Nhưng cũng may cho tôi, thuê được nhà rẻ và lại ở chung với bạn nên cũng bớt được một khoản tiền. Mỗi tháng, tôi chỉ cần chi 1 triệu rưỡi cả tiền nhà đã bao gồm tiền điện nước. Hơn nữa, thỉnh thoảng các mẹ vẫn gửi thực phẩm sạch lên, mấy đứa tôi cũng chăm chỉ nấu cơm, buổi sáng chịu khó dậy sớm chuẩn bị đồ ăn trưa, tranh thủ ăn sáng luôn ở nhà nên cũng tiết kiệm được một khoản mà lại tốt cho sức khỏe.

Vì là con gái nên tôi ưu tiên cho mình hẳn một khoản tiền để đi shopping mỗi tháng, mua ít nhất là một món đồ mới. Tôi ước tính trung bình mỗi tháng tôi dành khoảng 1 triệu để làm đẹp cho bản thân và cũng là cách để xả stress mà không làm phiền đến ai. Bù lại, tôi ít đi chơi, rất hạn chế đi chơi nên vị chi mỗi tháng chỉ tốn có 500 nghìn để gặp bạn bè, ăn mấy bữa, tám chuyện mà thôi.

Lương 5 triệu/tháng: Tôi vẫn tiết kiệm được tiền để đi du học tự túc, mua nhà chung cư 1,5 tỷ và đi du lịch nhiều nơi - Ảnh 1.

Những khoản còn lại như xăng xe, tiền điện thoại, tiền đi ma chay hiểu hỉ, các khoản phát sinh khác, tôi khoanh vùng tầm 1 triệu. Tổng tiền chi tiêu một tháng đúng bằng số lương kiếm được, tôi luôn cố gắng không bị vượt hạn mức. Còn số tiền thưởng của công ty, tôi dành để tiết kiệm. Vì nhận được bài học của năm đi làm đầu tiên, không có tiền thưởng, lúc nào cũng “âm tiền” trong tài khoản nên tôi nhận ra đã đi làm là phải tiết kiệm.

Sau khi đi làm 2 năm, tôi quyết định đi du học học Thạc sĩ. Bố mẹ ở nhà cũng không dư tiền để cho tôi đi học mà số lượng học bổng khá cạnh tranh nên tôi xác định mình sẽ đi du học tự túc bằng chính tiền của mình. Tôi quyết tâm cắt hết các khoản chi tiêu không cần thiết như mua sắm quần áo, đi chơi với bạn bè. Ngoài ra, tôi cũng có khoản thu nhập khác bên ngoài, tôi tập tành bán hàng online, mỗi tháng kiếm thêm được từ 3-5 triệu, thâm niên làm việc nhiều hơn nên tiền thưởng cũng nhiều hơn. 

Tổng kết lại, tôi đã tiết kiệm được 150 triệu sau 1 năm rưỡi để đi du học.

Tất nhiên, số tiền 150 triệu này chẳng thấm tháp gì khi sang Tây Ban Nha du học cả, còn không đủ để tôi đóng tiền học phí nữa là tiền trang trải sinh hoạt. Tiền không có, người thân cũng không bên cạnh, nhiều lúc, tôi thực sự chỉ muốn bỏ dở chương trình rồi xách vali về với bố mẹ.

3 tháng đầu khổ quá, học khó mà lại còn phải đi làm thêm kiếm tiền nữa, những ngày tháng ấy nghĩ lại thấy vẫn nghẹn lòng. Nhưng, 2 năm ở Tây Ban Nha là thời gian đẹp nhất của cuộc đời tôi và tôi không bao giờ hối hận về lực chọn có chút “táo bạo” của mình. Tôi đã sử dụng 2 năm ấy để thực sự sống, để trải nghiệm, và cũng nhờ vậy, 2 năm ấy đem lại cho tôi nhiều cơ hội sau này. Đi du học quả thật là một trải nghiệm nên có của mỗi người trẻ.

Tiền học phí năm 2015 của trường tôi đăng kí là tầm 220 triệu dành cho sinh viên không thuộc châu Âu. Ăn ở, chi tiêu một tháng, tôi cho phép mình chỉ được tiêu trong khoảng 500 €, tức là 15 triệu. Mặc dù vậy, tôi cảm thấy việc chi tiêu vẫn thoải mái, tôi cũng không bỏ lỡ quá nhiều ‘party’ sinh viên. Cũng nhờ việc bán hàng online thuận lợi nên tôi luôn dành ra được một khoản, khi về còn biếu bố mẹ và “dắt túi” một số vốn. 

Trong thời gian đi du học, tôi và bạn bè cũng tranh thủ đi du lịch một vài nước châu Âu: Ý, Hy Lạp, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển. Chúng tôi vẫn còn là sinh viên nên tính toán khá kĩ lưỡng trước mỗi chuyến đi sao cho tiết kiệm, chúng tôi đặt nhà qua Airbnb, chúng tôi mua đồ về nhà nấu chứ không đi ăn hàng. 

Lương 5 triệu/tháng: Tôi vẫn tiết kiệm được tiền để đi du học tự túc, mua nhà chung cư 1,5 tỷ và đi du lịch nhiều nơi - Ảnh 2.

Tôi quyết định “thắt lưng buộc bụng” thêm lần nữa để mua chung cư.

Đầu năm 2017, tôi trở về Việt Nam, kết thúc những ngày tháng tự do ở nước ngoài và lại bắt đầu lao vào công cuộc kiếm tiền và tiết kiệm tiền cho cuộc sống độc thân. Tôi quyết định mua nhà vào tháng 10 nhờ có chút vốn tích cóp được khi đi du học và tiền bán hàng là khoảng 300 triệu. Tội chọn một căn chung cư khá ổn, giá 1,5 tỷ, tôi vay ngân hàng 1,2 tỷ.

Và tôi lại tiếp tục tiết kiệm. Mức lương ở công ty cũ của tôi vẫn không thay đổi 5 triệu/tháng. Ăn sáng ở nhà, buổi trưa mang cơm theo, hạn chế ăn hàng, đi chơi với bạn bè, không đi mua sắm khi không cần thiết. Với một quy định nghiêm ngặt như vậy cho bản thân, mỗi tháng tôi để dành được khoảng 15 triệu để trả nợ.

Số tiền dư dả, tôi dành để đi du lịch nghỉ dưỡng. Hiện tại, tôi đã nghỉ ở công ty cũ và có một công việc mới thu nhập tốt hơn, thời gian cũng không ràng buộc nhiều nên tháng nào cũng đi du lịch kể cả trong nước và nước ngoài, ít là 3-4 ngày, nhiều là 2-3 tuần. Thỉnh thoảng, tôi vẫn gửi tiền biếu bố mẹ. 

Tôi độc thân nên bản thân không đặt nặng vấn đề nợ nần vì nếu khổ quá hoặc không có khả năng thì bán nhà đi trả nợ là xong. 

Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi khuyên các bạn nên tìm nguồn thu ngoài lương, quản lý tài chính tốt và bỏ uống trà sữa thì tiết kiệm tiền là điều chắc chắn có thể.

*Bài viết dựa theo chia sẻ chi tiêu của chị Trang Nguyễn.



PV (Ghi lại)


Theo Trí Thức Trẻ