Tag

nỗ lực

Browsing

Tham vọng! Nguồn gốc đầy uy lực của cả điều tốt đẹp và xấu xa

Bạn có phân biệt được khát vọng và tham vọng không? Có nhiều điều giữa cuộc sống chỉ cách nhau một màng ranh giới mỏng manh, rất dễ nhầm lẫn, khát vọng và tham vọng cũng thế. Khát vọng là những mong muốn của con người về những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Tham vọng cũng giống khát vọng nhưng mức độ cao hơn. Những mong muốn của tham vọng rất lớn lao, vượt xa hiện thực và nếu không biết kiềm chế thì sẽ trở nên quá tham vọng và đánh mất nhiều điều tốt đẹp.

Một người quá tham vọng có thể sẽ suy nghĩ quá nhiều, luôn nghĩ mọi cách để đạt được tham vọng đó, dẫn đến mệt mỏi, hao tốn thời gian, thêm lo lắng và áp lực cho bản thân. Những bạn trẻ chưa đạt được thành công, thành tích hay công lao gì thường ôm tham vọng lớn. Nhưng, bạn nên biết giới hạn, nắm rõ khả năng của mình để không phải rượt đuổi theo những giá trị hư ảo ngoài tầm với. Đừng lấy câu nói “Không có gì là không thể” để ngụy biện, dễ dẫn tới tự phụ, tự tin thái quá. 

Quá tham vọng, quá cầu toàn sẽ chỉ đem đến tác dụng ngược, vậy bạn đã biết đường cố gắng đúng cách chưa? - Ảnh 1.

Tôi có quen biết một người đàn ông trung niên, ông ấy là trụ cột của gia đình mình, mọi chuyện trong nhà hầu như đều do ông ấy lo gánh. Tiền ông ấy kiếm được không ít nhưng cũng không phải quá nhiều để đủ mua những gì ông ấy muốn. Gia đình ông ấy đều thích mua sắm, hưởng thụ nên dù không có đủ tiền vẫn mua nào smartphone, xe hơi… bằng tiền vay mượn khắp nơi. Đến khi ra smartphone hay xe hiệu mới thì liền bán cũ chạy theo mốt mới cho “sành điệu”, “kịp với thời đại”.

Và đương nhiên, họ không đủ tiền trả nợ, ông ấy và vợ tiếp tục mượn tiền nơi khác rồi “lấy đầu này đắp đầu kia”, mãi lẩn quẩn trong vòng tròn tham vọng hưởng thụ xa hoa và nợ nần không dứt. Có lẽ đọc đến đây bạn sẽ thắc mắc vợ và con ông ấy đâu đúng không? Vợ ông ấy chỉ ở nhà làm nội trợ vì từ nhỏ đã nghỉ học, bà ấy cũng không có kiến thức gì nhiều, lại sợ vất vả. Bà ấy trông mong đứa con gái đang tuổi trưởng thành lớn lên sẽ được gả cho đại gia, nhà giàu để cùng hưởng thụ cuộc sống sung sướng nên đầu tư vẻ ngoài cho nó mà mặc cho nó lơ là việc học…

Thật ra tham vọng đúng hoàn cảnh có thể là động lực cố gắng, là một liều doping hữu hiệu. Nhưng nếu quá tham vọng, quá ham muốn những gì vượt xa tầm với, muốn sớm sở hữu được nó trong khi mình chưa đủ khả năng sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược mà thôi.Như ví dụ trên thì chúng ta có thể thấy quá tham vọng đem lại quá nhiều tai hại: khiến ta mệt mỏi, khó hài lòng, không thỏa mãn và tất nhiên không thể hạnh phúc. Ta sẽ không kiềm chế được bản thân: che lấp lý trí và trái tim. Ngoài ra, nếu đã thực hiện nhiều lần mà không hoàn thành được mục tiêu đề ra thì người quá tham vọng sẽ gánh những hệ lụy như: bất lực, tự ti và chán nản, dần bị đánh gục bởi chính mình. 

“Trái tim thật nhỏ, nhưng lại khao khát những điều to lớn. Nó chẳng đủ để làm bữa tối của một chú diều hâu, thế nhưng toàn bộ thế giới đều không đủ đối với nó” – Francis Quarles

Quá tham vọng, quá cầu toàn sẽ chỉ đem đến tác dụng ngược, vậy bạn đã biết đường cố gắng đúng cách chưa? - Ảnh 3.

Đừng bao giờ chờ đợi một thứ gì đó thật hoàn hảo

Người theo chủ nghĩa hoàn hảo, hay người cầu toàn (perfectionist) là người có xu hướng muốn mọi thứ liên quan tới họ đều phải hoàn hảo, từ công việc, gia đình đến bạn bè, quan hệ xã hội. 

Trên đời không có gì hoàn mỹ nếu không muốn nói là có rất nhiều nghịch lý và bất công, nên con người ai cũng phải chấp nhận những khiếm khuyết, thiếu sót mà đi tiếp chứ không thể vì một việc không vẹn tròn mà dừng lại.

Những người cầu toàn sẽ hoàn thành đầy đủ những mục tiêu đề ra một cách hoàn mỹ nhất, điều đó cũng có lợi trong hoàn cảnh nhất định nhưng nhìn chung toàn diện thì hại nhiều hơn lợi. Quá cầu toàn sẽ khiến ta không thể thích ứng, khó chấp nhận hiện thực, hoàn cảnh rồi khiến ta mệt mỏi và “đuối nước” giữa dòng chảy của thời gian và cuộc đời, dần cũng sẽ chán nản, thụt lùi và bỏ cuộc như quá tham vọng, để rồi thua cả một người tầm thường. Chẳng những thế, quá cầu toàn còn gây khó chịu cho mọi người xung quanh, khiến các mối quan hệ dần mờ nhạt.

Nói như vậy không phải cổ vũ những người không hề có ý chí cầu tiến, không hề có ham muốn gì để thành động lực phấn đấu hay cho phép mình sơ suất, cẩu thả vì nghĩ không cần hoàn mỹ, mà chúng ta phải biết chừng mực và giới hạn. Hai đặc tính trên xuất phát từ nhận thức nên có thể từ từ điều chỉnh được. Đừng để sau thật nhiều thất bại mới khiến bạn thay đổi. Hãy nhớ: “Đừng bao giờ chờ đợi một thứ gì đó thật hoàn hảo, vì rằng, không có ai hoàn hảo cả và vì rằng chỉ khi bạn yêu chúng, chúng mới trở nên hoàn hảo mà thôi!”

Vậy, làm thế nào để cố gắng đúng cách? Có nhiều loại cố gắng và quan trọng nhất không thể thiếu là cố gắng nâng cao cấp độ tư duy, nhận thức của bạn để tránh và kéo mình ra trong hai trường hợp trên.

Dưới đây là trình tự để việc cố gắng mang lại hiệu quả:

1.Nghĩ xa rộng về lợi ích lâu dài và xác định rõ mục tiêu

2.Tìm động lực, vật xúc tiến để xem thành động lực duy trì cố gắng

3.Chỉ suy nghĩ và nói thì không đem lại kết quả cuối cùng, hãy bắt tay vào hành động và cố gắng từng chút một để đạt được mục đích to lớn và lâu dài, đừng cố gắng ngay đến bán mạng. Hãy thực hiện một cách đều đặn, xuyên suốt chứ đừng “cố quá” để rồi hai chữ ấy bị lật ngược.

Và… khi đã cảm thấy bản thân đã cố gắng hết mức rồi nhưng không đạt được cố gắng như mong muốn thì đừng buồn. Điều thực sự đáng buồn là khi bạn không thực sự cố gắng để biết được kết quả là thành công hay thất bại mà thôi. Dù cố gắng hết mức mà vẫn thất bại thì vẫn thu nạp về trải nghiệm, bài học và hoài niệm sau này.  

“Ai chờ đợi để làm nhiều điều tốt đẹp cùng một lúc sẽ chẳng bao giờ làm gì cả” – Samuel Johnson



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

Năng lực học tập không cao, thành tích ở trường cũng bình bình, thậm chí còn nghịch ngợm phá phách, vậy mà khi bước chân vào xã hội lại làm ông chủ, phát tài, lý ở đâu và vì sao? 

Người thường tìm kiếm sự ổn định, người giàu thích những thách thức

Lựa chọn nghề nghiệp của 2 nhóm người này vốn đã là một khác biệt lớn: những người bình thường luôn mong được làm trong một công ty lớn, công việc ổn định. Còn người giàu thì dạy con gái của mình, đừng để ý tới những công ty thực tập, thậm chí là khuyến khích con gái tự lập 1 công ty nhỏ.

Chọn dịch vụ quản lý tài chính của ngân hàng cũng là một khác biệt: người bình thường chọn một dịch vụ “được đảm bảo”, lợi nhuận hàng năm từ 3%-5%. Còn người giàu lại thích mạo hiểm, mua bán nhất định phải có lợi lớn, mua một tỷ lên vốn cổ phần nhất định và nhận lại lợi nhuận cao hơn. “Tư duy giàu có” sẽ không mua một quỹ bảo tồn vốn – “rủi ro thấp tức là lợi nhuận thấp”.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 1.

Người thường một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu

Người bình thường có lẽ so với người giàu thì càng nỗ lực nhiều hơn trong công việc, sự khác biệt lần này xuất phát từ cách định nghĩa khác nhau của cái gọi là “nỗ lực công việc”. Người phổ thông luôn nỗ lực bằng sức lực bản thân từ sớm tới tối muộn, dù mệt mỏi cũng không oán thán.

Cái mà một người giàu coi là “nỗ lực làm việc” bao gồm 3 phương diện: 

– Thứ nhất, là sự nỗ lực của cả một đội nhóm. Họ có thói quen dẫn dắt, lãnh đạo một đội nhóm kinh doanh, thay vì một mình chiến đấu. Nó hay ở chỗ là khích lệ được đồng đội cùng phấn đầu vì một mục tiêu, đặt ra kỳ vọng và để mọi người chia nhau xử lý công việc. 

– Thứ 2, để tiền “nỗ lực làm việc”. Người thường vì sợ rủi ro mà gửi tiền của họ tại ngân hàng, lúc này tiền của họ như một kẻ “lười biếng” không hề “sản xuất” thêm lợi nhuận. Người giàu thì yêu cầu tài sản của mình mỗi năm phải đem về ít nhất 10% lợi nhuận. “Tư duy giàu có” hay ở chỗ, dù có ngủ cũng phải để tiền sinh ra tiền. Ví dụ như: cho người khác vay tiền mở nhà hàng phải yêu cầu một tỷ lệ lãi nhất định, và đồ thế chấp; hoặc là đầu tư tiền vào bất động sản để hưởng lợi chênh lệch. 

– Thứ 3, người giàu dùng tiền của người khác để kiếm tiền cho mình. “Tư duy nghèo” là chỉ sử dụng tiền trong túi, không dám vay mượn.

Hiệu ứng bầy đàn minh chứng rằng: Người nghèo một mình nỗ lực, người giàu mượn lực để tranh đấu, bạn thuộc kiểu người nào? - Ảnh 2.

Người thường luôn nói Có, người giàu dám nói Không

Những “tư duy nghèo” hay người nghèo chính là thường nói theo những gì người khác nói, có khi là mê tín, có khi là nghe lời cha mẹ, có khi chỉ vì sợ khác biệt, những người này chắc chắn đều rơi vào tình trạng “tiền nhỏ thì tằn tiện, tiền lớn thì trở nên hồ đồ”. Ví dụ mua một căn nhà, anh ta nhất định sẽ kì kèo phí quản lý nhà để phí càng ít càng tốt.

Người thường tựa bầy cừu, người giàu như sói

Quan sát 2 người trẻ tuổi, liệu có biết được 20 năm sau, ai sẽ thành phú ông không? Tất nhiên là có thể, xem xem gan bọn họ to nhỏ thế nào là có thể dự đoán rồi.

Đa số người giàu và người “tư duy giàu có” đều là từ nhỏ đã lớn gan lớn mật rồi, tức là họ dám làm những việc mà người khác không dám làm, những việc chưa ai làm thì anh ta lại thích làm. 

Ví dụ như: sắp tới công ty muốn phát triển thị trường các tỉnh miền Tây, muốn điều cử một số nhân lực cốt lõi vào đó, hầu hết nhân viên tại trụ sở chính đều không nỡ rời Hà Nội, nên đều suy nghĩ rất lâu cũng không ai dám tiến cử, chỉ có một hai thanh niên năng nổ không chút do dự mà nhận luôn. 

Tất nhiên, gan càng lớn thì cơ hội càng nhiều; gan càng nhỏ thì cơ hội cũng sẽ trôi qua. Bạn nói xem, ai trong số họ có khả năng thành công cao hơn nào?

Hiệu ứng bày đàn nói chung là rất hiển nhiên. Đa số mọi người đều là kiểu “nước chảy bèo trôi”, không dám để mình nổi bật, không dám làm gì đó khác biệt đám đông; mà chỉ đợi khi có tiếng nói số đông mới dám hành động, đương nhiên khả năng thành công của họ sẽ bị hạn chế rất nhiều. 

Ví dụ như: những người cả gan họ sẵn sàng mua vào cổ phiếu khi nó đạt 1.30 điểm, còn những người khác vì tâm lý bầy đàn mà cứ đợi đến 2.30 điểm mới chịu mua vào vì đó là lúc thấy có nhiều người mua vào nhất. Như vậy thì lúc mà phú ông đang ngồi đếm tiền rồi thì họ mới vội tranh nhau mua vào với giá cao hơn, cứ cho là được lợi nhuận thì tỷ lệ thu được cũng không ăn thua.

Người thường chăm chú vào chi tiết, người giàu lưu tâm ở đại sự

Những người ưa ổn định, tâm lý của đàn cừu thì đương nhiên họ cũng thuộc nhóm những người quá chăm chú vào chi tiết mà quên đi đại sự. Đôi khi với những việc nhỏ nhặt họ rất chặt chẽ, nhưng khi gặp việc lớn thì họ lại trở nên hồ đồ, hoặc là xử lý không tốt hoặc là chưa từng nghĩ đến. 

“Tư duy làm giàu” là để tâm ở đại sự, thay vì làm con tốt thì phải làm con xe đi đường dài như thế mới có thể đi nhanh hơn người khác và về đích thành công.



Tiểu Lý


Theo Trí Thức Trẻ

01

Em trai vừa hoàn thành kỳ thi đại học nói với tôi, nó rất mong được quay về lúc còn đang học cấp ba.

“Thực ra, mấy năm cấp ba em không thực sự cố gắng học. Nếu em cố gắng, nghiêm túc với việc học ngay từ ban đầu thì chắc cũng không đến nỗi bỏ nhiều bài như thế.”

Tôi biết, giờ nó không hài lòng với kết quả thi đại học của mình, cũng không hài lòng với 3 năm cấp ba của nó.

Vốn dĩ nó có thể làm tốt hơn. Nhưng có lẽ là do lười, do ham chơi, do quá tự tin vào bản thân nên trong thời gian học cấp ba, đặc biệt là lớp 12, nó chỉ ra vẻ chăm chỉ học tập để đối phó với mọi người, chứ không thực sự học nghiêm túc, chẳng được mấy chữ vào đầu. Đến lúc đi thi không làm được bài, nó mới bắt đầu hối tiếc.

Tôi nói với nó, bây giờ có hối hận cũng chẳng có tác dụng gì, không đỗ được trường cao thì vào trường thấp. Việc quan trọng trước mắt là tập trung vào mấy năm đại học sắp tới, đừng để đến lúc tốt nghiệp lại hối tiếc đã lãng phí mấy năm đại học.

Gửi những bạn sức còn trẻ mà đã vội đắn đo: Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời không phải bạn không thể mà là bạn vốn có thể - Ảnh 1.

02

Rất nhiều người trong chúng ta cũng vậy, mãi đến lúc muộn rồi mới biết trân trọng quãng thời gian mình đã bỏ phí.

Còn nhớ năm ngoái tôi từng tham gia một buổi diễn thuyết, diễn giả đã nói thế này:

“Nếu bạn không cố gắng, chút tài năng hiện có làm sao thỏa mãn được mong muốn của bạn?

Nếu bạn không nỗ lực, làm sao đuổi kịp tốc độ già đi của cha mẹ?

Nếu bạn không phấn đấu, thì bạn có gì để bắt đầu những chuyến đi ngắm nhìn thế giới rộng lớn?

Khi một người già đi, điều đau khổ nhất không phải là họ chưa làm được gì, mà là họ vốn có thể làm được.

Trong trái tim mỗi người đều có một đại dương, nếu bản thân mình không tự căng buồm, thì còn đợi ai giúp ra khơi? Trên đời này chỉ có nỗ lực mới đổi được thành công, không có loại huy hoàng nào cứ chờ là tự đến.”

Ông còn kể về tuổi trẻ của mình,về những tháng năm cắp sách đến trường, theo đuổi tri thức. Ông nhắn nhủ đến con cái của ông, đến chúng tôi, nhưng người trẻ, hãy cố gắng hết sức có thể, đừng để khi thời gian đã trôi đi mất, bên cạnh chỉ còn lại những hối tiếc muộn màng.

Có lẽ phải bước qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời, con người ta mới hiểu hết được ý nghĩa của sự phấn đấu, mới có thể tha thiết truyền tải lại cho lớp trẻ thông điệp quý báu: Phải cố gắng!

Gửi những bạn sức còn trẻ mà đã vội đắn đo: Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời không phải bạn không thể mà là bạn vốn có thể - Ảnh 2.

03

Theo một cuộc điều tra, có đến 92% người tham gia hối hận thời trẻ không cố gắng hết mình để rồi hiện tại chẳng có gì.

Họ hối hận không phải vì giờ chẳng có gì trong tay, mà là vì không đã không cố gắng hết sức.

Không đủ khả năng, không đủ thực lực nên không thể hiện thực hóa nguyện vọng không có gì đáng hối hận. Điều đáng hối hận là rõ ràng bản thân có năng lực, nhưng lại vì không đủ cố gắng, bỏ lỡ cơ hội.

Trên đời này không có thuốc hối hận, đừng để đến khi nhận ra thì đã quá muộn màng.

Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời này, chính là mãi đến khi tuổi đã xế chiều, mới nhận ra mình đã qua loa lãng phí quãng thời gian tươi đẹp nhất cuộc đời như thế nào. Để rồi, khi có con có cái, cứ mãi tha thiết dặn dò chúng đừng giẫm lên vết xe đổ của mình.

Mà các con cũng giống như chính mình năm đó, người kể chân thành, người nghe có lệ. Cha mẹ chỉ đành giương mắt nhìn con mình lặp lại sai lầm của chính mình năm xưa. Đến khi con lớn lên, sinh con đẻ cái, lại kể chúng nghe, lại dặn dò. Cứ thế, cứ thế, thành một vòng tuần hoàn không hồi kết.

Các bạn còn trẻ, hãy cố gắng nữa lên, đừng để hối tiếc có cơ hội gõ cửa cuộc đời bạn!



Sandy


Theo Trí Thức Trẻ

Thế gian này luôn không công bằng, người giàu luôn hưởng quyền lợi cao hơn, còn người nghèo luôn không có chỗ đứng. Có người sinh ra đã sống trong sự giàu có mà bạn cả đời phấn đấu cũng không có được, còn tôi tôi không có gì cả nên ngoài cố gắng, tôi không còn lựa chọn nào khác.

Tôi xuất thân tầm thường, cha mẹ đều là nông dân, từ rất sớm tôi đã nhận thức được rằng, ngoài tự bản thân mình phải cố gắng, tôi không còn chỗ dựa nào khác.

Mới ra trường bước vào chốn công sở được gần một năm, tôi không lúc nào ngừng cố gắng, người khác cho rằng chỉ cần làm 5 phần là được rồi, riêng tôi cần nỗ lực làm tròn 10 phần.

Trong phòng làm việc, nếu có một chỗ nào còn sáng đèn thì chắc chắn đó là chỗ của tôi. Về đêm, chỉ còn nghe thấy tiếng ngáy của cậu bạn cùng phòng thì tôi vẫn đang ngồi lật từng trang sách. Mỗi sáng sớm, khi cả thành phố còn chìm trong giấc ngủ tôi đã phải thức dậy chỉ vì sợ lỡ mất chuyến xe buýt đầu tiên đến chỗ làm.

Kỳ thực, đôi lúc tôi cũng chán chường, cũng oán trách: Tại sao cha mẹ người ta nào là “phú nhị đại” hay “quan nhị đại”, còn cha mẹ tôi lại là nông dân? Tôi không hy vọng cha mẹ mình thật giàu có nhưng dù sao cũng muốn họ đảm bảo được cho tôi sau này không cần lo lắng quá nhiều về tài chính.

Thế nhưng, tôi đã sớm từ bỏ những suy nghĩ như vậy khi tôi lớn lên và hiểu biết hơn, tôi hiểu được rằng: Có những thứ sinh ra chúng ta đã không thể tự lựa chọn, một khi ông trời đã ban cho bạn thì sẽ không bao giờ quan tâm bạn có muốn hay không, cũng giống như bạn chơi bài vậy, bất kể bài của bạn có thế nào cũng đều là của bạn, bạn không có đường lui và cũng không thể thương lượng. 

Tôi có một câu hỏi: Tại sao lúc nào tôi cũng phải cố gắng, phải cố gắng hết sức để leo lên tầng lớp trên của xã hội? - Ảnh 1.

Không còn cách nào khác, vì đây là hiện thực, và đây cũng là sự giác ngộ khiến tôi biết được hoàn cảnh của mình, chỗ dựa duy nhất của tôi chính là bản thân mình, dù có chông gai tôi cũng chỉ có một con đường đó là tiến về phía trước.

Hồi học đại học, tôi càng thấm thía và tin vào sự không công bằng của xã hội này, có những quyền lợi thật sự đòi hỏi bạn phải đủ mạnh mới được hưởng, có những nhóm chỉ khi bạn đạt được đẳng cấp nhất định mới được gia nhập. Khi bạn không đủ mạnh, bạn dễ dàng bị coi thường, lời nói bị xem nhẹ.

Đó là khi tôi mới vào học năm nhất đại học, vì cố hòa hợp với mọi người, tôi cố gắng tỏ ra hòa đồng: cùng mọi người đi ăn, đi tiệm net, đi chơi… Mặc dù thời gian đó rất mệt mỏi, nhưng vì không muốn mọi người nói tôi “không hòa đồng” và cũng không để mình bị mọi người cô lập, tôi cố gắng chịu đựng, cho dù tôi không thích sống như vậy chút nào. Tôi chỉ trong lòng thể hiện sự kháng nghị còn lại không dám tỏ ra có bất cứ thái độ gì vì tôi sợ cô đơn, sợ bị mọi người cô lập.

Một ngày cuối tuần, cậu bạn phòng bên cạnh rủ cả phòng tôi đi nhậu, khi đó tôi mới nhập học, trong túi chả có mấy tiền, muốn từ chối nhưng sợ làm mọi người mất vui nên đành đi. Hôm đó, mọi người chơi rất vui, uống rất nhiều bia rượu, tất nhiên cũng tốn rất nhiều tiền. Lần đó, tôi phải tiêu mất số tiền tương đương một tuần chi phí sinh hoạt và ăn uống của mình, nói thật là rất đau lòng.

Không phải là vì tôi xót tiền, mà bởi số tiền đó là do mẹ tôi phải vất vả làm việc cả ngày lẫn đêm mới kiếm được, bị tôi vung tay hoang phí trong chớp mắt.

Sau nhiều lần đắn đo, cuối cùng tôi cũng nói với các bạn của mình, về sau nếu không phải dịp gì quan trọng như sinh nhật, họp lớp… thì tôi sẽ không đi, và cũng nói thật với họ về hoàn cảnh gia đình của mình.  

Và cũng sau lần ấy, tôi hiểu rõ rằng, một số người và tôi thực sự có một khoảng cách rất lớn, họ có thể sẵn sàng chi tiền mua những bộ quần áo và giầy dép trị giá cả triệu đồng mà không cần đắn đo suy nghĩ, giống như tôi mua một chiếc kẹo năm nghìn là chuyện nhỏ vậy. Tổ tiên của họ đã tích lũy được nhiều tài sản và tiền tài để tương lai họ không cần phải lo lắng về tài chính, để họ có thể tiêu xài thoải mái, nhưng tôi thì không có tiền và cũng không có tư cách làm thế.

Trong cuộc chạy đua này, rõ ràng là tôi đã thua họ ngay ở vạch xuất phát, vì thế tôi càng cần phải nỗ lực bắt kịp họ.

Tôi có một câu hỏi: Tại sao lúc nào tôi cũng phải cố gắng, phải cố gắng hết sức để leo lên tầng lớp trên của xã hội? - Ảnh 2.

Kỳ thực, tôi rất ngại liên lạc với mẹ, bởi mỗi lần nói chuyện điện thoại với mẹ xong là tôi cảm thấy xấu hổ và tự trách mình vô cùng. Mẹ tôi đã 50 tuổi rồi, cái tuổi đáng lẽ không cần phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền, mà cần tận hưởng niềm vui con cháu, thế nhưng bà vẫn vì tôi, vì sinh kế của gia đình mà phải chạy nam chạy bắc.

Mẹ tôi là một người bình thường nhưng là một người phụ nữ vĩ đại, mặc dù bà ít được đi học nhưng bà rất nghiệm khắc với tôi, bà dạy tôi gặp ai cũng phải chào hỏi, thật thà, không được nói lung tung, không được cầm đồ của người khác, và luôn biết ơn những người đối xử tốt với mình…

Từ lúc bố tôi bị tai nạn xong, mọi việc trong nhà đều do mẹ tôi cáng đáng, bà làm đủ thứ việc, từ bê vác, rồi lau dọn rửa bát thuê… cũng vì thế mà cứ đến khi trở trời bà lại bị đau lưng. Nhưng lần nào tôi hỏi, bà cũng bảo mình rất khỏe, con chịu khó ăn uống vào. Mỗi lần như vậy, tôi đều rất đau lòng.

Tôi có thể chờ đợi nhưng cha mẹ tôi thì đã già, họ không đợi được lâu nữa, vì thế tôi không lúc nào ngừng suy nghĩ, nghĩ cách nhanh chóng vươn lên để giúp cha mẹ mình có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tôi muốn mua bất cứ cuốn sách nào tôi thích mà không cần phải đắn đo, không phải để tiết kiệm được vài đồng mà chen chúc trên xe buýt đông người. Tôi muốn đi những nơi mình muốn đến, xem những phong cảnh đẹp nhất với người tôi yêu nhất… Dù vậy, tôi cũng biết được rằng, hiện tại điều duy nhất tôi cần là chăm chỉ và cố gắng, khát vọng nhưng không ảo tưởng, tiến lên nhưng đừng lầm lỡ.

Tôi có một câu hỏi: Tại sao lúc nào tôi cũng phải cố gắng, phải cố gắng hết sức để leo lên tầng lớp trên của xã hội? - Ảnh 3.

Trời tối, trên đường phố lúc tôi trở về sau khi làm thêm giờ, tôi luôn thấy cả ngàn chiếc xe máy cùng hàng trăm ngàn chiếc xe BMW, Mercedes… cùng hướng đến đích, không có sự tự ti, không có sự phân biệt giàu nghèo. Tôi, cuối cùng cũng sẽ đi về hướng đích bằng sự nỗ lực của bản thân, tôi cũng sẽ có được những thứ mà bây giờ tôi ngưỡng mộ, cho dù kết quả không được như thế này thì đó cũng là con đường vững chắc nhất mà tôi từng đi.

Tôi sẽ đi đến tận cùng nơi tôi cần đến, không lùi bước, bởi thế giới này không có chỗ cho kẻ yếu.

Nguyện những người có ước mơ sẽ trở nên kiên cường, nguyện những người kiên cường sẽ luôn cố gắng, và tràn đầy hy vọng. Mong thời gian sẽ không phụ lòng những người luôn cố gắng như tôi và bạn.



Hằng Phương


Theo Trí Thức Trẻ

Thời gian của bạn có hạn, vì vậy đừng sống cuộc đời người khác. Đừng bị giới hạn bởi giáo điều, và đừng sống trong quan niệm của người khác. Đừng sống cuộc đời của người khác.

Độ tuổi 35 là độ tuổi rất nhạy cảm, vậy trước 35 tuổi,  làm thế nào để xây dựng một nền tảng vững chắc?

Tôi đề nghị bạn làm hai việc.

Đầu tiên tìm một mục tiêu có thể giúp bạn phấn đấu trong 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Đây là trạng thái lý tưởng nhất. Vì mục tiêu rõ ràng, có thể khiến bạn phát triển xoay quanh một điểm để tích lũy kinh nghiệm, rất có lợi cho việc thăng tiến và tăng lương trong tương lai. Mặc dù kinh nghiệm không nhất thiết liên quan đến năng lực, nhưng nếu không tích lũy kinh nghiệm, khả năng của bạn gần như không thể cải thiện.

Trong cuốn sách của mình, ông Macolm Gladwell nói rằng: Bất luận đó là vận động viên giỏi nhất, doanh nhân, nhạc sĩ hay nhà khoa học, qua điều tra, bạn sẽ thấy rằng họ thậm chí đã dành ít nhất mười năm, không ít hơn ba giờ một ngày để nỗ lực thì họ mới thành công.

Nhiều người phàn nàn rằng không có cơ hội. Thực ra lại không phải như vậy.

Giáo sư xã hội học tại Đại học Kent Frank Freddy tin rằng, những người đầu tư hiệu quả thời gian cho việc luyện tập, tự nhiên sẽ có may mắn đến với mình: “Họ gần như rất cố gắng nỗ lực, khi may mắn đến, họ sớm đã sẵn sàng.”

Nếu bạn không gặp được cơ hội, đừng phàn nàn, trước hết hãy suy nghĩ kỹ: Rốt cuộc bản thân bạn chuẩn bị mặt nào chưa đủ?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ khi bạn cố gắng kiên trì theo một hướng nhất định thì ít nhất là trên 5 năm, bạn mới có thể nhận được sự hồi đáp. Và sự hồi đáp này  sẽ có tác động dài hạn tương đối về phát triển nghề nghiệp tương lai của bạn. Đồng thời, tích lũy kinh nghiệm trong một thời gian dài như vậy, khiến cho nền tảng của bạn vô cùng vững chắc, bước chân của bạn sẽ càng đứng vững hơn.

An nhàn bước qua tuổi 35: Bất luận bạn là ai, phải dành ít nhất 10 năm, không ít hơn 3 giờ/ngày để nỗ lực thì mới thành công - Ảnh 1.

Điều quan trọng thứ hai mà bạn nên cân nhắc đó là học cách cư xử

Tôi thậm chí cho rằng một người biết cư xử còn quan trọng hơn người biết làm việc. Tìm một mục tiêu nghề nghiệp phù hợp có thể không dễ dàng đối với nhiều người đang mất phương hướng, tuy nhiên, học cách làm người thì bạn có thể trau dồi trong bất kỳ công ty nào và bất cứ lúc nào.

Có bốn yếu tố trong sự trau dồi của một người có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nghề nghiệp tương lai của bạn:

1. Năng lực giải quyết các mối quan hệ giữa người với người của bạn. 

Điều này bao gồm các mối quan hệ với cấp trên và các mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp.

2. Khả năng không ngừng học tập

Tôi đã từng gặp một khách hàng gần 40 tuổi, làm kế toán đã 14 năm, anh ta vẫn chỉ có chức vụ giám sát cơ sở, không có cơ hội thăng tiến trong công ty, cũng không tăng lương trong nhiều năm.

Chúng tôi hỏi anh ta: “Trong 14 năm qua, anh đã tiến hành đào tạo, nghiên cứu nâng cao hay bất kỳ hình thức bồi dưỡng nào khác không?” -“Không có. Từ trước đến nay không có”.

Đây là một ví dụ rất khắc nghiệt, nhưng hiện tượng này rất phổ biến ở chốn công sở.

Nếu không học tập, tiền đồ của bạn sẽ không thể phát triển. Bạn nghĩ rằng bạn không thụt lùi, nhưng trong thực tế người khác đang tiến bước, vô tình tạo ra khoảng cách giữa bạn và người khác, cũng coi như bạn đang lùi bước.

3. Xây dựng tinh thần chuyên nghiệp

Cho dù bạn có mục tiêu hay không, cho dù công việc này có phải là bạn cam tâm làm, miễn là bạn đang ở vị trí này, bạn nên hoàn thành tốt công việc.

Ngay cả khi bạn không thích công việc này, đừng đối xử với nó một cách tiêu cực bởi vì bạn không chỉ lãng phí thời gian của công ty, mà còn lãng phí thời gian của chính bạn.

Tại nơi làm việc, những gì bạn có thể thu hoạch là hai thứ: một là hồi đáp, hai là sự trưởng thành. Trước khi bạn xác định mục tiêu rõ ràng, hãy cố hết sức và tập trung vào những gì tốt nhất mà bạn có thể làm ở vị trí này. Nếu bạn đối xử với công việc một cách tiêu cực, bạn sẽ về tay không và sẽ không nhận được gì.

4. Có nội tâm mạnh mẽ

Nhiều người tôi gặp trong thực tế, họ thực sự rất yếu đuối và không thể chịu đựng tất cả gian khổ trong cuộc sống lâu dài. Nên biết, sự trưởng thành của mỗi người đều không thể “thuận buồm xuôi gió”.

Một trái tim mạnh mẽ có thể khiến người ta thấy hy vọng khi đang tuyệt vọng, còn bi quan tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội trước khi hi vọng.

An nhàn bước qua tuổi 35: Bất luận bạn là ai, phải dành ít nhất 10 năm, không ít hơn 3 giờ/ngày để nỗ lực thì mới thành công - Ảnh 2.

Sau tuổi 30: Làm thế nào để đạt được một bước đột phá?

Để phát triển sự nghiệp của bạn sau 35 tuổi, bạn nên bắt đầu từ tuổi 30 và tận dụng tốt 5 năm để chuẩn bị cho 3 điều quan trọng sau:

– Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Bạn là một doanh nhân xuất sắc hay một nhân viên tầm thường? Sự khác biệt là ở đây! Tạo cho mình một định hướng và thiết lập hình ảnh chuyên nghiệp, nó sẽ có giá trị rất lớn cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai của bạn.

Để giúp sức xây dựng hình tượng “chuyên nghiệp”, bạn cần phải nỗ lực bổ sung tri thức, và xây dựng sức ảnh hưởng của bản thân trong ngành.

Khi đối mặt với vấn đề, bạn thấy cần xem xét kỹ càng, và trở thành người có “tầm nhìn xa trông rộng” thay vì “thầy bói xem voi”.

Bạn phải học tập những người giỏi nhất trong ngành và lấy họ làm gương để noi theo, luyện tập và trưởng thành, học cách dùng tri thức để lấp đầy não bộ, thiết lập sức ảnh hưởng trong ngành và sử dụng những kiến thức của bạn để tác động đến người khác.

Có câu chuyện thế này: Chúng tôi gặp một thanh niên rất ưu tú vào năm ngoái và đến giờ vẫn rất ấn tượng.

Anh là sinh viên đại học hàng đầu ở Indonesia, sau khi tốt nghiệp đến một nhà máy để làm nhân viên bán hàng. Đó là một vị trí dường như không béo bở, nhưng anh ta đã xây dựng sự ảnh hưởng theo cách độc đáo của riêng mình.

Anh đặt ra cho mình một yêu cầu: viết một bài báo mỗi tháng và đăng trên tạp chí. Tất nhiên, không phải mọi bài báo đều có thể đạt chất lượng tốt, nhưng mỗi tháng phải đảm bảo viết một bài báo.

– Bồi dưỡng bản thân thành một người quản lý. Lên chức quản lý là một bước quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Không gian phát triển trong tương lai càng rộng mở. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể ngồi vững ở vị trí này.

Gallup đã từng tiến hành một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng các nhân viên thường xuyên nghỉ việc, trong nhiều trường hợp, vấn đề không phải ở công ty mà là cấp trên: Những người quản lý trực tiếp của công ty.

Chính vì quản lý không tốt, đối với sự phát triển của các nhân viên cấp dưới tạo ra một tác động rất tiêu cực, dẫn đến sự phát triển nghề nghiệp của bọn họ bất luận là năng lực chuyên môn, hay bồi dưỡng nghiệp vụ không thể phát triển một cách hiệu quả.

Bạn phải nhận thức được: Quản lý của bạn, sẽ có thể thay đổi số phận của bạn, cách quản lý sai lầm sẽ vô tình gây tổn hại đến bạn, buộc bạn phải rời khỏi công ty. Nếu một ngày bạn trở thành quản lý, chúng tôi hy vọng bạn không cản trở sự phát triển của nhân viên.

An nhàn bước qua tuổi 35: Bất luận bạn là ai, phải dành ít nhất 10 năm, không ít hơn 3 giờ/ngày để nỗ lực thì mới thành công - Ảnh 3.

 Tìm một công ty đang phát triển và phát triển cùng nó. Đây là một điều rất quan trọng. Vì bạn có thể chứng kiến ​​sự phát triển của một công ty từ nhỏ đến lớn, bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty. Ngoài ra trong quá trình phát triển của công ty, giá trị của bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và sẽ dễ dàng bộc lộ ra.

Nhiều người tìm việc thường tìm những công ty lớn để làm, điều này là dễ hiểu, nhưng để phát triển nhanh chóng, tìm một công ty đang phát triển mà không phải là quá lớn lại là lựa chọn tốt hơn. Bởi vì trong quá trình phát triển, nhu cầu về tài năng sẽ cấp bách hơn và vị trí  của bạn sẽ lên nhanh hơn.

– Điều quan trọng nữa là, lòng trung thành của bạn sẽ mang lại nhiều phần thưởng hơn cho sự phát triển của bạn. 

Doanh nghiệp dùng người, điều quan trọng nhất là lòng trung thành. Đặc biệt, hiện nay tỷ lệ nhảy việc với tỷ lệ hao hụt cao, vậy nên trung thành đã trở thành một tinh thần đáng quý đối với các doanh nghiệp.

– Cuối cùng, mọi người không thể làm được quá nhiều việc trong cuộc đời này, vì vậy mỗi việc phải được thực hiện một cách rực rỡ.



Hiền Thảo


Theo Trí Thức Trẻ

Một người bạn than vãn với tôi, rằng công việc sắp hai năm rồi, cảm thấy bản thân rõ ràng rất nỗ lực nhưng anh vẫn luôn không được sự tán thưởng và trọng dụng của lãnh đạo. Anh ta rất nản lòng và nhụt chí, bắt đầu nghi ngờ mình có phải thật sự ngốc hơn người khác, năng lực kém hơn người khác hay không? Sự phiền não như thế, tin rằng rất nhiều người từng mắc phải. 

Có lúc chúng ta hoài nghi về năng lực của bản thân, mà quên việc phải để ý những chi tiết quan trọng nơi làm việc. Để giải đáp mối tơ vò này, chuyên gia tư vấn xí nghiệp Nhật Bản Takuya Senda, lấy kinh nghiệm trò chuyện của 3.300 giám sát viên và 10.000 nhân viên văn phòng làm cơ sở, tổng kết ra những chi tiết mà mỗi một quý ông, quý cô đều nên chú ý ở nơi làm việc. Ông chỉ rõ, 8 chi tiết dưới đây không chỉ giá trị những ở nơi làm việc, mà đối với cuộc sống tương lai là vô giá.

Chi tiết 1: Chú ý sạch sẽ, cố gắng chú ý mùi cơ thể hết mức

“Bởi vì cảm giác sạch sẽ và mùi cơ thể mà dẫn đến người gặp phải sự không thuận lợi ở nơi làm việc, số trường hợp tôi từng tận mắt nhìn thấy đếm không xuể. Ấn tượng “mùi dầu thơm của cô ấy quá nồng”, “mùi cơ thể của anh ấy quá nặng”…, thì bất luận là về đồng nghiệp hay là đối với khách hàng đều sẽ khiến người ta sinh lòng phản cảm, cản trở sự phát triển của sự nghiệp bản thân.

Vì vậy, Takuya Senda đề nghị: Nếu như cho là năng lực làm việc của bản thân không vấn đề gì nhưng nếu nhân duyên không đủ tốt thì đừng ngại tìm nguyên do từ phương diện cảm giác sạch sẽ và mùi cơ thể, xem kĩ bản thân lần nữa. “Nếu như ngủ nướng không kịp đánh răng mà đi làm luôn, tôi thà chọn đến trễ.”

Bản thân nỗ lực nhưng kết quả không như ý: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ 8 chi tiết tử huyệt nhưng luôn bị dân công sở coi nhẹ - Ảnh 1.

Chi tiết 2: Nhìn thấy người khác phải chủ động chào hỏi

Rất nhiều người hiểu rõ tính quan trọng của chào hỏi nhưng lại thường vì những “hoạt động tâm lý” như e dài, ngại va chạm, ngại tiếp xúc trò chuyện nên nảy sinh chần chừ do dự, bởi vậy không chủ động chào hỏi. 

Cho dù đối phương không nhìn thấy bạn, ánh mắt không nhìn đến cũng phải gọi ra tên của đối phương, chủ động chào hỏi với đối phương. Nếu như không rõ tên của họ, có thể chủ động chào hỏi, tự giới thiệu mình rồi trưng cầu ý kiến đối phương xem xưng hô thế nào.

“Lúc chào hỏi, đừng cân nhắc tuổi tác, chức vị hay các nhân tố khác, mà nên chủ động xuất kích”, Takuya nói. 

Chỉ riêng việc mỉm cười chủ động chào hỏi với người khác cũng đủ giống như trao danh thiếp ánh vàng rực rỡ cho người khác, nhất định có thể thêm điểm ấn tượng tốt cho bản thân trong giao tiếp công sở. 

Chi tiết 3: Đến công ty sớm 15 phút

Người đến công ty sớm hơn có thể điều chỉnh tốt trạng thái trước khi đi làm, mau chóng nhập tâm tiến vào trong công việc. Đến sát giờ, hoặc muộn, bạn dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, vội vã, dẫn đến sai lầm đáng tiếc. 

Đến sớm hơn 15 phút không những có thể sắp xếp thời gian, thứ tự ưu tiên công việc trong ngày, mà cả việc tổ chức, bố trí thời điểm gặp gỡ đối khác, khách hàng cũng dễ dàng hơn. “Kiên trì đến sớm 15 phút, tôi bảo đảm mọi thứ đều sẽ phát triển theo hướng tốt đẹp”, Takuya khẳng định. 

Chi tiết 4: Duy trì sự ngăn nắp sạch sẽ của bàn làm việc

 “Bồi dưỡng thành thói quen duy trì bàn làm việc sạch sẽ ngăn nắp, không chỉ vì mỹ quan, còn là vì hiệu suất”. 

Mấu chốt khiến bàn làm việc duy trì ngăn nắp sạch sẽ là lập tức xử lý công việc ngày thường. Nếu việc hôm nay có thể xong trong hôm nay tự nhiên cũng sẽ không có tài liệu dư lại và vật linh tinh để lại trên mặt bàn.

Một cái bàn làm việc ngăn nắp sạch sẽ cũng có thể giảm bớt gánh nặng trong lòng bạn, khiến lực chú ý càng tập trung, cũng có thể xúc tiến hiệu suất công việc bản thân. Thế nên, khi cảm thấy áp lực công việc, bạn đừng ngại xử lý mặt bàn của mình, nói không chừng có thể sống lại một cách tràn đầy sinh lực ngay tại chỗ.

Bản thân nỗ lực nhưng kết quả không như ý: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ 8 chi tiết tử huyệt nhưng luôn bị dân công sở coi nhẹ - Ảnh 2.

Chi tiết 5: Dăm ba lần đi công tác, đừng quên mang theo đặc sản vùng đó về văn phòng 

Takuya nhận định mỗi lần đi công tác, không cần lần nào cũng mua sắm đặc sản cho đồng nghiệp nhưng thỉnh thoảng nên có quà. Làm như vậy không những biểu đạt lòng cảm kích, quan tâm, mà còn có thể giữ gìn tốt quan hệ với đồng nghiệp. Nên nhớ, chỉ cần thi thoảng có quà thôi, vừa đủ để thắt chặt tình đồng nghiệp, vừa không để ví tiền “xuất huyết”. 

 “Ý nghĩa chân chính không nằm ở bản thân đặc sản, mà là khiến đồng nghiệp cảm thấy sự nhớ đến, kính tình trọng ý của bạn”. 

Chi tiết 6: Đối với những người giúp đỡ, hỗ trợ bạn, hãy chăm chỉ liên lạc

“Cảm ơn là điều bắt buộc không thể thiếu trong cuộc đời và kiếp sống nơi làm việc.”

Bất luận tình huống gì, đều phải mang lòng cảm ơn với những người đã nâng đỡ, hợp tác, thúc đẩy bạn phát triển. Tình cảm này nên thông qua hành động để biểu hiện trong các ngày lễ Tết, ngày đặc biệt. Dù là một cuộc điện thoại hay là một lần đến nhà thăm hỏi hoặc là một tờ bưu thiếp… đều rất có giá trị. 

“Tình cảm không ngừng nghỉ có thể khiến “ân nhân” tràn đầy tín nhiệm bạn, sự đánh giá của người xung quanh đối với bạn cũng sẽ tăng lên rõ rệt.”

Chi tiết 7: Càng làm việc vặt vãnh, càng phải nghiêm túc hoàn thành

“Ngay cả những việc vặt vãnh bạn làm không tốt, cũng dễ ưu ấn tượng sâu sắc cho người khác”. 

Đừng coi thường những việc vặt vãnh như photo tài liệu, xử lý tài liệu, truyền đạt lời dặn dò. Chúng là cơ hội tốt để bản thân bạn thể hiện và rèn luyện. Ví dụ, truyền đạt lời dặn dò qua điện thoại là dịp phô bày kỹ năng giao tiếp của bạn; Tài liệu photo đóng thành quyển cũng có sự phân chia về khả năng logic, tổ chức văn bản của bạn. Chớ thấy việc nhỏ mà bỉ bai, xem nhẹ. 

Bất luận việc vặt vãnh nào cũng nên nghiêm túc đối diện và hoàn thành, mọi người nhất định cũng có thể chú ý đến sự hy sinh và năng lực của bạn.  

“Chuyện khó của cuộc đời phải làm thành dễ, chuyện lớn của cuộc đời phải làm thành nhỏ.

Bản thân nỗ lực nhưng kết quả không như ý: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ 8 chi tiết tử huyệt nhưng luôn bị dân công sở coi nhẹ - Ảnh 3.

Chi tiết 8: Đọc thêm sách, tiếp thu kinh nghiệm

Trong quá trình làm việc, rất nhiều người sẽ bước vào giai đoạn “thắt nút cổ chai” (gặp khó khăn), khiến lòng tận tâm dành cho công việc bị suy giảm, dẫn tới hiệu suất công việc xuống dốc không phanh. Takuya khuyên: Cách đơn giản nhất để chuyển biến tốt hoàn cảnh khó khăn này chính là đọc thêm sách.

“Bằng cách đọc sách, có thể biến kinh nghiệm của hàng trăm, hàng ngàn người thành của mình.”

Khi đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, chúng ta đọc sách, sẽ giúp mở rộng góc nhìn, khai phá nhân sinh quan, mở rộng tư duy. Khi đã đủ “ngấm” và “ngộ”, chúng ta đủ tỉnh táo để định vị khó khăn hiện tại của bản thân và tìm được cách giải quyết. 

Trong câu chuyện của người khác, luôn có thể tìm thấy đáp án của bản thân mình”



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

Đời người giống như một chuyến du lịch

Đời người chẳng qua là một chuyến du lịch, bạn đi qua tôi, tôi lướt qua bạn. Sau đó mỗi người tự tiến về phía trước, mỗi người tự tu hành. Lặn lội bôn ba giữa năm tháng, mỗi người đều có câu chuyện của riêng mình, xem nhẹ cõi lòng mới đẹp đẽ, nhìn thấu tâm trạng mới tươi rõ. Diễn vai diễn của mình thật tốt, làm chuyện bản thân nên làm.

Cuộc sống không thể nào tốt đẹp như bạn tưởng tượng nhưng cũng sẽ không tệ hại như bạn tưởng tượng. Sự yếu đuối và kiên cường của con người đều vượt mức tưởng tượng của bản thân. Có lúc, có thể yếu đuối đến một câu nói thôi đã rơi lệ đầy mặt. Có lúc, cũng phát hiện bản thân đã cắn răng đi được một đoạn đường rất dài rồi.

Mỗi đoạn đường đều là một sự lĩnh ngộ

Cả đời người đã định sẵn phải trải qua rất nhiều. Trên một đoạn đường có tiếng cười lanh lảnh. Trên một đoạn đường chứa chan nước mắt của sự uất ức. Trên một đoạn đường có sự kiên trì đến hồ đồ. Trên một đoạn đường lại chọn lựa mù mịt. Trên một đoạn đường là sự tự tin của thành công. Trên một đoạn đường lại có sự cảnh tỉnh của thất bại…

Mỗi một đoạn sự sắp đặt sẵn trải qua đều trân quý, nó buộc phải khiến bạn hồi tưởng thông suốt. Sự sung túc của cuộc đời nằm ở sự khoan dung của trái tim, duyên tốt đẹp của cuộc đời nằm ở trái tim bình thường, không cần mài giũa, làm việc đến nơi đến chốn, đơn giản mà làm người. Có người vốn dĩ đã hạnh phúc lại trông rất phiền não. Có người vốn dĩ phiền não lại trông rất hạnh phúc.

VẬN là khiêm từ của người thành công, MỆNH là cái cớ của kẻ thất bại, muốn an yên cần lĩnh ngộ: NỖ LỰC mới chính là thái độ của cuộc đời - Ảnh 1.

Mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời đều có sự lĩnh hội khác nhau, nhưng 5 điều sau bắt buộc ai cũng phải biết

1. Cầm lên được, bỏ xuống được mới là cuộc đời hoàn mỹ

Ai mà không muốn cầm lên được, bỏ xuống được, để cuộc đời đi đến vui vẻ, trải qua nhẹ nhàng. Cầm lên được thì phải chống chọi vững, bỏ xuống được thì cần nhìn thấu. Đây chính là năng lực, cũng là trí tuệ. Ai không bằng lòng, ai không muốn. Chỉ là trong cuộc sống, người cầm lên được, bỏ xuống được có được bao nhiêu? Nếu không vì sao có nhiều đau khổ đến thế. Chúng ta không mong cầm lên được bỏ xuống được, chỉ cầu nhìn thông suốt, xem nhẹ đã là rất tốt và rất đẹp rồi.

2. Hiểu được cúi đầu và nhường bước mới thành công

Chịu cúi đầu vĩnh viễn sẽ không đụng cửa, sẽ không lùi bước. Người thiếu sót mới có cảm giác hài lòng. Người trân trọng hạnh phúc mới có cảm giác hạnh phúc. Mùi vị của cuộc sống: chua ngọt đắng cay mặn, màu sắc của cuộc đời: đỏ cam vàng xanh tím. Người giục bạn bước đi không phải người khác, mà là bản thân bạn.

Đừng xem một lần thất bại thành quyết định cuối cùng của đời người. Trên đời không có chuyện thuận buồm xuôi gió, chỉ có lòng tin và nghị lực kiên cường không ngã. Chạy trốn là yếu đuối, trốn tránh là tiêu cực, lùi là thể hiện càng vô dụng. Con đường của thành công phải dựa vào sự xông pha của bản thân, trái tim ở đâu thì đường ở đó!

3. Trong cuộc sống đừng quá ỷ lại vào người khác

Bất luận bạn nói chuyện cẩn thận bao nhiêu, luôn có người xuyên tạc và bóp méo ý của bạn, không cần giải thích. Trên đời này đừng quá đáng ỷ lại vào bất kỳ ai. Bởi vì cho dù bóng của bạn cũng sẽ rời xa bạn vào những lúc nào đó. Điều tồi tệ nhất của cuộc đời không phải mất đi người yêu thương mà bởi vì quá yêu một người mà mất đi bản thân mình.

Có những chuyện gắng gượng một chút thì sẽ qua thôi. Có những người tàn nhẫn một chút thì sẽ quên đi. Có những nỗi khổ cười một chút sẽ tiêu tan. Có những trái tim tổn thương một chút thì sẽ kiên cường.

VẬN là khiêm từ của người thành công, MỆNH là cái cớ của kẻ thất bại, muốn an yên cần lĩnh ngộ: NỖ LỰC mới chính là thái độ của cuộc đời - Ảnh 2.

4. Dùng thái độ tích cực đối diện cuộc đời

Nếu như cảm thấy bản thân lúc này rất cực nhọc, vậy hãy nói với bản thân: “Đường dễ đi đều là xuống dốc. Kiên trì vì bạn đang đi lên đường dốc, đi qua thì bạn nhất định sẽ có tiến bộ. Nếu như bạn đang oán trách cuộc đời không thiên vị, hãy khuyên bảo bản thân: “Vận là khiêm từ của người thành công, mệnh là cái cớ của kẻ thất bại. Vận mệnh trước nay đều nắm bắt trong trong tay mình, oán giận chỉ là một biểu hiện yếu đuối. Nỗ lực mới là thái độ của cuộc đời.

5. Dùng tâm thái giản đơn đối diện cuộc đời

Thời gian dài lâu, lòng người nhạt đi; tính toán ít đi, niềm vui nhiều hơn; áp lực bớt đi, buông lỏng nhiều hơn; ôm giận bớt đi, thoải mái nhiều hơn. Tự ti ít đi, tự tin nhiều hơn; so sánh chênh lệch bớt đi, tự tại nhiều hơn; phức tạp bớt đi, giản đơn nhiều hơn.

Không thể buông thả lòng thì tự nhiên thành gánh nặng, gánh nặng càng nhiều, cuộc đời càng không vui. Trái tim tính toán như cái túi, lòng khoan dung như cái phễu. Trái tim phức tạp thích tính toán, trái tim đơn giản dễ vui vẻ.



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ