Một người bạn than vãn với tôi, rằng công việc sắp hai năm rồi, cảm thấy bản thân rõ ràng rất nỗ lực nhưng anh vẫn luôn không được sự tán thưởng và trọng dụng của lãnh đạo. Anh ta rất nản lòng và nhụt chí, bắt đầu nghi ngờ mình có phải thật sự ngốc hơn người khác, năng lực kém hơn người khác hay không? Sự phiền não như thế, tin rằng rất nhiều người từng mắc phải. 

Có lúc chúng ta hoài nghi về năng lực của bản thân, mà quên việc phải để ý những chi tiết quan trọng nơi làm việc. Để giải đáp mối tơ vò này, chuyên gia tư vấn xí nghiệp Nhật Bản Takuya Senda, lấy kinh nghiệm trò chuyện của 3.300 giám sát viên và 10.000 nhân viên văn phòng làm cơ sở, tổng kết ra những chi tiết mà mỗi một quý ông, quý cô đều nên chú ý ở nơi làm việc. Ông chỉ rõ, 8 chi tiết dưới đây không chỉ giá trị những ở nơi làm việc, mà đối với cuộc sống tương lai là vô giá.

Chi tiết 1: Chú ý sạch sẽ, cố gắng chú ý mùi cơ thể hết mức

“Bởi vì cảm giác sạch sẽ và mùi cơ thể mà dẫn đến người gặp phải sự không thuận lợi ở nơi làm việc, số trường hợp tôi từng tận mắt nhìn thấy đếm không xuể. Ấn tượng “mùi dầu thơm của cô ấy quá nồng”, “mùi cơ thể của anh ấy quá nặng”…, thì bất luận là về đồng nghiệp hay là đối với khách hàng đều sẽ khiến người ta sinh lòng phản cảm, cản trở sự phát triển của sự nghiệp bản thân.

Vì vậy, Takuya Senda đề nghị: Nếu như cho là năng lực làm việc của bản thân không vấn đề gì nhưng nếu nhân duyên không đủ tốt thì đừng ngại tìm nguyên do từ phương diện cảm giác sạch sẽ và mùi cơ thể, xem kĩ bản thân lần nữa. “Nếu như ngủ nướng không kịp đánh răng mà đi làm luôn, tôi thà chọn đến trễ.”

Bản thân nỗ lực nhưng kết quả không như ý: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ 8 chi tiết tử huyệt nhưng luôn bị dân công sở coi nhẹ - Ảnh 1.

Chi tiết 2: Nhìn thấy người khác phải chủ động chào hỏi

Rất nhiều người hiểu rõ tính quan trọng của chào hỏi nhưng lại thường vì những “hoạt động tâm lý” như e dài, ngại va chạm, ngại tiếp xúc trò chuyện nên nảy sinh chần chừ do dự, bởi vậy không chủ động chào hỏi. 

Cho dù đối phương không nhìn thấy bạn, ánh mắt không nhìn đến cũng phải gọi ra tên của đối phương, chủ động chào hỏi với đối phương. Nếu như không rõ tên của họ, có thể chủ động chào hỏi, tự giới thiệu mình rồi trưng cầu ý kiến đối phương xem xưng hô thế nào.

“Lúc chào hỏi, đừng cân nhắc tuổi tác, chức vị hay các nhân tố khác, mà nên chủ động xuất kích”, Takuya nói. 

Chỉ riêng việc mỉm cười chủ động chào hỏi với người khác cũng đủ giống như trao danh thiếp ánh vàng rực rỡ cho người khác, nhất định có thể thêm điểm ấn tượng tốt cho bản thân trong giao tiếp công sở. 

Chi tiết 3: Đến công ty sớm 15 phút

Người đến công ty sớm hơn có thể điều chỉnh tốt trạng thái trước khi đi làm, mau chóng nhập tâm tiến vào trong công việc. Đến sát giờ, hoặc muộn, bạn dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, vội vã, dẫn đến sai lầm đáng tiếc. 

Đến sớm hơn 15 phút không những có thể sắp xếp thời gian, thứ tự ưu tiên công việc trong ngày, mà cả việc tổ chức, bố trí thời điểm gặp gỡ đối khác, khách hàng cũng dễ dàng hơn. “Kiên trì đến sớm 15 phút, tôi bảo đảm mọi thứ đều sẽ phát triển theo hướng tốt đẹp”, Takuya khẳng định. 

Chi tiết 4: Duy trì sự ngăn nắp sạch sẽ của bàn làm việc

 “Bồi dưỡng thành thói quen duy trì bàn làm việc sạch sẽ ngăn nắp, không chỉ vì mỹ quan, còn là vì hiệu suất”. 

Mấu chốt khiến bàn làm việc duy trì ngăn nắp sạch sẽ là lập tức xử lý công việc ngày thường. Nếu việc hôm nay có thể xong trong hôm nay tự nhiên cũng sẽ không có tài liệu dư lại và vật linh tinh để lại trên mặt bàn.

Một cái bàn làm việc ngăn nắp sạch sẽ cũng có thể giảm bớt gánh nặng trong lòng bạn, khiến lực chú ý càng tập trung, cũng có thể xúc tiến hiệu suất công việc bản thân. Thế nên, khi cảm thấy áp lực công việc, bạn đừng ngại xử lý mặt bàn của mình, nói không chừng có thể sống lại một cách tràn đầy sinh lực ngay tại chỗ.

Bản thân nỗ lực nhưng kết quả không như ý: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ 8 chi tiết tử huyệt nhưng luôn bị dân công sở coi nhẹ - Ảnh 2.

Chi tiết 5: Dăm ba lần đi công tác, đừng quên mang theo đặc sản vùng đó về văn phòng 

Takuya nhận định mỗi lần đi công tác, không cần lần nào cũng mua sắm đặc sản cho đồng nghiệp nhưng thỉnh thoảng nên có quà. Làm như vậy không những biểu đạt lòng cảm kích, quan tâm, mà còn có thể giữ gìn tốt quan hệ với đồng nghiệp. Nên nhớ, chỉ cần thi thoảng có quà thôi, vừa đủ để thắt chặt tình đồng nghiệp, vừa không để ví tiền “xuất huyết”. 

 “Ý nghĩa chân chính không nằm ở bản thân đặc sản, mà là khiến đồng nghiệp cảm thấy sự nhớ đến, kính tình trọng ý của bạn”. 

Chi tiết 6: Đối với những người giúp đỡ, hỗ trợ bạn, hãy chăm chỉ liên lạc

“Cảm ơn là điều bắt buộc không thể thiếu trong cuộc đời và kiếp sống nơi làm việc.”

Bất luận tình huống gì, đều phải mang lòng cảm ơn với những người đã nâng đỡ, hợp tác, thúc đẩy bạn phát triển. Tình cảm này nên thông qua hành động để biểu hiện trong các ngày lễ Tết, ngày đặc biệt. Dù là một cuộc điện thoại hay là một lần đến nhà thăm hỏi hoặc là một tờ bưu thiếp… đều rất có giá trị. 

“Tình cảm không ngừng nghỉ có thể khiến “ân nhân” tràn đầy tín nhiệm bạn, sự đánh giá của người xung quanh đối với bạn cũng sẽ tăng lên rõ rệt.”

Chi tiết 7: Càng làm việc vặt vãnh, càng phải nghiêm túc hoàn thành

“Ngay cả những việc vặt vãnh bạn làm không tốt, cũng dễ ưu ấn tượng sâu sắc cho người khác”. 

Đừng coi thường những việc vặt vãnh như photo tài liệu, xử lý tài liệu, truyền đạt lời dặn dò. Chúng là cơ hội tốt để bản thân bạn thể hiện và rèn luyện. Ví dụ, truyền đạt lời dặn dò qua điện thoại là dịp phô bày kỹ năng giao tiếp của bạn; Tài liệu photo đóng thành quyển cũng có sự phân chia về khả năng logic, tổ chức văn bản của bạn. Chớ thấy việc nhỏ mà bỉ bai, xem nhẹ. 

Bất luận việc vặt vãnh nào cũng nên nghiêm túc đối diện và hoàn thành, mọi người nhất định cũng có thể chú ý đến sự hy sinh và năng lực của bạn.  

“Chuyện khó của cuộc đời phải làm thành dễ, chuyện lớn của cuộc đời phải làm thành nhỏ.

Bản thân nỗ lực nhưng kết quả không như ý: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ 8 chi tiết tử huyệt nhưng luôn bị dân công sở coi nhẹ - Ảnh 3.

Chi tiết 8: Đọc thêm sách, tiếp thu kinh nghiệm

Trong quá trình làm việc, rất nhiều người sẽ bước vào giai đoạn “thắt nút cổ chai” (gặp khó khăn), khiến lòng tận tâm dành cho công việc bị suy giảm, dẫn tới hiệu suất công việc xuống dốc không phanh. Takuya khuyên: Cách đơn giản nhất để chuyển biến tốt hoàn cảnh khó khăn này chính là đọc thêm sách.

“Bằng cách đọc sách, có thể biến kinh nghiệm của hàng trăm, hàng ngàn người thành của mình.”

Khi đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, chúng ta đọc sách, sẽ giúp mở rộng góc nhìn, khai phá nhân sinh quan, mở rộng tư duy. Khi đã đủ “ngấm” và “ngộ”, chúng ta đủ tỉnh táo để định vị khó khăn hiện tại của bản thân và tìm được cách giải quyết. 

Trong câu chuyện của người khác, luôn có thể tìm thấy đáp án của bản thân mình”



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ

Write A Comment