Tag

nhà tuyển dụng

Browsing

Khi Warren Buffett, chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathawy chia sẻ kinh nghiệm, sự khôn ngoan của mình, sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn là hãy dừng lại những việc đang làm và lắng nghe bởi mỗi câu ông nói đều là một bài học quý giá cho nhiều người.

Tôi đã đọc nhiều cuốn sách, những bức thư gửi các cổ đông hàng năm, nghe những bài phát biểu của ông trong những năm qua. Và rồi tôi phát hiện ra một câu trích dẫn khiến tôi liên tưởng tới vấn đề làm sao để tuyển dụng được những nhân viên phù hợp.

Warren Buffett đã nói: “Bạn đang tìm kiếm ba điều cơ bản ở một người: thông minh, giàu năng lượng và chính trực. Và nếu họ không có điều cuối cùng thì đừng để tâm tới hai điều trước đó. Mọi người ai cũng thông mình và tràn đầy năng lượng – nếu không bạn sẽ không ở đây. Nhưng tính chính trực lại phụ thuộc vào bạn. Bạn sinh ra không có sẵn điều đó và bạn cũng không thể học nó ở trường”.

Buffett nói thêm rằng nếu bạn không có tính chính trực, trí thông minh và năng lượng sẽ giết chết bạn. Ông cũng nói đùa: “Nếu bạn thuê ai đó không chính trực, bạn thực sự đang muốn họ trở thành những nhân viên lầm lì và lười biếng.”

Bí quyết chọn người của Warren Buffett: Gói gọn trong hai chữ đơn giản nhưng lại thấm đến từng từ, không chỉ nhà tuyển dụng mà ai cũng nên đọc và ngẫm - Ảnh 1.

Thông minh và làm việc chăm chỉ hơn 6 thập kỷ qua, Warren Buffett không những là một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới mà còn trở thành một tỷ phú nổi tiếng. Tuy nhiên, sự chính trực vẫn luôn là điều kiện, lựa chọn hàng đầu khi ông tuyển dụng nhân viên và cũng sẽ luôn là lựa chọn đúng đắn cho bất cứ ai đang tìm kiếm thành công.

Ông chia sẻ: “Bạn chọn việc không trung thực, keo kiệt, hà khắc, ích kỷ và tất cả những điều mọi người không thích ở người khác. Tất cả chúng ta đều có sự lựa chọn. Một số người nghĩ rằng ngưỡng mộ giống như một cái bánh ngọt, nếu người khác cắn một miếng, phần của bạn sẽ ít đi. Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược.”

Cách tìm kiếm một con người chính trực

Khi nói đến việc tìm đúng người, nhà tuyển dụng phải đào sâu suy nghĩ để có được câu trả lời họ cần, để cảm thấy tự tin rằng những ứng viên tốt nhất cho công việc có tính chính trực để hoàn thành công việc xuất sắc nhất có thể. Nếu không, “một quả táo có sâu” có thể sẽ là điều tai hại đối với một doanh nghiệp.

Mặc dù có nhiều cách khác nhau để kiểm tra các ứng viên: thông qua kiểm tra lý lịch, tiền sử bệnh tật và các phương thức kiểm tra khác, nhưng tôi muốn đề xuất các câu hỏi phỏng vấn dựa trên hành vi sơ bộ sau đây để tìm hiểu bản chất của một con người:

Bí quyết chọn người của Warren Buffett: Gói gọn trong hai chữ đơn giản nhưng lại thấm đến từng từ, không chỉ nhà tuyển dụng mà ai cũng nên đọc và ngẫm - Ảnh 2.

1. Hãy cho tôi biết về khoảng thời gian khi mà sự tin cậy của bạn bị thử thách. Bạn phản ứng như thế nào?

2. Cho tôi biết về một khoảng thời gian cụ thể khi bạn phải xử lý một vấn đề khó khăn liên quan đến các vấn đề công bằng hoặc dân tộc.

3. Lần cuối cùng bạn “phá vỡ các quy tắc” là khi nào? Tình hình lúc đó như thế nào và bạn đã làm gì?

4. Bạn sẽ làm gì nếu nghi ngờ một nhân viên nào đó đã quấy rối hoặc ăn cắp đồ của một nhân viên khác?

5. Mô tả một tình huống mà bạn cho rằng đồng nghiệp đã làm điều gì đó không phù hợp. Bạn đã làm gì?

6. Hãy nghĩ tới một tình huống mà bạn đã không tin tưởng một đồng nghiệp nào đó hay người giám sát và việc đó khiến cho mối quan hệ giữa bạn và họ trở nên căng thẳng. Bạn đã thực hiện những bước nào để cải thiện mối quan hệ?

7. Khi làm việc với mọi người nói chung, hãy mô tả mối quan hệ ưa thích mà bạn muốn tạo lập với họ. (câu hỏi này được sử dụng để đánh giá sự trung thực và khả năng giao tiếp mở).

8. Bạn đánh giá cao nhất những giá trị nào trong môi trường làm việc nhóm? (Gợi ý: bạn đang tìm kiếm những thứ như sự trung thực, công bằng, cởi mở và tin tưởng vào câu trả lời của bạn.)

9. Nếu chúng tôi từng có một mối ràng buộc với một khách hàng, bạn có sẵn lòng nói một lời nói dối để giúp chúng tôi thoát khỏi ràng buộc đó không?

10. Người quản lý hiện tại/ trong quá khứ của bạn nhận xét điều gì khiến bạn trở nên có giá trị nhất đối với họ? (Gợi ý: lắng nghe các manh mối dẫn tới tính chính trực.)

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, nếu bạn thuê một người giàu năng lượng và có trí thông minh cao, nhân viên đó có thể là một ngôi sao nhạc rock. Tuy nhiên, nếu thuê một ngôi sao nhạc rock tràn đầy năng lượng và thông minh, nhưng ít chính trực, người đó thực sự sẽ là một tên trộm thông minh và nhanh nhẹn chính hiệu đấy!



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

“Tuyển dụng nhân viên marketing. Ưu tiên sinh viên mới ra trường các ngành truyền thông, marketing. Yêu cầu: Kinh nghiệm 2 năm làm việc.”

“Tuyển dụng nhân viên sáng tạo nội dung. Yêu cầu có ít nhất 1 đến 2 năm làm việc ở vị trí tương đương.”

Bạn có thấy những câu này quen không? Quen chứ, nó đầy rẫy trên các trang tuyển dụng kia kìa. Là sinh viên mới ra đường, chân ướt, chân ráo bước vô đời, nhưng công ty nào cũng yêu cầu người có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1, 2 năm. Cuộc sống này không hề dễ dàng, nhưng yên tâm, nếu biết cách, bạn vẫn có thể “đối phó” với nhà tuyển dụng để vượt qua cửa ải “kinh nghiệm” mà hàng triệu sinh viên đang gặp phải này.

Cách đối phó với nhà tuyển dụng khi bạn mới ra trường mà họ chỉ tuyển người có kinh nghiệm 2, 3 năm - Ảnh 1.

Hãy chứng tỏ bạn có tinh thần học hỏi, cầu tiến. Năng lực mới quyết định tất cả chứ không phải kinh nghiệm

Khi đi phỏng vấn, bạn nên thẳng thắn với nhà tuyển dụng rằng, không phải có kinh nghiệm làm việc là có tất cả. Bạn đam mê, bạn có kiến thức chuyên môn, bạn hiểu rõ về công ty, hiểu rõ công việc mình sẽ làm thì kinh nghiệm sẽ không còn quan trọng nữa.

Ngày nay, rất nhiều công ty trên thế giới tuyển những ứng viên chưa hề có bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào và kết quả cho thấy họ đã tuyển được rất nhiều người tài.

Cách đối phó với nhà tuyển dụng khi bạn mới ra trường mà họ chỉ tuyển người có kinh nghiệm 2, 3 năm - Ảnh 2.

Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn khát khao có được công việc này, không ai khác có niềm đam mê mãnh liệt với nó hơn bạn. Tìm hiểu thật kỹ công việc đó và đưa ra những phân tích rằng nó phù hợp với bạn và bạn có tiềm năng thực hiện chúng.

Tính sáng tạo cũng là một trong những điều được đánh giá cao. Hãy tìm ra những điểm mới, hướng đi mới cho công việc đó. Mạnh dạn đề xuất định hướng trong tương lai mà bạn sẽ làm với nó.

Cách đối phó với nhà tuyển dụng khi bạn mới ra trường mà họ chỉ tuyển người có kinh nghiệm 2, 3 năm - Ảnh 3.

Chấp nhận thử việc một thời gian để làm quen với môi trường làm việc

Khi không có kinh nghiệm, đừng ngại ngần, hãy đề nghị được thử việc, được test để học hỏi, làm quen với nó. Đừng sợ mình sẽ tốn thời gian vô ích, nếu chăm chỉ, quyết tâm, thì chỉ cần 1 thời gian ngắn thử việc là người ta đã nhận ra được năng lực, tiềm năng của bạn.

Nhiều bạn mới ra trường nhưng chỉ thích đi làm luôn, không muốn tốn thời gian thử việc, thời gian làm quen. Những gì bạn học ở trường và những gì đang diễn ra ngoài đời thực hoàn toàn khác nhau. Kiến thức khô khan trên sách vở sẽ chẳng thể nào giúp bạn đương đầu được với thực tế khốc liệt đâu. Trước khi nộp hồ sơ và xin việc ở đâu, hãy xác định rằng bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự cầu tiến, tinh thần ham học hỏi, cố gắng không ngừng nghỉ của mình.

Và cũng không chắc là công việc sắp làm sẽ thực sự phù hợp. Thời gian thử việc sẽ làm sáng tỏ câu hỏi lớn cho chính bản thân bạn và chính cả nhà tuyển dụng.

Cách đối phó với nhà tuyển dụng khi bạn mới ra trường mà họ chỉ tuyển người có kinh nghiệm 2, 3 năm - Ảnh 4.

Nâng cao giá trị của bản thân

Đừng tự ti rằng mình không có kinh nghiệm rồi tự hạ thấp mình. Mỗi người đều có điểm mạnh riêng. Hãy show tất cả chúng ra để nhà tuyển dụng có thể thấy.

Bạn có thể không có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc mà bạn đang ứng tuyển, nhưng kinh nghiệm trong những công việc bạn đã từng làm, từng trải qua ít nhất cũng giúp ích được bạn một chút gì đó ở công việc mới.

Cách đối phó với nhà tuyển dụng khi bạn mới ra trường mà họ chỉ tuyển người có kinh nghiệm 2, 3 năm - Ảnh 5.

Công thức để nâng cao giá trị bản thân

Giá trị bản thân = Giá trị bạn tạo ra x Thời gian cung cấp giá trị x Qui mô cung cấp giá trị

Giá trị bạn tạo ra: Giá trị do người khác cảm nhận về bạn, không phải những gì mà bạn tự cảm nhận. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và sự lan tỏa ra xung quanh những gì bạn làm.

Thời gian cung cấp giá trị chính là thời gian mà bạn cống hiến cho những công việc trước đây. Không hẳn 100% thời gian bạn làm việc sẽ tạo ra giá trị. Nhưng quỹ thời gian càng lớn càng chứng tỏ bạn đam mê, nhiệt huyết và đặc biệt là có trách nhiệm với những gì bạn làm.

Quy mô cung cấp giá trị: Bạn phải tạo ra cho được những người khác có thể làm công việc giống như mình, xây dựng một hệ thống làm việc tạo ra kết quả giống mình nhưng với số lượng tăng lên gấp nhiều lần. Khi tạo ra được những người có thể thay thế mình thì bạn sẽ bước lên một vị trí cao hơn, và dĩ nhiên phần thưởng cho vị trí này sẽ xứng đáng hơn.

Cuối cùng, đừng quên chuẩn bị phong thái tự tin, đĩnh đạc và cầm CV lên đường xin việc nào!



Theo Mạnh Quân


Trí Thức Trẻ