Tag

người trẻ

Browsing

Kính gửi mẹ thân yêu của con!

Đây là lần đầu tiên con viết thư cho mẹ, và có lẽ cũng là lần cuối cùng rồi.

Có một vài lời, con thật lòng không biết phải làm thế nào để nói trực tiếp với mẹ, nên chỉ có thể dùng cách “ngu ngốc” thế này để nói hết những lời muốn nói.

Mẹ, con xin lỗi! Con mắc bệnh máu trắng rồi.

Người ta thường nói: “Càng nỗ lực càng hạnh phúc.” Con cũng từng nghĩ như vậy, chỉ cần con học xong đại học, tốt nghiệp nghiên cứu sinh, con sẽ có thể nhanh chóng giúp mẹ thoát khổ, để gia đình mình được hạnh phúc.

Thế nhưng thực tế đã chứng minh, mọi nỗ lực của con chỉ mang đến cho nhà chúng ta khó khăn và tuyệt vọng.

Gia đình ta từ trước đến nay đều nghèo khó. Mà bây giờ vì con, gánh nặng của cả nhà lại tăng thêm.

Khi cháu trai 4 tuổi hỏi ông nội: “Tại sao nhà chúng ta lại đổ nát như vậy?” Tuy mọi người đều biết lý do nhưng lại không có ai biết trả lời thế nào.

Mẹ, con xin lỗi, con mắc bệnh rồi!: Bức tâm thư của một du học sinh mắc bệnh ung thư máu khiến hàng triệu người trẻ bừng tỉnh - Ảnh 1.

Trong 3 năm nay, nếu không phải vì có sự kiên trì, giúp đỡ và an ủi từ mọi người, con đã sớm phải sang thế giới bên kia rồi. Đến tận hôm nay, con cảm thấy bản thân đã nợ nhà mình và mẹ rất nhiều.

Lúc con mới bắt đầu bệnh, anh cả nói nhất định phải cứu được con. Vì con, anh đã không hề do dự mà lấy ra hết tiền tiết kiệm để trả tiền viện phí.

Vì con, anh đã phải mang trên mình một khoản nợ lớn.

Lại vì cứu con, mà hiến tủy của mình. Thậm chí vì sợ chị dâu phản đối mà đề nghị ly hôn.

Chị dâu thứ hai của con đau lòng đến độ không dám nhìn, cũng không dám nghe tiếng rên đầy đau đớn của con.

Ngay cả đứa cháu gái 7 tuổi của con cũng khóc lóc bảo không dám ăn vặt nữa mà để dành tiền cho con khám bệnh.

Anh chị vì sợ không thể chăm sóc con chu đáo nên đã xin nghỉ việc, chuyên tâm ở bệnh viện để trông nom con.

Tình nghĩa sâu nặng thế này, con làm sao để trả hết đây!

Hết hóa trị đến cấy ghép, con đã bị nhiễm trùng và biến chứng sang bệnh khác. Trong 3 năm nay, mặc dù mọi người đều luôn cẩn thận chăm sóc và kiếm tiền chữa trị cho con. Nhưng mọi nỗ lực chỉ như người đang đứng trên tảng băng mỏng, con vẫn đứng ngay bờ vực giữa sự sống và cái chết.

Bệnh của con, không chỉ khiến gia đình thêm khốn khó, nợ nần chồng chất. Mà còn khiến mọi người ngày càng mệt mỏi và tuyệt vọng. Cả thể chất và tinh tần đều kiệt quệ.

Đặc biệt là trong 6 tháng qua, đã có mấy lần bệnh chuyển biến xấu, khiến con phải vào phòng cấp cứu. Mỗi lần như vậy con đều cảm thấy rất mệt mỏi. Mệt đến nỗi khiến con không còn kiên trì nổi nữa, chỉ muốn được giải thoát cho xong! Nhớ cái lần con hôn mê ấy, lúc đó con thật sự cảm thấy rất thoải mái, cảm giác thoải mái nhất mà con chưa từng có từ trước đến nay. Nhưng đột nhiên lúc đó ý thức con lại tự nhắc nhở rằng, sự thoải mái này có thể sẽ đổi lấy nỗi đau mãi mãi từ mọi người.

Thật ra, con có thể bình tĩnh chấp nhận tất cả sự đau đớn do cơn bệnh này gây ra, kể cả cái chết. Nhưng con lại không dám đối mặt với hình ảnh mẹ và chị ôm đầu òa khóc sau khi thấy con bệnh nặng. Ánh mắt vô hồn đó của mọi người, còn khiến con đau lòng, khó chịu hơn gấp trăm ngàn lần là lấy dao cắt vào trái tim con.

Con bệnh đã được 3 năm, mà mẹ lúc nào cũng luôn ở bên chăm sóc chu đáo. Tất cả những cay đắng, đau khổ mà mẹ phải gánh chịu đã vượt quá giới hạn người bình thường có thể chịu đựng được rồi.

Mỗi ngày đều phải đi bộ từ căn phòng trọ tồi tàn đến bệnh viện ít nhất là 6 lần nhưng mẹ lại không hề than mệt mỏi, vẫn luôn đúng giờ đến thăm, lau dọn, khử trùng sạch sẽ phòng bệnh.

Ngày xưa khi con đi học, mẹ đưa con đến trường. Bây giờ, con ở bệnh viện, mẹ đợi con về nhà. Ngay cả khi ông sắp mất, mẹ và mọi người cũng không thể trở về tiễn đưa…

Bởi vì con quá yếu, nên mỗi ngày mẹ đều phải giúp con lau người và rửa chân. Những lúc như vậy, mẹ thường nhìn cơ thể gầy gò của con, đôi mắt đột nhiên đỏ lên rồi âm thầm lặng lẽ rơi nước mắt trong lòng, nhẹ nhàng lau mình cho con một cách cẩn thận. Con thật sự không dám tưởng tượng, người mẹ luôn ra vẻ lạc quan và mạnh mẽ trước mặt con lúc này, sẽ có bộ dạng đau buồn và tuyệt vọng đến cỡ nào khi không có con ở bên.

Khi con bệnh nặng đến nỗi không còn cách nào để cứu trị được nữa, mẹ lặng lẽ nắm bàn tay con khẽ run rẩy, khóc không thành tiếng, nhưng vẫn cố nhịn không nói những lời đại loại như muốn đưa con về nhà, mà chỉ uyển chuyển hỏi con có muốn về nhà gặp ai hay không.

Con biết, mẹ đã cố hết sức rồi. Nhưng dù mẹ có sức cùng lực kiệt cũng không thể đổi cho con một đời khỏe mạnh. Mẹ cố gắng cả đời, nhưng đổi lại chỉ là màn đêm tăm tối và sự tuyệt vọng.

Con biết, mẹ không cam lòng, nhưng cũng không thể làm được gì nữa.

Mẹ, con xin lỗi, con mắc bệnh rồi!: Bức tâm thư của một du học sinh mắc bệnh ung thư máu khiến hàng triệu người trẻ bừng tỉnh - Ảnh 2.

Mẹ đã từng nói với con, chỉ cần người còn sống, mọi thứ khác đều không quan trọng, chỉ cần chúng ta nỗ lực, muốn cuộc sống sau này thế nào đều được…

Mỗi lần nhớ đến mấy lời này, con đều rất tự hào. Mặc dù mẹ không được đi học, nhưng hiểu biết lại cao hơn nhiều so với nhiều người.

Mẹ vừa gầy vừa nhỏ con, sức lực lại yếu, vậy mà lại sống cuộc đời cao thượng, mạnh mẽ đến thế.

Mẹ dịu dàng, lương thiện, dù nhiều lần bị cuộc sống cơm áo gạo tiền này chà đạp đến cỡ nào đi nữa, vẫn không hề than trách hay mất đi hi vọng…

Người mẹ như vậy, khiến con không cách nào từ bỏ bản thân mình được.

Mẹ, mẹ có thể hứa với con một điều không?

Vì cái nhà này, vì con và cả chính mình, mẹ nhớ phải tự chăm sóc mình thật tốt. Còn về con, mọi người chỉ cần cố gắng đến đây là được rồi. Con sẽ không kề hối tiếc hay oán trách điều gì, mẹ cũng không cần phải tự trách đâu. Cuộc sống vốn có những cơ hội riêng của nó, vận mệnh cũng vậy, cũng có quỹ đạo khác biệt nhau. Nếu có một ngày nào đó, có một việc mà mẹ không thể làm được, con hi vọng mẹ có thể hiểu, đó chỉ là quy luật tự nhiên.

Con hi vọng mẹ có thể kìm nén nước mắt mà mỉm cười nhìn mọi thứ dần trôi thành quá khứ. Bởi vì con chỉ đổi một cách khác, để ở bên cạnh mẹ mà thôi.

Cám ơn mọi người đã luôn ở bên cạnh con.

Yêu mẹ nhiều,

Đứa con trai nhỏ bất hiếu!



Thiên Tuyết


Theo Trí Thức Trẻ

Là một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2018, Sterling K.Brown vinh dự có bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của trường đại học danh giá Stanford. Thông qua lời dạy từ ba nhà hiền triết lớn, anh gửi gắm tới người trẻ những bài học sâu sắc về cách sống một cuộc sống thành công và có ý nghĩa.

Dưới đây là phần lớn lời khuyên trong bài phát biểu của anh dựa trên lời dạy của Socrates, Plato và Lão Tử. Chúng đã trở thành kim chỉ nam của anh trong những ngày tháng tuổi trẻ đầy hoài bão và đấu tranh cũng như đưa anh tới những thành công hôm nay.

“Các bạn à, tôi đã từng nhắc nhở bản thân rất nhiều về nỗi sợ. Mục tiêu trong đời của tôi là trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Nếu tất cả cuộc đời tôi chỉ có sự thuận lợi và dễ dàng, tự tôi đã cướp đi cho mình cơ hội để trưởng thành, vươn lên và tiến xa hơn.Khi tôi cảm thấy sợ hãi, tôi biết rằng mình đang trong một hoàn cảnh tốt. Cho dù bạn 22 tuổi hay 42 tuổi, đừng bao giờ cho phép nỗi sợ ngăn cản bạn phát triển bản thân mình nhiều hơn. Để vượt qua những khó khăn, từ thời trẻ, tôi đã tìm đến trí khôn của 3 nhà hiền triết lớn. Cho phép tôi đưa ra một vài lời dạy của bộ “Big Three” gồm Socrates, Plato và Lão Tử để gửi tới các bạn.

Socrates: “Một cuộc đời không được suy xét cẩn thận thì không đáng để sống”

Bạn có bao giờ đánh giá những điều bạn nghĩ hay để những suy nghĩ của mình tự do mà không kiểm soát chúng? Bạn không cần trả lời ở đây, chỉ cần đặt câu hỏi. Tôi nghĩ rằng đó là điều Socrates muốn bạn cân nhắc hơn.

Hãy luôn nhận thức được sự khô khan của cuộc sống bận rộn.

Sẽ có một sức kéo khổng lồ đến với bạn khi bạn bước vào cuộc sống thực và trở nên bận rộn. Luôn luôn phải làm, luôn luôn phải hối hả và luôn luôn phải ganh đua. Đã bao giờ bạn tận hưởng và nhận ra tầm quan trọng của sự yên tĩnh. Có phải bận rộn sẽ đồng nghĩa với hiệu quả không ?

“Tôi không phải là người Athens hay người Hy Lạp. Tôi là công dân của thế giới”. Tôi rất thích câu này. Chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa toàn cầu? Bạn có trách nhiệm cho những ai? Bạn có phải là người chăm sóc những anh em trai hay chị em gái không? Hay bạn chỉ có trách nhiệm cho những người liên quan tới bạn, cho con đường của riêng bạn hoặc điều gì khác ?

Tôi không biết gì ngoài sự thiếu hiểu biết của mình.

Bạn có biết những người đã có bài phát biểu như tôi thế này không? Tôi đang nói về những thẩm phán tòa án tối cao, thị trưởng của các đô thị lớn, những gã khổng lồ về công nghệ – người mà chỉ cần 1 cái tên như Gates, Jobs và cả nữ hoàng như Oprah (cách chúng ta gọi bà trong một cộng đồng).

Tại nơi tôi đang đứng, những người này có thể biết một vài thứ. Họ làm luật, vận hành thành phố, xây dựng ngân hàng và điều khiển văn hóa.

Tuy vậy, tôi và Socrates đang bơi trong một biển vô minh rộng lớn như chính Thái Bình Dương. Chúng tôi không biết gì cả.

Mọi người à… Tôi chỉ là anh chàng lấy những lời dạy từ người khác và đó là những gì tôi làm để kiếm sống!

Nhưng khi tôi hít thở và tôi ghi nhớ rằng, bài phát biểu này không thể giống của người khác. Bài phát biểu của tôi là của chính tôi. Vì sao luôn cần cố gắng ở đây? Vì điều này không dành cho người khác, cũng không dành cho tôi mà dành cho các bạn. Bài phát biểu là một sự phản ánh về tôi và tôi hi vọng rằng nó thể hiện một cách chân thực con người tôi. Khi tôi tập trung vào nơi bài phát biểu của tôi thuộc về, tôi tập trung vào cơ hội tuyệt vời để có trách nhiệm cho tương lai của đất nước, tương lai của thế giới. Khi đó, tôi không còn lo lắng để so sánh bản thân mình với người khác. Tôi chỉ là mang tới các bạn điều tốt nhất mà tôi có.

Bài phát biểu sửng sốt tại Stanford về định hướng thành công cho người trẻ: Bi kịch lớn nhất là một người trưởng thành sợ ánh sáng - Ảnh 1.

Hãy cùng chuyển sang Plato. Lời dạy này truyền cảm hứng nhất cho tôi trong toàn bài phát biểu này.

Sự bắt đầu là phần quan trọng nhất của công việc. “Hãy cứ viết một vài điều. Nó không cần phải quá hoàn hảo hay cầu kì. Bạn có thể chỉnh nó sau và biến nó thành một quyết định sáng suốt. Nhưng hãy cứ bắt đầu bằng việc viết một vài thứ gì đó! ”

Một lời dạy nữa từ Plato: “Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho đứa trẻ bên trong mình nếu nó e sợ bóng tối. Bi kịch thật sự của cuộc sống này là khi một người trưởng thành sợ ánh sáng”. 

Lời dạy này ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới một lời dạy khác đã thay đổi cuộc sống của tôi.

Lời dạy đó là của Marianne Williamson, nó như sau: Nỗi sợ lớn nhất của chúng ta không phải là chúng ta thiếu thốn. Nỗi sợ hãi lớn nhất là chúng ta quyền lực vượt quá giới hạn. Đó là ánh sáng của chúng ta, không phải là bóng tối. Và đó lại chính là thứ làm chúng ta hoảng sợ nhiều nhất.

Chúng tôi tự hỏi bản thân mình: “Con người thông minh, rực rỡ, tài năng và nổi tiếng của tôi là ai?”. Thực ra, bạn không phải là ai cả. Bạn là con của Thượng đế. Những hành động để hạ thấp chính mình của bạn sẽ không phục vụ thế giới. Không có gì tốt đẹp về việc nhún mình xuống để mà người khác không cảm thấy tự ti khi ở cạnh chúng ta. Chúng ta được sinh ra để thể hiện ánh hào quang của Thượng Đế ở trong chúng ta. Hành động đó không chỉ dành cho một vài người mà là tất cả chúng ta. Khi chúng ta để ánh sáng của chính mình tỏa sáng, chúng ta vô thức để người khác tỏa sáng theo. Khi chúng ta được giải phóng khỏi nỗi sợ của chính mình, sự hiện diện của chúng ta sẽ tự động giải phóng người khác.

Các bạn sinh viên, đừng e ngại để tỏa sáng! Đó là quyền thừa kế của bạn, đó là trách nhiệm của bạn! Bởi vì chúng ta cùng nhau phát triển.

Tôi nhớ khi tôi diễn một vở kịch tại trường và giáo viên của tôi đã yêu cầu tôi hành động một cách cực kì khó chịu. Tôi thì rất ghét trông ngu ngốc. Thầy tôi biết điều này nhưng không cho phép tôi rút lui chỉ vì nỗi sợ hãi. Thầy không cho phép tôi sử dụng nó là cái cớ mà không chịu tiến lên phía trước. Thầy nói với tôi: “Em không được đi về. Tất cả chúng ta đều học hỏi từ kinh nghiệm của em”.

Bài phát biểu sửng sốt tại Stanford về định hướng thành công cho người trẻ: Bi kịch lớn nhất là một người trưởng thành sợ ánh sáng - Ảnh 2.

Bạn đã bao giờ bước vào một căn phòng và cảm thấy năng lượng của phòng thay đổi? Hay bạn đã bao giờ ở trong một căn phòng và khi có ai đó bước vào không gian đó, bạn cảm thấy nó thay đổi tốt hơn  hay tệ hơn? Mẹ tôi luôn nói với tôi: “Khi con ghé thăm nhà của người khác, hãy khiến mọi thứ tốt hơn cách con thấy chúng. Bằng cách này, con sẽ luôn luôn được mời lại”. Bạn muốn trở thành người thay đổi căn phòng để tốt hơn. Bạn muốn là người mà họ tiếp tục nhắn để trở lại. Hãy làm điều đó bằng cách để bản thân tỏa sáng!

Thỉnh thoảng khi tôi đang ở phòng tập thể hình, trên máy chạy bộ, tôi thường nghĩ trong đầu là: “Tập thế này là được rồi! Về nhà thôi!” Sau đó tôi nhìn xung quanh và thấy một vài người vẫn đang thể hiện bản thân họ. Và tôi được nhắc nhở lại về ánh hào quang trong mình.

Một số người sẽ nói đó là do bản chất cạnh tranh trong tôi. Đây chỉ là một cách nhìn. Với tôi, tôi coi việc này là để tính cách luôn được truyền cảm hứng của tôi thể hiện ra.

Tôi được truyền cảm hứng từ sự xuất sắc của những người khác.

Tôi phấn đấu cho sự xuất sắc cá nhân. Sẽ không có ý nghĩa gì nếu chỉ có làm mà không cố gắng hết sức. Thêm nữa, tôi biết rằng việc tôi cố gắng như vậy sẽ truyền cảm hứng cho sự xuất sắc bên trong những người khác! Tôi phải mang sự truyền cảm hứng tới mọi người. Nó không thể chỉ ở mãi trong tôi!

Tôi có người bạn là luật sư (một người đã chuyển sang nghề hài kịch vì anh ta biết đây là nơi anh ta tỏa sáng nhất), một thẩm phán, một chuyên gia tiết niệu và một tiến sĩ nghiên cứu hiệu suất. Chúng tôi luôn tự hào về nhau một cách đặc biệt. Thông qua những thử thách, chúng tôi thách thức lẫn nhau để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tôi để bản thân ở xung quanh những người mà họ luôn tự tin để tỏa sáng!

Các lời dạy của Lão Tử, chúng ta cùng suy ngẫm: “Khi bạn hạnh phúc vì được là chính mình và không so sánh hay ganh đua, mọi người sẽ tôn trọng bạn”.

Khi tôi bỏ qua việc tôi là ai, tôi trở thành người tôi muốn trở thành. Lần đầu tới Stanford, tôi nghĩ rằng mình đã có tất cả những điều đó. Tôi sẽ học chuyên ngành kinh tế, làm cho tập đoàn kinh doanh hoặc tài chính, lập nên ngân hàng và chăm sóc gia đình tôi. Những điều này thực tế và có triển vọng trong tương lai. Mặc dù tôi luôn yêu thích việc diễn xuất nhưng tôi vẫn nghĩ rằng nó không thực tế để làm.

Với tôi, sự nghiệp diễn xuất chỉ dành cho những đứa con trong gia đình giàu có – những người không phải lo lắng về việc phải đóng góp nhiều cho cuộc sống của cộng đồng và của gia đình họ. 

Nhưng tiếng gọi nơi sân khấu chưa bao giờ yếu trong tôi. Khát vọng tái hiện lại hoàn cảnh sống của con người luôn luôn là thứ mang đến cuộc sống của tôi những mục đích cao cả nhất. Tôi phải buông bỏ tôi trong quá khứ để trở thành tôi ở hiện tại. Nếu như bạn muốn tỏa sáng bản thân mình liên tục, đây là quy trình mà bạn phải vượt qua hàng ngày.

Cuối cùng…

Một người lữ hành tốt sẽ không có một kế hoạch cố định nào và không có dự định đi đến.

Bài phát biểu sửng sốt tại Stanford về định hướng thành công cho người trẻ: Bi kịch lớn nhất là một người trưởng thành sợ ánh sáng - Ảnh 3.

Điều này dành cho các bạn và ngay cả với bản thân tôi, người luôn phải đấu tranh với sự hoàn hảo. Có mục tiêu là tốt. Chúng giúp chúng ta có được cảm giác hoàn thành và giúp thiết lập một lộ trình cho quỹ đạo chung của cuộc sống. Hi vọng rằng quỹ đạo đó đang đi lên và hướng lên trên.

Tuy nhiên, cũng không nên quá bị ám ảnh với việc làm bánh pudding mà quên tận hưởng quá trình tạo ra nó. Vì cuộc sống là quá trình. Bạn dành nhiều thời gian hơn cho hành trình thay vì tới điểm đến cuối cùng.

Hãy suy nghĩ về sự hoàn hảo như một đường tiệm cận. Cuộc hành trình hướng tới cái hoàn hảo là vô hạn nhưng sẽ không bao giờ đạt được cái đích.

Nếu bạn đi trên hành trình này và tận hưởng nó, điều đó sẽ rất tuyệt vì bạn có những không gian vô tận để phát triển bản thân. Nếu bạn vẫn lừa dối bản thân rằng điểm cuối của sự hoàn hảo là thứ gì đó có thể đạt được, tôi lo lắng rằng bạn có thể bỏ lỡ những đường cong đẹp của cuộc sống này. Bạn có thể không bao giờ tận hưởng được hoàn cảnh hiện tại của mình, luôn muốn mình ở một nơi nào đó, có những điều khác và ở cạnh những người khác.

Sợ hãi có thể là một động lực lớn và nó giúp bạn tiến lên phía trước. Bạn có cơ hội và trách nhiệm để rời khỏi thế giới này tốt hơn khi bạn tới. Hãy luôn làm điều này! Hãy trở nên tốt đẹp và để bản thân tỏa sáng!

Đừng lo lắng về ánh sáng của người khác hay cố gắng để so sánh bản thân mình với ai đó. Nếu bạn tìm thấy mục đích sống của cuộc đời, nó sẽ khiến bạn có nguồn năng lực mạnh nhất, hãy tin vào điều đó!

Tôi không đề cập đến một công việc hay nghề nghiệp nào. Tôi đang nói tới tiếng gọi bên trong mình! Tiếng gọi ấy sẽ giúp bạn tỏa sáng đến nỗi người khác phải đeo kính râm mỗi khi bạn xuất hiện!

Đây không phải là lối sống ích kỉ! Bởi những người có được sự ảnh hưởng từ bạn sẽ biết rằng điều gì tốt cho bạn sẽ tốt cho họ. Khi bạn thấy ai đó đang tỏa sáng, đừng ganh tị với họ và làm họ chìm xuống. Hãy chúc mừng thành công của họ như thành công của bạn. Bởi vì bạn để ý mà xem, chúng ta luôn cùng lên và xuống với nhau.

Đối thoại với những quan điểm khác nhau giúp chúng ta phát triển sự đồng cảm. Là một diễn viên, tôi không thích nhiều vai diễn. Nhưng tôi phải cố gắng để hiểu vì tôi không thể đánh giá chúng dựa trên câu chuyện của mình.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Giáo dục là con đường thích hợp để phát triển sự thấu cảm và lòng khoan dung trong xã hội”. Tôi nhắc nhở bản thân về điều này thường xuyên: Không bao giờ để lối cho sự ghét bỏ. Không bao giờ để ai cướp đi ánh sáng của mình.

Các bạn à, không ai là một hòn đảo của chính mình. Chúng ta đều có lợi ích từ nhau và hỗ trợ nhau trong một cộng đồng. Gia đình chúng ta, những người bạn của chúng ta và thầy cô chúng ta. Cách đơn giản nhất để bày tỏ sự biết ơn tới công sức của họ là bản thân chúng ta hãy tỏa sáng!

Bây giờ đã là thời điểm. Hãy nắm lấy ánh sáng của bạn và chỉ đường cho chúng ta !”



Thúy Hằng


Theo Trí Thức Trẻ

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?

– Là cái mới thay cái cũ.

– Là Công ty mới thay thế các Công ty cũ. Đại học mới thay thế đại học cũ.

– Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá lên thành nước công nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho một số đại học bứt phá lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu.

Cách mạng 4.0 đột phá về việc học: Chung qui chỉ có một chữ là LÀM NGƯỢC. Cách mạng 4.0 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả bất ngờ, cơ hội của các đột phá, cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước, đi theo cách này thì mãi mãi là người đi sau.

Đi sau, nhưng làm khác người đi trước, các công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, bằng cách này chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các nước đi trước chúng ta. 4.0 đi liền với từ Distructive, tức là phá huỷ, đột phá. Gọi là sự sáng tạo mang tính phá huỷ.

Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng, có quá nhiều hạ tầng 1.0, 2.0, 3.0 sẽ không có đủ can đảm phá huỷ, chỉ có những ai đang không có gì hay có rất ít thứ trong tay. Chúng ta đang có mọi thứ để thắng vì chúng ta không có gì trong tay, không có gì để mất.

– Trước đây: Học trước rồi làm sau. Bây giờ: Làm trước học sau; trải nghiệm trước học sau thì vào hơn. Đại học cần cho các em làm nhiều hơn, làm trước khi học.

– Trước đây: Không biết thì hỏi thầy, không biết thì đi học. Bây giờ: Biết thì hãy hỏi; tự học trước, biết 78-8-90% rồi thì mới hỏi thầy. Học rồi mới đi học.

– Trước đây: Học sách giáo khoa, cái đã có trước đây hàng chục, hàng trăm năm. Bây giờ: Học cái chưa có trong sách giáo khoa, thí dụ CN 4.0: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, Cloud, Hệ thống thực – ảo.

– Trước đây: Thầy dạy 100%. Bây giờ: Những người không phải thầy chuyên nghiệp, thí dụ như doanh nhân, chuyên gia sẽ dạy 30%.

– Trước đây: Giáo viên là thầy. Bây giờ: Thầy là huấn luyện viên. Huấn luyện viên thì trò làm là chính. Mô hình huấn luyện viên thì trò bao giờ cũng giỏi hơn thầy. Mô hình thầy thì trò bao giờ cũng kém hơn thầy.

– Trước đây: Làm nghiên cứu trên thế giới thực, trong phòng thí nghiệm, tốn kém, mất nhiều thời gian. Bây giờ: Làm nghiên cứu trên thế giới ảo, trong môi trường mô phỏng, như là trò chơi, không tốn kém, lại nhanh.

– Trước đây: Học sâu các chuyên ngành. Bây giờ: Cần học đa ngành. Cơ hội nằm ở liên kết các ngành, các tri thức khác nhau.

– Trước đây: Học trong trường. Bây giờ: càng mở càng tốt; liên kết các trường; liên kết doanh nghiệp, trên toàn thế giới.

– Trước đây: Chỉ cần biết ngôn ngữ người với người. Bây giờ: cần biết ngôn ngữ người và máy, ra lệnh cho máy, vì máy làm là chính, nên cần biết lập trình, biết coding.

– Trước đây: Học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ: Cần học cách tìm ra vấn đề là quan trọng nhất. Có việc rồi thì mới có các cái khác. Học cách tìm ra việc.

– Trước đây: Học để làm cái đã học, cái mọi người đã làm. Bây giờ: Học để làm cái chưa ai làm; tức là sáng tạo.

– Trước đây: Học sự tiệm cận, học sự tiến hoá, tốt lên từng ngày. Bây giờ: Học để đột phá, cuộc Cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những đột phá, cái mới thay thế cái cũ. Để phá huỷ thay vì tiến hoá.

– Trước đây: Thực là quan trong, dạy cái thực là chính. Bây giờ: Mọi cái thực đã được ảo hoá, vậy ảo là quan trọng; dậy cái ảo là chính, dạy sống và làm việc trong môi trường ảo. Dạy sáng tạo trên môi trường ảo.

– Trước đây: Nghe theo là quan trọng, học thuộc là quan trọng. Bây giờ: Tư duy phản biện là quan trọng, critical thinking.

– Trước đây học What, học How là quan trọng. Bây giờ học Why là quan trọng. Biết tại sao thì mới dám thay đổi.

– Trước đây: Tài sản quan trọng của Đại học là sách, là thư viện, là giảng đường. Bây giờ: Sách ở trên mạng, thì tài sản quan trọng của Đại học là phòng Labs, là công cụ mô phỏng, là máy móc, là hạ tầng CNTT, như là hạ tầng của doanh nghiệp vậy, như hạ tầng của nhà máy với nhiều công xưởng để làm.

– Trước đây: Thước đo Đại học không rõ ràng. Bây giờ thước đo của đại học là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp. Đi học đại học là một khoản đầu tư của người học, họ hoàn vốn bằng lương nhận được khi đi làm, nếu lương nhận được cao họ sẽ sẵn sàng chi trả cao để học trường đó.

– Trước đây: Cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn. Bây giờ: Cạnh tranh là khác biệt, là làm khác người khác.

– Trước đây: Chúng ta phấn đấu trở thành đại học MIT, trường công nghiệp hàng đầu của Mỹ, thì bây giờ chúng ta phấn đấu để không trở thành MIT, làm khác, dạy khác, học khác MIT, và vì vậy mà chúng ta hơn MIT. Còn những doanh nghiệp nào cần sinh viên MIT thì qua Mỹ tuyển họ về Việt Nam làm việc. Đại học MIT không phải đại học Mỹ mà là đại học Việt Nam. Còn Đại học Công nghiệp của chúng ta cung cấp sinh viên khác sinh viên MIT và đáp ứng một phân đoạn thị trường nào đó của Việt Nam.

– Trước đây: Chúng ta thiếu giáo viên giỏi, vì giáo viên giỏi phải là giỏi, là người giỏi. Là người dậy giỏi. Nếu cứ theo cách này thì không chỉ ta mà cả Tây cũng rất thiếu giáo viên giỏi. Nếu nay ta định nghĩa giáo viên là người giao việc cho sinh viên làm, và đo lường kết quả, rồi nhận xét thì nghề giáo viễn đã dễ tìm người hơn rất nhiều rồi.

– Trước đây: Chúng ta tìm giáo viên trong số những người giáo viên, thì cơ hội tìm được người không lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả mọi người có chuyên môn mà đại học cần và có đam mê dạy học thì cơ hội đã lớn hơn gấp nhiều lần. Trước đây chúng ta tìm người trong số 90 triệu người Viet Nam, bây giờ chúng ta tìm người chúng ta cần trong số 7 tỷ người trên thế giới thì dễ hơn rất nhiều.

– Trước đây: Lương giáo viên được định nghĩa hành chính, thì chúng ta cơ bản có người chất lượng tương ứng với đồng lương đó. Bây giờ tự chủ đại học, chúng ta trả lương theo thị trường, thị trường Vietnam và thị trường quốc tế, vậy thì ta có thể lấy bất cứ ai ta muốn.

– Trước đây: Người giỏi nhất là người giỏi nhất. Bây giờ: Người dốt nhất có thể là người giỏi nhất. Người giói nhất thì ít đi nhiều để học hỏi, vì vậy giỏi ở một góc. Người dốt thì phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra ai giỏi nhất cái gì, tích hợp những cái nhất đó lại và thành người giỏi nhất.

– Trước đây: Người thay đổi thế giới là người nói, là người đi khai sáng người khác. Bây giờ: Người khai sáng người khác, người thay đổi thế giới lại có thể là người hỏi một câu hỏi.

– Trước đây: Toán không quan trọng, có vẻ như ít tạo ra giá trị. Bây giờ: Toán là quan trọng nhất. Bây giờ mọi thứ máy làm được. Nhưng thuật toán thì không, thuật toán là cách chúng ta bảo máy làm. Xử lý dữ liệu là quan trọng nhát. Mà chỉ có toán, thuật toán mới xử lý dữ liệu để mang lại giá trị. Thuật toán hiệu quả hơn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn.

– Trước đây: Đi theo sau thì vẫn đi lên được. Bây giờ: The winner takes all. Người thắng cuộc, người đi đầu sẽ hưởng tất, người đi sau chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, đi sau thì phải đi trước. Đi sau thì phải vượt trội. Không đi theo nữa. Nếu chúng ta muốn tận dụng cơ hội 4.0 thì Việt Nam, thì Đại học Công nghiệp phải là người đi đầu, đi trước cả Đức là nước đầu tiên ý thức về CM 4.0.

– Trước đây: Chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường sẽ trở thành một mắt xích trong một tổ chức, một công ty. Bây giờ: chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường trở thành giám đốc của công ty 1 người, biết huy động các nguồn lực khác nhau để thực hiện công việc của mình. Viettel thường giao việc cho một người chủ trì một đề tài, người này có thể thuê cộng tác viên, có thể tuyển dụng nhân lực để thực hiện. Người sinh viên phải biết tổ chức công việc như một giám đốc.