Tag

kinh doanh

Browsing

Vì sợ rủi ro hoặc ảnh hưởng đến việc học của con, không ít các bậc cha mẹ thường không ủng hộ con cái họ kinh doanh sớm và điều này có thể trở thành rào cản đến thành công của con họ.

Theo tỷ phú tự thân Mark Cuban – một trong những cái tên truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là với các doanh nhân trẻ đang bắt đầu lập nghiệp – cho rằng, khi con bạn nêu ra một ý tưởng kinh doanh ở độ tuổi còn nhỏ, bạn nên lắng nghe ý tưởng của chúng một cách nghiêm túc và để cho chúng phát triển ý tưởng một cách tự nhiên.

Những bước để khuyến khích con triển khai các ý tưởng kinh doanh cũng đã được ông viết rất cụ thể trong cuốn sách “Kid Start-Up” (tạm dịch: Trẻ em khởi nghiệp), chuẩn bị phát hành vào tháng Tám tới. Đây là cuốn sách thứ hai của Cuban viết về chủ đề lập nghiệp khi còn trẻ sau cuốn “How Any Kid Can Start a Business” (tạm dịch: Trẻ em bắt đầu kinh doanh như thế nào?) mà ông cùng viết với Shaan Patel và Ian McCue.

Cuban nói rằng cha mẹ có thể hướng dẫn con cái mình thành công trong giới kinh doanh bằng cách giúp chúng đặt mục tiêu cụ thể và giúp chúng soạn thảo một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh của chúng.

“Cha mẹ có thể hỗ trợ kế hoạch kinh doanh của con cái của họ theo một số cách, và việc đầu tiên nên là lập ra một kế hoạch hành động mà cha mẹ và các con có thể điền vào”, Cuba chia sẻ với Business Insider trong một email.

“Kế hoạch hành động vạch ra chi tiết như con sẽ cần bao nhiêu giờ mỗi tuần để làm việc, những tài liệu con cần, và làm thế nào con sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của con”, ông viết.

“Điều này sẽ giúp phụ huynh đánh giá liệu ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không”, ông cho biết thêm.

Cuban nói rằng bằng cách đặt ra mục tiêu thực tế với con của bạn và khuyến khích ý tưởng của chúng, bạn có thể dạy chúng đánh giá ý tưởng kinh doanh tốt, một kỹ năng quan trọng ở mọi lứa tuổi.

“Trở thành một doanh nhân có nghĩa là phải học hỏi, tập trung và kết nối với mọi người – đây đều là những điều có giá trị trong suốt cuộc đời. Học được những điều này khi bạn còn trẻ sẽ càng quan trọng hơn và sẽ giúp bạn thành công cũng như cởi mở hơn với những cơ hội khác”, Cuban cho hay.

“Nó cũng không quan trọng nếu đó là ý tưởng về trò chơi điện tử hay tạo ra và bán chất nhờn ma quái”, ông nói.

“Hãy tìm ra thứ gì đó mà các con muốn tìm hiểu và giúp chúng tìm những thứ đáng đọc về cách thiết lập một con đường tự nhiên để biến kiến thức đó thành một doanh nghiệp”, ông cho biết thêm.

Cuban cũng khẳng định rằng, đây là một bài học quan trọng cho các doanh nhân – dù họ trẻ hay già.



Theo Kiều Châu


Bizlive/Nhịp sống kinh doanh


Không bằng cấp chỉ là chuyện vặt, bạn hoàn toàn có thể trở thành CEO nếu sở hữu 3 yếu tố dưới đây. Ảnh: HBR

Theo khảo sát năm 2015 của website tìm việc trực tuyến CareerBuilder, tính riêng ở Mỹ, đã có 32% trong số 2.300 nhà tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực được khảo sát đang tiến hành nâng cao yêu cầu học vấn đối với các ứng viên. Khảo sát cũng cho biết, có 37% vị trí trước kia chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp phổ thông, nay đã đòi hỏi bằng đại học. Và, có tới 27% vị trí trước kia chỉ yêu cầu bằng cử nhân, nay đã đổi thành bằng thạc sĩ.

Tuy nhiên, dù yêu cầu từ nhà tuyển dụng là thế, song những người trải qua đào tạo đại học chưa chắc đã sở hữu khả năng làm việc tương xứng với trình độ được ghi trên tấm bằng. Việc lựa chọn sai lầm ứng viên vẫn thường xuyên diễn ra, nhất là khi nhà tuyển dụng chọn cho mình hướng đi “an toàn” – đoán định năng lực dựa trên bằng cấp – để rồi bỏ sót nhân tài.

Để hạn chế tối đa những sai sót nói trên, một dự án kéo dài 10 năm mang tên Gen CEOđã được thực hiện. Elena L. Botelho và Kim R. Powell – 2 nhà nghiên cứu đằng sau dự án – đã thu thập dữ liệu từ hơn 17.000 quản lý cấp cao từ công ty nghiên cứu ghSMART; sau đó, cùng với các giáo sư thuộc trường Đại học Chicago và Đại học Columbia, nhóm nghiên cứu tiếp tục lọc ra 2.600 CEO để tìm ra đặc điểm của những người có khuynh hướng sẽ trở thành CEO cũng như phương pháp của họ.

Sau khi hoàn tất, các nhà nghiên cứu cho biết, việc sở hữu tấm bằng tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá chưa hẳn đã là tấm vé thông hành tuyệt đối cho vị trí CEO. Đặc biệt, trong số các CEO được nghiên cứu, có đến 8% chưa từng học đại học.

Làm CEO đã khó, làm CEO mà “không bằng cấp” lại càng khó hơn. Vậy, làm thế nào mà 8% trong số các CEO được nghiên cứu có thể ngồi lên vị trí hiện tại? Câu trả lời nằm ở 3 yếu tố sau:

1. Trở thành “dân trong nghề”

Theo nghiên cứu, những CEO không bằng cấp đã bù đắp cho sự thiếu thốn của mình bằng việc tích lũy nhiều kiến thức cụ thể về ngành nghề hoặc thông tin chi tiết về các doanh nghiệp có liên hệ trực tiếp đến lĩnh vực mà công ty của họ đang hoạt động – điều vốn chỉ những “dân trong nghề” lâu năm mới sở hữu được.

Được biết, 89% trong số các CEO không bằng cấp chỉ làm việc ở một lĩnh vực cho tới khi giữ vị trí CEO. Ngoài ra, họ cũng sở hữu thời gian làm việc trong một ngành nghề nhiều hơn 40% những đồng nghiệp có bằng đại học.

Theo nghiên cứu, thời gian mà họ phải đảm nhiệm một vị trí nào đó cũng thường dài hơn 25% so với người tốt nghiệp cử nhân. Và, nếu tính trung bình, thời gian để họ có thể ngồi lên chiếc ghế CEO cũng dài hơn 15%. Tuy nhiên, số vị trí mà họ phải kinh qua trước khi trở thành CEO lại ít hơn tới 13%.

Thực tế, chủ doanh nghiệp cảm thấy an tâm hơn khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí CEO là những dân trong nghề. Nói không ngoa, kiến thức và các mối quan hệ được tích luỹ từ chính thực tế kinh doanh còn khiến họ có phần nổi trội hơn những đồng nghiệp được đào tạo qua trường lớp. Đáng chú ý, các CEO không bằng cấp có xác suất trở thành người sáng lập doanh nghiệp cao gấp đôi những người có bằng.

Bob, một doanh nhân được Gen CEO nghiên cứu, là minh chứng rõ nét cho những điều kể trên. Năm 1970, anh bắt đầu sự nghiệp với vị trí sĩ quan giải mã trong quân đội. Sau khi xuất ngũ, Bob làm việc cho một công ty cung cấp hệ thống báo động rồi tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Suốt quá trình làm việc, anh đã đảm nhận nhiều vị trí tại 2 công ty và có cơ hội được hoạt động chung với 4 CEO khác nhau.

Đặc biệt, thành tích của Bob thể hiện rõ nhất qua việc anh vực dậy một công ty đang trên đà thua lỗ rồi bán nó với giá gần 50 triệu USD. Với kiến thức và các mối quan hệ của một dân trong nghề lâu năm, anh đã thực hiện một cuộc cải tổ toàn bộ kéo dài suốt 9 năm ở công ty đang lao dốc đó. Kết quả là, doanh nghiệp dưới quyền điều hành của Bob đã thâu tóm được 24 công ty, giảm 88% nợ xấu và có doanh thu tăng gấp đôi. Thế nên, dù chẳng có một tấm bằng lận lưng, song chẳng ai tỏ ý hoài nghi năng lực của Bob mà ngược lại còn rất tin tưởng anh.

2. Để kết quả kinh doanh vượt ngoài mong đợi lên tiếng thay

Theo nghiên cứu, lý do những người không bằng cấp được đề bạt làm CEO đến từ việc họ thường xuyên là các cá nhân mang lại kết quả kinh doanh vượt ngoài mong đợi. Mark – một trong những CEO được nghiên cứu – cho biết anh đã quá quen với việc bị đánh giá thấp để rồi khiến cho ai nấy đều phải ngạc nhiên với kết quả kinh doanh của mình.

Lúc Mark khởi nghiệp với nghề tài xế xe tải, anh có thể chở tới 3 chuyến xe/ngày thay vì 1 chuyến/ngày như những người khác. Ông chủ của một công ty đối thủ vô tình biết điều này. “Đối với ông ấy, đây là chuyện chưa từng có tiền lệ. Thế nên, ông ấy đã đề nghị tôi đến làm việc cho mình”, Mark nhớ lại.

Và, khi làm nhân viên bán hàng, một lần nữa, Mark lại khiến cho tất cả phải “mắt tròn mắt dẹt”. Khi đó, sếp của Mark đặt mục tiêu nâng doanh số bán hàng của mỗi tổ lên 5% – 10%. Tuy nhiên, riêng với anh, người sếp đã đưa ra thử thách là 30% và hứa rằng tất cả doanh thu kể từ mức 10% trở lên đều sẽ trở thành tiền thưởng. Kết quả là, doanh số bán hàng của Mark và cả đội tăng lên tới 60%. Không những vậy, anh còn giúp mở rộng quy mô của công ty, từ một thành phố lên tới 13 tiểu bang khác nhau. Với sự tập trung cao độ và khả năng mang đến kết quả ngoài sự tưởng tượng, Mark, từ một tài xế xe tải, đã ngồi lên vị trí CEO của một doanh nghiệp trị giá 50 triệu USD trong vòng chưa đầy 20 năm.

Vậy, có thể thấy, thành công của Mark đơn giản bắt nguồn từ chính kết quả kinh doanh thực tế của anh. Mark là một người “thực sự được việc” chứ không chỉ “có lẽ sẽ được việc”. Kết quả mà anh mang lại cho doanh nghiệp mới là thứ giúp anh được chú ý, chứ không phải một tấm bằng “bảo chứng”.

Cũng theo Gen CEO, hơn một nửa (56%) số lãnh đạo không bằng cấp được nghiên cứu xuất thân từ bán hàng và marketing. Vì, đây là 2 mảng dễ được người khác chú ý hơn cả, khi chúng thể hiện rõ năng lực của nhân viên thông qua những con số biết nói.

3. Trở thành nam châm hút nhân tài

Theo nghiên cứu, các CEO không bằng cấp thường là những người chủ động hơn trong việc thu hút nhân tài cũng như trông cậy vào đội ngũ của mình nhiều hơn. Họ là những người khiêm nhường, cởi mở trong giao tiếp và sẵn sàng tiếp thu ý kiến từ tất cả mọi người, bất kể địa vị của họ. Một ví dụ điển hình đến từ cuộc nghiên cứu là Brian – CEO của một công ty giải pháp nguồn nhân lực trị giá 350 triệu USD.

Thành công của Brian nằm ở chỗ anh rất biết cách chiêu mộ nhân tài và tìm kiếm những ý tưởng lớn. Đơn cử như lần một nữ trợ lý hành chính được anh tuyển dụng không lâu đã giúp cho công ty của Brian chốt được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử ngành nhân sự.

Trước đó, khi Brian làm ở một công ty khác, anh có thói quen xin khách hàng của mình kể tên những người giỏi nhất trong ngành mà họ biết. Mặc dù, một số cái tên được nhắc đến nằm ở đẳng cấp hoàn toàn khác với Brian cũng như có khả năng kiếm tiền nhiều hơn anh, Brian vẫn có thể thuyết phục họ cùng về một đội với mình.

Việc trở thành một nam châm hút nhân tài giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp về lâu về dài của các CEO. Trái lại, những CEO sở hữu tính cách chủ đạo là “độc lập” lại có xác suất điều hành kém hiệu quả cao gấp đôi.

Lời kết: Dù những CEO được nghiên cứu có thể ngồi lên vị trí lãnh đạo mà không phải trải qua giáo dục đại học, các nhà nghiên cứu tin rằng con đường sự nghiệp của họ mang lại nhiều bài học giá trị cho tất cả những người đang và muốn trở thành lãnh đạo, bất luận trình độ học vấn. Nếu bạn thực sự có am hiểu sâu sắc về lĩnh vực hoạt động của mình, biết thu hút và giữ chân người tài, cũng như biết hướng sự tập trung vào duy chỉ kết quả kinh doanh, thì con đường trở thành lãnh đạo của bạn chắc chắn sẽ luôn luôn rộng mở.



Theo Lê Duy


DNSG

Được biết, tùy thành tích đội tuyển đạt được đơn vị cũng sẽ có những mức thưởng khác nhau. Cụ thể, nếu lọt vào bán kết, toàn đội sẽ được thưởng 500 triệu, lọt vào chung kết thưởng thêm 500 triệu và nếu giành được huy chương vàng thưởng thêm 1 tỷ đồng. 

Như đã biết, Kingsport là đơn vị đã đồng hành và tiếp lửa cho đội tuyển hết mình tại vòng chung kết U23 Châu Á vừa qua, gói thưởng này chính là hành động thiết thực, nhằm ủng hộ đội tuyển trong chặng đường chinh phục huy chương vàng môn bóng đá nam Asiad 2018 sắp tới.

Trong không khí sôi sục trước giờ diễn ra trận đấu giữa Olympic Việt Nam và U23 Uzabekistan vào lúc 19h30 ngày 07/08, người hâm mộ đang mong chờ màn tái hiện lại trận chung kết “Thường Châu tuyết trắng” cách đây nửa năm, và hi vọng đội tuyển sẽ đòi lại được món nợ trước đối thủ này để mang đến niềm vui trọn vẹn cho khán giả trước thềm ASIAD.

Kingsport là 1 trong 3 doanh nghiệp tuyên bố tài trợ gói thưởng 2 tỷ cho U23 Việt Nam - Ảnh 1.

Kingsport là 1 trong 3 doanh nghiệp tuyên bố tài trợ gói thưởng 2 tỷ cho U23 Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Lê Trường Mạnh – CEO Tập đoàn Kingsport chia sẻ : “Bóng đá là nét văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung, dẫu biết mục tiêu lần này là rất khó khăn, tuy nhiên toàn thể cán bộ công nhân viên công ty và người hâm mộ cả nước vẫn hi vọng đội tuyển sẽ tạo nên kì tích như VCK U23 Châu Á trước đó”.

Kingsport là 1 trong 3 doanh nghiệp tuyên bố tài trợ gói thưởng 2 tỷ cho U23 Việt Nam - Ảnh 3.

Ông Lê Trường Mạnh – Tổng giám đốc tập đoàn thể thao Kingsport

Hi vọng với những sự khích lệ, đóng góp nhỏ bé từ các mạnh thường quân, đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ đạt thành tích cao ở kỳ ASIAD sắp tới.



Ánh Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế