Tag

khởi nghiệp

Browsing

Vào năm cuối của đại học, tôi quyết định rằng mình không thể trở về nhà trong tình trạng thất nghiệp mà không có kế hoạch nào sau khi tốt nghiệp cả. Vì vậy, tôi đã tham gia thêm một khóa thực tập và nhiều hoạt động ngoại khóa khác để mở rộng mối quan hệ và dễ dàng tìm kiếm việc làm.

Trong khoảng thời gian đó, tôi cũng tranh thủ hoàn thiện và chỉnh sửa hồ sơ xin việc của mình một cách kĩ càng nhất.

Và cuối cùng, tôi cũng nhận được những thành quả tốt nhờ nỗ lực của chính mình, bản CV ấy đã mang lại cho tôi nhiều cơ hội quý giá khi tôi lần lượt nhận được lời mời phỏng vấn tại Google, BuzzFeed, Oscar và khoảng hai chục công ty khởi nghiệp hàng đầu khác.

Ngoài ra, tôi cũng được gọi đi phỏng vấn cho các công việc toàn thời gian tại một chiến dịch lớn liên quan tới chính trị hay một công ty có tiếng thuộc chính phủ và thậm chí là một tổ chức có trị giá hàng tỷ đô la.

Nhờ có bản CV này, tôi đã lọt vào vòng phỏng vấn của Google, BuzzFeed và 20 công ty khởi nghiệp hàng đầu khác - Ảnh 1.

Một bản CV không cần thiết phải quá cầu kì và nên gồm những thông tin sau: nơi học tập, kinh nghiệm làm việc, một vài thông tin bổ sung và cuối cùng, hãy lưu nó vào một tệp văn bản. Tuy nhiên, sau nhiều năm làm việc, tôi đã tìm thấy một phương pháp khác để có thể xử lí tốt bản CV có tính chất quan trọng này.

1. Hãy coi bản CV ấy như một bản phác thảo những điều bạn mong muốn có trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng việc làm. Bạn muốn những nhà tuyển dụng hỏi điều gì? Làm cách nào để gây ấn tượng với họ? Bạn muốn họ chú ý hay ít quan tâm vào những vấn đề nào? Và giả sử rằng chỉ có duy nhất trong tay bản CV ấy mà không có một nguồn thông tin nào khác về bạn thì liệu những nhà tuyển dụng có bị thuyết phục và bạn được lọt vào vòng tiếp theo hay không?

2. Bạn cần để ý là phải luôn thể hiện mục đích một cách rõ ràng. Nếu viết quá nhiều từ, dài dòng, bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên lộn xộn và gây khó hiểu cho người đọc. Và đương nhiên, việc bạn bị từ chối là điều dễ hiểu. Nếu bạn không thể diễn tả mạch lạc những điều mình muốn thể hiện trong CV thì việc gây ấn tượng cũng sẽ trở nên vô nghĩa. 

Hãy loại bỏ những chi tiết thừa càng nhiều càng tốt, ví dụ như những khoảng thời gian bạn làm công việc không phù hợp hoặc không tương ứng với yêu cầu của công việc mới hay những từ ngữ chỉ dùng trong văn nói. Sau khi viết xong mỗi dòng, hãy tự hỏi: Liệu viết như vậy có giúp mình được nhìn nhận một cách tích cực hơn không?

3. Bạn cần chú ý tới hai từ: “Ngắn gọn”. Tất cả nên được trình bày vừa vặn trên một trang giấy. Đối với mỗi phần, bạn chỉ nên đưa ra nhiều nhất 3 hoặc 4 ý chính, với mỗi ý chính ấy thì chỉ cần không quá 3 dẫn chứng cụ thể (2 thường đã là nhiều rồi vì thêm dẫn chứng nữa chưa chắc đã tốt hơn). Mỗi dẫn chứng nên viết trong 1 dòng – điều này buộc bạn phải tập trung vào ý cơ bản mà bạn muốn thể hiện.

4. Trước tiên, hãy nhấn mạnh vào các kết quả đạt được, sau đó mới nhắc đến các kỹ năng. Ví dụ, tôi đã viết “Tăng trưởng lượng người theo dõi Facebook lên 40% và lượng người tiếp cận là 60%” thay vì “Nhận chạy quảng cáo tài khoản Facebook và Twitter”. Khi cần thiết, hãy đưa ra các con số cụ thể. 

Nếu muốn nhấn mạnh vào các kỹ năng hoặc phương thức làm việc của mình, bạn vẫn nên nhắc đến trước những tác động của cách làm ấy, chẳng hạn như: “Tăng lượng truy cập trang web và chuyển đổi KPI bằng chiến lược SEO ” thay vì “Sử dụng chiến lược SEO để tăng lượng truy cập trang web”. Các công ty sẽ thuê những người có thể mang lại cho họ kết quả hơn là những kĩ năng mà chưa chắc đã tạo nên thành công.

5. Thêm các hoạt động ngoại khóa nếu có thể, kể cả đó là một lớp học kĩ năng mềm hay một blog cá nhân mà bạn được rất nhiều người dùng mạng xã hội theo dõi. 

Nhờ có bản CV này, tôi đã lọt vào vòng phỏng vấn của Google, BuzzFeed và 20 công ty khởi nghiệp hàng đầu khác - Ảnh 2.

Chân dung của Katie Simon, hiện là founder của “More money for me”, tác giả bài viết.

6. Hãy đưa cho nhà tuyển dụng thêm nhiều nguồn thông tin khác về bạn. Bạn không thể gói gọn mọi thứ về bản thân mình chỉ trên một tờ giấy. Khi viết hồ sơ, tôi đã ghi thêm các liên kết dẫn đến các trang portfolios online, trang web cá nhân, trang Github của tôi, hồ sơ LinkedIn, tài khoản Twitter, Instagram và blog ảnh. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những thông tin bổ sung đó phải phù hợp với ngành nghề cụ thể mà bạn đang muốn được xét tuyển.

7. Xem xét và loại bỏ những kinh nghiệm làm việc lâu đời nhất. Nếu bạn đã từng làm việc cho hơn 3 công ty, hãy xem xét việc bỏ đi một hoặc hai công ty đầu tiên trên bản hồ sơ của mình. Trên thực tế, số công ty mà tôi từng làm việc phải nhiều hơn đến 2 lần số lượng mà tôi liệt kê trong hồ sơ của mình, nhưng tôi chỉ chọn viết ra những công ty mà tôi cảm thấy gắn bó và hiểu nhất. 

Ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, bạn vẫn có thể cân nhắc loại trừ những điểm ít ấn tượng hơn. Hãy nhớ rằng đây là một bản phác thảo cho cuộc phỏng vấn trong mơ của bạn. Liệu bạn muốn dành thời gian để nói về việc giao pizza của mình hay dành gấp đôi thời gian ấy để nói về việc làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào mùa hè năm ngoái?

8. Yếu tố độc lạ cũng không kém phần quan trọng. Anh trai tôi đã nhận được bằng Thạc sĩ về “Ghế và chỗ ngồi”. Nó là kết quả của quá trình học hỏi, nghiên cứu, bộc lộ được sự sáng tạo cũng như sự cần cù và nó đã giúp anh ấy trở thành một ứng viên nổi bật. 

Bạn cũng có thể đang quản lí một kênh YouTube chuyên về việc nướng bánh, hoặc đã từng giành chiến thắng trong các cuộc thi lướt sóng, kể cả khi nó không có liên quan đặc biệt gì đến công việc, bạn vẫn nên cân nhắc bổ sung thêm thông tin “không liên quan” ấy vì nó có thể là minh chứng cho những khía cạnh tích cực của bản thân bạn như tinh thần khởi nghiệp, trí tưởng tượng hoặc khả năng chịu đựng áp lực.

9. Sự linh hoạt là yếu tố cuối cùng giúp bạn có một bộ hồ sơ sao cho phù hợp với từng nhà tuyển dụng. Việc chỉnh sửa để phù hợp sẽ khiến bạn mất kha khá thời gian. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian là không khó nếu bạn có sẵn trong tay một loạt những thông tin quan trọng và chỉ cần lọc ra rồi đưa vào bản hồ sơ khi cần thiết. 

Thực tế, tôi chỉ dùng một nửa số dẫn chứng mình đã liệt kê ra ban đầu để đưa vào hồ sơ. Bằng cách này, tôi luôn có sẵn những thông tin cá nhân cần thiết bất kể khi tôi muốn xin vào một vị trí đòi hỏi cao về kĩ thuật hay một công việc nặng về viết lách. Cách này còn đặc biệt hữu ích khi bạn đang nộp đơn xin việc cho nhiều lĩnh vực hoặc cho nhiều vị trí khác nhau.



Công Hoàng


Theo Trí Thức Trẻ

1. Khởi nghiệp tinh gọn – Eric Ries

Nằm trong một những những cuốn sách “must-read” dành cho các startup, “Khởi nghiệp tinh gọn” giới thiệu những kiến thức và lý luận quan trọng từ việc quản trị, chiến lựợc, phát triển sản phẩm tới quản lý con người.

Kể từ khi ra mắt năm 2011, cuốn sách đã thay đổi cách nhìn nhận chung về khởi nghiệp, nhấn mạnh vào việc thay vì ngốn thời gian vào việc thiết kế ra một Business Plan hoàn hảo với nội dung chi tiết cho việc khởi nghiệp của mình, “Khởi nghiệp tinh gọn” khuyến khích các nhà khởi nghiệp tập trung vào việc thử nghiệm mô hình kinh doanh và liên tục cải tiến trong quá trình thử nghiệm.

Cuốn sách cực kì hữu ích không chỉ dành riêng cho các nhà khởi nghiệp, các doanh nhân, nhà giáo mà dành cho bất kì những ai quan tâm thới phương thức quản trị “tinh gọn” trong tổ chức.

Với 5 cuốn sách này, khởi nghiệp trong tầm tay, thành công không xa vời! - Ảnh 1.

2. Chinh phục sự hỗn loạn – Michael Gerber

Điều đặc biệt của quyển sách khởi nghiệp bán chạy nhất này chính là đánh trúng tâm lý của các ông chủ, những nhà quản lý doanh nghiệp của chính mình.

Nội dung của quyển sách giúp các CEO biết cách một phần nào để giải quyết sự hỗn loạn – vấn đề thường trực và luôn hiện diện trong mỗi doanh nghiệp.

Chinh phục sự hỗn loạn là giúp các CEO giải quyết sự mất kiểm soát giữa các bộ phận, giúp CEO chèo lái con thuyền của mình thuận buồm xuôi gió ra khơi.

Với 5 cuốn sách này, khởi nghiệp trong tầm tay, thành công không xa vời! - Ảnh 2.

3. Khởi nghiệp với 100$ – Chris Guillebeau 

Trong quyển sách “Khởi nghiệp với 100$”, Chris Guillebeau sẽ cho bạn thấy làm thế nào để có một cuộc sống đầy phiêu lưu, mạo hiểm nhưng luôn sống với mục tiêu, ý nghĩa rõ ràng. Và quan trọng nhất là đạt được cuộc sống tốt đẹp.

Vào năm 30 tuổi, Chris đã và đang chinh phục hành trình khắp thế giới – khi đó anh đã đặt chân đến hơn 175 quốc gia – và tất nhiên lúc này anh vẫn “thất nghiệp”. Nhưng đặc biệt Chris có một khả năng thiên phú biến những ý tưởng trở thành hiện thực và kiếm được tiền từ ý tưởng đó. Chính khả năng đó đã giúp Chris đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng như thực hiện hành trình của mình.

Thực tế có rất nhiều người có khả năng như Chris. Họ có khả năng tìm ra con đường giải thoát mình khỏi công việc thường ngày, kiếm thu nhập và theo đuổi đam mê cuộc sống. Trong khi chuẩn bị viết quyển sách này, Chris đã tiếp xúc hơn 1,500 người đã gầy dựng nên sự nghiệp cho riêng mình và thậm chí  kiếm được hơn 50.000 USD. Họ làm được vậy đều do sự nổ lực, dũng cảm theo đuổi đam mê và đạt được cuộc sống tự do.

Với 5 cuốn sách này, khởi nghiệp trong tầm tay, thành công không xa vời! - Ảnh 3.

4. Từ 0 đến 1 -  Peter Thiel

Đây là cuốn sách về startup đang được đón đọc nhiều nhất. Là một nhà đầu tư cũng như một nhà khởi nghiệp, tác giả cuốn sách Peter Thiel đã đưa đến cho người đọc những lời khuyên vô cùng độc đáo khiến họ cảm thấy rằng mình hoàn toàn có năng lực và có trách nhiệm để trở nên khác biệt và góp phần thay đổi 1 phần của thế giới. 

Và bạn không thể làm được điều đó nếu làm lại những gì người khác đã làm, giống như việc bạn không thể trở thành những Bill Gates. Larry Page hay Mark Zuckerberg tiếp theo với việc xây dựng một hệ điều hành mới, một công cụ tìm kiếm mới hay một mạng xã hội.

Với 5 cuốn sách này, khởi nghiệp trong tầm tay, thành công không xa vời! - Ảnh 4.

5. Sổ tay khởi nghiệp – Nhiều tác giả

Mỗi người góp mặt trong cuốn sách đều có xuất phát điểm khác nhau trước khi bước chân vào hành trình khởi nghiệp. 

Như chị Nguyễn Thị Huệ – người sáng lập dự án An Plus, học xong đại học không chọn đi làm ngay mà lăn lộn ở những vùng đất xa xôi, để chính những vùng đất mới ấy giúp chị thấm đẫm tinh thần, lòng tự tôn và tính dân tộc. 

Hay như chị Nguyễn Thu Hồng – người sáng lập thương hiệu Chả cá Kamaboko, từng có 3 năm học tập tại trường Đại học Tokyo, năm 2013 chị trở về nước, trở lại cuộc sống ù lì của công chức ăn lương trước khi cho ra đời thương hiệu Chả cá Kamboko. Là anh Lê Hồng Sơn – người sáng lập Fresh Produce Station, từ bỏ công việc ổn định của một kỹ sư để khởi nghiệp… 

Những câu chuyện khởi nghiệp đến từ rất nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng tựu trung đó là sự chia sẻ, chia sẻ câu chuyện của mình để những bạn trẻ đang khát khao khởi nghiệp có thêm kinh nghiệm, tránh phạm phải những sai lầm người đi trước đã từng trải qua.

Với 5 cuốn sách này, khởi nghiệp trong tầm tay, thành công không xa vời! - Ảnh 5.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Một người mất bao lâu để để thất nghiệp thành công?

Đặng Quang trả lời tôi: 5 năm.

Đặng Quang là bạn học của tôi, 5 năm trước, sau khi tốt nghiệp đại học, cậu ta vào làm cho một doanh nghiệp nhà nước lớn nhất nhì cả nước. Ngày nào cũng vậy, 8 giờ sáng vào làm 5h chiều đi về, lương và phụ cấp cố định, thi thoảng có thêm một ít thu nhập ngoài, vợ đẹp con khôn, ngày nào cũng cùng một quỹ đạo, cuộc sống nhẹ nhàng ngọt ngào.

Đôi lúc “trộm” chút lười biếng trong sự bận rộn, thời gian rảnh rỗi lại chơi bài, cuối tuần lại tổ chức những cuộc đi chơi tự túc, Đặng Quang cho rằng, cuộc sống như vậy sẽ ổn định đến cả triệu năm. 

Thế nhưng chả được bao lâu, công ty của Đặng Quang cần tinh giản biên chế, và anh xuất hiện trong danh sách bị sa thải. Đặng Quang buộc phải cầm bản sơ yếu lý lịch ra ngoài tìm việc làm, thế nhưng không có kỹ năng chuyên môn tốt, lại không có mối quan hệ rộng, nên Đặng Quang không được các công ty tuyển dụng hoan nghênh.

Cứ như thế, cậu ta ngày càng trở nên nóng nảy, tháng trước, sau một cuộc cãi vã, cậu ta thậm chí đã ly dị vợ. Đã có thời kỳ, Đặng Quang tưởng rằng ổn định là tất cả, bây giờ thì cậu ta phát hiện ra rằng cậu ta thực ra không có gì cả.

Nhiều năm trước, tôi có quen một cậu biên tập viên cho một tờ tạp chí kinh tế, thu nhập tuy thấp thế nhưng cậu ta biết lợi dụng những lúc thời gian rảnh rỗi học thêm tiếng Anh, không lâu sau cậu ta thi đỗ lên tiến sĩ. Học tiến sĩ xong, nhờ tài ăn nói của mình cậu ta làm biên tập cho một kênh truyền hình, mặc dù tiết mục của cậu ta không được ưa thích lắm nhưng anh ta vẫn làm nó đầy nhiệt huyết, trong thời gian này cậu ta còn tự xuất bản hai cuốn sách.

Hãy tỉnh ngộ đi thôi, thế gian này không có công việc nào là ổn định đâu! - Ảnh 1.

Sau này, cậu ta bỏ nghề để tự khởi nghiệp, chỉ sau ba năm cậu ta mua được hai căn nhà. Đột nhiên, một hôm cậu ta cảm thấy mệt mỏi quá và quyết định đi tìm một công việc nghiêm túc để làm. Trong cuộc cạnh tranh với 500 ứng viên, cậu ta được Alibaba nhận vào làm Giám đốc điều hành cao cấp với mức lương hơn triệu nhân dân tệ mỗi năm.

Hiện nay, anh ta vừa làm việc vừa làm dự án giáo dục riêng của mình. Status trên Wechat của anh ta là: “Tôi tin rằng tôi sẽ không bao giờ bị sa thải”. Với những người như vậy, tôi vô cùng ngưỡng mộ và khâm phục họ, quả thật, công việc ổn định chỉ là tương đối, chỉ có làm mình trở nên đủ mạnh mới không bị cuộc sống chà đạp, sự nghiệp mới có thể suôn sẻ mà không có trở ngại nào ngăn cản được bước chân bạn.

Công việc ổn định mà nhiều người thường nói thực chất chính là nghèo ổn định, mệt mỏi ổn định, và ổn định nhìn người khác thành công.

Cái gọi là công việc ổn định có ít nhất hai ý nghĩa: một là không sợ bị thất nghiệp, hai là có thể bảo đảm được đầy đủ những nhu cầu của cuộc sống.

Thế gian này không có công việc nào là tự nhiên ổn định, điều mà chúng ta thực sự cần là năng lực kiếm sống ổn định.



Hằng Phương


Theo Trí Thức Trẻ

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh cá nhân hoặc mở một công ty khởi nghiệp thì đây là những điều bạn nên biết đến. Những thông tin này có thể tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian đồng thời giúp bạn tránh được nhiều rắc rối. 

Trong những hội thảo về khởi nghiệp hay các buổi tư vấn hướng nghiệp, các bạn trẻ thường chỉ tập trung vào ý tưởng mà bỏ qua một khía cạnh khác cũng rất quan trong: các thủ tục pháp lý cũng như các phương pháp điều hành tổ chức. Kiến thức trong lĩnh vực này có thể giúp bạn vượt qua những gia đoạn khó khăn và là nền tảng cho mọi hoạt động về sau, tuy nhiên nhiều bạn trẻ lại không coi trọng đúng mức.  Sau nhiều năm trong nghề  và đã tham gia nhiều buổi tư vấn cá nhân, tôi đã thống nhất được 5 điều cần lưu ý như sau:

1. Mã số thuế và quy định về thuế

Nếu bạn đang làm việc trong bất kỳ hình thức độc lập nào (công ty cá nhân, freelancer …), rất có thể bạn liên tục phải xuất trình số liệu của mình cho mục đích thuế. Một số lĩnh vực kinh doanh có những yêu cầu đặc biệt về thuế. Một số ngành khác lại có ưu đãi. Vì thế hãy ghi nhớ cẩn thận những quy định này, bạn sẽ không muốn mình phải mất rất nhiều thời gian chỉ để kê khai và nộp các biên bản đóng thuế đâu!

Ngoài ra có nhiều kể xấu có thể lợi dụng những con số và thông tin của bạn cho mục đích xấu. Hãy cẩn thận để tránh những trường hợp đáng tiếng.

Nếu tôi biết được những nguyên lý này sớm hơn thì công ty đầu tiên đã không chết yểu một cách vô vọng đến thế! - Ảnh 1.

2. Lên kế hoạch và theo dõi mọi thứ:

Như đã đề cập ở trên, bộ phận kế toán tốt là chìa khóa để đảm bảo mọi thứ đúng quy định. Tuy nhiên, để chắc chắn mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát, bạn cần tập thói quen kiểm tra và theo dõi.

Công ty tôi chỉ có một kế toán và tôi luôn yêu cầu kế toán của tôi lưu lại mọi thứ trên google drive. Mọi chi phí của công ty đều được công khai và minh bạch. Điều này giúp chúng tôi tin tưởng lẫn nhau đồng thời phát hiện ra những sai sót nhỏ nhất.

Đối với những khoản chi định kì tôi phân nó ra thành những mục nhỏ và có định mức cho chúng. Kế toán của tôi sẽ điều chỉnh mọi thứ trong khoảng định mức đó và đề xuất nếu cần thiết phải thay đổi.

Một số việc không tên nhưng tôi cho rằng rất quan trọng trong việc phát triển công ty như: Chi phí đồ ăn cho nhân viên, các khóa tập huấn nâng cao tay nghê, chi phí thuê tài sản hoặc địa điểm… Bạn càng rõ ràng bao nhiêu, công việc càng thuận lợi bấy nhiêu!

Hãy nhớ một điều rằng chính phủ Mỹ đã chi hơn 118 tỷ đô la tiền thức ăn trong các cuộc họp toàn quốc. Đôi khi những chi tiết nhỏ sẽ tạo nên nhiều sự khác biệt lớn lao.

3. Xây dựng thương hiệu của chính bạn

Hãy đối mặt với sự thật: trong khi tự làm chủ, bạn sẽ không có sự ủng hộ từ các tập đoàn hay thương hiệu lớn. Bạn đang phải tự xây dựng dấu ấn cho riêng mình, và bạn phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Đây là lý do tại sa bạn phải đưa ra một thương hiệu vững chắc để mọi người có thể nhận ra bạn.

Có những hướng dẫn trực quan liên quan đến cách xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy cố gắng bỏ thời gian tìm hiểu để chắc chắn bạn sẽ đi đúng hướng. Tựu chung bạn cần tìm hiểu:

– Những cách giúp bạn xây dựng thương hiệu.

– Xác định thế mạnh của bạn

– Chọn một cách thức phù hợp

– Thống nhất nền tảng quản lý và trao đổi thông tin

– Tự tiếp thị thông qua các cách thức phù hợp với thương hiệu của bạn

– Học cách thích ứng để tiếp cận thị trường

Nếu tôi biết được những nguyên lý này sớm hơn thì công ty đầu tiên đã không chết yểu một cách vô vọng đến thế! - Ảnh 2.

4. Xây dựng phương pháp tiếp cận khách hàng

Trong những năm đầu vật lộn với việc kinh doanh, tôi thấy khó khăn nhất là xác định phương pháp tiếp cận khách hàng và thị trường. Tôi đã từng phải đóng giả là nhân viên môi giới hoặc nhân viên trực điện thoại để tìm hiểu khách hàng muốn gì, và chấp nhận làm những việc không tên để tiếp cận những khách hàng khó tính.

Bạn chỉ có thể thành công khi sản phẩm của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Nhưng điều quan trọng là phải suy nghĩ về cách khách hàng sẽ mua chúng. Bạn có thể tạo ra một sản phẩm tuyệt vời nhưng nếu bạn không có phương pháp tiếp cận hiệu quả với khách hàng của mình, bạn sẽ không bán được cho ai cả.

Bạn chỉ có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho những người cần. Trong tư vấn có thể thực hiện các cuộc gọi tiếp thị để bán dịch vụ. Hãy suy nghĩ về việc kiếm thêm cơ hội từ tờ rơi, bài viết và sự kiện xung quanh.

5. Đề ra mục tiêu tăng trưởng và giữ vững tinh thần

Không phải ai cũng có thể tự chủ hoặc khởi nghiệp thành công. Sẽ có những thách thức bất ngờ và thời điểm khó khăn, việc vượt qua được hay không sẽ quyết định sự thành hay bại của bạn. 

Trong quá trình làm việc với nhiều công ty tư nhân, tôi nhận thấy mục tiêu chung của cá công ty là một điều quan trọng. Nó gắn kết mọi người trong lúc khó khăn và tạo ra động lực để mọi thứ liên tục đổi mới và tăng trưởng. Có thể đôi khi công ty của bạn sẽ không thể đạt được con số kì vọng, nhưng riêng việc đề ra một kế hoạch và nỗ lực hết mình cho nó cũng là một điều rất tuyệt vời. Đó chính là tinh thần cần có của những người chủ thời đại mới: Không bao giờ hài lòng với bản thân và luôn cố gắng làm nhiều hơn nữa.

Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc từ bỏ. Nhưng nếu bạn tự cam kết, thích nghi và phát triển kỹ năng của mình, bạn sẽ làm được. Một cách để thành công là luôn cố gắng thêm 1 lần nữa.



Baxo Nguyen


Theo Trí Thức Trẻ

Ngày 18 tháng 10 năm 2016, tôi vẫn bước vào phòng họp với tư cách là CEO của một doanh nghiệp lớn sở hữu hàng triệu đô la, quản lí hơn 200 nhân viên.

Doanh nghiệp đó do chính tôi gây dựng nên và dần phát triển, có tên tuổi trong thị trường từ một ý tưởng vào năm 2008. Nhưng thật trớ trêu, khi bước ra khỏi căn phòng họp, tôi đã không còn là một chủ doanh nghiệp hay CEO nữa. Vào chính ngày hôm đó, tôi đã bị sa thải bởi chính những đồng nghiệp cũ của mình và bị tước bỏ khỏi những thành tựu mà mình đã vất vả tạo nên.

Bước khỏi căn phòng đó, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là team của tôi. Tôi sẽ không còn được ở bên cạnh họ để cùng làm việc và phấn đấu. Đến ngày hôm nay, một năm sau sự kiện ấy, điều mà tôi nhớ nhất không phải là việc nắm quyền quản lí công ty hay bất kì một khoản lợi nhuận nào, mà đó chính là những người bạn của tôi.

Ngay sau khi bị sa thải, tôi đã phải trải qua một khoảng thời gian vô cùng kinh khủng trong cuộc đời vì nó đã khiến tôi gần như mất hết phương hướng.

Đáng nhẽ ra, đó phải là khoảng thời gian thoải mái nhất…

Có lẽ công việc kinh doanh sẽ còn theo chân tôi về lâu về dài. Tôi đã có kế hoạch cho 5 năm, thậm chí 10 năm tiếp theo. Việc lo toan cho một công ty gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Tôi và vợ cùng nhau điều hành một công ty, thậm chí chúng tôi còn phải hoãn lại việc có em bé cho đến khi chúng tôi khởi nghiệp thành công. Chúng tôi đã thuê văn phòng làm việc cách nơi chúng tôi ở chỉ vài dãy nhà. 

Chúng tôi đã thực sống những ngày tháng chỉ dành cho công việc. Vậy mà, chỉ trong vòng 5 phút, tôi là một kẻ trắng tay, tôi bị đuổi khỏi nơi tôi đã dành hết tâm huyết để gây dựng cho sự nghiệp và tôi thấy tương lai của mình sụp đổ.

Dù gì thì tôi cũng phải học cách chấp nhận sự thật đáng buồn này khi không còn có thể tiếp tục được làm việc tại công ty cũ. Tôi chưa thể quen với việc không còn là lãnh đạo của doanh nghiệp này nữa. Chúng tôi còn nhiều mục tiêu phía trước chưa hoàn thành và cả team đều đã rất sẵn sàng để làm tốt công việc của từng người. Tôi cảm thấy như tôi đã bỏ rơi họ. Tôi luôn tự dằn vặt bản thân, tự trách mình, tôi đã rơi vào khủng hoảng và thực sự bất lực.

Tâm sự của một CEO bị sa thải ở chính doanh nghiệp mình tay trắng gây dựng: Tôi cảm thấy rất vui khi nhìn lại! - Ảnh 1.

Khi trải qua được những cú sốc, tôi dần phải chấp nhận sự thật rằng doanh nghiệp đó đã không còn là của tôi, và tôi nhanh chóng nhận ra bản thân mình phải tìm kiếm một điều gì đó khác cho tương lai. Bởi gắn bó với doanh nghiệp ấy quá lâu mà tôi đã quên đi mất bản thân mình.

Không có gì trong tay, cả danh tiếng và mục tiêu, tôi rơi vào truyệt vọng. Sau chuyến đi đến New Zealand với mục đích giải tỏa tâm lí, tôi trở về nhà ở Maryland. Một ngày nọ, tôi chạy quanh nhà, khắp các ngóc ngách với hi vọng có thể tìm được việc gì đó để làm. Tôi cố hết sức để tìm kiếm nhưng bất thành. Vợ tôi thậm chí còn phải trấn an tôi. Không thể tin được, tôi đã trở nên lạc lối trong chính căn nhà của mình.

Tôi đã đánh mất bản thân và không còn là người mà tôi đã và đang trở thành.

Không lâu sau, tôi đã tham dự một sự kiện dành cho một nhóm doanh nhân mà tôi đã từng là thành viên. Những người tham dự được yêu cầu tự giới thiệu về bản thân và nói đôi lời về công ty mà họ đang điều hành. Bất ngờ làm sao, tôi được chọn là người phát biểu đầu tiên. “Uhhh, tên tôi là Dan và uhhh, tôi đã bị sa thải khỏi công ty của mình.” Nhưng cũng thật bất ngờ, tôi lại nhận được rất nhiều sự cảm thông sau đó, một vài người thậm chí đã đến gặp tôi và chia sẻ những câu chuyện tương tự.

Sau tối hôm đó, tôi thực sự nhận ra rằng mình đã không còn là một CEO nữa.

Ở Mỹ, người ta thường tránh đặt câu hỏi kiểu: “Bạn đang làm gì để kiếm sống?”. 

Tâm sự của một CEO bị sa thải ở chính doanh nghiệp mình tay trắng gây dựng: Tôi cảm thấy rất vui khi nhìn lại! - Ảnh 2.

Bị sa thải và không làm gì trong vòng một năm đã cho tôi một khoảng thời gian thực sự thoải mái khi không còn ràng buộc với bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy nên, bây giờ, tôi có thể hoàn toàn tự hào trả lời rằng: “Tôi đang thất nghiệp, gia đình tôi đang dành thời gian bên nhau để đi du lịch.” Tôi đã từng là một CEO, nhưng giờ đây tôi đang hưởng thụ cuộc sống cùng gia đình trước khi làm nhiều điều mới mẻ hơn.

Trải nghiệm này cũng giúp tôi nhận ra được lỗi sai của mình bao lâu nay: thói phán xét người khác.

Thật xấu hổ khi phải thừa nhận rằng, trước khi bị sa thải, tôi rất hay đánh giá người khác. Tôi cũng không rõ vì sao mình lại có thói quen ấy, có thể là do công việc, xã hội, hoặc cũng có thể do chính bản thân tôi. Nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng, tôi rất ít khi đánh giá đúng người khác. 

Trong suốt chuyến đi tới New Zealand, tôi có thể dễ dàng bắt gặp một vài thanh nhiên trên 20 tuổi trong một khu đỗ xe RV. Quần áo của họ không được sạch sẽ cho lắm, còn bữa tối của họ thì chỉ toàn là khoai tây chiên. Bên cạnh họ luôn có những chiếc xe chuyên dùng để đi cắm trại, điều này làm bật lên suy nghĩ trong đầu tôi: “Có thể những người này không có việc làm và phải sống ngày qua ngày trên những chiếc xe ấy”. 

Rồi tôi chợt nhận ra, tôi cũng không có việc làm và tôi cũng đang ở trên xe của mình! (Mặc dù lớn hơn xe của họ nhưng trông nó như một chiếc RV vậy). Thật tồi tệ, tôi cũng không khác gì những người mà tôi đang đánh giá.

Tâm sự của một CEO bị sa thải ở chính doanh nghiệp mình tay trắng gây dựng: Tôi cảm thấy rất vui khi nhìn lại! - Ảnh 3.

Danh vọng là thứ khiến mọi người đều tò mò tột cùng.

Mỗi chúng ta đều có một cái tên, một công việc, một tính cách riêng… Nhưng một số người được biết đến, còn một số người vô danh. Suy cho cùng, khi gạt bỏ những danh vọng, tiền tài, chúng ta là ai?

Đó là câu hỏi mà suốt một năm qua tôi miệt mài đi tìm kiếm câu trả lời. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa có nhiều câu trả lời cho câu hỏi đó vì hành trình đi tìm lời giải đáp chẳng dễ dàng gì, nhưng tôi cảm thấy rất biết ơn khi được là một phần của cuộc hành trình ấy.

Một năm sau khi bị sa thải, tôi cảm thấy vui mừng là đằng khác. Tôi thấy bản thân như được giải phóng. Khi đã vượt qua được những nỗi đau tinh thần, tôi lại thấy mình được tự do nhưng theo một cách khác: nó không đến từ công việc mà đến từ chính bản thân tôi.

*Bài viết dựa theo những trải nghiệm có thật của Dan D’Agostino.



Công Hoàng


Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

Trong cuộc sống, bất cứ ai thành công cũng từng nếm trải thất bại. Chặng đường của mỗi người là một câu chuyện, một tấm gương. Tỷ phú Richard Branson từng thất bại 400 lần trước khi ông thành lập công ty Vigin Galactic. Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối 1.009 lần khi ông chào bán công thức gà rán.

Doanh nhân người Singapore 40 tuổi – Bryan Long cũng không phải là người ngoại lệ. Anh không chỉ thất bại một lần, mà chính xác là anh đã thất bại, thất bại, và thất bại lần nữa.

Đối với Long – từng là một sinh viên luôn dẫn đầu lớp với số điểm GPA tuyệt đối là 4.0, đó là một đòn chí mạng. Thậm chí, điều đó đủ khiến anh từ bỏ ý định lập nghiệp và quay trở lại làm một anh kỹ sư bình thường. Tuy nhiên, Long đã không đi theo lối mòn đó.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 1.

Long bắt đầu khởi nghiệp lần đầu tiên vào năm 2010. Khi đó, chàng trai 32 tuổi đã rất xuất sắc để có trong tay chiếc bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Vì vậy, anh quyết định biến thành công này thành hành động với việc thành lập Big Life Treats, một công ty quà tặng trải nghiệm.

“Tôi đã làm tất cả những gì mà tấm bằng MBA bảo tôi phải làm”, Long nói.

Trong vòng 2 năm, Long đã bơm 120.000 SGD (khoảng 88.000 USD) tiền tiết kiệm của chính mình vào công ty và nhanh chóng xây dựng được một nhóm làm việc. Tuy nhiên, phải đối mặt với chính người bạn đồng sáng lập cùng sự cạnh tranh khốc liệt từ Groupon , công việc kinh doanh của anh dần giảm sút.

“Lúc đó tôi thực sự điên cuồng và quẫn trí”,” Long nói, bởi chính anh từng tự nhận mình là một người luôn được chở che. Nhưng ngày hôm sau, anh đã tìm được một cuốn sách khiến anh thay đổi ngay thái độ của mình.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 2.

“Tôi nhận ra rằng đó không phải là một trường hợp phải nói câu “Hãy từ bỏ”. Nói đúng hơn cuốn sách đã chỉ cho tôi biết tại sao tôi thất bại và mình cần thay đổi những gì, “Long chia sẻ.

Bạn phải học cách tiếp cận vấn đề một cách trung lập. Suy cho cùng, thành công và thất bại chỉ là một điểm, và nếu bạn không thể đánh giá chúng, thì thành công hay thất bại cũng không có ý nghĩa gì. Nếu bạn thành công, bạn không nên phấn khích; nếu bạn thất bại, bạn không nên buồn. Điều bạn nên làm là tự hỏi mình tại sao lại có được kết quả này trong cả hai trường hợp.

Vì vậy, Long nhanh chóng coi thất bại đó như một bài học và tự cho mình thêm một cơ hội nữa.

Thử … và thử lại

Tuy nhiên, lần này, thay vì liều lĩnh đầu tư lớn, Long áp dụng cách tiếp cận “xây dựng, tính toán, học hỏi” của Ries. Anh đã tạo ra một trang web cơ bản – về bản chất là một “bản sao” của công ty chuyên về dịch vụ gia công phần mềm TaskRabbit – và sau đó cho phép người dùng phản hồi. Trong chưa đầy 2 tháng, anh nhận ra không có thị trường ở Singapore và cuối cùng phải dừng lại.

Mặc dù Long đã mất khoảng 1.000 SGD cho dự án này, anh cũng cảm thấy mình đã tiến được một bước lớn. Năm 2015, anh đồng sáng lập công ty thứ ba, Stacck, một hệ thống quản lý thông tin nhà hàng. Anh đã điều hành công ty và giúp thu về 1,7 triệu SGD, xây dựng một đội ngũ quốc tế và có được khoản tiền lương lần đầu tiên.

Sau 3 lần khởi nghiệp thất bại, doanh nhân người Singapore rút ra bài học: Thành công hay thất bại đều chung một cánh cửa, quan trọng là bạn sử dụng ra sao - Ảnh 3.

“Tôi đã học hỏi một cách nhanh chóng để mở rộng kiến thức của bản thân. Tôi đã có một tư duy tăng trưởng mà không phải là một tư duy cố định”, Long nói.

Khi được hỏi về bí quyết cho một doanh nghiệp thành công Long cho rằng đó là đội ngũ và thời gian. Chính vì thế, sau hai năm mở Stacck, người bạn góp vốn mở công ty cùng anh đã rẽ hướng khác, Long không thể đủ sức để gánh vác cả một công ty, do đó anh cảm thấy lựa chọn tốt nhất là cắt lỗ và bán doanh nghiệp.

“Tôi không phải là doanh nhân lần đầu tiên làm việc đó. Mọi người đều mong mọi chuyện trở nên tốt đẹp nhưng trên thực tế, tôi nhận ra cần có thời gian để xây dựng các kỹ năng cũng như các vấn đề về đội ngũ làm việc. Chỉ có khoảng 0,01% người đầu tiên có thời gian và đội ngũ làm việc xuất sắc” – Long chia sẻ.

Hiện tại, với vai trò là một diễn giả, chuyên gia tư vấn, Long hy vọng sẽ có thể thay đổi cách nhìn truyền thống về thành công và thất bại và khuyến khích những người trẻ tuổi năm 2020 đặt ra và đạt được mục tiêu đặc biệt vào năm 2020. Anh cũng lên kế hoạch kiếm tiền từ dịch vụ thông qua phí tài trợ hoặc phí thành viên và sẽ tiếp tục làm việc bán thời gian tại Citibank.

“Rất nhiều người nhìn thất bại như một điểm kết thúc, nhưng thực tế nó dẫn bạn đến cánh cửa tương tự như cánh cửa của thành công. Đó có thể là chữ “Thoát” nhưng nếu bạn quay đầu lại thì đó sẽ là “Lối vào”, Long chia sẻ.



Theo Anh Thơ


Nhịp sống kinh tế/CNBC

Vì sợ rủi ro hoặc ảnh hưởng đến việc học của con, không ít các bậc cha mẹ thường không ủng hộ con cái họ kinh doanh sớm và điều này có thể trở thành rào cản đến thành công của con họ.

Theo tỷ phú tự thân Mark Cuban – một trong những cái tên truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là với các doanh nhân trẻ đang bắt đầu lập nghiệp – cho rằng, khi con bạn nêu ra một ý tưởng kinh doanh ở độ tuổi còn nhỏ, bạn nên lắng nghe ý tưởng của chúng một cách nghiêm túc và để cho chúng phát triển ý tưởng một cách tự nhiên.

Những bước để khuyến khích con triển khai các ý tưởng kinh doanh cũng đã được ông viết rất cụ thể trong cuốn sách “Kid Start-Up” (tạm dịch: Trẻ em khởi nghiệp), chuẩn bị phát hành vào tháng Tám tới. Đây là cuốn sách thứ hai của Cuban viết về chủ đề lập nghiệp khi còn trẻ sau cuốn “How Any Kid Can Start a Business” (tạm dịch: Trẻ em bắt đầu kinh doanh như thế nào?) mà ông cùng viết với Shaan Patel và Ian McCue.

Cuban nói rằng cha mẹ có thể hướng dẫn con cái mình thành công trong giới kinh doanh bằng cách giúp chúng đặt mục tiêu cụ thể và giúp chúng soạn thảo một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh của chúng.

“Cha mẹ có thể hỗ trợ kế hoạch kinh doanh của con cái của họ theo một số cách, và việc đầu tiên nên là lập ra một kế hoạch hành động mà cha mẹ và các con có thể điền vào”, Cuba chia sẻ với Business Insider trong một email.

“Kế hoạch hành động vạch ra chi tiết như con sẽ cần bao nhiêu giờ mỗi tuần để làm việc, những tài liệu con cần, và làm thế nào con sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của con”, ông viết.

“Điều này sẽ giúp phụ huynh đánh giá liệu ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không”, ông cho biết thêm.

Cuban nói rằng bằng cách đặt ra mục tiêu thực tế với con của bạn và khuyến khích ý tưởng của chúng, bạn có thể dạy chúng đánh giá ý tưởng kinh doanh tốt, một kỹ năng quan trọng ở mọi lứa tuổi.

“Trở thành một doanh nhân có nghĩa là phải học hỏi, tập trung và kết nối với mọi người – đây đều là những điều có giá trị trong suốt cuộc đời. Học được những điều này khi bạn còn trẻ sẽ càng quan trọng hơn và sẽ giúp bạn thành công cũng như cởi mở hơn với những cơ hội khác”, Cuban cho hay.

“Nó cũng không quan trọng nếu đó là ý tưởng về trò chơi điện tử hay tạo ra và bán chất nhờn ma quái”, ông nói.

“Hãy tìm ra thứ gì đó mà các con muốn tìm hiểu và giúp chúng tìm những thứ đáng đọc về cách thiết lập một con đường tự nhiên để biến kiến thức đó thành một doanh nghiệp”, ông cho biết thêm.

Cuban cũng khẳng định rằng, đây là một bài học quan trọng cho các doanh nhân – dù họ trẻ hay già.



Theo Kiều Châu


Bizlive/Nhịp sống kinh doanh

Hãy nhìn lại những doanh nghiệp với khởi điểm khiêm tốn nhưng đã thay đổi cả thế giới như Apple, HP, Google, Walt Disney, Mattel hay Amazon. Bạn sẽ thấy, tất cả những doanh nghiệp này đều có một điểm chung, đó là sẵn sàn phá vỡ các quy tắc và thử thách điều không ai dám,

Dưới đây là 7 quy tắc mà các doanh nghiệp nhỏ nên tự tin phá hơn hơn là làm theo một cách mù quáng. Nó có thể phù hợp, có thể không, tùy thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nhưng nó có ý nghĩa thực tế rất lớn và bạn chắc chắn nên tham khảo:

1. Đừng kéo bạn bè hay gia đình vào chuyện kinh doanh

Điều này giống như một “quy tắc ngầm” mà không cần nói thì ai cũng biết, rằng tốt nhất đừng để người thân hoặc bạn bè can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh. Nhưng bạn có biết, chuỗi cà phê Starbucks yêu thích của bạn được thành lập vào năm 1971 bởi 3 sinh viên Đại học San Francisco còn nhà hàng McDonald gốc ở California được thành lập bởi anh em McDonald Maurice và Richard McDonald.

Bởi thế, cái gì cũng có ngoại lệ! Hãy hợp tác với những người có tiềm năng và thực sự có thể cùng bạn làm nên thành công.

2. Nếu bạn giỏi thứ gì đó, đừng bao giờ làm nó miễn phí

7 nguyên tắc kinh doanh mà người khởi nghiệp nên chủ động phá bỏ nếu không muốn thất bại - Ảnh 1.

Đúng là không nên bán rẻ công sức của mình nhưng ở vị trí những start-up , đôi khi miễn phí là một cách để quảng cáo vô cùng hiệu quả. Giả sử bạn có 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viết bài luận trực tuyến.

Hãy mở dịch vụ tư vấn miễn phí cho các sinh viên quan tâm và chỉ đưa ra các dịch vụ mất tiền khi họ thực sự quan tâm và muốn trợ giúp. Như thế, bạn sẽ thu được không ít sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

3. Không bằng cấp thì không thể kinh doanh thịnh vượng

Bên cạnh những biểu tượng như Steve Jobs hay Zuckerberg, chúng ta còn có Michael Dell (Larry), Larry Ellison (Oracle), Jan Koum (Giám đốc điều hành WhatsApp) và Evan Williams (đồng sáng lập Twitter) – những ví dụ tiêu biểu về các tỷ phú kinh doanh mà không hề hoàn thành Đại học.

Điều này không có nghĩa là hãy bỏ phắt trường lớp đi và bắt tay ngay vào đam mê kinh doanh của mình. Nhưng trong trường hợp bạn không thể hoàn thành chương trình tốt nghiệp hoặc phải rời bỏ Đại học giữa chừng, thì cũng đừng lo, nó chẳng ảnh hưởng lắm đến doanh nghiệp của bạn nếu bạn thực sự muốn cống hiến cho nó.

4. Bạn còn quá trẻ để tự lập doanh nghiệp

Đây lại là một quy tắc kinh doanh không chính thức nữa mà chúng ta vẫn thường ngầm hiểu với nhau. Nhưng tuổi tác có thực sự có ý nghĩa khi bạn có đam mê và một tư duy tập trung cao độ?

Trẻ tuổi có nhiều lợi thể hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một doanh nhân trẻ nhanh nhẹn hơn, tự do hơn, cởi mở với những thay đổi và liều lĩnh với các thử thách hơn. Và ai cũng biết, việc mạo hiểm trong kinh doanh là bước đầu tiên để đạt được thành công.

5. Không phải chiến dịch truyền thông xã hội nào cũng tốt cho doanh nghiệp của bạn

Không thể phủ nhận, truyền thông xã hội là một nền tảng tuyệt vời, mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ, nó yêu cầu đầu tư ít hơn nhưng vẫn có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, bạn không thể quá tự tin về điều đó bởi không biết có những ai đón nhận chiến dịch của bạn. Internet là một thế giới rộng lớn mà bạn không bao giờ biết hết.

Vì thế, hãy chọn tạo ra sự khác biệt, bán ý tưởng của bạn, quảng cáo sản phẩm càng nhiều càng tốt, chắc chắn rằng bạn không để lỡ sự có mặt của mình trên bất kỳ một kênh truyền thông xã hội nào. Hãy nhớ rằng, chi phí tiếp thị kỹ thuật số vẫn ít hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.

6. Nhất định phải lập kế hoạch cho những hoạt động liên tục

7 nguyên tắc kinh doanh mà người khởi nghiệp nên chủ động phá bỏ nếu không muốn thất bại - Ảnh 2.

Lập kế hoạch là việc làm bắt buộc đối với mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp. Nhưng ép buộc mọi hoạt động phải đi theo những nguyên tắc và những đầu dòng gạch sẵn đem lại rất nhiều hạn chế bởi sẽ có những lúc bạn cần phải lên kế hoạch nhanh chóng và đưa ra quyết định linh hoạt, không hề nằm trong kế hoạch ban đầu.

Mỗi khi bạn ngồi họp với nhóm để đưa ra các kế hoạch, rất có thể đối thủ đã nắm được cơ hội với sự nhanh nhẹn, tự tin và thông minh. Đôi khi, bạn cần suy nghĩ vượt ra ngoài các kế hoạch đã được lên lịch sẵn, linh động chuyển đổi cho phù hợp với thực tế!

7. Theo dõi những hoạt động của đối thủ thành công hơn

Nếu để theo dõi hướng đi cũng như tìm kiếm ý tưởng và cảm hứng thì được, nhưng nếu bạn theo dõi đối thủ để bắt chước thì thật sự là một sai lầm. Cùng một sản phẩm, cùng một nhóm khách hàng, điều khiến bạn có thể vượt qua khỏi cái bóng của đối thủ (khi họ đang thành công hơn) chỉ có thể là thử nghiệm những ý tưởng mới lạ và khác biệt hoàn toàn.

Phá vỡ những định kiến và vượt ra ngoài ranh giới là điều bạn nên tập trung làm thay vì chăm chăm theo dõi xem đối thủ đang làm gì để ốp vào mô hình của mình. Doanh nghiệp của bạn nằm trong tay bạn, vì thế hãy tự quyết định nó theo cách của bạn.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế/CNBC

Thực tế thống kê cho thấy, hơn 80% lãnh đạo các công ty đều xuất thân từ nghề bán hàng. Đây có thể là môi trường học tập kinh nghiệm rất tốt nếu bạn muốn trở thành nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp trong tương lai. Nhiều người lý giải rằng, sales là phần khó nuốt nhất trong công ty và khi tôi luyện được thành người bán hàng giỏi thì họ có nhiều tố chất để vươn lên vị trí cao nhất.

Bán hàng (hay Sale) là một bước khởi động vô cùng tuyệt vời với những bài học giá trị cho những ai vừa bước ra khỏi cánh cổng Đại học. Nhưng đây cũng là một thị trường vô cùng khắc nghiệt, với tỉ lệ đào thải cao.

Hầu hết chúng ta bước chân vào lĩnh vực kinh doanh với suy nghĩ mình có thể làm được. Nhưng chóng thôi, bạn sẽ nhận ra mình không giỏi như bạn nghĩ, con đường trở thành một nhân viên sale chuyên nghiệp không hề đơn giản. Với một nghề phải va chạm nhiều như sale, để thành công bạn phải đặt cái “tôi” của mình sang một bên và thay đổi những kỳ vọng của bản thân để thích hợp với hoàn cảnh. Và tốt nhất là ghi nhớ 5 bài học đặc biệt chỉ dành cho dân sale dưới đây:

1. Mỗi người sẽ đạt được kết quả khác nhau dù được giáo dục như nhau

Hầu như tất cả mọi sinh viên khi ra trường đều rất hào hứng với công việc đầu tiên và nghĩ là mình sẽ làm được rất nhiều thứ “ra trò”. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra, những gì mình được học trên nhà trường chỉ là lý thuyết mà thôi, thực tế áp dụng thì khác xa. Nhất là với dân sale, bằng cấp hay nền giáo dục chẳng giúp bạn được mấy đâu.

Chỉ tiêu để đánh giá một nhân viên bán hàng là doanh thu họ mang về, điều này phụ thuộc rất nhiều vào môi trường, hoàn cảnh, khách hàng và các ứng biến của họ trước những tình huống thực tế. Phần lớn những người mới bước chân vào nghề sale đều cảm thấy thiếu kinh nghiệm, nản chí, cảm thấy mình không phù hợp với nghề.

Một cách để giúp bạn dễ dàng bán hàng hơn là hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để tưởng tượng ra những tình huống có thể xảy ra và những cách ứng biến nên thực hiện. Điều này cũng sẽ giúp bạn dễ hòa nhập với môi trường làm việc mới.

80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 1.

2. Biết cách làm cũ chính mình

Đã làm nhân viên kinh doanh, bạn phải tiếp xúc với rất nhiều kiểu khách hàng, ở rất nhiều tầng lớp, địa vị, tuổi tác… khác nhau. Các bạn trẻ mới đi làm sale thường thích phục vụ các khách hàng trẻ trung thay vì nhóm khách hàng cao tuổi, thích truyền thống. Điều này chính là một sai lầm bạn nên tránh.

Biết cách làm cũ chính mình là một cách hữu hiệu để bán được hàng cho những vị khách cao tuổi, khó tính. Nếu bạn buộc phải làm việc với những vị khách không cùng thế hệ, đừng vội nản chí hay chán ghét. Bạn nên bắt đầu bằng việc ghi chép, sử dụng văn bản giấy tờ nhiều hơn thay vì máy tính, đến sớm… đều là những cách “lấy lòng” khách hàng có tuổi và dễ dàng mời chào hơn.

3. Thường xuyên cập nhật các công nghệ mới

Trái ngược với điều thứ 2, một nhân viên kinh doanh còn cần phải biết những công nghệ mới mỗi ngày, đặc biệt khi chúng có liên quan đến chuyên môn hoặc lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang làm việc. Chúng ta đang sống trong một thời đại công nghệ, nơi mà những thay đổi kỹ thuật số diễn ra mỗi giây, mỗi phút. Là một người trẻ, bạn có lợi thế ở khả năng nắm bắt những thay đổi của công nghệ và dễ dàng thích nghi.

Khách hàng sẽ rất hài lòng khi nhận được một câu trả lời rõ ràng cho vấn đề công nghệ mà họ chưa cập nhật kịp. Và đây cũng là cơ hội để bạn gây ấn tượng với sếp hoặc đồng nghiệp vì sự cầu tiến của bản thân.

4. Không ngừng xem xét, cân nhắc

80% các CEO khởi nghiệp bằng nghề sale: Nếu mới đặt chân vào lĩnh vực này, đây là 5 bài học bạn nhất định cần biết - Ảnh 2.

Người trẻ, mà lại còn làm sale, là những người vô cùng năng động, thoải mái và tự tin. Nhưng dù có thoải mái thế nào thì cũng hãy chú ý những hành vi của mình đối với mọi người xung quanh. Có một mối liên hệ giữa tuổi trẻ và sự non nớt, điều này không thể chối cãi.

Bạn cần có một ranh giới giữa sự cá nhân và sự chuyên nghiệp. Ở một môi trường bình thường, bạn nên chú ý không hành động quá khích, hạn chế những chủ đề đàm thoại gây tranh cãi và tránh xa cãi cọ hay những tin đồn chốn công sở.

Còn ở những môi trường chuyên nghiệp hơn, họ ít để ý những vấn đề cá nhân của bạn mà chỉ quan tâm đến năng lực và khả năng đóng góp của bạn. Vì thế, tùy thuộc môi trường mà bạn nên có cách hành xử đúng mực, phù hợp văn hóa.

“Hầu hết mọi người nghĩ “bán hàng” nghĩa là “nói chuyện”. Nhưng một nhân viên bán hàng giỏi thực sự cần phải biết lắng nghe, đó mới là điều quan trọng nhất” – Roy Bartell.

5. Tận dụng lợi thế tuổi trẻ

Không có gì quý hơn tuổi trẻ bạn đang có trong tay, vì thế đừng quên tận dụng nó. Những nhân viên kinh doanh trẻ tuổi có nhiều quan điểm độc đáo, kỹ năng và cách thức làm việc riêng biệt. Bạn nên phát huy sự độc đáo đó, đừng ngần ngại.

Dù bạn khác biệt như thế nào, nhưng nền tảng là những kiến thức chuyên môn và sự tôn trọng dành cho khách hàng thì không bao giờ có thể khác. Ngoài ra, đừng quên xây dựng một mối quan hệ hài hòa với đồng nghiệp để giúp đỡ lẫn nhau “đối phó” với khách hàng.



Theo Minh An


Nhịp sống kinh tế

Hai chị em được thuê cái mặt bằng trong một ngôi trường trung cấp mở cái quán cà phê. Tôi biết hai chị từ ngày đó, sau hơn 1 năm quay lại, quán đã sang người khác và nghe thông tin hai chị em làm cái quán rồi mâu thuẫn, rồi từ mặt nhau. Nghe mà thấy đau. Từ cái ngày đầu quán khai trương, tôi được một chị mời tư vấn khi tiếp xúc với cả hai, tôi đã dự cảm “hậu quả như ngày hôm nay” bởi họ đã không biết hoặc hoàn toàn không áp dụng các nguyên tắc căn bản trong quản lý khi đầu tư chung.

Làm chủ và làm thuê

Bắt đầu kinh doanh riêng, ai cũng sung sướng và thường đắc ý “kể từ hôm nay, tôi đã làm chủ chẳng còn làm thuê nữa, có toàn quyền quyết định mọi công việc mà chẳng phải chịu trách nhiệm trước ai, chẳng ai dám đuổi việc tôi…”.

Theo tôi, sự thật là khi làm thuê bạn có thể chỉ có một ông chủ là người quản lý bạn, còn làm tư thì bạn có hàng trăm, hàng ngàn ông chủ đấy. Đó là khách hàng, những người sẵn sàng bỏ tiền ra “thuê bạn” làm gì đó để giải quyết nhu cầu của họ. Bạn bỏ ra hàng tỉ đồng để mở một quán cafe nhưng một khách hàng chi ra 20.000 đồng mua ly cafe, họ đã là “ông chủ” của bạn đấy. 

Nếu không tin, bạn thử đối xử với họ không đúng với những điều bạn cam kết mà xem, họ có quyền không trả lương cho bạn nữa và lôi kéo các ông chủ khác (khách hàng khác) không trả lương cho bạn và lan truyền những tin tức xấu thì bạn gặp nguy ngay. Thực ra, làm chủ cũng chỉ là một cái nghề giống như nghề làm thuê mà thôi.

Tiếp theo, đa số các công ty khởi nghiệp nhỏ các thành viên sáng lập thường sẽ đảm trách vị trí nào đó của công ty, ví dụ người làm giám đốc, người lo bộ phận sản xuất/kỹ thuật, người quản lý bộ phận kinh doanh…. 

Có một sai lầm “nhỏ nhưng ẩn chứa hiểm nguy lớn” ở đây là ai cũng cho mình cái quyền lực của người làm chủ, không phân định rõ ràng được vai trò của “người sở hữu công ty” và “người làm thuê cho công ty”, nên dẫn đến tình trạng thiếu kỷ luật, làm việc với năng suất, hiệu quả thấp lại hay đổ lỗi lẫn nhau khi thất bại.

Vì vậy cần phân định rõ ràng định nghĩa của “người sở hữu công ty” và “người làm thuê cho công ty”. Tôi dùng minh họa sau cho dễ hiểu, người sở hữu cổ phần của công ty gọi là người sở hữu công ty, có quyền biểu quyết dựa trên tỉ lệ nắm giữ cổ phần hoặc điều lệ công ty quy định, còn người đảm nhiệm các vị trí như giám đốc, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng kinh doanh… là người làm thuê cho công ty và chịu trách nhiệm về hiệu quả trước người sở hữu công ty. 

Có hiểu rõ như vậy thì khi ở vai trò nào bạn cần đóng đúng vai và tròn trách nhiệm, tránh hiểu sai mà gây mâu thuẫn nội bộ, hiệu quả kém.

Chuyện người Việt khởi nghiệp chung mắc bệnh cả nể: Mất tiền, mất việc, mất thời gian, mất luôn cả tình anh em! - Ảnh 1.

Phân quyền phân cấp: nguyên tắc một cấp quản lý

“Em không biết là phải làm theo ý của anh A hay chị B đây nữa, em thấy rối rắm quá”, than thở của một nhân sự pha chế trong một quán cafe, bởi anh A là chủ quán với việc quản lý tổng thể và chị B cũng là chủ quán phụ trách bộ phận bếp, mỗi người mỗi ý và rất nhiều lần 2 mệnh lệnh trái ngược nhau, làm theo ý anh A thì sai với chị B…

Đó là hiện tượng khá phổ biến trong các cơ sở kinh doanh và công ty khởi nghiệp gây ra hiện tượng nhân viên “một cổ bị treo nhiều tròng” nên dẫn đến hiệu quả làm việc kém. Rồi các thành viên sáng lập (làm ăn chung) mâu thuẫn nhau ở vấn đề nhân sự, cũng rất dễ “bung” từ đây, ai cũng cho mình cái quyền “to vật vã” cả.

Trong quản lý có một nguyên tắc bất di bất dịch là “nguyên tắc một cấp quản lý”, tức mỗi nhân sự chỉ chịu trách nhiệm trước một cấp quản lý trực tiếp, không được phép chồng chéo lẫn nhau. Khi làm ăn chung, hãy phân quyền và phân cấp quản lý rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu dễ áp dụng, nếu không “thuyền dễ bị chông chênh”.

Chuyện người Việt khởi nghiệp chung mắc bệnh cả nể: Mất tiền, mất việc, mất thời gian, mất luôn cả tình anh em! - Ảnh 2.

Phản biện và quyết định

Văn hóa của người Việt là hay cả nể “một điều nhịn chín điều lành”, phương pháp và kỹ thuật phản biện không được đào tạo và ít được chú trọng. Khi làm ăn chung với nhau việc cả nể càng trở nên trầm trọng, hiện tượng của sự cả nể là khi cần phản biện lấy ý kiến để ra quyết định thì đồng thuận tuyệt đối, còn khi thi hành mới bắt đầu phân tích, nghi ngờ, chống đối… 

Việc cả nể, việc chống đối sau lưng… ban đầu thì chẳng có vấn đề gì nhưng nó cũng như vết thủng nhỏ dưới đáy thuyền vậy, nó cứ tích lũy và dồn nén ngày qua ngày và cuối cùng thì “chìm thuyền”, “làm mất anh em” đấy.

Để hợp tác bền vững cần xây dựng văn hóa phản biện giữa những người sáng lập, phản biện để hiệu quả hơn để thành công hơn, để yêu thương nhau hơn thay cho cả nể anh em, cả nể rồi “mất luôn cả anh em”.

Nguyên tắc minh bạch

Tin tưởng nhau mới cùng nhau hợp tác làm ăn chung, đó là điều chắc chắn. Nhưng khi đi vào vận hành, nhiều người quên mất điều căn bản để mối quan hệ phát triển bền vững trong kinh doanh là “nguyên tắc minh bạch”, do đó họ cẩu thả, tùy tiện, không phản ánh số liệu báo cáo, không chia sẻ thông tin đến các thành viên sáng lập… và đôi khi còn có việc tư lợi cá nhân nữa. Một lần, hai lần có thể chẳng sao cả, nhưng khi vỡ lỡ rồi mất niềm tin lẫn nhau là xem như “thuyền chìm”.

Vì vậy, khi làm ăn chung bắt buộc phải minh bạch thông tin, nhất là những thứ liên quan đến tài chính, đến doanh thu, chi phí. Hãy áp dụng các hệ thống quản lý thông tin chuyên nghiệp để cập nhật dữ liệu mọi lúc mọi nơi, cùng nhau giám sát thông tin, đó là cách để thực hiện nguyên tắc minh bạch.

Chuyện người Việt khởi nghiệp chung mắc bệnh cả nể: Mất tiền, mất việc, mất thời gian, mất luôn cả tình anh em! - Ảnh 3.

“Chia tay không đòi quà”

“Thương ai thương cả đường đi,

Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng.”

Đây là câu ca dao nói về cách ứng xử của dân gian ta và dĩ nhiên điều này nhiễm vào máu mủ của bất kỳ người dân Việt tự bao giờ. Khi làm ăn chung nếu hành xử đầy “cảm xúc” như câu ca dao trên thì việc “bung luôn anh em” cũng là điều dễ hiểu. 

Bởi trong việc làm ăn, thành hay bại cũng là điều bình thường, yêu hay ghét cũng phải tập trung cho sứ mệnh, cho tầm nhìn và cho tính hiệu quả, cho ý nghĩa của việc khởi nghiệp ở ngày đầu. Không vì thương nhau mà cả nể bỏ qua cái sai trái, không vì ghét nhau mà thiếu tôn trọng công sức, thành quả của đối tác.

Nếu công việc làm ăn có đổ vỡ thì là hãy giữ cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất, giữ cho nhau sự trọng nể lẫn nhau, hãy “chia tay không đòi quà”.

Hy vọng với những chia về nguyên tắc quản lý trên sẽ giúp phòng tránh tình trạng “làm ăn chung, bung anh em”, hoặc thà “bung nhanh – thà một lần đau còn hơn day dứt trăm năm”.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.



Cao Trung Hiếu – Nhà sáng lập và điều hành Dân Trí Soft


Theo Trí Thức Trẻ