Tag

động lực

Browsing

Vì vậy, người trẻ buộc phải tự tạo động lực ngay cả khi họ không có một chút nhiên liệu đốt trong nào.

Cách tốt nhất để củng cố bản thân là sắp xếp lại cuộc sống một cách có tổ chức – đến nỗi bạn không thể làm gì khác ngoài kế hoạch có sẵn. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ cho bạn:

Niềm đam mê

Hãy làm nhưng công việc bạn thực sự yêu thích.

Dù rằng, theo vòng quay của cuộc sống, có những lúc chúng ta phải đảm nhiệm những công việc chúng ta không hề muốn. Điều này có thể giúp bạn cải thiện khả năng chịu đựng và trở nên đa năng hơn. Tuy nhiên, nếu nó khiến mỗi ngày đi làm trở nên buồn tẻ và áp lực, thì có lẽ bạn nên suy nghĩ về một công việc mới.

Thói quen

Tất nhiên, bạn không thể khiến cho mỗi ngày của mình trôi qua nhạt nhẽo như một chiếc máy tự động. Nhưng việc xây dựng một vài thói quen cốt lõi sẽ giúp ích rất nhiều để tạo nên một ngày làm việc có tổ chức, và để tạo tiền đề bắt đầu những thói quen khác. Hãy hình thành cho mình một lối sống độc lập: Thức dậy đúng giờ, làm việc tập trung,.. Làm tốt những công việc thường nhật như thế sẽ giúp cho việc tạo dựng những thói quen khác của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Sự tập trung

Là trạng thái mà tâm trí bạn hoàn toàn tập trung vào công việc. Đây có lẽ là phần khó nhất trong quá trình tạo nên một cuộc sống có tổ chức. Xung quanh chúng ta có vô vàn những mối bận tâm vu vơ, có hàng tá thứ phá hủy dòng suy nghĩ của chúng ta như: Tiếng ồn, Facebook, những công việc lặt vặt của Sếp,… Có thể nói, nếu đam mê và thói quen là điều kiện cần thì sự tập trung chính là yếu tố đủ để tạo nên quá trình xây dựng động lực hoàn hảo nhất.

Nếu vẫn không thể thực hiện những gợi ý trên, đừng vội từ bỏ, hãy thử 13 cách cực kỳ đơn giản sau đây.

1. Tìm hiểu lí do “Tại sao?”

Cố gắng toàn tâm toàn lực vào một công việc ngu ngốc và nhàm chán sẽ chẳng bao giờ khiến bạn yêu thêm nó đâu. Thay vào đó, hãy dừng lại và tự đặt câu hỏi tại sao bạn đến với công việc này, tại sao bạn tiếp tục làm việc đến tận bây giờ. Điều này có lẽ sẽ giúp bạn thư giãn hơn và có thể tìm ra nét hấp dẫn của công việc.

Thậm chí nếu bạn không tìm được nguyên nhân thì có lẽ bạn không cần bận tâm đến nó nữa. Đây chính là thời điểm để nghĩ về sự thay đổi và tương lai mới cho chính mình.

2. Cố gắng từ 5 phút

Dành cho những người thấy cuộc đời nhàm chán: Có những thay đổi rất nhỏ cũng đủ để làm bạn tìm ra động lực cho riêng mình - Ảnh 1.

Tập trung cho công việc trong 5 phút đầu, 5 phút tiếp theo và 5 phút tiếp nữa,… Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Thành công từ những việc nhỏ sẽ thúc đẩy bạn tiến đến những thứ lớn lao hơn.

3. Di chuyển xung quanh

Khiến cho cơ thể luôn chuyển động khi bạn thực sự có động lực để làm gì đó. Phương pháp “giả mạo” này có thể hơi ngớ ngẩn, tuy nhiên nó giúp bạn duy trì được nguồn năng lượng trong cơ thể, tạo được sự hưng phấn khi bạn bắt đầu công việc.

4. Phát triển phần việc tiếp theo

Nếu bạn đang ở thế “bí” cho một vấn đề nào đó và chưa tìm ra biện pháp giải quyết, đừng dừng lại ở đấy mà hãy di chuyển ngay sang công việc tiếp theo.

Mải mê với một câu hỏi khó sẽ chỉ gây ra sự trì hoãn mà thôi.

5. Giải mã những vấn đề của bạn

Điều gì khiến bạn không muốn làm việc? Bạn không có động lực do bạn mệt mỏi, sợ hãi, chán nản hay bất mãn?

Đừng để những vấn đề không tên ngăn cản bạn phát triển sự nghiệp. Bởi đó chính là những vấn đề gốc rễ khiến bạn mất đi động lực, phá hủy niềm đam mê và khao khát làm việc của bạn. Hãy dừng lại và giải quyết chúng, sau đó những vấn đề phía sau cũng sẽ được tháo dỡ.

6. Loại bỏ nỗi sợ

Nỗi sợ hãi và lo lắng có thể khiến bạn không thể hoàn thành công việc – dù đó là việc dễ nhất, dễ như trở bàn tay. Nó có thể biến một nhân viên mạnh mẽ trở thành một kẻ yếu đuối, một con rùa rụt cổ chính hiệu. Dường như có thể nói, nỗi sợ chính là kẻ thù của thành công. Vậy làm thế nào để chống lại chúng?

Hãy cô lập và nhốt nỗi sợ của mình vào một cái lồng giam, đồng thời giải thoát cho sự tự tin, những ưu điểm, sở trường của bạn.

7. Tìm một người đồng hành

Dành cho những người thấy cuộc đời nhàm chán: Có những thay đổi rất nhỏ cũng đủ để làm bạn tìm ra động lực cho riêng mình - Ảnh 2.

Một người bạn đồng hành sẽ động viên khi bạn bắt đầu có triệu chứng lười biếng. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn không còn cảm thấy cô đơn trên con đường thay đổi và phát triển bản thân.

8. Khởi động một ngày mới

Hãy lên kế hoạch cho ngày mai thật cẩn thận và chi tiết từ tối hôm trước. Tập dậy sớm và làm hết những điều quan trọng vào buổi sáng. Việc xây dựng một đà hoạt động năng nổ sẽ là bước đệm tạo nên một ngày làm việc hiệu quả.

9. Đọc sách

Đừng bó buộc mình trong những cuốn sách tự thân, hãy đọc mọi cuốn sách bạn muốn, đặc biệt là những cuốn đem đến những ý tưởng mới. Những ý tưởng mới sẽ giúp cho “bánh răng thần kinh” của bạn chuyển động. Suy nghĩ nhiều hơn, hiểu ra nhiều điều tốt đẹp hơn sẽ tạo nên những động lực mới mẻ cho bạn.

Không những thế, bởi vì đọc sách giúp tăng khả năng suy nghĩ và trí nhớ của bạn, nó cũng giúp bạn gia tăng tốc độ và hiệu quả làm việc.

10. Chuẩn bị tốt từ những công cụ làm việc

Những hoạt động của môi trường bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng làm việc của bạn. Một chiếc máy tính chậm chạp, các ứng dụng thường bị thoát ra ngoài và thậm chí là chiếc máy photo hỏng quanh năm có thể giết chết động cơ phía trong của bạn.

Các yếu tố bên ngoài tưởng chừng nhỏ nhặt như thế có thể là chiếc bẫy, phá vỡ động lực bạn đang cố gắng hình thành.

11. Cẩn thận với những vấn đề nhỏ

Chỉ một chút hoang mang trong suy nghĩ của bạn cũng có thể làm hỏng cả chuyện “đại sự”. Vì vậy, đừng đùa với những vấn đề nhỏ bé, tưởng như là vặt vãnh. Bởi bạn không biết rằng tiếp sau đó mình có thể đánh mất cái gì đâu.

12. Xây dựng một câu thần chú cho riêng mình

Hãy thử tìm một vài câu nói giúp tập trung tâm lí và thúc đẩy bản thân xem. Nó giống như một chiếc giấy ghi nhớ ngắn gọn, súc tích để bạn không xao nhãng vào công việc cần thiết trước mắt: Tạo động lực.

Và nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, đây có thể là một gợi ý “Do it now!”

13. Xây dựng thành công

Bởi thành công tạo ra thành công. Khi bạn vừa về đích và chiến thắng, rất dễ dàng để bạn cảm thấy có động lực làm những điều tiếp theo. Cảm xúc sẽ chi phối tất cả. Dù chiến thắng ấy chỉ là một lời khen từ đồng nghiệp hay 2, 3 công việc buổi chiều đã được hoàn thành từ sáng,… cũng có thể khiến bạn trở thành một kẻ hăng hái.

Có rất nhiều cách để bạn tạo dựng những thành công nhỏ làm động lực cho những việc quan trọng sau này như điều chỉnh lại danh sách những việc cần làm trong ngày, hãy đặt những công việc dễ dàng lên trước. Và quan trọng nhất là luôn phải tâm niệm rằng, mình có thể làm hết và làm tốt mọi việc.



Châu Anh


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Chuyện kể về một thanh niên có tên Mark Mills. Anh luôn thắc mắc vì sao chỉ có hãng Royal Mail được phép có hòm thư. Anh hy vọng có thể tìm được công việc kinh doanh ở đây. Và anh gọi điện đến hãng để hỏi. Họ cười và nói: “Hàng trăm người đã gọi điện đến và hỏi chúng tôi, theo luật, nó là độc quyền của chúng tôi.”

Nhưng điều đó lại khơi gợi sự tò mò của Mark. Anh đăng ký học luật vào buổi tối. Anh dành thời gian nghiên cứu luật. Và anh phát hiện là hãng Royal Mail chỉ được phép độc quyền trong cung cấp khóa cho hòm thư. Và thực tế là bất kỳ ai cũng có thể cung cấp hòm thư.

Mark nhanh chóng đặt hàng loạt hòm thư ở các trạm xăng trên cả nước. Hãng Royal Mail cung cấp khóa. Sau đó, anh bán phần dành cho quảng cáo trên hòm thư cho một công ty dầu lửa đa quốc gia và cuối cùng bán doanh nghiệp.

Điều khác biệt ở Mark là anh dám hành động và không từ bỏ như hàng trăm người khác. Chính nỗ lực và động lực này đã làm nên những doanh nhân thành công.

Bài kiểm tra triệu phú trong năm giây

Một diễn viên điện ảnh Hollywood nổi tiếng đã dùng bài kiểm tra này để xem liệu những diễn viên có tham vọng có thể trở nên nổi tiếng hay không. Ông chỉ hỏi họ một câu đơn giản:

Bạn muốn trở thành diễn viên hay bạn phải trở thành diễn viên?

Sau đó, ông đếm thời gian họ trả lời. Nếu họ dừng khoảng một giây, ông nói họ sẽ không trở thành diễn viên.

Bạn có thể tự hỏi mình câu hỏi tương tự:

(a) Tôi có muốn trở thành người thành công? Tôi có thích việc sẽ không phải trả lời ông chủ, được thoải mái sáng tạo, có chiếc ô tô đẹp và những ngày nghỉ tuyệt vời?

Hay:

(b) Tôi phải thành công, bằng bất cứ giá nào?

Bạn có thể thành công nếu bạn chọn phương án (a), còn mức độ do dự khi bạn trả lời câu hỏi thể hiện mức độ thành công của bạn.

“Hai tuần trước, tôi rời khỏi công ty lớn mà tôi đã làm 14 năm – một vị trí cao, mức lương hậu hĩnh – với kế hoạch bắt đầu một điều gì đó hoàn toàn khác biệt từ con số không sau khi nghỉ. Tôi luôn muốn được tự do làm việc và nhận ra mình không thể chịu được sự cạnh tranh, không thể thích ứng như yêu cầu và không bị người khác sai khiến, vì vậy tôi đã quyết tâm hành động”. Bạn có thể thấy hình mẫu khá phổ biến trong khởi nghiệp nhau trên.

Làm sáng tỏ ước mơ của bạn

Khi những người leo núi ra khỏi lều vào buổi sáng, họ nhìn cái gì trước tiên? Họ nhìn lên đỉnh núi. Nếu họ chỉ nghĩ đến cuộc hành trình chậm chạp dài đằng đẵng trước mắt mỗi ngày thì chắc hẳn họ sẽ không bao giờ ra khỏi lều. Họ tiếp tục đi vì họ mơ về đỉnh cao.

Điều này cũng tương tự trong kinh doanh. Nếu bạn tập trung vào đỉnh cao, những núi đá bạn phải vượt qua trên con đường chỉ là một chút khó khăn. Nếu bạn đánh mất tầm nhìn về đỉnh cao, bạn chỉ thấy con đường đi khó nhọc chậm chạp từng ngày.

Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ thú vị khi còn nhỏ: trở thành một tay đua xe, triệu phú, bác sỹ giải phẫu. Và chúng ta đã để những giấc mơ đó tuột khỏi tay trên đường đi.



Thảo Nguyên


Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

– 1 –

Khi tôi vừa tốt nghiệp được hơn hai tháng, thật lòng mà nói đó là khoảng thời gian vô cùng tồi tệ, hầu như cuộc sống toàn chọn lúc bạn không kịp phòng bị nhất, ném cho bạn những cú sốc không ngờ, làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của bạn và phải mất rất lâu để “tiêu hóa” chúng.

Mặc kệ bạn có “nuốt trôi” cú sốc của cuộc sống này hay không, cho dù thế nào đi nữa bạn cũng phải hoàn toàn đón nhận nó.

Vài tháng tiếp theo, cuộc sống sau khi tốt nghiệp lại ném cho tôi cú sốc thứ ba, không luống cuống như với cú sốc đầu tiên, cũng không phản ứng gay gắt như với cú sốc thứ hai, lần này tôi đối mặt cú sốc thứ ba với biểu hiện rất bình tĩnh.

Không kể chuyện này với bất kì ai, tôi tiếp tục bình thản nói cười với bạn bè trên mạng xã hội, vả lại tối hôm đó trở về nhà còn ăn nhiều hơn một bát cơm, cho phép mình thư giãn một giờ đồng hồ, xem hết một tập phim, dỗ dành bản thân thật vui vẻ.

Nhưng thành thật mà nói, những cú sốc đó giống như một chiếc gậy đập vào người, cho dù nội tâm có cứng cỏi hơn nữa, nhưng thật sự vẫn rất đau. Mỗi lần tôi bị gậy đánh lên người như vậy, dù đau đớn thế nào, vẫn phải cắn răng, không dám bật thành tiếng.

Gửi những người đang “chết” ở tuổi trẻ của mình: Có sợ hãi, kêu ca hay tỏ vẻ bình thản thì cuộc sống vẫn làm khó bạn thôi - Ảnh 1.

– 2 –

Thật ra, đôi khi đối mặt với cuộc đời của mình, tôi cũng không biết phải làm thế nào, không biết con đường sau này nên đi thế nào.

Lớn chừng này rồi, tôi giỏi nhất cũng chỉ có khóc. Gặp khó khăn, tôi tìm một góc không người để khóc đã đời trước, chửi rủa cuộc sống thật lớn tiếng, chờ sau khi bản thân đã trút hết tất cả cảm xúc tiêu cực mới suy nghĩ làm thế nào để giải quyết vấn đề. Đây là nguyên tắc không tốt không xấu mà nhiều năm nay tôi ít khi dùng đến nhưng luôn duy trì lâu nhất.

Tối hôm đó sau khi tôi khóc đã đời, những ấm ức, buồn phiền đều đã được trút đi ít nhiều, tôi bắt đầu tích cực tìm kiếm cách giải quyết, nỗ lực để bản thân bám víu vào một thứ gì đó có thể giúp tôi đứng vững.

Nhưng còn đáng buồn hơn khi gặp phải khó khăn, đó là khi bạn nhìn từ đầu đến cuối danh sách liên lạc, bạn sẽ nhận ra không những không tìm thấy một người có thể để bạn dựa dẫm một chút, dành cho bạn cảm giác an toàn một chút, mà ngay cả một người để nói chuyện phiếm cũng không thấy đâu.

Buồn nhất không phải là bạn không có bạn bè, mà là bạn có rất nhiều bạn bè, nhưng lại không một ai có thể khiến bạn gạt bỏ phòng bị để nói hết những lời trong lòng, sau này, bạn sẽ dần dần hiểu ra, trên thế giới này, người mà bạn thật sự có thể dựa vào chỉ có bản thân. Không ai có thể cứu bạn, ngoại trừ chính bạn.

“Làm thế nào để tiếp tục sống mà như không hề bị tổn thương trong khi bạn luôn buồn bã chán nản, thậm chí cảm thấy không gắng gượng tiếp được nữa? Làm thế nào để nghĩ cách vượt qua tất cả những khó khăn bạn đang vấp phải?” Khoảng thời gian khó trải qua này, ngoại trừ bạn thì không còn ai có thể giúp bạn trải qua hết được.

Bạn chỉ có thể lao đầu về phía trước, cho dù sứt đầu mẻ trán, cho dù trong lòng thừa nhận và sợ hãi 100 lần, cảm thấy vì sao cuộc sống lại làm khó bản thân đến thế, nhưng đến lần thứ 101 vẫn phải động viên chính mình lấy lại tinh thần, nhất định phải phấn chấn lên.

Khi bạn cảm thấy cuộc sống là một mớ hỗn độn, như thể căn bản không nhìn thấy hy vọng, không biết tương lai về đâu, như thể không được sống một cuộc đời mà mình mong muốn, cho dù phiền muộn hơn nữa, muốn vứt bỏ hết tất cả đi nữa, bạn cũng phải thuyết phục bản thân mình nhẫn nại một chút, kiên nhẫn một chút, không ngừng “tẩy não” bản thân, bảo với chính mình phải nghĩ cách để giải quyết những vấn đề này.

Cũng đến bây giờ thì tôi mới hiểu, cuộc sống này không phải mình muốn là được, phiền phức cứ nối nhau không ngừng xuất hiện.

Lúc trước bất kể gặp phải chuyện lớn lao gì, nếu như không giải quyết được thì tôi sẽ cảm thấy rất khó chịu, cả ngày không ngừng suy nghĩ đến rồi bứt rứt. Khi đó chị tôi còn cười nói với tôi rằng: “Vướng bận trong lòng vài chuyện sẽ không chết ai đâu”. “Không được, em thích cảm giác trong lòng nhẹ nhàng thoải mái”, tôi đã trả lời như vậy.

Bây giờ mới hiểu, trong lòng vướng bận vài chuyện, mới là căn bệnh mà trong thế giới của người trưởng thành ai cũng mắc phải, căn bệnh này tên là “áp lực”, những ngày tháng vô tư không cần phải đắn đo suy nghĩ đã một đi không trở lại.

Gửi những người đang “chết” ở tuổi trẻ của mình: Có sợ hãi, kêu ca hay tỏ vẻ bình thản thì cuộc sống vẫn làm khó bạn thôi - Ảnh 2.

– 3 –

Ban đầu tôi từng nghi ngờ chính mình, liệu có phải bởi vì năng lực của bản thân có vấn đề, có phải bản thân quá kém cỏi hay bản thân không thích hợp lăn lộn ngoài xã hội? Nhưng trong lòng tôi vẫn rất ngưỡng mộ, rất muốn trở thành một cô gái giỏi giang và độc lập trong công việc, tôi cảm thấy đó là một trải nghiệm mới mẻ.

Tôi đã hỏi rất nhiều bạn bè xung quanh, có người vừa tốt nghiệp không bao lâu, người đã làm việc được một năm, còn có người đi làm nhiều năm, công việc ngày càng thuận lợi, gia đình cũng rất mỹ mãn, tôi hỏi họ rằng: “Khi anh, chị vừa tốt nghiệp trông như thế nào, có cảm thấy cuộc sống là một mớ hỗn độn, rất khó trải qua, rất không quen, rất không thích ứng, hoặc là rất muốn trốn tránh không?”

Họ đều trả lời như nhau: Khoảng thời gian khi vừa chuyển từ trường ra ngoài xã hội rất đau đớn.

Bạn của tôi nói rằng lúc đó cậu ấy cũng rất lo lắng khi phải đứng trước áp lực từ công việc và cuộc sống. “Những lúc cảm thấy quá nhiều thứ dồn nén, tớ sẽ đi đón tàu điện ngầm vào giờ cao điểm, rồi ngồi ở đó, quan sát đủ loại người, đủ loại trai xinh gái đẹp, đủ loại bè bạn mà tớ thường thấy tên trong danh sách bạn bè đều đang vội vã đón tàu điện ngầm, họ làm vậy vì điều gì?

Thật sự nhìn thấy cảnh tượng đó thì cậu sẽ hiểu, những người dù xấu xí hơn mình hay xinh đẹp hơn mình đều đang vội vàng đón tàu điện ngầm, còn tớ thì vẫn ở đây oán trời trách đất, có phải là tớ đang bị ngốc không? Lo âu, phiền muộn ai mà chẳng có, kiên cường bước tiếp mới là người chiến thắng.”

Chị Hạ đã làm việc được một năm nói: Lúc chị ấy mới vào làm không có nhiều tiền cho lắm, đúng lúc cần phải mua bộ đồng phục cho ngày đi làm đầu tiên của cuộc đời, khi đó chị ấy gửi tin nhắn cho cha mình nói rằng có thể cho chị ấy mượn một khoản hay không, chờ khi nào có lương chị sẽ trả, cha của chị không hề chần chừ chuyển tiền ngay vào thẻ cho chị, còn chị Hạ bởi vì chuyện này mà một mình trốn vào nhà vệ sinh khóc thút thít, khi đó chị ấy cũng cảm thấy bản thân thật vô dụng, đã đi làm rồi mà còn xòe tay xin tiền người nhà, cho nên đã hứa với lòng sẽ kiếm thật nhiều tiền.

Còn chị Yến đã đi làm nhiều năm, cuộc sống và công việc cũng dần đi vào quỹ đạo nói: Năm đầu tiên tốt nghiệp, chị ấy cũng trải qua những ngày tháng như vậy, cũng cảm thấy rất đau đớn, thi thoảng còn tìm chỗ khóc, phải mất một khoảng thời gian để làm quen.

Một chị khác lại nói đùa với tôi: “Đừng sợ hãi, cũng đừng nhụt chí, em cảm thấy hiện giờ rất khó khăn, sau này có những lúc còn khó khăn hơn nữa, vả lại sau khi em vượt qua hết những điều này rồi, quay đầu nhìn lại sẽ nhận thấy chẳng qua chỉ như vậy, đều là những chuyện nhỏ nhặt.”

Bao gồm cả những người xung quanh mà bạn cảm thấy họ rất thành đạt, rất tỏa sáng, khi cẩn thận tìm hiểu quá khứ của họ, bạn sẽ thấy rằng, tuổi ngoài 20 của chúng ta đều như nhau, không phải bản thân bạn tệ hại. Vả lại tuổi trẻ của tôi không ra gì đi nữa, cũng không ngăn cản được tôi muốn trở thành hình mẫu bản thân mình yêu thích.

Gửi những người đang “chết” ở tuổi trẻ của mình: Có sợ hãi, kêu ca hay tỏ vẻ bình thản thì cuộc sống vẫn làm khó bạn thôi - Ảnh 3.

– 4 –

Nhưng cuối cùng, có một câu chuyện rất nhỏ đã tiếp thêm động lực cho tôi.

Các em học sinh ở trường cũ lại viết bài về tôi đăng lên trang web của trường. Thật ra tôi vốn không biết chuyện này, nhưng hôm qua thầy giáo đột nhiên chia sẻ một liên kết trong nhóm trò chuyện, đồng thời gắn thẻ tôi vào, còn khuyến khích các em học sinh nên học tập tôi.

Thành thật mà nói, nhìn tôi trong mắt của các em, khen ngợi tôi ưu tú thế nào, tôi đọc mà cảm thấy hổ thẹn, cũng rất chột dạ, nhưng sau khi đọc hết bài, tâm trạng của tôi bắt đầu trở nên tốt hơn.

Không phải vì được người khác khen ngợi, cũng không phải vì tôi được nhắc đến, mà là khi nhìn chính mình dưới góc độ của các em học sinh, dường như tôi cũng không tệ đến như vậy, trong mắt người khác tôi cũng được ngưỡng mộ, cuộc sống của tôi cũng xem như đáng để một số người phải ao ước, cuộc đời cũng không quá bạc bẽo với tôi.

Thật ra cuộc sống đối xử với mỗi người đều rất công bằng, sau lưng những người có vẻ ngoài hào nhoáng cũng có những tháng ngày khó trải qua của riêng họ, đừng cảm thấy bản thân mình tệ hại, đừng so sánh với người khác, hãy nhìn vào những gì mình có và tích cực làm việc để có được thứ mình muốn.

Các bạn có phiền muộn thì tôi cũng có, những việc các bạn trải qua có thể tôi cũng đã, đang và sắp trải qua, vậy thì hãy cổ vũ lẫn nhau để cùng tiến bộ.

Xin hãy ghi nhớ, nhất định đừng để bản thân “chết” ở tuổi trẻ của chính mình!



Tu An


Theo Trí Thức Trẻ

Mới đây, tôi vừa đọc xong quyển tự truyện tuyệt vời của Steve Martin, Born Standing up. Martin viết, “10 năm học hỏi, 4 năm cải tiến, 4 năm thành công rực rỡ.” Ông đã làm việc ròng rã trong 18 năm. Câu chuyện của ông cho ta cái nhìn thú vị về động lực, tính bền bỉ và kiên định.

Tại sao ta có thể duy trì động lực để đạt một số mục tiêu, nhưng số khác thì không? Tại sao ta nói mình muốn đạt được điều gì đó, nhưng vài ngày sau thì lại bỏ cuộc? Có sự khác biệt nào giữa những lĩnh vực ta tự nhiên duy trì được động lực, và những lĩnh vực ta không thể nào phấn đấu đến cùng?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về động lực trong nhiều thập kỷ. Mặc dù vẫn còn rất nhiều thứ cần nghiên cứu, nhưng kết quả thường thấy nhất là: Cách tốt nhất để duy trì động lực là thực hiện những việc “có độ khó kiểm soát được”.

Quy Luật Goldilocks

Con người yêu thích các thử thách, nhưng với điều kiện là thử thách không vượt quá độ khó tối đa mà họ chịu đựng được.

Ví dụ, hãy hình dung bạn đang chơi tennis. Nếu bạn đấu một trận nghiêm túc với một đứa trẻ 4 tuổi, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán. Trận đấu quá dễ dàng. Ngược lại, nếu bạn cố gắng chơi thắng một vận động viên tennis chuyên nghiệp như Roger Federer hay Serena Williams, bạn sẽ cảm thấy mất động lực vì một lý do khác. Trận đấu quá khó khăn.

Hãy so sánh những trải nghiệm này với việc chơi tennis với một người cân tài cân sức. Trong suốt trận đấu, bạn thắng vài điểm và cũng thua vài điểm. Bạn có cơ hội toàn thắng, nhưng chỉ khi bạn thật sự cố gắng mà thôi. Trọng tâm của bạn thu hẹp lại, những yếu tố gây xao nhãng mất dần, và bạn cảm thấy hoàn toàn tập trung sức lực vào trận đấu. Thử thách bạn đang đối mặt “có độ khó kiểm soát được.” Không bảo đảm bạn sẽ thắng, nhưng bạn có thể thắng. Theo khoa học, những thử thách như vậy có nhiều khả năng khiến ta duy trì động lực về lâu dài nhất.

Những thử thách quá dễ so với khả năng hiện tại của bạn thì nhàm chán, còn những thử thách quá khó thì dễ gây nản lòng. Nhưng những thử thách nằm đúng ở ranh giới thành công và thất bại thì cực kỳ hấp dẫn đối với não bộ. Chúng ta không muốn gì hơn là thuần thục một kỹ năng không vượt quá xa tầm với của mình.

Ta có thể gọi hiện tượng này là Quy luật Goldilocks. Quy luật này nói rằng con người đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện những việc khó hơn khả năng của họ một chút. Không quá khó cũng không quá dễ.

Sự nghiệp diễn hài của Martin là một ví dụ hoàn hảo cho Quy luật Goldilocks trong thực tế. Mỗi năm, thời lượng biểu diễn càng kéo dài hơn, nhưng chỉ dài hơn khoảng 1 hoặc 2 phút. Ông luôn thêm vào những tiết mục mới, nhưng đồng thời cũng giữ lại một vài truyện cười chắc chắn sẽ gây cười. Có vừa đủ chiến thắng để ông duy trì động lực, và có vừa đủ sai lầm để ông tiếp tục nỗ lực cải thiện.

Quy luật Goldilocks lý giải vì sao đôi khi ta nói mình muốn đạt được điều gì đó nhưng vài ngày sau lại bỏ cuộc - Ảnh 1.

Chinh phục các thử thách có độ khó kiểm soát được đã được chứng minh là không chỉ tạo động lực mà còn là một nguồn hạnh phúc lớn lao. Theo nhà tâm lý học Gilbert Brim: “Một trong những nguồn hạnh phúc quan trọng của con người là thực hiện những việc có độ khó phù hợp, không quá khó cũng không quá dễ.”

Sự hòa quyện giữa hạnh phúc và hiệu quả tối đa được gọi là dòng chảy, trạng thái mà các vận động viên và người biểu diễn trải nghiệm. Hay nói cách khác, họ hạnh phúc hoặc hứng thú vì làm được điều gì đó một cách vô cùng điêu luyện. Dòng chảy là trạng thái tinh thần đạt được khi bạn tập trung vào một việc đến mức mọi thứ xung quanh đều trở nên mờ nhạt.

Tuy nhiên, để đạt được trạng thái hiệu quả tối đa, bạn không chỉ phải chinh phục thử thách có độ khó phù hợp, mà còn đo lường sự tiến bộ gần nhất của mình. Nhà tâm lý học Jonathan Haidt lý giải rằng, một trong những mấu chốt để đạt đến trạng thái dòng chảy đó là “bạn có phản hồi tức thì về hiệu quả thực hiện mỗi bước.”

Cảm thấy bản thân tiến bộ trong hiện tại là nguồn động lực cực kỳ lớn. Steve Martin kể một câu chuyện cười và lập tức biết được nó có hiệu quả hay không nhờ phản ứng của khán giả. Hãy hình dung, thật hứng thú khi câu chuyện của bạn khiến đám đông cười ồ lên. Những phản hồi tích cực tức thì mà Martin nhận được sau khi kể một câu chuyện cười hay có lẽ đã đủ sức giúp ông vượt qua những nỗi sợ và truyền cảm hứng cho ông nỗ lực nhiều tuần liền.

Trong những lĩnh vực khác của cuộc sống, hình thức đo lường có thể khác nhưng việc đo lường là vô cùng quan trọng để đạt được sự hòa quyện giữa động lực và hạnh phúc. Trong môn tennis, bạn nhận được sự phản hồi tức thì dựa trên việc bạn có thắng điểm hay không. Bất kể cách đo lường là gì, nếu ta muốn duy trì động lực thì cần phải có một cách nào đó để não bộ hình dung sự tiến bộ. Chúng ta cần nhìn thấy những chiến thắng của mình.

Quy luật Goldilocks lý giải vì sao đôi khi ta nói mình muốn đạt được điều gì đó nhưng vài ngày sau lại bỏ cuộc - Ảnh 2.

Bí quyết duy trì động lực có thể được tóm gọn như sau:

1. Tuân theo quy luật Goldilocks và thực hiện những việc có độ khó kiểm soát được.

2. Đo lường sự tiến bộ và nhận phản hồi tức thì.

Muốn cải thiện cuộc sống là chuyện dễ dàng, nhưng duy trì sự cải thiện là chuyện khác. Nếu bạn muốn giữ động lực, hãy bắt đầu bằng một thử thách mà bạn có thể kiểm soát (độ khó), đo lường sự tiến bộ, rồi lặp lại quá trình này.



Mai Phương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế/James Clear