Tag

đạo lý

Browsing

Tương truyền rằng, Gia Cát Lượng tới năm 8, 9 tuổi vẫn còn chưa biết nói. Nhà vốn nghèo, gia đình ông chẳng cách nào chữa trị, cũng không có điều kiện cho đi học, chỉ để ông đi chăn dê ở ngọn núi gần đó.

Trên ngọn núi ấy có một đạo quán. Đây vốn là nơi tu luyện của một lão đạo lớn tuổi, tóc đã bạc trắng.

Vị lão đạo này mỗi ngày đều đi ra cửa, thấy Gia Cát Lượng liền hỏi này hỏi kia để thử tài. Gia Cát Lượng luôn vui vẻ dùng tay trả lời từng câu hỏi của người kia.

Thấy cậu bé nhà Gia Cát thông minh, dễ mến, lão đạo liền giúp ông chữa bệnh. Nhờ vậy, Gia Cát Lượng mới có thể nói được.

Khi đã biết nói chuyện, ông vô cùng cao hứng, đến đạo quán bái tạ người đạo sĩ. Bấy giờ, lão đạo nói:

“Con hãy về nhà thưa với cha mẹ con, nói rằng ta muốn thu nhận con làm đồ đệ, dạy con học chữ nghĩa, học thiên văn địa lý, âm dương bát quái và binh pháp. Nếu cha mẹ đồng ý thì ngày ngày phải tới đây học, một ngày cũng không được bỏ”.

Từ đó, Gia Cát Lượng bái vị đạo sĩ ấy làm thầy, không quản mưa gió, ngày nào cũng lên núi học hành chăm chỉ.

Mê đắm mỹ nhân, Gia Cát Lượng suýt gặp họa lớn từ một loại chim trời - Ảnh 1.

Gia Cát Lượng có được kiến thức uyên thâm cũng nhờ vào việc chuyên cần chăm học, ngày đêm tu dưỡng, không ngừng trau dồi. (Tranh minh họa).

Ông vốn đã thông minh, lại chuyên tâm hiếu học, nên phàm là những gì đã học qua đều không quên, lời thầy giảng chỉ nghe một lần đã nhớ. Thiên phú ấy khiến lão đạo càng thêm yêu quý và dốc lòng bồi dưỡng người học trò này.

Thoắt cái đã 7,8 năm trôi qua, một ngày nọ, ở giữa sườn núi xuất hiện một cái am nhỏ. Mỗi ngày Gia Cát Lượng lên núi đều phải đi qua chỗ đó.

Có lần xuống núi, cuồng phong bất chợt nổi lên, mưa gió ùn ùn kéo tới, Gia Cát Lượng vội chạy đến cửa am trú mưa.

Bấy giờ, có một cô gái lạ mặt nhiệt tình mời ông vào am dùng trà. Người con gái xinh đẹp tựa tiên nữ ấy đã khiến cậu thiếu niên Gia Cát không khỏi động lòng.

Khi mưa gió đã qua, cô gái tiễn Gia Cát Lượng ra cửa, còn mỉm cười và nói: “Từ nay chúng ta coi như quen biết. Về sau nếu lên núi hay xuống núi, chỉ cần khát nước hay mệt mỏi, xin mời vào đây uống chén trà”.

Sau lần đó, Gia Cát Lượng mỗi ngày đều ghé thăm am này, cũng được mỹ nữ mời uống trà, ăn cơm, đánh cờ.

So với đạo quán, nơi đây đối với chàng thiếu niên mà nói thật chẳng khác nào thiên đường. Những câu chuyện với mỹ nhân xinh đẹp càng khiến Gia Cát Lượng xao nhãng việc học.

Cũng từ đó, ông đánh mất hứng thú với công cuộc học tập. Mỗi lần bước ra khỏi am, Gia Cát Lượng đều mỉm cười vui vẻ, nhưng khi đi vào cửa đạo quán lại nhanh chóng mang vẻ mặt rầu rĩ.

Mê đắm mỹ nhân, Gia Cát Lượng suýt gặp họa lớn từ một loại chim trời - Ảnh 2.

Dù là bậc đại trí nổi danh Tam Quốc, nhưng Gia Cát Lượng cũng từng có một thời lơ là việc học vì mỹ nữ!

Trong suốt quãng thời gian ấy, mọi lời giảng của sư phụ đối với ông mà nói đều như gió thoảng bên tai, đọc sách cũng không hiểu, lại càng không nhớ được chữ nào.

Lão đạo sĩ đã nhanh chóng nhìn ra vấn đề, liền gọi Gia Cát lượng, lắc đầu thở dài mà nói: “Hủy cây thì dễ, trồng cây mới khó. Ta đã tốn quá nhiều công sức vì con rồi”.

Gia Cát Lượng dường như cảm thấy thầy có ý định thôi dạy, định lên tiếng biện minh. Nhưng vị lão đạo lại cất tiếng: “Gió không thổi, cây sẽ không động, thuyền cũng không đảo, nước càng không đục”.

Nói đoạn, ông chỉ vào một cây cổ thụ trong sân bị rất nhiều dây leo cuốn vào và hỏi: “Con nhìn xem, cái cây kia vì sao lại sống dở chết dở, không thể lớn thêm được?”

“Vì nó bị dây leo cuốn chặt vào thân nên chẳng thể lớn nổi.” – Gia Cát Lượng cũng nhanh chóng nhìn ra vấn đề.

Thấy vậy, lão đạo nói tiếp:

“Đúng là như vậy! Cái cây ấy vốn mọc ở trên núi, sống nơi sỏi đá khô cằn, dù rất khắc nghiệt nhưng nó đã từng sống tốt, đó là vì nó quyết cắm rễ xuống dưới, cành lá không ngừng vươn lên, không sợ mưa gió bão bùng, nên nhanh chóng cao lớn.

Thế nhưng chỉ mới bị mấy dây leo cuốn một lúc mà nó đã chẳng thể lớn thêm được nữa.”

Nghe đến đây, Gia Cát Lượng đã hiểu ra được thầy mình muốn nói gì. Ông thành thật hỏi: “Sư phụ, làm thế nào mà thầy biết chuyện?”

Lão đạo sĩ thong thả đáp: “Có câu gần nước hiểu tính cá, gần núi rõ tiếng chim. Ta chỉ cần xem thần sắc của con, quan sát hành động của con, lại còn có thể không nhìn ra tâm tư của con hay sao?”

Sau đó, đạo sĩ giải thích cho Gia Cát Lượng rằng mỹ nhân trong am vốn là một con tiên hạc, vì ăn vụng hội bàn đào nên bị Vương Mẫu đầy xuống hạ giới.

Con tiên hạc ấy xuống nhân gian hóa thành mỹ nữ, vốn chẳng làm được việc gì, chỉ biết quyến rũ người khác, nếu họ không chiều theo ý mình thì sẽ tìm cách làm hại.

Gia Cát Lượng nghe xong sợ hãi vô cùng, vội hỏi sư phụ nên làm thế nào. Lão đạo nói rằng, con tiên hạc kia mỗi đêm sẽ hiện nguyên hình bay lên thiên hà tắm rửa. Khi đó chỉ cần lẻn vào phòng, lấy y phục của nó đem đốt đi là được.

Nói tới đây, lão đạo sĩ còn đưa cho học trò của mình một cây gậy đầu rồng và căn dặn:

“Khi phát hiện xiêm y bị đốt, tiên hạc sẽ tức giận mà làm hại con. Khi ấy, con hãy dùng cây quải trượng này đánh nó!”

Đêm hôm đó, Gia Cát Lượng lẻn vào trong am, đem y phục của tiên hạc đốt đi. Phát hiện có việc chẳng lành, tiên hạc vội bay về phòng, định lao tới mổ mắt kẻ đốt xiêm y của mình.

Gia Cát Lượng nhớ lời thầy dặn, nhanh chóng cầm quải trượng đánh con hạc tiên rớt xuống đất. Lúc đó, ông chộp được đuôi của nó, mà tiên hạc vùng vẫy liều mạng thoát ra, lông đuôi liền bị Gia Cát Lượng giật đứt hết.

Tiên hạc bị đứt hết lông đuôi, chẳng còn mặt mũi nào lên thiên cung, cũng không thể hóa thành mỹ nữ vì xiêm y đã bị đốt mất, chỉ có thể trà trộn vào đàn hạc nơi nhân gian mà lẩn trốn.

Sau lần đánh cược tính mạng để tỉnh ngộ đó, Gia Cát Lượng luôn đem theo lông đuôi tiên hạc bên mình, khắc cốt ghi tâm bài học này, chuyên tâm học hành, khổ luyện thành tài.

Nhiều người về sau cho rằng, chiếc quạt luôn được Gia Cát Lượng mang bên mình vốn được làm lông đuôi của con tiên hạc năm nào.

Mê đắm mỹ nhân, Gia Cát Lượng suýt gặp họa lớn từ một loại chim trời - Ảnh 3.

Lời bình

Câu chuyện học hành của Gia Cát Lượng từ thuở niên thiếu truyền lại cho chúng ta một đạo lý, dù là bậc thánh nhân hay người bình thường, bất luận làm việc gì cũng cần dụng tâm, chuyên nhất, kiên trì theo đuổi đến cùng.

Bởi đúng như người thầy của Gia Cát tiên sinh đã từng nhắc nhở, trồng cây thì khó, hủy cây thì dễ, nếu dễ dàng bận lòng vì những việc khác thì làm chuyện gì cũng khó thành.

Chỉ khi chuyên tâm dồn sức, trước sau một lòng một dạ, kiên trì đi đến mục tiêu cuối cùng, ta mới có thể đạt được điều mình muốn.



Theo Trần Quỳnh


Trí Thức Trẻ

Trong thời đại mỗi người nghe thấy “đại đạo lý” thì hốt hoảng chạy trốn, hoặc cảm thấy quá viển vông, xa vời, thì tôi vẫn ngoan cố cho rằng, những lời có suy nghĩ, có chất lượng, có phân tích sắc bén… vẫn có thể giúp đỡ chúng ta hình thành giá trị quan.

Sống không có nguyên tắc, không định hướng sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên tầm thường. Vì vậy, tôi hi vọng 10 điều dưới đây, nghe qua có vẻ rất vô lý, nhưng ngẫm sâu hơn, ta thấy chúng không phải không có giá trị. 

01. 

Lúc trước đây, tôi thường nghe có người nói: “Nếu anh nói chỗ không đúng của ai, anh nói trước mặt được rồi, đừng tùy tiện phê bình sau lưng người ta, như thế không tốt.”

Tôi tin là thật, nhiều năm cũng luôn cảm thấy bản thân là người chính trực, vì vậy mà cảm thấy tự hào. Nhưng dần dần, tôi phát hiện làm vậy không có tác dụng gì, ngược lại khiến tôi không có bạn bè nào.

Hiện thực là: Thực ra bạn nói chỗ không tốt của ai đó trước mặt, người ta nhất định sẽ không vui vẻ. Vì vậy, tổn thương người khác nhất định phải ở sau lưng.

02.

Nếu như bạn không có tiền, vậy thì tuyệt đối đừng cho người khác mượn tiền, bởi vì rất ít người có thể cảm nhận được thực ra bạn cũng vô cùng khó khăn, thậm chí còn khó bảo đảm bản thân. Đa số người mượn tiền, thấp hèn lúc mượn tiền, “cầu ông xin bà” nhưng mà sau khi mượn được tiền, quá hạn không trả, ngược lại là bạn phải bắt đầu cầu xin người đó.

Nếu như bạn có tiền, bạn có thể bố thí nhưng đừng tùy tiện cho mượn. Tùy tiện cho vay tiền sẽ khiến bạn mất đi bạn bè. 

10 đạo lý nghe qua rất ngang trái nhưng đọc và ngẫm, bạn sẽ được nhiều hơn mất! - Ảnh 1.

03.

Nghe câu chuyện chăm chỉ miệt mài của 100 người vẫn không bằng nợ 100 triệu. Đối với người bình thường mà nói, thúc giục luôn có tác dụng hơn cổ vũ, áp lực tốt hơn động lực.

04.

Người bình thường, thất bại bên cạnh bạn thường tẩy não bạn, nói với bạn phải làm người cho tốt, phải học cách làm người. Nhưng, làm người theo cách nào? Làm đến quá trình nào mới làm tốt được? Chẳng ai biết, tôi cảm thấy bớt nói làm người, nhắc đến chính sự nhiều hơn đi.

Ghi nhớ, thành công là tạo ra, chứ không phải có được. Vương Trung Thông vừa sinh ra đã có hàng chục tỷ, đó là có được, không được gọi là thành công.

05.

Vợ tôi ra ngoài vào một ngày kia, đột nhiên nhớ ra mình chưa trang điểm liền vô cùng luống cuống, oán trách, nói không trang điểm sẽ xấu lắm, không còn mặt mũi gặp ai.

Nhưng tôi thấy thực ra khác biệt cũng không phải rất lớn. Hơn nữa, bạn trang điểm hay không, thực ra không có ai để ý. Cho dù là để ý đi nữa thì thế nào? Bạn thường bị chi phối và có xu hướng trầm trọng hóa, quan trọng hóa thái độ của người khác đối với bạn. Vô hình, bạn đưa mình trở thành trung tâm của vũ trụ, trong khi thực tế không phải vậy. 

06. 

Tôi gặp không ít bạn trẻ có thói quen trì hoãn. Ví dụ, đêm trước nghĩ một kế hoạch cho ngày cuối tuần, cảm thấy ngày mai có thể hoàn thành, nhưng ngày mai bạn lại đi tụ tập bạn bè, ăn cơm, đi chơi, xem phim… Tới trưa, bạn ngủ kéo sang buổi chiều. Đến buổi tối, chuẩn bị làm việc, nhưng lại lướt facebook, chuyện phiếm với bạn bè…

Đến 12 giờ đêm, lúc này bạn bắt đầu hối hận. Tại sao hôm nay không làm chuyện gì cả, thật sự lãng phí thời gian. Thế là quyết định buông bỏ điện thoại, bắt đầu làm việc thật tốt. Nhưng lúc này, bạn phát hiện mình đã bắt đầu buồn ngủ rồi, đầu đã không nghe sai khiến nữa… có sức lực cũng vô dụng.

Thực ra, cả đời của rất nhiều người đều lãng phí cả ngày như thế, đều đi về hướng vô dụng không có tài cán gì như thế.

07. 

Bạn muốn tự do, điều này rất bình thường, ai không muốn tự do chứ? Nhưng, cái gì là tự do?

Ví dụ, trời tối rồi, bạn đóng cửa lại, xác nhận cửa là khóa kĩ, bạn tha hồ bung tỏa, làm mọi điều bạn thích, từ nhảy múa cho tới xem tivi, hát karaoke, tắm táp… Bạn cho rằng đây là tự do của bạn. 

Nhưng, nếu là một người khác không phải bạn cũng có hành động tương tự, là khóa cửa cẩn thận, thì bạn lại cho rằng có lẽ do họ hoang mang và mất đi khống chế. 

Định biên giới cho bản thân, để được tự do; định biên giới cho người khác, đó là quy chụp. 

10 đạo lý nghe qua rất ngang trái nhưng đọc và ngẫm, bạn sẽ được nhiều hơn mất! - Ảnh 2.

08. 

Đọc sách rất quan trọng, nhưng những người cả ngày quẹt thẻ đọc sách, tôi quan sát mấy năm, thực ra cũng không tiến bộ gì. Đọc sách nhất định phải có tác dụng, nếu không cần đọc sách làm gì?

Nếu như bạn là thợ mộc, bạn học nhiều kiến thức hay, học nhiều kiến thức đồ dùng trong nhà, bắt đầu từ đọc sách liên quan… Thứ bạn cần nhất là độ sâu và độ dày, chứ không phải độ rộng. Nếu như bạn đã đọc một đống sách mà không thành việc gì, kết cục của bạn chính là ông lão rút thuốc lá dụ trẻ con.

09. 

Có phải thường nghe người khác nói: “Một ngôi nhà không quét làm sao quét cả thế giới”, bạn sẽ cảm thấy rất có đạo lý không? Nhưng sự thực là quét nhà với quét thế giới đây là hai hạng mục hoàn toàn không liên quan.

Giống như có những người cũng nói không lưu loát nhưng người ta là ca sĩ, có những người bảng cửu chương cũng không thuộc nhưng người ta là nhà số học. Ở đời, tuyệt đối không thể đánh giá người khác và sự việc chỉ qua vẻ bề ngoài hoặc một khía cạnh nhỏ. 

10. 

Tôn trọng người khác, để người khác cảm thấy vui vẻ trước, để người khác được lợi ích trước, đây không phải thái độ đúng mực gì, đây là nguyên tắc cơ bản của thành công.

Lấy so sánh, bạn mở nhà hàng, muốn thông qua nó kiếm một khoản tiền lớn, cách nghĩ này rất tốt nhưng bạn phải khiến khách hàng cảm thấy ngon và lợi ích thực tế, hưởng thụ bầu không khí. Hoàn thành cho người khác trước, tích lũy khen ngợi thì bạn mới có thể kiếm khoản tiền lớn. Dùng mánh lới giở thủ đoạn có thể nhất thời được lợi, nhưng cuối cùng chẳng thành việc gì cả.

Từ góc độ xa rộng mà nói niềm vui của người khác nhất định phải trước niềm vui của bạn. Trong quan hệ người và người, trong quan hệ lợi ích, lo lắng trước mọi người và vui vẻ sau mọi người.

Làm một người trẻ, chúng ta thử nghiệm, tiếp cận, quan sát từ nhiều góc độ, như vậy mới có thể mở rộng tấm lòng, thu nạp tri thức, phát triển thế giới quan, nhân sinh quan. 



An Sinh


Theo Trí Thức Trẻ