Tag

công nghệ

Browsing

Những người bạn kim loại

Fuli – một chú chó robot sử dụng trí tuệ nhân tạo để giao tiếp và chăm sóc những người một mình, đang gây sốt trong cộng đồng mạng Trung Quốc thời gian gần đây.

Những tính năng tương tự cũng xuất hiện trên Paro – một robot hình hải cẩu hay Tamagotchi – một chú gà ảo có cảm biến đặc biệt để phát hiện cảm xúc người dùng. Những thông tin thu nhận sẽ được lưu trữ trong một hồ sơ cá nhân và dùng để tương tác lại với chú nhân của chúng. Những con robot này có thể ca hát, cười, động viên hay khích lệ tinh thần chủ nhân tùy từng trường hợp nhất định.

Theo nhà thiết kế Zhang Jianning, nhưng con robot cũng có khả năng thu hút sự chú ý chủ nhân và thực hiện một số công việc nhất định, ví dụ như nhận thư từ khi họ đi vắng hay gọi cấp cứu khẩn cấp nếu phát hiện chủ sở hữu đã bị ốm.

Fuli – một chú cho robot đã được giới thiệu tại Yunqi 2050, một triễn lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ từ các nhà phát minh trẻ. Zhang, một sinh viên tốt nghiệp tại Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh, đã thiết kế Fuli không đơn giản chỉ là một món đồ chơi mà còn có một vẻ ngoài đáng yêu để dễ tiếp cận một số lớn những người Trung Quốc trẻ tuổi đang sống một mình.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 1.

Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển

Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển những năm gần đây. Vào thời điểm khi ngày càng nhiều người ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn độc thân và sống một mình lâu hơn, các công ty công nghệ đã phát triển những người bạn robot đặc biệt để lấp đầy khoảng trống tình cảm.

Từ những robot mang hình dáng vật nuôi đến bạn gái thực tế ảo, các robot này ngày càng đa dạng và được phát triển trên những công nghệ tiên tiến nhất. Có thể ví như đó chính là Siri của Apple và Alexa của Amazon bước từ màn hình điện thoại ra thực tế. Và ngạc nhiên thay, có vẻ như người tiêu dùng đang rất đón chờ những sản phẩm này và sẵn sàng chi đậm để sở hữu chúng.

Thế hệ “vườn không nhà trống”

“Một số người cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với máy tính thay vì con người”, Kitty Fok – giám đốc quản lý của công ty IDC China tại Bắc Kinh, một công ty chuyên phân tích công nghệ cho biết. Khi xã hội vận hành theo đồng tiền thì con người càng ngày càng cảm thấy cô đơn. Vì thế, thị trường cho những người “bạn đồng hành” bằng robot ngày càng phát triển, Fok ví von.

Sáu mươi sáu triệu thanh niên đang sống một mình ở Trung Quốc vào năm 2014, theo số liệu của chính phủ. Bắc Kinh ước tính rằng vào năm 2020, những người đàn ông độc thân có thể đông hơn những phụ nữ độc thân ở Trung Quốc tới 30 triệu người. Đây có thể coi là hệ quả của chính sách một con tại Trung Quốc, khi tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trên đất nước này.

Và tình hình cũng không sáng sủa hơn ở nhiều nước khác.

Ở Nhật Bản, cứ bốn người đàn ông trưởng thành thì có một người độc thân. Con số này với nữ giới là một trên bảy. Đây là con số đáng báo động kể từ sau Thế chiến thứ hai. Trong số những người độc thân này, hơn 60% số người không duy trì bất cứ quan hệ cá nhân nào. Tương tự ở Hàn Quốc, các hộ gia đình độc thân đang ngày càng phổ biến và ngày nay đã chiến một phần tư tổng số hộ gia đình cả nước, theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn giảm dần kết hợp với những ngày làm việc kéo dài đang thay đổi cấu trúc xã hội ở Đông Á. Giới trẻ ngày càng khác biệt với thế hệ đi trước, khi mà thời gian dành cho đời sống xã hội hãy các mối quan hệ cá nhân ngày càng ít đi.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 2.

Cuộc sống bận rộn của người Nhật là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới hiện tượng này.

Những thanh niên “vườn không nhà trống” – cách họ được gọi ở Trung Quốc, đã trở nên phổ biến đến mức trở thành một thị trường tiềm năng để khai thác. Từ các gian hàng karaoke một người ở Trung Quốc cho đến các cửa hàng một người ăn ở Hàn Quốc, các dịch vụ nhắm đến những khách hàng đi một mình đang ngày càng phát triển và làm ăn phát đạt.

Nhiều người trẻ chọn cách sống độc lập và tách khỏi gia đình, thậm chí có thể xem quyền tự chủ cá nhân như một hình thức giải thoát khỏi những luật lệ và quy tắc phiền hà của các thế hệ đi trước. Tuy vậy sự tự chủ của họ không nhất thiết giúp việc sống một mình trở nên dễ dàng hơn. Đây là lúc mà một sản phẩm như chú chó robot Fuli có thể có ích. Sau một ngày dài mệt mỏi trong văn phòng và không có ai đợi ở nhà, Fuli sẽ giúp người dùng thấy dễ chịu và đỡ cô đơn hơn trong chính ngôi nhà của mình.

Đối với những người thích trò chuyện với người bạn ảo của họ, thì XiaoIce – một chatbot nói tiếng Quan Thoại của Microsoft có thể đáp ứng điều này. Không giống như các cuộc nói chuyện thông thường, XiaoIce sử dụng những cụm từ sống động như thật và linh hoạt tùy từng hoàn cảnh. Các kỹ sư đã thiết kế XiaoIce chuyên cho việc giao tiếp với người sử dụng và XiaoIce thậm chí còn có thể gây ngạc nhiên cho người dùng, chẳng hạn như đặt báo thức trên điện thoại và quản lý những dịch vụ tiện ích hàng ngày.

“Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng”, các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018. “Nhu cầu tình cảm và thuộc về số đông là một số nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, xây dựng các phần mềm trò chuyện để giải quyết những nhu cầu này là vấn đề cấp thiết với xã hội của chúng ta”.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 3.

“Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng”, các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018

Có lẽ vì vậy mà ngày càng nhiều các công ty áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm của họ. Việc này làm cho các sản phẩm trở nên “tình cảm” hơn, hoặc trong một vài trường hợp, là “khêu gợi” hơn.

Vào năm 2016, một công ty công nghệ cao ở Tokyo tên Vinclu đã giới thiệu Azumi Hikari, một trợ lý nhà ảo được chiếu như một hình ba chiều trong một ống kính gọi là Gatebox. Hikari có thể bật và tắt đèn, điều khiển hệ thống sưởi hay làm bất cứ công việc gì mà một ứng dụng quản lý nhà có thể làm được. Đặc biệt hơn, cô ấy sở hữu một bề ngoài dễ thương và một giọng nói dễ chịu, thứ làm Hikari cực kì nổi bật và thu hút nhiều sự quan tâm.

Mặc dù không hoàn toàn giống như Joi, bạn đồng hành ảo của Ryan Gosling trong bộ phim Blade Runner 2049, Hikari cũng có thể làm được một vài điều đáng kinh ngạc. Cô ấy biết cách động viên và thúc giục, cũng như nhắc nhở và hỏi han. Hikari có thể làm bạn thật sự muốn về nhà, điều mà một ứng dụng quản lý nhà không thể làm nổi.

Với giá 2.700 đô la Mỹ, Gatebox hiện đã được bán hết ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ. Một phát ngôn viên của Vinclu cho biết người dùng Gatebox đã cảm nhận một sự thay đổi rõ rệt so với những ngày “vô cảm” trước đây. Trước thành công vang dội của Gatebox, Line Corp – chủ sở hưu dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất của Nhật Bản, đã mua lại phần lớn cổ phần của Vinclu để tích hợp lên ứng dụng của mình. Và Hikaru không phải là trợ lý ảo duy nhất gây sốt trong thời gian gần đây.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 4.

Hikari – một trợ lý ảo 3 chiều, có thể làm bạn thật sự muốn về nhà, điều mà một ứng dụng quản lý nhà không thể làm nổi

Vào năm 2017, công ty iQiyi của Trung Quốc, một dịch vụ truyền hình trực tuyến thuộc sở hữu của Baidu trong Netflix, đã bổ sung một trợ lý AI vào tai nghe thực tế ảo nhằm tăng doanh thu. Trợ lý ảo này, có tên Vivi, chủ yếu nhằm giúp người dùng chọn video từ danh mục iQiyi, nhưng Vivi cũng có thể tán tỉnh, trả lời một số câu hỏi và nhảy với người dùng trong môi trường ảo.

Sau khi vấp phải sự phản đối từ phương Tây về những vấn đề liên quan đến nữ quyền, iQiyi sau đó đã gỡ bỏ Vivi, nhưng đại diện công ty cho biết một phiên bản tái lập trình của Vivi sẽ được phát hành vào một ngày không xa.

Những người bạn của tương lai

Tại một công ty công nghệ tên là Couger, một nhóm kỹ sư khởi nghiệp của Nhật Bản đang phát triển một người bạn đồng hành từ trí tuệ nhân tạo mà không cần kết nối với tai nghe, ống và màn hình.

“Virtual Human Agent” hay VHA của nhóm kĩ sư này sử dụng công nghệ không dây và blockchain để “sống” bên ngoài thiết bị. Trong video trình diễn, nguyên mẫu VHA đã “nhảy” từ màn hình máy tính để bàn sang màn hình điện thoại thông minh của người dùng và tiếp tục di chuyển quanh phòng bằng cách tương tác liên tục với các thiết bị kết nối internet trong phòng đó. “Đó là một chiếc ghế đẹp,” VHA nhận xét khi “nhảy” vào chiếc máy ảnh thông minh đang hướng ống kính vào một cái ghế – một ví dụ về cách AI có khả năng phân tích môi trường xung quanh.

Phát ngôn viên của Couger nói rằng, chỉ trong một vài năm nữa thì VHA sẽ theo người sử dụng từ nhà đến nơi làm việc. Về cơ bản, VHA sẽ ở bên và cung cấp cho bạn những thông tin thú vị dù bạn có đi bất cứ đâu, miễn là nơi đó có internet.

Mẫu VHA của Couger được mô tả như một người phụ nữ trẻ mà công ty gọi là Rachel. Giám đốc điều hành của Couger, Atsushi Ishii, cho biết người dùng có thể tùy chỉnh nhân vật theo cách họ thích. Ishii cũng nói rằng khi VHA ra thị trường vào năm 2019 sẽ bao gồm cả sự lựa chọn cho một VHA nam và những khả năng đáng ngạc nhiên khác. Trên hết, Ishii tin rằng điều quan trọng là VHA có thể trở thành bạn của người dùng.

“Nếu bạn nói chuyện với một người, bạn sẽ muốn nói nhiều hơn và chia sẻ nhiều cảm xúc khi bạn đã tin tưởng”, Ishii nói thêm, “Bạn có thể tin tưởng VHA. Sẽ sớm thôi”.

Ishii giải thích rằng càng có nhiều thông tin mà người dùng chia sẻ với VHA, thì càng có nhiều khả năng thông tin đó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của họ. Đối với những người băn khoăn về sự riêng tư, Couger cho biết sự tích hợp công nghệ blockchain của nó đảm bảo rằng thông tin của người dùng trên thực tế đã được phân tách và không thể bị can thiệp từ bên ngoài.

Theo một số chuyên gia về sức khỏe tâm lý, một người bạn đồng hành “ảo” có thể tốt hơn là không có bạn đồng hành nào cả. Do áp lực của cuộc sống hiện đại đối với nhiều người, xu hướng tìm kiếm những người bạn “ảo” này ngày càng được thông cảm và ủng hộ.

“Nếu bạn so sánh AI với những người bạn đồng nghiệp hoặc những người hàng xóm, bạn có thể bị hẫng hụt”, Joyce Chao, một nhà tâm lý học và là một giảng viên tại Đại học Hong Kong cho biết. “Nhưng chúng ta biết rằng cảm giác kết nối với một cái gì đó sẽ tốt cho sức khỏe của chúng ta”, ông nói thêm.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 5.

Kato – một bác sĩ tâm lý, cảnh báo rằng điều quan trọng là người dùng phải nhận ra đâu là ranh giới giữa thực và ảo

Như với tất cả mọi thứ, kiểm duyệt có định hướng có lẽ là chính sách hợp lý với những AI này, Chao nói. “Trong khi sự phụ thuộc vào AI có thể gây nên những quan ngại nhất định về mặt xã hội, những người bạn ảo cũng có thể mang lại sự tự tin cho người dùng và khuyến khích họ tìm kiếm sự kết nối trong thế giới thực”.

Takahiro Kato, một bác sĩ tâm thần làm việc tại Kyushu, chuyên tiếp xúc với những bệnh nhân bị cô lập và lo lắng thái quá trong xã hội, đồng ý rằng AI có thể cung cấp một nền tảng hữu ích cho việc phát triển và thực hành các kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, Kato cảnh báo rằng điều quan trọng là người dùng phải nhận ra đâu là ranh giới giữa thực và ảo.

“Ban đầu, AI có thể rất hữu ích và tích cực”, Kato kết luận, “Nhưng thực tế đó chỉ là cảm giác nhất thời. Sau đó, bạn phải học lại cách giao tiếp với người thật. Con người sinh ra không phải để sống một mình”.



Theo Ly Linh Spiderum


Helino

World Cup năm nào cũng vậy, bên cạnh những bàn thắng, những màn ăn mừng và những giọt nước mắt là những tranh cãi. Niềm vui có thể đến với những nhóm cổ động viên nhất định, nhưng cứ có kịch hay thì ai cũng thích thú xem. Điển hình nhất, ta có những pha ăn vạ của vô số các cầu thủ mà có vẻ là càng nổi tiếng thì họ ăn vạ càng khéo.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 1.

Trong tuần đầu tiên của World Cup 2018, Lucas Hernandez của đội tuyển Pháp thừa nhận mình đã ngã giở vờ trong chiến thắng 2-1 trước đội tuyển Úc, anh làm vậy với mong muốn trọng tài rút thẻ đỏ với trung vệ Mathew Leckie của Úc.

Hậu vệ Gerard Piqué “buộc tội” đội trưởng của Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo đã ngã giả vờ để được hưởng penalty. Piqué nói rằng Ronaldo luôn có thói quen “tự ném mình xuống đất“.

Tiền đạo Luis Suárez của Uruguay trong trận đấu với Bồ Đào Nha đã có vô số pha bóng tiểu xảo làm người xem không khỏi bực mình: những pha ngã của anh kịch đến mức đến cả trọng tài cũng “đọc ra vị”, thấy anh này lăn lộn cũng kệ. Suárez sau khi thấy trọng tài không phản ứng gì, lập tức bật dậy tiếp tục thi đấu.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 2.

Còn Neymar thì vô vàn ví dụ. Bạn có thể đọc ở bài viết này để biết thêm chi tiết.

Những sự việc mang tính chất “cơm bữa” này chẳng còn xa lạ với những người xem bóng, nhưng hình ảnh xấu xí này vẫn làm đau lòng người hâm mộ. Cho tới khi những pha ngã này vẫn còn đem lại lợi ích, nó vẫn cứ sẽ diễn ra.

Tôi coi nó như là một kĩ năng vậy“, Alexi Lalas, một cựu tuyển thủ bóng đá nổi tiếng của Mỹ nói. “Có những pha ngã vờ hay mà có những pha ngã rất tệ, tôi không coi chúng là một lời lăng mạ tới môn thể thao vua hay những ai hứng chịu hậu quả của cú ngã ấy“.

Nhìn thì gây ức chế thật đó, nhưng những cú ngã kia đều được hậu thuẫn bởi những suy nghĩ logic đến lạnh lùng. Những cầu thủ chuyên nghiệp đã biến ngã giả vờ thành một chiến thuật đầy chất nghệ thuật, mang lại những kết quả cực kì có lợi trong một trận đấu lớn, dù họ biết là đang có hàng triệu ánh mắt dõi theo từng cái nhăn nhó giả vờ trên khuôn mặt họ.

May mắn là mỗi lần họ ngã, ta lại có số liệu để mà tổng hợp và nghiên cứu. Kết quả cho thấy cầu thủ ngã giả vờ khi họ có được những kết quả khả quan nhất có thể xảy ra.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 3.
Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 4.

Đây là lý do tại sao các cầu thủ lại giả vờ ngã

Lý do hiển nhiên nhất: là để cầu thủ đối phương bị trọng tài nhẹ thì nhắc nhở, mà nặng thì rút thẻ phạt. Khi tiếng còi thổi phạt vang lên, trận đấu sẽ bị dừng lại, đội tuyển bị phạm lỗi sẽ được một quả đá phạt. Nếu như lỗi mà xảy ra trong vòng 16 mét 50 thì càng tuyệt vời: chẳng ai chê cơ hội để có được bàn thắng trên chấm penalty. Chiến thuật tốt nhất để có được những điều trên là ngã giả vờ.

Các nhà nghiên cứu xem xét kĩ vấn đề này thấy rằng việc lừa lọc để hưởng lợi … đầy rẫy trong thế giới tự nhiên. Lừa đảo luôn là cách lấy ưu thế tốt nhất mà tốn ít sức lực nhất, chẳng ngạc nhiên khi kĩ năng này tìm được đường vào với sân cỏ.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, khác với tự nhiên, trong thể thao thì những cú lừa như thế này sẽ khiến cầu thủ đối mặt với nguy cơ bị phạt ngược lại hay thậm tệ hơn, bị fan chê ghét. Họ chịu một sức ép không nhỏ khi thực hiện những tiểu xảo này. Bạn đừng hiểu nhầm, đây không phải là lời thanh minh cho những hành vi xấu xí kia, đây là sự thật.

Trong một nghiên cứu đăng tải hồi năm 2011 trên tạp chí khoa học PLOS One, các nhà sinh học Úc nói rằng yếu tố chủ chốt để một cú ngã giả vờ mang về một quả phạt chính là khoảng cách giữa một cầu thủ và trọng tài – người nhìn thấy cái “tín hiệu: ngã giả vờ được phát đi.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 6.

Một pha ăn mừng rất hay của các cầu thủ.

Cụ thể, họ tính ra rằng những người giả vờ ngã gần trọng tài sẽ có gấp 3 lần tỉ lệ được hưởng một quả đá phạt so với những người ngã ở xa vị trí trọng tài. Tuy nhiên khoảng cách này cũng có những mặt hại: trọng tài kinh nghiệm có thể nhìn ra những tiểu xảo này, họ sẽ quyết định hoặc làm lơ hoặc là sẽ phạt thẻ vàng chính cầu thủ giả vờ ngã.

Các nhà nghiên cứu xem kĩ 60 trận bóng từ 10 giải khác nhau, phân loại ra những kiểu ngã mà các cầu thủ thực hiện, phân tích xe họ bị vấp, bị phạm lỗi hay đã giả vờ ăn vạ. Họ làm vậy chỉ cho một khán giả duy nhất: đó là vị trọng tài.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ ngã giả vờ tăng lên 2 lần khi tỉ số đang hòa. Tất cả những cú ngã đều có tính toán chứ không phải là ngẫu nhiên: hoặc có thể ngã ở chỗ đá phạt dễ thành bàn, hoặc là kéo dài thời gian trận đấu, …

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 7.

Số lượng ngã giả vờ mỗi trận, số lượng bàn thắng ghi được khi Thắng – Winning, khi Thua – Losing và khi đang Hòa – Drawing.

Vị trí ngã ở đâu cũng đóng vai trò quan trọng. Rõ ràng là tỉ lệ ngã giả vờ càng tăng cao khi càng tới gần khung thành của đối phương.

Các nhà khoa học cũng có kết luận này: “Những cú ngã giả vờ càng mang lại nhiều lợi ích khi nó càng được dùng nhiều”. Khi càng hưởng được nhiều lợi, các cú ngã giả vờ sẽ càng diễn ra với tần suất cao hơn.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 8.

Vị trí của các cú ngã giả vờ: càng gần khung thành đối phương thì ngã càng nhiều.

Đây là ví dụ dễ thấy nhất:

Trong trận đấu tranh xuất vào tứ kết ở World Cup 2014 giữa Hà Lan và Mexico, tỉ số lúc ấy là 1-1. Tiền vệ Arjen Robben đã ngã trong vòng cấm, mang lại cho Hà Lan một quả phạt đền. Nhìn kĩ, ta có thể thấy hậu vệ Rafel Márquez đã phạm lỗi.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 9.

Nhưng đây đã là pha giả vờ thứ năm của Robben trong trận đấu này. Chính anh cũng đã thừa nhận mình có ngã giả vờ vài lần tại buổi phỏng vấn kết thúc hai hiệp đấu. Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định pha ngã dẫn tới quả phạt penalty là chính đáng.

Đây là phần thưởng cho những “cố gắng” của Robben: Klaas-Jan Huntelaar đã sút thành công quả 11 mét, đưa Hà Lan vào vòng kế tiếp.

Thế nhưng những cầu thủ bóng đã không phải là những “kịch sĩ” duy nhất

Đây không phải là đặc sản của bóng đá mà còn là vấn nạn chung của mọi môn thể thao. Ta có:

Các cầu thủ bóng rổ NBA.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 10.
Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 11.

Các cầu thủ bóng bầu dục.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 12.

Các tuyển thủ môn khúc gôn cầu trên băng.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 13.

Không thể phủ nhận đây là một trong những chiến thuật trong thể thao và cụ thể, quay lại với chủ đề ta đang bàn tán, là bóng đá. Đằng sau những cú ngã giả vờ không phải lúc nào cũng là những ý định phi thể thao. Thực tế, theo như thông số ESPN đã ghi nhận thì Neymar là cầu thủ bị phạm lỗi nhiều nhất tại một trận đấu World Cup trong vòng 20 năm trở lại đây.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 14.

“Cứu em với anh Tài ơi”.

Một trận đấy bóng đá có rất nhiều tiểu tiết nhỏ, trọng tài chính không thể theo dõi được mọi tiểu xảo mà các cầu thủ thực hiện (thế mới sinh ra công nghệ VAR, thứ công nghệ gây vô vàn tranh cãi). Một cú chích mũi giày kín, một pha gài chân khéo léo, một cú lên gối tưởng chừng như chẳng may, một cú văng tay hóa ra lại là cố tình chơi cùi chỏ, … sẽ gây ra sự ức chế cho không ít người. Khi phải đối mặt với những cầu thủ có những tiểu xảo ngã giả vờ giỏi, những cầu thủ có tiểu xảo đánh người sẽ đôi phần e ngại.

Vậy có cách nào ngăn việc ngã giả vờ không?

Đơn giản thì dừng việc thưởng cho hành vi mang tính chiến thuật này và hãy bắt đầu xử phạt nặng hơn. Nhưng ta phải nhìn vào yếu tố quyết định cho những pha này, đó là trọng tài. Chẳng có người cầm cân nảy mực nào muốn trở thành người bỏ qua một tình huống chấn thương thực sự hoặc không phạt một tình huống phá bóng ác ý. Hiển nhiên là họ muốn đi theo tư duy “thà phạt nhầm còn hơn bỏ sót”.

Đã có những nhà khoa học đề xuất sử dụng thuật toán machine vision để phát hiện ra các pha ngã giả vờ, nhưng môn bóng đá này đâu có rạch ròi như vậy. Công nghệ VAR đã và đang gây tranh cãi , mà đến cách công nghệ xác định bàn thắng cũng còn bị người ta đem ra soi xét cơ mà.

Tại sao các cầu thủ đẳng cấp thế giới vẫn cứ dày mặt ăn vạ, lăn lộn trên sân cỏ? - Ảnh 15.

Cũng đã có những đề xuất giảm kích cỡ khu vực 16 mét 50 xuống, để biến những pha penalty thành những quả đá phạt thông thường thôi. Vài người đưa ra ý kiến rằng đặt chấm đá phạt 11 mét ra xa hơn chút để tăng độ khó cho những quả penalty.

Thậm chí, có thể để người xem – những fan nhiệt thành của bóng đá đưa ra quyết định. Nhưng rõ ràng là chẳng bao giờ chuyện này xảy ra nổi, đến cả nghiên cứu cũng chỉ ra điều hiển nhiên là một vị trọng tài được huấn luyện bài bản giỏi phát hiện ngã giả vờ hơn là người xem qua màn hình.

Hiện tại thì ta cứ phải sống chung với lũ thôi. Chẳng có gì là hoàn hảo cả.

Tham khảo Vox



Theo Dink


TRÍ THỨC TRẺ

Thế nhưng, anh lại rất tự lập và không lựa chọn những “bệ đỡ” đó để đi lên.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 1.

Xuất thân từ một gia đình thượng lưu nhưng Evan Spiegel nỗ lực trở thành tỷ phú tự thân. Evan Spiegel, 28 tuổi, hiện đang sở hữu một ứng dụng với cả trăm triệu người dùng và khối tàn sản lên đến 3,5 tỷ USD.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 2.

Spiegel chính thức trở thành tỷ phú vào khoảng tháng 12 năm 2014, thời điểm giá trị thị trường của Snap lên đến 10 tỷ USD.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 3.

Evan kết hôn với siêu mẫu Miranda Kerr, cựu thiên thần của hãng nội y đình đám Victoria’s Secret vào tháng 7 năm ngoái. Đám cưới được tổ chức kín đáo và đơn giản, ngay tại biệt thự của Evan ở California. Chi phí của đám cưới này không được tiết lộ, nhưng chiếc váy của Miranda được thiết kế độc quyền bởi thương hiệu Dior.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 4.

Tỷ phú 28 tuổi này ít chia sẻ về cuộc sống cá nhân, đặc biệt rất kín tiếng trên mạng xã hội. Anh chàng hầu như không bao giờ cập nhật Twitter hay Instagram. Tuy nhiên, thi thoảng anh lại “được” xuất hiện trên Instagram của vợ.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 5.

Khách mời không được phép đăng tải bất kì hình ảnh nào về hôn lễ lên mạng xã hội. Khu vực tổ chức lễ cưới còn được che chắn rất kín đáo, an ninh được thắt chặt để đề phòng các tay săn ảnh.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 6.

Được biết, vào năm 2016, Evan đã chi đến gần 900 nghìn USD cho việc thuê các vệ sĩ cá nhân.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 7.

Năm 2015, khi ứng dụng Snap (sau được đổi tên thành Snapchat) nổi tiếng và được rất nhiều nhà đầu tư rót vốn, chàng tỷ phú trẻ cũng tự thưởng cho mình một chiếc Ferrari đỏ rực, cực kỳ nổi bật.

Cuộc sống đáng ghen tị của tỷ phú trẻ Evan Spiegel: Con nhà giàu vượt... sướng - Ảnh 8.

Đến năm 2016, anh đã mua lại căn biệt thự trị giá khoảng 12 triệu USD, mà chủ cũ của nó là Harrison Ford.



Theo Hương Giang


Trí thức trẻ