Tag

áp lực

Browsing

Đánh giá mức căng thẳng của bạn 

Trong cuốn sách “Overworked”, Overwhelmed and Underpaid, tác giả Louis Barajas chỉ ra rất nhiều dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang gần như kiệt sức với công việc. 

– Bạn thường xuyên làm việc hơn 40 giờ một tuần. 

– Trong một tháng qua ít nhất một lần bạn đã từng suy nghĩ nghiêm túc về việc bỏ công việc hiện tại để tìm việc mới. 

– Trong vòng sáu tháng qua bạn để nhỡ ít nhất một lần kế hoạch hoàn thành một công việc lớn. 

– Bạn chần chừ chưa đi khám bệnh vì không có thời gian cũng như tiền bạc. 

– Bạn cảm thấy căng thẳng và bất an nhiều hơn về tình hình tài chính của bạn so với 5 năm trước đây. 

Căng thẳng không chỉ làm bạn không vui với công việc mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc, vì stress lâu dài sẽ gây ra tổn thương về sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Tìm ra được nguyên nhân của những căng thẳng trong công việc là bước đầu giúp bạn tìm ra giải pháp xử lý chúng. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra căng thẳng cho bạn trong công việc:

1. Cạnh tranh nơi công sở và những trò tán gẫu 

Việc phải hoàn thành các mục tiêu công việc theo đúng kỳ hạn đặt ra đã là một thách thức quá đủ, nhưng nếu đang làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao, bạn buộc phải để mắt tới các đồng nghiệp khác. Nếu bạn là mục tiêu của các cuộc bàn tán hay đang ở trung tâm của những tranh chấp quyền lực thì mức căng thẳng của bạn có thể đã vượt ngưỡng cho phép rất xa. 

Stress công sở: Chạy đâu cho thoát, làm nhân viên có tránh vỏ dưa thì cũng sẽ gặp vỏ dừa, căng thẳng triền miên là chuyện thường tình - Ảnh 1.

2. Làm việc quá nhiều

Có thể bạn đang phải thực hiện một dự án lớn cho công ty và phải dành ra nhiều giờ làm việc, thậm chí còn mang việc về nhà. Nếu tình trạng này không liên tục xảy ra, có thể đó không phải là một vấn đề, nhưng nếu bạn luôn thường xuyên phải về muộn hoặc tiếp tục làm việc ở nhà đến khuya, một lúc nào đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy stress.  

3. Công ty, công việc có thay đổi

Có thể công ty bạn đang cải cách một số những quy định về mức lương bổng, giờ giấc, giảm biên chế mà bạn không thấy hợp lý, sếp mới đến, một số hoạch định mới trong công việc… những biến đổi trong công ty, công việc này đều khiến bạn gặp áp lực không mấy thoải mái từ công việc.

4. Lựa chọn ngành nghề không phù hợp

Nếu công việc bạn đang làm không phù hợp với tính cách, năng lực, sở thích hay những giá trị liên quan công việc của bạn, bạn sẽ có xu hướng không hài lòng với công việc. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ những yếu tố trên trước khi chọn ra con đường sự nghiệp của mình. 

Stress công sở: Chạy đâu cho thoát, làm nhân viên có tránh vỏ dưa thì cũng sẽ gặp vỏ dừa, căng thẳng triền miên là chuyện thường tình - Ảnh 2.

5. Công việc không đúng với bạn

Phải làm việc với cấp trên không sử dụng trọn vẹn kỹ năng và năng khiếu của bạn sẽ phần nào tạo ra căng thẳng. Cũng có trường hợp bạn không có đủ khả năng để hoàn thành tốt công việc. Trước khi nhận lời vào làm việc ở một nơi nào đó, bạn cần đảm bảo rằng bạn và công việc này phù hợp với nhau về mọi mặt.

6. Môi trường làm việc khiến bạn nhàm chán

Đối với những người phải làm đi lặp làm những công việc mà ngày này qua ngày kia cứ lặp đi rồi lại lặp lại, lương bổng không thay đổi, bạn làm nhiều năm không thăng lương, cấp bậc… đây đều là những nguyên nhân khiến bạc chán ghét công việc và phát “ngấy” với nó nhưng vẫn không biết cách nào giải quyết tốt nhất.

7. Hay đơn giản là do áp lực từ chính bản thân bạn

Đối với những bạn có quá nhiều mong muốn từ công việc, làm việc quá cầu toàn, đơn giản là vì bạn tự ti, đánh giá quá tầm quan trọng của chính bản thân… thì đây cũng là những nguyên nhân khiến bạn đối mặt với stress vì công việc.

Stress công sở: Chạy đâu cho thoát, làm nhân viên có tránh vỏ dưa thì cũng sẽ gặp vỏ dừa, căng thẳng triền miên là chuyện thường tình - Ảnh 3.

Vậy giải quyết những áp lực từ công việc này ra sao?

– Hoạch định kế hoạch làm việc thông minh, khoa học.

– Dành thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ.

– Sắp xếp các mức độ ưu tiên rõ ràng, tập trung cao độ vào công việc đang làm, tránh lãng phí thời gian và sức lực.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Mỗi người đều có những nỗi lo của riêng mình. Dù là nhân viên hay sếp thì đều có những nỗi lo. Và thật không may, những nỗi lo này lại gây ra một căn bệnh không ai muốn mắc phải: stress công sở.

Là nhân viên, bạn phải “đương đầu” với sếp. Hàng ngày, bạn được sếp giao một số lượng công việc khổng lồ. Đầu tắt mặt tối suốt hơn 8 giờ ở cơ quan cũng vẫn chưa xong nên phải mang việc về nhà. Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian, gò bó trong 24 giờ.

Thậm chí, bạn còn thêm nỗi lo mất điểm, cắt thưởng, thất nghiệp… nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn là những mối quan hệ với đồng nghiệp, giao tiếp xã hội… mọi thứ luôn bủa vây lấy bạn.

Là sếp, bạn lại phải đương đầu với khách hàng – “thượng đế”; đối mặt với doanh thu, lợi nhuận, với sự sinh tồn của công ty và cả một đội ngũ nhân viên dưới quyền. Hơn nữa, làm sếp cũng không đơn giản, các vấn đề đối nội, đối ngoại làm bạn đau đầu để có một quyết định và gánh vác trách nhiệm bởi các quyết định đó.

30 giây đánh tan bẫy stress: Đã là dân công sở, căng thẳng chỉ là chuyện nhỏ! - Ảnh 1.

Nói tóm lại, cứ đi làm là chắc chắn mắc hội chứng stress công sở. Không ai có thể tránh được, từ sếp tới nhân viên, từ cấp dưới lên cấp trên.

Sau đây là những gợi ý về cách giảm stress chỉ tốn 30 giây không làm phiền những người xung quanh:

– Rời xa khỏi màn hình máy vi tính

Ngồi máy tính liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng, bạn nên rời mắt khỏi nó và đứng lên đi loanh quanh trong văn phòng tầm 5-10 phút. Nếu có thể, bạn hãy đi dạo để thư giãn mắt và giúp bộ não thoải mái. Đây là cách giảm stress trong 30 giây cho dân công sở có hiệu quả rất nhanh.

– Hít thở sâu giảm căng thẳng

Bạn hãy thở sâu bằng mũi, căng bụng và cảm nhận không khí tràn qua lồng ngực. Khi thở ra, bạn hãy thử tưởng tượng một khối sương mù khổng lồ đang thoát khỏi cơ thể bạn. Đây chính là cách giảm stress trong 30 giây cho dân công sở khi sự căng thẳng bốc hơi và chỉ trong 5 nhịp thở, nó sẽ hoàn toàn biến mất.

30 giây đánh tan bẫy stress: Đã là dân công sở, căng thẳng chỉ là chuyện nhỏ! - Ảnh 2.

– Khởi động vài động tác thể dục nhẹ nhàng

Hãy đứng dậy, đi lại vài phút và vung vẩy tay chân để cho sự co giãn gân cốt được hoạt động trở lại. Đừng quên một số động tác ở cổ, vai và bụng. Nếu dành khoảng 5 phút làm việc này, bạn cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, bài trừ được axit uric gây tổn thương khớp và tránh được nguy cơ tích tụ mỡ bụng.

– Uống nước

Mắt mỏi do làm việc nhiều với máy tính và cảm thấy muốn ngủ, đó chính là dấu hiệu của tình trạng thiếu nước. Các nhà khoa học cho rằng, nếu cơ thể thiếu chỉ 1- 2% nước cũng làm chậm quá trình suy nghĩ. Để tránh điều này bạn luôn có 1 chai nước ngay trên bàn làm việc của mình để uống kể cả lúc chưa có cảm giác khát nước. Uống nước đầy đủ sẽ gúp bạn giảm 7% nguy cơ ung thư.

– Ăn một chút đồ ngọt

Theo các bác sĩ, ăn hoặc uống đồ ngọt có tác dụng ngăn chặn sự sinh sản hoocmon gây stress trong cơ thể. Hãy tự thưởng cho bản thân một thanh kẹo socola chính là cách giảm stress trong 30 giây cho dân công sở.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Stress là gì?

Đây là câu hỏi đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta khi cuộc sống ngày ngày cuốn ta vào những nỗi lo toan của công việc, xã hội, gia đình… Và nhiều nỗi lo khác. Hay mọi người hay hiểu đơn giản, stress là khi bạn đang cảm thấy căng thẳng, rất dễ bị kích động và làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, cuộc sống của bạn.

Hiệu quả của công việc chắc chắn bị ảnh hưởng

Khi bị stress trong công việc, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và nhàm chán với những công việc hàng ngày. Sự hứng thú, nhiệt huyết và sức sáng tạo ban đầu sẽ không còn nữa, thay vào đó là cảm giác tiêu cực, chán chường, bế tắc trước mọi quyết định. Thời gian làm việc mỗi ngày trung bình khoảng 8 tiếng, chiếm 1/3 thời gian mỗi ngày, nếu bạn không cảm thấy vui vẻ thoải mái khi đi làm thì đây là dấu hiệu bạn đang bị stress bởi công việc.

Stress có thể gây ra sự thay đổi các hormone, cholesterol và tăng triglycerid, tăng huyết áp… Những ảnh hưởng này sẽ tích tụ và tăng dần đều theo thời gian, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khỏe. Bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình khi nhận thấy một trong những dấu hiệu không ổn về sức khỏe để đảm bảo mình luôn đủ năng lực để làm việc thật tốt.

Tuy nhiên, nghĩ theo một cách tích cực, stress ở một liều lượng nhất định cũng là một dạng động lực để bạn có thể hoàn thành xuất sắc công việc bằng tất cả khả năng của mình. Bạn chỉ cần biết cách cân bằng, kiểm soát và làm mọi thứ đi đúng quỹ đạo thì stress cũng có thể là động lực thúc đẩy và gia tăng cảm hứng cho bạn làm việc.

Stress công sở: Đủ liều là động lực, quá liều là sức khỏe giảm sút - Ảnh 1.

Làm thế nào để đẩy lùi stress tốt nhất?

– Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ giầu chất dinh dưỡng như vitamin E,B1, B3 (Niacin) B5, B6 và B12, C, và D, Axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magiê, mangan, phôtpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo, omega 3 và cacbon hyđat

– Cười nhiều hơn mỗi ngày: Hãy làm cho cuộc sống của bạn luôn tràn ngập tiếng cưới hãy sử dụng khiếu hài hước của bạn để nụ cười luôn nở trên môi của bạn du có chuyện gì xảy ra. Vì điều đáng sợ nhất là cuộc sống thiếu đi những tiếng cười, stress sẽ lấy đi những nụ cười của bạn vì thế hãy cười nhiều hơn mỗi ngày để tránh xa stress.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể thao sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu những lần ốm đau do sức khỏe. Và quan trọng hơn hết là hãy lựa chọn cho mình một môn thể theo yêu thích để theo đuổi và đam mê nó sẽ là một liều thuốc hữu hiệu giải tỏa bệnh stress sau một ngày làm việc vất vả căng thẳng của bạn đấy.

– Có đồng hồ sinh học khoa học: hãy ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Không ăn quá muộn hoặc ngủ quá muộn điều này sẽ làm tăng căng thẳng cho bạn, thâm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

– Học cách chấp nhận: Nếu bạn biết chấp nhận với thực tế thì nó sẽ khiến cho bạn giảm thiểu được rất nhiều những lần stress đó. Bạn không cần phải kêu than hay oán trách số phận khi mình không giải quyết được vấn đề cũng như làm được một điều gì đó mà bạn mong muốn.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

1. Chuyển đổi áp lực thành tiềm lực 

Áp lực vừa đủ sẽ trở thành cội nguồn của động lực. Nếu áp lực quá nhỏ thì không thể kích thích đủ tiềm năng, do đó căng thẳng ở một mức độ thích hợp cũng không hẳn là xấu, bởi như vậy mới có thể kích thích được tiềm năng của nhân viên.

Tuy nhiên khi áp lực vượt quá một giới hạn nhất định nào đó, lại dẫn đến tình trạng quá tải và mất bình tĩnh của nhân viên. 

2. Bạn hiểu cũng phải để sếp hiểu 

Chúng ta phải hiểu rằng, đa số các sếp tạo áp lực thích hợp cũng là vì để việc kích thích tiềm năng của bạn có hiệu quả hơn, vì vậy đối mặt áp lực với thái độ tích cực có thể kích thích được tiềm lực của bạn. Tất nhiên, nếu như bạn cho rằng cấp trên nhìn bạn không thuận mắt, chỉ sợ bạn mệt mà không gục, điều đó cũng có thể xảy ra, suy cho cùng thì không phải sếp nào cũng biết cách lãnh đạo.

Bạn là người hiểu rõ nhất áp lực và tiềm lực mà bản thân có thể chống chịu. Khi phải đối mặt với những cấp trên không quan tâm đến khả năng chống chịu áp lực của nhân viên mà gây áp lực quá mức, bạn cần một cuộc trò chuyện riêng một cách chi tiết về việc này để cấp trên hiểu rõ hơn. 

Nhân viên khôn khéo bật mí bí quyết biến áp lực thành tiềm lực, khiến sếp cũng phải nể vài phần - Ảnh 1.

3. Học cách truyền áp lực lại cho sếp 

Khi bạn nhận ra rằng bạn đang chịu áp lực quá lớn từ sếp, bạn có thể phối hợp với các đồng nghiệp khác truyền áp lực này lại cho sếp, không đạt được kết quả mà sếp mong muốn sẽ khiến sếp lưu tâm, vài lần như vậy, sếp sẽ thay đổi chiến lược, vì vậy, học cách truyền áp lực đi cũng là một phương pháp quan trọng để hóa giải căng thẳng của bạn. 

4. Không ngừng nâng cao bản thân, hãy bình thản và tự tin 

Vẻ bình tĩnh trước áp lực đến từ sự tự tin về khả năng của chính mình và mức độ nắm vững chính xác những hạng mục công việc.

Nếu như mỗi ngày bạn thực hiện một số cải thiện nhất định cho các mục tiêu trong tương lai một cách có kế hoạch và tầm nhìn, khi căng thẳng ập đến, bạn có thể bình thản đứng trên áp lực, bởi vì khi bạn nhìn thấu sự việc, suy nghĩ thông suốt, giải quyết hợp lí, tự nhiên cũng sẽ không còn áp lực nào làm khó được bạn.



Tu An


Theo Trí Thức Trẻ

Stress là một vấn nạn thường gặp ở nhân viên công sở. Nó có thể thay đổi từ trầm cảm (với các triệu chứng như buồn rầu, mất tập trung, vô vọng) tới lo sợ (với cảm giác sợ hãi, mệt mỏi về thể chất, có thể hoảng sợ). Do đó để cuộc sống vui tươi và hạnh phúc khỏe mạnh thì chúng ta phải chấm dứt stress.

Người bệnh có thể tự thư giãn bằng cách nghe nhạc, nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, không “đụng chạm” đến vấn đề khiến bạn không vui và khó chịu… Nếu vẫn không thấy tâm trạng ổn hơn, bạn nên đi gặp chuyên gia, bác sĩ để được điều trị tâm lý. Đừng e ngại, vì hơn 1/3 dân số toàn cầu có vấn đề về bệnh tâm lý.

Không ít thì nhiều, bất cứ ai đi làm cũng đều cảm thấy bị áp lực, căng thẳng trong công việc ít nhất 1 lần. Một số người phải chịu đựng hậu quả của stress nặng nề hơn những người khác. Cuộc sống càng bận rộn, con người càng dễ bị stress và cũng dễ quên thể thao là “bài thuốc” hữu hiệu để bài trừ căng thẳng.

Hoạt động thể thao kích thích sản sinh endorphine chống lại các tác dụng của Adrenalin (hoóc môn của stress ). Endorphine có cấu trúc gần giống cấu trúc của morphin vì vậy góp phần làm giảm đau! Hoạt động thể thao cũng làm tăng sản xuất dopamine, cũng như opium (thuốc phiện), dopamine làm giảm những mệt mỏi.

1. Ném phi tiêu

Một bảng phi tiêu gắn tường cũng là một môn thể thao tốt cho bạn, nhất là mắt, tay và phản xạ nhanh nhạy.Chơi phi tiêu mỗi lúc giải lao khỏi màn hình máy tính giúp mắt bạn điều hòa và giúp não bộ bạn thư giãn hiệu quả hơn.

2. Yoga

Những bài tập với chiếc thảm yoga không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi hiệu quả mà còn mà còn giúp cơ bắp hoạt động linh hoạt, dẻo dai hơn. Các động tác uốn dẻo trong yoga sẽ giúp xương sống lưng được vận động, tránh sự căng cứng cột sống sau hơn 6 giờ làm việc. Yoga sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh đau lưng cột sống, thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

5 môn thể thao không cay cú chắc chắn đánh bay căng thẳng dành cho chốn công sở - Ảnh 1.

3. Chạy đường dài

Đôi lúc, bạn cần một mình để giảm stress. Chạy bộ là môn thể thao lý tưởng nhất cho những người thích một mình. Sự nhịp nhàng của đôi chân, sự đều đặn trong từng nhịp thở và quyết tâm chạy thêm nhiều cây số nữa – tất cả những yếu tố kết hợp lại sẽ tạm thời đẩy stress ra khỏi cuộc sống bạn.

Bạn có thể chạy bộ bất kỳ thời điểm nào trong ngày, sáng sớm tinh mơ hay chiều tối muộn màng. Đó là tiện nghi rất lớn cho những ai không có thời gian biểu ổn định.

4. Đấm bốc

Để giảm bớt căng thẳng hiệu quả, bạn nên chọn hoạt động tập trung vào gốc rễ của vấn đề. Mỗi cú đấm vào túi cát tốt hơn rất nhiều so với việc la hét với đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình.

Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất, trang Livestrong cho hay, điều quan trọng, bạn phải kết hợp một số phương pháp tập luyện tinh thần để khiến căng thẳng biến mất hoàn toàn. Bạn có thể đọc sách, tạp chí hay tâm sự với người thân và bạn bè.

5. Bơi lội

Khi bơi yêu cầu tất cả các bộ phận trên cơ thể đều hoạt động, nhất là các động tác bơi ếch, bơi bướm sẽ giúp xương sống lưng hoạt động liên tục sẽ làm giảm sự căng cứng cột sống.

Ngoài ra, bơi lội dưới làn nước trong xanh giúp bạn gần như vứt bỏ toàn bộ ưu phiền, căng thẳng trong công việc làm cho đầu óc thoải mái, giảm stress hiệu quả, giảm đi sự oi bức, khó chịu của nắng nóng mỗi khi hè về.

5 môn thể thao không cay cú chắc chắn đánh bay căng thẳng dành cho chốn công sở - Ảnh 2.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ

Stress – “Kẻ mà ai cũng biết là ai” chốn “thiên đường” bàn giấy

Làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, Anthony phải thực hiện khoảng 250 cuộc gọi mỗi ngày. Anh cũng dần chai lì với việc bị vô số khách hàng “cục cằn” cứ hét vào điện thoại mà chửi bới, nhục mạ vì cho rằng anh đang làm phiền họ.

Mỗi ngày Anthony phải uống đến 6-8 cốc café để giữ mình tỉnh táo mà nghe khách hàng chửi. Thậm chí, hết giờ làm việc, anh vẫn tìm đến rượu, bia để giải sầu. Tệ hơn, cứ nửa đêm, anh lại giật mình tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa trong cơn đau nhức toàn thân. Anthony quyết định đến gặp bác sĩ vật lý trị liệu để chấm dứt chuỗi ngày ác mộng này. 

Và vị bác sĩ đã cho biết, stress đã ảnh hưởng nặng nề đến thể trạng của anh. Bằng mắt thường, ông ấy cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai anh luôn trong trạng thái căng cứng, không thể thả lỏng thoải mái; bàn tay anh cũng luôn nắm chặt một cách cứng nhắc, gò bó. Chính Anthony cũng không hề nhận ra những biểu hiện tiêu cực này.

“50 sắc thái” đối phó với stress

Trước tiên, tưởng không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng, hãy chú ý đến một hiện tượng thú vị trong thế giới động vật hoang dã. Có thể bạn chưa biết, trong trường hợp bị loài báo tấn công, nếu một con linh dương chạy thoát khỏi kẻ săn mồi hung hăng thì sau đó, nó sẽ không tìm về với bầy đàn ngay lập tức. Nó sẽ dành khoảng một tiếng đồng hồ để tìm giải pháp xả hết lượng adrenaline tích tụ sau cuộc rượt đuổi sống còn (adrenaline là một loại hormone được tiết ra khi loài vật sợ hãi, căng thẳng). Sau đó, khi con linh dương cảm thấy ổn định trở lại, chúng mới tìm lại và gia nhập vào bầy đàn như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 1.

Nhưng phần lớn các nhân viên công sở lại không “học hỏi” được phản ứng của loài linh dương trước các tình huống căng não. Thậm chí sau khi gặp phải stress, họ vẫn cứ gồng mình gắng gượng quay trở lại giải quyết công việc ngay lập tức, mà thay vào đó, họ nên xả hết cảm giác bực dọc, khó chịu. 

Họ vẫn cứ để những nỗi ám ảnh, chán chường, bất mãn phát sinh trong công việc ấy bủa vây trong tâm trí mình. Họ còn không hề tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giải phóng “độc tố” adrenaline thường phát sinh mỗi khi stress.

Bạn sẽ làm gì khi vừa bị sếp phàn nàn về hiệu quả công việc tệ hại của mình trong thời gian qua? Bạn sẽ làm gì khi bị phê bình, thậm chí bị “sỉ nhục” trong một công họp lớn?

Mỗi người sẽ có cách thức riêng để xử lý đống stress trên. 

Có người sẽ cứ một mình âm thầm chịu đựng nỗi đau đó, thậm chí, họ còn không nhận ra họ đang tự hành hạ bản thân mình nếu cứ tiếp tục làm vậy. 

Có người lại xả stress theo cách kém hiệu quả, ví dụ như, họ thư giãn bằng việc ngồi xem TV như cái xác không hồn mà mắt vẫn hướng đến thông báo ting ting liên hồi trên group chat công việc, hay họ sẽ mượn rượu giải sầu. 

Có người lại cố gắng gồng mình quyết tâm vực dậy bản thân và luôn miệng tuyên bố với đồng nghiệp rằng: Em vẫn ổn, chị không cần phải lo cho em”.

Stress là tâm bệnh, vậy thì phải trị bằng “tâm dược”

Nhắc đến các giải pháp điều trị stress chốn công sở, người ta thường hay nghĩ tới các phương pháp thư giản, giải trí, vận động cơ thể… sau chuỗi ngày mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng, stress cũng thường “đâm rễ” từ chính tư tưởng, tư duy, cách suy nghĩ tiêu cực trước một vấn đề nan giải của bạn. Và dưới đây là một số linh đan “tâm dược” dành cho bạn:

Tâm dược 1: Lo lắng làm gì cho hao mòn nhan sắc, thêm bệnh vào người.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 2.

Mỗi khi vướng phải khó khăn trong công việc, một số người thường có tâm lý lo âu, sợ sệt, ám ảnh, không ngừng nghĩ đến vấn đề đó đến quên ăn mất ngủ.

Bạn đã từng?

-Luôn để tâm đến việc ganh đua với thành tích của team sale “hàng xóm” (thay vì nghĩ đến việc trong quý này, thành tích của team mình đã tăng hạng được bao nhiêu phần trăm).

-Luôn lo lắng mỗi khi được phân công đi đòi nợ khách hàng khó đòi nhất và luôn tìm cách đùn đẩy cho người khác (thay vì cố gắng tìm cách đòi nợ tối ưu nhất).

-Luôn tự căm ghét, thất vọng vì bản thân mình vì đã không hoàn thành tốt KPI tháng này, sợ bị đuổi việc (thay vì tự động viên bản thân tháng sau cần cố gắng hơn nữa).

Một số người lại sợ hãi, ám ảnh stress trong công việc đến mức không dám trốn chạy, chỉ âm thầm chịu đựng, từng ngày bào mòn tinh thần và thể xác của chính mình.

Sự lo âu vô bổ chính là con dao găm nhỏ mà sắc có thể hạ gục một nhân viên văn phòng khỏe mạnh. Và những nỗi lo lắng khi không được giải tỏa và dần tích tụ thành stress cũng ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, hiệu quả công việc, chất lượng giấc ngủ, sức khỏe, tâm trạng và thái độ làm việc của bạn.

Giải pháp ư? Bớt lo âu chuyện không đâu đi và thay vào đó, hãy tập trung giúp đỡ người khác. Hãy giúp vợ nấu một bữa cơm tối, hãy cùng con gải một bài toán khó, tình cảm gia đình sẽ giúp bạn không còn để tâm đến mối lo âu, căng thẳng trong công việc nữa.

Tâm dược 2: Bạn không bao giờ thắng được ván bài so đo với kẻ khác đâu. Hãy chỉ tập trung vào công việc của chính mình.

Hỡi các nhân viên công sở, đừng mãi than vãn: Không có cách nào trị dứt điểm stress đâu! - Ảnh 3.

Phần lớn mọi người thường nghĩ rằng “Tôi phải thực hiện cho bằng được phương pháp sale của cậu bạn đồng nghiệp đó. Tháng vừa qua, cậu ta vừa được xếp loại A vì thành tích sale cao nhất” thay vì nghĩ “Tôi sẽ triển khai các phương pháp bán hàng phù hợp nhất với năng lực của tôi.”

Mỗi phút giây bạn bỏ ra để ghen tị với đồng nghiệp là một phút giây lãng phí.

Khi bạn cứ liên tục so đo với đồng nghiệp, bạn sẽ dần đánh mất bản thân mình. Và khi đó, những giá trị bạn có thể tạo ra cho công ty sẽ dần vơi cạn.

Hay nói như tác giả Ryan Holiday:

“Đừng quan tâm đến những gì người khác đang làm. Trên đời này, chẳng hề có một cuộc ganh đua nào cả, chỉ là bạn tự tạo ra nó mà thôi. Hãy cứ phát huy tối đa những gì bạn có thể.”

Thay vì lãng phí thời gian và tâm sức lao vào ván bài so đo với kẻ khác một cách vô bổ, hãy dành thời gian chú tâm vào công việc của mình.

Một lời khuyên chỉ vỏn vẹn trong 6 chữ mà có thể đem lại cho bạn 60 năm vui vẻ, thanh thản trong sự nghiệp của mình và hạn chế tối đa stress:

“Đi đúng làn đường của bạn”.

Bạn có thể đi nhanh, đi xa, miễn là bạn đừng nhìn sang làn đường của người khác để so đo xem ai đi nhanh hơn, xa hơn. Tai nạn giao thông có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Một lần nữa, tôi phải nhắc lại.

Ngưng đố kỵ. Hãy tập trung vào công việc của chính bạn. Học hỏi, trải nghiệm, thất bại rồi lại đứng lên tiếp tục chiến đấu với đống deadlines ngập đầu ngập cổ.



Bích Phượng


Theo Trí Thức Trẻ