Một cuộc thí nghiệm xã hội cho thấy, 100% người tham gia vào khảo sát đồng ý rằng rủi ro cũng là một điều tốt, tuy nhiên không phải ai trong số đó cũng có thể nhận ra được những bài học phía sau.

Rõ ràng, chúng ta không nên nhận về những rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, vì nó là một điều hiển nhiên, luôn tồn tại nên việc học cách quen và lợi dụng nó là cần thiết. Làm gì khi bạn cảm thấy rằng một rủi ro lớn sắp đến? Sự khác biệt giữa rủi ro tốt và rủi ro xấu là gì? Và quan trọng hơn, là làm thế nào để bước qua rủi ro và tạo nên những khác biệt tốt hơn trong cuộc sống của bạn?

Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

“Bạn dám vượt qua 3 làn xe đang chuyển động rất nhanh không?” Câu trả lời có thể là “Không” đúng không?

Và nếu tôi hỏi “Bạn có dám vượt qua 3 làn xe vào ban đêm không?” Câu trả lời vẫn là “Không”?

Thế còn nếu tôi hỏi “Bạn có dám vượt qua 3 làn xe khi chúng đang dừng đèn đỏ không?”

Xét thấy mức độ rủi ro qua từng câu hỏi giảm dần đều. Cùng là một chiếc xe, một con đường, tuy nhiên, điểm khác biệt là các rủi ro đã được mô tả chi tiết dần qua đó bạn có thể dễ dàng đưa ra các giải pháp. Các rủi ro khi đó trở thành các yếu tố có thể kiểm soát được.

Bạn có dám nghỉ việc bây giờ và thành lập một doanh nghiệp trong vòng một giờ không? Tất nhiên là không rồi. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ thuốc lá với một kế hoạch cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định đúng không?

Điều quan trọng không phải là mức độ nguy hiểm của rủi ro, mà là đối với mỗi rủi ro, khả năng tính toán, lường trước sự việc cũng như sự chuẩn bị cho rủi ro sắp đến có kĩ lưỡng hay không. Đó mới là yếu tố quan trọng nhất.

Bạn có dám sang đường với 3 làn xe đang chạy? Câu trả lời sẽ cho thấy bạn có phải người biết tính toán và chấp nhận rủi ro hay không - Ảnh 1.

Phương pháp RRIS

R – Research (Nghiên cứu mọi thứ bạn muốn đạt được)

Hãy tìm tòi thật rộng, thật sâu về lĩnh vực của bạn và chắc chắn rằng bạn có đủ lượng kiến thức cần thiết để dự đoán trước và đối phó với bất kì rủi ro nào có thể xảy ra.

R – Rationalize your reality (Xoay chuyển thực tế)

Những kết quả chúng ta mong muốn, những điều chúng ta tin là đúng, đôi khi lại không đi theo quỹ đạo của nó. Đó là khi thực tế trước mắt hoàn toàn khác với những gì bạn từng nghĩ. Bằng sự can đảm, trí tuệ và kinh nghiệm của mình, hãy kéo nó về lại quỹ đạo cũ. Và muốn làm được điều đó, bạn phải dám bước khỏi vùng an toàn của chính mình.

Vùng an toàn cũng giống như một chiếc chăn ấm vào mùa đông. Nó cung cấp cho bạn sự thoải mái, hơi ấm cần thiết nhưng lại khiến bạn quên đi thực tại thế giới bên ngoài. Dường như, khi ấy, cả cuộc sống và khát vọng của bạn chỉ thu gọn trong một chiếc chăn. Lâu dần, khi nó ủ ấm bạn quá lâu, chiếc chăn vô tình trở thành một sợi dây, trói buộc bạn trong những ước mơ tầm thường, sự hèn nhát và yếu đuối.

I – Ideas can reduce or inflame our capability for calculated risk (Ý tưởng có thể làm giảm hoặc tăng khả năng tính toán rủi ro)

Trước khi đương đầu với một rủi ro nào đó, bạn phải có những phương án, hành động dự phòng ngay sau đó.

S – Success over scares (Thành công từ những lo sợ)

Chúng ta thường đọc từ những cuốn sách tự thân là: Loại bỏ nỗi sợ hãi để tiến đến thành công. Tuy nhiên, mặt khác, một chút sợ hãi thực sự tốt cho bạn. Nỗi lo sợ sẽ giúp bạn đầu tư hơn vào việc dự phòng cho những rủi ro.

Bộ công cụ những điều cần biết

Bạn có dám sang đường với 3 làn xe đang chạy? Câu trả lời sẽ cho thấy bạn có phải người biết tính toán và chấp nhận rủi ro hay không - Ảnh 2.

Không thể phủ nhận rằng đối mặt với rủi ro là một điều đáng sợ. Để thật an toàn khi đối đầu với nó, bạn phải trang bị cho mình những loại kiến thức mạnh mẽ nhất:

Những lần bạn thành công

Rất nhiều người nói với tôi rằng, nỗi sợ hãi của họ đôi khi còn nhiều hơn cả niềm tin về chiến thắng. Vào những thời điểm tiêu cực như thế, không gì tốt hơn việc nghĩ lạc quan lên, tin tưởng rằng lần này cũng sẽ thành công, như những lần trước đấy đã từng.

Những kĩ năng cần có

Như đoạn trên tôi đã nói, chấp nhận rủi ro, chúng ta phải đảm bảo mình đã chuẩn bị sẵn sàng về cả mặt vật chất lẫn tinh thần – Bắt đầu từ những gì bạn cần để có được những gì bạn muốn.

Sai lầm cũng tốt

Thời kì huy hoàng nào cũng phải trải qua giai đoạn khủng hoảng, không có phát minh vĩ đại nào là không trải qua thất bại. Hãy luôn nhớ rằng sai lầm là luôn là cơ hội để học và là tiền đề tạo nên kết quả tốt nhất. Đừng né tránh sai lầm, hãy mạnh dạn hành động kể cả khi nỗi sợ sai đang bủa vây lấy bạn.

Những người bạn thật sự tin tưởng

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bạn có nguồn lực, tư liệu để hành động. Như một liều thuốc bổ vào quá trình trên, khi đó bạn chỉ cần trò chuyện với đúng người – thế là đủ.

Cách bạn cảm nhận

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng, đừng đặt niềm tin 100% vào những người bạn tin tưởng. Chìa khóa cuối cùng là thuộc về bạn.

Niềm tin và cảm xúc cốt lõi luôn là của bạn, không ai có thể thay thế. Những người khác có thể nói những kiểu câu như: “Điều đó quá nguy hiểm”, rằng “Trước đây chưa ai làm như vậy bao giờ”,… và nó khiến bạn mất tập trung, xao lãng quyết định ban đầu của mình.

Vậy, bạn cần phải cảm nhận như thế nào để thành công?

Ngược thời gian về 200 năm trước, nếu tôi nói với những con người ở thời đại đó rằng họ có thể bay bất cứ nơi nào trên hành tinh này chỉ với một ngày, có lẽ tôi đã bị tống giam. Niềm tin của chúng ta thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm. Những suy nghĩ mà mọi người cho rằng vớ vẩn của bạn có thể tạo nên tương lai. Và bạn thì luôn có 2 sự lưa chọn, 1 là trở thành người tạo ra suy nghĩ và niềm tin của tương lai hoặc là chờ một người khác đến, sẵn sàng chấp nhận rủi ro (hoặc có thể là vinh quang) để khiến bạn và những kẻ hèn nhát khác hét lên một chữ: “Ước gì…”

Hãy đối mặt với nỗi sợ và can đảm nhận lấy rủi ro

Bạn có dám sang đường với 3 làn xe đang chạy? Câu trả lời sẽ cho thấy bạn có phải người biết tính toán và chấp nhận rủi ro hay không - Ảnh 3.

Để tôi kể cho các bạn nghe về câu chuyện của bà Mandie Holgate thiếu tự tin…

Bà nhìn lên chùm đèn cao treo trên cùng dãy nhà và cố gắng tập trung mọi suy nghĩ của mình. Nhưng không một ý nghĩ tích cực nào được triệu hồi, bà chỉ muốn lá lách của mình vỡ tung ra để bà có thể đến bệnh viên và thoát khỏi căn phòng này và những con người này. Bà cảm thấy thật sự sợ hãi. Nhưng lá lách của bà, dù muốn cũng không thể vỡ ra ngay tức khắc, công việc của bà vẫn là tiếp tục diễn thuyết. Rõ ràng, cái ý tưởng trốn tránh kia thật vô dụng đến buồn cười.

Chưa đầy 5 tháng trước thời điểm trên, cô ấy đã phạm sai lầm – một sai lầm đủ khiến cô buông bỏ sự nghiệp của mình và cảm thấy ghê sợ công việc diễn thuyết của mình.

Nhưng điều gì đã khiến cô quyết định mạo hiểm, nói chuyện trên một sân khấu khác nhiều người hơn?

Đó là cách cô níu giữ vầng hào quang của mình, là cách cô đối mặt với nỗi sợ hãi và gia tăng khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Bởi cô hiểu rằng, quãng đường phía trước còn những thất bại và những rủi ro kinh khủng hơn rất nhiều. Và đằng sau mỗi sai lầm, luôn có một cơ hội mở ra.



Châu Anh


Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Lifehack

Write A Comment