Tôi không tin vào khái niệm Động lực
Ở nơi làm việc, tôi không phải là mẫu người có thể truyền cảm hứng cho bạn.
Tôi cũng không có năng lực tự kiểm soát bản thân như sách báo hay nói.
Tôi không thức dậy lúc 6h sáng để đọc sách, thiền , ăn các loại đồ ăn lành mạnh hay chạy 10km.
Bởi vì tôi không tin vào khái niệm động lực.
Thay vào đó, tôi xây dựng những thói quen và phát triển chúng thành sở thích, những thứ giúp tôi có nhiều lựa chọn trong cuộc sống. Vì vậy , cho dù có cảm thấy ” có động lực” hay không, tôi không cảm thấy bế tắc vì luôn cảm thấy có nhiều việc phải làm.
Tôi nhận ra rằng những thói quen và sở thích không phải là một chủ đề lôi cuốn, nhưng thành thật mà nói, chúng hiệu quả.
Những thói quen được rèn luyện đã tiếp lửa cho từng bước đi của tôi trên con đường sự nghiệp suốt 12 năm qua – từ những ngày đầu tiên, khi JotForm chỉ là một ý tưởng đơn giản cho đến hiện nay, với một đội ngũ hơn 110 nhân viên phục vụ cho 3.7 triệu người dùng, và vẫn liên tục tăng trưởng.
Sở thích và thói quen là thứ đã biến ước mơ của tôi thành sự thật. Nếu bạn tạo ra những thói quen đáng tin cậy và liên tục phát triển chúng (thay cho củng cố nghị lực), thậm chí bạn chẳng cần nghĩ đến ” động lực”.
Cùng nhau phân tích một chút nào!
Động lực là gì?
Theo cách hiểu đơn giản nhất, động lực là mong muốn mãnh liệt của bạn để làm điều gì đó.
Đó là một ý thức luôn tồn tại giữa hai cực đối lập trong bạn, từ không quan tâm đến ham muốn cháy bỏng để hành động.
Khi ham muốn của bạn mạnh mẽ, bạn có nhiều động lực để bắt tay vào làm.
Nhưng khi bạn phải đấu tranh với bản thân để duy trì động lực, mọi thứ bỗng trở nên khó khăn. Sự trì hoãn tràn ngập tâm trí bạn– cho đến khi sự mệt mỏi trở nên áp đảo.
Như Steven Pressfield viết trong Chiến tranh nghệ thuật: “Ở một số khía cạnh nào đó, nỗi đau của việc không làm sẽ lớn hơn nhiều so với nỗi đau của việc làm nó”
Tôi thích câu nói này vì tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều từng trải qua cảm giác này. Đó là cảm giác luôn phải đấu tranh với bản thân giữa việc mình “cần” làm và việc mình “thích” làm.
Có hai loại động lực
Trong cuốn sách phát hành năm 2011, ” Động lực 3.0 – sự thật kinh ngạc về những động cơ thúc đẩy chúng ta hành động”, tác giả Daniel Pink chia động lực thành hai loại khác nhau: động lực ngoại sinh và động lực nội tại.
– Động lực ngoại sinh là những điều ở bên ngoài: Đó là tiền hoặc sự khen ngợi hoặc sự cố gắng trông không vụng về ở trên sân bóng.
– Động lực nội tại là những điều đến từ bên trong bản thân: Đó là khát khao để thực hiện, ngay cả khi phần thưởng duy nhất là Cảm Giác khi thực hiện hành động đó.
Động lực nội tại ngụ ý rằng bạn đang hành động vì những lí do nằm sâu xa hơn trong tiềm thức của bạn.Ví dụ: bạn bắt đầu hành động để giúp mọi người hoặc tự giải quyết vấn đề, không phải bạn bị lóa mắt vì danh tiếng, tiền tài.
Tuy nhiên, khi chúng ta dựa quá nhiều vào động lực, nó sẽ trở thành điều cản trở chúng ta.
Kể cả khi bạn yêu công việc của bạn như thế nào, sẽ có những lúc bạn hoài nghi về điều đó. Lúc này việc tranh đấu với bản thân để duy trì động lực sẽ làm mất đi những ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của hành động. Bạn bắt đầu xuề xòa và mất tập trung. Điều này dẫn đến năng suất công việc bị giảm đi. Và đó lại là lí do để bạn tiếp tục hoài nghi chính mình.
Chiến lược xây dưng các thói quen bền vững, không phải dựa vào động lực.
1. Chọn những phần trọng tâm mà bạn cần làm, và bỏ qua những phần không cần thiết
Tập trung và động lực có vẻ như là hai chủ đề khác nhau, nhưng chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.
Lấy tôi làm ví dụ, năm nay tôi có 3 ưu tiên làm việc:
Thuê những người thực sự giỏi
Xây dựng nội dung chất lượng cao
Thiết kế tốt hơn để người dùng của chúng tôi có thể làm việc hiệu quả hơn
Những chủ đề này quyết định mọi thứ tôi cần làm. Nếu một dự định hoặc một cơ hội không phù hợp với ba việc trên , tôi sẽ nói không. Sự sao nhãng ấy qua đi và tôi có được sự tập trung cần thiết.
Ví dụ, tôi dành hai giờ đầu tiên mỗi ngày làm việc để viết ra những suy nghĩ của tôi. Nó có thể là một vấn đề tôi đang cố gắng giải quyết hoặc một ý tưởng mới. Tôi không đặt những cuộc hẹn cũng như chắc chắn sẽ không trả lời email vào khoảng thời gian này.
Nhưng nếu tôi đến nơi làm việc và cảm thấy mất tập trung, tôi cho phép mình làm điều gì đó khác – miễn là nó phù hợp với ba công việc trọng tâm của tôi. Thay vì cố gắng quyết vấn đề, tôi có thể đọc các bài báo hoặc sách về những chủ để này, gặp gỡ nhóm sản xuất hoặc xem một bài giảng.
Tất cả những suy nghĩ và khám phá đó sớm khiến tôi cảm thấy bận rộn hơn. Khi tôi bận rộn, tôi nghĩ ra những ý tưởng hay hơn. Và những ý tưởng tốt truyền nhiều cảm hứng cho tôi hành động.
Quá trình này không phải là ngẫu nhiên. Đó là một vòng phản hồi đơn giản mà tôi sử dụng để cân bằng vào những ngày mà tôi cảm thấy tâm trí bị mắc kẹt một chỗ.
2. Hãy nhớ rằng bạn có thể lựa chọn động lực
Trong một bài viết năm 2016 cho The Cut, tác giả Melissa Dahl chia sẻ: “Lời khuyên mà bất cứ ai đều cần: Bạn không cần phải muốn hoàn thành công việc để thực sự hoàn thành nó”.
Thật ngạc nhiên: Có nhiều lúc cảm xúc của bạn không phù hợp với hành động của bạn – đặc biệt khi bạn thực sự muốn tiến lên phía trước.
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng vẫn đeo kính bảo hộ và đi bơi. Bạn có thể bỏ dở bài tập và đi làm việc nhà, nhưng dù sao bạn vẫn hoàn thành nó.
Một lần nữa, đây là điều mà các thói quen có thể vượt qua cảm xúc. Sự thay đổi mới mẻ một cách từ từ sẽ thôi thúc bạn giữ được thói quen.
Thói quen tích cực chính là món quà quý nhất mà bạn có thể tự tặng cho mình.
3. Luôn sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe
Một ngày khác, tôi đã có một ý tưởng tuyệt vời trong buổi tập thể dục buổi sáng. Đó là một trong những khoảnh khắc bất ngờ đáng kinh ngạc.
Thật không may, nó không liên quan đến ba lĩnh vực trọng tâm mà tôi đã đề cập ở trên. Vì vậy, tôi đã ghi chú trong điện thoại của mình và nói lại với COO (giám đốc điều hành) của chúng tôi.
Ý tưởng đó thôi thúc tôi, nhưng tôi biết mình phải tập trung cho mục tiêu của mình. Rất nhiều ý tưởng kinh doanh tốt được ra đời “không đúng thời điểm” như vậy.
Nếu có thể, hãy chia sẻ những ý tưởng ngẫu hứng và tập trung vào những việc bạn đã cam kết. Giảm các công việc cần làm và đưa nó cho người khác nếu:
Bạn có thể lấy lại thời gian quý báu, năng lượng hoặc tập trung và áp dụng nó vào công việc thực sự dành cho bạn.
Người khác có thể làm tốt hơn. Trong trường hợp của tôi, hầu như luôn có ai đó trong nhóm của chúng tôi, những người có nhiều kiến thức hoặc chuyên môn phù hợp với ý tưởng đó hơn tôi. Trong khoảng thời gian ngắn hơn, họ có thể tạo ra kết quả tốt hơn – và một lần nữa, tôi không bị phân tâm khỏi mục tiêu của mình.
4. Tầm quan trọng của việc tận hưởng cuộc sống
Chúng ta đã nói rất nhiều về thói quen hàng ngày. Nhưng làm thế nào để bạn duy trì thói quen trong thời gian dài?
Đó là một câu hỏi quan trọng. Câu trả lời sẽ có một chút khác biệt đối với từng người, nhưng cuối cùng, tất cả chúng ta đều được thúc đẩy bởi niềm vui và những điều ý nghĩa.
Nhà báo của Oliver Burkeman đã dẫn tôi đến gặp giáo viên Phật giáo Susan Piver. Quá mệt mỏi vì ép mình trở nên “hiệu quả” hàng ngày và luôn chạy theo danh sách “việc cần làm hàng ngày”, Piver quyết định tập trung vào niềm vui công việc của mình:
“Một khi tôi nhớ rằng động lực của tôi là bắt nguồn từ sự hiếu kỳ thực sự và công việc của tôi hoàn toàn phù hợp với con người cũng như những điều tôi muốn, văn phòng của tôi đột nhiên có vẻ như một sân chơi chứ không phải là một trại lao động”.
Cô ấy tự hỏi mình sẽ vui vẻ vì điều gì và tập trung vào những gì cô ấy yêu thích .Tất cả chúng ta đều trải qua thời kỳ khó khăn, sẽ làm việc trong công việc mà chúng ta không yêu, và chịu đựng sự những việc không công bằng. Nhưng nếu bạn đang cố gắng làm điều gì đó mà bạn quan tâm sâu sắc, hãy dành thời gian suy nghĩ sâu về điều đó, bạn sẽ cảm thấy có thể tiếp tục được.
Tóm lại: thiết lập các thói quen và sở thích của bạn. Tập trung vào những gì quan trọng. Chia sẻ suy nghĩ và ngừng chú ý đến những điều ồn ào. Theo thời gian động lực của bạn sẽ phát triển.
Hoặc nếu nó không phát triển? Cũng không sao, bạn không cần nó.
Theo Trí Thức Trẻ