Giả mù

Tại sao phải giả mù? Câu chuyện sau sẽ trả lời cho câu hỏi này. 

Một vị vua đang dạo bước trong thành, đột nhiên thấy trước mặt có hai vị tướng đang ẩu đả. Người vung tay, kẻ vung chân, máu chảy đầm đìa, nhưng họ vẫn tiếp tục đánh nhau và không hề có dấu hiệu dừng lại. Thấy cảnh tượng đó, vị vua này gương mặt bình thản, lựa con đường khác để đi. 

Đi chưa được bao xa, ông lại thấy trước mặt có một con trâu đang thở phì phò. Khi này, ông quyết định dừng lại để tìm hiểu nguyên nhân. Những người thủ hạ theo hầu ông thấy lạ quá, tại sao chuyện của người thì không quan tâm, lại hứng thú với chuyện con trâu, lẽ nào trâu quan trọng hơn người? 

Vị vua bèn giải thích, hai vị tướng đánh nhau, đấy là chuyện của người ta, tự khắc họ sẽ dàn xếp ổn thoả. Theo ông, đây là cơ hội tốt để đánh giá năng lực hai người. Mặt khác, con trâu này thở phì phò, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo điều gì đó sắp đến: Sự thay đổi thời tiết, thiên tai,… Những điều này có thể ảnh hưởng đến người dân, vì vậy ông cần phải quan tâm.

Một người lãnh đạo giỏi sẽ phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi nhân viên và không tuỳ tiện can dự vào công việc của họ. Đối với nhiều vấn đề xảy đến trong công ty, lãnh đạo dù biết cũng nên giả vờ như không biết, để những người cấp dưới tự tìm cách giải quyết. Bằng cách này, lãnh đạo có thể đánh giá chính xác năng lực của nhân viên. Nếu nhân viên mắc sai lầm gây tổn thất cho công ty, người lãnh đạo giỏi sẽ coi như đó chi phí phải trả cho việc chọn người. Đừng oán trách họ vì đã vấp ngã, hãy tự hỏi bản thân tại sao lúc đầu cho người ta ngồi vào vị trí đấy.

Nếu từng bất mãn nghĩ mình giỏi hơn sếp thì xin lỗi, bạn đã nhầm! Phẩm chất của người lãnh đạo giỏi gói gọn trong hai chữ: Giả vờ - Ảnh 1.

Giả điếc

Trong một công ty luôn đầy rẫy những tin đồn, những tin đồn này có khả năng lan truyền rất nhanh và dễ dàng lọt đến tai của lãnh đạo.

Có những người lãnh đạo luôn trông ngóng và phần nào tin vào những lời đồn này, bởi theo họ, “không có lửa làm sao có khói”. Nếu ngày nào không nghe được thông tin “ngầm”, họ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, cho rằng ở đâu đấy đang có sự bưng bít. Thậm chí, có những người lãnh đạo khuyến khích nhân viên giám sát lẫn nhau, sau đó báo cáo cho họ những nhân viên nào đang có thái độ không đúng mực. 

Những người lãnh đạo này có thể hỏi những câu như: “Cấp trên của em dạo này thế nào? Em thấy anh ta làm việc có vấn đề gì không?”. Khi gặp câu hỏi này, nhân viên biết trả lời thế nào đây. Cấp trên của họ luôn có những điểm làm chưa tốt, nhưng nếu họ chia sẻ thật cho lãnh đạo, liệu cấp trên của họ có bị ảnh hưởng? Còn nếu vờ nói cấp trên làm tốt, thì lời nói dối đó có thể khiến họ không tự nhiên, làm lãnh đạo nghi ngờ không trung thực, thật khó khăn đôi bờ.

Một người lãnh đạo giỏi, họ sẽ làm thinh trước những thông tin nhạy cảm, để những người nhân viên tự tìm hiểu và giải quyết, từ đó có thể đánh giá được trình độ nhân viên của mình.

Nếu từng bất mãn nghĩ mình giỏi hơn sếp thì xin lỗi, bạn đã nhầm! Phẩm chất của người lãnh đạo giỏi gói gọn trong hai chữ: Giả vờ - Ảnh 2.

Vờ như không biết làm

Một người lãnh đạo giỏi phải làm sao để nhân viên của mình tưởng rằng mình nghĩ không thông, làm cũng không ra hồn. Bằng cách này, những nhân viên của họ sẽ phải suy nghĩ nhiều hơn, phải làm nhiều hơn, từ đó nâng cao nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề của họ. Muốn bồi dưỡng nhân tài, cho dù biết, lãnh đạo cũng phải vờ như mình không biết, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của những người cấp dưới. Nếu một vấn đề nào đó có thể được lãnh đạo giải quyết một cách dễ dàng, lãnh đạo cũng phải vờ như mình không biết làm, để những người cấp dưới tự tìm phương hướng giải quyết.

Nếu việc gì lãnh đạo cũng đích thân giải quyết, vậy lãnh đạo đó có khác gì một người nhân viên bình thường? Để những việc đơn giản cho cấp dưới, lãnh đạo chỉ nên tập trung giải quyết những vấn đề thực sự khó khăn mà thôi.



Đình Trọng


Theo Trí Thức Trẻ

Write A Comment