Độ pH da và cách giữ cân bằng da là hai khái niệm quan trọng trong việc chăm sóc làn da của chúng ta. Mặc dù đôi khi chúng có thể bị bỏ qua hoặc ít được biết đến, nhưng hiểu rõ về chúng là một phần quan trọng trong việc duy trì một làn da khỏe mạnh và tươi trẻ. Da có một hệ thống pH tự nhiên và sự cân bằng này chịu trách nhiệm về sự phòng vệ và chức năng của da. Trong đoạn mở đầu này, chúng ta sẽ khám phá về độ pH da và tầm quan trọng của việc giữ cân bằng da để có một làn da khỏe đẹp.
1. Độ pH trên da là gì?
Chắc hẳn bạn đã khá quen thuộc với thang đo pH, đó là thang đo mức độ axit hoặc kiềm. Thang đo này dao động từ 0 – 14, độ axit tăng dần khi chỉ số càng về 0 và chỉ số càng tăng chỉ mức độ kiềm tăng lên. Trung tính khi chỉ số chỉ ở mức 7. Đó là về thang đo cùng chỉ số thang đo pH.
>>> Xem thêm: Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe làn da
Làn da của chúng ta thường có độ pH dao động từ 4,5 – 5,5 sẽ được xem là độ pH lý tưởng nhất, tức da có tính axit nhẹ. Khi da có được độ pH lý tưởng, nó sẽ giúp bảo vệ, duy trì hàng rào bảo vệ cho da. Hàng rào này thường được gọi là màng axit bảo vệ da (acid mantle) hay hydrolipidic film. Lớp màng này có khả năng bảo vệ làn da khỏi những tác động xấu của môi trường, ô nhiễm và vi khuẩn mà da phải tiếp xúc hàng ngày.
Không chỉ vậy, lớp màng này còn có tác dụng hòa tan lớp dầu nhờn dư thừa cũng như giúp chống lại các vi khuẩn có hại cho da.
Khi lớp màng axit này bị phá hủy, tức độ pH trên da không còn lý tưởng, các vấn đề về da có thể xuất hiện. Nếu da của bạn có độ pH quá kiềm (chỉ số cao trên thang đo), nó có thể khiến làn da bị đỏ, khô, bong tróc hoặc ngứa. Từ đó có thể cơ hội cho các bệnh về da xuất hiện như bệnh chàm,… hoặc các dấu hiệu lão hóa sớm.
Còn trong trường hợp độ pH của da quá axit (chỉ số thấp hơn trên thang đo), hàng loạt vấn đề khác như đỏ, viêm da. Đây chính là điều kiện cho mụn trứng cá bùng phát.
Ngoài ra, khi màng axit này bị phá hủy, dẫn đến thay đổi cấu trúc của lớp tế bào chết bên ngoài (lớp sừng). Điều này càng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào trong da hơn nữa. Và bề mặt da lúc này cũng không được mịn màng mà xuất hiện nhiều lớp tế bào chết thô ráp.
>>> Xem thêm: Massage da cho khách hàng cần lưu ý điều gì?
2. Cách nào duy trì độ pH cho da
Để duy trì độ pH cho da, bạn cần hiểu rõ những nguyên nhân có thể thay đổi độ pH trên da, từ đó có được cách duy trì phù hợp. Thông thường, lớp màng axit này bị ảnh hưởng bởi những sản phẩm được sử dụng trên da cũng như thói quen chăm sóc da hàng ngày của bạn. Một số ví dụ cụ thể như:
- Sử dụng các loại sữa rửa mặt, xà phòng có chứa nhiều alcohol, các loại hạt (scrub) to, có tính tẩy mạnh.
- Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày cũng như tẩy da chết quá thường xuyên.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tính quá kiềm hoặc quá axit.
- Không cung cấp đủ ẩm cho da.
- Không sử dụng kem chống nắng, che chắn cho da khi đi ngoài đường.
- Thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày cũng có ảnh hưởng đến độ cân bằng pH trên da như ăn thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…
Vậy cách nào đảm bảo duy trì độ pH cho da. Bạn hãy chú ý chăm sóc da như một cơ quan mỏng manh. Khắc phục những nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng độ pH là bạn đã có thể duy trì ổn định độ pH cần thiết.
Điều này có nghĩa rằng không nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có độ pH quá cao hoặc quá thấp, chỉ nên lựa chọn các sản phẩm có độ pH từ 4 – 6, đặc biệt là các sản phẩm làm sạch. Mặc dù những sản phẩm đó có thể làm da của bạn sạch nhanh chóng, mang lại sự khô thoáng cho da. Tuy nhiên, chúng lại khiến làn da mất đi độ ẩm cần thiết, da trở nên khô căng khó chịu.
Ngoài ra, chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày với nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân phá hủy sự cân bằng độ pH của da. Nhẹ nhàng massage da mặt để làm sạch, không nên chà xát mạnh hay tẩy tế bào chết quá thường xuyên, tốt nhất là từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Sử dụng nước cân bằng như toner, lotion,… để giúp đưa da trở về độ pH cân bằng sau bước làm sạch.
Nếu bạn phát hiện những thay đổi đột ngột trên da như da trở nên khô căng hay tiết dầu nhiều hơn, xuất hiện mụn hay bong tróc,… bạn cần xem xét lại quy trình dưỡng da của mình. Liệu bạn có đổi qua một loại sữa rửa mặt mới? Hay kem dưỡng da nào khác? Hay ăn những thực phẩm khác lạ? Có đang bước vào giai đoạn chuyển mùa? Xác định những vấn đề này có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng độ pH từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Nguồn: https://misstram.edu.vn/hieu-dung-ve-do-ph-va-cach-giu-can-bang-cho-da/