Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 1.

Tuyến phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa) đang được lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên sau lệnh tạm dừng của Thành phố vào cuối năm 2017.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 2.

Vị lãnh đạo UBND quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết trên địa bàn quận có 72 tuyến phố, vừa qua quận Đống Đa tiếp tục cho lát lại vỉa hè ở một số tuyến phố. “Vừa qua quận rà soát tất cả các tuyến phố để chỉnh trang lát vỉa hè thì tuyến phố là Tôn Đức Thắng đủ điều kiện cho việc lát vỉa hè bằng đá tự nhiên thôi, chứ quận cũng không có chủ trương lát đá tự nhiên cho tất cả tuyến phố”, vị này cho biết.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 3.

“Chỉ có tuyến phố duy nhất là tuyến phố Tôn Đức Thắng được lát tiếp bằng đá tự nhiên vì đã được phê duyệt trước đây còn các tuyến phố khác đa phần quận chủ trương rà soát, chám vá hoặc lát lại gạch”, vị cán bộ cho biết.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 4.

Chạy dọc tuyến Tôn Đức Thắng là phố Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn vẫn “mặc áo” gạch block cũ.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 5.

Tại ngã tư Thái Hà-Tây Sơn (quận Đống Đa), vỉa hè ở đây cũng được lát kiểu “xôi đỗ”, đoạn thì bằng gạch, đoạn thì bằng đá tự nhiên nhìn mất mỹ quan đô thị như những chiếc áo rách, chắp vá.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 6.

Đoạn vỉa hè “xấu xí” trên phố Thái Hà.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 7.

Vỉa hè  dưới công trình cầu thang của các ga thuộc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông ở phố Hoàng Cầu-Thái Hà (mới) được lát bằng đá tự nhiên “bền 70 năm” trong khi xung quanh vẫn là gạch block cũ nhìn nham nhở, kiểu xôi đỗ.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 8.

Nhiều người dân ở đây cho rằng, việc lát vỉa hè kiểu “xôi đỗ” nơi thì lát đá, nơi thì lát gạch không đồng bộ gây mất mỹ quan cho đô thị.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 9.

Đường vỉa hè xung quanh hồ Đống Đa tạp nham bởi các loại gạch khác nhau.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 10.

Lý giải về việc lát đá vỉa hè theo kiểu “xôi đỗ”, vị cán bộ cho biết: “Các dự án này đã lập từ giai đoạn trước gọi là lát chỉnh trang và một số tuyến phố quận cũng chủ trương chỉ lát chỉnh trang. Việc này quận cũng báo cáo thành phố để lát chỉnh trang vỉa hè bằng gạch block ở các phố như Hào Nam, Hoàng Cầu… vì tiến tới ở đây sẽ xén dải phân cách khu vực trụ đường sắt trên cao để mở rộng lòng đường nhằm giảm ùn tắc, nên quận cho lát vỉa hè bằng gạch chỉnh trang”.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 11.

Nhiều đoạn vỉa hè bị vỡ nát.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 12.

Vỉa hè trên tuyến phố Ô Chợ Dừa mang một “áo khác”.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 13.

Trong khi vỉa hè tuyến Tôn Đức Thắng đang được thay thế bằng đá tự nhiên (tổng mức dự án trên 20 tỷ-PV), thì tuyến phố phố Hào Nam vừa được lát lại vỉa hè bằng gạch block.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 14.

Kề tuyến Hào Nam là nối với phố An Trạch, nhưng toàn bộ vỉa hè của tuyến phố này lại được lát  bằng gạch Terrazzo màu đỏ có hoa văn khác hẳn phố Hào Nam là gạch block.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 15.

Trả lời về việc vỉa hè phố An Trạch không được lát đá tự nhiên, vị lãnh đạo UBND quận Đống Đa cho biết: “Các tuyến này quận cũng chủ trương chỉ lát chỉnh trang vì các tuyến này chưa đủ điều kiện như chưa hạ ngầm…..”

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 16.

Gạch trên tuyến phố này xuất hiện rất nhiều vết nứt.

 Cận cảnh vỉa hè quận trung tâm Hà Nội lát kiểu xôi đỗ - Ảnh 17.

Tiếp nối trên phố Cát Linh đỏ rực với gạch block có khuôn hình khác.

Hoài Nam-Duy Phạm



Theo HOÀI NAM-DUY PHẠM


Tiền phong

Write A Comment