Tag

ung thư gan

Browsing

LTS: Sau khi tác giả đăng bài viết này lên trang cá nhân, một cô gái – con của người đàn ông này đã lặng lẽ vào nói lời cảm ơn và biểu thị emotion là một nụ cười hạnh phúc. Mời độc giả đọc câu chuyện về người cha của cô ấy…

“Bố đã hoàn thành nhiệm vụ của mình khi vượt qua hết các nỗi sợ để sống cùng các con và điều chắc chắn ngày tới đây bố sẽ không ở lại được nữa. Các con hãy tiếp tục thay bố yêu thương mẹ của các con như bà ấy đã từng yêu thương bố và các con”.

5 năm nay, từ khi ông bị bệnh, dường như tuần nào ông cũng dặn các con ông điều đó. Dù cuộc sống đếm bằng ngày, ông vẫn luôn nghĩ cho người phụ nữ đã dành trọn cả cuộc đời cho bố con ông.

Tôi gọi ông là một người cha đặc biệt, đúng hơn là một người đàn ông đặc biệt. Cả một đời thanh liêm làm gương cho con cái, trung thực để dạy con sự trung thực, nhân hậu để truyền cho con tấm lòng nhân hậu, nghiêm khắc để con noi theo sự nghiêm khắc, chung thuỷ để cho con hiểu bài học về sự hạnh phúc.

Và bây giờ, ông phải mạnh mẽ gấp nhiều lần, để chứng minh cho con mình thấy sự mạnh mẽ nó kỳ diệu đến thế nào.

Ông bị ung thư gan, căn bệnh mà nếu xét theo những gì đang diễn ra bên ngoài, thì hiếm có người bệnh nào có thể sống sót qua 1 năm. Thông thường là 4-6 tháng. Và kéo theo là một không khí buồn nản, u uất trùm kín cả người bị bệnh lẫn gia đình người bệnh. Đấy là chưa kể đến những khánh kiệt tiền bạc trong cái điều kiện chúng ta hiện nay.

Ông biết trước những điều đó, và chuẩn bị cho mình một kế hoạch sống trước khi qua đời.

1/ Không đến bệnh viện chữa bệnh.

Ông nói với các con: Ngay bản thân bố, đến bệnh viện nhìn cảnh nằm chồng đống, tất cả mọi người xung quanh đều xanh xao vàng vọt, có khi không chết vì bệnh mà chết vì tâm lý. Các con hãy nhớ với người bị ung thư, tâm lý không ổn là thứ làm người ta chết nhanh nhất.

Một lý do khác ông đưa ra: Các con cứ nghĩ xem, đằng nào cũng chết, tốn bao nhiêu tiền thuốc, phải nhìn bao nhiêu bất công diễn ra… tự dưng những ngày cuối đời mua thêm buồn bực đâu đáng.

Dĩ nhiên, các con ông cũng hiểu, phía sau nữa là ông không muốn các con tốn kém, bỏ công bỏ việc đi chăm bệnh, mà có khi người bệnh bệnh thêm, người khoẻ cũng thành bệnh.

2/ Ăn chay.

Ông theo đạo Phật, tháng ăn chay 2 ngày. Từ khi bị bệnh ông chuyển hẳn sang ăn chay trường bằng chế độ gạo lứt muối mè. Vợ ông cũng ăn chay cùng ông, hai ông bà ăn chế độ riêng còn các con cháu vẫn ăn mặn.

3/ Tập thể dục nhiều.

Ông dành thời gian cho khí công và một số môn thể dục nhẹ. Thế nên những năm đầu ít ai hình dung được ông là một bệnh nhân mang căn bệnh nan y trong người bởi vì dáng vẻ bề ngoài khá linh hoạt của ông.

4/ Kết nối con cháu với họ hàng thân thích.

Ông cho con cháu biết họ hàng của mình gồm những ai, họ đang ở đâu, làm gì. Ông đã làm sợi dây kết nối để anh em họ hàng gắn chặt với nhau hơn. Ông cũng dạy con cháu các nghi thức kính lễ tổ tiên và hướng thiện cho con cháu những ý thức nguồn cội và sống an nhiên theo tinh thần đạo Phật.

5/ Vui sống với con cháu và đặc biệt là với người phụ nữ của cuộc đời ông.

Con cháu lúc nào cũng thấy ông vui, xem ti vi, nghe nhạc, xem bóng đá. Những ngày nghỉ, ông vẫn thăm các cháu nội ngoại của mình và chơi với cháu như những người bạn.

Ung thư gan sống tới 5 năm, người cha để lại bài học cuộc đời mà ai cũng thường mơ ước - Ảnh 2.

Mỗi ngày, người ta thường thấy hai ông bà cụ dắt nhau đi dạo. Người phụ nữ ấy mang theo chai nước, họ đi bộ rất nhiều. Họ qua những cánh đồng. Họ đến những con sông. Họ ngồi thật lâu trước sân đình hoặc cùng nhau đến ngôi chùa làng gần đấy. Gặp ai họ cũng cười thân thiện và thăm hỏi mọi người. Họ đã dành cho nhau hết tất cả thời gian mà mấy chục năm đi qua, vì cuộc sống mưu sinh họ đã không dành cho nhau trọn vẹn đến như thế.

Và bạn biết đấy, ông là bệnh nhân ung thư gan sống vui qua năm thứ 5 rồi. Chẳng bao giờ con cháu thấy ông nhăn nhó vì những cơn đau. Chính cách sống mà ông chọn, sự an nhiên mà ông có, đã khiến cho cuộc sống của tất cả con cháu không có gì xáo trộn và ngược lại, họ cũng nhận được rất nhiều bài học từ phía cha mình.

Ông đã có một kế hoạch thật hoàn hảo và giờ đây sau 5 năm, ông đã đi gần đến những ngày cuối cùng của kế hoạch nhưng hồ như vẫn không có điều gì xáo trộn về mặt tinh thần. Chân ông đã teo lại dần. Những bữa ăn ít lại. Tóm lại là ngay cả ông và những người thân đã chuẩn bị tinh thần cho ngày ra đi của ông. Nhưng họ không ủ rũ hay đau buồn mà cảm thấy bình yên, khi ông đã sống trọn vẹn một cuộc đời rất đẹp.

Ông nói với con cháu hãy hoả táng ông và lấy gio rải trên biển, nhưng con cháu thuyết phục ông lấy gio giữ cốt để đưa ông về nghĩa trang nơi tổ tiên ông đang nằm đó. Ông đồng ý.

Ông là người hạnh phúc. Hạnh phúc cho đến phút cuối cùng.

Tôi nghĩ rằng, hạnh phúc là do mình chọn cách sống, đúng hơn là do mình sống như thế nào kể cả trong những tình huống cam go nhất của cuộc đời mình. Bởi sống cho trọn vẹn, cho bình an mới khó, chứ chết thì ai rồi chẳng đến lúc, phải không?



Theo Hoàng Nguyên Vũ


Theo Trí Thức Trẻ

Câu chuyện của Bội Nhi, một cô giáo Trung Quốc 27 tuổi, mới đây lại gây xôn xao cộng đồng mạng nước này vì người ta xót xa cho người trẻ đang bị căn bệnh ung thư quái ác đeo bám không ngừng.

4 năm trước, Bội Nhi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Năm thứ 2 sau ngày tốt nghiệp đại học, nhờ sự cố gắng không ngừng của mình, cô đã được vinh danh là một trong những giáo viên giỏi. Cũng chính vì thế, Bội Nhi rất bận, cô gần như không có thời gian dành riêng cho bản thân mình. Đến thời gian ngủ, Bội Nhi còn chẳng có nữa là thời gian làm đẹp. Hầu như mỗi tối cô đều không được ngủ đủ giấc, ngủ cũng không ngon, vầng thâm quầng mắt ngày càng trở nên rõ ràng.

Mấy tháng gần đây, cô cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, nhưng cô lại chủ quan cho rằng đây là phản ứng bình thường khi làm việc quá sức. Vì thế, Bội Nhi không đến bệnh viện khám sức khỏe và vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng tình trạng cơ thể ngày càng chuyển biến xấu.

Cô thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ói mửa và thậm chí, cô phải dừng lại giữa bài giảng trên lớp. Mãi đến khi các thầy cô giáo khác phát hiện tình trạng này mới đưa cô đi bệnh viện. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư giai đoạn cuối và hiện không có cách nào cứu vãn được bệnh tình của cô nữa.

Những người thân của Bội Nhi nói, cô ấy là một giáo viên giỏi, cũng không có thói quen xấu nào tại sao lại bị bệnh nặng như vậy. Tuy nhiên, bác sĩ hỏi đến thói quen sinh hoạt của Bội Nhi, cô ấy nói do công việc bận nên thường xuyên phải thức khuya, đặc biệt thời gian gần đây cô bị trầm cảm nặng nề do áp lực công việc và gia đình. Chính thói quen thức khuya và căn bệnh trầm cảm đã khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Trên thực tế, thức khuya không ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Tuy nhiên, “cái gì quá cũng không tốt”, nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.

Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác…

Thức khuya thường xuyên, cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy tỉnh ngộ đi! - Ảnh 1.

Câu chuyện của Bội Nhi khiến người ta liên tưởng về câu chuyện của nữ sinh viên 22 tuổi Từ Tịnh bị ung thư gan đã qua đời vào năm ngoái. Sống thuê trọ một mình, ít khi về thăm gia đình, cuộc sống bận rộn với lịch học và ăn uống thất thường, nên cô cũng không có ý định đi khám sức khỏe vì lý do giảm cân.

Tuy nhiên, những triệu chứng buồn nôn, sau đó ói mửa, cảm thấy đau ở vùng gan, người gầy đi nhanh chóng liên tục xuất hiện. Bạn học thấy vậy nên đã khuyên Từ Tịnh đi khám. Bản thân cô cũng thấy mình bắt đầu có những vấn đề nghiêm trọng. Khi đến bệnh viện khám, cô được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối, việc chữa trị hầu như rất khó khăn và ít khả thi.

Mặc dù sau đó, các bác sĩ vẫn tiến hành các phương pháp điều trị, nhưng cuối cùng, sinh mệnh của cô gái trẻ vẫn không có cách nào để giữ lại.

Theo các chuyên gia, lối sống của người trẻ hiện nay cần được cảnh báo và phê phán mạnh mẽ để họ nhận ra sức khỏe quan trọng đến thế nào. Họ không nhận thức được những hành vi của mình đã ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến sức khỏe bản thân, phần lớn đều rất chủ quan và cho rằng thói quen xấu “không sớm thì muộn” vẫn có thể thay đổi được.

Thức khuya thường xuyên, cô giáo 27 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối: Người trẻ ơi, hãy tỉnh ngộ đi! - Ảnh 2.

Một số dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe của gan:

– Luôn luôn cảm thấy mệt mỏi: Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, trạng thái tinh thần không còn tốt như trước. Nếu gặp vấn đề gây căng thẳng thì thời gian phục hồi sau đó rất lâu. Nếu liên tục mệt mỏi mà không quay về trạng thái khỏe mạnh năng động như trước, thì có thể có những dấu hiệu bệnh gan, thậm chí là ung thư gan.

– Thường xuyên chóng mặt: Tế bào ung thư có thể chiếm hữu rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, vì thế, tế bào khỏe mạnh sẽ tự nhiên bị “tranh mất” thức ăn, dần dần cảm thấy thiếu dinh dưỡng và năng lượng, tỉ lệ tế bào não giảm xuống sẽ khiến cho bạn có cảm giác bị đau đầu, chóng mặt.

– Sút cân: Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.

– Vàng da: Vàng da không phải là một căn bệnh, nó là một biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan. Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể. Vàng da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.

– Buồn nôn: Khi gan không hoạt động tốt, người ta có thể cảm thấy buồn nôn cả ngày. Tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế để có những chuẩn đoán của bác sĩ.



PV (Tổng hợp)


Theo Trí Thức Trẻ