Tag

tự tin

Browsing

01

Chắc hẳn trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều đã từng trải qua một hoặc vài lần những trải nghiệm như đang “đánh giặc” vậy.

Chẳng hạn khi xe bus đang dần dần rời bến, mà bạn thì đã sắp trễ giờ làm. Lúc này việc bạn cần làm nhất chính là cố gắng hết sức chạy thật nhanh đuổi theo chiếc xe, đập vào cửa kính và nhờ bác tài xế mở cửa giúp. Còn bác tài xế chỉ nhìn bạn bằng ánh mắt lạnh nhạt và chầm chậm mở cửa. Khi bước lên xe bạn mới phát hiện ra trên xe đã đứng chật kín người, không còn ghế ngồi.

Hoặc khi thời gian quẹt thẻ sắp đến rồi, Mà bạn thì chưa kịp mua bữa sáng, nên chỉ đành vuốt bụng mà tự an ủi mình: “Coi như là giảm cân vậy!”

Hẹn bạn bè 7 giờ gặp mặt, nhưng vì trên đường bị kẹt xe, thế là đến tối cũng chưa đến kịp, khiến cho cuộc hẹn vui vẻ trở nên lạnh nhạt vì sự chậm trễ của bạn.

Chúng ta luôn mong đợi một cuộc sống nề nếp và tốt đẹp, nhưng chính chúng ta lại là người khiến nó trở nên lộn xộn.

Có một câu nói như sau: “Việc gì có chuẩn bị thì nên, không có chuẩn bị thì hỏng.” Quả nhiên rất đúng. Dù làm bất cứ việc gì, cho dù bạn chỉ chuẩn bị trước 5 phút đi nữa, cuộc sống của bạn sẽ trở nên khác hẳn.

Cho rằng bây giờ chậm 5 phút chẳng sao nhưng đến khi cả đời chậm hơn người khác thì đừng ôm hận oán trách số phận! - Ảnh 1.

02

Cách đây không lâu, ở một công ty này nọ, trong lúc điều chỉnh nhân sự, có 2 người ở công ty đó đã đứng ra tranh chức quản lý. Cả hai người họ đều có vẻ ngoài đẹp, nhân phẩm tốt, trình độ học vấn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Lúc đầu, ông chủ cũng rất bối rối vì không biết nên chọn ai mới tốt. Nhưng cuối cùng, ông ấy đã chọn người thứ hai.

Khi đó mọi người đều rất thắc mắc, đặc biệt là ứng viên thứ nhất. Vì không cam lòng, cô ấy đã đi hỏi ông chủ tại sao lại quyết định như vậy. Lúc này ông chủ mới lấy ra một tấm thẻ nhân viên đặt trước mặt cô ấy và giải thích.

Ban đầu, bởi vì đề phòng mỗi nhân viên gặp sự cố bất ngờ, công ty đã cho phép mỗi nhân viên có quyền đến trễ 5 phút. Nói cách khác, thời gian bắt đầu làm việc mỗi ngày là 9 giờ, nhưng nếu bạn đến lúc 9 giờ 5 phút cũng không tính là trễ.

Trong khi người thứ nhất lúc nào cũng quẹt thẻ lúc 9 giờ 5 phút thì người thứ hai lúc nào cũng đi làm lúc 8 giờ 55 phút.

Người thứ hai dùng 5 phút đến sớm hơn đó để chuẩn bị trước công việc trong ngày: mở máy tính, lau dọn bàn làm việc, kiểm tra lịch trình hôm nay, suy nghĩ trước về các công việc chính cần làm… Mà người thứ nhất thì lúc nào cũng vội vàng, gấp gáp, có đôi khi còn dùng thời gian làm việc để ăn sáng, đợi đến lúc chính thức bắt đầu làm việc không biết là lúc nào nữa.

Một vị giáo sư dẫn học trò của mình đi tiến hành khảo sát thực tế và ông đã thu về được kết quả như sau: “Những người đi làm sớm sẽ dễ dàng gây ấn tượng tốt trong mắt ông chủ hơn những người khác.” Bởi vì theo quan điểm của những người sếp, những nhân viên như vậy là những người chăm chỉ, nỗ lực, có tính kỷ luật cao và có tinh thần cầu tiến.

Cuối cùng, người thứ hai có được công việc tốt với mức lương cao, còn người thứ nhất phải xin nghỉ việc. Đây chỉ mới là đến sớm 5 phút mà đã có sự khác biệt rõ rệt như vậy trong cuộc sống giữa hai người.

Cho rằng bây giờ chậm 5 phút chẳng sao nhưng đến khi cả đời chậm hơn người khác thì đừng ôm hận oán trách số phận! - Ảnh 2.

03

Những người luôn đến sớm, luôn chuẩn bị trước 5 phút thường rất thuận lợi trong công việc và đời sống. Bởi vì một nguyên nhân quan trọng hơn nữa, gọi là “lợi thế tâm lý”. Chúng có thể được thiết lập một cách vô hình mà ngay cả bản thân họ cũng không phát hiện ra.

Giống như tình huống này, có lẽ mọi người đều từng trải qua, khi chúng ta đến trễ trong một cuộc hẹn hay hội họp với bạn bè. Khi đó chắc chắn sẽ có người phạt bạn tự uống trước 3 ly rượu, dù bạn không thích uống rượu đi nữa nhưng bởi vì áy náy, bạn sẽ không từ chối, bởi vì bạn sợ thiếu nợ người khác.

Tình huống như vậy nếu gặp trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sẽ chỉ cười cho qua. Nhưng nếu trong một bối cảnh xã hội trang trọng, nếu ai có tâm lý vững chắc hơn, người đó sẽ có lợi hơn nhiều.

Ví dụ, nếu bạn có thể đến sớm trước 5 phút trong cuộc hẹn với đối tác làm ăn, bạn có thể làm được rất nhiều thứ: tìm hiểu tình hình, môi trường xung quanh, chọn một vị trí ngồi phù hợp, chọn món ăn phù hợp với sở thích của cả hai, nghĩ xem khi gặp mặt đối phương phải nói cái gì để không lúng túng… Như vậy trong cuộc hẹn, bạn sẽ trở nên bình tĩnh và tự nhiên hơn, còn đối phương vì đến trễ mà áy náy, cho nên nghe theo sự sắp xếp của bạn.

Khi bạn nắm được quyền chủ động trong tay, mọi việc cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Đối với bạn, 5 phút chỉ là một khoảnh khắc nhỏ nhoi, rất nhanh sẽ trôi qua. Nhưng nếu bạn biết nắm bắt 5 phút trước đó để chuẩn bị trước lợi thế cho mình. Nó sẽ khiến bạn trở nên tự tin và dễ dàng hơn trong mọi việc.

Cho rằng bây giờ chậm 5 phút chẳng sao nhưng đến khi cả đời chậm hơn người khác thì đừng ôm hận oán trách số phận! - Ảnh 3.

04

Có một vài người cho rằng, 5 phút quá ngắn, có thể làm được việc gì?

Thực ra bạn sai rồi, chỉ cần dành ra 5 phút chuẩn bị trước, bạn có thể làm được rất nhiều việc đấy.

Dậy sớm 5 phút, có thể dư dả thời gian để pha ly sữa, ăn bữa sáng với hai miếng bánh mì, tâm trạng của bạn sẽ trở nên tốt hơn nhiều.

Đi làm sớm 5 phút, dọn dẹp bàn làm việc, kiểm tra lại lịch trình công việc hôm nay. Như vậy sẽ khiến bạn nắm bắt và giải quyết công việc nhanh hơn. Đến phòng họp trước 5 phút, sắp xếp lại quá trình họp, tự làm cho mình một bản nháp về bài phát biểu sắp đến. Mỗi lần như vậy sẽ khiến bạn trở nên bình tĩnh và tự tin hơn.

Đến địa điểm hẹn trước 5 phút, bạn có thể tránh bị vội vã, hoang mang, cũng có thể đi rửa tay và chỉnh đốn lại trang phục, đầu tóc. Điều này sẽ giúp bạn trở nên thanh lịch hơn trong mắt người khác…

5 phút nghe có vẻ rất ít ỏi nhưng thực chất nó lại rất phi thường.

Có người đã từng nói: “Nếu biết cách sử dụng những thời gian vặt vãnh một cách thông minh, thì dù thời gian đó có ít cỡ nào đi nữa cũng có thể trở nên hoàn mỹ.”

Dù làm bất cứ việc gì, chỉ cần tích lũy 5 phút trước đó để chuẩn bị, cuộc sống của bạn sẽ càng ngày càng trở nên tốt đẹp hơn nhiều.



Thiên Tuyết


Theo Trí Thức Trẻ

Ngày hôm qua, thí sinh cả nước đều đã biết điểm thi trong đợt THPT Quốc gia vừa rồi. Sau những cảm giác hồi hộp, lo lắng không biết mình đạt bao nhiêu điểm là sự vui mừng, hạnh phúc xen lẫn với cảm giác thất vọng, hốt hoảng khi nhìn vào điểm số. 

Không phải ai cũng có tài năng trong học tập và gặp may mắn trong việc thi cử. Chắc hẳn có không ít bạn trẻ đang cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến “tương lai gần” của mình. Với số điểm như thế này, liệu có đi học đại học được không hay sẽ chọn một trường để học nghề hay lựa chọn ‘gap year’, năm sau thi lại…

Những suy nghĩ ấy cứ xoay vòng trong tâm trí, không thể biết câu trả lời là gì và ai sẽ là người trả lời những câu hỏi ấy. Tác giả Huyền Chip đã có chia sẻ những suy nghĩ của cô quanh vấn đề này. Hi vọng các bạn trẻ sẽ có được câu trả lời của riêng mình sau kì thi cam go này.

“Rất nhiều phụ huynh và học sinh đã hỏi mình: “Nếu trượt đại học thì em phải làm sao?”, câu trả lời của mình: chẳng làm sao cả.

1. Đại học không phải con đường duy nhất, càng không phải là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Không cần phải mượn đến hình ảnh những tỉ phú trên thế giới không học đại học, ở Việt Nam thôi, mình biết rất nhiều người có cuộc sống êm ấm mà chưa từng vào đại học. 

Mở cửa hàng, học nghề đều có thể cho bạn một cuộc sống ổn định. Những nghề như công nghệ thông tin, thiết kế đồ hoạ trả lương rất cao và không yêu cầu bằng cấp. Những nghề này có thể học được dễ dàng qua mạng. Ngược lại, mình biết nhiều bạn học đại học ra vẫn thất nghiệp hay phải nhờ bố mẹ xin việc.

2. Trượt đại học không biến bạn thành tội đồ. Bạn thi đại học vì bản thân bạn, không phải vì bố mẹ bạn hay bất cứ ai, nên không ai được quyền yêu cầu bạn phải đỗ đại học vì họ. Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà gia đình bạn vẫn thất vọng vì bạn, bạn có thể thất vọng vì họ đã không yêu thương bạn một cách không điều kiện.

Trượt đại học thì phải làm sao: Đỗ hay trượt không làm thay đổi giá trị con người, điểm số không thể chứng minh bạn có thành công hay không - Ảnh 1.

3. Đỗ trượt đại học không làm thay đổi giá trị con người bạn. Bạn trước và sau khi biết điểm thi vẫn chỉ là bản thân bạn. Bạn không thua kém bạn của bạn chỉ vì nó đậu, bạn trượt. Bạn là một con người đầy đủ và hoàn thiện, bao nhiêu điểm số cũng không thể thay thế được bạn.

4. Nhiều bạn băn khoăn có nên thi lại hay không. Suy nghĩ của mình là: nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì đó, thất bại một hay hai lần sẽ không làm bạn bỏ cuộc. Nếu bạn thực sự muốn học đại học, trượt năm nay thì thi lại năm tiếp theo. Nếu bạn không đủ động lực thi lại, rất có thể trong thâm tâm bạn chưa thực sự muốn học đại học, và như vậy, trượt đại học thì có làm sao?

5. Có bạn bảo với mình: nếu em trượt đại học em chẳng thiết sống nữa. Con người chúng ta mạnh mẽ hơn mình nghĩ, và những người thành công là những người có đủ tự tin sử dụng sức mạnh đó. Bạn đã vượt qua chọn lọc tự nhiên hàng triệu năm nay để có mặt trên cõi đời, bạn có thể vượt qua cái thất bại cỏn con mang tên trượt đại học này để tiếp tục tồn tại.

Nếu bạn trượt đại học, bạn có thể dành một vài ngày, hay một tuần, để buồn, để suy nghĩ về những điều bạn có thể làm tốt hơn, để lên kế hoạch cho tương lai. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn vào năm tới:

– Thi lại năm tới

– Học một nghề

– Học các khoá học trực tuyến

– Tìm việc và đi làm

– Xách ba lô lên và đi

– Theo đuổi một dự án cá nhân

– Tham gia một câu lạc bộ

– Đọc thật nhiều sách

– Viết một cuốn sách

– Học một ngôn ngữ mới

– Đi tình nguyện

– Viết một ứng dụng trên điện thoại

Trượt đại học thì phải làm sao: Đỗ hay trượt không làm thay đổi giá trị con người, điểm số không thể chứng minh bạn có thành công hay không - Ảnh 2.

Biết đâu, mười năm nữa nhìn lại, rất có thể bạn sẽ cảm ơn cuộc đời đã cho bạn cơ hội trượt đại học để bạn có thời gian phát triển đam mê thực sự của bản thân.

Chúc các bạn may mắn!”



V.D


Theo Trí Thức Trẻ