Tag

trải nghiệm khó khăn

Browsing

“Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống này, kiếm tiến giỏi chẳng khác gì việc trở thành một tay chơi golf giỏi, giảm được cân hay làm chủ một ngôn ngữ thứ hai”, tác giả sách bán chạy, tỷ phú tự thân Steve Siebold viết trong quyển Những người giàu suy nghĩ như thế nào. Muốn có được thành quả ngọt ngào, bạn phải trả giá bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ và những trải nghiệm không mấy dễ dàng:

Tự làm chủ tiền lương

Muốn theo đuổi giấc mơ làm giàu, ai cũng sẽ phải vượt qua 6 trải nghiệm khó khăn này mới đạt được mục tiêu - Ảnh 1.

Siebold – người đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu những người giàu nhất thế giới – nói rằng người giàu thường tự làm chủ, trong khi những người bình thường có khuynh hướng ổn định. Ông viết: “Những người thông minh biết rằng tự làm chủ là con đường nhanh nhất để giàu có”.

Điều đó không có nghĩa là ông ấy khuyên bạn từ bỏ công việc hằng ngày ngay bây giờ. Triệu phú tự lập Daymond John nói rằng, ý tưởng bạn từ bỏ công việc nhàm chán của mình để trở thành một doanh nhân thành công là “điều ngu ngốc”. Thay vào đó, hãy bắt đầu một cái gì đó song hành cùng công việc của bạn.

Làm quen với việc không thoải mái

Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn phải sẵn sàng bước ra khỏi vùng thoải mái của mình, Siebold nói: “Các nhà tư tưởng đẳng cấp thế giới sớm nhận thức rằng trở thành một triệu phú không hề dễ dàng và sự thoải mái có thể bị phá vỡ. Họ phải học cách thoải mái trong khi làm việc trong tình trạng bất ổn liên tục”. Bước ra khỏi khu vực thoải mái của mình có nghĩa là bạn thử thách trong một lĩnh vực mới, học một kỹ năng mới.

Đàm phám mức lương

    Chắc chắn, thương lượng có thể là một quá trình rắc rối, nhưng việc không được trả tiền cho những giá trị mà bạn có thể tạo ra chính là sự khác biệt giữa một cuộc sống bình thường và một cuộc sống giàu có.

    Triệu phú tự lập Grant Sabatier nói: “Thực tế, điều này sẽ thúc đẩy tiềm năng kiếm tiền trong tương lai của bạn và cách để giúp bạn kiếm được 1 triệu USD nhanh nhất chính là số tiền mà bạn đang được trả hôm nay”. Trước khi yêu cầu cao, hãy chắc chắn bạn làm được việc

    Chi tiêu tiết kiệm

    Muốn theo đuổi giấc mơ làm giàu, ai cũng sẽ phải vượt qua 6 trải nghiệm khó khăn này mới đạt được mục tiêu - Ảnh 2.

    “Tôi đã không mua chiếc đồng hồ hoặc xe hơi sang trọng cho mình đến khi doanh nghiệp và các khoản đầu tư của tôi tạo ra nhiều dòng thu nhập an toàn. Tôi vẫn lái một chiếc Toyota Camry khi tôi đã trở thành một triệu phú”, triệu phú tự lập Grant Cardone chia sẻ.

    Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng sống bằng một triết lý tương tự. Ông thích ăn ở McDonald’s và không bao giờ chi tiêu nhiều hơn 3,17 USD cho một chiếc bánh sandwich để ăn sáng.

    Không ngại sự trợ giúp

    Theo Siebold, những người giàu có không ngại đi vay. Nếu có một ý tưởng tuyệt vời mà không đủ ngân sách, họ “sẵn sàng sử dụng tiền của người khác để thực hiện ý tưởng đó”. Người giàu biết rằng bản thân không bao giờ có thể đủ tiền để thỏa mãn tính cá nhân cho những vấn đề không liên quan. Họ đặt ra câu hỏi: Điều này đáng để mua, đầu tư, hay theo đuổi? Người giàu biết tiền luôn có sẵn bởi vì những họ luôn tìm kiếm các khoản đầu tư lớn và những người thông minh có thể làm cho các khoản đầu tư đó sinh lợi.

    Ví dụ, nhà làm phim đồng thời là triệu phú tự lập Spike Lee chia sẻ: “Tôi không ngại khi nhờ người khác giúp đỡ về chuyện tiền bạc. Bởi vì tôi tin, tôi tin vào tài năng của mình, khả năng thuyết phục của tôi và những người xung quanh mình trong các dự án mà tôi tạo ra”.

    Hãy mạo hiểm và sẵn sàng phạm sai lầm

      Triệu phú tự lập Marcus Lemonis nói rằng, có quá nhiều người lo sợ mỗi khi đưa ra quyết định. Ông nói: “Bạn sẽ thất bại ở một cái gì đó. Ai quan tâm?” Thay vì sợ chấp nhận rủi ro, hãy xem từng trải nghiệm như một cách để học các kỹ năng mới.

      Tỷ phú Richard Branson đã từng chia sẻ: “Không ai có được mọi thứ ngay lần đầu tiên. Kinh doanh giống như trò chơi cờ vua – bạn phải học hỏi nhanh chóng từ những sai lầm của bản thân. Các doanh nhân thành công không sợ thất bại, họ học hỏi từ đó và phát triển bản thân”.



      theo Hoài Thu


      Nhịp sống kinh tế/CNBC