Tag

trải nghiệm

Browsing

Một lần đi uống cafe Hồ Tây, tôi nghe được cuộc nói chuyện của một nhóm các bạn trẻ ngồi cạnh bàn tôi. Các bạn đang bàn tán về những người “thứ ba”- những người không có mặt ở buổi nói chuyện hôm đó. Trong số những cái tên không có mặt được nhắc đến, tôi ấn tượng nhất với A và B (tôi xin đặt tên cho hai bạn như vậy thay vì tên thật). 

“Cái A ngày xưa đi học bình thường thế mà bây giờ lại xin được học bổng đi khắp nơi, thằng B ngày trước học giỏi thế mà bây giờ cũng không có gì đặc biệt”. Đó là những nhận xét của nhóm bạn dành cho A và B. Sự ngạc nhiên lúc nào cũng tìm đến tôi mỗi khi tôi nghe những câu nói như thế. 

Tôi chột dạ tự hỏi: Thế nào là người “bình thường”, thế nào là người “giỏi”? Và quan trọng hơn dựa vào tiêu chí nào chúng nào ta có thể đánh giá một người là “bình thường”, và một người khác là “giỏi”? Tại sao mỗi khi một người “bình thường” đi được xa, ta lại ngạc nhiên? Tôi chợt nhận ra rằng những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường đã đóng khung chúng ta trong khái niệm “bình thường”, và “giỏi”. 

Từ cấp một đến cấp ba, chúng ta luôn nâng niu, ưu ái những học sinh giỏi các môn học chính. (Thật lòng đến bây giờ tôi vẫn không hiểu sao ta lại chia ra “môn chính” và “môn phụ”, tại sao học thể dục lại không quan trọng bằng học toán? Tại sao học giỏi toán lại được coi là thông minh còn học giỏi địa lý thì lại “bình thường”?) 

Những học sinh không đạt tiêu chuẩn này là những người “bình thường”. Nói một cách khác, ta đánh giá độ “giỏi” của học sinh dựa trên chỉ số IQ (mà thậm chí chỉ giới hạn ở những môn chính). Và dù sau này có trưởng thành đến đâu ta cũng vô thức sử dụng tiêu chuẩn này như một cơ sở để đánh giá sự thành công của người đó trong tương lai. Chính vì thế, ta mới hay có những nhận xét như “Ngày xưa nó học bình thường thôi mà bây giờ lại làm được những việc như thế”.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 1.

Tuy nhiên, đôi khi những người “bình thường” lại sở hữu nhiều yếu tố mà người được cho là “giỏi” lại không có. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ số thông minh cảm xúc, khả năng giao tiếp, tương tác với người xung quanh, tính cần cù, bền bỉ, kiên nhẫn là những phẩm chất quan trọng quyết định một cá nhân có thể tiến xa trong cuộc sống hay không. (Tất nhiên nếu một người vừa có chỉ số IQ cao, lại vừa có những đặc điểm của một người “bình thường” thành công thì người đó sẽ đi được rất xa, và tôi sẽ không bàn đến trong bài viết này). 

Những tính chất này của “người bình thường thành công” lại khó được đong đếm và “lượng hoá”. Đâu có học bạ nào chấm điểm cho sự cần cù, hay tính bền bỉ phải không?

Tôi rút ra được điều này từ kinh nghiệm làm trợ giảng trong năm đầu nghiên cứu sinh tại Mỹ. Nhiều khi tôi vô cùng ngạc nhiên trước bài viết sắc sảo của những sinh viên mà ban đầu tôi cho là “bình thường”. Các em không hay phát biểu trong lớp, và nhìn qua không quá thông minh. Nhưng tôi dần nhận ra các em có một số điểm chung, đó là sự trách nhiệm, tinh thần cầu tiến, chăm chỉ, luôn lắng nghe góp ý của người khác. 

Tôi còn ấn tượng bởi cách giao tiếp lịch sự và khéo léo của các em (thật sự trải nghiệm đáng nhớ nhất của một trợ giảng là được nói chuyện với sinh viên của mình). Meggie và Mary, hai cô bạn thân cùng học lớp Nhập môn Chính trị học so sánh, là hai trong số sinh viên để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. 

Hai em dường như không quá nổi bật trên lớp, bài luận nháp cuối kỳ đầu tiên của các em cũng không quá xuất sắc. (Theo yêu cầu của khoá học, sinh viên được khuyến khích nộp bản nháp để chúng tôi góp ý trước khi nộp bài hoàn chỉnh). Nhưng tôi thấy ở hai em tinh thần ham học hỏi, sự nỗ lực và quyết tâm. 

Dựa trên gợi ý của tôi, các em sửa lại bài viết rất cẩn thận. Mỗi một bản nháp mới là một bước tiến vượt bậc so với bản cũ. Và bài luận cuối cùng của Maggie và Mary thật sự xuất sắc. Giáo sư và tôi đều cho rằng, với tính cách này, hai em sẽ đi được rất xa trong cuộc sống.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 2.

Tôi nhận thấy thật sai lầm khi đánh giá sự “giỏi” của học sinh dựa trên khả năng học một số môn nhất định. Cách đánh giá này khiến các em được cho là “giỏi” không chú ý đến, hoặc thậm chí xem thường những đặc điểm của những bạn được cho là “bình thường”. 

Ví dụ, tôi lúc nào cũng mở to mắt kinh ngạc trước những nhận xét như thế này từ các sinh viên và thậm chí là các bậc phụ huynh: “Con gái tôi thi đỗ ĐH điểm cao lắm, mà nó… lười lắm, có học mấy đâu?”, “Em lười lắm, chả học bao giờ nhưng thi đâu đỗ đấy, “Em chuẩn bị hồ sơ học bổng trong có mấy ngày, mà may mắn là đậu” hay “Nó chỉ được cái chăm chỉ mà thôi”. 

Có lần tôi còn đọc được bài phỏng vấn một du học sinh Mỹ trên mạng. Em kể, trước kỳ thi các bạn cùng lớp học ngày học đêm, em không học mấy mà vẫn được điểm cao nhất lớp. Tôi “kinh hãi” khi đọc comment của các bạn dành cho em “Giỏi quá, xuất sắc quá”, “Người Việt Nam thật thông minh”. Tôi tự hỏi những lời tự khen như thế nhằm mục đích gì? 

Thế mới biết xã hội vẫn còn có cái nhìn lệch lạc về sự giỏi và chưa đánh giá đúng những phẩm chất của một người “bình thường thành công”. Tôi chưa thể gọi là thành công, và tôi vẫn đang miệt mài thu thập thêm kinh nghiệm sống cho bản thân, nhưng tôi có thể tự tin nói rằng: Không thành tựu nào chỉ đến từ sự “giỏi” mà thôi, mọi bước tiến dù ngắn cũng cần đến sự nỗ lực, bền bỉ và nhiều yếu tố khác. 

Nhiều người nói rằng sinh viên PhD toàn là những người IQ rất cao, nhưng sự thật không phải thế. Tất nhiên bạn cũng cần thông minh một chút nhưng yếu tố để làm PhD thành công vẫn là sự bền bỉ, nỗ lực, và khả năng làm việc độc lập. Nếu cha mẹ vẫn còn tự hào là con “giỏi” mà lười thì chắc chắn sẽ làm hại con. Nó sẽ quá tự tin vào năng lực của mình, và sẽ dễ dàng chán nản, bỏ cuộc khi phải làm những việc cần nhiều tố chất của một người “bình thường thành công”.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 3.

Lại nữa, bạn hãy suy ngẫm kỹ khi nghe ai đó nói “X thật may mắn, không thông minh lắm nhưng lại đi được xa”. Trước đây, tôi sẽ nuốt trôi câu nhận xét đó không một chút hoài nghi, nhưng bây giờ tôi sẽ vặn lại người nói “Thế nào là thông minh và thế nào là không thông minh”. 

Có phải người nói vẫn sử dụng khái niệm thông minh truyền thống (IQ, các môn học chính, vân vân) để đánh giá một người. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có tất cả chín loại trí thông minh: trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic – toán học, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh không gian, trí thông minh tương tác (giỏi tương tác, giao tiếp với những người xung quanh), trí thông minh nội tâm (khả năng khám phá chiều sâu bản thân), trí thông minh về tự nhiên (khả năng nhận biết và phân loại thực vật, động vật trong tự nhiên), trí thông minh hiện sinh (giỏi triết học, tư tưởng). 

Vì vậy, đằng sau một người có vẻ không thông minh theo quan điểm truyền thống, biết đâu lại là một người khéo léo khi tương tác với người xung quanh, một người nhạy cảm trong sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp (nói và viết), một người yêu và hiểu thế giới tự nhiên. Và biết đâu chính sự thông minh “phi truyền thống” này mà họ có thể đi được rất xa trong cuộc sống. Chính vì sự đa dạng này, mà tôi luôn tin rằng thông minh/giỏi, hay “bình thường” là một khái niệm rất tương đối. 

Chỉ cần thay đổi cách nhìn thì ta sẽ thấy một người mà ta cho là chỉ “bình thường” lại “giỏi” một cách kỳ lạ. Cũng chính vì sự đa dạng này, mà tôi tin rằng mỗi cá nhân đều có một khả năng nào đó, nếu được đặt vào đúng môi trường, hoàn cảnh, họ có thể toả sáng. Và tôi cũng mang theo quan điểm này khi tiếp xúc và hướng dẫn sinh viên của mình. Nếu tôi khăng khăng ôm quan niệm truyền thống, có thể tôi đã không nhận ra rằng Meggie và Mary có những đức tính thật đáng quý, và hai cô bé có thể tiến được rất xa trong tương lai.

Tại sao học tốt môn Thể dục lại không được coi là học sinh giỏi: Một người bình thường, chỉ số IQ thấp, vẫn thành công đấy thôi! - Ảnh 4.

Vì thích chia sẻ trải nghiệm du học trên trang blog cá nhân, mà nhiều bạn lầm tưởng tôi là một người rất… giỏi. Thật lòng, tôi là một người rất bình thường. Tôi chưa bao giờ là người giỏi nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Và tin tôi đi, bạn không cần là một người giỏi nhất để đạt được học bổng hay bất cứ thành công nào. Nhưng chắc chắn bạn phải là người cố gắng, chăm chỉ, và ham học hỏi nhất!

Vậy nếu bạn là một người trẻ, một người “bình thường” từ bé đến lớn, và đang hoang mang liệu mình có thể tiến xa trong tương lai hay không, hãy cố gắng phát huy những đức tính của một người “bình thường” thành công. Tôi tin bạn sẽ làm được!

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.



Trương Thanh Mai


Theo Trí Thức Trẻ

Theo nhiều nghiên cứu, trực giác là khả năng phán đoán bằng những hoạt động suy luận của não ở trạng thái tiềm thức, vô thức. Trực giác giúp chúng ta ra quyết định trước khi ý thức kịp biết chuyện gì xảy ra, do đó không lý giải được bằng logic thông thường.

Trong thực tế, hầu hết mỗi chúng ta đều từng đôi lần, hoặc thường xuyên, có cảm giác xấu về một buổi gặp mặt hay một buổi đi chơi nào đó sắp diễn ra, nhưng rồi ta lại lờ chúng đi và khi chuyện xấu ập đến, ta nói với người bên cạnh rằng: Tôi đã linh cảm rằng nó sẽ xảy ra mà!

Không phải trí tuệ, đây mới là thứ được Steve Jobs đánh giá là vô cùng mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp của ông - Ảnh 1.

Thực ra, việc nhiều người không tin vào trực giác khá dễ hiểu, bởi chúng ta không thể lý giải được nó, sự thiếu cảm giác an toàn sẽ khiến ta không đủ can đảm để hành động theo. Tuy nhiên với nhiều người, với một trực giác nhạy bén trời sinh hoặc do nuôi dưỡng theo thời gian và trải nghiệm mà thành, thì trực giác sẽ trở thành vũ khí lợi hại giúp họ tránh được nhiều rắc rối, nguy hiểm và tiến tới thành công, như nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein, hay huyền thoại sáng tạo Steve Jobs.

Albert Einstein từng nói rằng: “Tôi tin vào trực giác và cảm hứng… Những lúc đó tôi cảm thấy chắc chắn tôi đúng mặc dù không hiểu tại sao. Tri thức đóng vai trò thứ yếu trên con đường khám phá. Có một bước nhảy vọt trong ý thức, được gọi là trực giác hoặc gọi thế nào tùy bạn, lời giải đến với bạn mà bạn không biết như thế nào và tại sao… thứ có giá trị thực sự là trực giác”.

Steve Jobs đã khám phá ra sức mạnh của trực giác như thế nào?

Trong suốt bài phát biểu nổi tiếng của mình tại trường Đại học Stanford năm 2005, Steve Jobs cho biết, trực giác đã giúp ông đưa ra nhiều quyết định và sự lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời. Ông cũng nhắc lại quãng thời gian lang thang khắp Ấn Độ vào giữa những năm 70 nhằm tìm kiếm một hướng dẫn tinh thần trước khi sáng lập ra Apple. Trong những tháng ngày sống tại đây, ông dần nhận ra sự khác biệt trong cách tư duy và hành động của họ.

“Những người dân sống ở vùng nông thôn Ấn Độ không sử dụng trí tuệ như chúng ta. Thay vào đó, họ sử dụng trực giác. Theo quan điểm của tôi, trực giác là một thứ vô cùng mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn cả trí tuệ. Và nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của tôi”, Jobs nói.

Làm thế nào để nuôi dưỡng trực giác?

Trước hết, bạn phải xóa bỏ định kiến rằng trực giác là một thứ gì đó tâm linh và ngớ ngẩn, vô căn cứ. Trong thực tế, trực giác có tính chuẩn xác nhiều hơn bạn vẫn nghĩ. Nhiều thám tử, hay thậm chí ngay cả Hải quân Mỹ cũng từng nhiều lần sử dụng linh cảm của mình để hành động, bởi họ không có đủ thời gian và căn cứ để thực hiện phân tích não bộ.

Thứ 2, lắng nghe tiếng gọi của bản thân. Khi cảm giác về một điều gì đó đến một cách mãnh liệt, đừng phớt lờ nó. Hãy lắng nghe và đưa ra phán đoán, quyết định kịp thời.

Thứ 3, rèn luyện chuyên tâm. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua việc ngồi thiền, hoặc dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để lắng nghe bản thân mình. Sự rèn luyện chuyên tâm này có thể nâng cao nhận thức của bản thân đối với nội tâm, hiểu rõ suy nghĩ của chính mình, khai phá được tư tưởng lẫn sức mạnh nội tại.

Thứ 4, có những bài kiểm tra nhỏ dành cho trực giác của mình. Thông qua những phán đoán nhỏ trong những diễn biến đời thường, hay thử đoán kết quả thông qua những trò chơi nho nhỏ như xúc xắc, bạn sẽ biết được trực giác của bản thân đúng nhiều hay sai nhiều để từ đó quyết định việc có nên nghe theo trực giác hay không.

Cuối cùng, quan trọng nhất, hãy rèn luyện trực giác thông qua việc quan sát, học hỏi và trải nghiệm hàng ngày. Trong kinh doanh, các nhà quản lý, lãnh đạo giỏi luôn cố gắng quan sát và học được các mô thức lặp đi lặp lại ở nhiều quy mô khác nhau của vấn đề. Do vậy khi những vấn đề tương tự phát sinh, họ gần như ngay lập tức đề ra được một phương án giải quyết tối ưu, hiệu quả nhất.

Rõ ràng, nhìn từ thành công của những người đi trước, sức mạnh của trực giác đang ngày càng được mọi người công nhận. Vậy nên, hãy rèn luyện cho mình những thói quen tốt để nuôi dưỡng trực giác và lắng nghe nó khi cần!



Theo Nguyễn Nguyễn


Theo Nhịp sống kinh tế/Goal Cast

Giấc mơ lớn, trải nghiệm lớn hơn

Chính tay cầm lái chiếc mô tô lừng danh thế giới trên những cung đường tráng lệ, hùng vĩ ở trời Âu là một điều không thể tuyệt vời hơn. Một hành trình 12 ngày, chinh phục hơn 2800 km, đi qua 5 quốc gia đã mang đến cho các biker Việt vô vàn trải nghiệm đáng giá. Không còn khoảng cách về biên giới hay những mối bận tâm khi điều khiển mô tô ở nơi xa lạ, khi các biker Harley-Davidson đi cùng nhau.

Nếu bạn say mê tiếng gầm của động cơ, âm thanh quyền lực từ tiếng bô xe hay mãnh lực mạnh mẽ mà một chiếc mô tô đem lại, hẳn đi cùng với nó là khát khao chinh phục những cung đường mới, những cảm xúc mới cùng chiến mã của mình. Và khi bạn chọn gửi gắm đam mê vào “ông hoàng thế giới mô tô” Harley-Davidson, thì đó không còn là điều bất khả.

Nhân dịp kỉ niệm 115 năm thành lập Harley-Davidson, hãng mô tô này đã mang đến cho các biker Việt hành trình đi qua 5 nước châu Âu, gặp gỡ các thành viên Harley-Davidson trên toàn thế giới. Sự ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa biến mất, thay vào đó là sự thăng hoa của đam mê, sự vỡ òa của cảm xúc khi giấc mơ trở thành sự thật.

Giấc mơ lớn, trải nghiệm lớn hơn với một châu Âu cổ kính có nền văn hóa lâu đời, những công trình kiến trúc nổi tiếng và vô vàn cảnh đẹp chỉ có trong những bức tranh. Một chuyến đi mà chắc hẳn, bạn sẽ không thể quên trong đời.

Trải nghiệm vô giá từ những chuyến đi

Hành trình qua 5 nước Ý, Áo, Đức, Séc và Hungary đưa các biker đến những ngọn núi kì vĩ ở trung tâm dãy Alps tại Ý, đặt chân tới Đức chiêm ngưỡng kiến trúc đáng ngạc nhiên của Mad King Ludwig xứ Bavaria. Đoàn đi qua những thị trấn du lịch đẹp như tranh vẽ như Seefeld Áo, Brno Séc và Vienna – thành phố thủ đô của đế chế Habsburg cũ. Và hồ Neusiedl (Áo), thị trấn cổ Telc (Séc), Budapest là những địa danh có in dấu chân của đoàn mô tô lần này.

Đặc biệt tại thủ đô Praha – CH Séc, Harley Bikers Việt Nam đã có màn diễu hành cùng những người yêu mô tô trên toàn thế giới, mang đến niềm tự hào của tay lái Việt giữa trời Âu. Mỗi thành viên đã trải qua thời khắc độc nhất vô nhị trong đời cùng vô vàn điều kì thú và dĩ nhiên với sự đồng hành tuyệt vời của chiến mã Harley- Davidson.

“Lái Harley-Davidson đã là một trải nghiệm tuyệt vời và cầm lái Harley cùng người bạn đời của mình đi khắp thế giới chính là ước mơ của bất kỳ biker nào”

Chúng tôi đã cùng nhau khám phá châu Âu trong suốt 12 ngày, trên chính chiến mã Harley, và giấc mơ đã trở thành hiện thực như thế. Chúng tôi ghé thăm thành phố Venice hoa lệ, nếm nhiều món ngon trong văn hóa ẩm thực châu Âu, khám phá các công trình có bề dày lịch sử hào hùng của Đức, Áo, chinh phục những đỉnh núi, ngọn đồi trên các cung đường đẹp như mơ qua đèo Timelsjoch hay dãy Leitha hùng vĩ.

Biker Việt chế ngự ông hoàng thế giới mô tô Harley-Davidson chinh phục trời Âu - Ảnh 1.

Nhưng không chỉ vậy, chúng tôi còn trải qua hàng loạt thử thách khi đi qua các con đường xuyên rừng nhỏ hẹp hay trơn ướt đòi hỏi kỹ thuật tay côn khéo léo và sự tập trung cao độ như con đường dẫn tới Dolomites hay vùng thôn quê Baravian… Những thử thách này khiến chúng tôi cực kỳ phấn khích xen lẫn tự hào.

Mặc dù đã đến Châu Âu nhiều lần nhưng nhìn ngắm Châu Âu trên xe mô tô là một trải nghiệm đặc biệt khó quên đối với vợ chồng tôi.” – Anh Thái Dương (TP.HCM) không giấu được sự hào hứng khi trở về từ chuyến đi.

“Khi đam mê được gặp gỡ và kết nối thì sẽ chẳng còn rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa hay khoảng cách địa lý. Các biker đều hòa làm một với giấc mơ khám phá thế giới cùng chiếc mô tô đúng điệu. Đó là những gì mà tôi và cả những thành viên khác cảm nhận được rõ nét trong chuyến đi.

Không chỉ là một chiếc mô tô, Harley-Davidson có ý nghĩa với tôi nhiều hơn thế.” – Anh Tấn Dũng (Hà Nội) chia sẻ.

Biker Việt chế ngự ông hoàng thế giới mô tô Harley-Davidson chinh phục trời Âu - Ảnh 2.

Anh Dũng tại một trạm đổ xăng tại Đức

Chuyến đi Châu Âu đầu tháng 7 vừa qua nằm trong chuỗi chương trình Dealer Lead Tour các Đại lý Harley-Davidson tại Việt Nam tổ chức hàng năm cho các khách hàng để các Harley biker Việt thỏa mãn khát khao chinh phục những cung đường, miền đất mới và giao lưu chia sẻ với cộng đồng biker trên toàn thế giới như tinh thần cốt lõi của hãng “All for freedom, freedom for all”.



Ánh Dương


Theo Nhịp Sống Kinh Tế