Tag

trái đất

Browsing

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao khi chúng ta cố gắng kiểm soát một ngày bằng cách lên lịch, kể cả lúc nghỉ ngơi thư giãn, ta lại thường cảm thấy ít vui vẻ hơn không?

Đó là do “Khi thời gian nghỉ ngơi được lên kế hoạch thay vì diễn ra một cách tự nhiên, chúng ta có xu hướng coi tất cả công việc được lên lịch là một phần của to-do list” – tiến sĩ Selin A. Malkoc (ĐH bang Ohio, Mỹ) chia sẻ. “Điều đó khiến chúng phần nào đó trở nên kém thú vị hơn.”

Muốn hạnh phúc hơn ư, vậy thì bạn hãy ngừng làm điều này ngay - Ảnh 1.

Lúc này, những giây phút nghỉ ngơi lại mang tính khiên cưỡng và ít thoải mái hơn – điều này khiến ta không tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian quý giá này.

Cụ thể, trong một nghiên cứu, 163 sinh viên đại học được đưa thời gian biểu giả định cho việc học và hoạt động ngoài giờ. Một số sinh viên được yêu cầu lên lịch đi chơi với một người bạn trước 2 ngày. Những người còn lại rơi vào trường hợp bất ngờ gặp một người bạn và ngẫu hứng đi chơi ngay lập tức với người đó. Sau đó, tất cả được hỏi xem họ cảm thấy thế nào.

Những người lên kế hoạch coi việc đi chơi giống như công việc phải làm hơn là một hoạt động thư giãn“, theo như kết luận nghiên cứu.

Tóm lại, việc lên lịch trình kĩ lưỡng có thể khiến ta mất hứng đôi phần. Vậy không lẽ chúng ta phải từ bỏ hẳn việc lên lịch trình, và hành động hoàn toàn ngẫu hứng sao?

Muốn hạnh phúc hơn ư, vậy thì bạn hãy ngừng làm điều này ngay - Ảnh 2.

May mắn là không. Theo Malkoc, ta có thể lập một ” kế hoạch sơ bộ”, nghĩa là dự tính công việc cần làm nhưng không gán thời gian cụ thể.

“Một thay đổi tưởng như bình thường nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý. Nó cho phép ta linh hoạt hơn khi giải quyết công việc, thay vì khư khư theo một lịch trình cứng nhắc.

Do vậy, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi chờ đợi mọi thứ xảy ra một cách tự nhiên”.

Ngoài việc lập ra kế hoạch sơ bộ, một lời khuyên khác dành cho bạn để hạnh phúc hơn là hãy ngừng việc nhồi nhét quá nhiều công việc trong một ngày.

Hãy tận hưởng niềm vui thay vì cố gắng đong đếm lượng công việc phải hoàn thành. Suy cho cùng, chúng ta sống là để trải nghiệm và hạnh phúc, vậy nên hãy học cách linh hoạt và sống thoải mái hơn nhé!



Theo Hoài Nguyên


Helino

Sau 4 thập kỷ sử dụng dữ liệu vệ tinh, các chuyên gia khí hậu mới đây đã đưa ra một kết luận có phần đáng lo ngại. Theo đó thì lần đầu tiên trong lịch sử, chính con người đã đẩy nhiệt độ theo mùa của Trái đất ra khỏi thế cân bằng. Hay nói cách khác, chúng ta thay đổi 4 mùa trên Trái đất.

Chính xác hơn thì chỉ có khoảng… 5 phần triệu khả năng hiện tượng này xảy ra nhờ tác động của tự nhiên mà không có yếu tố con người trong đó.

Lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đã thực sự làm 4 mùa trên Trái đất thay đổi - Ảnh 1.

Con người đã khiến các mùa bắt đầu thay đổi. Mùa hè có thể đến sớm hơn, mùa đông muộn hơn

Cụ thể, các nhà khoa học đã liên tục sàng lọc bằng chứng về dấu vết của con người tác động đến tự nhiên. Họ đã thử mọi thứ, từ nhiệt độ toàn cầu tăng cao, thành phần hóa học trong nước biển, đến tốc độ tan băng giá ở hai cực.

Tốc độ thay đổi mùa đang trở nên mất cân bằng giữa 2 bán cầu Trái đất

Đó là những gì họ đã tìm ra. Dù nhiệt độ trung bình tăng cao là một hiện tượng toàn cầu, nhưng sự mất cân bằng đã hiển hiện.

Theo Ben Santer – chuyên gia khí tượng thủy văn tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ), hiện tượng này cũng giống như sóng biển vậy. Trong vòng 38 năm gần nhất, có những tháng nhiệt độ tụt xuống, có tháng lại cao, như đợt sóng vỗ thực sự.

Trong những năm đầu tiên của chu kỳ, các đợt sóng này còn rất nhỏ. Nhưng đến giai đoạn cuối – như năm 2016, “sóng” vỗ mạnh hơn, cao hơn, và nhiều đỉnh hơn. Có nghĩa rằng, sự chênh lệch về nhiệt độ đang ngày càng trở nên trầm trọng.

Trên thực tế, các mô hình khí hậu không bao giờ hoàn hảo được. Tuy nhiên trước biên độ nhiệt dao động trong những năm gần đây, họ không thể làm ngơ. Sau khi loại bỏ các giả thuyết phi lý, thì dường như mô hình khí hậu đã dự đoán đúng về tốc độ nóng lên của Trái đất là nhanh như thế nào.

“Những ý kiến cho rằng chúng ta đã đánh giá quá cao tốc độ nóng lên của Trái đất thực chất là vì một số mô hình khí hậu đã gặp lỗi, dẫn đến kết quả không chính xác.” – trích lời Friederike Otto, giáo sư khí hậu tại ĐH Oxford.

Vị chuyên gia nói thêm: “Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy các mùa tuần hoàn trên Trái đất đang thay đổi, và một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là hoa đang nở sớm hơn trước. Các dấu hiệu ấy đang khiến tôi phải lo lắng. Chúng không phải là thứ chúng ta muốn đối mặt trong giai đoạn này.”



Theo T.O.P


HELINO