Tag

tôn ngộ không

Browsing

Tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân từng được xếp vào một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc. Và một trong những nhân vật trung tâm của bộ tiểu thuyết ấy chính là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không.

Phàm là những ai từng đọc qua Tây Du Ký đều cho rằng, sư phụ chân chính của Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư – người truyền dạy 72 phép biến hóa.

Có một số ý kiến lại khẳng định, Đường Tăng mới là người thầy chân chính của Đại Thánh, vì vị cao tăng ấy đã giúp Ngộ Không giác ngộ nhiều đạo lý.

Thế nhưng kỳ thực vị sư phụ đích thực của Tôn Ngộ Không lại không phải là ai trong hai nhân vật này.

Không phải Đường Tăng hay Bồ Đề tổ sư, ai mới là sư phụ thực sự của Tôn Ngộ Không? - Ảnh 1.

Nếu Đường Tăng chỉ đóng vai trò là “trợ giảng” trên con đường Ngộ Không giác ngộ đạo lý, vậy ai mới là người thầy đích thực của vị Đại Thánh này? (Tranh minh họa).

Người thầy đầu tiên của Ngộ Không: Chỉ truyền phép thuật, không dạy tâm pháp

Ngay cả khi đã học được 72 phép biến hóa cùng nhiều pháp thuật thần thông quảng đại từ chỗ của Bồ Đề tổ sư, vì sao Tôn Ngộ Không vẫn phải nằm dưới Ngũ Hành Sơn tới 500 năm?

Kỳ thực câu trả lời rất đơn giản, bởi vị Bồ Đề Tổ sư kia chỉ truyền dạy cho Ngộ Không vài món pháp thuật, chứ không dạy học trò của mình cách tu tâm dưỡng tính.

Cho nên Ngộ Không trước kia chỉ được coi là một yêu quái thần thông chứ chẳng hề có danh phận, quả vị. Mà phàm là yêu quái, bị thần tiên thu phục là chuyện ngẫu nhiên.

Hơn nữa, bản thân Bồ Đề tổ sư cũng từng cự tuyệt việc thừa nhận Tôn Ngộ Không làm đồ đệ.

Không phải Đường Tăng hay Bồ Đề tổ sư, ai mới là sư phụ thực sự của Tôn Ngộ Không? - Ảnh 2.Mặc dù là người đầu tiên Ngộ Không bái làm thầy, nhưng Bồ Đề Tổ sư không phải là sư phụ chân chính của vị Đại Thánh này. (Ảnh minh họa).

Tiểu thuyết Tây Du Ký có đoạn Ngộ Không vì muốn khoe khoang tài năng nên đã hóa thành cây tùng trước lời đề nghị của bạn đồng học.

Bồ Đề Tổ sư thấy vậy liền nói:

“Ngộ Không, lại đây! Ta hỏi ngươi sử dụng tinh thần thế nào, biến thành cây tùng ra sao? Công phu mà ta truyền dạy là thứ có thể để ngươi đem ra đùa cợt trước mọi người hay sao?

Nếu như ngươi thấy người khác có cái gì, ngươi ắt sẽ phải cầu cạnh người ta. Ngược lại người khác thấy ngươi có thứ gì, rồi cũng sẽ cầu cạnh ngươi.

Vì thế nếu ngươi gặp tai vạ, ắt sẽ truyền cho người ta, không truyền sẽ bị hại, khi đó tính mạng ngươi khó mà giữ được”.

Ngộ Không dập đầu nói xin lỗi, nhưng Tổ sư vẫn nói tiếp:

“Ta cũng không trách tội ngươi, chẳng qua là ngươi nên đi rồi”.

Tôn Ngộ Không mắt ngấn lệ hỏi:

“Sư phụ, người bảo con phải đi nơi nào?”

Tổ sư trả lời:

“Ngươi tới từ nơi đâu thì trở về nơi đó là được”.

Sau cùng, Bồ Đề tổ sư vẫn quyết định đuổi Ngộ Không đi. Trước lúc học trò rời khỏi, vị này còn đặc biệt cảnh báo:

“Dù ngươi có gây họa cũng không được phép nói là học trò của ta. Nếu ngươi nói ra nửa chữ để ta biết được, ta nhất định sẽ đem con khỉ nhà ngươi lột da, róc xương, đem thần hồn giáng vào Cửu U, để ngươi vạn kiếp không thoát thân được”.

Khi đó, Ngộ Không vô cùng sợ hãi mà cam đoan: “Con tuyệt đối sẽ không nhắc một chữ tới người”.

Cứ như vậy, vị tổ sư truyền dạy 72 phép biến hóa cho Tôn Ngộ Không đã rũ bỏ mối quan hệ sư đồ với người học trò của mình. Vì thế, Bồ Đề Tổ sư cũng không thể coi là sư phụ chân chính của Đại Thánh.

Đường Tăng chỉ đóng vai trò “trợ giảng”, Phật Tổ Như Lai mới là sư phụ chân chính

Năm xưa khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng đã từng phải cầu cứu Phật Tổ Như Lai.

Bấy giờ, Phật Tổ nghe nói Ngộ Không muốn làm chủ thiên cung, liền cười mà bảo:

“Ngươi chính là con khỉ thành tinh muốn đoạt tôn vị của Ngọc Hoàng đại đế sao? Ngọc Hoàng tu trì từ nhỏ, khổ sở trải qua 1750 kiếp nạn, mỗi kiếp dài 129.600 năm, phải chịu khổ ải bao năm mới có thể ngồi lên ngai vị này.

Ngươi ra đời chỉ là một con yêu quái, sao dám lớn tiếng đòi hỏi như vậy? Thừa dịp còn sớm có thể quy y thì chớ nên nói bậy, nếu không gặp phải kẻ đạo hạnh cao thâm thì đến mạng cũng khó giữ”.

Ngộ Không đáp trả:

“Hắn tuy tu dưỡng vài kiếp, nhưng cũng không nên chiếm cái ghế ấy lâu như vậy. Có câu Hoàng đế thay phiên nhau làm, sang năm đến lượt ta. Chỉ cần hắn dọn ra ngoài, đem thiên cung để cho ta thì không sao. Còn nếu không đồng ý, ta nhất định làm cho khuynh đảo, khiến nơi này không có nổi một ngày yên ổn”.

Phật tổ hỏi: “Ngươi trừ việc trường sinh, biết biến hóa thì còn làm được cái gì?”

Ngộ Không dương dương tự đắc khoe rằng:“Ta đây thủ đoạn có thừa, biết 72 phép biến hóa, vạn kiếp không già, trường sinh bất tử, lại có cân đẩu vân, búng một cái đã đi xa trăm lẻ tám ngàn dặm, sao không ngồi được thiên vị?”

Thế nhưng dù dùng hết thảy những phép thuật thần thông quảng đại của mình, Ngộ Không vẫn chẳng thoát khỏi bàn tay của Phật tổ, bị đè dưới Ngũ Hành sơn 500 năm, sau nhờ Đường Tăng giải thoát mới có thể lên đường đi lấy kinh.

Không phải Đường Tăng hay Bồ Đề tổ sư, ai mới là sư phụ thực sự của Tôn Ngộ Không? - Ảnh 3.

Phật Tổ Như Lai cũng là người duy nhất có thể phân biệt Ngộ Không thật – Ngộ không giả. (Ảnh minh họa).

Bồ Đề tổ sư chỉ truyền dạy pháp thuật thần thông, chứ không chỉ cách tu tâm dưỡng tính cho Ngộ Không, nên chưa thể coi là sư phụ.

Nhưng Ngộ Không trên đường lấy kinh đã dần từ bỏ ma tính, tu thành chánh quả. 

Tất cả đều do Phật Tổ an bài, nên Như Lai mới được coi là người thầy chân chính của Ngộ Không, còn Đường Tăng chính là vị “trợ giảng” tận tâm và kiên trì trên con đường tu đạo của Đại Thánh.

Bàn về nhân vật này trong tác phẩm Tây Du Ký, những độc giả có mắt nhìn sẽ dễ dàng nhận ra rằng, Tôn Ngộ Không nhìn qua thì có vẻ thần thông quảng đại, nhưng kỳ thực trong mắt Thái Thượng Lão Quân hay Bồ Tát cũng chỉ là một con khỉ nhỏ bé mà thôi.

Thẳng thắn mà nói, Bồ Tát chỉ cần nhấc một ngón tay út cũng có thể thu phục Tôn Ngộ Không, nhưng ngài không làm vậy, bởi trời cao vốn có đức hiếu sinh.

Dù vậy, hành trình thỉnh kinh đã chứng minh rõ năng lực của Tôn Ngộ Không là có hạn, mà bản thân vị Đại Thánh này cũng từng không ít lần phải nhờ đến sự trợ giúp của thần tiên trên trời.

Nếu như không có chuyến đi đến Tây Thiên lấy kinh, Ngộ Không có lẽ sẽ vĩnh viễn bị đè dưới Ngũ Hành Sơn chứ chẳng thể giác ngộ.



theo Trần Quỳnh


Trí thức trẻ

Năm xưa, bốn thầy trò Đường Tăng trải qua chín chín tám mốt khó khăn, cuối cùng cũng lấy được chân kinh.

Sau khi trở lại Đại Đường, Lý Thế Dân đã mở tiệc rượu đón tiếp Đường Tăng cùng các đồ đệ của mình.

Bấy giờ, nhà vua hỏi Đường Tăng: “Khanh có được thành công như ngày hôm nay là dựa vào điều gì?”

Đường Tăng trả lời: “Thần dựa vào niềm tin. Chỉ cần thần không chết thì nhất định sẽ thỉnh được chân kinh”.

Sau đó, Lý Thế Dân lại hỏi Tôn Ngộ Không: “Còn khanh, khanh dựa vào điều gì?”

Ngộ Không nói: “Thần dựa vào năng lực cùng mạng lưới giao thiệp của mình. Thời điểm không còn cách nào, thần sẽ mượn lực”.

Tới đây, Hoàng thượng quay sang hỏi Trư Bát Giới: “Trẫm thấy khanh chỉ có chiếc bồ cào này, khanh làm sao có thể thành công?”

Bát Giới đáp: “Thần dựa vào đội ngũ. Một đường có người giúp, có người dạy, có người mang vác, không muốn thành công e cũng khó”.

Cuối cùng, nhà vua hỏi Sa Tăng: “Còn khanh, sao có thể thành công?”

Sa Tăng trả lời: “Thần thì lại đơn giản, chỉ cần nghe lời và làm theo”. 

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 1.

Phía sau câu chuyện của bốn thầy trò Đường Tăng là bài học ý nghĩa về sự thành công. (Ảnh minh họa).

Trong quãng đời của mỗi người, 20 tuổi là khoảng thời gian chúng ta dựa vào năng lực, 30 tuổi là lúc ta sống nhờ năng lực và quan hệ, còn từ 40 tuổi trở lên là khi ta phát triển nhờ quan hệ.

Thành công mà mỗi người đạt được không giống nhau, nhưng chúng ta đều có chung một thứ, đó chính là sự lựa chọn. Bạn lựa chọn sống cuộc đời như thế nào, bạn nhất định phải đi trên con đường ấy.

Vậy làm thế nào để có thể chọn ra con đường ngắn nhất dẫn tới thành công?

Lựa chọn đội ngũ chính là sự lựa chọn của thành công

Một người nếu muốn thành công thì nên sớm thành lập cho mình một đội ngũ, hoặc lựa chọn gia nhập vào một đội ngũ.

Trong cuộc sống thay đổi nhanh như chớp mắt ngày nay, dù cho bạn muốn độc bước một mình trên con đường nào, thì đường đi của bạn sẽ càng lúc càng hẹp lại.

Việc tìm cho mình một đối tác có chung chí hướng đích thị là sự lựa chọn để bước tới thành công. Nói cách khác, chúng ta dùng ước mơ để xây dựng đội ngũ và dùng đội ngũ để thực hiện ước mơ.

Con người nhờ có mơ ước mà trở nên vĩ đại, nhờ vào đội ngũ mà trở thành siêu việt, vì biết cảm ơn nên mới biết hạnh phúc, dựa vào học tập mới thu được sự thay đổi, xuất phát từ hành động mới đạt được thành công.

Một người là ai không quan trọng, điều quan trọng nằm ở chỗ, những người đứng sau bạn là ai.

Những yếu tố tạo nên thành công của một đội ngũ

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 2.

Một đội ngũ muốn chạm tới thành công cần đảm bảo hội tụ đủ nhiều yếu tố từ quản lý, vận hành cho tới chỉ huy, điều phối… (Tranh minh họa)

Thứ nhất, người sáng lập bắt buộc phải có tín ngưỡng và phương hướng kiên định.

Thứ hai, người vận hành nhất định phải có quan hệ và tài nguyên mạnh mẽ, đồng thời đủ khả năng đưa ra phương án giải quyết và thi hành hiệu quả.

Thứ ba, quản lý trung tầng phải dựa vào đội ngũ, đội ngũ bắt buộc phải có người giúp, có người dạy, có người dẫn.

Thứ tư, hạ tầng chủ yếu quyết định bởi sự chấp hành, trung thành và nghe lệnh. Cho dù bạn thuộc tầng nào thì đều nên cố gắng làm tốt công việc của mình.

Những kỹ năng cần thiết của một lãnh đạo đứng đầu đội ngũ

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 3.

Muốn dẫn dắt một tập thể đi tới thành công, vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng. (Ảnh minh họa).

1. Quyền uy đến từ năng lực xuất sắc

Bất kỳ một người đứng đầu nào cũng nên đặt ra câu hỏi, bạn dựa vào thứ gì để khiến nhân viên phải nghe lời và kính trọng mình?

Đáp án của câu hỏi ấy chính là tiền đề đặt ra một tiêu chuẩn bất di bất dịch – các nhà lãnh đạo phải có năng lực xuất sắc.

Vì vậy, là một người quản lý, điều đầu tiên bạn cần làm là nâng cao chuyên môn của mình, thậm chí phải không ngừng chạy đua với thời gian để tôi luyện năng lực của bản thân.

2. Quyền pháp lý không quan trọng bằng nhân quyền

Quyền pháp lý có thể coi là quyền hạn công ty trao cho bạn. Ví dụ tiêu biểu là quyền đánh giá để đưa ra mức thưởng, mức phạt đối với nhân viên cấp dưới.

Nhưng những thứ ấy vốn dĩ không quan trọng, mà điều quan trọng vốn gói gọn trong hai chữ “nhân quyền”.

Đó là yếu tố quyết định nhân phẩm và năng lực của bạn có được nhân viên tán đồng hay không. Thậm chí điều đó còn có ý nghĩa hơn cả quyền pháp lý, bởi nó sẽ quyết định bạn có thể dẫn dắt đội ngũ đi lên được hay không.

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 4.

Một lãnh đạo biết quan tâm đến nhân quyền sẽ được lòng nhân viên hơn ai hết. (Ảnh minh họa).

3. Nên giữ khoảng cách nhất định với nhân viên

Dựa trên những quy tắc nhất định, người lãnh đạo cần phải giữ khoảng cách với nhân viên, không nên lẫn lộn giữa tình cảm và công việc

Nếu bạn là người công tư thiếu phân minh, bạn sẽ phát hiện ra rằng, nhân viên kính trọng bạn nhưng lại không kính sợ bạn. Và đó chắc chắn là một điều vô cùng phiền phức!

Nhưng trên thực tế, hiện nay rất nhiều tập thể đều có hiện tượng này. Thực trạng đó biến công ty trở thành một nơi văn hóa giang hồ, văn hóa huynh đệ. Đó chắc chắn là điều bất lợi đối với việc chuyên nghiệp hóa.

Là một lãnh đạo chuyên nghiệp, bạn nhất định phải giữ khoảng cách với nhân viên về mặt quy tắc, nhưng đồng thời cũng nên kéo gần khoảng cách với nhân viên về mặt tình cảm.

Là một người quản lý, bạn cần chú ý thái độ và cách cư xử tránh biến đội ngũ thành chốn văn hóa giang hồ.

4. Trầm, chắc, bình tĩnh là khí chất cần có của một nhà lãnh đạo

Nếu đã làm một người quản lý, bạn phải có lời nói và hành động sao cho ra dáng người quản lý.

Bạn cần biết kiểm soát cảm xúc, không thể hiện vui buồn quá mức trên khuôn mặt hoặc các hành động tùy ý khác, vì đó không phải là điều một người quản lý nên có.

 Vua Đường hỏi thầy trò Đường Tăng dựa vào đâu để thành công và 4 đáp án cần phải ghi nhớ - Ảnh 5.

Sự trầm ổn sẽ tạo nên uy thế và tăng độ tin cậy cho một người đang nắm giữ cương vị lãnh đạo. (Ảnh minh họa).

5. Ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ phải phù hợp với thân phận, hoàn cảnh

Ngôn ngữ, hành vi và cử chỉ của một nhà lãnh đạo nhất định phải khớp với thân phận và hoàn cảnh của họ. Nếu không, bạn sẽ chẳng giữ được cho mình quyền uy của một người quản lý và khiến nhân viên không nể sợ.

Đối với những người lãnh đạo, giao tiếp chính là một nghệ thuật. Nghệ thuật ấy đòi hỏi chúng ta phải có sự khéo léo, phải chính trực, uy nghiêm, nhưng cũng phải biết cách khiến cho người khác yêu thích.

Nếu không có đủ những yếu tố ấy, thì lời nói của người lãnh đạo sẽ không có trọng lượng, không đủ tầm để nhân viên tuân theo.



Theo Trần Quỳnh


Trí thức trẻ