Tag

tiêu tiền

Browsing

Clip gây tranh cãi nhất cộng đồng mạng ngày hôm nay chắc chắn là màn phỏng vấn các bạn trẻ “bóc”giá set đồ của mình tại Sneaker Fest 2018, một sự kiện văn hóa đường phố chiếm rất nhiều cảm tình của các yêu thích giày đế bằng cũng như thời trang street-style tại Việt Nam. Những bộ quần áo trông có vẻ rất bình thường nhưng lại có giá chục triệu, thậm chí có bộ lên tới trăm triệu.

Chắc hẳn không ít người khi xem xong clip này đều rất ngạc nhiên tột độ rằng không hiểu tại sao lại có những bạn bằng tuổi mình lại giàu đến thế, tại sao cả thế giới giàu đến như vậy mà chỉ còn sót lại mỗi mình nghèo thế này… Trăm nghìn câu hỏi tại sao cần được giải đáp thắc mắc. 

Những chủ đề liên quan đến kiếm tiền, chi tiêu tiền như thế nào, đến chênh lệch giàu – nghèo, đồ hàng hiệu – đồ bình dân vốn luôn là những chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Khi clip này xuất hiện, tất nhiên, đã nổ ra những ý kiến trái chiều, thậm chí có cả những ý kiến rất gay gắt và mỉa mai.

Không hiếm những bình luận chỉ trích “kịch liệt” việc lãng phí tiền của các bạn trẻ, chẳng khác gì “ném tiền qua cửa sổ”, độ tuổi còn trẻ chắc chắn chưa biết làm ra tiền, chỉ biết ỷ lại, dùng tiền của bố mẹ để làm thú vui cho mình, dát cả cây hàng hiệu lên người, không để mình kém sành điệu so với bạn bè. Nhiều ý kiến khác bày tỏ sự thương cảm với phụ huynh các bạn trẻ này vì có khi bố mẹ chỉ dám ăn mặc bình thường, chi tiêu tiết kiệm còn con cái thì tiêu hoang, vung tiền như nước.

Thậm chí có người nâng tầm quan điểm cho rằng tiền để mua đồ hiệu như trong clip trên thì nên để quyên góp cho xã hội còn có ích hơn, hay không biết những bạn trẻ này sống sẽ mang lại lợi ích hay đóng góp gì cho xã hội, khi chỉ chăm chăm vào việc mua hàng hiệu và “khoe mẽ”. Có bình luận cho rằng những bạn này đều là người “sinh ra đã ở vạch đích” như thế này thì làm sao biết đến giá trị của sự cố gắng… Chừng ấy những bình luận đã đủ khiến cuộc tranh cãi này không có hồi kết.

Cộng đồng mạng mà, làm sao có tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Một cộng đồng, tức là gồm nhiều người, mỗi người là một cá thể khác nhau, nên mỗi người một ý, nhiều người nhiều ý khác nhau. Vậy nên, một chủ đề hot như vậy vấp phải những phản pháo là lẽ thường tình. 

Từ clip người trẻ bóc giá quần áo chục triệu: Nhà người ta có điều kiện hay tiêu tiền ra sao cũng không phải việc của bạn! - Ảnh 1.

Về ý kiến cá nhân, tôi cảm thấy không nên áp đặt hoàn cảnh hay ý kiến của mình vào những người khác. Bạn ở hoàn cảnh của bạn quen rồi nên làm sao mà biết người ta sống như thế nào, kiếm tiền ra sao và hưởng thụ những cái gì. Bạn và người ta, chỉ là những người cùng sử dụng mạng xã hội, biết nhau qua mạng xã hội chứ chưa chắc đã hiểu cuộc sống thật ra sao.

Có thể nhà người ta có điều kiện, bố mẹ cho con tiền tiêu vặt “thoáng” hơn những nhà khác nên con tiêu tiền cũng “thoáng” hơn. Vì thế, chọn một đôi giày hay một chiếc áo có chục triệu cũng là một lựa chọn mà thôi. Nhưng, bạn ơi, đấy là chuyện của người ta mà. Nếu bạn chưa có đủ khả năng để tiêu tiền như vậy, hãy lấy đó là mục tiêu phấn đấu để kiếm ra nhiều tiền, sống hưởng thụ, rồi cũng cho con mình một cuộc sống không thiếu vật chất. Bạn đã từng nghe câu: “Giàu chưa chắc đã vui nhưng nghèo chắc chắn là buồn” chưa?

Có thể nhà người ta cũng không phải là gia đình có điều kiện, nhưng các bạn trẻ ấy đã biết cách kiếm tiền từ sớm. Kiếm được tiền nên tiêu tiền, liệu có phải là một lỗi lầm đáng “lên án” không? Hơn nữa, biết kiếm tiền càng sớm, lại càng biết trân trọng đồng tiền, biết yêu bản thân và chắc chắn đồng tiền tiêu ra sẽ xứng đáng với công sức của người làm ra. Vậy nên, quần áo có đắt đến thế nào thì cũng là tiền của người ta làm ra, bạn à.

Bạn có thấy rằng mình đã quá vội vàng khi bản thân đưa ra những lời phán xét, chỉ trích quá gay gắt không khi mà chưa tìm hiểu rõ ngọn ngành? Bạn có công nhận với tôi rằng, giới trẻ ngày nay rất giỏi không? Chẳng thiếu những bạn ở tuổi đời rất trẻ đã thành công và kiếm được rất nhiều tiền, đến người lớn còn phải ngỡ ngàng đấy! 

Từ clip người trẻ bóc giá quần áo chục triệu: Nhà người ta có điều kiện hay tiêu tiền ra sao cũng không phải việc của bạn! - Ảnh 2.

Hãy tự vấn mình xem, năm nay mình bao nhiêu tuổi và mình đã làm được những gì, mình đã hưởng thụ cuộc đời mình ra sao. Cuộc sống này vốn dĩ không bao giờ công bằng dù bạn có muốn thế nào đi chăng nữa, vì thế hãy chấp nhận sự thật này đi. Đừng lấy mức sống của mình để làm tiêu chuẩn cho người khác và ép buộc họ phải sống như mình. 

Tôi biết nhiều người bạn của mình, cũng có “công ăn việc làm”, cũng có một khoản thu nhập, nhưng họ ra sức tiết kiệm tiền. Tôi biết tiết kiệm chẳng có gì sai, họ tiết kiệm sớm cho tương lai là tốt, nhưng có một điều tôi không hiểu là một bữa ăn ngon ngày nhận lương mà họ hằng mong ước, họ cũng chẳng dám bỏ tiền ra. Tại sao lại từ chối bữa ăn ấy trong khi đó là công sức cả một tháng mình miệt mài làm?

Vậy đấy, mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, mỗi người ở một hoàn cảnh khác nhau. Bạn chẳng thể nào “suy bụng ta ra bụng người” được, sống tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn thêm xấu xí, già nua và nhỏ nhen thôi. Tất nhiên, tôi hiểu được cảm giác “mình không bằng người ta” khi xem clip khoe đồ hàng hiệu. Nhưng hãy để những suy nghĩ của mình dừng lại ở một mức độ nào đó thôi, đừng cực đoan lên quá. 

Còn nếu xem xong clip đó, bạn tự so sánh với bản thân hiện tại rồi nhìn nhận rằng cần phải cố gắng hơn nữa hoặc cảm thấy “cứ như bây giờ” là hài lòng, thì đó là một điều đáng hoan nghênh. Thú vui, sở thích của mỗi người không giống nhau, hãy tôn trọng người khác. Và xin hãy ngừng phán xét. Cuộc đời chúng ta là những mảnh ghép khác nhau, không trùng lặp.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.



V.D


Theo Trí Thức Trẻ

Có một phát hiện thú vị như sau: Những người ngay từ nhỏ đã hào phóng mời bạn bè đi ăn thì bây giờ họ vẫn có một cuộc sống đầy đủ. Ngược lại, những người luôn luôn trốn tránh việc trả tiền và tiêu tiền thì sau bao năm vẫn sống cuộc sống nghèo khổ.

Tại sao lại như thế? Từ xưa đến nay chúng ta đều được giáo dục rằng: “Phải biết tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Không cần biết kiếm được bao nhiêu tiền, chỉ cần tiết kiệm là sẽ có tiền”. Lẽ nào lí luận này là sai?

Chúng ta lại hay nhìn thấy một số người thường đến những nhà hàng sang trọng, uống rượu ngoại, dùng hàng hiệu, mỗi lần tiêu hết hàng chục, hàng trăm triệu. Xa xỉ chưa? Tất nhiên, vẫn có người nói: “Thế mà gọi là xa xỉ hả? Anh chưa nhìn thấy những người còn sang trọng hơn à?”.

Đúng thế, phải thừa nhận là còn có những người giàu có, sang trọng hơn rất nhiều. Điều tôi nói trên chỉ là một ví dụ. Theo lí mà nói, người tiêu tiền như vậy thì càng tiêu càng ít đi mới đúng. Nhưng thực tế, họ càng tiêu tiền lại càng nhiều tiền. Vậy rốt cục tiết kiệm tiền mới giàu hay tiêu tiền mới giàu?

Hơn 80% số người trong xã hội này đang không ngừng tiết kiệm tiền. Những gì có thể tiết kiệm họ sẽ tiết kiệm, những gì cần tiêu ít tiền họ cố gắng tiêu ít; tiền có thể gửi ngân hàng, họ sẽ mang đi gửi; và tiền gửi ngân hàng chiếm hơn 80% số tài sản của họ. Còn đối với người giàu có thì sao? 

Tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm chưa đến 1% tổng tài sản của họ. Số tiền còn lại, họ tuyệt đối không gửi trong ngân hàng, mà ngược lại luôn tìm cách vay tiền ngân hàng để quay vòng vốn. Ngân hàng là nơi thu thập tiền của những người không dùng đến tiền để cho người cần tiền vay, và 80% số tiền của những người tiết kiệm kia đã bị những người giàu có tiêu mất. Mà những người này càng tiêu lại càng nhiều tiền.

Nghịch lý xã hội: Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người càng tiết kiệm lại càng nghèo? - Ảnh 1.

Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người không dám tiêu tiền lại càng nghèo? Bản chất là do tư duy của họ khác nhau. Người thích tiết kiệm khi đi mua đồ luôn nghĩ: “Làm thế nào mua được càng rẻ càng tốt, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó”. Những thứ yêu thích lại không dám mua: “Đợi khi nào nhiều tiền hãy mua, hiện tại tiền này dùng vào việc khác trước”.

Người giàu lại khác. Một khi họ thích thứ gì, họ luôn nghĩ: “Làm thế nào mình mới có thể mua được nó? Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền?”. Đó chính là sự khác biệt giữa người thích tiết kiệm và người thích tiêu tiền. 

Với việc không ngừng suy nghĩ làm sao để có tiền thỏa mãn những tham vọng của bản thân, họ sẽ tìm ra càng nhiều phương pháp kiếm tiền. Khi đã nhiều tiền rồi, họ lại nghĩ làm thế nào kiếm được nhiều tiền hơn nữa? Và sau đó họ sẽ mua những thứ họ thích, sống cuộc sống xa hoa, tiện nghi mà nhiều người mơ ước. Người dám tiêu tiền, có tham vọng giàu sang thì họ sẽ có động lực để kiếm tiền.

Ngoài ra, xét về góc độ duy tâm, chúng ta thấy những gì mà trong tiềm thức luôn luôn khao khát một thời gian dài, thì năng lượng của bản thân sẽ thôi thúc ta bằng mọi cách phải đạt được, và đây là quy luật hấp dẫn của vũ trụ. Cuộc sống hiện tại là sự phản ánh tư duy trong quá khứ, và cuộc sống sau này lại chính là do suy nghĩ hiện tại mà ra.

Đối với người thích tiết kiệm, với họ càng tiết kiệm càng có nhiều tiền. Thực ra, đó là sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch. Vào thời điểm đó, mọi người đều có một số tiền và của cải nhất định, chỉ có tiết kiệm mới có được nhiều hơn. Ngày nay, nguồn tài sản của người dân đa dạng, và khái niệm kiếm tiền đã bao hàm nhận thức về tiết kiệm tiền. 

Nghịch lý xã hội: Tại sao người càng biết tiêu tiền càng giàu, còn người càng tiết kiệm lại càng nghèo? - Ảnh 2.

Có vô số thực tế đã chứng minh: Người càng keo kiệt, càng không dám tiêu tiền và càng nghèo. Lúc cần dùng đến tiền phải rộng rãi chi ra. Chẳng hạn: Khi đầu tư làm ăn lớn như mở cửa hàng mà trong đầu không có suy nghĩ phải bỏ tiền đầu tư thì làm sao có thể kiếm được tiền? Muốn tìm được nhiều đối tác mà không chịu chi tiền mời họ đi ăn uống, giao lưu thì ai muốn hợp tác với mình?.

Để từ bỏ một thói quen quả thực rất khó. Đặc biệt là thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nếu bạn khao khát muốn thay đổi chất lượng cuộc sống, vậy còn đợi gì nữa, hãy mạnh dạn thay đổi cách nghĩ và thói quen tiêu tiền của bạn. Hãy nghĩ làm cách nào có thể kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn những tham vọng đó. 

Tuy nhiên, các bạn đừng nhẫm lẫn việc tiêu tiền với hoang phí tiền. Tiền kiếm ra để tiêu và tiêu tiền thế nào cũng là một nghệ thuật. Những người giàu quan niệm: Miễn là không hoang phí tiền, còn tiêu vào đâu đều là hợp lý. Ví dụ: Mua một đôi giày đắt tiền chính là một sự đầu tư thông minh, bởi ngoài giá trị lâu bền, đôi giày đắt tiền còn có khả năng tăng sự tự tin và địa vị xã hội. Vì vậy, đây không phải là tiêu tiền hoang phí mà là sự đầu tư có mục đích.

Nếu không có khả năng tiêu tiền một cách khôn ngoan thì cách tốt nhất bạn có thể làm là tiết kiệm tiền. Và nếu biết sử dụng tiền một cách hợp lý, “biết” tiêu tiền thì hãy phát huy nó, chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thảnh một tỷ phú.



Thu Hoài


Theo Trí Thức Trẻ