Tag

tiền

Browsing

Sinh viên, đầu tháng dư dả, cuối tháng cháy túi vì không biết chi tiêu hợp lý. Ai cũng chờ bố mẹ gửi tiền lên. Nhưng sinh viên ơi, đã bao giờ các bạn nghĩ rằng mình nên tự đi làm, bớt phụ thuộc quá vào bố mẹ đi không? 4.0 rồi, hàng trăm công việc ngoài xã hội có thể kiếm được tiền. Cứ tiêu tiền của bố mẹ hoài thì bao giờ mới lớn nổi, như thế có thấy mình kém cỏi quá không. Những câu chuyện dưới đây phần nào sẽ giúp bạn ngộ ra điều gì đó.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 1.

Chuyện của Nghĩa.

Mỗi khi nhắc tới ý chí, nghị lực và tinh thần tự lập, cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi là Bùi Trung Nghĩa (Nghĩa Bùi) – chàng sinh viên năm 4 khoa Tuyên truyền đồng thời là đội trưởng đội Kịch (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Sinh ra trong gia đình khá giả từng có đến 2 người giúp việc, không ai có thể ngờ Nghĩa bước vào cuộc sống sinh viên với 2 bàn tay trắng.

Bố mất, sự nghiệp đổ vỡ, mẹ vào miền Nam, Nghĩa đã phải tự mình kiếm việc làm ngay từ những ngày đầu lên Hà Nội học tập. Nghĩa kể: “Đồng lương đầu tiên mình kiếm được là 50.000 cát-xê vai phụ trong clip hài. Và chỉ vì không có ngoại hình mình nộp 15 bộ hồ sơ xin việc nhưng không chỗ nào nhận. May mắn có người quen giới thiệu cho làm bưng bê ở một khách sạn lớn, mỗi ngày làm 5 tiếng được trả 100.000 VNĐ. Không lâu sau, mình bị lừa vào công ty đa cấp làm khoảng 3-4 tháng rồi nghỉ.”

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 2.

Bùi Trung Nghĩa – sinh viên năm 4 khoa Tuyên truyền (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Tưởng chừng như những khó khăn đã dừng lại với Nghĩa. Nhưng cuộc sống vẫn muốn thử thách cậu khi đầu năm hai, chị gái Nghĩa không may qua đời, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng bù lại, Nghĩa nhận được sự giúp đỡ của những người bạn Đại học cùng việc có lịch đi diễn kịch và đóng clip đều hàng tháng cũng giúp Nghĩa có thu nhập để tự lo cho bản thân dù không nhiều. Sau đó, trong khoảng 2 tháng hè của năm hai đại học, Nghĩa mạnh dạn mượn xe máy của một người bạn để chạy grab, bằng sự cố gắng chỉ trong vòng 2 tháng Nghĩa đã tích góp được số tiền vừa đủ mua một chiếc xe máy cho riêng mình. “Khi có xe máy, mình có thể tự chủ về thời gian và thuận tiện trong việc đi làm, đi học. Ngày trước khi chưa có xe máy, mình từng phải đi bộ 4-5km từ chỗ làm về vì tiếc tiền xe ôm, xe buýt”, Nghĩa tâm sự.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 3.

Nghĩa Bùi và những người bạn trong đội Kịch thường đóng kịch và video quảng cáo để kiếm thêm thu nhập

Chuyện của Ánh.

May mắn hơn Nghĩa, Bùi Ngọc Ánh (sinh viên năm ba khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhận được sự ủng hộ rất lớn về mặt tài chính từ phía gia đình khi đứng trước ngưỡng cửa Đại học.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 4.

Bùi Ngọc Ánh – sinh viên năm ba khoa Xuất bản (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Nhưng mỗi người lại có một nỗi khổ riêng khi bố mẹ Ánh lựa chọn cho con gái theo ngành công an để khoản “đầu ra” dễ dàng trong khi đam mê từ nhỏ của cô gái này là trở thành một MC, một biên tập viên truyền hình.

Ánh quyết tâm theo đuổi đam mê và trở thành thủ khoa chuyên ngành Xuất bản với 24 điểm. Nhưng điều đó dường như là chưa đủ để cô chứng tỏ cho bố mẹ mình thấy niềm say mê với môi trường báo chí. Vì vậy, ngay khi lên Hà Nội, Ánh đã quyết tâm thi đỗ câu lạc bộ người dẫn chương trình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AMC), nhận làm biên tập, thu âm và làm MC cho những show ca nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội.

Do đặc thù công việc yêu cầu trang phục, trang điểm, đầu tóc rất tỉ mỉ và tốn kém, nhưng sớm ý thức được rằng đó là những khoản tự túc và không nên xin trợ cấp từ bố mẹ, hơn nữa muốn bố mẹ hiểu rằng dù không trở thành 1 chiến sĩ công an thì Ánh vẫn sẽ độc lập được về tài chính.

Ánh cho biết: “Mỗi tháng bố mẹ chu cấp 1 triệu đồng để trả tiền thuê nhà, còn lại về những chi phí khác từ ăn uống, làm đẹp cho đến các quỹ phát sinh trên lớp thì mình đều cố gắng tự lo và xin phép bố mẹ được độc lập các khoản đó. Bố mẹ cũng bảo cho mình thêm để chi tiêu nhưng với những công việc hiện tại, mình hoàn toàn có thể tự lo cho những nhu cầu cần thiết nên không muốn xin thêm. Mình cũng nói rõ những khoản tiền đó bố mẹ có thể dành dụm để lo những việc sau này.”

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 5.

Ngọc Ánh là MC của nhiều buổi tọa đàm tại Hội báo toàn quốc 2017

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 6.

Ánh chứng tỏ khả năng ứng biến, lối dẫn đa dạng tại các chương trình nghệ thuật

Hiện nay, cả Ngọc Ánh và Nghĩa Bùi đều đã có những có những thành công nhất định. Với Nghĩa Bùi, dường như những nỗ lực và cố gắng của chàng trai đa tài này được đền đáp xứng đáng khi có được những công việc với mức thu nhập cao.

Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 7.
Sinh viên ngày nay mà còn chờ đến tháng bố mẹ gửi tiền lên là kém cỏi! - Ảnh 8.

Ngọc Ánh cũng dần khẳng định mình khi trở thành gương mặt MC triển vọng, xuất hiện ở rất nhiều các chương trình nghệ thuật, chương trình truyền hình và các bản tin dành cho sinh viên. Cả hai tuy hoàn cảnh khác nhau, nhưng lại gặp gỡ ở điểm chung là khả năng tự chủ tài chính, cùng suy nghĩ độc lập tự đứng dậy kiếm việc làm để không phải dựa vào gia đình.

Vẫn biết ở độ tuổi sinh viên, việc nhận được sự chu cấp từ gia đình hoàn toàn là điều chính đáng, nhưng khi tự mình kiếm ra những khoản tiền, dù nhỏ hay lớn, dù ít hay nhiều cũng sẽ giúp chúng ta hiểu ra rằng đồng tiền không dễ dàng kiếm ra như cách mà chúng ta nhận nó từ tay cha mẹ, để có được những khoản tiền dù nhỏ cũng phải chịu những khó khăn, áp lực, từ đó mà chúng ta biết trân quý hơn sức lao động, trân quý những đồng tiền mồ hôi nước mắt của gia đình, và đó cũng chính là học cách trưởng thành. Mỗi người có thể có một cách nhìn nhận cuộc sống riêng, một lựa chọn riêng, một hướng đi riêng nhưng theo tôi, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều lần khi nó được làm chủ bởi chính bạn.



Theo Tiến Minh


Trí Thức Trẻ

Bạn từng nghe câu “Tiền là tiên, là phật”, nhưng bạn sẽ nghĩ gì nếu tôi nói điều này hoàn toàn không đúng? Trên thực tế, tiền có thể trở thành một loại rác vì bị mất giá bởi lạm phát. Nếu để ý, bạn có thể dễ dàng thấy được 1.000 USD năm 1960 có giá trị mua bán lớn hơn so với 8.000 USD hôm nay.

Đó là lý do tại sao mà tiết kiệm tiền là một việc vô ích. Cá nhân tôi không tiết kiệm tiền, tôi chỉ tích cóp tiền trong một khoảng thời gian ngắn cho tới khi tôi có thể đầu tư khoản tiền đó.

Tiết kiệm tiền mặt cũng giống như việc lưu trữ một tập giấy hợp pháp nhưng không có giá trị bởi tiền cũng giống như bất cứ loại giấy nào khác, chỉ có ích khi được sử dụng. Nếu bạn để tiền tiết kiệm quá lâu, nó sẽ dần hao mòn và cuối cùng là mất hết.

Triệu phú tự thân Grant Cardone: Tiền cũng như là giấy, chỉ có ích khi được sử dụng nên đừng dại mà tiết kiệm lâu - Ảnh 1.

Pablo Escobar, một trong những ông trùm ma túy giàu nhất lịch sử với thu nhập lên tới 420 triệu USD/ tuần, đã dành ra 2500 USD một tháng chỉ để mua dây chun buộc các cọc tiền lại với nhau. Sau này, Pablo cho hay 10% số tiền đó bị mất do nhiều nguyên nhân: bị chuột gặm nhấm, bị hư hại bởi nước hay bị thất lạc.

Gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng cũng không phải là một biện pháp tốt hơn bởi với lãi suất ngân hàng hiện nay, bạn phải mất tới 833 năm để nhân đôi số tiền gửi của mình. Tỷ lệ lạm phát nhiều khi còn cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng và chúng ta phải thừa nhận một thực tế là bạn đang thực sự bị mất tiền khi cố gắng tiết kiệm tiền.

Vì thế, bạn chỉ nên tạm thời tích lũy tiền bạc và bạn cần phải đầu tư khoản tiền tích lũy ngay khi có thể. Hãy nhớ, “Tiền, cũng giống như bất cứ loại giấy nào, sẽ chỉ có ích khi được sử dụng.”

Con ngỗng vàng chỉ hữu dụng khi nó đẻ trứng. Nếu nó không đẻ ra những quả trứng vàng, bạn hoàn toàn có thể giết thịt nó như một con gà, phải không nào?. Tiền cũng giống vậy, tiền cũng cần phải sinh ra tiền, phải nhân lên, nếu không hãy chi tiêu nó càng sớm càng tốt.

Triệu phú tự thân Grant Cardone: Tiền cũng như là giấy, chỉ có ích khi được sử dụng nên đừng dại mà tiết kiệm lâu - Ảnh 2.

Hãy tưởng tượng một chút: Nếu bạn quan sát các thành phố và các ngôi làng trên cả thế giới, bạn sẽ thấy phần lớn thành phố và làng mạc đều phụ thuộc vào hệ thống giao thông. Nơi nào có hệ thống giao thông càng phát triển thì càng lớn mạnh và sầm uất. Giao thông phát triển với nhiều tuyến đường giúp cho các phương tiện đi lại dễ dàng hơn, việc buôn bán cũng thuận lợi hơn.

Điều này cũng đúng với tiền bạc. Thay vì tiền thì dòng tiền luân chuyển hay vòng quay tiền mới “là tiên, là phật”. Vì vậy, đây mới là những gì bạn nên làm với tiền của mình:

– Đầu tư vào bản thân bạn để tăng thu nhập

– Đầu tư vào việc kinh doanh của bạn để tăng thu nhập

– Đầu tư vào những tài sản thực để tạo ra vòng quay tiền

Một khi có tiền, bạn đừng tiết kiệm lâu dài mà hãy lựa thời cơ để đầu tư và mua những thứ giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Tiền tiết kiệm lâu cũng trở thành “vật chết”, dòng tiền luân chuyển mới là thứ có giá trị, giúp bạn ngày một giàu hơn.

*Bài chia sẻ của tỷ phú Grant Cardone trên CNBC



Theo Nguyễn Nguyễn


Nhịp sống kinh tế

Cách tiêu tiền giúp ổn định cuộc sống và giới hạn ham muốn:

1. Nếu không đáp ứng được nhu cầu, dù một đồng cũng không bỏ tiền ra mua. Mua sắm nhìn vào nhu cầu, không nhìn vào giá.

2. Đồ dùng nếu không sử dụng trong một thời gian dài, bán hoặc cho, không giữ chật nhà.

3. Không cho vay, nếu đã xác định cho vay thì cũng tự xác định sẽ mất.

4. Nếu quyết mua một món đồ nào đó, dành thời gian tìm hiểu thật kỹ, hỏi người quen, luôn tính toán khả năng thanh khoản của món đồ. Mua rồi không hối hận.

5. Không mặc cả, không ép giá, luôn xác định cụ thể một khoản cần thanh toán so với nhu cầu, không quan trọng đắt rẻ, miễn là phù hợp với nhu cầu.

6. Khoảng 80% đồ dùng của cá nhân & gia đình không thực sự cần. 80% trong số đó có thể cho đi vô điều kiện. Quan điểm “xởi lởi trời cho”.

7. Nền kinh tế chia sẻ, con người cũng nên sẻ chia, mọi thứ quyền lợi và trách nhiệm. Đi ăn uống, không có khái niệm trả chung nếu không phải những trường hợp đặc biệt.

9. Tiền là công cụ, có thể tặng nhau vài chục, vài trăm triệu, nhưng có thể ki bo vài nghìn bạc, quan trọng mối quan hệ nào là xứng đáng.

10. Không có chuyện tự nhiên giàu lên nhanh chóng, tất cả phải đánh đổi bằng trí tuệ, sức khoẻ và thời gian. Phải rèn luyện và nỗ lực mỗi ngày!